Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh ở trung tâm GDTXDN hà trung trong tiết đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.15 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hồ Chí Minh - Mỗi khi nhắc đến tên Người, nhân dân Việt Nam không
khỏi xúc động, nghẹn ngào. Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực;
ở Người kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời
đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự lớn
lao, niềm tự hào đối với chúng ta-những người con đất Việt.
Trong những năm qua, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh ”đã có sức lan tỏa sâu rộng khắp cả nước. Đối với môi
trường giáo dục hiện nay, việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh vào một số môn học là điều rất cần thiết. Việc làm này góp phần rèn
luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy
tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học.
Hơn nữa, hiện nay việc nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của
học sinh còn nhiều hạn chế, đơn giản, sơ lược. Đối với giáo viên, việc tích hợp
nội dung này trong giảng dạy cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Đó là lý do
khiến tôi, lựa chọn đề tài: “tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Qua đề tài này, chúng tôi muốn giúp các em Học sinh hiểu được tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thấy được tầm quan trọng của việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó góp phần hình thành nhân
cách, bồi dưỡng tình cảm cho Học sinh.
- Đề tài nhằm hướng dẫn cho HS biết cách đưa nội dung tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh vào bài hoc, bài viết, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú và
phát huy tính chủ động, tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện phẩm chất đạo
đức của mình.
- Phát huy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học bộ
môn ngữ văn trong nhà trường Trung tâm GDTX & DN Hà Trung nói riêng để
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu


- Nghiên cứu vai trò, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số biện pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong
Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trong từng nội dung cụ thể ở một số bài tiêu
biểu trong trương trình ngữ văn lóp 10, 11, 12.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các Bộ nghành về việc giáo dục
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1


- Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27 tháng 3 năm 2003 của Ban Bí Thư về việc
đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục:
+ Sớm tổ chức biên soạn giáo trình và sách giáo khoa thống nhất về tư
tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với từng cấp học, bậc học.
+ Chẩn bị đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho việc
dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tìm nhiều hình thức khuyến khích, động viên, nâng cao chất lượng dạy
và học.
- Chỉ thị số 2516-CT/BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 về việc thực
hiện cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong ngành giáo dục.
+ Nội dung chỉ thị như sau:
Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”, Di chúc”, và “ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tập trung vào các

phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức
trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh và chống chủ nghĩa cá nhân,
quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Cá nhân tự liên hệ với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng
phương hướng phấn đấu, rèn luyện phù hợp với vị trí công tác, học tập; tổ chức
để quần chúng ở nơi công tác góp ý cho cán bộ, Đảng viên.
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông
tin rộng rãi trong ngành
-Chỉ thị số 1973-CT/TTG ngày 7 tháng 11 năm 2011 về việc tiếp tục đẩy
mạnh việc ‘ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Mục 2 của chỉ thị nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH chủ động
phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương chỉ đạo và triển khai kế hoạch giáo dục
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, học sinh trong các trường Đại
Học, Cao Đẳng, Trung Cấp, dạy nghề; hoàn thành việc biên soạn chương trình,
giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để đưa vào giảng dạy các cấp học ,bậc học
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và bồi dưỡng , đào tạo cán bộ, công chức,
viên chức theo sự chỉ đạo, kế hoạch thống nhất chung.
b. Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và
toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí , vai trò, nội dung của đạo đức, những
phẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, yêu
cầu rèn luyện đạo đứcvới mỗi người cách mạng. Cụ thể như sau:
* Về vị trí vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi
người.
- Đạo đức là gốc của người cách mạng “Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
2


- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát

triển con người như gốc của cây ,cội nguồn của sông suối.
* Những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trung với nước, hiếu với dân
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình
- Cần ,kiệm, liêm, chính, chí công ,vô tư
- Tinh thần quốc tế trong sáng
*. Nguyên tắc tích hợp
- Qua phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ dạy
và học văn, giáo viên cần phải khéo léo, tích hợp uyển chuyển và chú ý yêu cầu
sau:
- Trang bị cho học sinh hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí
Minh. Từ đó giúp các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh tức là làm cho việc hoc tập trở thành nếp và thói quen với học
sinh.
- Phát huy khả năng thực hành , kỹ năng phát hiện và ưng xử trong việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Góp phần cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
* Nội dung tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn
- Chủ đề tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.Người là tấm gương sáng
ngời về lòng yêu nước ,ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ,
lòng nhân ái, đức tính khiêm tốn, giản dị. Vì vậy việc tích hợp nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh trong tiết đọc văn có thể hướng vào những chủ đề cơ bản sau:
+ Suốt đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
+ Ý chí, nghị lực và tinh thần to lớn vượt mọi thử thách, khó khăn để đạt

được mục đích.
+ Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân,
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
+ Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
*Một số lưu ý trong quá trình tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Trong việc tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học, giáo viên
cần lưu ý một số diểm sau:
-Việc tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phải căn cứ vào
mục tiêu, nội dung bài học.
3


- Không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều, tiết học sẽ trở thành một giờ
giảng đạo đức khô khan, cứng nhắc.
- Có thể tích hợp với các môn học khác có cùng chủ đề như môn GDCD,
Lịch Sử.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thực trạng hiểu biết nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của
học sinh phổ thông
- Hiện nay, các em học sinh trong trường phổ thông đều có sự hiểu biết cơ
bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn KHXH, sinh hoạt Đoàn, tiếp
nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động công ích xã hội, hoạt
động ngoại khóa. Đồng thời, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của
Bác đối với nhân loại, dân tộc ,gia đình và bản thân.
- Tuy nhiên số học sinh Trung tâm GDTX & DN Hà Trung có sự hiểu biết
sâu sắc về cuộc đời, hoạt động tư tưởng Hồ Chí Minh không nhiều, các em còn
nhầm lẫn một số nội dung, một số sự kiện.
- Một bộ phận học sinh còn thiếu nhiệt tình trong việc tìm hiểu cuộc đời

,hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ học thuộc để trả bài, lấy điểm.
- Sự hiểu biết về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người ở học sinh Trung
tâm GDTX & DN Hà Trung còn đơn giản, nặng về cảm tính nên tác động về tư
tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ và hành động của các em chưa thật rõ nét.
-Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế
các em đã “sống, học tập, làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” song chưa mang
tính liên tục ,lâu dài vì suy nghĩ các em còn non, bồng bột.
* Phương pháp tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh qua tiết đọc văn:
Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nội dung bắt buộc
trong chương trình học ở một số môn, trong đó có môn ngữ văn. Để việc tích
hợp đạt hiệu quả cao, một số phương pháp tích hợp sau cần được tiến hành:
- Trước hết, giáo viên cần bám sát mục tiêu giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh và mục tiêu bài học. Tránh lạm dụng quá nhiều cũng như lấy việc dạy
học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho
nội dung bài học.
-Trong quá trình tích hợp cần đảm bảo mạch kiến thức kĩ năng trong giờ
đọc văn (con đường giáo dục thông qua nội dung )
- Bám sát con dường giáo dục thông qua đổi mới phương pháp dạy
học:học sinh tự nguyện ,hứng thú ,tự giác học tập, nâng cao sự tự giáo dục, tự
rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Kết hợp môi trường giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình, xã
hội; đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “mưa dầm thấm lâu” nhẹ
nhàng ,tự nhiên, không gượng ép.
- Sử dụng nội dung tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” để tổ chức các hoạt động tập thông qua kiến thức đã được xác định
trong các địa chỉ tích hợp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh.
4



- Sử dụng các thiết bị dạy học đã có, tự làm hoặc sưu tầm trong dạy học
tích hợp nội dung đạo đức Hồ Chí Minh về việc tích hợp diễn ra thuận lợi và
hiệu quả hơn.
-Trong việc kiểm tra, đánh giá: trên cơ sở kiểm tra, đánh giá bám sát
chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo những kĩ năng tối thiểu cần đưa nội dung tích
hợp học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập của học sinh.
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
a. Đề xuất phương hướng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh trong giờ đọc văn.
* Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn
lớp 10.
Bài 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba-Thân Nhân Trung )
Chủ đề: Trọng dụng nhân tài.
Mức độ tích hợp: liên hệ.
Nội dung :Liên hệ với tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Bác.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu
Quốc Tử Giám (Hà Nội). Trong phân phối chương trình, đây là bài đọc thêm,
giáo viên cần hướng dẫn để học sinh có khả năng tự tìm hiểu ý nghĩa của tác
phẩm.
Bài học này cung cấp cho học sinh hiểu biết về vai trò quan trọng của hiền
tài đối với đất nước. Nhà nước phong kiến Triều Lê đã trọng đãi hiền tài, làm
đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài như: đề cao danh tiếng, phong chức tước,
cấp bậc, ghi tên vào bảng vàng, ban yến tiệc…đặc biệt là khắc bia tiến sỹ để lưu
danh sử sách. Việc khắc bia ghi tên tiến sỹ có nhiều ý nghĩa khác nhau như:
khuyến khích nhân tài, ngăn ngừa điều ác, làm cho đất nước hưng thịnh ,bền
vững dài lâu…
Qua bài học này, giáo viên cần khắc sâu trong suy nghĩ của học sinh về vai
trò của nhân tài với đất nước, thấy được mối quan hệ sống còn giữa hiền tài với

sự thịnh suy của dân tộc. Hơn nữa, đây là văn bản từ thế kỷ XV, từ thời đại quá
cách xa với học sinh hôm nay.Cho nên ,ngoài việc cung cấp kiến thức, hướng
dẫn học sinh khám phá giá trị về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của
tác phẩm, giáo viên cần gợi mở, liên hệ để học sinh nhận thức được ý nghĩa của
bài học đối với thời đại hôm nay và tự rút ra bài học với chính bản thân các em.
Sự nhận thức đó sẽ tạo chuyển biến về tình cảm và hành động ở học sinh.
Với mục tiêu như vậy trong quá trình hướng dẫn đọc thêm, giáo viên cần
liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo. Nội dung liên hệ giáo
viên có thể gợi những lời nói của Bác Hồ như:
+ Lời kêu gọi: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm
thì phải trồng người”. Thông điệp của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa chọn
lọc và phát triển ý tưởng của tiền nhân,kết hợp với tư tưởng hiện đại của chủ
5


nghĩa Mác Lê Nin, lời kêu gọi của Bác là thông điệp cốt lõi của chiến lươc giáo
dục của đất nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người đối với giáo dục.
+Trong thư gửi các học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ngày 9/5/1945, Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp tết
trung thu (19/9/1945), Bác dặn dò thiếu niên, nhi đồng phải cố gắng học hành,
siêng tập thể thao, ghi nhớ “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”.
Tất cả những câu nói này đều rất quen thuộc với học sinh. Trong quá trình
bài học, khi gợi dẫn đến tư tưởng của Bác về giáo dục và đào tạo ,học sinh sẽ
nhận thức được mối liên hệ giữa quá khứ vơi hiện tại, Ngày hôm nay, quan điểm
của nhà nước ta là “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Trọng dụng nhân tài”.
Tuy thời đại có khác nhau nhung các nhà nước đều hết sức coi trọng hiền tài và
có nhiều chính sách để khuyến khích nhân tài cống hiến cho đất nước.

Trong bài học này, khi liên hệ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục
và đào tạo, giáo viên đồng thời cũng giúp học sinh có ý thức hơn về vai trò của
bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Sự thay đổi
về nhận thức sẽ tạo ra chuyển biến về tình cảm cũng như hành động, các em sẽ
có ý thức tích cực, chủ động hơn trong việc học tập, thấy rõ hơn vai trò cũng
như trách nhiệm của bản thân.
Bài 2: Đại Cáo Bình Ngô (Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi)
Chủ đề: Yêu nước, độc lập dân tộc.
Mức độ tích hợp : Liên hệ.
Nội dung: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập
dân tộc của Bác.
Trong nền văn học Việt Nam, có ba tác phẩm được gọi là tuyên ngôn độc
lập. Đó là: “Sông Núi Nước Nam” (Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt ), “Đại
Cáo Bình Ngô” (Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi) và “Tuyên Ngôn Độc Lập”
của Hồ Chí Minh. Xét về thời đại ,ba tác phẩm ra đời ở ba giai đoạn lịch sử khác
nhau. Nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật khác nhau nhưng tư tưởng có thể
khẳng định có một điểm chung đó là tư tưởng nhân nghĩa ,tư tưởng yêu nước và
độc lập dân tộc.
Ở chương trình ngữ văn 10 học kỳ II, học sinh được tìm hiểu tác phẩm Đại
Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến
thức cơ bản về thể cáo, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tác phẩm về lịch sử, văn học
, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Văn bản này gọi là áng “thiên cổ hùng
văn”, là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tố cáo tội ác của
giặc Minh, là kiệt tác văn học với sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố chính luận
và chất văn chương.
Trong quá trình giảng dạy tác phẩm, để bài học có chiều sâu và tăng thêm ý
nghĩa đối với thời đại hôm nay, giáo viên cần liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh.
6



Sự liên hệ này sẽ kết nối các tác phẩm ở hai thời đại, đồng thời giáo dục các em
tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức công dân.
Nội dung tích hợp như sau:
+ Tư tưởng của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa (yên dân, trừ bạo), yêu nước,
khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc (tư tưởng nay thể hiện rõ trong phần một:
nêu luận đề chính nghĩa )
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh : kế thừa và nâng cao tư tưởng độc lập dân tộc
của Nguyễn Trãi .Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác viết: “ Tất cả mọi người đều
sinh ra cố quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được ; trong những quyền ấy , có quyền được sống ,quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1976 của
nước Mỹ. Suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do”.
Từ việc khẳng định quyền sống, quyền tự do bình đẳng của con người, Bác
đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, đặt vị thế của Việt Nam
sánh ngang với các quốc gia trên thế giới.
Từ nội dung liên hệ học sinh nhận thức được điểm chung về tư tưởng của
hai con người vĩ đại, hai bậc anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh,
thấy được tấm lòng yêu thương nhân dân, đất nước, tâm huyết, khát vọng độc
lập tự do của Bác Hồ. Như vậy , ngoài mục tiêu cung cấp kiến thức, bài học đã
chuyển tải nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách nhuần
nhị ,tự nhiên;hướng các em tới những tình cảm tốt đep, giáo dục tình yêu đất
nước.
* Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn
lớp 11
Bài 1: Chiếu Cầu Hiền (Ngô Thì Nhậm)
Chủ đề: Trọng dụng nhân tài.
Mức độ: Liên hệ
Nội dung: Liên hệ với tư tưởng sử dụng nhân tài của Bác

Một xã hội muốn hưng thịnh và phát triển trước hết phải có hiền tài. Đây là
một quan điểm đã được rất nhiều thức giả bàn luận và khẳng định. Lịch sử thăng
trầm của đất nước ta suốt chiều dài bốn nghìn năm dựng nước và giư nước cũng
đã minh chứng cho điều đó.Trong bài kí đề danh tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung có viết “ Hiền tài là nguyên khí của quốc
gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao nguyên khí suy thì thé nước
yếu rồi xuống thấp”.Tư tưởng sáng suốt đó của ông đã trở thành chiến lược trị
quốc, an dân cho triều đại nhà Lê. Sau này khi Quang Trung –Nguyễn Huệ lên
làm vua thì việc đầu tiên mà ông làm là xuống chiếu cầu người hiền tài ra giúp
nước.
“Chiếu Cầu Hiền” được Ngô Thì Nhậm thừa lệnh Nguyễn Huệ viết vào
khoảng 1788-1789, sau đại thắng quân Thanh. Nhiệm vụ chủ yếu của bài chiếu
này là thuyết phục giới trí thức Miền Bắc hiểu đúng, hiểu rõ mục đích và kế
7


hoạch xây dưng đất nước cũng như tấm lòng mong ước của nhà vua, để họ ra
cộng tác, phục vụ triều đại mới. Mặc dù bài chiếu ra đời đã lâu nhưng nội dung
cốt lõi được đề cập trong đó lại là một vấn đề mang tính thời sự đối với đất nước
ta hiện nay. Do đó trong khi giảng dạy về “Chiếu Cầu Hiền” giáo viên có những
thao tác liên hệ gắn liền nội dung bài chiếu với tình hình đất nước hiện nay, đặc
biệt là vấn đề đào tạo và sử dụng người tài. Đây có thể xem là một tư tưởng
chiến lược có tầm quan trọng tối cao trong đường lối phát triển đất nước. Bác
Hồ của chúng ta cũng rất quan tâm đến vấn đề này, ngay từ năm 1946 khi nước
nhà mới dành độc lập phải đối mặt với thù trong giặc ngoài rất cần người tài ra
giúp nước, Bác đã viết “ nước nhà cần phải kiến thiết.Kiến thiết cần phải có
nhân tài, có đức”(tìm người tài đức). Bác quan niệm tài và đức phải đi đôi với
nhau vì “người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó” vàn điều quan trọng hơn nũa là phải biết
trọng dụng người hiền tài, trong suốt cuộc đời mình Bác luôn gần gũi ,thân ái,

hết sức trân trọng tài năng, luôn lắng nghe và cho thực hành ngay những ý kiến
đóng góp quý báu của họ, bố trí những công việc phù hợp với sở trường của mỗi
người để họ phát huy năng lực và sức sáng tạo, đồng thời Người rất quan tâm
đến đời sống và tâm tư, tình cảm của họ, tạo một môi trường cởi mở và không
khí ấm áp nghĩa tình để họ đóng góp được nhiều công lao cho đất nước.
Có thể nói tư tưởng và kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng
nhân tài của Bác là một tài sản vô cùng quý báu. Ngày nay nhân loại đang tiến
vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ; đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phat triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động
hội nhập, vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì Đảng Nhà Nước
và nhân dân ta phải xây dựng và thực hiện thành công chiến lược phát triển nhân
tài, để mỗi người dân Việt Nam phát huy tói đa tài năng và nhiệt huyết, cống
hiến được nhiều nhất cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Hơn bao giờ
hết, tư tưởng và kinh nghiệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về ươm trồng, đào tạo,
bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài càng sáng ngơi chân lý, tiếp tục soi đường cho
Đảng ,Nhà Nước và nhân dân
Bài 2: Chiều Tối (MỘ) - Hồ Chí Minh
Chủ đề: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
Mức độ tích hợp: Bộ phận
Nội dung tích hợp: Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, tinh
thần lac quan ,yêu đời.
*Tích hợp trong hai câu thơ đầu: Sau khi hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ
đẹp của hai câu thơ đầu về phương diện nội dung và nghệ thuật, giaó viên cần
dẫn dắt để học sinh liên hệ với nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một
cách tự nhiên, hợp lý. Câu hỏi dẫn dắt có thể như sau: Qua hai câu đầu em có
cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh? Học sinh căn cứ vào nội dung câu
thơ để cảm nhận. Gíao viên cần khái quát lại nội dung :tình yêu thiên nhiên,
phong thái ung dung tư tại của một người tù chiến sỹ.
8



*Tích hợp trong hai câu cuối: Mỗi bài thơ trong “Nhật ký trong tù” đều thể
hiện rõ nét bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Vì vậy sau khi đọc –hiểu
xong hai câu cuối, giáo viên cần nêu vấn đề để học sinh nhận thấy được vẻ đẹp
tâm hồn của Bác: Sẵn sàng quên đi nỗi khổ ,sự cô quạnh, u buồn trong cảnh ngộ
của mình để cảm thông, chia sẻ với niềm vui nho nhỏ đời thường của người lao
động. Đó chính là lòng nhân ái đến độ quên minh, như lời của Tố Hữu: “Nâng
niu tất cả chỉ quên mình”.(Theo chân Bác). Bên cạnh đó giáo viên cần nhấn
mạnh tính hiện đại của bài thơ: Mạch thơ vận động hướng đến sự sống, ánh sáng
và tương lai; con người là chủ thể của bức tranh thiên nhiên. Tất cả thể hiện rõ
tinh thần lạc quan cách mạng của Bác. Giáo viên có thể liên hệ với một số bài
thơ khác trong tập “Nhật ký trong tù” để làm rõ hơn nội dung này: Phu lam
đường, Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến thăm chồng,Cảnh chiều
hôm…
* Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn lớp 12.
Bài 1: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh)
Chủ đề : Yêu nước, ý thức độc lập dân tộc.
Mức độ: Bộ phận.
Nội dung : Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh.
Cách mạng tháng tám thành công đó là kết quả của một quá trình đấu tranh
gian khổ và oanh liệt của nhân dân ta, ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba
Đình ,Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập, tự do chấm dứt hàng ngàn năm phong kiến và hơn tám mươi
năm đô hộ của thưc dân Pháp. Ra đời trong một bước ngoặt quan trọng của lịch
sử dân tôc, bản tuyên ngôn chỉ có giá trị lịch sử lớn lao mà còn là áng văn chính
luận mẫu mực có sức lay động lòng người.
Trong hai tiết đọc hiểu Tuyên Ngôn Độc Lập tôi đã tích hợp các nội dung.
- Tinh thần yêu nước nồng nàn.
Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống lớn trong suốt chiều dài văn học

dân tộc, kế thừa truyền thống đó và bằng tình cảm cụ thể, thiêt thực của mình,
Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách sâu sắc nội dung tình cảm lớn đó. Trước hết
đặt trong bối cảnh đất nước đang bị phụ thuộc thì yêu nước gắn liền với sự căm
thù giặc sâu sắc. Nếu thực dân Pháp khoe khoang công khai hóa Đông Dương
thì bản tuyên ngôn đã vạch trần những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính
nghĩa trong hơn tám mươi năm cai trị: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ
ba kì, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, đầu độc nhân dân bằng rượu cồn,
thuốc phiện, chúng đặt hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột vơ vét đến tận cùng
xương tủy khiến nhân dân ta điêu đứng lầm than, gây ra nạn đói thảm khốc
khiến từ Quảng Trị trở ra hơn hai triệu đồng bào chết đói. Có thể nói bản tuyên
ngôn đã đưa ra một bản cáo trajng đanh thép về tội ác của kẻ thù, tác giả đã
đứng trên lập trường nhân dân để kết tội thực dân Pháp với lời lẽ đanh thép hùng
hồn.
9


Nếu thực dân Pháp kể công bảo hộ Đông Dương thì tuyên ngôn cũng vạch
trần chúng không những không bảo hộ được cho ta mà trong năm năm chúng đã
bán nước ta hai lần cho Nhật, sự thật là từ mùa thu năm 1940 thuộc địa của Nhật
chứ không phải của Pháp, nhân dân ta đã đứng lên giành chính quyền từ tay
Nhật, đây là một luận điểm quan trọng để dẫn đến lời tuyên bố thoát li hẳn quan
hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam,
xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam. Có thể nói bằng thực tiễn
hoạt động của mình, với tinh thần yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh đã đập tan
những luận điểm xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới khi chúng âm mưu
quay trở lại chiếm nước ta một lần nữa.
- Ý thức độc lập dân tộc
Tình yêu nước gắn liền với ý thức dân tộc, mỗi khi tổ quốc bị quân thù
giày xéo thì nhân dân ta lại đứng lên viết những trang sử hào hùng cho dân tộc,
đất nước được khai sinh từ những bản tuyên ngôn để khẳng định quyền tự do,

độc lập của dân tộc: “Nam Quốc Sơn Hà”, “Đại cáo bình Ngô” đến “Tuyên ngôn
độc lập”
Thừa kế truyền thống dân tộc và nguyên tắc đạo lý cơ bản của những bản
tuyên ngôn đó, Hồ Chí Minh còn vận dụng cả tinh hoa của thời đại với một tâm
thế mới, đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. Bản tuyên ngôn đã khẳng
định quyền tự do, độc lập của Việt Nam bằng việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập
của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Cách trích dẫn tỏ ra
khéo léo bởi vì Bác rất trân trọng những lời bất hủ ấy, đồng thời nhắc nhở họ
đừng phản bội lời lẽ tổ tiên nếu nhất quyết xâm lược nước ta một lần nữa.
Không chỉ trích dẫn ,Bác còn suy rộng ra “ Tất các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống ,quyền sung sướng và quyền tự
do”. Đó là một đóng góp quan trọng của Bác đối với phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới, thể hiện tinh thần quốc tế lớn lao của Bác.
Từ đó bản tuyên ngôn đã dõng dạc vang lên một cách kiêu hãnh về quyền
tự do độc lập của dân tộc “Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp
hơn tám mươi năm nay,Một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống
phát xít mấy năm nay,dân tộc đó phải được tự do!dân tộc đó phải được độc
lập”.Hưởng quyền tự do, độc lập đã là một sự thật của nhân dân Việt Nam qua
quá trình đấu tranh gian khổ, ác liệt .Bản tuyên ngôn một lần nữa khẳng định
quyết tâm bảo vệ nền tự do ,độc lập đó: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và
độc lập ấy”.
Khát vọng tự do, độc lập luôn đồng hành suốt chặng đường hoạt động
cách mạng của Bác, trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) Bác
viết: “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc,thuổng ,gậy ,gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước”.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,Người cũng kêu gọi: “Dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm dành cho được độc lập”.Khát
vọng tự do ,độc lập của Bác gắn liền với đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
10



cũng được học hành. Có thể nói ở Bác yêu nước luôn gắn liền với độc lập dân
tộc, chủ nghĩa yêu nước luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tê cao cả. Học tập
“Tuyên ngôn độc lập” của Bác cuối cùng phải gắn với việc trau dồi đạo đức, lý
tưởng cách mạng của mỗi học sinh, củng cố tinh thần yêu nước ý thức độc lập
dân tộc trong giai đoạn mới
Bài 2: Tác giả Nguyễn Ái Quốc –Hồ Chí Minh
Chủ đề : Tấm gương đạo đức, yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa dân
tộc.
Mức độ: Bộ phận
Nội dung: Quan điểm sáng tác,những đóng góp lớn lao về văn học nghệ
thuật và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức cách mạng của Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh.
Đây là một bài học về tác gia văn học, giúp học sinh có cái nhìn toàn diện
và khái quát về cả cuộc đời , sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. Vì vậy bài
học này có khả năng to lớn trong việc đem đến cho học sinh những hiểu biết sâu
sắc về Hồ Chí Minh ở các phương diện khác nhau: từ tiểu sử, sự nghiệp cách
mạng đến sự nghiệp văn chương. Trong phần sự nghiệp văn chương lại giới
thiệu khá đầy đủ, hệ thống những quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
cũng như sáng tác chính của người. Đó chính là điều kiện thuận lợi để vận dụng
nhiều chủ đề trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Mặt khác, “văn là người” nên điều chúng ta cần thấy không chỉ những
hoạt động các mạng mà chính hoạt động văn chương sẽ giúp chúng ta hiểu một
cách sâu sắc, thấu đáo hơn vẻ đẹp tâm hồn của Người. Hay nói cách khác,
nneeus hoạt động cách mạng là biểu hiện thực tế bằng hành động thì văn trương
chính là nơi Người có thể tâm sự, bộc bạch những khát vọng, chí hướng, cái
nhìn… một cách chân thành, tự nhiên nhất.
Chính vì những lý do trên nên việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong bài học này vô cùng cần thiết và tiềm năng tích hợp cũng vô
cùng to lớn, hiệu quả và cũng rất tự nhiên, không gượng ép, tránh được tình

trạng xa vời bài học…
Cũng chính vì đặc điểm riêng của bài học nên phương pháp tích hợp cũng
được giáo viên áp dụng một cách linh hoạt: có khi chỉ là một câu kết luận một
câu hỏi gợi mở, một chi tiết, hình ảnh được khắc sâu…
Sau đây tôi xin đề xuất một số phương hướng tích hợp cụ thể có thể dụng
trong tiết học này:
- Tích hợp trong phần I. Cuộc đời
Sau khi cùng học sinh tóm tắt khái quát những nét chính trong cuộc đời Hồ
Chí Minh, giáo viên củng cố bằng câu hỏi nhằm để học sinh đánh giá: qua
những nét chính về cuộc đời Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về con người Bác?
Học sinh trình bày cảm nhận của mình, giáo viên chốt lại nội dung: Chủ tịch Hồ
Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc đòng thời là một
nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế cộng sản. Cả cuộc đời, Người đã
11


phấn đấu hi sinh hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người…
- Tích hợp trong phần II. Sự nghiệp văn học
+ Trong mục quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giáo viên nhấn mạnh:
Hoạt động văn chương của Người cũng xuất phát từ lòng yêu nước thương đan,
từ khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người. Hồ Chí Minh luôn đề cao việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Phải
chú ý phát huy cốt các dân tộc và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
+ Sau khi cho HS rìm hiểu về mảng văn chính luận và truyện ký GV cần
nhấn mạnh: Cả 2 lĩnh vực thể loại này đều hướng tới một mục đích cao cả là góp
phần đấu tranh đến cùng chống chủ nghĩa thực dân Pháp. Rõ ràng với Người,
sáng tác văn học như một công cụ đấu tranh sắc bén, hiệu quả. Qua đó thấy
được tư tưởng lớn, tình cảm yêu nước thiết tha, quyết tâm cháy bỏng giành độc
lập cho đất nước của Người.

+ Hồi ký của Hồ Chí Minh (ký tên T. Lan, L.T) bộc lộ một cái tôi giản dị
say mê học hỏi, hết mình với công việc, với Người, với cảnh, tinh thần dân chủ
thấm sâu trong phong cách sống và ứng xử…
+ Thơ ca nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của
Hồ Chí Minh. Qua thơ ca nghệ thuật mới thấy đầy đủ tinh thần nhân văn chất
nghệ sĩ và vẻ đẹp tâm hồn cuả Người - một bậc đại nhân- đại trí - đại dũng:
Lòng yêu nước, khát vọng tự do cháy bỏng.
Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tình yêu thương con người.
Ý chí, nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan luôn tin tưởng vào tương lai.
Để khái quát nội dung phần phong cách sáng tác GV nhấn mạnh; Bao
trùm là phong cách ngắn gọn, giản dị, trong sáng; tư tưởng, tình cảm và hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm luôn vận động tự nhiên, mạnh mẽ hướng về sự
sống và tương lai. Đó cũng chính là tâm hồn, là cách sống cao đẹp của Hồ Chí
Minh.
Bài 3: Việt Bắc ( Tố Hữu).
Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại.
Mức độ: Liên hệ.
Nội dung: Hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trong những ngày tháng ở chiến
khu Việt Bắc.
Đặc điểm khá nổi bật trong thơ Tố Hữu là cảm hứng sử thi mà cảm hứng
này thường gắn liền với cảm hứng về người Lãnh tụ. Vì vậy mỗi bài thơ của Tố
Hữu thường gợi đến hình ảnh Hồ Chí Minh với tư cách là con người tiêu biểu,
đại diện cho phẩm chất, tinh hoa, khí phách của dân tộc. Ở bài thơ Việt Bắc,
hình ảnh Bác Hồ cũng được nhắc đến một cách trực tiếp với tư cách là linh hồn
của cuộc kháng chiến.
Mặt khác, trong những đoạn thơ không trực tiếp nhắc đến hình ảnh Hồ Chí
Minh nhưng vẫn gợi cho chúng ta liên hệ tới hình ảnh của Người bởi giữa
12



Người và mảnh đất Việt Bắc, giữa người với cuộc kháng chiến chống Pháp
trường kì ấy có một mối quan hệ dường như không thể tách rời.
Chính vì thế nên trong quá trình dạy – học tác phẩm này, việc tích hợp với
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là có thể vận dụng. Tuy nhiên không
thể vận dụng tích hợp như một bộ phận mà chỉ liên hệ, mở rộng, tránh tình trạng
lạc ra ngoài nội dung trong tâm của bài học.
Phương hướng tích hợp được cụ thể từng nội dung kiến thức như sau:
- Tích hợp trong phần II: Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua hồi
tưởng của chủ thể Trữ tình.
+ Hình ảnh Việt Bắc hiện lên gắn liền với tình quân dân thắm thiết. Tình
quân dân thắm thiết ấy được xây dựng từ những ngày đầu tiên, xuất phát từ tình
thương dân, từ lối sống giản dị, gắn bó thân thiết với người dân của vị lãnh tu
Hồ Chí Minh (“GV kể câu chuyện Ông ké” hoặc đọc bài thơ “ Ông ké Tân
Trào”).
Tháng năm, những ngày ở Tân Trào, Có một Người dáng gầy, cao cao
Thường mặc áo chàm, chân đi dép lốp vằng trán cao, đôi mắt sáng như sao.
Giọng nói của Người hiền hòa như suối reo
Tấm lòng Người lớn hơn núi rừng ta đó
Cán Bộ gọi Người là “ Ông Cụ”
Đồng bào gọi Người là “ Ông Ké” Quê nhà
“Ông Ké” Ở rừng thường dậy sớm, nghe chim ca …
Tập thể dục, đi bộ ra bờ xuối…
Bà con thấy “ Ông Ké” Luôn sớm tối
Bận rộn việc nhiều còn sản xuất tăng gia…
Khi đi thăm người già ở bản xa
Lúc bế trẻ em như người dân ruột thịt
(“Ông Ké” Tân Trào)
Ở phần tiếp theo của bài thơ Tố Hữu có viết:
Mình về với Bác đường xuôi

Thứ dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
- Tích hợp trong phần III : Việt Bắc Kháng Chiến
Việt Bắc là quê hương của cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến. Việt
Bắc là nơi thể hiện tư tưởng ,tinh thần của Cụ Hồ, soi sáng cả sự nghiệp cách
mạng của dân tộc:
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
13


Giáo viên có thể liên hệ một số tác phẩm của Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn
vẻ đẹp tâm hồn ,vai trò của người trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
(Tức cảnh Pác Bó)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
a. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục.
* Để đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm và kiểm tra
ở các lớp, bằng các hình thức: viết bài luận.
- Kết quả khảo sát: Hình thức viết bài luận với nội dung: “ Bàn luận
về một câu nói nổi tiếng của bác Hồ mà em tâm đắc”

Kết quả
Ghi
Số
chú
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
lượng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B
24
5
20.8
8
33.3
11
45.9
0
0
11A
30

6
20
10
33.3
14
63.4 46.7
0
Từ bảng số liệu trên, tôi nhận thấy:
- Học sinh có sự hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là quan điểm
của Bác về nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh cũng như trách nhiệm của
các em đối với sự việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Các em đã vận dụng những lời dạy của Bác về thực tế cuộc sống, nâng
cao ý thức tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mình.
b. Hiệu quả trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh:
* Qua hai năm thực hiện đề tài tôi đã nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong
nhận thức tình cảm tư tưởng và hành động của các em học sinh. Sự thay đổi đó
được thể hiện rõ nét nhất qua kết quả rèn luyện đào đức của năm học 2014-2015
so với năm 2015-2016. Kết quả cụ thể như sau:
Năm học

Lớp


số

2014-2015
2015-2016

11B
12B


24
24

Kết quả xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
15
62.5
8
33.3
1
4.2
19
79.2
5
20.8
0
0

Yếu
SL %
0

0
0
0

Ghi
chú

Ngoài việc giảm tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm: Khá, TB, Yếu thì trong
2 năm học vừa qua, đặc biệt là năm học 2015-2016 học sinh đã tiến bộ rõ rệt
trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách. Các hiện tượng xích mích, to
tiếng, gây gổ đánh nhau giảm thiểu rõ rệt. Các em dần có lối sống giản dị, tác
phong nhanh nhẹn, lời nói văn minh, lịch sự hơn. Nhất là các em đã xác định
được lý tưởng sống của bản thân, đó chính là thành công bước đầu của công tác
14


thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” trong Trung tâm GDTX- DN Hà Trung.
c. Hiệu quả đối với bản thân và nhà trường
- Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ
trong việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách của mỗi người giáo viên.
Thiết nghĩ trong thời đại hiện nay tư t ưởng của Người luôn luôn là kim chi nam
cho mục đích sống, phương hướng và hành động của mỗi người.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
đang diễn ra sôi nổi và rộng khắp toàn quốc .Tuy vậy, việc tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn một số hạn chế, yếu kém.Nội dung giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh chưa thống nhất và chưa đạt được chiều sâu tư tưởng,lý
luận.Nội dung hình thức, phương pháp tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu

sinh động, chưa đạt được phong trào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh
rộng trong Đảng và trong nhân dân.
Nhận thấy những hạn chế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài tích hợp giáo
duc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong trường TTGDTX& Dạy Nghề Hà
Trung qua tiết đọc văn nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong trường TTGDTX
& DN Hà Trung.
Thiết nghĩ cuộc vận động phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Mỗi
chúng ta phải thấy được “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” là bài học lý tưởng ,lẽ sống khát vọng của mình,Tư tưởng của Bác sẽ mãi
là ngonj hải đăng soi đường ,dẫn lối cho dân tộc. Bác bất tử trong tâm hồn Việt
Nam.
Dạy học theo hướng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong giờ đọc văn là chuyên đề của ngành và cũng là giáo dục lý tưởng sống,
nhân cách cho thanh niên, học sinh. Vì vậy, tôi mạnh dạn bày tỏ những kinh
nghiệm thật ít ỏi của mình dù còn mang tính chủ quan, tôi rất mong nhận được
những lời đóng góp chân thành của hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm
các cấp để tôi thực hiện đề tài hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2 Kiến Nghị
3.1.1 Với tổ chuyên môn
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề: Tích hợp tư tưởng
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài đọc văn.
- Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, nhất là đổi mới phương pháp dạy
và học theo hướng tích cực.
3.2.2. Với nhà trường
- Đầu tư sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
- Đầu tư kinh phí,tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt
động chuyên đề, ngoại khóa…
15



- Biểu dương khen thưởng có nghị lực vươn lên trong học tập và rèn luyện.
2.3.3. Với sở giáo dục và đào tạo
- Đầu tư cho các trường về phương tiện day học, tài liệu tham khảo.
- Mở các lớp tập huấn ,trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hồ Thị Kim Chi

16



×