Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

GA - KHOA HOC L5 ,1- 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.19 KB, 130 trang )

Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 1
SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và con cái có những đặc
điểm giống với bố mẹ của mình.
2. Kó năng:
- Nêu được ý nghóa của sự sinh sản ở người.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học - Nêu yêu cầu môn học.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1
em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó.
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1
em bé hay 1 bà mẹ, 1 cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó.
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm nào đó để vẽ, sao cho mọi người
nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con  HS thực
hành vẽ.
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi.
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi.
 Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải
đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm


con mình.
 Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh (trước thời gian quy đònh) là thắng, những
ai hết thời gian quy đònh vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua.
- Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
- Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng
 GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì?
 GV chốt - ghi bảng: Tất cả trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc
điểm giống với bố, mẹ.
-1-
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
- Bước 1: GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 4, 5 trong SGK và đọc các trao đổi giữa
các nhân vật trong hình.
- HS quan sát hình 2, 3, 4 - Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình.
 Liên hệ đến gia đình mình
- Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV
- Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghóa của sự sinh sản.
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong gia đình, một dòng họ được kế tiếp nhau
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV chốt ý + ghi: Nhờ các khả năng sinh sản mà cuộc sống của mỗi gia đình,
dòng họ và cả loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò bài : Nam hay nữ.
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

-2-
Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 2
NAM HAY NỮ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết phân biệt được các đặc điểm giới tính và giới.
2. Kó năng:
- Học sinh nhận ra sự cần thiết phải tôn trọng một số quan niệm về giới.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam,
bạn nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ
viết vào đó) có kích thước bằng
4
1
khổ giấy A
4

- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, lớp
 Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6
SGK và trả lời các câu hỏi

- Liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai em bé trong hình 1 trang
6 SGK
- Khi một em bé mới sinh dựa vào đâu đề bác só nói rằng đó là bé trai hay bé gái
?
- Theo bạn, cơ quan nào xác đònh giới tính của một người (nói cách khác, người
đó là con trai hay con gái)
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Một số học sinh lên hỏi và chỉ đònh các bạn nhóm khác trả lời. Học sinh khác
bổ sung
 Giáo viên chốt:
* Hoạt động 2: Thảo luận về các đặc điểm giới tính
 Bứơc 1:Giáo viên phát cho mỗi học sinh khoảng hai phiếu và hướng dẫn học
sinh làm bài tập sau:
 Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam
(mỗi đặc điểm ghi vào nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách
hiểu của bạn
 Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
-3-
 Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
 Giáo viên chốt: Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa con trai và con
gái (ví dụ: phụ nữ có thể mang thai, sin con ..., nam giới thì không). Đặc điểm về
giới tính không thay đổi từ khi con người xuất hiện trên Trái đất.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò bài : Nam hay nữ ( tt).
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

-4-

Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 2
NAM HAY NỮ ( TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thứ : Học sinh phân biệt được các đặc điểm về giới tính, giới.
2. Kó năng : Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm về giới.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác
giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK. Các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có
kích thước bằng 1/4 khổ giấy A4.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Bạn là con gái hay con trai (tiết 1)
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Các đặc điểm về giới tính
- Nêu câu hỏi: Một số tính cách và nghề nghiệp của nữ và nam có thể đổi chỗ cho nhau
được không?
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Nam có dòu dàng, kiên nhẫn không? Nữ có là trụ cột gia đình, chơi bóng đá... không
+ Nam có làm thư kí, y tá... không? Nữ có làm giám đốc, bác só... không?
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thảo luận, lên gắn lại những ý kiến của mình vào
bảng mới.
→ Giáo viên chốt: Giới là sự khác biệt của nam và nữ về tính cách, lối sống, việc làm
được hình thành trong quá trình sống, chòu ảnh hưởng của nếp sống gia đình, quan niệm
và các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này có thể thay đổi (con gái có thể chơi đá
bóng, con trai có thể làm nội trợ giỏi...)
* Hoạt động 2: Các đặc điểm về giới

+ Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
1. Bạn có đồng ý với những câu hỏi dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng
ý hoặc không đồng ý?
a) Công việc nội trợ là của người phụ nữ.
b) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kó thuật.
2. Trong gia đình, những yêu cầu cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau
không? Khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
3. Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy
có hợp lí không?
4. Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Đại diện nhóm bốc thăm nội dung câu hỏi thảo luận.
- Nhóm trưởng đọc to yêu cầu làm việc của nhóm.
-5-
- Học sinh thảo luận - Thư kí ghi nhận kết quả thảo luận vào phiếu.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, tranh luận.
→ Giáo viên kết luận :
- Hiện nay, một số quan niệm về vai trò của nam và nữ trong XH chưa thực sự phù
hợp → hạn chế nhất đònh.
- Quan niệm về giới có thể thay đổi → bày tỏ suy nghó và thể hiện bằng hành động
ngay từ trong gia đình, lớp học của mình.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò bài : Cơ thể chúng ta phát triển như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

-6-

Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 4
CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA
ĐƯC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết sự sống của mỗi con người được bắt đầu từ một tế
bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố, biết được một vài
giai đoạn phát triển của thai nhi.
2. Kó năng: Học sinh phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Bạn là con gái hay con trai (tiếp theo)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ?
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước:
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết đònh giới tính của mỗi con người? (Cơ quan
sinh dục. )
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nam? (Tạo ra tinh trùng. )
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nữ? (Tạo ra trứng. )
* Bước 2: Giảng
- Sự sống của mỗi người bắt đầu từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với
tinh trùng của người bố. Hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ
tinh.

- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử.
Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, khoảng 9 tháng trong bụng mẹ,
em bé ra đời.
* Bước 3: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kó phần chú thích,
tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày:
Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng.
Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
* Hoạt động 2: Vài giai đoạn phát triển của thai nhi
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp.
-7-
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết và quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 9 SGK.
* Bước 2: Từng cặp học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 bạn sẽ chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn
khác nhau.
* Bước 3: Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp.
- Hình 2: Thai 5 tuần, thấy đầu và mắt.
- Hình 3: Thai 8 tuần, có thêm tai, tay và chân
- Hình 4: Thai 3 tháng, nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân.
- Hình 5: Thai 9 tháng, em bé mới được sinh ra với đầy đủ các bộ
 Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò bài : Cần phải làm gì để mẹ và em bé đầu khỏe ?.
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-8-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 3

CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ
CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết nêu những việc nên và không nên làm đối với người
phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
2. Kó năng : Học sinh xác đònh được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên
khác trong giá đình phải có nghóa vụ giúp đỡ phụ nữ có thai.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Các hình vẽ trong SGK - Phiếu học tập
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Cơ thể của chúng ta được bắt đầu như thế nào?
- Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử? Cơ thể của chúng ta được bắt đầu
như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới :
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp
- Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ở trang 10, 11.
- Thảo luận câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm đối với những phụ
nữ có thai và giải thích tại sao?
+ Bước 2: Làm việc theo cặp
- Học sinh làm việc theo hướng dẫn trên của GV.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Học sinh trình bày kết quả làm việc.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm,
chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai?

Việc làm đó có lợi gì?
 Giáo viên chốt:
- Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai
sẽ giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển tốt. Đồng thời, người mẹ cũng khỏe
mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra.
- Chuẩn bò cho đứa con chào đời là trách nhiệm của cả chồng và vợ về vật chất
lẫn tinh thần để người vợ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
* Hoạt động 2: Đóng vai
+ Bước 1: Thảo luận cả lớp
-9-
- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK trang 11
- Học sinh thảo luận: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi cùng chuyến ôtô
mà không còn chỗ trống. Bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức
giúp đỡ người phụ nữ có thai”.
+ Bước 3: Trình diễn trước lớp
- Một số nhóm lên trình diễn
- Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với người
phụ nữ có thai.
 Giáo viên nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò bài : Từ tuổi vò thành niên đến tuổi già.
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-10-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 4
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vò thành niên,
tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, tuổi già, xác đònh được bản thân đang ở vào
giai đoạn nào.
2. Kó năng: Học sinh phân tích được ích của việc biết được các giai đoạn phát
triển cơ thể của con người.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Tranh vẽ trong SGK trang 14, 15
- Trò : SGK - Tranh ảnh sưu tầm những người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và
làm các nghề khác nhau
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dạy thì.
 Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi và giai đoạn tuổi dậy
thì?
3. Giới thiệu bài mới: Từ tuổi vò thành niên đến tuổi già
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 14, 15 theo nhóm
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như
hướng dẫn trên
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình
bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung (nếu cần
thiết)
 Giáo viên chốt lạinội dung làm việc của học sinh
Tuổi vò thành niên :

- Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn
- Phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và mối quan he với bạn bè, xã hội.
Tuổi trưởng thành :
- Trở thành ngưòi lớn, tự chòu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội.
Tuổi trung niên :
- Có thời gian và điều kiện tích luỹ kinh nghiệm sống.
Tuổi già :
- Vẫn có thể đóng góp cho xã hội, truyền kinh nghiệm cho con, cháu.
-11-
* Hoạt động 2: Củng cố kiến thức
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình.
- Học sinh xác đònh xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của
cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Học sinh làm việc theo nhóm như hướng dẫn.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày.
- Các nhóm khác có thể hỏi và nêu ý kiến khác về phần trình bày của nhóm bạn.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi trong SGK.
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? (Giai đoạn đầu của tuổi vò thành
niên (tuổi dậy thì). )
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? (Hình dung sự
phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần, mối quan hệ xã hội, giúp ta sẵn sàng
đón nhận, tránh được sai lầm có thể xảy ra. )
 Giáo viên chốt lại nội dung thảo luận của cả lớp.
- Giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình bạn và cho biết từng
thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
- Học sinh trả lời, chỉ đònh bất kì 1 bạn tiếp theo.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.

- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: “Vệ sinh tuổi dậy thì”
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-12-
Thứ ngày tháng năm 2007
TIẾT 8
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới), biết
cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).
2. Kó năng: Học sinh xác đònh những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức
khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ
thể bước vào tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 16, 17
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Từ tuổi vò thành niên đến tuổi già.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
+ Bước 1:
- Giáo viên chia lớp thành các cặp nam riêng, nữ riêng và phát cho mỗi cặp
phiếu học tập.
- Nam : nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
- Nữ : nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
+ Bước 2:

- Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nam.
+ Cần rửa cơ quan sinh dụcnhư thế nào? ( hàng ngày )
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần làm gì? ( - dùng nước sạch, dùng xà phòng tắm,
kéo bao quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu. )
- Học sinh cho biết ý kiến đúng hay sai, đưa ra đáp án đúng.
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp và thuyết trình về vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý điều gì? ( - dùng nước sạch, dùng xà phòng
tắm, chỉ rửa bên ngoài, không rửa bên trong.)
- Cần chú ý gì sau khi đi vệ sinh? ( lau từ trước ra sau (tránh gây viêm nhiễm).
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
+ Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- Học sinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi
+ Cặp nam: Như thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý
khi sử dụng quần lót?
+ Cặp nữ: Thế nào là một chiếc quần lót tốt? Có những điều gì cần chú ý khi sử
dụng quần lót? Khi mua và sử dụng áo lót, điều gì cần chú ý?
+ Bước 2: Thảo luận cả lớp và tổng kết → giáo viên chốt:
-13-
- Một chiếc quần lót tốt: vừa vặn, bằng vải bông, thấm ẩm tốt, thoáng khí.
- Thay giặt quần lót hàng ngày.
* Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát các hình 5, 6, 7,
8 trong SGK trang 17.
- Chỉ và nói nội dung từng hình.
- Ở tuổi dậy thì cũng như tuổi vò thành niên cần tham gia những hoạt động nào
và không tham gia những hoạt động nào? Tại sao?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
→ Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì cần ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục thể

thao… không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh, sách báo không
lành mạnh.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: Thực hành “Nói không với rượu, bia, thuốc lá, ma túy”
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-14-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 5 - TIẾT 9 THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI RƯU, BIA, THUỐC LÁ, MA TUÝ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh sưu tầm, xử lý các thông tin về tác hại của rượu,
bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày được những thông tin đó.
2. Kó năng: Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ
sức khỏe và tránh lãng phí.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Các hình trong SGK trang 19 - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của
rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác
hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì
- Học sinh tự đặt câu hỏi + HS khác trả lời
3. Giới thiệu bài mới: Thực hành: Nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma
tuý.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trưng bày các tư liệu đã sưu tầm đựơc

+ Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia
- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để
sắp xếp lại và trưng bày.
+ Bước 2: Các nhóm làm việc
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo dàn ý
của giáo viên.
Dàn ý:
- Tác hại đến sức khỏe bản thân người sử dụng các chất gây nghiện.
- Tác hại đến kinh tế.
- Tác hại đến người xung quanh.
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán để viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu
tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên.
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày.
-15-
- Các nhóm khác có thể hỏi và các thành viên trong nhóm giải đáp.
 Giáo viên chốt:
- Thuốc lá còn gây ô nhiễm môi trường.
- Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn
so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu.
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng và buôn bán ma
túy là phạm pháp.
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến
mọi người xung quanh.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giáo viên đề nghò mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia

chơi, các bạn còn lại là quan sát viên.
- Chuẩn bò sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại
của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3
đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy.
- Học sinh tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc
thăm ở hộp 2 và 3. Những học sinh đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của
rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 3. Những học sinh đã tham gia sưu tầm
thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2.
+ Bước 2:
- Giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm
trung bình.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm
trung bình.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: Nói “Không” đối với rượu, bia, thuốc lá và ma túy.
- Nhận xét tiết học
ĐIỀUCHỈNHBỔSUNG
-16-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 5 TIẾT 10
THỰC HÀNH : NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI RƯU, BIA, THUỐC LÁ, MA TUÝ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh sưu tầm, xử lí thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc là
và ma tuý; trình bày được những thông tin đó.
2. Kó năng: Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ

sức khoẻ và tránh lãng phí.
II. Chuẩn bò:
-Thầy :
+ Các hình ảnh trong SGK trang 19
+ Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm
được
+ Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Thực hành: Nói “Không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
- Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bò nhiễm
điện cao thế, ai chạm vào sẽ bò chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng
bò điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố
gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người
bạn đã đụng vào ghế cũng bò điện giật.
- Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này.
- Chuẩn bò thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
- Học sinh thực hành chơi
-Dự kiến:

+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bò chạm vào ghế ...
-17-
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? ( Rất lo sợ )
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để
không chạm vào ghế? ( Vì sợ bò điện giật chết )
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn
chạm vào ghế? ( Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.)
+ Tại sao khi bò xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế? ( Vì biết
nó nguy hiểm cho bản thân.)
 Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu,
bia, thuốc lá, ma tuý → phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
* Hoạt động 2: Đóng vai
+ Bước 1: Thảo luận
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói
những gì?
- Học sinh thảo luận, trả lời.
Dự kiến:
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết đònh như vậy
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc → nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế
nào?
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia → nếu là
Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào?

+ Tình huống 3: Tư bò một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu
là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: Dùng thuốc an toàn
-Nhận xét tiết học.


ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-18-
Thứ ngày tháng năm 2007
Tuần 6 – Tiết 11
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nêu được thuốc khàng sinh là gì và cách sử dụng thuốc kháng
sinh an toàn, cách tốt nhất để thu nhận vi-ta-min.
2. Kó năng: HS ăn uống đầy đủ để không cần uống vi-ta-min.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 20, 21.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Thực hành nói “không !” đối với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
+ Nêu tác hại của thuốc lá rượu bia , ma túy
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:

* Hoạt động 1: Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh
- Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Bác só” (phân vai từ tiết trước)
- Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét
Mẹ: Chào Bác só
Bác só: Con chò bò sao?
Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng
Bác só: Há miệng ra để Bác só khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ.
Bác só: Chò đã cho cháu uống thuốc gì rồi?
Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ
Bác só: Họng sưng thế này chò cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống
kháng sinh mới khỏi được.
- Giáo viên hỏi: Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết? ( B12, B6, A, B, D...)
- Em hãy kể vài loại kháng sinh mà em biết? ( Am-pi-xi-lin, sun-pha-mit )
- Giáo viên chuyển ý: Khi bò bệnh chúng ta nên dùng thuốc để chữa trò. Tuy
nhiên để biết thuốc kháng sinh là gì. Cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
chúng ta cùng nhau thảo luận nhóm.
* Hoạt động 2: Nêu được thuốc kháng sinh, cách sử dụng thuốc kháng sinh an
toàn
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên (Đếm số hoặc phát thể từ hoa, quả, vật)
- HS nhận câu hỏi - Đọc yêu cầu câu hỏi
* Nhóm 1, 2: Thuốc kháng sinh là gì?
* Nhóm 3, 4: Kể tên 1 số bệnh cần dùng thuốc kháng sinh và 1 số bệnh kháng
sinh không có tác dụng.
* Nhóm 5, 6: kháng sinh đặc biệt gây nguy hiểm với những trường hợp nào?
*Các nhóm lần lượt trả lời, giáo viên nhận xét và đặt câu hỏi :
-19-
+ Khi bò bệnh ta phải làm gì? (Báo cho người lớn, dùng thuốc tuân theo sự chỉ
dẫn của Bác só)
+ Khi dùng thuốc chúng ta phải tuân thủ qui đònh gì? (Không dùng thuốc khi
chưa biết chính xác cách dùng, khi dùng phải thực hiện các điều đã được Bác só

chỉ dẫn)
+ Đang dùng kháng sinh mà bò phát ban, ngứa, khó thở ta phải làm gì? (Ngừng
dùng thuốc, không dùng lại kháng sinh đó nữa)
* Hoạt động 3: Sử dụng thuốc an toàn
- Giáo viên chốt, chuyển: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tránh dùng thuốc
nếu không thật cần thiết. Tuy nhiên họ có thể dùng vi-ta-min hay viên sắt mà
không gây nguy hiểm. Vậy để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể chúng ta có rất
nhiều con đường. Chúng ta hay là những nhà dược só hướng dẫn cho mọi người
cách sử dụng thuốc khôn ngoan qua trò chơi “Đi siêu thò, đi nhà thuốc”
- Giáo viên nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thò chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min,
3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống?
- Học sinh trình bày sản phẩm của mình
- 1 học sinh làm trọng tài - Nhận xét
 Giáo viên nhận xét - chốt
- Giáo viên hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn
loại nào? ( Chọn thức ăn chứa vi-ta-min )
+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào? ( Không nên tiêm
thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại )
 Giáo viên chốt - ghi bảng
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: Phòng bệnh sốt rét
- Nhận xét tiết học.
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-20-
Thứ ngày tháng năm 2007
Tiết 12
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, nêu
được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt rét.
2. Kó năng: Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và
những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt đã được tẩm thuốc
chống muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi
sinh sản và đốt mọi người.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK/22, 23 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen”
phóng to.
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ:i “Dùng thuốc an toàn”
- Học sinh rút thăm → bạn nào có con số may mắn rút được sẽ trả lời câu hỏi do
GV nêu.
+ Thuốc kháng sinh là gì? Thuốc kháng sinh đặc biệt nguy hiểm đối với trường
hợp nào?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Em làm bác só”, dựa theo lời thoại và
hành động trong các hình 1, 2, 3 trang 22.
- Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác só” - Cả lớp theo dõi
- Qua trò chơi, các em cho biết:
a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét?
d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào?
- Học sinh trả lời (Dự kiến)
a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm

nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng,
sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.
b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra.
d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu
người bệnh rồi truyền sang người lành.
→ Giáo viên nhận xét + chốt:
-21-
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc
chữa và thuốc phòng sốt rét.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng.
- Học sinh quan sát - Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen? Vòng đời của nó?
- 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen, 1 học sinh nêu vòng đời của
nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ).
- Giáo viên đính 4 hình vẽ SGK/23 lên bảng. Học sinh thảo luận nhóm bàn “hình
vẽ nội dung gì?”
- Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời → các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
→ Giáo viên nhận xét + chốt.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
- Nhận xét tiết học


ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-22-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 7 – TIẾT 13
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh sốt xuất huyết,
nhận ra tập tính của muỗi vằn, sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, thực hiện
các cách tiêu diệt muỗi.
2. Kó năng: Hình thành cho HS kó năng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt
mọi người.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bò muỗi đốt.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK trang 24,25
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét
- Khi nào muỗi A-nô-phen bay ra đốt người?
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành?
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 24 trong
SGK , trả lời câu hỏi.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên.
 Bước 3: Làm việc cả lớp
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày
một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có
nguy hiểm không? Tại sao?
- HS phát biểu ý kiến
→ Giáo viên kết luận: - Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh

- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có
thuốc đặc trò để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Quan sát
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 3, 4, 5 trang 25 trong SGK
và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống
bệnh sốt xuất huyết?
-23-
 Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi
chứa nước...)
- Ở nhà bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy?
→ Giáo viên kết luận:
Cách tốt nhất để dập dòch sốt xuất huyết là tập trung xử lí các nơi chứa nước có
bọ gậy, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh theo đúng quy đònh dòch tế.
* Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học .
- Chuẩn bò: Phòng bệnh viêm não
- Nhận xét tiết học
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
-24-
Thứ ngày tháng năm 2007
TUẦN 7 – TIẾT 14
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm não,
nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
2. Kó năng: Học sinh thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không bò muỗi
đốt. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho

muỗi sinh sản và đốt mọi người.
II. Chuẩn bò:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK/26, 27
- Trò: SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”
- Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì?
- Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Quan sát và đọc lời thoại của các bạn học sinh đang thảo luận về bệnh viêm
não hình 1 trang 26.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
a) Nguyên nhân gây bệnh?
b) Cách lây truyền?
c) Tác hại của bệnh?
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi.
Các nhóm khác bổ sung.
Dự kiến :
a) Do 1 loại vi rút gây ra
b) Muỗi cu-lex hút các vi rút có trong máu các gia súc và các động vật hoang dã
rồi truyền sang ngườ lành.
c) Nguy hiểm vì bệnh dễ gây tử vong, nếu sống có thể bò di chứng lâu dài.

 Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2: Quan sát
+ Bước 1:
-25-

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×