ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1.Một số khái niệm:
-Tính trạng trội: là tính trạng được xác định bởi các gen có khả năng lấn át các gen quy định tính trạng tương
phản, biểu hiện ở thể dị hợp.
-Tính trạng lặn là tính trạng được mà gen xác định nó bị alen cùng locut xác định tính trạng tương phản lấn át
và chỉ được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp.
-Thể đồng hợp: là một cơ thể lưỡng bội có mang 2 alen giống nhau trong một hay nhiều gen.
-Thể dị hợp: là một cơ thể lưỡng bội mang những alen khác nhau trong cùng một gen hay nhiều gen.
-Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trên tế bào của cơ thể sinh vật.
-Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
2. Menđen tiến hành tự thụ phấn theonhững bước nào? Tại sao ông chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng?
*Ông tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản:
+ Ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chin ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn.
+ Khi hoa chín, ông lấy phấn của các hao trên cây được chọn làm bố rắc lên đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt
nhị ở trên.
F
1
được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F
2
3.Thế nào là phương pháp phân tích các thế hệ lai? Nêu nội dung cơ bản của phương pháp đó.
-Phương pháp phân tích các thế hệ lai là tiến hành lai giữa các cơ thể bố mẹ; phân tích sự di truyền các đặc điểm
của bố mẹ ở con lai.
- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai:
+ Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẻ
của từng cặp tính trạng đó trên thế hệ con cháu.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, rồi rút ra định luật di truyền.
4. Định luật phân li của Menđen: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao
tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của bố mẹ.
5. Thế nào là trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?
-Hiện tượng trội hoàn toàn là hiện tượng các gen trội át hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu
hình trội.
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng các gen trội át không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu
hình trung gian.
6. Hiện tượng di truyền độc lập là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền độc lập khpognphụ thuộc vào nhau.
Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền cá cặp tính trạng khác.
7. Vì sao biến dị tổ hợp chỉ xuất hiện ở sinh sản hữu tính mà hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính?
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản phải dưa vào hai quá trình: giảm phân và thụ tinh.Trong giảm phân tạo
giao tử, có sự phân li các cặp gen dẫn đến tạo nhiều loại giao tử khác nhau và các loại giao tử mang gen khác
nhau đó tổ hợp pới nhau trong thụ tinh tạo ra nhiều loại hợp tử khác nhau.
8. So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập:
*Giống nhau:
-Đều có các nghiệm đúng giống nhau:
+Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng.
+ Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
+Số lượng cá thể thu được phải lớn.
- Ở F
2
đều có sự phân li tính trạngxuất hiện nhiều kiểu hình.
-Cơ thể của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử
và sự tổ hợp các gen trong quá trình thụ tinh.
* Khác nhau:
Định luật phân li Định luật phân li độc lập
-Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
-F
1
dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 lọai giao tử.
-F
2
có 2 kiuể hình với tỉ lệ kiểu hình 3trội: 1 lặn.
-F
2
không xuất hiện biến dị tổ hợp.
-F
2
có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen
-Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng
-F
1
dị hợp2 cặp gen tạo ra 4 lọai giao tử.
-F
2
có 4 kiểu hình với tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
-F
2
xuất hiện biến dị tổ hợp.
-F
2
có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen
9. CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN DO SỰ PHÂN LI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP GEN
Tên công thức Kiểu lai
Một tính Hai tính Nhiều tính
-Số kiểu gia tử F
1
-Số tổ hợp giao tử tạo ra ở F
2
-
Số loại kiểu hình ở F
2
-
Số loại kiểu gen ở F
2
-
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F
2
- Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F
2
2
4
2
3
3+1
1+2+1
2
2
4
2
2
2
3
2
(3+1)
2
(1+2+1)
2
2
n
4
n
2
n
3
n
(3+1)
n
(1+2+1)
n
Bài tập:
1. Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trạng trung gian.
Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài, thu được F
1
, tiếp tục choF
1
giao phấn với nhau.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F
2
b. Cho F
1
lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?
2. Ở bò chân cao là tính trạng trội hoàn hòan toàn so với chân thấp và các gen quy định tính trạng đều nằmtrên
NST thường.
a. Bò bố và mẹ đều có chân cao có thể sinh bò con chân thấp được không? Giải thích trường hợp đó và lập sơ
đồ minh họa.
b. Bò mẹ có chân thấp đẻ được một bò con chân cao. Hãy biện luận để xác định kiểu gen cảu bò bố và lập sơ đồ
lai.
c. Đẻ ngay F
1
thu được các bò con đều có chân thấp thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
3.Từ một phép lai giữa 2 cây, người ta thu được:
-120 cây có thân cao, hạt dài -119 cây có thân cao, hạt dài
-121 cây có thân thấp, hạt dài - 120 cây có thân thấp, hạt tròn.
Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao và hạt dài là hai tính
trạng trội. Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
1. Thế nào là cặp NST tương đồng? Bộ NST giao tử chứa mấy NST của bộ NST tương đồng?
- Cặp NST tương đồng là hai NST giống nhau về hình thái, kích thước, một NST có nguồn gốc từ bố, một
có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ NST giao tử chứa một NST của bộ NST tương đồng gọi là NST đơn bội (n NST)
2 Hình dạng của NST thấy rõ nhất ở kì nào? Tại sao?
Hình dạng của NST thấy rõ nhất ở kì giữa vì ở kì này NST co ngắn cực đại
3 Mô tả cấu trúc NST. Chức năng của NST.
*Cấu trúc NST: Mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eothứ nhất)
chia NST thành hai cánh. Mỗi crômatit bao gồm một phân tử ADN và protein loại histôn.
*Chức năng của NST: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa
đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ
thể.
4 Sơ đồ H9.2 mô tả về vấn đề gì? Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa
của quá trình này.
*Sơ đồ H9.2 mô tả về sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào.
* Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
*Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
- Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào.
-Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
5 Những diễn biến cơ bản của NST trong trình giảm phân.
*Những diễn biến cơ bản của NST trong trình giảm phân:
- Lần phân bào I
+ Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn.
Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó
tách rời nhau ra.
+Kì giữa: Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
+Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào.
+Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép).
-Lần phân bào II:
+ Kì đầu: Các NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
+Kì giữa: NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
+Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được atọ thành với số lượng là bộ đơn bội.
10. Điểm giống và khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân.
-Điểm giống nhau:
+Đều là các quá trình sinh sản của tế bào
+Có các kì phân bào giống nhau.
+Các thành phần của tế bào như: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân, nhân con, màng tế bào chất có
những biến đổi trong từng kì tương ứng.
+Có những hoạt động như: nhân đôi, duỗi xoắn, thoá xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc,
phân li.
-Điểm khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
Loại tế bào Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể (hợp
tử, tế bào sinh dưỡng)
Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín ( tinh
bào bậc I và noãn bào bậc I )
Hoạt động
NST
Không xảy ra sự tiếp hợp NST Có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I
Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích
đạo của thoi vô sắc và phân li
Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo
của thoi vô sắc và phân li
Kết quả Từ một tế bào mẹ 2n NST qua một lần phân
bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST.
Từ một tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào
tạo ra 4 tế bào con đều có n NST
11. H.11 là sơ đồ của quá trình gì? Của nhóm Sinh vật nào? So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động
vật?
* H11 là sơ đồ của quá trình phát sinh giao tử của động vật.
* So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật
-Giống nhau: + Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
+Đều lần lượt trải qua hai quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân của các tế
bào sinh giao tử.
+Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục
-Khác nhau:
Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái
-Xảy ra các tuyến sinh dục đực (tinh hoàn).
-Số lượng giao tử được tạo ra nhiều hơn; mỗi tinh
bào bậc I qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực.
-Trong cùng loài, giao tử đực có kích thước nhỏ hơn
giao tử cái.
-Xảy ra các tuyến sinh dục cái (buồng trứng).
-Số lượng giao tử được tạo ra ít hơn; mỗi noãn bào
bậc I qua giảm phân tạo ra 1giao tử cái.
-Giao tử cái có kích thước lớn hơn giao tử đực do
phải tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi
phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh.
12. Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở
người. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1?
- Qua giảm phân, ở mẹ chỉ sinh ra một trứng (22A+X), còn ở bố cho ra hai loại tinh trùng (22A+X và 22A+Y)
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng
mang Y với trứng tạo hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau,
tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
13. Trình bày quá trình nhân đôi của ADN. Bản chất của gen? Chức năng của ADN?
*Quá trình nhân đôi của ADN:
• Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc này NST đang
ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn.
• Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần, các Nuclêôtit trên
mạch đơn sau khi tách ra lần lượt lien kết với các Nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên
tắc bổ sung để dần hình thành mạch mới.
• Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành đóng xoắn.
• Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự tham gia của một số enzim và yếu tố có tác dụng tháo xoắn,
tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, lien kết các Nuclêôtit với nhau.
*Bản chất của gen: Bản chất hoá học của gen là ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một phân tử
protein.
*Chức năng của ADN: Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
14. Mô tả cấu trúc các bậc của prôtein? Vì sao prôtein có tính đa dạng và đặc thù?
*Cấu trúc các bậc của protein:
-Cấu trúc bậc 1: trình tự các axit amin dạng chuỗi
-Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn.
-Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành.
-Cấu trúc bậc 4: Là cấu trúc một số protein gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại liên
kết với nhau.
* Prôtein có tính đa dạng và đặc thù:
-Tính đặc thù của protein được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin.
-Sự sắp xếp theo những cách khác nhau của hơn 20 loại axit amin tạo ra sự đa dạng của protein
-Đặcđiểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù
của protein
15. Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt nhất?
Vì các vòng xoắn dạng sợi được bện chặt với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ hơn.
16. Mối quan hệ giữa ARN và protein? Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi
ở ribôxôm.
• Mối quan hệ giữa ARN và protein: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng
hợp axit amin, xác định trình tự sắp xếp của các axit amin.
• Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi ở ribôxôm: Trình tự các Nuclêôtit
trên mARN quy định trình tự các axit amin trên protein (3 nuclêôtit một axit amin)
17. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Trình tự các Nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự sắp xếp của các Nuclêotit trên mARN,
sau đó trình tự này quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein. Prôtêin trực
tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
18. So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN, ARN và protein?
• Giống nhau :
-Đều có kích thước khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân.
-ADN, ARN, protein bậc 1, 2, 3 đều có cấu trúc mạch đơn.
-Có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các đơn phân.
- Đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền.
* Khác nhau
ADN ARN Prôtêin
Cấu
tạo
Luôn có cấu tạo gồm 2 mạch
song song, xoắn lại
Luôn có cấu tạo gồm 1 mạch đơn Có cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi
axit amin
Đơn phân là các Nuclêôtit Đơn phân là các Nuclêôtit Đơn phân là các axitamin
Có kích thước và khối lượng
lớn ARN
Có kích thước và khối lượng lớn
prôtêin
Có kích thước và khối lượng nhỏ
hơn ADN, ARN
Thành phần hoá học cấu tạo là
C, H, O, N, P
Thành phần hoá học cấu tạo là C,
H, O, N, P
Thành phần hoá học cấu tạo là C,
H, O, N
Chức Chứa gen quy định cấu trúc của Trực tiếp tổng hợp prôtêin Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu
năng prôtêin hiện thành tính trạng của cơ thể
19. Quá trình tổng hợp ARN.
• Quá trình tổng hợp diễn ra trong nhân, NST đang ở dạng sợi mảnh chưa duỗi xoắn.
• Dựa trên khuôn mẫu của ADN dưới tác động của enzim.
• Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen tháo xoắn và tách dần thành hai mạch đơn, đồng thời các Nuclêôtit trên
mạch vừa được tách ra lien kết với các Nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp để dần
dần thành mạch ARN
• Khi kết thúc, phân tử ARN được hình thành liền tách khỏi gen và rời nhân đi ra khỏi chất tế bào
20. Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến? Nguyên nhân và hậu quả?
• Đột biến gen là những biến đổi về cấu trúc của gen có lien quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleôtit nào đó,
xảy ra ở 1 hoặc 1 số vị trí của gen
• Các dạng đột biến: + Thêm một hay 1 số cặp nuclêôtit
+ Mất 1 hay 1 số cặp nuclêôtit
+Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit loại khác
• Nguyên nhân: +Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của
môi trường bên trong và bên ngoài.
+ Người ta có thể gây ra các đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học.
• Hậu quả: Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.
21. Đột biến NST là gì? Các dạng đột biến cấu trúc NST? Nguyên nhân và hậu quả?
• Đột biến NST là những biến đổi về số lượng của NST.
• Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
• Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất bên
trong tế bào và cơ thể.
• Hậu quả: Thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi.
22. Thể dị bội là gì? Sự phát sinh thể dị bội?
• Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. VD: Cà
chua, cà độc dược có 25 NST (2n+1)
• Sự phát sinh thể dị bội: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử mà
cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST.
23. Thể đa bội là gì? Nguyên nhân và vai trò?
• Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). VD: Cà độc
dược có 2n = 24, cây tam bội 3n= 36, cây cửu bội 9n= 108
• Nguyên nhân: Dưới tác động của các tác nhân vật lí ( tia phóng xạ,thay đổi nhiệt độ đột ngột…) hoặc
các tác nhân hoá học (cônsixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng của môi trường
trong cơ thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.
• Vai trò: được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.
24. Thường biến là gì? Nguyên nhân gây thường biến. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Mức phản ứng là gì?
• Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường. VD: Sự thay đổi màu thân của con thằn lằn trên cát, lúc trời năng thì thân màu nhạt, lúc trong
bong râm thì màu thân sẫm.
• Nguyên nhân gây thường biến: do tác động trực tiếp của môi trường sống: nhiệt độ, nước, không khí,
dinh dưỡng……
• Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: Kiểu gen qui định cách phản ứng trước môi
trường. Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
• Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi
trường.
25. Sơ đồ 28 mô tả điều gì? Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng như thế nào? Ý
nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh.
• Sơ đồ 28 mô tả sự hình thành trẻ đồng sinh.
• Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng: