Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện hoài đức, thành phố hà nội hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.47 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

NGUYỄN THU HUYỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN
NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

NGUYỄN THU HUYỀN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN
NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học


ThS. VI THỊ LẠI

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian em học tập, nghiên cứu
tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cô ThS. Vi Thị Lại đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp
này. Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị,
bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp lần này.
Với điều kiện thời gian và kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh
khỏi những thiếu sót.
Em kính mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh với đề tài “Thực

hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Vi Thị
Lại. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công
trình khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên

Nguyễn Thu Huyền


BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CĐCS

Công đoàn cơ sở


2

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

CNVCLĐ

Công nhân viên chức lao động

4

LĐLĐ

Liên đoàn lao động

5

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

6

UBND

Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Kết cấu khóa luận....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG,
VIỆC LÀM..................................................................................................................5
1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................5
1.1.1. Chính sách .........................................................................................................5
1.1.2. Chính sách lao động, việc làm ..........................................................................6
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm ....................7
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách lao động, việc làm ........................7
1.2.2. Quan điểm về nội dung chính sách lao động, việc làm ....................................9
1.2.3. Quan điểm về biện pháp thực hiện chính sách lao động, việc làm .................23
1.3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm .............28
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY.................................................................................................30
2.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách lao động, việc làm ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay ...........................................................30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................33
2.1.3. Tình hình dân số và đặc điểm dân cư..............................................................35



2.2. Thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội hiện nay .................................................................................................36
2.2.1. Những thành tựu trong thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội hiện nay...............................................................................36
2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội hiện nay...............................................................................45
2.3. Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay......................................................................46
2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu.............................................................................46
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................47
2.4. Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài
Đức, thành phố Hà nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh...................................48
KẾT LUẬN ...............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề con người và cho
rằng việc thực hiện chính sách lao động, việc làm sẽ giải quyết được các vấn đề liên
quan trực tiếp đến con người, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Do vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Người đã đặc biệt quan
tâm đến chính sách lao động, việc làm. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của mình, từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến phút cuối đời, Hồ Chí Minh luôn
dành tình cảm, tình yêu thương của mình đối với nhân dân. Người luôn quan tâm
đến đời sống của nhân dân, do đó Người luôn nhấn mạnh đến việc cần tạo công ăn

việc làm cho nhân dân và coi đó là vấn đề xuyên suốt trong công tác cải tạo đời
sống kinh tế - văn hóa. Đặc biệt, Người cũng luôn trăn trở đến việc đảm bảo quyền,
lợi ích của người lao động bởi theo Người con người là vốn quý nhất. Đối với Hồ
Chí Minh, tình yêu thương con người luôn gắn với mong muốn dân tộc thoát khỏi
cảnh bị đày đọa, lầm than.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh
vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội; thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo
nàn, chậm phát triển thành một quốc gia văn minh, tiên tiến. Việc đạt được những
thành tựu này là nhờ một phần không nhỏ của các chính sách xã hội trong đó đặc
biệt phải kể đến chính sách lao động, việc làm. Chính sách này là một trong những
chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Với mục tiêu xã hội là công bằng xã hội và
nâng cao phúc lợi cho người dân, đảm bảo hòa nhập xã hội và giảm dần sự tách biệt
xã hội cho người lao động thông qua công tác tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho
họ. Thời gian qua, tuy nước ta đã từng bước thực hiện được các mục tiêu đó, tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Do vậy, trong tình hình
nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, phát triển, việc thực hiện chính sách lao
động, việc làm vẫn luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu.
Cùng với sự quan tâm triển khai thực hiện chính sách lao động, việc làm trên
phạm vi cả nước, huyện Hoài Đức cũng đã góp một phần không nhỏ tạo nên thay
đổi đáng kể về mặt kinh tế - xã hội. Sự tiến bộ đó đã góp phần làm cho nhân dân địa
bàn nói riêng và toàn xã hội nói chung dần ổn định và cải thiện cuộc sống của mình.
Huyện Hoài Đức là một huyện giáp với nội đô Hà Nội, có vị trí chiến lược trong
việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa – xã hội; là huyện có nhiều tiềm năng về

2


công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và các làng nghề truyền
thống. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất còn khó khăn, các khu công nghiệp, khu

chế xuất chưa đáp ứng được nhu cầu lao động, việc làm thực tế của nhân dân trên
địa bàn. Thực tế đó đòi hỏi huyện cần phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về chính sách lao động, việc làm và vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn địa
bàn huyện một cách hiệu quả.
Từ những lí do trên em chọn đề tài “Thực hiện chính sách lao động, việc
làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm và sự vận dụng tư
tưởng đó trong thực tiễn là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học.Tiêu
biểu có:
- Nguyễn Hồng Sơn (2015) “Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng
xã hội trong thời kì đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3), tr 56 – 61
- Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về
chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ Chí
Minh về chính sách xã hội”, tại trang ngày 13/12/2016
- Nguyễn Công Lập (2016) “Quan điểm Hồ Chí Minh về công bằng xã hội
trong quản lý phát triển xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (253), tr 13 – 16
- Nguyễn Năng Nam (2014) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội”
tại trang
- Đinh Đăng Định (chủ biên) (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và
đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
- Đặng Quan Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân
và tri thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Trọng Đàm (2014), “Một năm thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW
một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020: Cơ hội và thách thức”,
tại trang

3



- Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và đề cập vấn đề tư
tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm ở những khía cạnh và mức độ
khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
độc lập về vấn đề thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, trên cơ sở học tập, kế
thừa và phát triển những kết quả thu được từ các công trình nghiên cứu nêu trên, em
mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao
động, việc làm và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện chính sách lao động,
việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc
làm, vận dụng tư tưởng đó vào nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách lao động,
việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động,
việc làm.
Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện chính sách lao động, việc làm ở
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018.
Thứ ba, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách lao động, việc làm ở huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm.
Về không gian: Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
4


Về thời gian: Từ năm 2010 – 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận
duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử - logic,
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát làm rõ mục đích đề tài đề ra.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
2 chương, 7 tiết

5


CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH
LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính sách
Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội,
đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đền chính trị và pháp
quyền. Theo Từ điển Tiếng Việt thì “chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra. [28, tr.157]
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:

“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính
sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào
đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. [11]
Theo từ điển tiếng Anh Oxford, chính sách được hiểu là một đường lối hành
động được thông qua và theo đuổi bới chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính sách…
Theo sự giải thích này, chính sách không chỉ đơn thuần là một quyết định mà nó là
một đường lối, một phương hướng hành động.
Ở một góc độ khác, trong cuốn “Giáo trình khoa học chính sách” của tác giả
Vũ Cao Đàm đã đưa ra một loạt các khái niệm của các nhà khoa học về chính sách.
Trong đó, tiêu biểu có:
Guy Peters đưa ra định nghĩa: “Chính sách là toàn bộ hoạt động của nhà
nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của công dân”. [4]
Theo James E. Anderson(1984): “Chính sách là một quá trình hành động có
mục tiêu, mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề mà họ
quan tâm”. [4]
Theo Thomas R. Dye cho rằng: “Chính sách là điều mà một chính phủ chọn
để làm hoặc không làm”. [4]
Từ việc xem xét các khái niệm mà các nhà khoa học đã chỉ ra, tác giả Vũ
Cao Đàm đã kết luận: Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà

6


một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc
một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một
mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội. [4]
William N. Dunn: "Chính sách là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn
liên quan lẫn nhau, bao gồm các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà
nước hay các quan chức nhà nước đề ra". [11]

Theo Lê Vinh Danh, tác giả Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 19352001: "Chính sách là những gì mà chính quyền thực hiện đến dân". [2]
Đó là những quan niệm về chính sách theo quan điểm của các nhà nghiên
cứu khoa học. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã tiếp cận và làm rõ quan điểm chính sách
trên tinh thần mác xít về con người, bản chất con người vừa là một thực thể tự
nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Vì vậy, việc quan tâm chăm lo đời sống con
người phải được chú ý cả trên lĩnh vực vật chất và tinh thần. Người nêu: “Làm thế
nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh
hơn” [16, tr.113]. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra một hệ thống chính
sách xã hội nhằm mang lại những điều kiện tốt nhất cho con người, dần cải thiện và
nâng cao đời sống con người. Chính sách ở đây theo quan điểm của Hồ Chí Minh
đó là sự cụ thể hóa, thể chế hóa bằng pháp luật các đường lối, chủ trương, cơ chế,
những giải pháp để giải quyết những vấn đề dựa trên quan điểm, tư tưởng của chủ
thể lãnh đạo và quản lý, phù hợp với bản chất của chế độ chính trị - xã hội. Chính
sách cũng phản ánh rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của chủ thể nó hướng tới,
nhằm mục đích phát triển xã hội. Người viết: “Mọi chính sách của Đảng và Chính
phủ ta đều nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân” [25, tr.455].
1.1.2. Chính sách lao động, việc làm
Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự
nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong
quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất. Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt
động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Bản thân mỗi con người trong
nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động
chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu
tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm.

7



Ở Việt Nam, cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, Bộ luật
Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: “Việc làm là hoạt
động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. [36]
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ
thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm
khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội.
Thông qua việc làm để người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và thu
nhập của người ấy.
Hai phạm trù lao động và việc làm có liên quan với nhau và cùng phản ánh
một loại lao động có ích của con người, nhưng hai phạm trù đó hoàn toàn không
giống nhau, vì: có việc làm thì chắc chắn có lao động nhưng có lao động thì chưa
chắc có việc làm vì nó phụ thuộc vào mức độ ổn định của công việc mà người lao
động đang làm. Do vậy, cần phải có chính sách lao động, việc làm để có những chủ
trương giải quyết những vấn đề về lao động, việc làm.
Từ khái niệm chính sách, khái niệm lao động và việc làm, có thể hiểu khái
niệm chính sách lao động, việc làm đó là: Chính sách lao động, việc làm là tổng thể
các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực
lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó. Nói cách khác, chính
sách lao động, việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao
động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải pháp
giải quyết việc làm cho người lao động.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách lao động, việc làm
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách lao động, việc làm
Một là, chính sách lao động, việc làm là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống chính sách xã hội của một quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người luôn hướng trái tim về những con người
lao động cực khổ trong xã hội, do đó Người luôn đặc biệt quan tâm đến những
chính sách xã hội trong đó có thể kể đến chính sách lao động, việc làm. Người đã
sớm nhận thức được rằng việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản nhất giúp con
người ổn định cuộc sống và phát triển một cách toàn diện. Do vậy, Người cho rằng

tạo việc làm, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện tốt các chính sách về lao
động, việc làm là vấn đề cấp bách của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người,
trước là để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của nhân dân đồng bào cả nước, sau là

8


góp phần to lớn vào sự nghiệp kiến thiết đất nước. Đây là điều chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn trăn trở, lo âu và đặc biệt quan tâm, coi đó là thước đo đánh giá năng lực
và sự thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước, của chế độ. Do đó, có thể nói chính
sách lao động, việc làm giữ vị trí vô cùng quan trọng và nó có mối quan hệ, ảnh
hưởng tích cực tới việc thực hiện cách chính sách xã hội khác.
Chúng ta có thể thấy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày
3/9/1945, Người nói “nhân dân đang đói” và nhiệm vụ cấp bách đặt ra đó là cứu
đói. Vậy làm thế nào để cứu đói? Người đã đưa ra đề nghị “Tôi đề nghị với Chính
phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất” [15, tr.7]. Bên cạnh đó, Người
cũng nhận thấy trong giai đoạn này đất nước gặp nhiều khó khăn cùng một lúc như
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm do đó trong bài “Gửi nông gia Việt Nam” , ngày
7/12/1945, Người đã chỉ ra đất nước chúng ta có hai việc quan trọng phải làm đó là
“cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam” . Do vậy, Người chỉ ra rằng “thực túc” thì
“binh cường”, “cấy nhiều thì khỏi đói”; đồng thời đề ra khẩu hiệu “Tăng gia sản
xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”, “Hỡi anh em nhà nông, tiến
lên! Tiến lên!”. Người nói “Muốn đánh thắng thì quân và dân ta phải ăn no. Muốn
ăn no thì phải có nhiều lương thực. Muốn nhiều lương thực thì phải cày cấy nhiều.
Phải chịu khó bón phân, làm cỏ” hay “Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ
khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương” [16, tr.44].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ đó là ngay trong điều kiện đất nước gặp
nhiều khó khăn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc lao
động tăng gia sản xuất và đồng thời Người cũng kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết kịp thời những khó khăn đó. Có thể nói đây là những bước đầu thể hiện

tư tưởng của Người về chính sách lao động, việc làm nhằm mục tiêu đáp ứng được
mục tiêu trung tâm đó là nâng cao đời sống nhân dân.
Hai là, thực hiện chính sách lao động, việc làm đóng vai trò to lớn vào việc
tăng trưởng kinh tế cho nhân dân, góp phần kiến thiết đất nước.
Thông qua chính sách lao động, việc làm, Người nêu ra việc chủ và thợ phải
có sự hợp tác chặt chẽ, có vậy việc tăng gia sản xuất mới có kết quả “Tăng gia sản
xuất chẳng những có lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn có lợi chung cho nền kinh tế
của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào” [16, tr.124]. Qua đó có thể thấy
Người đã chỉ ra được vai trò kinh tế của việc thực hiện chính sách lao động, việc
làm, thấy được rằng kinh tế có phát triển thì mới góp phần xây dựng đất nước vững
mạnh hơn. Trong “Thư gửi đồng bào lao động toàn quốc” ngày 1/5/1948, Người đã
9


khẳng định vai trò quan trọng của lao động “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là
nhờ lao động. Xây nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở
mang cũng nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy lao động là sức chính của sự
tiến bộ loài người, cũng là sức mạnh của sự giải phóng dân tộc” [16, tr.514].
Ba là, chính sách lao động, việc làm góp phần trong việc nâng cao đời sống
của nhân dân
Chính sách lao động, việc làm được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng,
và công tác thực hiện chính sách này cũng được thể hiện rõ nét trong các chủ
trương, biện pháp, quan điểm, đường lối của Đảng và Chính phủ trong giai đoạn
hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy nhân dân làm trung tâm, làm cốt lõi và
luôn chú trọng công tác chăm lo đời sống nhân dân, Người coi đó như nhiệm vụ
đánh thắng cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu, là nhiệm vụ song song với nhiệm vụ đấu
tranh đánh bại đế quốc Pháp hùng mạnh, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân.
Trong khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm
“Chương trình kiến thiết của Việt Nam bước đầu tiên là làm cho dân khỏi khổ, khỏi

dốt. Muốn như thế thì chúng tôi phải ra sức tăng gia sản xuất, muốn tăng gia sản
xuất rộng rãi và chóng có kết quả thì chúng tôi cần có tư bản, trí thức và lao
động”[16, tr.184]. Như vậy, ngay từ những ngày đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác
định được muốn đánh thắng giặc dốt, giặc nghèo khổ thì phải xây dựng được tiềm
lực con người đủ mạnh, mà muốn vậy thì lao động tăng gia sản xuất là tất yếu.
Trong “Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ” Người đã chỉ ra “Tăng gia sản
xuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc, đủ ăn” [16, tr.39] và Người cho rằng chỉ có lao
động sản xuất thì mới góp phần tăng thu nhập cho người dân, làm cho đời sống của
họ được cải thiện, đảm bảo và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về vật chất và
tinh thần của nhân dân lao động.
1.2.2. Quan điểm về nội dung chính sách lao động, việc làm
Chính sách lao động, việc làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh khá bao quát và
toàn diện, thể hiện ở các nội dung cơ bản:
Một là, chăm lo, tạo việc làm cho người lao động
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi
quốc gia, là nhu cầu cơ bản giải quyết và đảm bảo được cuộc sống của con người
của mỗi quốc gia đó. Nhận thức được vấn đề này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra

10


nhiều chủ trương, đường lối nhằm nâng cao được đời sống của nhân dân lao động.
Tại sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa do Hồ Chí Minh soạn thảo đã nêu ra nhiều điều cụ thể liên quan đến vấn
đề chăm sóc cho người lao động, đó là “Phụ cấp gia đình” và “Phụ cấp thâm niên”
cho người lao động. Đặc biệt, Người đã đề cập về vấn đề tạo việc làm cho người lao
động “Việc mộ công nhân và sự thiết lập các phòng tìm việc cho công nhân” đó là:
“Tại những đô thị nào xét ra cần, thì các Ủy ban hành chính kỳ có thể ban bố nghị
định thiết lập những phòng tìm việc giùm cho công nhân. Những nghị định này
trước khi thi hành phải được Bộ trưởng Bộ Lao động duyệt y”, “Để khuyến khích

công nhân trong các ngành kỹ nghệ và thương mại, có thể định cho công nhân tham
gia vào việc chia lãi hằng năm” [37]. Đây là những quan điểm rất mới về “lao-tư
tưởng lợi”. Bên cạnh đó, thể lệ tìm việc làm cho công nhân lao động được quy định
cụ thể trong một văn bản riêng biệt tại Thông tư số 21-LĐ/TT ngày 17/11/1959 của
Bộ Lao động về việc hướng dẫn tuyển mộ, sử dụng công nhân ở các xưởng, xí
nghiệp, công tư hợp danh. Trong đó văn bản đó đã nêu ra những quy định rõ ràng,
cụ thể những vấn đề về sắp xếp hợp lý tổ chức lao động, vấn đề tuyển dụng người
mới, vấn đề đào tạo thợ mới và bổ túc thợ cũ…
Người cũng đã nêu trong Thư gửi đồng bào tản cư: “Các anh em công nhân
thì Liên đoàn lao động và Chính phủ đã có kế hoạch sắp xếp công ăn việc làm cho
cả mọi người. Anh em phải lập tức đến đăng ký tại Liên đoàn lao động để nhận
công việc” [16, tr.64]. Người đã nhận thấy vai trò quan trọng của lao động và sản
xuất để từ đó đưa ra được những quan điểm nhằm tạo việc làm cho nhân dân
Để tạo việc làm cho người lao động, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc
biệt đến phát triển kinh tế, bởi chỉ có phát triển kinh tế thì mới có việc làm cho
người lao động và ngược lại phải có việc làm cho người lao động thì sẽ tạo một
động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, ngay khi đất nước vừa giành được độc lập, trong bối cảnh đất nước
còn khó khăn, nghèo nàn, chính trị chưa được củng cố hoàn toàn thì chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề nghị với Hội đồng Chính phủ lâm thời phát động chiến dịch tăng
gia sản xuất. Người đưa ra khẩu hiệu: “Tăng gia sản xuất. Tăng gia sản xuất ngay.
Tăng gia sản xuất nữa!” [15, tr.135]. Người cho rằng tăng gia sản xuất, phát triển
kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giành, giữ và củng cố chính quyền. Trong
nông nghiệp, Người chỉ ra rằng: “Trồng nhiều lúa, nhiều màu, nhiều bông, để quân
và dân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng, bảo vệ mùa màng cất dấu thóc lúa, sẵn sàng tiếp tế

11


lương thực cho quân đội... tổ chức làng kháng chiến; chủ ruộng phải giảm tô cho

đúng, tá điền phải nộp tô cho đều, xây dựng tổ đổi công để tăng gia sản xuất” [17,
tr.59]
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng đối với nông dân, ruộng đất là tư liệu sản
xuất quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. Người nêu: “Nông dân ai cũng có
ruộng cày. Giảm địa tô. Cứu tế nông dân trong những năm mất mùa” [14, tr.631],
Người khẳng định: “Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ có
ruộng cày” [19, tr.42]. Trong tình hình đất nước khó khăn, hiểu rõ được sự thiếu
thốn của nhân dân, đặc biệt là đối với lực lượng công nhân, viên chức – những
người phục vụ, hậu thuẫn mạnh mẽ cho đất nước, tuy nhiên tình hình khó khăn
khiến tiền lương luôn là sự quan tâm hàng đầu đối với họ, do vậy, Người luôn có
những chính sách chăm lo cho công nhân, viên chức đảm bảo cho họ có cuộc sống
ổn định nhất như “Ngày làm tám giờ. Định tiền lương tối thiểu. Công việc làm như
nhau nhận tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất nghiệp. Xã hội bảo hiểm. Cấm đánh
đập, chửi mắng. Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo chung của
chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí” và “Hậu đãi viên chức xứng đáng với
công học hành của họ” [14, tr.631], Người luôn mong muốn “đời sống của công
nhân, công chức và bộ đội càng khá hơn” và đặt ra mục tiêu “làm sao cho nhân dân
có công ăn việc làm để nâng cao đời sống của nhân dân lên” [21, tr.65]. Đối với tri
thức, quan điểm của Người rất rõ ràng: lao động trí óc cần được khuyến khích, giúp
đỡ, phát triển tài năng để họ đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Như người nói trong
Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 1, trường đại học nhân dân Việt
Nam “Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần
phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối.” [21, tr.376].
Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề lao
động và việc làm và đặc biệt là việc chăm lo, tạo việc làm cho người lao động. Đây
là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khác trong đời sống xã
hội, nếu đảm bảo được sự hài hòa giữa việc làm và lao động, sản xuất và kinh tế sẽ
phát triển, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển các yếu tố tiềm năng khác.
Hai là, đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho người lao động

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để phát huy được vai trò lãnh đạo, để thực hiện
được quyền làm chủ của mình thì người lao động phải ra sức học tập văn hóa, nắm
bắt những kiến thức khoa học – công nghệ - kỹ thuật, phương pháp quản lý, học
12


nghề, học kiến thức ở trường, học trong thực tiễn đời sống, trau dồi kiến thức với
các chuyên gia nước ngoài, học hỏi cán bộ hay phải tự có ý thức học hỏi lẫn nhau…
Đảng, Nhà nước và bộ máy quản lý các cấp cần phải chú trọng việc đào tạo người
lao động một cách đồng bộ, toàn diện, quan tâm xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ
khoa học – kỹ thuật, đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao. Trong 8 điều
của bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị
Vécxây năm 1919 có một điều đáng chú ý, đó là tại điều 6: “Tự do học tập, thành
lập các trường kỹ thuật, và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ” [12,
tr.441]. Đây được coi là đòi hỏi đầu tiên một cách chính thức cho quyền được học
tập và đào tạo nghề nghiệp của người lao động ở các nước thuộc địa. Đây là một
bước tiến mới trong tư tưởng về lao động, việc làm của Người, có thể thấy rằng
Người đã sớm hình thành tư tưởng hướng nghiệp, kết hợp việc học với việc thực
hành và đào tạo nghề.
Người cũng chủ trương: “Lại nên có những lớp học cho thợ, và con thợ. Thợ
học cho tinh xảo hơn. Con thợ học sẽ dễ thế cho những người thợ già về hưu”, “Chủ
và thợ hợp tác chặt chẽ, thì hai bên đều có lợi. Vì hợp tác chặt chẽ, mới thực hiện
được tăng gia sản xuất và tăng gia sản xuất càng có kết quả thì chủ và thợ càng
được lợi”, “tăng gia sản xuất chẳng những lợi riêng cho chủ và thợ, mà còn lợi
chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào” [16, tr.124] .
Người cho rằng, khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất,
phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện
đời sống của nhân dân, Phát biểu tại Hội nghị Cán bộ phát động cuộc vận động “Cải
tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện, mạnh mẽ và vững chắc” ngày 07/03/1963, Người nói: “Chúng ta cần phải tập

trung lực lượng làm cho nước ta sản xuất ngày càng nhiều lương thực, trồng càng
nhiều cây công nghiệp…Muốn có kết quả đó thì nhất định phải cải tiến quản lý,cải
tiến kỹ thuật” [25, tr.42]. Tiếp tục nhấn mạnh nội dung này, trong bài phát biểu tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt
Nam ngày 18/05/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: “Chúng ta đều biết rằng
trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải
tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp
kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải
biến những cái đó”. [25, tr.96]

13


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ được việc đào tạo nghề và nâng cao,
cải tiến trình độ tay nghề cho người lao động và đã lấy quan điểm đó để chỉ đạo quá
trình xây dựng đất nước. Người cho rằng, các ngành nghề đào tạo phải phong phú,
đa dạng, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế nói
riêng và của toàn xã hội nói chung. Người khuyến khích việc thành lập các trung
tâm đào tạo nghề cho người lao động, coi đó là một biện pháp mang lại hiệu quả
cao trong thực hiện chính sách lao động, việc làm. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra,
cần phải tạo điều kiện phát triển và được đầu tư đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước.
Quan điểm này được Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong bài viết “Học tập
không mỏi, cải tiến không ngừng” với bút danh C.K đăng trên báo Nhân dân số
2187 ra ngày 14/3/1960, Người chỉ rõ: “Có cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao
động, mới có thế sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Nếu chỉ dựa vào sự quen tay hoặc
nếu chỉ dồn thêm sức ra, kết quả thường là được mặt này mất mặt khác, được nhanh
lại không tốt, được tốt lại không nhanh, không rẻ…mà mặt nào cũng bị hạn chế”
[23, tr.527]. Người cho rằng: “Muốn cải tiến kỹ thuật, phải biết kỹ thuật. Muốn cải
tiến tổ chức lao động , cũng phải biết phương pháp tổ chức và có kinh nghiệm tổ

chức. Về mặt này và mặt kia, hiện nay chúng ta đều còn kém. Cho nên phải “học,
học nữa, học mãi”, như Lênin đã dạy”. [23, tr.527]
Người viết: “Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng
hái lao động mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao
năng lực làm chủ của mình”[23, tr.527]. Học tập không ngừng sẽ giúp cho người
lao động phát triển về trình độ kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Học tập
cũng giúp người lao động có năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức, đủ năng lực
thực hành nghề nghiệp. Do đó, bản thân mỗi người phải tỏ rõ tinh thần say mê học
tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để không ngừng nâng cao tay nghề, giúp ích cho
sự phát triển của kinh tế - xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Như vậy là
làm cho sáng kiến, kinh nghiệm chung ngày càng dồi dào, trình độ tư tưởng, tổ
chức, kỹ thuật chung ngày càng nâng cao. Do đó sản xuất phát triển ngày càng
nhanh và vững, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, đầy đủ.” [23, tr.528]
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc đào tạo nghề và nâng cao trình độ
cho người lao động là việc tất yếu nhằm nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra
nhiều của cải vật chất, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi.

14


Ba là, đảm bảo tiền lương hợp lý cho người lao động
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc thực hiện chính sách tiền lương cũng là
một trong những động lực quan trọng của phát triển kinh tế đất nước. Nó là một
chính sách hết sức cần thiết và cấp bách của mỗi quốc gia, tác động lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước. Nó có mối quan
hệ mật thiết và tác động đa chiều đối với động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế
cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Người cho rằng, nếu tiền
lương không xứng đáng với giá trị sức lao động thì những tư liệu sinh hoạt cần thiết
của người lao động cũng không được đáp ứng, người lao động sẽ không nâng cao
được trách nhiệm, hiệu quả, phát huy tài năng và cống hiến theo đúng năng lực mà

mình có và không khuyến khích được cán bộ, công chức, người lao động trau dồi
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện, tu dưỡng để thật sự toàn tâm toàn ý
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, gắn bó với nhà nước, không thu hút được
nhân tài. Những điều này sẽ dẫn đến đánh mất động lực, hiệu quả của quá trình sản
xuất và nền kinh tế sẽ bị trì trệ, suy thoái. Không chỉ vậy, tiền lương không thích
hợp còn là một trong những nguyên nhân của căn bệnh như tham ô, tham nhũng,
vòi vĩnh, lười biếng kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, chân dài ngoài hơn chân
trong, không chuyên tâm với công việc…
Không chỉ là chỉ ra những vai trò của tiền lương, bên cạnh đó Người còn
nhiều lần bàn về đồng lương thực tế cho người thợ: “Bây giờ anh em mong được
lên lương có chính đáng không? Có. Nhưng lương tăng gấp đôi mà hàng đắt, vẫn
không ăn thua gì. Nuôi lợn ít mà muốn ăn thịt nhiều là không được”. [21, tr.479]
Người đã đề cập rất cụ thể về việc thi hành Luật Lao động và quy định chính
sách tiền lương trong “Chương trình Việt Minh”: “Định tiền lương tối thiểu. Công
việc làm như nhau nhận tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất nghiệp. Xã hội bảo
hiểm. Cấm đánh đập, chửi mắng. Thủ tiêu các giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao
kèo chung của chủ và thợ. Công nhân già có lương hưu trí” [14, tr.631]. Trong mục
này, Người đã nêu rõ về chế độ tiền lương cho người công nhân, bên cạnh đó cũng
quy định về mức lương tối thiểu, Người cho rằng, đây là mức lương thấp nhất, là số
tiền cần phải trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong xã hội với
điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, kể cả lao động chưa qua đào
tạo nghề. Tiền lương gắn liền với người lao động, do đó, số tiền lương họ nhận
được phải đủ để người đó tái sản xuất giản đơn sức lao động, nuôi sống bản thân và
gia đình, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Nếu tiền lương nhận được thỏa mãn

15


nhu cầu của người lao động thì nó sẽ là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo,
tăng năng suất lao động, tạo ra hòa khí cởi mở giữa những người lao động với

nhau… Chính vì vậy mà người lao động làm việc hăng say, miệt mài và có hiệu
quả, có trách nhiệm hơn. Đồng thời, Người chỉ ra rằng, trong khi thực hiện chính
sách tiền lương cần phải đảm bảo sự công bằng, điều này không có nghĩa là cào
bằng mà là làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Điều này có thể thấy rõ, nếu xí
nghiệp, công ty trả lương thiếu công bằng, bất hợp lý hay vì bất cứ một mục tiêu lợi
nhuận nào đó mà không chú ý đến lợi ích của người công nhân lao động thì nguồn
công nhân sẽ bị suy giảm về thể chất và tinh thần dẫn tới giảm sút chất lượng lao
động và việc làm.
Không giống với công nhân, nông dân là thành phần xã hội không được trả
lương do họ thực hiện việc lao động cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình, mọi
sản phẩm lương thực, thực phẩm trên chính mảnh ruộng đó là thu nhập chính của
người nông dân. Nông dân sản xuất nông nghiệp, do vậy những sản phẩm của người
nông dân phụ thuộc phần nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, đất,
nước…do vậy, họ không thể tránh khỏi sâu bọ, mất mùa, thất bát. Vì vậy, việc cứu
tế người dân trong những năm mất mùa là một trong những chính sách an sinh xã
hội tiến bộ và có ý nghĩa tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Thấy rõ được tình
hình thực tế xã hội của người nông dân, Người yêu cầu: “Nông dân ai cũng có
ruộng cày. Giảm địa tô. Cứu tế nông dân trong những năm mất mùa” [14, tr.631].
Chính sách này thể hiện sự chu đáo, chu toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người
luôn đặc biệt quan tâm đến những thành phần xã hội nghèo đói nhất, điều này phần
nào thể hiện được tính nhân văn, nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa – xã hội mà
Người luôn hướng tới.
Đối với bộ đội, Người cũng đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền lương, tiền
thưởng, Người chủ trương: “Hậu đãi binh lính có công giữ gìn Tổ quốc và phụ cấp
gia đình binh lính được đầy đủ” [14, tr.631]. Người cho rằng ngoài tiền lương và
tiền thưởng cho bộ đội theo quy định chung thì cần phải có phụ cấp thêm cho gia
đình của họ một cách đầy đủ để họ yên tâm chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc của mình.
Cuối cùng, đối với thành phần tri thức, Người cho rằng: “Hậu đãi viên chức
xứng đáng với công học hành của họ” [14, tr.631]. Bên cạnh công nhân, nông dân

và bộ đội, Người cũng đề cập đến viên chức, cho rằng cần phải có chính sách đảm
bảo cho công nhân viên chức có cuộc sống đầy đủ, phục vụ được những nhu cầu

16


của đời sống xã hội, tạo động lực, cổ vũ, động viên họ cố gắng học tập, làm việc
phục vụ đất nước.
Như vậy, có thể thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem xét và nghiên cứu
tiền lương dưới nhiều ngành khác nhau và thấy được tiền lương là một vấn đề có
quan hệ đến chính sách công nông liên minh, đến vấn đề đoàn kết giữa công nhân,
viên chức, cán bộ và bộ đội. Việc tăng lương có quan hệ mật thiết đến mọi mặt của
đời sống xã hội, là động lực mạnh mẽ để phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực.
Bốn là, đảm bảo an toàn cho người lao động
Nhận thấy được rằng quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế - xã hội,
văn hóa, đặc biệt là các quyền con người trong lao động dần trở thành những quyền
cơ bản và thiết thực nhất đối với mỗi người nói chung và người lao động nói riêng
nên ngay sau những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành
sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định về vấn đề vệ sinh và bảo an cho người
lao động. Các điều khoản đảm bảo cho người lao động này được quy định từ điều
thứ 133 đến điều thứ 147, cụ thể như: “Công nhân hay thợ học nghề làm trong các
giếng mỏ, các ống dẫn hơi, các ống khói, các chuồng tiêu, các thùng máy chứa chất
độc…đều phải có những dụng cụ thích hợp để bảo vệ sinh mệnh và tránh tai nạn.
Các miệng giếng, miệng lỗ, nắp hầm đều phải có chắn xung quanh. Các động cơ
phải đặt riêng biệt và có rào chắn. Các giàn cất để làm việc trên cao đều phải có tay
vịn vững chắc. Các bộ phận máy đương chạy đều phải che chở hay đặt xa tầm tay
thợ làm cho khỏi nguy hiểm. Các dây truyền điện đặt trong xưởng không cao quá 2
thước 50 cũng đều phải che chở như thế. Phải có dụng cụ riêng cho chạy dây
chuyền các máy móc để thợ khỏi mó tay vào” [37].
Người đặc biệt quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động, điều này

thể hiện ở việc Người đề cập đến việc các chủ xưởng phải có sổ biên và phải thi
hành theo những điều quy định trong đó, đồng thời chủ phải “trù liệu chỗ ở” cho thợ
nếu họ không tìm được chỗ ở. Cụ thể: “Nếu công nhân tự tìm được chỗ ở gần nơi
làm thì chủ không phải trù liệu chỗ ở cho họ. Nhưng nếu số công nhân nhiều đến
nỗi không tìm được chỗ ở trong các vùng gần nơi làm hoặc nếu họ đông đến nỗi
làm hại vệ sinh chung, và trong các vùng mỏ, các khu tập trung công nhân xa thành
thị, thì chủ sẽ bắt buộc lo nhà ở cho tất cả hay một phần thợ thuyền làm với mình.
Gặp một vài trường hợp đặc biệt, nhất là trong những khi có bệnh dịch tả, chủ cũng
có thể bị bắt buộc phải tạm trù liệu nhà ở cho công nhân ở” [37].

17


Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đảm bảo an toàn cho người lao
động cho các đối tượng đặc biệt như: công nhân hầm mỏ, phụ nữ và trẻ em. Cụ thể,
trong bài nói ngày 27/10/1946 của báo Cứu quốc số 390 ngày 29/10/1946 Người
nói: “Bộ Luật lao động Việt Nam sẽ nhận cho công nhân Việt Nam có quyền tự do
tổ chức, tự do bãi công. Luật Lao động sẽ ấn định giờ làm, tiền công, bảo vệ đàn
bàm người già và trẻ con” [15, tr.477]. Người nêu, Bộ Lao động phải quy định rõ
“Những công việc coi là nguy hiểm, quá sức, đối với đàn bà trẻ con để cấm họ
không được làm”; phải có “Những thể lệ đặc biệt cho phép đàn bà, trẻ con làm
trong các cơ sở có hại cho sức khỏe hay nguy hiểm vì phải gần những chất hay hơi
độc, với những sự bảo vệ cần phải có cho họ”[37]. Những công nhân làm công việc
dưới hầm mỏ, với điểu kiện đặc biệt nguy hiểm cũng phải có những “Thể lệ riêng
về việc bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh cho công nhân các hầm mỏ” [37] sau khi hỏi
ý kiến các cơ quan chuyên môn; những công nhân, người lao động làm việc ở vùng
sâu, vùng xa cũng được đặc biệt quan tâm “Ở các vùng có bệnh sốt rét rừng, chủ
phải chịu phí tổn về việc đề phòng bệnh này mà phát thuốc cho công nhân không
lấy tiền” [37]…
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề

vệ sinh và sức khỏe của công nhân. Về vấn đề vệ sinh, Người nêu rõ: “Những nơi
làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh nắng mặt trời. Những nơi làm việc phải
cách biệt hẳn với nhà tiêu, những cống, rãnh, để tránh mùi hôi tanh”; “Mỗi ngày các
nơi làm việc phải quét dọn sạch sẽ trước khi công nhân vào làm”; “Chủ phải xếp đặt
chỗ nhà tiêu, đi tiểu đủ dùng cho công nhân trong xí nghiệp và phải rửa quét một
ngày 2 lần”; “Các chủ trù liệu cho công nhân có nước ăn đủ vệ sinh ở nơi làm”. Về
vấn đề sức khỏe, Người yêu cầu các xí nghiệp “bắt buộc phải có hộp thuốc cấp
cứu”; có “phòng thuốc” và “y tá thường trực để cho thuốc”; có “bệnh viện” và
“phòng hộ sinh” cho những xí nghiệp dung nhiều công nhân là đàn bà [37].
Như vậy, vấn đề Người quan tâm và chỉ ra rõ rệt nhất đó là làm thế nào để
giảm thiểu tai nạn cho người lao động và đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho
người lao động. Người cho rằng cần phải đẩy mạnh xây dựng các chính sách đảm
bảo an toàn cho người lao động và giáo dục ý thức đảm bảo an toàn lao động cho
mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo an
cho người lao động, coi đây là một trong những việc làm tích cực trong việc thực
hiện chính sách lao động, việc làm. Một khi đảm bảo được yếu tổ này sẽ góp phần

18


×