Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan ve giai quyet khieu nai XỬ LÝ KHIẾU NẠI VỀ VIỆC LẮP ĐẶT TRẠM THU PHÁT SÓNG VIỄN THÔNG TRONG KHU VỰC DÂN CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.51 KB, 21 trang )

THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
-------———––-------

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
XỬ LÝ KHIẾU NẠI VỀ VIỆC LẮP ĐẶT TRẠM THU PHÁT
SÓNG VIỄN THÔNG TRONG KHU VỰC DÂN CƯ

Họ và tên học viên: Phạm Thanh Sơn
Lớp: Chuyên viên thành phố 2/2017
Đơn vị công tác: Sở Thông tin và Truyền thông
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đoàn Đoan Trang

Đà Nẵng, ngày 13 tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.....................................................................................4
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG..........5
1. Nguyên nhân..................................................................................................5
2. Hậu quả của tình huống..................................................................................7
III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG..........................................8
IV. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN...............................................8
1. Xây dựng và đánh giá phương án..................................................................8
2. Lựa chọn phương án.....................................................................................10
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN......11
1. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông.........................................................11
2. Đối với chủ đầu tư trạm BTS (doanh nghiệp viễn thông X)........................13
3. Đối với UBND quận I và UBND các phường liên quan..............................14
4. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố.............................................................14


KẾT LUẬN.........................................................................................................16
KIẾN NGHỊ........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18


MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng XXI đã xác định
“Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại; tập trung thu
hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin” là một trong ba
đột phá về phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Với định hướng trên, thành
phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), trong đó chú trọng phát
triển hạ tầng CNTT hiện đại.
Nhờ đó, trong những năm trở lại đây, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng
nhanh, nhiều sự kiện quan trọng của quốc gia, quốc tế được tổ chức ở Đà Nẵng
như: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế, APEC 2017, Đại hội thể thao biển châu Á,
v.v… Về ứng dụng CNTT, thành phố là địa phương đầu tiên trong các nước trong
triển khai được Hệ thống chính quyền điện tử tập trung, cải thiện đáng kể năng
lực và hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính toàn địa bàn thành phố. Cụ thể
Thành phố là đơn vị hành chính dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ
thông tin (ICT index) toàn quốc trong 09 năm liền (từ năm 2009 đến nay); dẫn
đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 7 năm liền; đứng đầu chỉ
số cải cách hành chính trong nhiều năm liền.
Thành công đó có đóng góp không nhỏ của nỗ lực thu hút đầu tư hạ tầng
công nghệ và dịch vụ viễn thông, thông tin băng rộng, hiện đại, đặc biệt là hạ tầng
công nghệ và dịch vụ thông tin di động. Dịch vụ thông tin di động băng rộng hiện
nay được xem là dịch vụ thiết yếu ở thành phố, phải được cung cấp với chất
lượng cao để bảo đảm nhu cầu của du khách nói riêng và người dân thành phố nói
chung. Sự phát triển của dịch vụ này đòi hỏi sự tăng cường các tram thu phát sóng
viễn thông (BTS), đây là một cơ sở hạ tầng viễn thông được sử dụng nhằm tạo

thông tin liên lạc không dây giữa các thiết bị thuê bao viễn thông và nhà điều
hành mạng.
Trong hệ thống thông tin liên lạc của thành phố hiện nay, hạ tầng trạm thu
phát sóng viễn thông (BTS) là một trong những hạ tầng cơ bản và có vai trò hết
1


sức quan trọng. Chính hạ tầng này là cơ sở để doanh nghiệp chuyển đổi và áp
dụng các công nghệ mới (3G và 4G) để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
băng rộng chất lượng cao đến người dân mọi lúc mọi nơi. Thông qua việc tăng
cường thêm các trạm BTS, hàng chục nghìn người tham dự các sự kiện, lễ hội
lớn, hấp dẫn tại Đà Nẵng có thể chuyển tải tức thời các video, hình ảnh trực tiếp
lên mạng xã hội thông qua dịch vụ di động 3G và 4G. Qua đó, hình ảnh của
thành phố Đà Nẵng được quảng bá nhanh chóng, lan tỏa rộng và đạt hiệu quả
truyền thông rất cao.
Bên cạnh đó, hạ tầng BTS còn là nền tảng quan trọng cho phép người dân
có thể sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp trên Hệ thống
chính quyền điện tử. Có thể khẳng định rằng, sự tồn tại của trạm BTS đã gián
tiếp góp phần rút ngắn thời gian và tăng tần suất sử dụng các dịch vụ hành chính
công trực tuyến, cho phép người dân chuyển tải kịp thời các góp ý cho thành
phố để khắc phục hạn chế và nâng cao công tác quản lý, phục vụ đời sống nhân
dân thành phố.
Sự phát triển về dịch vụ thông tin di động nói riêng, dịch vụ viễn thông
nói chung, không chỉ mang đến các tiện ích về dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người dân, mà còn có đóng góp trực tiếp đáng kể vào vào đời sống
kinh tế xã hội của thành phố. Năm 2016, ngành viễn thông tại thành phố đã đạt
được doanh thu hơn 5.000 tỷ đồng, dịch vụ thông tin di động chiếm hơn 50%
giá trị, đóng vào ngân sách thành phố khoản 250 tỷ đồng.
Chính vì vậy, việc mở rộng phát triển mạng lưới trạm BTS trở thành một
yêu cầu quan trọng, mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp viễn thông, có

tác động không nhỏ đến việc thu hút du khách, quảng bá, phát triển du lịch và
góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố.
Mặc dù yêu cầu thực tế đòi hỏi thành phố cần phát triển thêm các trạm
BTS, song trong quá trình triển khai xây dựng và mở rộng các trạm BTS vẫn
còn vướng phải rất nhiều sự phản ứng của người dân do lo ngại về ảnh bức xạ
sóng điện từ trạm BTS đến sức khoẻ, đời sống.

2


Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông nhận được hơn 10 đơn phản
ánh, kiến nghị về xây dựng trạm BTS, riêng trong năm 2016, Sở Thông tin và
Truyền thông nhận được 14 phản ánh, kiến nghị từ các tổ chức, cá nhân. Hầu hết
các thắc mắc đều liên quan vấn đề ảnh hưởng của bức xạ điện từ của trạm BTS
đến sức khoẻ. Việc cản trở, yêu cầu tháo dỡ các trạm BTS không những gây
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến hạ tầng viễn thông mà còn làm giảm chất
lượng dịch vụ.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi đã chọn tình huống “Xử lý khiếu
nại về việc lắp đặt trạm thu phát sóng viễn thông trong khu vực dân cư”
trong tiểu luận cuối khóa học bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước dành cho
chuyên viên, lớp Chuyên viên thành phố 2/2017 (từ tháng 5/2017 đến tháng
10/2017). Tiểu luận ngoài phần mở bài, kiến nghị, kết luận và Tài liệu tham
khảo gồm các nội dung sau:
I. Mô tả tình huống.
II. Phân tích nguyên nhân, hậu quả tình huống.
III. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
IV. Xây dựng, phân tích giải pháp lựa chọn giải quyết tình huống
V. Tổ chức thực hiện phương án được chọn
Để hoàn thành Đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp
ý nhiệt tình của Cô giáo Nguyễn Đoàn Đoan Trang. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp
tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện Đề tài, tuy
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn để Tiểu luận hoàn chỉnh
hơn.

3


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào tháng 6/2016, trước yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông,
Doanh nghiệp Viễn thông X đã tiến hành xây dựng trạm thu phát trạm thu phát
tín hiệu viễn thông (BTS) với quy mô cột ăng-ten cao 12 mét tại địa điểm công
trình nhà ở của ông Nguyễn Quang A số nhà 110 đường B thuộc tổ C, phường
H, quận I thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng trạm BTS trên, Doanh nghiệp Viễn
thông X đã gặp sự phản ứng và ngăn cản của các hộ dân tại các khu vực lân cận,
gồm tổ dân phố D, E, F phường H, quận I và tổ dân phố G phường K, quận I.
Các hộ dân tại các khu vực trên cho rằng khu vực mà Doanh nghiệp Viễn
thông X triển khai xây dựng trạm BTS ở rất cao so với mặt bằng các khu vực
xung quanh (có độ cao khoảng trên 20 mét so với mặt nước biển), điều kiện địa
chất đồi núi không ổn định. Vì vậy việc lắp đặt trạm BTS ở đấy sẽ dễ dẫn đến
nguy cơ đổ sập, rất nguy hiểm đến tính mạng và sự an toàn của người dân, đặc
biệt là trong mùa mưa bão. Hơn nữa, những người dân ở đây cũng rất lo ngại về
việc bị phơi nhiễm điện từ trường phát ra từ các trạm BTS do ở gần sát khu vực
trạm BTS, đồng thời, họ cho rằng về lâu dài việc hứng chịu sóng điện từ của
trạm BTS phát ra liên tục cả ngày lẫn đêm trong nhiều năm liên tiếp sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bản thân và con cháu của họ.
Trước những lo lắng và nghi ngại trên, các hộ dân tại tổ dân phố D, E, F
phường H và tổ dân phố G phường K đã cùng thống nhất và có đơn kiến nghị

tập thể gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận I, Phòng Văn hoá
thông tin quận I, UBND phường H, UBND phường K. Theo đó, các hộ dân trên
kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng trạm BTS trên nóc nhà
của ông Nguyễn Quang A, chỉ nên xây dựng trạm BTS ở khu vực xa dân cư.
Đồng thời, trong đơn kiến nghị, các hộ dân tại khu vực trên cũng nêu rõ
nếu trong thời hạn 10 ngày không nhận được sự giải quyết từ các cấp chính
4


quyền, sẽ kiến nghị lên Cục Tần số vô tuyến điện Việt Nam và các cơ quan cấp
cao khác.
Ngay sau khi nhận được đơn kiến nghị trên, Sở Thông tin và Truyền thông
thành phố Đà Nẵng đã xem xét nội dung đơn, nghiên cứu các tài liệu liên quan,
kiểm tra thực tế và có văn bản trả lời đối với các hộ dân tại tổ dân phố D, E, F
phường H và tổ dân phố G phường K.
Theo đó, việc xây dựng trạm BTS tại vị trí số nhà số nhà 110 đường B
thuộc tổ C, phường H, quận I thành phố Đà Nẵng đã được Sở Thông tin và
Truyền thông lấy ý kiến về mặt kiến trúc, quy hoạch của Sở Xây dựng, UBND
quận I và được UBND thành phố thống nhất bằng văn bản.
Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đã cung cấp thông tin, bằng
chứng khoa học từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy của Bộ Thông tin và
Truyền thông, Tổ chức Y tế thế giới về những ảnh hưởng của trạm BTS đối với
sức khoẻ người dân khu vực xung quanh trạm BTS.
Tuy nhiên, các hộ dân kiến nghị vẫn chưa thoả mãn với văn bản trả lời
trên của Sở Thông tin và Truyền thông và có dự định tiếp tục kiến nghị lên cấp
chính quyền cao hơn.
Nhằm làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng phân tích nguyên nhân và
hậu quả để có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý phù
hợp, đúng pháp luật.


II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH
HUỐNG
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng dẫn đến vụ việc này và các vụ khiếu
kiện yêu cầu di dời trạm BTS khác là do việc cập nhật thông tin không chính
thống của người dân. Nhiều người dân chưa hiểu và chưa được thông tin cụ thể,
chính xác về ảnh hưởng sóng di động từ trạm BTS; có một số người dân tiếp thu
thông tin từ các nguồn tin không chính thống, không phải do các cơ quan của bộ,

5


ngành Trung ương và địa phương ban hành, các thông tin mang tính chất một
chiều, không có căn cứ khoa học được kiểm chứng, cụ thể:
- Hiện nay, nhiều người cho rằng sóng điện từ của trạm BTS ảnh hưởng
đến sức khỏe, khiến nam, nữ vô sinh, tác động đến trí não gây bệnh tật nên
không đồng ý lắp đặt.
- Việc thiếu hiểu biết về mức độ phát sóng và thông tin về khoảng cách an
toàn giữa các trạm BTS làm người dân cảm thấy lo lắng khi trong Khu vực nơi
mình sinh sống có nhiều trạm BTS được xây dựng.
Một nguyên nhân khác có thể được nêu lên trong vấn đề này là tâm lý
đám đông và mâu thuẫn về lợi ích. Tâm lý đám đông hiện nay vẫn còn phổ biến,
đặc biệt bị ảnh hưởng do đồn thổi, khi thấy người dân ở khu bên cạnh, hoặc các
khu khác thực hiện khiếu kiện đòi di dời trạm BTS để khỏi ảnh hưởng đến sức
khỏe thì cũng thực hiện theo. Ở nhiều nơi, có người dân còn đi đến từng nhà phổ
biến về tác hại BTS cũng như những ví dụ về người thân quen của mình thực
hiện yêu cầu di dời BTS để vận động các hộ khác trong khu vực không cho lắp
đặt BTS. Cùng với tâm lý đám đông thì lợi ích về kinh tế trong cho thuê mặt
bằng để đặt trạm BTS cũng chiếm tỷ lệ lớn trong các khiếu kiện của người dân
về vấn đề xây dựng trạm BTS. Nhiều người dân cho rằng cùng ở trong một khu

vực, cùng chịu sóng điện từ như nhau nhưng nhà ông A lại được trả tiền cho việc
xây dựng tram BTS là không phù hợp do đó một số người đã có những thái độ
thiếu trách nhiệm khi thực hiện khiếu kiện. Ví dụ: một số trạm BTS đủ các điều
kiện và đang trong quá xây dựng, chưa hoạt động mà Tổ trưởng đã phát biểu cả
khu phố đau đầu, ung thư, ngủ không được…
Một nguyên nhân quan trọng khác cần được nhắc đến là công tác tuyên
truyền chưa tốt, chưa đạt hiệu quả. Thực tế hiện nay, việc khiếu kiện về lắp đặt
trạm BTS, yêu cầu di dời trạm BTS lan rộng, diễn ra lặp lại tần suất ngày một
nhiều. Việc này cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan quản lý
nhà nước. Đó là chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền về lợi ích về mặt phát
triển kinh tế - xã hội - đời sống của xây dựng trạm BTS, phân tích cho người dân
hiểu bức xạ điện từ của trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
6


Công tác tuyên truyền là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của một
chính sách, chương trình, dự án. Ở đây, việc thiếu hiệu quả trong công tác tuyên
truyền đã gây ra các tình huống xấu làm ảnh hưởng đến sự an ổn của khu vực
cũng như tiến độ thi công, lắp đặt của các trạm BTS.
2. Hậu quả của tình huống
Trước tình huống trên, nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thoả
đáng, không thuyết phục được người dân sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết, do vấp phải sự phản đối, ngăn cản từ phía của người dân, các
doanh nghiệp viễn thông sẽ không phát triển được mạng lưới hạ tầng BTS theo
kế hoạch đã đặt ra. Như vậy sẽ làm chậm tiến độ phát triển của khu vực nói
riêng và thành phố nói chung. Và từ đó khó có thể bảo đảm chất lượng dịch vụ
thông tin di động cung cấp đến người dùng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế
cũng như uy tín của doanh nghiệp viễn thông do không cung cấp được dịch vụ
bảo đảm chất lượng.
Hậu quả tiếp theo của tình huống này là dễ dẫn đến tình trạng khiếu kiện

vượt cấp, kéo dài, gây tốn kém thời gian, chi phí cho cả người dân, doanh
nghiệp và cơ quan quản lý. Các cuộc họp, giải thích, điều tra tình huống và xử lý
khiếu kiện sẽ tốn nhiều thời gian, công sức của các bên. Việc để tình trạng này
kéo dài sẽ làm mất nguồn lực của các tổ chức, cá nhân có liên quan vào vấn đề
khiếu kiện.
Việc giải quyết không triệt để và sớm vấn đề này còn làm giảm lòng tin
của người dân vào cơ quan nhà nước, cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Người dân không hiểu được vấn đề sẽ cho rằng cơ quan nhà nước bao che
cho doanh nghiệp và không quan tâm đến sức khỏe của người dân. Điều này làm
hao tổn uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân.
Cuối cùng, việc không giải quyết được vấn đề này sẽ dẫn đến không bảo
đảm kỷ cương phép nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

7


III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- Giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân về ảnh hưởng của trạm
BTS trong khu vực dân cư, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo
dài.
- Có giải pháp để người dân có hiểu biết, nhận thức đúng đắn về vấn đề
bức xạ sóng điện từ của trạm BTS, từ đó không còn định kiến đối với việc xây
dựng các trạm BTS trong khu vực dân cư.
- Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
- Duy trì và củng cố niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

IV. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
1. Xây dựng và đánh giá phương án
- Phương án 1: Thuyết phục chủ đầu tư trạm BTS dừng xây dựng trạm

BTS trong khu vực này và di dời trạm BTS ra khỏi khu vực dân cư
Theo phương án này, cơ quan nhà nước quản lý, ở đây là Sở Thông tin và
Truyền thông, cần tiến hành thuyết phục chủ đầu tư – doanh nghiệp Viễn thông
X dừng việc xây dựng trạm BTS trong khu vực này và thực hiện di dời trạm
BTS ra khỏi khu vực dân cư.
+ Ưu điểm: Giải quyết triệt để những bức xúc và kiến nghị của người dân
về vấn đề ảnh hưởng của trạm BTS trong khu vực dân cư.
+ Khuyết điểm:
Không dễ thực hiện vì chủ đầu tư trạm BTS phải tốn kém chi phí di dời,
tốn nhiều thời gian tìm kiếm địa điểm và làm thủ tục xin cấp phép lại để xây
dựng trạm BTS tại địa điểm mới.
Bên cạnh đó, trong trường hợp này việc xây dựng trạm BTS của chủ đầu
tư đã được cấp phép và đáp ứng đầy đủ điều kiện xây dựng theo quy định của
pháp luật, nên không dễ để thuyết phục chủ đầu tư trạm BTS di dời BTS ra khỏi
vị trí đã được cấp phép để triển khai xây dựng.
8


Việc di dời trạm BTS ra khỏi khu vực dân cư sẽ dễ dẫn đến những trường
hợp xây dựng trạm BTS về sau trên địa bàn thành phố cũng bị đẩy vào tình trạng
bị kiến nghị và buộc phải di dời, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng phát triển
mạng lưới trạm BTS trên địa bàn thành phố, không bảo đảm chất lượng dịch vụ
viễn thông cung cấp cho người sử dụng.
- Phương án 2: Tuyên truyền, cung cấp thông tin, bằng chứng để thuyết
phục người dân có hiểu biết đầy đủ về vấn đề bức xạ sóng điện từ của trạm BTS
Phương án này được sử dụng trong trường hợp việc xây dựng trạm BTS
đã được cấp phép, đúng quy định; và cần có sự phối hợp của chính quyền địa
phương và các tổ chức đoàn thể để thuyết phục, giải quyết.
+ Ưu điểm: Đơn giản, không tốn kém dễ triển khai thực hiện;
+ Khuyết điểm: Phải xây dựng được các tổ chức đoàn thể vững mạnh, uy

tín, có kiến thức, có hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình có lý, hài
hòa giữa hai bên. Ngược lại, kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ.
- Phương án 3: Tổ chức thanh, kiểm tra các trạm BTS đã được cấp phép
trên địa bàn thành phố
Đây là phương án thường xuyên thực hiện để bảo đảm hoạt động các trạm
BTS đúng quy định. Việc thanh kiểm tra có thể diễn ra theo kế hoạch hoặc đột
xuất.
+ Ưu điểm: Kiểm soát được tình trạng hoạt động của các trạm BTS trên
địa bàn thành phố, phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc thi công
không đúng theo nội dung đã được cấp phép.
+ Khuyết điểm: Cần có thời gian rà soát và huy động nhân lực từ cơ quan
quản lý và các đơn vị có liên quan để tiến hành thanh tra kiểm tra.
- Phương án 4: Xây dựng, ban hành Quy hoạch tổng thể trạm BTS trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng; công bố, cung cấp thông tin nội dung Quy hoạch
để người dân có thể theo dõi, giám sát
Theo phương án này, Sở Thông tin và Truyền thông cần tham mưu UBND
thành phố ban hành Quy hoạch trạm BTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để
9


bảo đảm phát triển lâu dài của thành phố cũng như không ảnh hưởng đến người
dân.
+ Ưu điểm: Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo được sự
yên tâm và đồng thuận trong nhân dân về việc xây dựng, phát triển mạng lưới
BTS;
+ Khuyết điểm: Cần phải mất nhiều thời gian để xây dựng và ban hành
Quy hoạch; chưa thể giải quyết ngay lập tức những bức xúc và lo lắng của người
dân.
2. Lựa chọn phương án
Đối với phương án thứ nhất tỏ ra không khả thi việc xây dựng trạm BTS

của chủ đầu tư đã được cấp phép và đáp ứng đầy đủ điều kiện xây dựng theo
quy định của pháp luật, nên trên thực tế chủ đầu tư trạm BTS không chấp nhận
di dời BTS ra khỏi vị trí đã được cấp phép để triển khai xây dựng, do đó không
thể áp dụng theo phương án này, chỉ còn lại phương án 2, 3 và 4.
Trong trường hợp lựa chọn phương án 2, nếu người dân vẫn chưa thoả
mãn và thống nhất với kết quả phản hồi của cơ quan chức năng thì phải kết hợp
thêm phương án 3, 4 mới bảo đảm giải quyết thoả đáng tình huống trên. Do đó,
cần kết hợp sử dụng cả phương án 2 và phương án 3, 4. Trong đó, phương án 3,
4 là phương án thường xuyên và lâu dài.
Cụ thể Sở Thông tin và Truyền thông sẽ gửi văn bản phản hồi cho người
dân và phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức tuyên truyền cho người
dân có hiểu biết đầy đủ về vấn đề bức xạ sóng điện từ của trạm BTS. Bên cạnh
đó, các cơ quan chức năng liên quan đến quản lý viễn thông sẽ tham mưu
UBND thành phố xây dựng, ban hành Quy hoạch tổng thể trạm BTS trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng; công bố, cung cấp thông tin nội dung Quy hoạch để
người dân có thể theo dõi, giám sát, từ đó mới có thể yên tâm và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới BTS trên địa bàn thành phố. Đồng thời,
Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành thanh kiểm tra các trạm BTS trên địa
bàn thành phố để bảo đảm hoạt động ổn định của các trạm BTS và giải quyết
các trường hợp vi phạm nếu có.
10


V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA
CHỌN
1. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tuyên truyền, cung cấp thông tin, bằng chứng để thuyết phục người dân
có hiểu biết đầy đủ về vấn đề bức xạ sóng điện từ của trạm BTS
Trước hết, Sở Thông tin và Truyền thông cần có văn bản trả lời đối với
đơn kiến nghị của các hộ dân tại tổ dân phố D, E, F phường H, quận I và tổ dân

phố G phường K, quận I. Trong đó, cung cấp đầy đủ các văn bản về việc cấp
phép cho doanh nghiệp viễn thông X xây dựng trạm BTS tại vị trí số nhà số nhà
110 đường B thuộc tổ C, phường H, quận I thành phố Đà Nẵng vào tháng
5/2016, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin, bằng chứng khoa học đáng tin cậy
về những ảnh hưởng của trạm BTS đối với sức khoẻ người dân khu vực xung
quanh trạm BTS. Theo đó, các kết luận của các cơ quan chuyên môn về ảnh
hưởng của các trạm BTS đến sức khỏe con người như sau:
- Xung quanh ta có rất nhiều bức xạ điện từ có công suất lớn, tần số đa
dạng như bức xạ trong luyện kim, công nghệ hóa chất, hàn xì, phát thanh truyền
hình... Song các trạm BTS hiện nay rất hiện đại, công suất phát sóng rất nhỏ, tần
số phát sóng rất ổn định nên không thể gây ra các tác hại như thay đổi công thức
máu hay tác động vào hệ thần kinh thực vật. Kết luận của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) (được đưa ra trong tài liệu WHO Fact Sheet NO304 May 2006) chỉ rõ:
“Xét về mức phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu được thu thập tới
nay, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy các tín hiệu tần số
vô tuyến yếu từ trạm BTS và các mạng vô tuyến gây ra ảnh hưởng có hại cho
sức khỏe”. Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 616/BKHCN-KHCNN
ngày 20/3/2006 cũng kết luận: “Qua các kết quả nghiên cứu trong nước và
ngoài nước về ảnh hưởng của các hệ thống thông tin di động được thống kê đến
thời điểm này, có thể kết luận rằng chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ
của các trạm BTS và điện thoại di động gây ảnh hưởng có hại cho con người”;
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có Công văn số 1046/BTTTT-TTr ngày
19/11/2007 về việc trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, khẳng định các trạm

11


BTS đã được kiểm định chất lượng phù hợp với TCVN 3718-1:2005 thì không
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Trong năm 2005 và 2006, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện và Bộ Y tế

đã đo kiểm thực tế một số trạm tại Hà Nội và Hà Tây. Kết quả mức phơi nhiễm
bức xạ sóng điện từ nằm trong khoảng 1/1000 đến 1/105 so với quy định của TCVN
3718-1:2005. Ngoài ra, một nghiên cứu đo thử đăng trên Tạp chí Bưu chính,
Viễn thông và CNTT có kết quả: “với một trạm BTS điển hình sinh ra một
trường điện từ ở khoảng cách 100m là 0,00001 W/cm2 (0,1 W/m 2), nhỏ hơn tác
động của máy điện thoại cầm tay đến vỏ não của bạn khoảng 2000 lần. Mức
phát xạ này cũng chỉ tương đương với mức phát xạ của Đài Truyền hình Việt
Nam kênh VTV3 (với công suất phát 20.000 W) đo ở khoảng cách 1,5 km”.
Tiếp đến, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị UBND quận, phường liên
quan tổ chức cuộc họp đối với các hộ dân tại tổ dân phố D, E, F phường H, quận
I và tổ dân phố G phường K, quận I về việc xây dựng trạm BTS nói trên, có sự
tham dự của đại điện các cơ quan chức năng và doanh nghiệp viễn thông X để
trao đổi và làm rõ những vấn đề còn vướng mắc của người dân đối với việc xây
dựng trạm BTS.
Trong trường hợp người dân còn chưa hài lòng với các kết quả trên, có thể
yêu cầu chủ đầu tư trạm BTS tiến hành đo bức xạ điện từ tại nhà và khu vực
xung quanh nhà ông Nguyễn Quang A dưới sự chứng kiến của người dân khu
vực để giải tỏa nghi ngờ của người dân về vấn đề này.
b) Tổ chức thanh, kiểm tra hoạt động các trạm BTS trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Để đánh giá những mặt thực hiện tốt; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật, chấn chỉnh, xử lý các doanh nghiệp vi phạm các quy định của UBND thành
phố và Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng và kiểm định công trình viễn
thông; Bảo đảm mọi doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về
xây dựng và kiểm định công trình viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các

12



quy định về xây dựng và kiểm định trạm BTS của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Thực hiện thanh tra việc thực hiện các quy định về xây dựng và kiểm định
trạm BTS theo Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 của UBND
thành phố Đà Nẵng, Quy định quản lý trạm thu phát sóng viễn thông trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng và các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về
công tác kiểm định đối với các BTS, tại 05 mạng viễn thông di động (Viettel,
Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, Gtel), cụ thể như sau:
- Việc xây dựng các trạm BTS: Hồ sơ xây dựng; Giấy phép xây dựng;
- Việc kiểm định: Hồ sơ kiểm định; Giấy chứng nhận kiểm định.
Đoàn thanh tra có sự tham gia của phòng Bưu chính Viễn thông và Thanh
Tra Sở thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Cuối đợt thanh tra, kết quả cần
được báo cáo cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thanh Tra thành phố
và Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của Luật Thanh Tra.
c) Triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể trạm BTS trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.
Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND
các quận huyện, các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan, đơn vị liên quan
khác để lấy thông tin và xây dựng các định hướng phát triển, quy hoạch tổng thể
trạm BTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy hoạch tổng thể cần bảo đảm các nội dung sau đây: các trạm BTS
được xây dựng phải phù hợp mỹ quan đô thị và bảo đảm phát triển bền vững của
thành phố; bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão; bảo đảm sự thân thiện với môi
trường; bảo đảm nhu cầu sử dụng sóng di động của người dân.
Sau khi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, Sở Thông tin và Truyền thông
thực hiện trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.
2. Đối với chủ đầu tư trạm BTS (doanh nghiệp viễn thông X)
a) Đối với vụ việc này:

13



Phối hợp tích cực với cơ quan chức năng trong việc giải quyết kiến nghị
của người dân;
Tổ chức đo bức xạ điện từ tại nhà và khu vực xung quanh nhà ông
Nguyễn Quang A khi có yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông. Đơn vị đo
kiểm bức xạ điện từ phải được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định, có chức
năng kiểm định trạm gốc điện thoại di động mặt đất theo Quy chuẩn QCVN
08:2010/BTTTT. Thực hiện đo bức xạ điện từ dưới sự giám sát của sở, ngành,
quận, phường và người dân khu vực có liên quan. Sau khi hoàn thành việc đo
kiểm bức xạ điện từ, doanh nghiệp viễn thông X phải gửi kết quả cho người dân
tại các tổ dân phố trên, UBND phường, quận liên quan và Sở Thông tin và
Truyền thông.
Xây dựng trạm BTS theo đúng nội dung được cấp phép, sau khi đã đạt
được sự đồng thuận từ những hộ dân sống xung quanh khu vực trạm BTS.
b) Về lâu dài:
Xây dựng các trạm BTS khác đúng quy định pháp luật và phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông trong các đợt thanh, kiểm tra các trạm BTS trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối với UBND quận I và UBND các phường liên quan
Chủ động giải thích cho người dân đối với các khiếu kiện, phản ánh về
các trạm BTS theo nội dung các văn bản, bằng chứng, tài liệu về ảnh hưởng, tác
động của trạm BTS đối với sức khoẻ mà Sở TT&TT đã cung cấp trước đó.
Tổ chức họp các hộ dân tại tổ dân phố D, E, F phường H, quận I và tổ dân
phố G phường K, quận I về việc xây dựng trạm BTS nói trên, có sự tham dự của
đại điện các cơ quan chức năng và doanh nghiệp viễn thông X để trao đổi và làm
rõ những vấn đề còn vướng mắc của người dân đối với việc xây dựng trạm BTS.
4. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố
a) Chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến thường xuyên cho người dân về
những ảnh hưởng, tác động của trạm BTS đối với sức khoẻ thông qua các kênh

tuyên truyền cơ sở trên địa bàn thành phố.
14


b) Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng Quy hoạch tổng thể trạm BTS
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; sớm phê duyệt, ban hành và tổ chức công bố,
công khai, phổ biến nội dung Quy hoạch để người dân có thể theo dõi, giám sát.

15


KẾT LUẬN
Sử dụng dịch vụ thông tin di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cơ bản
của người dân, doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Cùng với sự phổ biến của
điện thoại thông minh, các thiết bị thông minh khác (máy tính bảng, đồng hồ
thông minh…) nhu cầu sử dụng dịch vụ di động băng thông rộng, tốc độ cao
chắc chắn sẽ tăng lên đột biến trong thời gian đến. Vì vậy, trong tương lai gần,
việc các nhà mạng viễn thông di động xây dựng thêm nhiều trạm BTS và áp
dụng các công nghệ thế hệ mới như 3G, 4G và 5G là tất yếu. Điều này cũng phù
hợp với chủ trương hướng đến xây dựng thành phố Đà Nẵng là thành phố thông
minh.
Để việc triển khai hệ thống hạ tầng BTS được tiến hành một cách thuận
lợi, một trong những yếu tố không kém phần quan trọng là sự đồng thuận của
người dân đối với việc lắp đặt trạm BTS tại khu vực mình đang sinh sống. Để
làm được điều này, người dân cần có được hiểu biết và kiến thức về trạm BTS
cũng như cơ chế hoạt động của các trạm thu phát sóng này. Khi đó, việc triển
khai hệ thống thông tin di động sẽ không vấp phải sự cản trở cũng như các vụ
khiếu kiện, yêu cầu di dời như hiện nay. Làm được điều đó, việc phát triển thành
phố Đà Nẵng trở thành thành phố thông minh phát triển bền vững không phải là
điều quá xa vời.


16


KIẾN NGHỊ
Để giúp người dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát
triển mạng lưới BTS nói riêng, hạ tầng viễn thông nói chung và hiểu biết đầy đủ
về ảnh hưởng của bức xạ điện từ trạm BTS, Sở Thông tin và Truyền thông có
những kiến nghị và đề xuất như sau:
- UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng có biện pháp cấp phép, yêu cầu
di dời hoặc chuyển đổi sang trạm thân thiện môi trường đối với các trạm BTS có
cột ăng ten cồng kềnh được xây dựng trước thời điểm Thông tư liên tịch số
12/2007/TTLT-BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông
tin và Truyền thông có hiệu lực (quy định cấp phép xây dựng trạm BTS). Kiến
nghị thời gian xử lý hoàn thành trước tháng 12/2018.
- UBND thành phố có ý kiến với Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế sớm ban hành văn bản khẳng định
sóng điện từ trạm BTS không ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đồng thời chỉ
đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân
hiểu, đồng thuận và ủng hộ doanh nghiệp phát triển mạng lưới BTS

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Electromagnetic Fields and Public Health. Base Stations and Wireless
Technologies”, World Health Organization, Fact Sheet, No. 304 (May 2006).
2. Quy chuẩn QCVN 08:2010/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công
cộng.

3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005 về Quản lý an toàn trong bức
xạ tần số Radio.
4. Các tài liệu tham khảo khác.

18


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................

19




×