Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIỂU LUẬN môn KINH tế VI mô NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI NHẬN được PHÚC lợi xã hội nên NGHĨ NGƠI và NHẬN đủ số TIỀN bảo HIỂM xã hội HAY TIẾP tục làm VIỆC KIẾM THÊM THU NHẬP và NHẬN một số TIỀN bảo HIỂM xã hội ít hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.3 KB, 5 trang )

Lê Thị Mỹ Như, K174020121, K17402

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI NHẬN ĐƯỢC PHÚC LỢI XÃ HỘI
NÊN NGHĨ NGƠI VÀ NHẬN ĐỦ SỐ TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI
HAY TIẾP TỤC LÀM VIỆC KIẾM THÊM THU NHẬP VÀ NHẬN
MỘT SỐ TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI ÍT HƠN

1


Lê Thị Mỹ Như, K174020121, K17402

1. Mô tả sự kiện, hiện tượng:
Hệ thống bảo hiểm xã hội trả tiền hưu trí cho những người trên 65 tuổi. Và nếu một
người được nhận phúc lợi xã hội quyết dịnh đi làm việc và kiếm được một số thu nhập,
số tiền mà họ nhận được từ bảo hiểm xã hội thường sẽ giảm.
Theo Cục Thống kê việc làm Mỹ, trong quý II/2017, có khoảng 19% người Mỹ từ
65 tuổi trở lên vẫn tiếp tục cống hiến cho công việc. Đây là tỷ lệ cao nhất trong 55 năm
qua. Dự báo đến năm 2024, sẽ có tới 36% người Mỹ tuổi từ 65-69, tiếp tục tham gia thị
trường lao động.
Theo nhiều số liệu, Nhật Bản là quốc gia có số lượng người già làm việc cao nhất
thế giới với khoảng 7,3 triệu người vào năm 2015.

Nhật Bản có tỉ lệ người già làm việc cao nhất thế giới.

2


Lê Thị Mỹ Như, K174020121, K17402


Và ở Anh, hiện nay người ta đã bỏ tuổi nghỉ hưu bắt buộc, hơn 1 triệu người hơn
65 tuổi đang lựa chọn làm việc tiếp (theo Bộ Lao động và Hưu trí nước này). Trên thực
tế, chỉ có 29% người lao động Anh muốn nghỉ làm hoàn toàn sau khi về hưu (theo một
thăm dò của Aegon) …
Dù với nhiều người, đáng nhẽ đây là thời điểm để họ nghỉ ngơi và hưởng đủ số tiền
bảo hiểm xã hội sau nhiều năm tháng làm việc vất vả...Phải chăng việc cắt giảm tiền hưu
trí do thu nhập cao hơn không ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người trên 65 tuổi
trong thời đại ngày nay? Theo ý kiến cá nhân của tôi, bắt đầu từ năm 2000 với sự sụp đổ
của bong bóng Dotcom và sự biến động của thị trường cực đoan, số lượng người lao
động cao tuổi sẽ có xu hướng tăng lên xuất phát từ một số cơ sở lý thuyết sau:
2. Các lý thuyết được vận dụng để giải thích sự kiện, hiện tượng:
Nguyên lý kinh tế học thứ nhất: con người đối mặt với sự đánh đổi
Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường từ bỏ một thứ khác mà mình cũng
ưa thích, khi ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu
khác.
Nguyên lý kinh tế học thứ hai: chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để
có được nó
Vì con người đối mặt với sự đánh đổi nên việc ra quyết định đòi hỏi phải so sánh
chi phí và lợi ích của các phương án hành động khác nhau. Trong nhiều trường hợp thì
chi phí của một hành động nào đó không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban
đầu của chúng.
Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó.
Nguyên lý kinh tế học thứ ba: con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Con người duy lý cố làm tốt nhất để đạt được mục tiêu của họ một cách có hệ thống
và có mục đích với các cơ hội sẵn có và một người quyết định thực hiện một hành động
khi và chỉ khi lợi ích biên của hành động vượt quá chi phí biên.
Nguyên lý kinh tế học thứ tư: Con người phản ứng trước các động cơ khuyến
khích
Vì người duy ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích nên họ rất nhạy
cảm với các động cơ khuyến khích (yếu tố thôi thúc cá nhân hành động chẳng hạn như

bị trừng phạt hoặc được khen thưởng).

3


Lê Thị Mỹ Như, K174020121, K17402

3. Giải thích sự kiện, hiện tượng:
Khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong suốt 45 năm, ban xứng đáng được nghỉ ngơi
và để tận hưởng phần còn lại của cuộc đời, nhiều người mong ước ngồi trên bãi biển,
đánh vào sân gôn hay cùng khiêu vũ với những người bạn già của họ...Đúng vậy! Đó là
sở thích của họ và chẳng có gì là sai cả…Và ngược lại, sau một đời làm việc, nhiều người
về hưu không biết phải làm gì với bản thân mình mà không có việc làm và có thể khiến
người ta cảm thấy nhàm chán, vì vậy họ lựa chọn tiếp tục làm việc, cống hiến để thấy
mình có ích hơn và kiếm tiền nhờ năng lực của mình. Đối với họ thì việc tiếp tục làm
việc có ý nghĩa hoàn hảo.
Người lao động cao tuổi phải đối mặt với sự đánh đổi và phản ứng lại các kích
thích: nên ở nhà nghỉ ngơi, tận hưởng tuổi già, nhận bảo hiểm xã hội hay tiếp tục công
việc với một mức bảo hiểm ít hơn. Để xem xét quyết định này, buộc họ phải làm phép
so sánh, so sánh giữa lợi ích và chi phí từng hành động.
Đối với quyết định dừng công việc để nghỉ ngơi và nhận đủ số tiền bảo hiểm xã hội:
Lợi ích

- Có thời gian để nghĩ
ngơi giữ gìn sức
khỏe, tận hưởng các
thú vui và sở thích,
có thêm thời gian bên
gia đình
- Nhận đủ số tiền trợ

cấp từ bảo hiểm xã
hội

Chi phí hiện

Chi phi ẩn

Tổng chi phí

Chi phí cơ hội
Mỗi năm nghỉ hưu sớm, người lao động phải
trả ba hình phạt: mất một năm để kiếm tiền
sinh hoạt, mất một năm để tiết kiệm cho việc
nghỉ hưu, và mất thêm một năm nữa để trả
chi phí bảo hiểm y tế (bình thường công ty
sẽ trả cho người lao động).
- Quan hệ xã hội ít đi
- Căng thẳng tài chính do phải chịu đựng
nền kinh tế eo hẹp, tiền bạc thiếu trước
hụt sau và chất lượng cuộc sống từ đó
cũng giảm sút.
Chi phí cơ hội rất cao

Đối với quyết định tiếp tục đi làm kiếm thêm thu nhập và nhận được số tiền trợ cấp bảo
hiểm xã hội ít hơn:
Lợi ích
- Kiếm thêm thu nhập

Chi phí cơ hội
Chi phí hiện


Bị cắt giảm một phần số
tiền trợ cấp từ bảo hiểm
xã hội

4


Lê Thị Mỹ Như, K174020121, K17402

- Mang lại niềm vui, sự khuây khỏa
tuổi già, nâng cao sức khỏe
- Làm việc để bộ não tiếp tục hoạt
động tích cực làm giảm nguy cơ
mất

Chi phí ẩn

Mất thời gian dành cho
gia đình, tận thưởng thú
vui

Tổng chi phí

Chi phí cơ hội khá cao

Qua sự so sánh trên, ta thấy được chi phí và lợi ích của từng quyết định. Trong thời
kỳ phát triển vượt bậc của thế giới, nơi mà sự tồn tại của con người gắn liền với lao động
và công nghệ, việc dừng làm việc ở độ tuổi 65 sẽ làm cho chi phí cơ hội rất cao mà lợi
ích của nó thì không được đảm bảo. Trong khi đó, với việc quyết định tiếp tục lao động,

chi phí cơ hội thấp hơn nhưng lợi ích nhận được thì gấp nhiều lần.
Làm việc không chỉ giúp người lao động cao tuổi tự chủ về tài chính mà còn giúp
họ luôn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, làm chậm lại sự khởi phát của các bệnh liên
quan đến tuổi tác như chứng mất trí. Làm việc cũng giúp cho người lao động hoạt động
xã hội nhiều hơn, ngăn ngừa sự cô lập và đối với nhiều người, công việc không chỉ đơn
giản là thứ bạn làm để kiếm sống hay vì bạn buộc phải làm. Mà vì họ yêu thích công
việc. Nó giúp họ cảm thấy cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn…
4. Kết luận:
Với việc vận dụng 4 nguyên lý kinh tế học về giải thích con người ra quyết định
như thế nào, tôi nhận thấy trong xã hội ngày nay, người lao động cao tuổi - những người
trong trong khu vực tư nhân mà tiền tiết kiệm và đầu tư của họ sụp đổ dưới thời Brownkhông hề muốn dừng công việc của mình để giành thời gian nghỉ ngơi vì các nguyên
nhân sau:
- Chi phí cơ hội của việc quyết định tiếp tục đi làm thấp hơn so với việc nghỉ ngơi và
hưởng thụ
- Lợi ích của việc quyết định tiếp tục đi làm lớn hơn và thực tế hơn nhiều so với việc
quyết định nghỉ hưu
Quyết định tiếp tục làm việc khi đã tới tuổi nghĩ hưu là một sự đánh đổi tốt nhưng
nó không có nghĩa là sẽ thích hợp với tất cả mọi người. Điều này còn phụ thuộc vào
công việc bạn đang làm có ý nghĩa hay không, phụ thuộc vào môi trường làm việc của
bạn và cả sức khỏe của bạn nữa.

5



×