Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè tại ngọc thanh, phúc yên,vĩnh phúc năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.67 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------------------------

TRỊNH THỊ HIỀN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY CHÈ TẠI NGỌC THANH, PHÚC YÊN,
VĨNH PHÚC NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học Ứng dụng

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------------------------

TRỊNH THỊ HIỀN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY CHÈ TẠI NGỌC THANH, PHÚC YÊN,
VĨNH PHÚC NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học Ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THƯƠNG


HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sâu
sắc tới:
Giáo viên hướng dẫn – TS. Vũ Thị Thương là người đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Ban
lãnh đạo nhà trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
- Em cũng xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học và
chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Em xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện


Trịnh Thị Hiền


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 4
2.2.1. Những nghiên cứu về thiên địch trên cây chè......................................... 4
2.2.2. Hướng sử dụng thiên địch....................................................................... 5
2.2.3. Một số kết quả đạt được.......................................................................... 7
2.3. Những nghiên cứu trong nước ................................................................... 8
2.3.1. Những nghiên cứu về thiên địch bắt mồi trên cây chè........................... 8
2.3.2. Những nghiên cứu về bọ rùa đỏ ........................................................ 10
2.3.3. Những nghiên cứu về tập hợp nhện lớn BMAT..................................... 12
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 14
3.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng, dụng cụ nghiên cứu ............................... 14
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 14
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 14
3.1.4. Dụng cụ nghiên cứu .............................................................................. 14
3.1.5. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
3.2.1. Điều tra thành phần các loài thiên địch của chúng trên cây chè..... 15



3.2.2. Điều tra biến động số lượng các loài thiên địch trên cây chè. ........ 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 16
3.4. Phương pháp tính toán và xử lí số liệu ................................................... 17
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 18
4.1. Đặc điểm sản xuất chè tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ............. 18
4.2. Thành phần thiên địch trên cây chè vụ Xuân tại Ngọc Thanh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc .............................................................................................. 19
4.3. Phổ vật mồi của một số thiên địch sâu hại trên cây chè tại Ngọc
Thanh, Phúc Yên, Vĩnh phúc ........................................................................ 21
4.4. Tần xuất xuất hiện các loài thiên địch của sâu hại trên cây chè tại
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2019................................ 23
4.5. Cây ký chủ của một số loài thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh,
Phúc Yên, Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2019 ..................................................... 24
4.6. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên chè vụ Xuân năm 2019 tại Ngọc
Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ........................................................................ 26
4.7. Mối tương quan giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh............................................ 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 31
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 34


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

ctv

Cộng tác viên


NBM

Nhện bắt mồi

BMAT

Bắt mồi ăn thịt

ĐH

Đại học

BVTV

Bảo vệ thực vật

KTNN

Kỹ thuật nông nghiệp


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên chè tháng 2, 3 năm 2019 tại Ngọc
Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc............................................................ 27
Hình 2. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh trên cây chè tháng 2,3 tại
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.................................................. 29



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Thành phần thiên địch trên chè vụ Xuân 2019 tại Ngọc Thanh,
Phúc yên, Vĩnh phúc. ...................................................................... 19
Bảng 4.2. Phổ vật mồi của thiên địch trên cây chè tại Ngọc Thanh, Phúc
Yên, Vĩnh Phúc vụ Xuân năm 2019. .............................................. 22
Bảng 4.3. Thời gian xuất hiện của một số thiên địch trên cây chè vụ
Xuân năm 2019 tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. ............... 23
Bảng 4.4. Cây ký chủ của một số loài thiên địch trên cây chè vụ Xuân
năm 2019 tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.......................... 25
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ trên chè tháng 2, 3 năm 2019 tại
Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc................................................ 26
Bảng 4.6. Mối tương quan giữa bọ rùa đỏ và rầy xanh trên cây trên cây chè
tháng 2, 3 năm 2019 tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh
Phúc................................................................................................. 28


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1


Cây chè là một loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển
trong điều kiện nóng ẩm. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật cây chè còn được trồng ở những nơi mà ban đầu chúng không
hoặc sinh trưởng và phát triển kém. Cây chè là loại cây công nghiệp lâu năm,
được trồng ở rất nhiều nơi điển hình như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Việt
Nam…

Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên tốt tạo điều kiện cho cây
chè sinh trưởng và phát triển. Cây chè đã được trồng từ rất lâu, ngày nay các
nhà khoa học trên thế giới đã xác nhận: Cây chè có nguồn gốc từ một vùng
sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo
đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở
phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái
o

o

Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95 đến 120 Đông, trục Bắc
o
o
Nam từ vĩ độ 29 đến 11 Bắc. Với điều kiện khí hậu địa lí, đất đai của
Việt Nam phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên cây
chè được trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi
phía Bắc và cây chè trở thành “cây làm giàu của hai vùng này”. Diện
tích trồng chè khu vực trung du và miền núi phía bắc chiếm 80% cả
nước, 20% còn lại nằm ở một số nơi như Tây Nguyên, Đắc Lắc, Lâm
đồng. Theo số liệu của cục thống kê năm 2015 tổng diện tích chè ước
tính đạt 134,7 nghìn ha, tăng 1,6% so với năm 2014, sản lượng chè búp
đạt 1 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2014. Việt Nam hiện đang ở Top 5
nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới cùng với Ấn Độ, Trung Quốc,
Srilanka và Kenya, sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 61 quốc
gia trên thế giới , Hiệp hội chè Việt Nam (2000).
Cây chè là loại cây trồng cho năng suất và chất lượng ổn định, có giá trị
kinh tế cao, tạo điều kiện cho người dân có việc làm cũng như tăng thu nhập
hàng năm đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi và trung du.Ngoài ra trồng chè

2



còn có tác dụng phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn và điều hòa khí hậu.
Cây chè được xem là loại cây trồng mũi nhọn và là một lợi thế của các khu
vực trung du miền núi vì nó là cây trồng dễ khai thác và các sản phẩm từ cây
chè thì có giá trị lớn về xuất khẩu cũng như trong nước.
Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc là một xã chủ yếu sản xuất nông,
lâm nghiệp. Bên cạnh một số cây lương thực, thực phẩm như đậu tương, ngô,
lạc, thì cây chè là một trong những cây được xã quan tâm, chú trọng phát
triển, sản phẩm chè là loại đồ uống thông dụng và rất tốt cho sức khoẻ. Qua
kết quả đánh giá cho thấy cây chè cho thu nhập cao và ổn định hơn tất cả các
cây trồng khác…
Trong quá trình mở rộng diện tích đất trồng chè, canh tác và chăm sóc
cây chè người dân đã gián tiếp làm mất cân bằng sinh học, sâu bệnh hại chè
gia tăng và mức độ gây hại ngày càng cao do đa số nông dân chỉ sử dụng biện
pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phun nhiều lần trong vụ làm ảnh
hưởng đến chất lượng chè. Vì thế để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng ,
cũng như tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chè thì phải chú ý đến việc
kiểm soát sâu hại chè nhưng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học từ đó phát
triển nghành công nghiệp chè một cách bền vững.
Từ những yêu cầu về khoa học và thực tiễn đã đặt ra như trên, thì việc
nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi trên cây chè, để đề xuất các biện
pháp phòng trừ sâu hại chè mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, không ảnh
hưởng tới chất lượng sinh thái và môi trường sống đang là một thách thức lớn
đặt ra cho nghành chè Việt Nam. Để góp phần giải quyết những khó khăn đó
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Điều tra thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè tại Ngọc Thanh,
Phúc Yên,Vĩnh Phúc năm 2019”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích

Xác định được thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên cây chè,
tần xuất xuất hiện, phổ vật mồi cũng như một số cây ký chủ của một số loài
côn trùng bắt mồi trên cây chè. Từ đó đưa ra các biện pháp để sử dụng mối
3


quan hệ khống chế sinh học giữa “vật bắt mồi – con mồi” nhằm hạn chế tối đa
việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần, phổ vật mồi, tần xuất xuất hiện của côn trùng
bắt mồi trên cây chè tại Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
- Xác định được sự phát sinh, phát triển theo thời gian trong một năm
của một loài côn trùng bắt mồi cụ thể trên chè tại Ngọc Thanh, Phúc Yên
Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Điều tra và thống kê một cách có hệ thống thành phần, tần xuất xuất
hiện và phổ vật mồi của côn trùng bắt mồi trên cây chè tại Ngọc Thanh - Phúc
Yên - Vĩnh Phúc để đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết về vai trò của một số
loài thiên địch bắt mồi phổ biến từ đó làm cơ sở để xây dựng biện pháp sinh
học trong hệ thống quản lý cây chè tổng hợp đảm bảo quy trình Viet GAP.
Các dẫn liệu thu được là cơ sở để tiến hành các biện pháp bảo vệ, duy
trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi, quản lý tốt nương chè theo tiêu
chuẩn của Viet GAP.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc ứng dụng biện pháp sinh học trong
quản lý sâu hại chè.
- Cung cấp dẫn liệu khoa học giúp cán bộ khuyến nông địa phương và
nông dân đánh giá đúng vai trò quan trọng của côn trùng bắt mồi, dễ dàng
nhận biết, bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi quan trọng trong quản

lý sâu hại chè, tạo ra sản phẩm chè an toàn và chất lượng phục vụ cho tiêu
dùng và xuất khẩu.

4


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

5


Việt Nam là một nước rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát
triển do có lượng mưa trung bình cao đặc biệt là các tỉnh Trung du và miền
núi. Bên cạnh đó diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ cao, chiếm 2/3 diện tích cả
nước. Đây là những điều kiện thuận lợi để có thể canh tác và mở rộng diện
tích đất trồng chè.
Tuy nhiên cây chè lại là cây được trồng tại những nơi cao và xa nguồn
nước đã gây khó khăn cho việc chăm bón nhất là tưới nước. Cây chè cũng là
thức ăn ưa thích của nhiều sâu hại, điều đó đặt ra thách thức lớn cho người
dân trong việc chăm sóc chè. Vì thế để giảm thiểu chi phí, sức lực của người
dân cũng như chạy theo lợi nhuận kinh tế thì người dân ưu tiên cho việc sử
dụng thuốc “càng độc càng tốt” , miễn là số lượng ít và việc vận chuyển được
dễ dàng mà không quan tâm đến chất lượng môi trường, điều kiện sinh thái bị
ảnh hưởng và cả sự phát triển của nương chè. Hậu quả của việc lạm dụng
thuốc trừ sâu hóa học đã gây ra không ít những vấn đề nghiêm trọng như ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, ô nhiễm môi trường, nhiều loài sâu hại
bị biến tính khả năng gây hại cao hơn bình thường và những loài côn trùng
bắt mồi thì bị biến mất hoặc bị giảm thiểu về số lượng, nơi cư trú và nguồn

cung cấp thức ăn cũng bị suy giảm. Để khắc phục các hiệu quả tiêu cực trên
thì trong quá trình canh tác, chăm bón chè thì phải có biện pháp để bảo vệ và
phát triển các loài côn trùng bắt mồi trên cây chè. Đây là lí do tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Những nghiên cứu về thiên địch trên cây chè
Thành phần và số lượng các loài côn trùng bắt mồi là vô giá. Dưới
những điều kiện cho phép chúng luôn luôn có vai trò hạn chế tối đa số lượng
sâu hại. Bảo vệ phát triển và lợi dụng chúng trên cơ sở điều hòa sinh quần
đồng ruộng còn lớn hơn rất nhiều lần những loài được nhân và thả ra từ các
nhà máy, phòng thí nghiệm sinh học (Nguyễn Văn Cảm 1994).

6


Các loài côn trùng bắt mồi có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó đặc
biệt là các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa, ruồi ăn rệp. Cụ thể là đã
xác định có 21 loài thiên địch bắt mồi trên cây chè được ghi nhận, trong đó có
nhiều loài có khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu hại cao như bọ xít bắt mồi
Oriorus sp.. Và bọ mắt vàng Chrysoperla sp.
Lane Greer (2000) đã xác định có 7 loài côn trùng bắt mồi quan trọng
trên cây chè gồm Chrysoperla carnea, Chrysopa spp., C. rufilabris, bọ rùa
bắt mồi Hippodamia convergens và ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza.
Zang và Wang (1992) [21] đã nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát
triển của một số loài côn trùng bắt mồi như bọ rùa Hippodamia convergens,
Harmonia axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp., ruồi ăn rệp Aphidoletes
aphidimyza. Người ta tiến hành biện pháp phòng trừ sinh học bằng cách thả
bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia axyridis và ruồi ăn rệp
Aphidoletes aphidimyza vào trong nhà kính để phòng trừ rệp bông Aphis
gossypii, rệp Macrosiphum euphorbiaend, Myzus persicae và Aulacorthum

solani. Các loài côn trùng bắt mồi này có tác dụng quan trọng và hiệu quả
trong việc phòng trừ rệp. Khi nghiên cứu về thành phần loài các loài côn
trùng bắt mồi trên chè người ta đã nghiên cứu về một số đặc điểm như mô tả,
phân loại và xây dựng khoá định cũng như xác định những loài mới, nghiên
cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học được nhiều nhà khoa học trên thế
giới nghiên cứu và đề cập. Theo Giacchi J. et al. (1983) loài Oncocephalus
quadrivittatus ở Nicaragua đã được mô tả, minh họa và so sánh với những
loài trong cùng nhóm phân loại.
2.2.2. Hướng sử dụng thiên địch
Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái về thiên
địch nói chung đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Miller (1956) [23] đã mô tả về thiếu trùng tuổi 1, tuổi 4, của 7 loài bọ
xít thuộc họ Reduviidae và đặc điểm hình thái trứng của 24 loài thuộc họ bọ
xít này. Cấu trúc trứng, tập tính đẻ trứng và cấu tạo noãn trứng loài bọ xít bắt
mồi
Hydrometra stagnorum (Hydrometridae), Nabisrugosus và Nabis
flavomaginatus, Empicoris vagabundus, Rhinicoris annulatus, Rhinicoris

7


niger, Rhinicoris sp.. Và loài Reduvius personatus đã được Hinton (1981) [20]
ghi nhận.
Singh et al. (1989) [24] cho biết nhóm côn trùng ăn sâu hại đậu tương
Rivula sp. đó là bọ xít viền trắng Andrallus spinidens (Fabr.) có một vài đặc
o

điểm sinh học đó là nhiệt độ 24 - 30 C, độ ẩm 75 - 85% A.sipinidens có vòng
đời 32 - 40 ngày.
Loài bọ xít nâu viền trắng A.Sipinidens đã được Bakti D. (2000) [18]

đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ tháng 4 năm 1999 đến tháng 10 năm
1999 ở Indonesia về đặc điểm sinh học trong mối quan hệ với vật mồi đó là
sâu khoang hại đậu tương Spodoptera litura (F.). Qua nghiên cứu cho thấy
con cái đẻ trứng sau 6 – 10 ngày phát dục, đẻ 379 quả trứng/1 con cái, trứng
nở đạt 70,79%, thời gian phát dục của trứng trung bình là 6,86 ngày. Thiếu
trùng có 5 tuổi, thời gian phát dục là 14 - 19 ngày, đạt tỷ lệ sống sót 68,77 72,81%, con trưởng thành sống trung bình 34 – 44 ngày.
Tỷ lệ nở của trứng O.sauteri Popius đã được các tác giả Tomatsu Murai,
0

0

0

Ytaka Narai, Naoto Sugiura nghiên cứu (2001) ở 2,5 C, 7,5 C, 12,5 C kết quả
nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ bảo quản giảm, thời gian bảo quản tăng thì tỷ
lệ trứng nở giảm. Nhóm tác giả cũng xác định được thời gian sống của con
trưởng thành đẻ trứng là 41,5 ± 15,9 ngày, con trưởng thành không đẻ trứng có
thời gian sống là 56,0 ± 26,2 ngày, thời gian sống lớn nhất có thể đạt được là
90 ngày, con cái đẻ 108,7 ± 55,6 quả trứng/con, lớn nhất đạt 224 quả
trứng.
Khi nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài bị xít O.sauteri trên vật
0

mồi T.palmi. ở 25 C của Nagai (1989), ở giai đoạn trứng của O.sauteri trung
bình là 4,55 ngày, trứng đến khi trưởng thành là 12,03 ngày. Con cái trưởng
thành sống 13,93 ngày (con cái đã được giao phối), con đực trưởng thành
sống 11,50 ngày. Trung bình mỗi con cái có thể đẻ 68,40 trứng trong một đời
và khoảng 4,50 trứng/ngày, chúng có thể ăn khoảng 20 con sâu non bọ trĩ/1
ngày và hơn 200 con sâu non bọ trĩ/pha.
Nhân nuôi loài bọ rùa đỏ Micraspis discolor (F.), sử dụng loài bọ rùa

đỏ này ở pha ấu trùng (1 – 4 tuổi) và trưởng thành ở Thái Lan đã đem lại hiệu
quả cao trong phòng trừ rệp đậu tương trong nhà kính.
8


Ở Trung Quốc người ta tiến hành nuôi một số loài bọ rùa (Propylaea
japonica, Harmonia axyridis, Scymnus hoffmanni), loài bọ mắt vàng
(Chrysopa pallens, Chrysopa formosa) ở giai đoạn trưởng thành và ấu trùng
nhằm sử dụng để phòng trừ một số loài rầy trắng như (Homoptera:
Aleyrodidae) đã thu được những kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cứ 50% nguồn thức ăn từ rệp muội và 50% thức ăn là rầy trắng thu ở
ngoài đồng thì các loài côn trùng bắt mồi trên có khả năng sinh trưởng và phát
triển cao (Zhang et al., 2000) [26].
2.2.3. Một số kết quả đạt được
Trên thế giới, có rất nhiều những nghiên cứu về các loài bọ xít bắt mồi
trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu về thành phần loài có liên
quan đến khu hệ bọ xít bắt mồi ở vùng Đông Phương, Ấn Độ và một số nước
lân cận với Việt Nam đặc biệt phải kể đến nghiên cứu của tác giả Ấn Độ là
Distan (1904, 1910) đã tiến hành phân loại, mô tả hình thái 422 loài.
Livinhstone và ctv (1991, 1992, 1995, 1998) [22] xây dựng cho khóa phân
loại 168 loài thuộc 11 phân họ bọ xít ăn sâu Reduviidae và đã ghi nhận loài
Plateus bhavanii là loài mới cho khoa học.
Ở Đông Dương, Vitalis (1919) [25] cũng đã công bố họ Nabidae có 1
loài, họ Pentatomidae có 2 loài thuộc giống Caziza và Dalpada và 14 loài bọ
xít bắt mồi gồm HojnReduviidae có 11 loài thuộc 9 giống.
Khi nghiên cứu về độc tính của 7 loại thuốc có ảnh hưởng như thế nào
đối với nhện đỏ hại chè O.coffeae và NBM thuộc giống Amblyseius tại Ấn
Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống Agistemus ở vùng Tây Bengan chỉ ra
rằng Fenzaquin là thuốc an toàn nhất đối với các loài thiên địch (Sah và Ctv,
1999), (dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2005) .

Trung Quốc (2000), trong cuốn “Công bố về hệ thống và ứng dụng
ngành nhện” có bài viết “Tiềm năng của loài Amblyseius cucumeris
(Phytoseiidae) một tác nhân khống chế sinh học chống lại nhện
SchizoTetranychus nanjingensis (Acari: Tetranychidae) tại Fujian, Trung
Quốc” của tác giả Lin Jian Zhen, Yan X.Z, Zhi - Qiang Zhang, JiE Ji thuộc
Viện nghiên cứu Bảo vệ thực vật, Phúc Kiến, Trung Quốc.

9


Mitunda and Calilung (1989) (dẫn theo Nguyễn Văn Đĩnh, 2005), đã
nghiên cứu về NBM Amblyseius ăn bọ trĩ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhện
0

trưởng thành có thể ăn 2 - 7 con/ngày, ở nhiệt độ 250 C NBM Amblyseius có
thể hoàn thành vòng đời của mình trong vòng 1 tuần và mật độ tăng nhanh
hơn rất nhiều so với loài Orius spp. (một loài thiên địch khác của bọ trĩ). Tại
Nhật Bản NBM Amblyseius Mackenzie và A.Okinawanus ăn bọ trĩ trên dưa
chuột khi thả 100 con trưởng thành/cây, 3 tuần/lần, mật độ bọ trĩ giảm 1/3 1/5 so với mật độ ban đầu.
2.3. Những nghiên cứu trong nước
2.3.1. Những nghiên cứu về thiên địch bắt mồi trên cây chè.
Cho đến nay ở Việt Nam một số tác giả đã đưa ra một số công bố về
thành phần loài cũng như đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thiên địch
sâu hại cây chè như sau:
Nguyễn Văn Thiệp năm 1998 [13] đã chỉ ra côn trùng bắt mồi trên cây
chè có 1 loài kiến đen nhỏ, 1 loài bọ xít và 5 loài nhện.
Lê Thị Nhung năm 2001 [10] đã xác định được 63 loài thiên địch đối
với sâu hại chè trong đó có 25 loài nhện, 19 loài côn trùng, 12 loài nấm ký
sinh. Tác giả cũng đã thống kê được có 99 loài thiên địch của sâu hại chè
trong đó có 10 loài thiên địch của bọ trĩ.

0

Khi nuôi A.spinidens ở nhiệt độ từ 28,5 – 30 C, độ ẩm 79 – 82% vật
mồi của chúng là sâu khoang Spodiptera litura, sâu xanh Helicoverpa
armigera, sâu đo Plusia sp., vòng đời là 32 – 36 ngày mỗi con sinh sản là
365 – 459 quả/đời, trứng nở đạt trung bình 94,31 ± 3,34% (85,51 – 97,65%).
Loài bọ xít A.spinidens có khả năng bắt mồi tăng dần theo các độ tuổi và đạt
lớn nhất ở trưởng thành 8,13 ± 1,08 sâu khoang đối với tuổi 1 – 2/ngày, 6,27
± 1,04 sâu khoang đối với tuổi 3/ngày, 10,89 ± 1,12 sâu đo xanh đối với tuổi
2 – 3/ngày (Trương Xuân Lam 2002 [6]).
Loài bọ xít A.spinidens trứng của chúng bị ký sinh với tỷ lệ trung bình
từ 20,83 – 38,39%, đã xác định được 3 loài ký sinh trứng gồm: Trisolcus
conidioles Korlov et Le, Telenomus citmes Korlovet Le, Trissolcus rudus Le

10


thuộc họ ong ký sinh Scelionidae theo Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam
năm 2002[2].
Một số nhóm bọ xít bắt mồi loài Andrallus spinidens, Sycanus fallen,
Sycanus croceovittatus (họ Reduviidae), Orius sauteri (họ Anthocoridae),
Nabis punctatus (họ Nabidae), Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae),
Cyrtorhinus livipennis (họ Miridae) là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây
hại trên một số loài cây nông nghiệp như: dưa chuột, bông, đậu tương, ngô,
khoai tây, cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ và cây chè. Tuy nhiên những nghiên
cứu về thiên địch đối với sâu hại chè được biết còn rất hạn chế và mới chỉ là
bước đầu. Ủy ban khoa học Nhà nước (1981) [15] đã tiến hành điều tra cơ
bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 và cũng đã xác định được có 26
loài thiên địch thuộc 3 bộ, 6 họ trên cây chè trong đó có 12 loài đã xác định
được tên, 14 loài chưa xác định được tên.

Ngoài những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh học thì
còn có nhiều nghiên cứu về các mối quan hệ khác loài cũng là yếu tố rất quan
trọng. Tất cả các mối quan hệ khác loài đó đều có ảnh hưởng hai chiều. Khi
nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật bắt mồi và con mồi thì được tiến hành
nghiên cứu trên 2 nhóm đó là : nghiên cứu loài bọ xít ngỗng cổ đen Sycanus
croceovittatus và Sycanus croceovittatus và loài sâu hại (vật mồi) đồng thời
nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng, Nghiên cứu mối quan hệ giữa loài bọ xít
bắt mồi Coranus spiniscutis Reuter (Heteroptera: Reduviidae) với sâu hại của
nó ở vùng Hà Nội (Trương Xuân Lam và ctv, 2000, 2002) [6, 7]. Đây là
những công bố thể hiện mối quan hệ giữa vật bắt mồi và con mồi điển hình là
một số loài bọ xít bắt mồi (vật bắt mồi) với các loài sâu hại (con mồi) được
thể hiện qua mối tương quan (hệ số tương quan) giữa số lượng của vật bắt
mồi với số lượng vật mồi ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trồng
và mối tương quan này không thể hiện giống nhau trong suốt thời gian mà các
loài bọ xít bắt mồi xuất hiện. Quan hệ giữa vật bắt mồi và con mồi được thể
hiện thông qua 3 mức độ đó là: tương quan không chặt, tương quan chặt và
tương quan yếu. Trong nhiều giai đoạn nghiên cứu thì thời gian hình thành
mối tương quan chặt cũng rất ngắn (Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn,
2004) [8].

11


Nhận xét chung: Ở Việt Nam những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi,
vật mồi và mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại chè và việc sử
dụng thiên địch trong kiểm soát sâu hại chè và các biện pháp trong quy trình
quản lý tổng hợp dịch hại chè còn rất hạn chế chưa được quan tâm một cách
có hệ thống. Việc phòng trừ sâu hại chè chủ yếu bằng thuốc hóa học và việc
lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học này đã gây ra không ít những vấn
đề về sức khỏe, ảnh hưởng tới môi trường, năng suất tiêu thụ giảm, làm xuất

hiện các chủng chống thuốc và là mất đi nơi ở, nguồn thức ăn cũng như giảm
số lượng các loài thiên địch có lợi…Để tiến hành phòng trừ sâu hại chè một
cách có hiệu quả các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu theo hướng xây
dựng và áp dụng hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại chè như:
Nguyễn Văn Thiệp năm 2000 đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại
chè gồm các kỹ thuật về sinh học và nông học.
2.3.2. Những nghiên cứu về bọ rùa đỏ
Họ Bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ (Coleoptera) và lớp (Insecta) có
một lịch sử phát triển lâu dài. Theo Iablokoff – Khazorian thì họ bọ rùa này
được hình thành từ khu vực nào đấy ở vùng nhiệt đới và hiện nay nó đã phát
triển vô cùng phong phú và đa dạng (Hoàng Đức Nhuận, 1982) [11].
Phổ vật mồi của bọ rùa ăn thịt là rất nhiều loài côn trùng gây hại cây
trồng đặc biệt là nhóm rệp hại cây trồng. Theo nghiên cứu thì có 118 trường
hợp thành công trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học, trong đó thì
có 29 trường hợp sử dụng bọ rùa đỏ trong đấu tranh sinh học trong đó có tới
21 trường hợp hoàn toàn chỉ sử dụng bọ rùa (De Bach, 1974) [19]. Hoàng
Đức Nhuận [11] các nhà sinh học Liên Xô đã sử dụng thành công loài bọ rùa
Ấn Độ.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về sự phối hợp giữa côn trùng bắt
mồi bản xứ với côn trùng bắt mồi nhập nội để diệt trừ sâu hại.Trong đó có tất
cả 225 trường hợp nhập nội côn trùng bắt mồi sâu hại trên thế giới thì có 51
trường hợp sử dụng bọ rùa (DeBach, 1964) [19].
Ở Việt Nam những nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng
chống rệp muội, các tác giả đã xác định được Scymnus hoffmanni là thiên

12


địch của rệp (Hoàng Đức Nhuận, 1982) [11]; (Nguyễn Thị Hạnh, 2008) [5];
(Phạm Văn Lầm, 2005) [9]. Loài Scymnus hoffmanni chưa có một nghiên nào

về đăhc điểm hình thái, sinh lý, sinh thái vì vậy những nghiên cứu về vòng
đời, sức tiêu thụ, sức sinh sản giúp bảo vệ và phát triển loài Scymnus
hoffmanni trong tự nhiên góp phần phòng chống các loài rệp muội.
Một số loài bọ rùa tiêu biểu được nghiên cứu về vòng đời, đặc điểm
sinh vật học của một số tác giả đã đạt được kết quả sau:
Khi nghiên cứu về bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus, loài bọ rùa
này có vật mồi là rệp cải, có vòng đời 28,8 ± 0,9 ngày, độ ẩm trung bình là
0
81,6%, nhiệt độ trung bình là 18,9 C, khả năng đẻ trứng 272,5 – 328 quả/đời
(Hồ Thị Thu Giang, 1996) [4]. Loài bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus ở
giai đoạn sâu non có 4 tuổi, từ tuổi 1 đến trưởng thành sức ăn rệp cải tăng dần.
cao nhất là sức ăn rệp cải của sâu non tuổi 1 đạt 9,8 ± 0,99 con/ngày ở nhiệt
độ trung bình 75,6% còn đối với giai đoạn trưởng thành đạt 81,1 ± 0,99
con/ngày ở điều kiện nhiệt độ trung bình là 93,1% (Đặng Thị Khánh Phượng)
[12].
Một nghiên cứu khác về bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus cho
biết bọ rùa này có vòng đời 25,31 ± 2,61 ngày ở độ ẩm 81,7 – 90,3% và nhiệt
0

o

độ 25,9 C – 29,0 C. Ở giai đoạn trưởng thành con cái đẻ trứng 219,4 quả/đời,
ăn 87,6 con rệp đậu tương/ngày. Ngoài ra chúng có khả năng ăn nhiều loài rệp
khác nhau như: rệp chè, rệp ngô, rệp đậu tương nhưng thích ăn nhất là
rệp chè, Trần Đình Chiến (2002) [1].
Hồ Thị Thu Giang, Trần Đình Chiến (2005) [3] nghiên cứu về loài bọ
rùa đỏ thì phổ vật mồi của loài này là rệp đậu, rệp chè, rệp cải. Khi nghiên
cứu cụ thể loài bọ rùa đỏ với vật mồi là rệp đậu tương (Aphis glycines) kết
quả cho thấy bọ rùa đỏ có vòng đời là 26,54 ± 1,25 ngày, độ ẩm 83,5%, nhiệt
o


o

độ trung bình 29,8 C. Ở nhiệt độ trung bình là 25,6 C thì vòng đời của bọ rùa
đỏ là 36,56 ± 1,7 ngày. Từ tuổi 1 đến tuổi trưởng thành sức ăn của bọ rùa tăng
dần, ở giai đoạn trưởng thành bọ rùa đỏ ăn hết 808,56 ± 23,39 rệp. Mỗi con
o

trưởng thành đẻTổng số trứng đẻ 182,7 quả ở nhiệt độ 23,5 C và độ ẩm 87% .
Việt Nam là một nước có diện tích không lớn, nhưng lại có triển vọng
lớn trong việc sử dụng bọ rùa đỏ trong phòng chống sâu hại cây trồng vì ở
13


Việt Nam có nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển. Mặc dù loài bọ rùa
có ích ở Việt Nam có số lượng lớn nhưng vẫn chưa được nghiên cứu một
cách chi tiết và có hệ thống. Các nghiên cứu của các tác giả hầu như chỉ chú
trọng vào một loài bọ rùa nào đó chứ chưa tiến hành nghiên cứu tổng quát các
họ một cách chi tiết về đa dạng sinh học, vai trò của chúng trong bảo vệ môi
trường và vai trò trong nền kinh tế. Vì thế đề tài nghiên cứu về đa dạng loài
của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) tại vườn quốc gia
Bạch Mã là cơ sở để đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây rừng bằng biện
pháp sinh học là một đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung
cấp thêm nguồn dẫn liệu khoa học đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi
trường, phát triển kinh tế thông qua những lợi ích mang lại từ việc nghiên cứu
và sử dụng những loài côn trùng này.
2.3.3. Những nghiên cứu về tập hợp nhện lớn BMAT
Ở nước ta việc nghiên cứu thành phần thiên địch bắt mồi trên cây chè
vẫn chưa được chú trọng. Hầu hết kết quả nghiên cứu về côn trùng bắt mồi
trên cây chè chè ở nước ta thường được công bố cùng với các kết quả nghiên

cứu về sâu hại chè. Trong các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên chè thì
các loài côn trùng bắt mồi nhiều nhất là bộ nhện lớn bắt mồi có 67 loài, bộ
cánh cứng có 16 loài. Các bộ còn lại mỗi bộ xác định được tên khoa học cho
1 đến 6 loài trong 56 loài và có ít nhất 10 loài (không kể các loài mới xác
định đến giống) được bổ sung cho danh mục thiên địch của sâu hại cây chè ở
nước ta. Các loài côn trùng bắt mồi như Chilocorus circumdatus (Gyll.)
(Coccinellidae), Callide chloptera Dej., Chlaenius xanthopleurus Chaud.
(Carabidae), đã được ghi nhận trên cây chè ở vùng Thái Nguyên năm 1967
– 1968 (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [17].
Hầu như các loài côn trùng bắt mồi trên cây chè có kích thước quần thể
nhỏ vì thế chúng thường hiện diện ở mức thấp và rất thấp. Tuy nhiên vẫn có
loài hiện diện từ mức thấp tới trung bình đó là loài nhện lớn bắt mồi
Argyrodes sp.
Trong các nương chè, tập hợp nhện lớn bắt mồi gồm nhiều loài như
nhện xám, nhện khoang, nhện nâu vần trắng, nhện đen đuôi nhọn chúng đều

14


có phổ vật mồi chính đó là rầy. Trong đó có 3 loài có khả năng tiêu diệt rầy
xanh là tốt nhất:
+ Nhện nâu vằn trắng Oxyopes sp. (họ Oxyopidae).
+ Nhện xám Clubiona sp. ( họ Clubionidae).
+ Nhện khoang xanh đen Phydippus. (họ Saltidae).
Nhóm bọ đuôi kìm bắt mồi loài Euborellia annulipes, Chelisoches
variegatus, Chelisoches morio thuộc bộ Dermaptera với thức ăn là rệp, nấm
trồng và các loài sâu non hại trên cây chè. Rệp trên cây chè bị tiêu diệt bởi
hai loài thiên địch đó là ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris (họ Syrphidae) và
loài bọ mắt vàng Chrysopa sp. (họ Chrysopidae) (Nguyễn Công Thuật,
1995) [14].


15


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng, dụng cụ nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ tháng 09/2018 - 04/2019.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Phòng thí nghiệm khoa Sinh - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các loài côn trùng bắt mồi trên cây chè.
3.1.4. Dụng cụ nghiên cứu
- Dụng cụ thu bắt mẫu trong điều tra các loại bẫy côn trùng như:
+ Khay điều tra
+ Khung lấy mẫu
+ Túi nilon, hộp nhựa
+ Hoá chất khác...
- Dụng cụ quan sát và bảo quản mẫu:
+ Các loại kính lúp
+ Hộp petri
+ Ống nghiệm, hộp gỗ đựng mẫu
0

+ Cồn 70 , tủ sấy, tủ lạnh...
- Dụng cụ khác: sổ nhật ký thực nghiệm, sổ ghi chép.
3.1.5. Vật liệu nghiên cứu
- Chè lai LDP1 lai giữa PH1 và Đại bạch trà, 10 – 15 tuổi.

- Giống chè TH3 thứ chè Trung Quốc lá to.

16


×