Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.31 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN TIẾN TRÍ






GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC,
TP HÀ NỘI








LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ










Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN TIẾN TRÍ






GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI





Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI THỊ THANH XUÂN





Hà Nội – 2013


i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 9
1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất và tác động của nó đến việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất 9
1.1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất trong quá trình CNH & ĐTH 9
1.1.2 Tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm
cho nông dân 12
1.2 Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ 18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất 18

1.2.2. Nội dung giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ 21
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị
THĐ 27
1.3.1 Giải quyết việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Quận Long Biên
(Hà Nội) 28
1.3.2 Giải quyết việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở TP Đà Nẵng 32
1.3.3 Một số bài học rút ra cho huyện Hoài Đức 36
Chương 2.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC TỪ 2008 ĐẾN NAY 38
2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho nông dân tại
huyện Hoài Đức 38
2.1.1. Những thuận lợi cơ bản 38

ii
2.1.2 Những khó khăn. 40
2.2. Thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ tại
huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến nay. 41
2.2.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp và tác động của nó đến lao động
nông nghiệp trên địa bàn huyện 41
2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ giai đoạn 2008
- 2011 46
2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
huyện Hoài Đức 58
2.3.1 Những thành tựu cơ bản 58
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 61
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 69
3.1 Xu hướng biến động đất đai và lao động của huyện Hoài Đức đến năm
2020 69
3.1.1. Xu hướng biến động về đất đai 69

3.1.2. Xu hướng biến động về dân số và lao động 70
3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 71
3.2.1 Cần có tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch đất đai để giảm thiểu tình
trạng THĐ của nông dân. 71
3.2.2 Vấn đề giải quyết việc làm phải đặt trong mối quan hệ với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành nghề truyền
thống. 71
3.2.3 Giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng
nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề
đào tạo của người lao động. 72

iii
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất ở huyện Hoài Đức 72
3.3.1 Hoàn thiện quy hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí đền bù, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng 72
3.3.2 Phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm thu hút lao động nông thôn,
trước hết là những người bị thu hồi đất. 73
3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân. 77
3.3.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và giải quyết
việc làm cho người bị THĐ. 79
3.3.5 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho
người lao động. 82
3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động đi đôi với tổ chức
hiệu quả sàn giao dịch việc làm vệ tinh. 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88














iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CCN
Cụm công nghiệp
2
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3
ĐTH
Đô thị hóa
4
KCN
Khu công nghiệp
5
KCX

Khu chế xuất
6
KĐT
Khu đô thị
7
GQVL
Giải quyết việc làm
8
THĐ
Thu hồi đất
9
UBND
Ủy ban nhân dân
















v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
2.1
Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp của các xã từ (2008 – 2011)
43
2
2.2
Số hộ và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi
44
3
2.3
Kinh phí đền bù của các xã
46
4
2.4
Kết quả đào tạo nghề 2008 - 2011
49
5
2.5
Việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
của 12/14 xã điều tra của huyện Hoài Đức
52
6
2.6

Cơ cấu việc làm của lao động sau khi thu hồi đất
53
7
2.7
Thời gian cần thiết để tìm được việc làm
54
8
2.8
Tình trạng việc làm
55
9
2.9
Nhu cầu làm thêm
55
10
2.10
Thu nhập bình quân / 1 người/ tháng
56
11
2.11
Mức sống của hộ trong vùng
57
12
3.1
Quy hoạch sử dụng đất của Hoài Đức đến năm 2020
68
13
3.2
Dự báo biến động về dân số và lao động
69




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước, nên sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công
nghiệp(CCN), các khu chế xuất(KCX) và đô thị diễn ra nhanh chóng là một
tất yếu khách quan. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy, làm
thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn, trước hết là làm
thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và cơ cấu đất đai,
lao động, việc làm, thu nhập nói riêng. Về lâu dài, sự thay đổi này mang tính
tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong
tổng sản phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất
nước, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đến lượt nó,
quá trình CNH, HĐH sẽ có tác động tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng
thời giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của người nông dân. Tuy nhiên, trước
mắt sự phát triển các KCN, KCX và đô thị cũng tạo ra rất nhiều khó khăn
cho nông dân các vùng có đất bị thu hồi. Đó là: sự mất dần diện tích đất
nông nghiệp và hậu quả của nó là hàng ngàn nông hộ không hoặc thiếu đất
sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng tiền đền bù
không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí, đôi khi còn gây hậu quả xã hội
không lường. Sự tăng lên về giá tiêu dùng do sự tập trung của nhiều lao
động; các vấn đề xã hội nảy sinh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì
vậy, việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập một cách ổn định cho lao động
nông thôn nói chung và cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng,
đang là vấn đề có tính chất thời sự ở nhiều địa phương hiện nay.

Huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Trong

2
những năm qua, diện tích đất nông nghiệp giảm với tốc độ ngày càng nhanh
do chuyển mục đích sử dụng sang công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải.
Do đó, tại đây tình trạng nông dân bị thu hồi đất không tìm được việc làm là
phổ biến, khiến cho hàng ngàn lao động bị thất nghiệp, đòi hỏi chính quyền
địa phương phải có chính sách và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
đào tạo nghề, hỗ trợ công ăn, việc làm ổn định cho họ.
Nghiên cứu đề tài “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
ở huyện Hoài Đức” tác giả mong muốn được góp phần giải quyết các câu
hỏi: Tác động của thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người dân như thế
nào? Tình hình thu hồi đất và giải quyết việc làm của huyện Hoài Đức những
năm qua ra sao? Còn những vấn đề gì đặt ra đòi hỏi phải giải quyết trong
thời gian tới? Và giải quyết các vấn đề đó bằng cách nào?
2. Tình hình nghiên cứu
Thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là vấn đề
mang ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, trong những năm
qua đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Liên quan trực tiếp đến nội
dung luận văn có các công trình chủ yếu sau:
- Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất theo
hướng "ly nông bất ly hương" của tác giả Nguyễn Sáng, đăng tải trên báo điện
tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số ra ngày 9 tháng 1 năm 2007. Trong
bài viết này, tác giả đã đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình thu hồi đất
của toàn huyện Hoài Đức trong thời gian qua. Theo bài báo này quy hoạch
đến năm 2010, huyện Hoài Đức có đến 50% tổng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của huyện bị thu hồi, kéo theo đó là một số lượng lớn nông dân mất
việc làm. Trên cơ sở đánh giá về chính sách đào tạo nghề của huyện về những
thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tác giả đưa ra định hướng
cần đẩy mạnh công tác dạy nghề để giải quyết việc làm cho nông dân bị mất


3
đất theo hướng “ly nông bất ly hương”. Như vậy, bài viết của tác giả Nguyễn
Sáng mới chỉ dừng lại ở định hướng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể.
-“Hướng đi hiệu quả cho nông dân mất đất”, của Thiên Tú,(báo điện tử
kinh tế và đô thị ngày 1 tháng 7 năm 2011). Trong công trình này tác giả đã
nêu ra được thực trạng thu hồi đất của xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) trong
những năm qua, đồng thời tác giả đã đưa ra hướng đi mới cho nông dân bị thu
hồi đất.
Xã Di Trạch vốn là một vùng thuần nông, chủ yếu là cấy lúa và hoa màu.
Song những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, Di Trạch bị
thu hồi trên 80% diện tích đất nông nghiệp. Do đó, nhu cầu việc làm của
người nông dân là rất lớn. Nắm bắt nhu cầu đó, xã Di Trạch đã nhạy bén vận
động người dân chuyển sang trồng cây cảnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt giải quyết việc làm
cho người nông dân trung niên, là đối tượng khó xin việc trong các khu công
nghiệp. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên công trình này chỉ
giải quyết một phần nhỏ trong lực lượng lao động là nông dân mất đất.
- “Nhà nông không… đất”. của tác giả Thế Vũ, đăng trên tạp chí điện tử
của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác giả đã phân tích về thực trạng thu hồi
đất nông nghiệp, vấn đề việc làm của nông dân bị thu hồi đất từ đó đánh giá
những vấn đề đặt ra.
Tác giả khẳng định, trong thời gian qua tốc độ thu hồi đất tại xã An
Khánh diễn ra nhanh, do đó tác động mạnh đến việc làm và đời sống của nông
dân ở Xã (tới hơn 90% đất sản xuất nông nghiê
̣
p của xã đã bị thu hồi để
chuyển sang làm các dự án công nghiệp, đô thị). Viễn cảnh “nhà nông không
đất” đã hiển hiện khi tại 4/5 thôn, người dân đã không còn đất canh tác; nhiều
hộ dân không có việc làm và phải lo chạy ăn từng bữa.


4
Khi không còn làm nông nghiệp nữa , mỗi ngày có hàng ngàn lao đô
̣
ng
của xã An Khánh đi theo các kíp thợ xây dựng hoặc đi buôn bán nhỏ lẻ tại các
chợ trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, số người tự xoay sở tìm việc như trên
cũng chưa bõ bèn gì so với số lao động của xã An Khánh đang thiếu viê
̣
c làm
hiện nay.
Việc người dân làm nông nghiệp không còn đất canh tác không phải là
chuyện riêng của một xã, một huyện nữa. Cơn lốc đô thị hóa đã khiến cho đất
nông nghiệp thu hẹp với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt là đối với các xã,
phường vùng ven đô.
Một số vấn đề đặt ra đối với nông dân và chính quyền địa phương mà
tác giả chỉ ra là: Người nông dân sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích,
những giải pháp của thành phố và chính quyền địa phương vẫn chưa đạt được
kết quả cao.
Như vậy, trong công trình nghiên cứu này tác giả đã có những đánh giá
xác thực về vấn đề thu hồi đất, việc làm và chính sách giải quyết việc làm của
chính quyền địa phương. Cung cấp tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên
cứu có hệ thống sau này.
-“Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông
dân huyện Hoài Đức và giải quyết việc làm” khoá luận tốt nghiệp của tác giả
Khuất Văn Thành, trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2007. Trong đề tài này
tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thu hồi đất của nông
dân huyện Hoài Đức. Đầu tiên đưa ra những vấn đề lý luận về lao động, việc
làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển công nghiệp và đô thị hóa, tác động của phát triển khu công nghiệp

và đô thị hóa tới việc làm của khu vực nông thôn. Nghiên cứu về giải quyết
việc làm của một số địa phương và trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệp cho
huyện Hoài Đức.

5
Bài viết đã đã đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn
chế như: số lao động việc làm cao và xu hướng tăng lên; Khả năng tạo mở
việc làm từ các dự án còn ít, lao động tự tạo việc làm còn ít. Rút ra những
nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Do công tác quy hoạch, ban hành
và thực hiện chính sách; Về phía người dân do trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn còn thấp, những nguyên nhân về nhận thức…
Tác giả cũng đã đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi trong
việc giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất: Hoàn thiện việc quy
hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức đào tạo nghề cho nông
dân, tăng cường các hoạt động hỗ trợ để khuyến khích người lao động tìm
kiếm việc làm và phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động,
tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho người lao động
Mặc dù trong đề tài này tác giả đã nghiên cứu vấn đề một cách có hệ
thống, song thực tiễn trong thời gian gần đây đã có nhiều biến động mạnh mẽ
về kinh tế - chính trị - xã hội làm cho những giải pháp này không còn phù hợp
hoặc không phát huy được những hiệu quả mà tác giả mong đợi.
-“Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận Long
Biên – Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Như Trang, Trung tâm đào tạo
bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012.
Luận văn đã làm rõ tính tất yếu của thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH và
Đô thị hóa; sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất; trên
cơ sở phân tích thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm trên địa bàn quận
Long Biên tác giả đã đưa ra những giải pháp tạo việc làm cho lao động thuộc
diện thu hồi đất ở Quận này.

- “Thực trạng thu nhập đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi
để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu

6
cầu công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước (2005) của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng
thu nhập, đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi ở 7 tỉnh/TP: Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Kinh, Cần Thơ, Bình Dương. Đề
tài đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp và các điều kiện giải
quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng
các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng
và lợi ích quốc gia những năm tới
Như vậy, tuy đã có khá nhiều công nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất và
giải quyết việc làm cho nông dân. Trong đó có một số công trình nghiên cứu
trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn
đề này một cách toàn diện phù hợp với bối cảnh đầy biến động về kinh tế xã
hội hiện nay. Đó là khoảng trống tri thức cần được tiếp tục bổ sung và làm rõ.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá công tác giải quyết việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua, tìm ra
nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác này, từ đó đề
xuất nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho người dân bị THĐ
ở huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động,
việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân bị THĐ.
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm vùng thu hồi đất trên


7
địa bàn huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến năm 2011.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân trong vùng có đất nông
nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển các công nghiệp, đô
thị…, tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các hộ có
đất thu hồi, những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm
giải quyết việc làm cho người nông dân trong những vùng thu hồi đất.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện
Hoài Đức
Tuy nhiên, để rút ra bài học cho huyện Hoài Đức, luận văn cũng nghiên
cứu vấn đề này trên một số địa phương khác có điều kiện tương đồng với
huyện.
+ Phạm vi thời gian từ năm 2008 đến nay (khi Hà Tây nhập vào Hà
Nội)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, phương pháp lôgic và nghiên cứu so sánh
- Các phương pháp phân tích chủ yếu: phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp

8
6. Đóng góp mới của luận văn
- Xuất phát từ đặc thù của địa bàn nghiên cứu đưa ra cách nhìn mới về

vấn đề việc làm của nông dân ở vùng thu hồi đất
- Đúc rút kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở một số địa phương có
thể áp dụng cho huyện Hoài Đức
- Phân tích thực trạng của thu hồi đất và giải quyết việc làm ở Huyện
Hoài Đức từ 2008 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giải quyết việc
làm cho nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Hoài Đức trong thời gian tới
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất.
Chương 2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
huyện Hoài Đức từ 2008 đến nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất.









9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT


1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất và tác động của nó đến việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất
1.1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất trong quá trình CNH & ĐTH
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) đất nước, nên sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công
nghiệp(CCN), các khu chế xuất(KCX) và đô thị diễn ra nhanh chóng . Theo
đó, một bộ phận khá lớn đất thổ cư, đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử
dụng, phục vụ cho yêu cầu của sự phát triển chung. Điều đó có ý nghĩa là việc
THĐ đối với các hộ nông dân trong vùng qui hoạch là tất yếu, do:
Thứ nhất, trong quá trình CNH,HĐH cần phải có mặt bằng xây dựng
các cơ sở sản xuất CN, khu CN, khu chế xuất, khu kinh tế mở nhằm thu hút
đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong
khi đó, diện tích đất trống không còn nên muốn phát triển hệ thống sản xuất
CN thì không thể không chuyển một bộ phận diện tích nhất định đất đai nông
nghiệp cho việc tạo lập mặt bằng triển khai hoạt động sản xuất này.
Thứ hai, do nằm trong một cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế có quan
hệ tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, nên sự phát triển sản xuất CN, tất
yếu phải phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng
như sân bay, bến cảng, hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện quốc
gia, hệ thống thông tin, liên lạc, bưu chính, viễn thông, hệ thống thủy lợi và
phát triển đô thị. Điều này đòi hỏi phải mở rộng diện thu hồi đất đã và đang
đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để chuyển sang phát

10
triển sản xuất CN, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng vì lợi ích chung của
nền kinh tế quốc dân và phát triển đô thị.
Trên thực tế, chỉ tính 15 năm kể từ khi bắt đầu thành lập các KCN đến
cuối năm 2006, cả nước đã có 135 KCN và KCX với tổng diện tích đất tự
nhiên trên 30.000 ha, thu hút 4.516 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài
ra, còn có 124 cụm CN hoặc KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập,

với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, từ tháng 8/2005 đến năm 2015 và định hướng năm 2020 cả nước
có khoảng 80.000 ha đất dành cho KCN và KCX. Để có được một diện tích
đất nêu trên cho phát triển KCN và KCX, Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất
từ những chủ đang sử dụng vào các hoạt động khác, trong đó chủ yếu vào sản
xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc làm này là cần thiết trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, việc thu hồi đất nông nghiệp, nông thôn cho phát triển CN,
dịch vụ, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng là cần thiết không chỉ
đơn thuần bắt nguồn từ yêu cầu CNH, HĐH và ĐTH mà còn từ chính yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn. Việc phát triển sản xuất CN
không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mới, ổn định hơn để người lao động có thu
nhập cao hơn so với làm việc trong nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch
lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang CN, dịch vụ và thành thị mà còn tạo
ra những điều kiện mới để mở rộng thị trường cho phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Những sản phẩm được tạo ra từ CN sẽ là những yếu tố sản xuất và
hàng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân
nông thôn. Nhờ phát triển CN mà người dân nông thôn có thị trường tiêu thụ
sản phẩm của mình, cung cấp các nguyên vật liệu cho CN và hàng nông sản
cho những người làm CN.

11
Thu hồi một phần đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất CN còn tạo ra
điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp. Bởi vì sự phát triển
của các cơ sở CN đòi hỏi phải mở rộng nguồn cung cấp về nguyên liệu, nhất
là đối với các ngành CN chế biến nông sản cho sản xuất và lương thực, thực
phẩm cho người lao động trong các cơ sở CN. Thị trườn nông sản được mở
rộng hơn khi chưa có các cơ sở CN. Cầu về nông sản tăng lên, làm cho giá
nông sản tăng, tỷ suất lợi nhuận và thu nhập của người nông dân tăng lên.
Đây là điều kiện để họ tích lũy vốn, đổi mới công nghệ sản xuất, chăm lo hơn

đến việc sản xuất, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp, kích
thích sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, tăng hiệu quả.
Những năm gần đây nhờ phát triển công nghiệp và việc hình thành các
KCN, KCX đã chuyển được hàng triệu lao động nông nghiệp sang công
nghiệp, người lao động đã có thu nhập khá hơn so với khi làm nông nghiệp,
mức sống vật chất và tinh thần của cá nhân và gia đình họ đã được nâng lên.
Theo thống kê tổng diện tích đất đai năm 2003 của cả nước có
33.104.200 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.531.800 ha, đất lâm nghiệp có
rừng 12.402.200 ha, đất chuyên dùng 1.669.600ha, đất ở 460.400 ha, còn
8.867.400 ha đất chưa sử dụng.Bình quân từ năm 1996 đến năm 2003, đất
chuyên dùng tăng 52.545 ha/năm. Theo báo cáo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn 20 năm đổi mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, thì chỉ trong giai đoạn 2001 – 2005, cả nước đã có 366.440 ha đất
nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó có 15.383 ha
chuyển sang xây dựng KCN, KCX và 24.173 ha xây dựng các cụm CN vừa
và nhỏ [11,tr.2]. Đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu là do xây dựng và phát
triển các cơ sở sản xuất CN, các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Kể từ khi thực hiện đường lối

12
đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh CNH, HĐH ở
nước ta, việc thu hồi đất cho phát triển CN càng được tăng cường.
1.1.2 Tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm cho
nông dân
1.1.2.1 Những tác động tích cực
Thứ nhất, một bộ phận nông dân có cơ hội chuyển sang lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, với mức thu nhập cao hơn.
Việc THĐ để xây dựng các KCN, KĐT chính là điều kiện và thời cơ tốt
để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp, khu vực có năng suất lao động
thấp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao. Nông dân trước khi bị thu

hồi đất, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thường có mức sống thấp so với
cư dân thành thị. Theo kết quả điều tra, giai đoạn 1996 – 2006, tốc độ tăng
GDP bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là 2,7%(so với thành thị là
8,8%) . Như vậy, thu nhập của dân cư nông thôn chỉ bằng 54,6% thu nhập
bình quân của dân cư thành thị, lại còn có xu hướng giảm dần ( năm 2008 chỉ
còn 47,4% so với dân thành thị) [19,tr.78]. Thu nhập của lao động nông thôn
khoảng 4 triệu đồng/người/năm (năm 2000) ; và tăng lên 12,2 triệu
đồng/người/năm (năm 2008). So với bình quân của tất cả các ngành kinh tế
năm 2008 là 32,9 triệu đồng/người/năm, thì mức chênh lệch giữa hai bộ phận
dân cư đã lên tới 2,7 lần [12,tr.34].
Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm 73,5% (năm
2006), so với kết quả đạt được ước tính mỗi lao động có thu nhập 5,5 triệu
đồng/năm ; lao động ngành thủy sản có thu nhập cao hơn khoảng 30,5 triệu
đồng ; công nghiệp ở nông thôn có tỷ trọng không đáng kể.
Tuy nhiên sau khi thu hồi đất, nhiều nông dân đã chuyển sang các
ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là số lao động trẻ, lao động đã qua đào tạo.
Nếu sau khi thu hồi đất chỉ giải quyết được 13% số lao động của địa phương

13
vào làm việc ở các KCN thì 1ha công nghiệp sẽ có 10,01 lao động địa phương
(1ha đất công nghiệp thu hút 77 lao động). Như vậy, số dư thừa lao động
nông nghiệp vẫn là lao động nông nhàn, không được đào tạo, có độ tuổi cao
hoặc một số ít không chấp nhận làm việc ở các KCN.
Việc làm cho nông dân bị mất đất ở một số tỉnh thành trong cả nước
sau khi các KCN hoạt động như sau :
Ở tỉnh Hưng Yên theo quy hoạch sẽ có 19 KCN, hiện đã thu hồi
1.134,81 ha/6.550 ha cần thu hồi. Và hiện đã có 4 KCN hoạt động, thu hút
khoảng 19.500 lao động, trong đó lao động địa phương là 11.000 người. Với
diện tích thu hồi trên có 24.180 lao động cần việc làm (tức đã giải quyết được
45% lao động có đất bị thu hồi) [5,tr.38]

Tỉnh Bình Dương, đã có 28 KCN, với diện tích 8.929,13ha, trong đó có
23 KCN đã hoạt động. Tổng số lao động đang làm việc tại các KCN Bình
Dương là 222.416 người. Số người đang độ tuổi lao động của tỉnh là 800.000
người, dân số nhập cư là 50%. Vậy có thể ước tính lao động địa phương được
thu hút là 111.208 người và với diện tích thu hồi trên ước tính cần giải quyết
cho 140.000 lao động chuyển đổi.
Tỉnh Bắc Ninh, tính đến tháng 10/2011, có 15 KCN, diện tích thu hồi là
5.961 ha. Trong đó có 10 KCN đang triển khai xây dựng, hiện tại có 259
doanh nghiệp đã hoạt động, đã giải quyết việc làm cho 72.210 lao động, lao
động địa phương là 33.197 người (chiếm 46% tổng số việc làm từ KCN), 1ha
công nghiệp thu hút 12,11 lao động, số lao động cần chuyển sang phi nông
nghiệp khoảng hơn 127 nghìn người. Nhiều KCN Bắc Ninh đang được xây
dựng, chưa đi vào hoạt động, số lao động thu hút dự kiến sẽ tăng nhanh trong
những năm tới.

14
Theo điều tra, thu nhập của lao động tại các KCN trên cả nước hiện
nay, mức lương trung bình từ khoảng 3,5-5,5 triệu đồng/tháng, đời sống được
cải thiện so với sản xuất nông nghiệp.
KCN còn thu hút một số lượng lao động ngoại tỉnh. Trên các địa
phương có đất thu hồi, đã xây dựng hàng nghìn phòng trọ cho công nhân
ngoại tỉnh thuê (đây là nguồn thu nhập khá ổn định cho nông dân mất đất).
Nông dân còn có thể có việc làm trong các loại hình thương mại nhỏ, dịch vụ
sinh hoạt, phục vụ xây dựng, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí Các loại việc
làm này, có một phần không cần đào tạo và phù hợp với nhiều độ tuổi, kể cả
những người đã hết tuổi lao động. Nghề bán các sản phẩm lương thực thực
phẩm, hàng tiêu dùng đem lại thu nhập ổn định từ 3 – 10 triệu đồng/1 lao
động/ tháng ; các nghề dịch vụ trông trẻ thu nhập từ 500 nghìn đồng – 2 triệu
đồng/ tháng ; các nghề truyền thống, các dịch vụ chuyên nghiệp đem lại thu
nhập cao hơn.

Hầu hết khi phát triển các KCN, cuộc sống dân cư của vùng thu hồi đất
trở lên sôi động hơn, cách thức sinh sống đô thị có nhu cầu cao hơn, là điều
kiện tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
Thứ hai, đời sống tinh thần của người dân được chuyển biến. Khi xây
dựng các KĐT, KCN Nhà nước đã đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông,
thông tin, trường sở, các loại hình dịch vụ điện nước Từ chỗ nông thôn
thuần khiết, các điều kiện vật chất nghèo nàn, khu dân cư ở vùng đô thị hóa,
vùng khu công nghiệp, có điều kiện vật chất cao hơn.
Kết quả phát triển các KCN trên cả nước đến năm 2010, có 173 KCN
đi vào hoạt động, thu hút 3960 dự án FDI (53,6 tỉ USD), 4380 dự án trong
nước (33.600 tỉ đồng) và đem lại doanh thu 33 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt
19 tỉ USD, nộp ngân sách Nhà nước 1,4 tỉ USD [44,Dung]. Việc phát triển
KCN đã góp phần tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất

15
khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các khu công nghiệp đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha ;
giá trị xuất khẩu 1,27 triệu USD/ha ; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỉ đồng/ha.
Có được thành tựu trên là do các khu công nghiệp thu hút nguồn đầu tư lớn,
như vốn FDI chiếm khoảng 35-40% tổng vốn đăng ký thêm của cả nước,
riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm 80%. Hơn nữa cùng với phát triển KCN đã
tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài [31]
Thứ ba, người nông dân có sự đổi mới trong tư duy, tác phong và kỷ
luật trong lao động.
Tâm lý tiểu nông được hình thành, tồn tại bởi rất nhiều yếu tố, trong đó
trực tiếp và chủ yếu là nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ, manh mún, tình
trạng nền sản xuất phân tán, biệt lập, khép kín là phổ biến, đặc biệt là tình
trạng kém phát triển của sự phân công lao động xã hội. Dẫn đến những đặc
trưng tiêu cực như: thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, bảo thủ, lối nghĩ
dựa theo kinh nghiệm; hẹp hòi, vị lợi, cục bộ địa phương; tính tuỳ tiện, kém

kỷ luật, kỷ cương, trọng lệ hơn luật Đó chính là tính lưỡng diện, vừa thống
nhất vừa mâu thuẫn trong tâm lý tiểu nông Việt Nam. Quá trình CNH, HĐH
đất nước giúp người dân có sự đổi mới về tư duy từ sản xuất nhỏ sang sản
xuất lớn với tác phong lao động công nghiệp kỷ luật cao và đạt năng suất lao
động cao.
1.1.2.2 Những tác động tiêu cực
Nông dân vùng thu hồi đất phải hứng chịu những tác động không mong
muốn, thậm chí một bộ phận dân cư không còn nguồn mưu sinh, có cuộc sống
bất ổn.
Thứ nhất là, số lượng lao động bị mất việc làm nhiều trong khi giải
quyết việc làm cho họ trong các KCN thì ít.

16
Thực trạng THĐ nông nghiệp đã làm cho hàng vạn nông dân cả nước
bị mất việc làm. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, từ
năm 2005 – 2009, Hà nội có gần 108.000 người (bình quân 2 lao động/ hộ) bị
mất việc ; Hà Nam 12.360 người ; Hải Phòng 13.274 người…Một số xã như
xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) sau khi giao 96% đất nông nghiệp, số lao
động mất việc làm lên tới 1.401 người(chiếm 60% lực lượng lao động). Xã
Lai Vu (Kim Thành, Hải Dương) sau khi giao 87% đất nông nghiệp, 1.200
người (chiếm 70% lực lượng lao động) bị mất việc làm…Trung bình mỗi hộ
có khoảng 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm sau khi bị THĐ sản
xuất [12,tr.1]
Trong số những lao động mất việc này, nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất
là từ 35 tuổi trở lên, chiếm khoảng 60%. Trong độ tuổi này, họ rất khó tìm
được việc làm và thu nhập ổn định. Nhóm lao động trong độ tuổi từ 18 – 25,
kinh nghiệm lao động chưa nhiều, tại thời điểm bị THĐ việc chuyển nghề và
tìm kiếm việc làm mới gặp nhiều khó khăn vì không đáp ứng được yêu cầu về
tay nghề. Nhiều địa phương có tời hàng ngàn lao động mất việc làm nhưng
chỉ có 10 – 20/100 người đã qua đào tạo nghề. Nhóm tuổi này có ưu thế về

sức khỏe, trình độ học vấn đồng đều, trình độ nghề nghiệp chưa cao nhưng
khả năng học nghề tốt, ngạy bén với cái mới và thời cuộc.
Việc THĐ để xây dựng các KCN, KĐT chính là điều kiện và thời cơ tốt
để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp, khu vực có năng suất lao động
thấp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao. Nhưng trong quá trình
thực hiện THĐ những hệ lụy về GQVL cho nông dân mà nó gây ra đã vượt
quá khả năng giải quyết của chính quyền địa phương. Vì thế, việc THĐ nông
nghiệp để phát triển các KCN, KĐT thực hiện mục tiêu CNH,HĐH vốn là để
GQVL cho nông dân theo hình thức chuyển đổi cơ cầu kinh tế và cơ cấu lao

17
động thì nay lại trở thành sức ép về GQVL. Vấn đề GQVL cho nông dân bị
THĐ trở nên gay gắt hơn.
Thứ hai là, về nông dân bị THĐ không tìm được việc làm do không
đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH Nhà nước đã tiến hành thu hồi
nhiều diện tích ĐNN để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, trong đó tập
trung phát triển các cụm, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao
động. Chính sách này đã thu hút được hàng chục ngàn dự án của các nhà đầu
tư trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ USD và hàng trăm ngàn tỷ đồng
để phát triển KCN, KĐT. Theo đó, hàng triệu lao động đã tìm được việc làm
tại đây với thu nhập cao, trong đó có một số ít lao động trẻ là những nông dân
bị THĐ. Song thực tế số lao động tìm được việc làm chỉ có tính tạm thời nên
số lao động không có việc làm lại tăng lên. Cụ thể là : sau 5 đến 10 năm, chỉ
có một số ít lao động có tay nghề cao và sức khỏe tốt được tiếp tục làm việc,
đa phần còn lại bị sa thải vì bị mất ưu thế về sức lao động và mức lương thấp.
Sau một thời gian ổn định, các doanh nghiệp sẽ tuyển những lao động có sức
khỏe tốt hơn và trình độ nghề nghiệp cao hơn để đảm bảo yêu cầu về chất
lượng lao động trong nhà máy của họ. Điều này xảy ra phổ biến ở cac KCN
có các nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng THĐ

nông nghiệp tăng lên nhanh chóng.
Mặc dù các doanh nghiệp nhận đất thu hồi đều cam kết với chính quyền
địa phương sẽ GQVL cho nông dân bị THĐ, cụ thể là : Ở Hà Nội thu hồi 1ha
đất doanh nghiệp phải tạo việc làm mới cho 10 lao động, Hưng Yên thu hồi
100m2 doanh nghiệp phải GQVL cho 1 lao động. Nhưng trên thực tế số lao
động được tuyển dụng làm việc trong các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ rất
nhỏ (khoảng 20 – 30%). Phần lớn còn lại không được tuyển do không đáp
ứng được yêu cầu của công việc, một phần nữa do sự thất hứa của doanh

18
nghiệp. Vì thế, những người nông dân bị THĐ nếu không tự tìm việc khác
cho mình thì lâm vào tình trạng thất nghiệp là tất yếu.
Thứ ba, những người nông dân bị THĐ có tư tưởng ỷ lại vào chính
sách hỗ trợ của Nhà nước và tiền đền bù mà chưa tự mình tìm kiếm việc làm.
Đây cũng là lý do người dân bị THĐ không quan tâm đến xuất khẩu lao
động. Mặt khác, việc tổ chức chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao
động ở các địa phương còn hạn chế.
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên GQVL cho người
dân bị thu hồi đất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế (ước tính tạo việc
làm cho khoảng 55.000 người/ năm trong hàng trăm nghìn lao động mất việc).
Trong hai năm 2006 và 2007, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm
cũng đã dành 22 tỷ đồng bổ sung vốn vay GQVL cho gần 10.000 lao động bị
THĐ [9,tr.1]
1.2 Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất
1.2.1.1 Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm, theo nghĩa rộng, là tổng thể những biện pháp, chính
sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng

lao động đều được lao động (có việc làm) và có thu nhập. Theo nghĩa hẹp, giải
quyết việc làm là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối tượng thất
nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ làm việc cho người lao động để giảm
thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Theo các nghĩa nêu trên, thực chất của giải quyết việc làm
là quá trình tạo ra và kết hợp các yếu tố sản xuất bao gồm sức lao động, tư liệu
sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để đảm bảo cho người có khả
năng lao động được lao động và duy trì hoạt động lao động đó.

×