Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐAN PHƢỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN ĐAN PHƢỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HỒNG ĐIỆP


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người
khác. Việc sử dụng kết quả trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo
đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách
báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang Web theo
danh mục tài liệu tham khảo của luận văn./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô
giáo Khoa kinh tế chính trịđã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Lê Thị Hồng

Điệp - người đã dành nhiều thời gian, trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa về
phương pháp nghiên cứu, cách thức thực hiện các nội dung của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện Đan Phượng; lãnh đạo và cán bộ các phòng chuyên môn ở huyện
và các xã đã giúp đỡ, trao đổi, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục
vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, bản thân đã có nhiều cố gắng thu thập
thông tin, số liệu; vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường và tiếp thu
chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn theo ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo và các
bạn. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân có hạn nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ ......... 4
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ........ 4
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
........................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 4

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới đã được công bố................................................................................ 4
1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho
đề tài luận văn .................................................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới
nâng cao ............................................................................................................ 8
1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................... 8
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao .. 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xây dựng nông
thôn mới nâng cao .......................................................................................... 23
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới nâng cao .......................................................................................... 25
1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới
nâng cao .......................................................................................................... 27
1.3.1. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao của một số
huyện ............................................................................................................... 27
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội ............................................................................................................. 30
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 31
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu và số liệu ............................................. 31
2.1.1. Phương pháp thu thập nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp................... 31


2.1.2. Phương pháp thu thập nguồn tài liệu và số liệu sơ cấp ..................... 31
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu ....................................................... 32
2.2.1. Phương pháp thống kê ......................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp so sánh........................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp....................................................... 33
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI HUYỆN ĐAN PHƢỢNG,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................. 35
3.1. Khái quát về huyện Đan Phƣợng và tình hình xây dựng nông thôn
mới nâng cao tại huyện ................................................................................. 35
3.1.1. Khái quát về huyện Đan Phượng ........................................................ 35
3.1.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng
......................................................................................................................... 35
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới nâng cao
tại huyện Đan Phƣợng .................................................................................. 37
3.2.1. Xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng
cao huyện Đan Phượng ................................................................................. 37
3.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới
......................................................................................................................... 41
3.2.3. Kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
nâng cao .......................................................................................................... 47
3.3. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên
địa bàn huyện Đan Phƣợng .......................................................................... 74
3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 74
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại ........................................................................ 77
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .......................................... 80
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 20192020 ................................................................................................................. 84
4.1. Bối cảnh mới tác động đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn
mới nâng cao .................................................................................................. 84
4.1.1. Thuận lợi .............................................................................................. 84


4.1.2. Khó khăn, thách thức........................................................................... 84
4.2. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng
nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phƣợng giai đoạn 2019-2020 ..... 85

4.2.1. Quan điểm ............................................................................................ 85
4.2.2. Mục tiêu ................................................................................................ 86
4.3. Một số giải pháp ..................................................................................... 87
4.3.1. Giải pháp về quy hoạch, đề án và kế hoạch xây dựng nông thôn mới
nâng cao .......................................................................................................... 87
4.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng
nông thôn mới nâng cao ................................................................................ 87
4.3.3. Giải pháp công tác kiểm tra, giám sát ................................................. 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

BCĐ

Ban Chỉ đạo

2.

BHXH

Bảo hiểm xã hội


3.

BHYT

Bảo hiểm y tế

4.

HĐND

Hội đồng nhân dân

5.

HTX

6.

MTQG

Mục tiêu quốc gia

7.

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

8.


NN

9.

NTM

Nông thôn mới

10.

PTNT

Phát triển nông thôn

11.



12.

TBXH

Thương binh xã hội

13.

UBND

Ủy ban nhân dân


Hợp tác xã

Nông nghiệp

Quyết định

i


DANH MỤC BẢNG
STT
1.

Bảng
3.1

Nội dung
Kết quả phỏng vấn người dân về quy hoạch xây dựng
nông thôn mới huyện Đan Phượng, Hà Nội

Trang
40

Kết quả phỏng vấn người dân về công tác tuyên
2.

3.2

truyền xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Đan


47

Phượng, Hà Nội
3.

3.3

4.

3.4

5.

3.5

Kết quả về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội huyện Đan Phượng, Hà Nội
Kết quả hỗ trợ kinh phí hoạt động nhà văn hóa thôn,
cụm dân cư huyện Đan Phượng, Hà Nội
Kết quả đặt tên đường, đánh số, gắn biển số nhà

49

51

52

huyện Đan Phượng, Hà Nội
6.


3.6

7.

3.7

Kết quả hỗ trợ các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung huyện Đan Phượng, Hà Nội
Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công

54

56

nghệ cao huyện Đan Phượng, Hà Nội
8.

3.8

9.

3.9

10.

3.10

Kết quả vay vốn giải quyết việc làm và phát triển sản
xuất huyện Đan Phượng, Hà Nội

Kết quả giảm nghèo và tăng thu nhập huyện Đan
Phượng, Hà Nội
Kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn huyện Đan
Phượng, Hà Nội
ii

60

62

63


STT
11.

Bảng
3.11

Nội dung
Kết quả trồng hoa, cây xanh, vẽ tranh bích họa trên
các tuyến đường huyện Đan Phượng, Hà Nội

Trang
66

Kết quả huy động vốn thực hiện chương trình xây
12.

3.12


dựng nông thôn mới nâng cao huyện Đan Phượng,

72

Hà Nội
Kết quả kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước
13.

3.13

về xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Đan

74

Phượng, Hà Nội
14.

3.14

Tổng hợp đánh giá sự hài lòng của người dânvề kết
quả xây dựng nông thôn mới nâng caohuyện Đan
Phượng, Hà Nội

iii

77


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng
1

3.1

nông thôn mới nâng cao huyện Đan Phượng,

42

Hà Nội
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn trong xây dựng
2

3.2

nông thôn mới nâng cao huyện Đan Phượng,
Hà Nội

iv

73



PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng
có tính chiến lược trong thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng,
nhà nước, được nhân dân đồng tình và tích cực hưởng ứng. Chương trình
nông thôn mới đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong cả nước. Chương trình được triển
khai từ năm 2009, đến hết tháng 6/2018, cả nước có 3.370 xã (chiếm 37,76%)
đạt chuẩn nông thôn mới và có 52 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới là một quá trình thực hiện lâu dài, liên
tục, có điểm khởi đầu nhưng không có kết thúc.Kết quả đạt chuẩn nông thôn
mới của các địa phương chỉ là bước đầu. Bởi sau khi được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, các địa phương sẽ phải xây dựng nông thôn mới nâng
cao và kiểu mẫu với bộ tiêu chí cao hơn.
Đan Phượng là một trong những địa phương đang thực hiện xây dựng
nông thôn mới nâng caovới các nội dung trọng tâm “sản xuất phát triển,
đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng
thuận” được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thành phố Hà Nội đánh giá
cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới nâng cao tại huyện, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chếnhư tiến độ điều
chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới chậm, Văn phòng Điều phối nông thôn
mới huyện hoạt động chưa hiệu quả, tỷ lệ huy động vốn doanh nghiệp và xã
hội hóa, nhân dân đóng góp chưa cao…
Theo tìm hiểu và nghiên cứu của cá nhân tôi, hiện nay đã có rất nhiều
nghiên cứu về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng hầu
1



như chưa có nghiên cứu vềquản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng
cao. Vì vậy, tôi chọn đề tài:“Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”để nghiên cứu, đề xuất ra các giải
pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chương trình, góp phần xây
dựng huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
2. Câu hỏi nghiên cứu
UBND huyện Đan Phượngcần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới nâng cao, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại
huyện Đan Phượng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới nâng caotại huyện Đan Phượngtừ năm 2016 đến tháng
9/2018; chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng giai đoạn 2019-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới
nâng cao trên địa bàn huyện.
2



4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian: 15 xã trên địa bàn huyện Đan Phượng.
4.2.2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng từ năm 2016 đến tháng
9/2018.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019-2020.
4.2.3. Nội dung
Tên đề tài là “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội”, tuy nhiên về nội dung luận văn chỉ giới hạn
về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, có so sánh, đánh
giá so với quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình
bày làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mớinâng cao trên địa bàn huyện.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
nâng cao tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2019 - 2020

3


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀQUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mớiđã được công bố
Trong những năm gần đây có rất nhiều nghiên cứu về xây dựng nông
thôn mới được công bố như:
Đề tài (2014) “đánh giá tác động của các chính sách xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Vũ Quang, Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Đề tài đã nghiên cứu tác động
của4 chính sách về đào tạo nghề, chính sách xây dựng hạ tầng, chính sách tín
dụng và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tồn
tại, hạn chế và đề xuất giải pháp để khắc phục.
Luận án Tiến sĩ (2015) “Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện
phía Tây, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Mậu Thái, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở các
huyện phía Tây, thành phố Hà Nội gồm Chương Mỹ, Thạch Thất, Ba vì và đề
xuất giải pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Các giải pháp bao
gồm hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới; công tác tuyên
truyền, đào tạo nghề… trong đó cần có sự tham gia đánh giá linh hoạt về mức
độ đạt của một số tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Luận án Tiến sĩ (2015)“Nghiên cứu kinh tế nông thôn trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Trần Hồng
Quảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã nghiên cứu
thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim

4



Sơn, tỉnh Ninh Bình từ đó đưa ra 8 giải pháp để thực hiện bao gồm quy
hoạch, phát triển kinh tế toàn diện, huy động vốn, xây dựng hạ tầng, đào tạo
nguồn nhân lực, thực hiện chính sách, tổ chức liên kết sản xuất, nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước.
Luận văn Thạc sĩ (2015) “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà
Nội” của tác giả Nguyễn Hoàng Mỹ Hạnh, Đại học Kinh tế - Đại học quốc
gia. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
giai đoạn 2010-2014, phân tích tồn tại, hạn chế và đề xuất ra các giải pháp
năm 2014-2015 và đến năm 2020 ở Hà Nội bao gồm: phát triển nguồn lực,
tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức
sản xuất và sử dụng đất, tăng cường bảo vệ môi trường, hoàn thiện bộ máy và
tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.
Luận văn Thạc sĩ (2016) “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Đông Anh, Hà Nội” của tác giả Lê Đức Giang, Đại học Kinh tế - Đại học
quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu vềkết quả thực hiện đề án xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 2011 đến năm 2015, đánh giá
các tác động bên trong và bên ngoài đến quá trình xây dựng nông thôn mới từ
đó đề ra phương hướng, giải pháp về tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia xây dựng nông thôn mới, đào tạo cán bộ, giải pháp về văn hóa, môi
trường, huy động nguồn lực.
Luận văn Thạc sĩ (2016) “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Bích Lệ, Học
viện Hành chính quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao, huyện đầu tiên của tỉnh Phú
Thọ đạt chuẩn năm 2015. Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao và đưa ra các giải pháp duy trì
và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo 5 nhóm tiêu chí và
5



giải pháp về tuyên truyền, nâng cao hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện.
Luận văn Thạc sĩ (2016) “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Vân Anh, Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới tại huyện Hoài Đức giai đoạn 2010-2015, phân tích tồn
tại hạn chế và đề xuất các giải pháp về quy hoạch, sản xuất nông nghiệp, phát
triển cụm công nghiệp, làng nghề, an sinh xã hội, thanh tra, kiểm tra.
Luận văn Thạc sĩ (2016) “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Vũ Thị Thu Thảo, Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tại huyện Gia Bình, phân tích
tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng,
tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội môi trường, hệ thống chính trị và an ninh trật tự.
Luận văn Thạc sĩ (2017) “Quản lý nguồn lực tài chính cho chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả
Võ Tá Tuấn Anh, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu
kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách,
công tác lập kế hoạch, quản lý, sử dụng, kiểm tra và giám sát tại tỉnh Hà Tĩnh.
Luận văn Thạc sĩ (2017) “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Hồng
Phượng, Học viện Hành chính quốc gia. Luận văn đã phân tích thực trạng
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn và đưa ra các
giải pháp cơ bản của xây dựng nông thôn mới là truyền thông nâng cao hiểu
biết pháp luật cho cán bộvà nông dân.
Bên cạnh các nghiên cứu trên còn có rất nhiều bài báo đề cập đến xây
dựng nông thôn mới nâng cao như “Xây dựng nông thôn mới nâng cao: cần
tiêu chí cụ thể” (Nguyễn Mai, Báo Hà Nội mới - ngày 04/5/2018); “Hướng
6



đến xây dựng nông thôn mới nâng cao”(Hữu Phước, Hậu Giang Online - ngày
14/8/2018); “Xã xây dựng nông thôn mới nâng cao phải đạt tỷ lệ hộ nghèo
dưới 1%” (Lâm Nguyễn, Kinh tế đô thị - ngày 24/8/2018)…. Các bài báo đã
nêu được thực trạng về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao của các
địa phương, những định hướng, giải pháp để đạt chuẩn xây dựng nông thôn
mới nâng cao.
1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt
ra cho đề tài luận văn
Các công trình, luận văn nêu trên đều đi sâu phân tích đầy đủ, toàn diện
về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Trong các công trình, đề tài khoa học, các tác giả đã đề cập đến các khái niệm
về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, các đặc trưng, quan điểm,
nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới, thực trạng quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới;đánh giá những thuận lợi, khó khăn, kết quả thực
hiện, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý
nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Các giải pháp được đề cập theo 5 nhóm
tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các giải pháp về tuyên truyền, huy động
nguồn vốn … nhiều giải pháp khá thiết thực, có thể áp dụng vào công tác
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng
thành phố Hà Nội.
Qua việc nghiên cứu các công trình, luận văn trên, cáctác giả đã có cái
nhìn tổng quan về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cả về lý luận
và thực tiễn triển khai của các địa phương trong cả nước; các nghiên cứu đã
chỉ ra được những kết quả, tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp thực hiện cho
từng địa phương. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã có chủ yếu nghiên
cứuvề quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 20107


2015, hầu như chưa có nghiên cứu nào về quản lý nhà nước đối với xây dựng

nông thôn mớinâng cao trên địa bàn huyện nói chung và huyện Đan Phượng
nói riêng.Bên cạnh đó, tháng 2/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
mới có Văn bản hướng dẫn về xây dựng nông thôn mới nâng cao; tháng
9/2018, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao của Thành phố Hà Nội
mới được ban hành. Trong khi huyện Đan Phượng đã thực hiện xây dựng
nông thôn mới nâng cao từ năm 2016. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này là
một vấn đề mới đang đặt ra, thực sự cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong
việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng
cao tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.Do đó, trong luận văn này, tác
giả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn
mới nâng cao cấp huyện, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước tại
huyện Đan Phượng và đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế tại huyện
Đan Phượng.
Những vấn đề trọng tâm Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu:
Về lý thuyết: hệ thống hóa khung khổ lý thuyết về quản lý nhà nước
đối với xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Về thực tiễn: phân tích rõ thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới nâng cao tại huyện Đan Phượng từ năm 2016 đến tháng
9/2018, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn2019 - 2020.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn mới
nâng cao
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1.Khái niệm về quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn
mớinâng cao

8


Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành

phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.Là
nơi ở,nơi cư trú của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó chủ thể là nông dân, là
nơi nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Nông thôn khác với thành thị,
ở đó đất đai rộng lớn hơn với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống
bằng nghề sản xuất nông, lâm, thủy sản, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng
kém phát triển hơn, trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng
hóa và mức sống thường thấp hơn so với dân cư đô thị.
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ
thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân
chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện khi các địa phương
đã đạt chuẩn nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao gồm
các lĩnh vực về quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân; giáo dục - y tế - văn hóa, cảnh quan - môi
trường, hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng và hành chính công.Trong đó
về quy hoạch nông thôn mới điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã và bổ
sung thêm chỉ tiêu ban hành và tổ chức thực hiện quy định quản lý quy hoạch
chung xây dựng xã phù hợp với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng
9


cao.Cáctiêu chítrong xây dựng nông thôn mới nâng cao cũng cao hơn so với

quy định thông thườngví dụ như cơ sở hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ,
phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo yêu cầu về
phòng chống thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu. Các công trình xây
dựng phải được duy tu, bảo trì, nâng cấp, đảm bảo hiệu quả. Thu nhập bình
quân đầu người gấp 1,2 lần so với xã thông thường; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
0,5 lần trở xuống…UBND cấp tỉnh là cơ quan ban hành bộ tiêu chí xây dựng
nông thôn mới nâng cao của cấp mình. Đối với thành phố Hà Nội, bộ tiêu chí
xây dựng nông thôn mới nâng cao cũng gồm 19 tiêu chí nhưng có bổ sung
thêm 26 chỉ tiêu và nhiều tiêu chí cao hơn so với xã đạt chuẩn nông thôn
mới(Chi tiết tại phụ lục 01: so sánh điểm khác nhau giữabộ tiêu chí xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
nâng cao của thành phố Hà Nội).
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường.
“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định
hướng điều hành, chi phối … để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định”(Phan Huy Đường,2015, trang 28).
Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mớinâng cao là việc chính
quyền địa phươngsử dụng các công cụ quản lý định hướng, điều hành, chi
phối các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của khu vực nông thôn;
huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng vàngười
dân nông thôn để thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao theo
quy địnhvới mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân.
Chủ thể quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa
bàn huyện là UBND huyện.
10


Đối tượng của quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn

huyện là các hành vi, hoạt động trên các lĩnh vực về quy hoạch, hạ tầng kinh
tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa -xã hội- môi trường, an ninh
trật tự và hành chính công được cụ thể hóa thành các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới nâng cao do UBND cấp tỉnh quy định.
1.2.1.2.Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước vềxây dựng nông thôn mới
nâng cao
Mục tiêu: Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới nâng cao để phấn đấu xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao.
Nguyên tắc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
nâng cao:
Thứ nhất: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt
động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định, tổ chức thực hiện và giám sát Chương trình.
Thứ hai: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng caophải
gắn với các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Thứ ba: Thực hiện công khai, minh bạch trong huy động, quản lý, sử
dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và
tổ chức thực hiện các công trình, dự án của chương trình xây dựng nông thôn
mới nâng cao; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực
hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám
sát, đánh giá.
11


1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mớinâng
cao
Quy hoạch nông thôn mới nâng cao
Quy hoạch xây dựng nông thôn mớilà việc tổ chức không gian, sử dụng
đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Bao
gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông
thôn, trong quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn có quy hoạch chi tiết
trung tâm xã.
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, là nhiệm vụ đầu tiêntrong quản lý
nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Quy hoạch giúp phân tích,
đánh giá được thực trạng nông thôn, so sánh, đối chiếu với các nội dung còn
thiếu so với bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao từ đó đề xuất các nội dung
cần quy hoạch để đạt bộ tiêu chí. Nếu không thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới nâng cao thì sự phát triển giữa các vùng trong cùng một địa
phương sẽ không có sự liên kết, không có cái nhìn dài hạn, tổng thể.Trong
thực tế triển khai sẽ có nhiều thay đổi so với quy hoạch ban đầu. Vì vậy, quy
hoạch nông thôn mới nâng cao cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với
yêu cầu của sự phát triển.
Đối với các địa phương xây dựng nông thôn mới nâng caocần thực hiện
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới phù hợp với quy định của
Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2018 của Bộ Xây dựng và quy định Bộ
tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao do UBND cấp tỉnh ban
hành.UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã lập hồ sơ đồ án quy hoạch xây
dựng nông thôn mới;tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng
đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông
thôn mới, trình UBND huyện phê duyệt. Sau khi quy hoạch xây dựng nông
12


thôn mới nâng cao được duyệt, phải có quy chế quản lý xây dựng theo quy

hoạch để đảm bảo nông thôn phát triển có trật tự, khang trang, sạch đẹp và tiết
kiệm đất đai, công sức tiền của cho xây dựng. Kinh phí xây dựng quy hoạch
nông thôn mới do ngân sách nhà nước cấp.
Đề án xây dựng nông thôn mớinâng cao
Đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao làkết quả khảo sát, đánh giá
thực trạng nông thôn, có so với với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng
cao, từ đó tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiệntrong khoảng thời gian
xác định. Đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao bao gồm các dự án thành
phần trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đề án xây dựng nông thôn mới cấp
huyện và cấp xã do UBND cấp huyện phê duyệt.
Đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao được lập hoặc điều chỉnh trên
cơ sở quy hoạch nông thôn mới. Đề án phải đảm bảo phù hợp với các cơ chế,
chính sách hiện hành, tình hình thực tế của địa phương; trên cơ sở kế thừa và
lồng ghép các chương trình, mục tiêu, dự án đang triển khai trên địa bàn và
gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương. Đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao phải có sự tham gia đóng
góp ý kiến của người dân địa phương trước khi trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao là căn cứ rất quan trọng trong
theo dõi, quản lý các dự án xây dựng nông thôn mới.Từ đề án xây dựng nông
thôn mới, các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện đề án và kế hoạch
chi tiết hàng năm để thực hiện.
Các địa phương khi xây dựng nông thôn mới nâng cao có thể lập mới
đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao hoặc điều chỉnh đề án đảm bảo phù
hợp với mục tiêu và nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mớinâng cao
13


Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao là nội dungcụ thể để thực

hiện quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới nâng cao; là tập hợp những
nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng
cao được sắp xếp theo một trình tự nhất địnhđể đạt được những mục tiêu đề ra
trong khoảng thời gian xác định.Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao
được xây dựng trên cơ sở đề án NTM được duyệt. Có thể xây dựng kế hoạch
theo từng năm hay theo giai đoạn; kế hoạch xây dựng nông thôn mới chung
hoặc riêng theo từng tiêu chí cụ thể. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng
cao phải gắn với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương;xác định rõ những nhiệm vụ cần làm trước, thời gian thực hiện, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, cá nhân để thực hiện, đảm bảo việc
triển khai có khả thi trong thực tế.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạchxây dựng nông thôn
mới nâng cao
Thứ nhất:tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
nâng cao trên địa bàn huyện
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng
cao có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện
đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.Tổ chức
bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được quy định từ Trung
ương đến địa phương. Bao gồm Chính phủ và UBND, Ban Chỉ đạo Xây dựng
nông thôn mới, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp từ Trung ương
đến cấp huyện. Cấp xã bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới. Trong đó,
chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị được quy định cụ thể.
Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao có
nhiệm vụtrực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo việc phân công chức năng nhiệm vụrõ
14



×