Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội, thách thức và một số gợi ý đối với ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.41 KB, 8 trang )

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội, thách thức và một số gợi ý đối với
ngân hàng thương mại Việt Nam
Tóm tắt Tiếng Việt:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang trở thành chủ đề nghiên cứu thu hút
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Các thành tựu từ cuộc cách mạng
này đang mang lợi nhiều ứng dụng hữu ích trong nhiều lĩnh vực. Và lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng cũng như nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế không nằm ngoài xu hướng tác động của
cuộc cách mạng này. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các đặc điểm nổi bật của cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 cũng như chỉ ra các cơ hội và thách thức mà ngành dịch vụ ngân hàng
đối mặt trong tương lai. Với 3 ứng dụng nổi bật từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới
ngành dịch vụ ngân hàng: công nghệ Blockchain, Dữ liệu lớn và Open Banking, nghiên cứu
đã đi đến một số gợi mở hữu ích đối với các NHTM tại Việt Nam.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp, dịch vụ ngân hàng
1. Sơ lược về cách mạng công nghiệp 4.0
Nếu chúng ta thừa nhận những gì đang diễn ra đối với một số nền kinh tế hiện nay là
giai đoạn của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo như Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới
Klaus Schwab đã giới thiệu và phân tích năm 2016. Thì lịch sử nhân loại đã trải qua 4 thời kỳ
cách mạng công nghiệp lớn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xuất phát khởi điểm tại Anh Quốc được thúc đẩy
bởi sự kiện Jams Watt phát minh ra động cơ hơi nước vào năm 1784. Điểm đặc trưng của
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sự ứng dụng cỗ máy chạy bằng năng lượng hơi nước
và việc cơ giới hóa trong sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 1 này đã kéo theo 1 loạt sự thay
đổi trong phương thức sản xuất và công cụ lao động có từ thời đại nông nghiệp trước đó (kéo
dài 17 thế kỷ). Thay vì sử dụng sức lao động thủ công và sức đẩy từ nước, gió thì đã thay
bằng hệ thống mới với cỗ máy hơi nước bằng nguyên nhiên liệu mới là than đá và sắt. Kéo
theo đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng.
Đến từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 2 xuất hiện với sự xuất hiện của điện và bóng đèn. Nguồn năng lượng mới ra
đời tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra trên quy mô lớn hơn, với sự xuất hiện của các
dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô rộng lớn, mà dây chuyền sản xuất ô tô hàng loạt
của Ford là ví dụ điển hình cho cách mạng công nghiệp lần thứ 2 này.


Từ khoảng 1960 đến 2000, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra được hậu
thuẫn bởi sự ra đời của các công nghệ mới : công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, khoa học
máy tính, mạng internet toàn cầu.
1


Từ những năm 2000 đến nay, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
với làn sóng trỗi dậy của các ngành công nghệ mới: Công nghệ blockchain, Công nghệ in 3D,
internet vạn vật, Dữ liệu lớn, … Các công nghệ mới được dự báo sẽ thay đổi toàn bộ các mô
hình kinh doanh, phương thức sản xuất cũ đang tồn tại.
Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của cách mạng công nghiệp và đặc điểm công nghệ
chính

(Nguồn: Accenture)
Đặc điểm cách mạng công nghiệp 4.0:
Tính kết nối: Cách mạng công nghiệp thứ nhất với sự ra đời cỗ máy hơi nước, đã kết
nối các khu vực có khoảng cách địa lý xa với nhau để tạo điều kiện phát triển thương mại
buôn bán giữa các vùng miền. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 mang lại kết nối mạnh
mẽ hơn giao lưu thương mại vượt qua giới hạn của đường ray xe lửa đến được nhiều nơi hơn
với sự xuất hiện của ô tô. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã có tính kết nối mạnh hơn
thông qua không gian mới, internet, mọi cá nhân đã có thể liên lạc với nhau không giới hạn về
khoảng cách địa lý, doanh nghiệp kết nối với nhau, doanh nghiệp kết nối với người mua
người bán. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dưới sự phát triển mạnh của công nghệ số, chúng
ta được chứng kiến Internet vạn vật (IoT) đã số hóa tất cả các thiết bị xung quanh từ điện
thoại di động, tivi, ô tô, các thiết bị điện tử,… để bản thân các thiết bị có thể tự liên lạc kết nối
được với nhau. Tiềm năng mà Cmcn 4.0 mang lại sẽ tăng thêm tính kết nối, mọi thứ sẽ được
kết nối, trao đổi dữ liệu và liên lạc được.
2



Tính bao phủ: Nếu như trước đây, sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp sẽ
gắn liền với sự hình thành nên các ngành nghề mới. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất ra
đời kéo theo đó là sự ra đời và phát triển lĩnh vực khai khoáng và dệt may. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai là sự hình thành ngành công nghiệp sản xuất như luyện kim, dầu mỏ
với các nhà máy sản xuất lớn. Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện các
ngành công nghệ thông tin với sự ra đời của máy tính cá nhân và mạng internet. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 được đánh giá không chỉ là xuất hiện các lĩnh vực mới mà nó sẽ
có tác động bao phủ lên tất cả các ngành nghề hiện hành trong nền kinh tế. Ảnh hưởng mà
cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại không dừng lại ở ngành công nghệ thông tin, khoa học
dữ liệu mà sẽ làm thay đổi cả phương thức sản xuất trong ngành nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Ngành nông nghiệp đã chứng kiến các ứng dụng robot hay công nghệ cao vào quá
trình sản xuất, chăn nuôi. Ngành dịch vụ cũng mở ra các loại hình dịch vụ dựa trên nền tảng
số hóa như: Uber hay Airbnb. Ngành công nghiệp sản xuất hướng tới các ứng dụng robot, loại
bỏ sức lao động con người trong các nhà máy. Do vậy, có thể nói tác động mà cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 mang lại rất mạnh mẽ cả về chiều rộng các ngành nghề lĩnh vực trong
nền kinh tế và cả chiều sâu về mô hình kinh doanh và phương thức sản xuất.
Bảng 2: Đặc điểm các cuộc cách mạng công nghiệp
Thời kỳ

Thời
kỳ Nguồn năng Thành
chuyển đổi
lượng
chính

Phương tiện
vận tải

I: 1760-1900


1860-1900

Tàu hỏa

II: 1900-1960

1940-1960

III:
2000

1960- 1980-2000

IV: 2000-

2000-2010

tựu Các ngành
công nghiệp
chính
hơi Dệt
may,
Thép
cơ đốt Luyện kim, ô
tô, lắp máy
tính, Ô tô, Hóa
chất

Than


Máy
nước
Dầu
Động
trong
Năng lượng Máy
hạt nhân, Khí Robot
tự nhiên
Năng lượng Internet, máy Công nghiệp
xanh
in 3D, Công kỹ thuật cao
nghệ sinh học

Tàu hỏa, ô tô
Xe ô tô, Máy
bay
Xe điện, Tàu
siêu tốc

Nguồn: Prisecaru, P. (2016)
2. Cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến dịch vụ ngân hàng
2.1. Cơ hội
Thứ nhất, các công nghệ mới ra đời sẽ tự động hóa rất nhiều các hoạt động lao động
hiện có, một nửa các hoạt động sản xuất hiện tại sẽ được thay thế bởi máy móc, robot tự động
hóa (Manyika et al, 2017), điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi chí.
Chỉ tính riêng lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng có thể tiết kiệm được 13.5-15 tỷ đôla Mỹ
mỗi năm và nhờ việc áp dụng công nghệ Blockchain (Santander InnoVentures, 2015).
3



Thứ hai, các hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ mang lại nhiều công nghệ mới, sẽ có sự
giao thoa không biên giới giữa môi trường vật lý, môi trường số, và môi trường sinh học (Xu
et al, 2018). Cho phép các ngân hàng tiếp cận được khách hàng mọi lúc mọi nơi, không giới
hạn về khoảng cách không gian. Các dịch vụ của ngân hàng được tối ưu hơn, được cá nhân
hóa đến từng loại hình khách hàng, và sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị hơn với khách
hàng.
2.2 Thách thức
Các công nghệ mới ra đời cũng đem lại nhiều rủi ro trong hoạt động của hệ thống các
ngân hàng. Khi các giao dịch được tiến hành trên không gian mạng, thì rủi ro các ngân hàng
gặp phải trong hoạt động không chỉ đến từ các yếu tố bên trong mà từ các nguồn bên ngoài
như hackers mạng. Hoạt động ngân hàng đã chứng kiến những cuộc tấn công lớn như: hacker
tấn công chiếm 81triệu $ Mỹ tại Ngân hàng trung ương Bangladesh 1, 2 ngân hàng lớn nhất tại
Canada là Bank of Montreal và Canadian Imperial Bank of Commerce’s Simplii Financial bị
hacker lấy trộm dữ liệu của hàng nghìn khách hàng năm 2018 2. Tuy nhiên, tổn hại lớn hơn
nữa đó là sự suy giảm trong uy tín của ngân hàng và sụt giảm trong giá cổ phiếu.
Sự xuất hiện những người chơi mới gia nhập thị trường. Các công nghệ mới tạo ra
những người chơi mới trên thị trường cung ứng dịch vụ tài chính ngân hàng. Các ngân hàng
không chỉ đối mặt với các đối thủ cạnh tranh truyền thống mà còn cạnh tranh với các công ty
tài chính công nghệ mới hình thành. Cạnh tranh sẽ không diễn ra giống nhau ở toàn bộ lĩnh
vực dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, thay vào đó mỗi loại hình dịch vụ sẽ đối mặt với các
thành viên mới gia nhập với các mô hình kinh doanh mới.
Các vấn đề pháp lý. Các đổi mới sáng tạo trong công nghệ mang đến lợi ích mới cho
các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, nó sẽ đi kèm với các rủi ro mới. Với các rủi ro từ các công
nghệ mới này sẽ sớm có các quy định pháp lý đối với các công nghệ. Tùy thuộc vào cách tiếp
cận của một số nước, các nước như Anh, Mỹ, Singapore đã tiếp cận các công nghệ mới theo
hướng Sandbox nghĩa là “tạo ra điều kiện linh hoạt hơn cho các hoạt động đổi mới sáng tạo,
đồng thời nới lỏng các điều kiện, đơn giản hóa các tiêu chuẩn và thủ tục tiếp cận thị trường
cho các ứng dụng đổi mới sáng tạo”. Theo đó, khi áp dụng theo cách tiếp cận sandbox, các
công ty đổi mới sáng tạo sẽ được hoạt động trong điều kiện ưu đãi, không bị vướng phải các
quy định pháp lý hiện hành để hoạt động và phát triển trong 1 khoảng thời gian nhất định. Đó

1 />2 />
4


cũng là lúc các nhà quản lý có thể quan sát, theo dõi để có thể đưa ra 1 luật mới đối với các
hoạt động kinh doanh mới, mà lại không làm chậm đi quá trình hình thành và phát triển của
các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp cận pháp lý theo hướng nào, thực thi cách tiếp cận
đó nhanh hay chậm sẽ mang đến cơ hội hoặc thách thức cho việc ứng dụng các công nghệ
mới, và quyết định này thuộc về phía các nhà quản lý.
3. Các công nghệ mới với dịch vụ ngân hàng
3.1. Công nghệ Blockchain
Bitcoin được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008 bởi Natoshi Nakamoto và đã thu
hút được sự chú ý của rất nhiều người. Đến năm 2016 vốn hóa thị trường của Bitcoin đạt 10
tỷ đô Mỹ. Tuy nhiên điều làm cho Bitcoin trở nên đặc biệt chính là công nghệ đằng sau nó,
chính là công nghệ Blockchain. Sự xuất hiện của công nghệ Blockchain đã mang đến tác động
lớn đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống và có tiềm năng làm đảo lộn hoạt động hệ
thống ngân hàng hiện tại (Nakamoto, 2008; Peters et al, 2015). Theo Swan (2015), ứng dụng
của Blockchain với hệ thống tài chính ngân hàng có 3 mức độ. Thứ nhất Blockchain 1.0 là các
ứng dụng về tiền kỹ thuật số (cryptocurrencies), đây được coi là ứng dụng phổ biến nhất hiện
nay và thu hút nhiều sự chú ý. Theo đó, Blockchain 1.0 sẽ ứng dụng trong các hoạt động
chuyển tiền và hệ thống thanh toán qua tiền kỹ thuật số. Thứ hai, Blockchain 2.0 liên quan tới
hợp đồng thông minh ( smart contracs). Thứ ba, Blockchain 3.0 là các ứng dụng Blockchain
không chỉ trong dịch vụ tài chính tiền tệ, mà Blockchain được ứng dụng như 1 nền tảng cơ
bản các tất cả các hoạt động như dịch vụ công, giáo dục, y tế… được xem như là hệ thống
Internet của tương lai (Zheng et al, 2016).
Nhìn chung, 92% nhân viên chiến lược của các ngân hàng tin rằng đến năm 2030 công
nghệ sổ cái (DLT) sẽ là nền tảng cho công nghệ tài chính ngân hàng (Moavenzadeh, 2015).
Lạc quan hơn, IBM (2017) đã dự báo trong vòng 4 năm tới có đến 66% ngân hàng sẽ ứng
dụng Blockchain trong hoạt động. Hiện tại, trên thế giới các Tổ chức tài chính lớn đã có
những bước đi đầu tiên trong tiếp cận công nghệ mới này. Goldman Sachs đã đăng ký bản

quyền cho hoạt động thanh toán trên nền tảng Blockchain.
Ưu điểm với dịch vụ ngân hàng.
Tăng tính minh bạch và loại bỏ vấn đề thông tin bất cân xứng. Công nghệ Blockchain
cho phép theo dõi, lưu lại lịch sử giao dịch điều này sẽ có lợi không chỉ với khách hàng,
doanh nghiệp mà cả cơ quan thanh tra. Nó cho phép theo dõi các giao dịch trong quá khứ,
hiện tại theo thời gian thực qua đó giảm thời gian xác minh, đồng thời tự động đảm bảo tuân
thủ các yêu cầu từ cơ quan thanh tra. Trong dịch vụ ngân hàng, thông qua dữ liệu quá khứ
được lưu giữ, các giao dịch và độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá một cách khách
quan minh bạch hỗ trợ giảm thời gian và chi phí cho ngân hàng.
5


Blockchain mang lại lợi ích tiền năng trong việc tiết kiệm chi phí (Accenture, 2017).
Đặc biệt đối với lĩnh vực tài trợ thương mại, công nghệ mới này giúp cải thiện hiệu quả các
giao dịch qua đó tăng thêm thu nhập từ dịch vụ tài trợ thương mại. Xử lý 1 giao dịch tài trợ
thương mại nếu như trước đây mất 7-10 ngày thì sẽ giảm xuống còn 4 tiếng (Guo, 2016).
3.2. Dữ liệu lớn - Big data
Cụm từ Big Data được đề cập lần đầu vào năm 2005 với ngụ ý nói về khối lượng lớn
dữ liệu mà các kỹ thuật quản trị dữ liệu hiện tại không thể quản lý và xử lý được bởi tính phức
tạp và kích cỡ của nó (Roger Mogoulas, 2015). Tuy nhiên đến năm 2011, Manyika et al
(2011) đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ khi hiểu về Bigdata, nghĩa là “tập dữ liệu mà kích cỡ
vượt quá khả năng của các công cụ phần mềm dữ liệu truyền thống để chứa, quản lý và phân
tích”. Theo đó Bigdata có 3 đặc điểm chủ đạo: Volume (khối lượng dữ liệu lớn), Velocity (tốc
độ tạo ra dữ liệu) và Variety (sự khác biệt trong nguồn dữ liệu).
Lĩnh vực ngân hàng là một trong những lĩnh vực hưởng lợi lớn từ Bigdata (Garner,
2012). Thông qua các thiết bị cầm tay và các phần mềm giao dịch online, ngân hàng có khả
năng thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng tại những địa điểm khác nhau theo thời gian thực
như: kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, hay thực hiện thanh toán hóa đơn… Thông qua các
thiết bị này, dữ liệu về hành vi người dùng được ngân hàng thu thập ngày càng nhiều, cho
phép ngân hàng phân tích, tương tác với khách hàng nhiều hơn. Kết quả đầu ra của phân tích

dữ liệu sẽ cho ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng qua đó tạo ra các dịch vụ hữu
ích hơn, tăng thêm tính trung thành của người dùng với dịch vụ ngân hàng mình và sẽ tạo lợi
thế cạnh trang lớn với các ngân hàng khác.
3.3. Open banking
Theo EY, Open banking được định nghĩa là các dịch vụ tài chính ngân hàng online
được cung cấp bởi bên thứ ba dưới sự chấp nhận của khách hàng để cho phép truy cập dữ liệu
tài khoản ngân hàng và hoạt động thanh toán. Mô hình ngân hàng mở này được dự báo sẽ mở
ra 1 loạt dịch vụ mới có giá trị cho khách hàng. Những ví dụ về Open Banking có thể kể đến
như Personal Capital hay các hệ sinh thái phát triển tại Trung Quốc như Wechat (Tencent),
Alipay (Alibaba). Với ứng dụng Personal Capital sẽ kết hợp thông tin tài khoản của khách
hàng tại tất cả các Ngân hàng trên 1 màn hình ứng dụng. Điều này mang đến trải nghiệm hữu
ích và lợi ích thiết thực với khách hàng. Qua đó, khách hàng được tư vấn tài chính cho bản
thân cá nhân, ví dụ có thể thấy được nếu tiết kiệm thì nên gửi tại ngân hàng nào sẽ có lãi suất
tốt nhất. Tuy triển vọng về Open Banking đã nhìn thấy rõ tại các nước trên thế giới, tuy nhiên
vấn đề pháp lý về chia sẽ dữ liệu là trọng tâm sẽ quyết định sự phát triển của Open Banking
trong tương lai.
4. Một số gợi ý đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
6


Thứ nhất: Công nghệ Blockchain không phải là hoàn hảo, vẫn còn một số điểm yếu
cần được khắc phục. Do đó triển khai công nghệ Blockchain trong các Tổ chức tài chính vẫn
đang trong giai đoạn thử nghiệm. Việc liên kết với các Fintech sẽ cho phép các ngân hàng vừa
và nhỏ ở Việt Nam có thể tận dụng các lợi thế từ các công ty công nghệ tài chính mà không
phải tốn quá nhiều chi phí có thể là hướng đi phù hợp.
Thứ hai: Lợi ích to lớn mà Big Data mang lại là rất lớn đối với dịch vụ ngân hàng để
mang lại lợi thế cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, Bigdata sẽ có hữu ích khi ngân hàng có đội
ngũ phân tích dữ liệu chính xác với các mô hình phân tích có độ chính xác cao thì sẽ tối ưu
được kết quả thu được. Do vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực phân tích dữ liệu lớn là hướng đi
mang lại hiệu quả cao trong một vài năm tới tại các ngân hàng.

Cuối cùng, xu hướng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật từ cuộc cách
mạng 4.0 đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế, không chỉ riêng ngành tài chính ngân hàng,
được dự báo là xu hướng chung không thể đảo ngược trong tương lai. Tại các nước nói chung
và Việt Nam nói riêng, khi Chính phủ vẫn đang tìm cách tiếp cận về pháp lý phù hợp với các
ứng dụng công nghệ mới, chính bản thân các ngân hàng phải chủ động trong xu hướng tiếp
cận các công nghệ mới này.
Tài liệu tham khảo
1) Accenture. Banking on Blockchain, A Value Analysis for Investment Banks;

Technical Report; Accenture
2) Consulting: Dublin, Ireland, 2017.
3) Fortune: Blockchain Will Be Used by 15% of Big Banks By 2017,

2016-09-28/ 2016-1023.
4) Gartner (2012). Market Trends: Big Data Opportunities in Vertical Industries.
5) Moavenzadeh, J. (2015, October). The 4th Industrial Revolution: Reshaping
the Future of Production. In World Economic Forum.
6) Nakamoto, S.: Bitcoin: A peer-to-peer electronic cash system (2008)
7) Peters, G.W., Panayi, E.: Understanding modern banking ledgers through
blockchain technologies: Future of transaction processing and smart contracts
on the internet of money. Social Science Research Network (2015)
8) Pilkington, M.: Does the fintech industry need a new risk management
philosophy? A blockchain typology for digital currencies and e-money services
in luxembourg. Social
9) Prisecaru, P. (2016). Challenges of the Fourth Industrial Revolution.
Knowledge Horizons. Economics, 8(1), 57-62.
10) Santander InnoVentures, Oliver Wyman, Anthemis Group, “The FinTech 2.0
Paper” (2015).
11) Science Research Network (2016)
7



12) Swan, M. (2015). Blockchain: Blueprint for a new economy. " O'Reilly Media,

Inc.".
13) Weiyangx: Barclays Bank completes its first blockchain-based trade-finance
transaction, 2016-09-09/ 2016-10-23
14) Xu, M., David, J. M., & Kim, S. H. (2018). The fourth industrial revolution:
opportunities and challenges. International Journal of Financial
Research, 9(2), 1-6.
15) Zheng, Z., Xie, S., Dai, H. N., & Wang, H. (2016). Blockchain challenges and
opportunities: A survey. Work Pap.–2016.

8



×