Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

phan tich hoat dong kinh te trong nganh van tai bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.37 KB, 34 trang )

Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
I. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế..............................................................................3
II. Các phương pháp phân tích............................................................................................................... 4
1.Phương pháp chi tiết theo nhân tố cấu thành:..................................................................................... 4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG
THEO MẶT HÀNG..............................................................................................9
I. Mục đích, ý nghĩa................................................................................................................................ 9
1. Ý nghĩa................................................................................................................................................ 9
2. Mục đích............................................................................................................................................. 9
3. Nội dung phân tích.............................................................................................................................. 9
4. Lập bảng phân tích............................................................................................................................ 10
5. Đánh giá khái quát............................................................................................................................. 12
6. Phân tích chi tiết từng mặt hàng........................................................................................................ 12
II. KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 31
1. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................................................... 31
1.1 Chủ quan tích cực:........................................................................................................................... 31
1.2 Chủ quan tiêu cực:........................................................................................................................... 31
2. Nguyên nhân khách quan................................................................................................................. 32
2.1Khách quan tích cực......................................................................................................................... 32
2.2Khách quan tiêu cực......................................................................................................................... 32
III. Đề xuất biện pháp........................................................................................................................... 32

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

1


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển



Lời mở đầu
Vận tải là một nghành sản xuất vật chất đặc biệt trong hệ thống các nghành
kinh tế quốc dân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Với tính ưu việt của vận tải biển là năng lực chuyên chở rất lớn, giá
thành vận tải đường biển thấp hơn so với phương thức vận tải khác. Vận tải biển
tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, phát triển du lịch
quốc tế, giao lưu văn hoá, thông tin, khoa học kỹ thuật giữa các vùng trên thế giới.
Hiện nay, hệ thống cảng biển cũng không ngừng được đầu tư và ngày càng phát
triển, đó là một mắt xích quan trọng, quyết định chất lượng của cả dây chuyền vận
tải biển.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của cảng biển người ta tiến hành phân
tích sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Từ đó đánh giá, xác định nguyên nhân, đề
xuất biện pháp và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Là một sinh viên được học môn: Phân tích các hoạt động kinh tế trong
ngành vận tải biển là điều hết sức cần thiết đối với chúng em bởi vì chúng em
được tiếp cận làm quen dần với công tác phân tích tình hình kinh tế của cảng,
trang bị thêm những kiến thức phục vụ cho công việc sau này. Để hiểu rõ hơn về
công tác phân tích kinh tế trong cảng, trong nội dung bài tập lớn của môn học này
em xin trình bày 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế.
Phần 2: Phân tích.
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

2


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ
I. Mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
1. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế là việc phân chia, phân giải các hiện tượng, các quá
trình và kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành sau đó dùng các phương
pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật, xu hướng
vận động, phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh tế có các mục đích sau :
- Đánh giá các kết quả hoạt động kinh tế, kết quả các nhiệm vụ được giao,
đánh giá về việc chấp hành chính sách chế độ quy định của Đảng và Nhà nước.
- Tính toán tốc độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế
cần nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh
hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
- Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác các khả
năng tiềm tàng trong nội bộ cảng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Các mục đích này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái này làm tiền đề cho
cái kia và cái sau phải dựa vào cái trước. Đồng thời các mục đích này cũng quy định
nội dung của công tác phân tích hoạt động kinh tế.
2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
Kinh doanh là quá trình thực hiện một số công việc nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận. Tất cả các cảng đều mong muốn là làm sao để chi phí bỉ ra là thấp nhất mà có
thể thu được lợi nhuận cao nhất. Từ nhận thức đúng mới có thể đi đến quyết định
đúng và hành động chính xác, hợp lý, nhận thức – quyết định – hành động là bộ ba
biện chứng của sự lãnh đạo và quản lý khoa học. Trong đó nhận thức giữ vai trò quan
trọng trong việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai. Nhận thức có đúng thì

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857


3


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

quyết định và hành động mới đúng được. Muốn có đước nhận thức đúng ngừoi ta phải
tiến hành phân tích hoạt động kinh tế. Đây được coi là một công cụ quan trọng và hữu
ích. Dùng công cụ này người ta nghiên cứu mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả
để phát hiện ra các quy luật tạo thành, quy luật phát triển của ác hiện tượng kinh tế.
Từ đó có thể rút ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
cảng. Nếu thiếu những kết luận rút ra từ phân tích hoạt động kinh tế thì mọi quết định
đưa ra đều thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, vì thế khó có thể mang lại kết quả tốt
đẹp.
Vậy có thể phát biểu ngắn gọn về ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế như
sau:
Với vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức phân tích hoạt động kinh tế trở
thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học, có hiệu quả các hoạt
động kinh tế. Nó là hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của
nhà nước.
II. Các phương pháp phân tích
Trong bài phân tích của mình em đã sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành.
• Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối.
• Phương pháp cân đối
1. Phương pháp chi tiết theo nhân tố cấu thành:
a) Nội dung:
Theo phương pháp này để phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó
của doanh nghiệp trước hết người ta biểu hiện chỉ tiêu ấy dưới dạng một
phương trình kinh tế phản ánh mối quan hệ cấu thành phức tạp của nhiều
nhân tố khác hẳn nhau để nghiên cứu phân tích chúng.

b) Cơ sở lí luận:

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

4


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Trong phân tích hoạt động kinh tế có nhiều chỉ tiêu được hình thành
do sự tác động qua lại phức tạp giữa nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố
khác nhau có đơn vị tính, tên gọi, biên độ biến động, phạm vi biến động
ảnh hưởng, nguyên nhân của biến động và mức độ ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích khác nhau. Do vậy cần phân tích chi tiết theo các nhân tố cấu
thành để nhận thức đúng đắn về chỉ tiêu và doanh nghiệp.
c) Mục đích riêng của phương pháp:
-

Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu thông qua biến động của
nhân tố.

-

Tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với biến động của chỉ
tiêu phân tích.

-

Phân tích chi tiết từng nhân tố để xác định nguyên nhân gây biến động
riêng từng nhân tố cũng như tiềm năng của chúng.


-

Đề xuất các biện pháp cụ thể đối với mỗi nhân tố nhằm khai thác triệt để
tiềm năng của chúng.

2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định
vị trí, xu hướng biến động, đánh giá kết quả của hiện tượng kinh tế. Phương
pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau :
- So sánh giữa chỉ số chỉ tiêu thực tế với trị số kế hoạch hoặc định mức.
- So sánh trị số chỉ tiêu thực tế kỳ này với chỉ tiêu đó kỳ trước.
- So sánh giữa các đơn vị với nhau, giữu các đơn vị thành phần
-

So sánh giữa các đơn vị nghiên cứu với ngành hoặc nền kinh tế quốc

dân.
- So sánh giữa thực tế với nhu cầu, thực tế với khả năng.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

5


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

a) So sánh bằng số tuyệt đối :
Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu giữa hai kỳ: kỳ
gốc và kỳ nghiên cứu .Được xác định bằng công thức :

Mức chênh lệch tuyệt đối:
Trong đó :

= y1-y0

y1 : mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
yo : mức độ chỉ tiêu kỳ gốc

b) So sánh bằng số tương đối :
Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển Kết cấu của tổng thể v.v…
Trong phân tích sử dụng số tương đối sau :
-

Số tương đối động thái : Phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của
hiện tượng qua thời gian, được xác định bởi công thức :

y
t = 1 ×
100(%)
y0
Trong đó :

t : Số tương đối động thái
y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu
y0 : Mức độ kỳ gốc

-

Số tương đối kết cấu : Xác định tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng
thể, được xác định bởi công thức :


d =

ybp
ytt

Trong đó :

×100(%)
ybp : Mức độ của bộ phận
ytt : Mức độ của tổng thể

-

Số tương đối kế hoạch dạng đơn giản

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

6


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

-

kht= (y1/ykh).100 (%)
Trong đó: y1, ykh là mức độ của hiện tương kì nghiên cứu, kì kế hoạch
Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ

Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch =

×100%

Hệ số tính chuyển =
-

Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp
Mức biến động tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu = y1-ykh.hệ số tính chuyển
3. Phương pháp cân đối
Là một phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ

tiêu phân tích khi các nhân tố có mối quan hệ tổng, hiệu, hoặc kết hợp cả tổng cả
hiệu. Cụ thể khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên
cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó.
* Khái quát nội dung của phương pháp :
- Chỉ tiêu tổng thể:

y

- Chỉ tiêu cá thể:

a, b, c

- Phương trình kinh tế:

y=a+b+c

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:

yo = a0 + b0 + c0


- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:

y1 = a1 + b1 + c1

- Xác định đối tượng phân tích: ∆y = y1- y0 = (a1 + b1 + c1) - (a0 + b0 + c0)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

∆ya = a1- a0 = ∆a

7


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Ảnh hưởng tương đối:

δya =

Δa
× 100(%)
y0

+) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yb = b1- b0 = ∆b


Ảnh hưởng tương đối:

δyb =

Δb
× 100(%)
y0

+) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yc = c1- c0 = ∆c

Ảnh hưởng tương đối:

δyc =

Δc
× 100(%)
y0

+) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya+ ∆yb+ ∆yc = ∆y
δya+ δyb+ δyc = δy =

Δy
× 100(%)
y0


* Bảng phân tích

STT

Chỉ tiêu

Kỳ gốc
Tỷ
Quy
trọn

g

Kỳ NC

So

Quy

Tỷ

sánh



trọng

(%)

Chênh


MĐAH→y

lệch

(%)

1

Nhân tố thứ 1

a0

da0

a1

da1

δa

∆a

δya

2

Nhân tố thứ 2

b0


db0

b1

db1

δb

∆b

δyb

3

Nhân tố thứ 3
Chỉ tiêu phân tích

c0
y0

dc0
100

c1
y1

dc1
100


δc
δy

∆c
∆y

δyc
-

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

8


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU
SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG
I. Mục đích, ý nghĩa
1. Ý nghĩa
Đối với cảng biển, hàng hóa chính là đối tượng lao động. Những đặc tính của
hàng hóa có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Mỗi mặt hàng lại có các đặc tính tự nhiên khác nhau, có yêu cầu về bảo
quản, vận chuyển, xếp dỡ khác nhau, giá trị khác nhau và cước phí xếp dỡ cũng khác
nhau. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng sẽ giúp cho cảng
tính toán được sự biến động về khối lượng các mặt hàng thông qua, thấy được những
mặt hàng nào là lợi thế, mặt hàng nào chưa hiệu quả, để từ đó có biện pháp tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho cảng.
2. Mục đích
Việc đi sâu phân tích chỉ tiêu sản lượng của cảng nhằm những mục đích sau:

+ Đánh giá chung việc thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng của doanh
nghiệp.
+ Tính toán sự biến động về khối lượng hàng hóa thông qua của các mặt hàng,
mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng đến sản lượng chung của cảng.
+ Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động khối lượng thông qua các
mặt hàng đó. Xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan, tích cực, tiêu cực.
+ Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để khai thác những tiềm năng
của cảng, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất ... từ
đó xác định con đường phát triển của cảng trong tương lai cả về quy mô và cơ cấu sản
xuất.
3. Nội dung phân tích
Trong việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các mặt cấu
thành thì việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng là quan
trọng nhất bởi vì mặt hàng điều quyết định đến việc đầu tư phương tiện, thiết bị, kho
Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

9


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

tàng, bến bãi và nhân lực. Mặt hàng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lãi của cảng.
Nếu không thấy được xu hướng phát triển của từng loại mặt hàng sẽ không có kế
hoạch đầu tư thích đáng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh gây nên tình trạng thiếu
vẫn thiếu thừa vẫn thừa làm lãng phí nguồn vốn không đẩy mạnh được sản xuất kinh
doanh phát triển.
Các mặt hàng cảng nói chung khá phong phú về chủng loại đó là các mặt hàng
lương thực, máy móc thiết bị, phâ bón, contaier,...
4. Lập bảng phân tích
* Phương trình kinh tế

ΣQTQ = QLT + QC + QMTB + QST + QPB + QCQ + QK (TTQ)
Trong đó:
QLT: Sản lượng hàng lương thực
QC: Sản lượng hàng container
QMTB: Sản lượng hàng máy móc thiết bị
QST: Sản lượng hàng sắt thép
QPB: Sản lượng hàng phân bón
QCQ: Sản lượng hàng Clanke và quặng
QK: Sản lượng hàng khác

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

10


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Bảng PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN XẾP DỠ CỦA DOANH NGHIỆP
THEO TỪNG MẶT HÀNG

Kỳ gốc

Kỳ NC
So sánh
(%)

Chênh
lệch (Ttq)

16.10


123.09

1389

3.39

5886

12.80

100.60

35

0.09

26.40

12968

28.20

120.05

2166

5.29

3191


7.80

3909

8.50

122.48

718

1.75

Phân bón

7038

17.20

5380

11.70

76.45

-1658

-4.05

6


Clanke và quặng

3478

8.50

3495

7.60

100.49

17

0.04

7

Hàng khác

4542

11.10

6944

15.10

152.89


2402

5.87

40 916

100.00

45 985

100.00

112.39

5069

-

STT

Mặt hàng

Quy mô
(103 Ttq)

Tỷ trọng
(%)

Quy mô

(103 Ttq)

Tỷ trọng
(%)

1

Lương thực

6015

14.70

7404

2

Container

5851

14.30

3

Máy móc thiết bị

10802

4


Sắt thép

5

Tổng khối lượng hàng hóa
thông qua (103 Ttq)

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

11


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

5. Đánh giá khái quát
Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng ta
thấy tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng ở kỳ nghiên cứu cao hơn kỳ gốc. Cụ
thể, đã tăng 12.39% tương đương 5,069,000 tấn từ mức 40,916,000 lên thành
45,985,000 tấn.
Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng sản lượng này là nhóm các mặt hàng khác.
Như đã nêu trong bảng phân tích, ở kỳ gốc nhóm hàng này đứng vị trí thứ năm nhưng
đến kỳ nghiên cứu đã tăng 2 bậc lên vị trí thứ ba và đóng góp cho tổng sản lượng
thông qua của cảng là 6,944,000 tấn, tức tăng 2,402,000 tấn so với kỳ gốc.
Trái ngược với các mặt hàng còn lại thì phân bón là mặt hàng duy nhất có sản
lượng thông qua cảng giảm. Ở kỳ nghiên cưu, lượng phân bón thông qua cảng giảm
1,658,000 tấn, làm cho tổng sản lượng thông qua cảng giảm 4.05%.
Mặt hàng clanke và quặng là mặt hàng có ít biến động nhất khi chỉ tăng nhẹ
0.04% tương đương 17 TTQ.
Sự biến động của tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng là do những biến

động của từng mặt hàng. Ở kỳ nghiên cứu hầu như tất cả các mặt hàng đều có sự biến
động, có những mặt hàng có biến động tăng và có những mặt hàng có sự biến động
giảm. Để đi sâu nghiên cứu về từng mặt hàng và từng sự biến động của chúng cũng
như nguyên nhân gây ra sự biến động và có biện pháp khắc phục ta đi phân tích chi
tiết từng mặt hàng cụ thể.
6. Phân tích chi tiết từng mặt hàng
6.1. Mặt hàng lương thực.
Lương thực là một trong những mặt hàng quan trọng, là nhu cầu thiết yếu của
đời sống con người. Sản lượng mặt hàng lương thực thông qua cảng có tỷ trọng đứng
thứ hai trong số các mặt hàng đang xét ở kỳ nghiên cứu. Việc tăng thêm 1,389,000 tấn
so với kỳ gốc làm cho tổng sản lượng thông qua cảng tăng 3.39%.
Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho mặt hàng này qua cảng tăng là:
+ Nhu cầu cầu lương thực xuất khẩu tăng
Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

12


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

+ Ảnh hưởng tích cực của các chính sách kinh tế
+ Thời tiết thuận lợi
+ Công tác giám sát, quản lý tốt
+ Có thêm đối tác kinh doanh
* Một số nước trên thế giới bị ảnh hưởng thiên tai nên nhu cầu lương thực tăng.
Như chúng ta đã biết, Philippines là một trong thị trường xuất khẩu lương thực
lớn nhất của Việt Nam. Chỉ tính riêng lúa gạo, đây là thị trường lớn thứ 2 chỉ xếp sau
Trung Quốc.
Đây là một quốc gia vốn phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, trong kỳ
nghiên cứu, thiên tai xảy ra nhiều hơn làm cho quốc gia này mất mùa, nhu cầu về gạo

nói riêng cũng như lương thực nói chung tăng lên đáng kể, mà cảng đang xét là cửa
ngõ của xuất khẩu hàng lương thực nên sản lượng thông qua do đó mà tăng lên.
Ngoài ra, một số các quốc gia châu Phi cũng thường xuyên hạn hán, mất mùa
cũng dẫn đến như cầu về lương thực tăng.
Đây là nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất
kinh doanh của cảng. Để tận dụng được điều kiện này, cảng phải xây dựng kế hoạch
sản xuất hợp lý, đảm bảo nâng cao năng suất bốc xếp, phục vụ cho nhu cầu thông qua
của hàng hóa.
* Chính phủ tham gia ký kết các hiệp định kinh tế
Trước đây, lương thực xuất khẩu sang các nước láng giềng và lân cận của
chúng ta vấp phải sự cạnh tranh của các mặt hàng đến từ khu vực châu Mỹ khi có giá
cả và chất lượng tương đương.
Nước ta đã tham gia ký kết các hiệp định khu vực AFTA, RCEP,... giúp cạnh
tranh trực tiếp về giá với các nguồn hàng đến từ khu vực khác, qua đó mở rộng các thị
trường cực lớn như Trung quốc hay các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật
Bản,...

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

13


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Đây là nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng tích cực tới sản lượng lương
thực thông qua của cảng.
Để tiếp tục phát huy, cảng cần có các biện pháp sau:
- Bám sát vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước
- Cập nhật liên tục những yêu cầu của chủ hàng nước ngoài
- Thiết lập mối quan hệ với các khách hàng để biến họ trở thành khách hàng

quen thuộc
* Do tình hình thời tiết trong kỳ nghiên cứu tốt.
Trong kỳ nghiên cứu tình hình thời tiết tương đối tốt, mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu, thuận lợi cho việc sản xuất, làm tăng sản lượng lương thực trong nước.
Các doanh nghiệp trong nước nắm bắt được thời cơ đó, đẩy mạnh việc ký kết các đơn
hàng xuất khẩu lương thực sang khu vực Châu Phi – một trong những khu vực đông
dân nhất thế giới, nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng mất mùa, lương thực không
đáp ứng nhu cầu của con người. Việc này làm sản lượng hàng lương thực qua cảng
trong kỳ nghiên cứu tăng lên. Mặt khác, trong thời gian này nắng nhiều, việc bốc xếp
hàng hóa thuận lợi, không phải dừng việc giữa chừng, đảm bảo lượng hàng qua cảng
liên tục, thông suốt.
Như vậy đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến sản lượng
hàng hóa ở cảng. Cán bộ quản lý cảng nên tận dụng điều kiện này để ký kết thêm
nhiều hợp đồng bốc xếp lương thực, đẩy mạnh hơn nữa lượng hàng thông qua, tăng
thêm doanh thu cho cảng cũng như mức lương cho công nhân cảng, ổn định đời sống
của người lao động.
* Công tác quản lý, giám sát thực hiện tốt
Cán bộ quản lý của cảng làm tốt công tác giám sát, kiểm tra hoạt động bốc xếp
hàng. Ngay từ đầu kỳ nghiên cứu, các cán bộ quản lý của cảng đã thực hiện tốt việc
đốc thúc, kiểm tra công nhân làm việc, đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng, khối
Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

14


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

lượng của hàng hóa cần đạt được cũng như thời gian hoàn thành bắt buộc, để tránh
hiện tượng ăn cắp hàng hoá, tình trạng lãnh phí thời gian, giảm tình trạng bao hàng bị
rách, bẩn và đảm bảo tiến độ bốc xếp. Đồng thời đề ra các chính sách đãi ngộ mới với

các công nhân như tăng tiền lương, tăng quỹ phúc lợi xã hội, quan tâm chăm lo tới đời
sống tinh thần của các công nhân. Điều này làm ý thức làm việc của họ tốt hơn,
nghiêm túc hơn, họ làm việc tích cực, hiệu quả hơn. Do đó sản lượng lương thực
thông qua tăng lên, các đơn hàng được đáp ứng nhanh chóng, làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của cảng, doanh thu tăng đáng kể so với kỳ gốc.
Đây là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới sản lượng thông qua
của cảng.
Để tiếp tục phát huy, cảng cần có các biện pháp sau:
- Lựa chọn được những cán bộ quản lý gương mẫu, có trách nhiệm.
- Nghiêm khắc xử phạt những công nhân có hành vi vi phạm.
* Tiếp cận được thêm các chủ hàng mới
Vốn đã là một cảng cửa ngõ về xuất khẩu lương thực, trong kỳ doanh nghiệp
còn xây dựng một chiến lược cạnh tranh về giá hợp lý khiến cho các chủ hàng mới
tìm đến. Nhu cầu xuất lương thực cao nên sản lượng hàng thông qua tăng lên
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, và để tiếp tục phát huy doanh nghiệp
cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tình hình biến động của thị trường để đưa ra được một
bảng giá cạnh tranh nhất.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

15


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

6.2 Mặt hàng Container
Điều đầu tiên phải nhắc đến là cảng đang nghiên cứu là cảng tổng hợp, không
phải cảng chuyên dụng container do đó các số liệu liên quan không thể có quy mô
giống như các cảng container chuyên dụng.
Như đã trình bày ở bảng phân tích số liệu, ở kỳ gốc mặt hàng container chiếm

tỉ trọng cao thứ tư trong tổng sản lượng hàng hóa qua cảng, đạt tỷ trọng 14.3%, tương
đương 5,886,000 TTq còn ở kì nghiên cứu mặt hàng này chỉ tăng nhẹ 35 TTq dẫn tới quy
mô giảm xuống còn 12.8% nhưng vẫn giữ nguyê vị trí.
Giải thích cho điều này, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Xu hướng nhu cầu của khách hàng giảm
+ Bộ phận thương vụ hoạt động chưa tốt
+ Xây mới kho CFS
* Khách hàng sử dụng contaier có xu hướng giảm sự quan tâm đến các cảng tổng
hợp
Ngày nay, với sự tiện lợi thì container ngày một được sử dụng nhiều trong vận
chuyển hàng hóa, do đó các càng có lượng container thông qua nhiều ngày càng có xu
hướng trở thành cảng chuyên dụng. Khách hàng cũng vì thế mà tìm đến các cảng này
nhiều hơn vì tính thuận tiện và sử lý các giấy tờ, thông quan nhanh hơn. Các khách
hàng vẫn sử dụng cảng ta chủ yếu là các khách hàng quen thuộc từ trước. Qua đó
phần nào có thể dễ hiểu hơn về nguyên nhân tại sao trong nhiều kỳ nghiên cứu thì sản
lượng thông qua của mặt hàng container đều biến đổi không quá lớn.
Đây là nguyên nhân chủ quan cũng đồng thời là nguyên nhân khách quan:
- Nếu nhìn theo góc độ chủ quan thì có thể nói đây là yếu tố tích cực vì đã cho
thấy rằng cảng làm rất tốt công tác khách hàng, duy trì được khách hàng quen thuộc
và lượng hàng ổn định.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

16


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

- Nếu nhìn theo phương diện khách quan thì đây rõ ràng là một nguyên nhân
tiêu cực. Dễ nhận thấy nhất là thông qua các con số trong bảng phân tích, trong khi

sản lượng chỉ tăng nhẹ 35 TTq thì tỷ trọng đã giảm tới 1.5%. Tức là quy mô của mặt
hàng này dự báo sẽ ngày càng lép vế hơn so với các hàng khác trong thời gian tới.
Để tiếp tục duy trì lượng hàng container thông qua cảng, cần giữ quan hệ thân
thiết với các khách hàng quen, đánh vào giá cước thông qua của các khách hàng nội
địa từ cảng đến các khác trong nước.
* Bộ phận thương vụ của cảng hoạt động tốt
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, bởi container là một loại hàng đặc biệt,
có yêu cầu về chứng từ và thủ tục chặt chẽ, mà phòng thương vụ của cảng là nơi trực
tiếp làm các công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục.
Trong kỳ nghiên cứu, cảng đã đầu tư mua phần mềm quản lý, khai thác
container mới nhất, phục vụ tốt nhất cho phòng thương vụ kiểm tra, thực hiện các
công việc thông qua hàng hóa nhanh hơn.
Để duy trì nguyên nhân tích cực này, cảng cần phải tiếp tục đầu tư các thiết bị
vi tính, thiết bị kiểm tra loại mới cho phòng thương vụ để bộ phận này hoạt động một
cách hiệu quả nhất.
* Xây dựng kho CFS
CFS (Container Freight Station), đây là một loại kho đặc biệt, đặc trưng cho tỷ
lệ lượng hàng và lượng chủ hàng đến cảng.
Nắm bắt được thực tế là các khách hàng có nhu cầu chuyển bằng cotainer qua
cảng đều không đủ hàng để xếp đầy container, việc xây dựng kho CFS giúp các chủ
hàng thuận tiện hơn, họ chỉ cần mang hàng đến cảng, bất kể với khối lượng hàng bao
nhiêu vẫn có thể được chuyển đi bằng container với chi phí như khi có đủ hàng.
Ngược lại, thêm dịch vụ tức là cảng có thêm thu nhập.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

17


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển


Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, có thể nói cũng chính vì nhờ nguyên
nhân này mà sản lượng hàng container thông qua cảng không giảm mà còn tăng, dù
cho xu hướng ngày nay là hàng container sẽ tới các cảng chuyên dụng.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

18


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

6.3. Mặt hàng máy móc thiết bị
Qua bảng phân tích, ta thấy sản lượng mặt hàng máy móc thiết bị tăng đáng kể.
Cụ thể ở kỳ gốc, sản lượng thông qua của mặt hàng này là 10,802,000 tấn, đến kỳ
nghiên cứu đã tăng 20.05% lên thành 12,968,000 tấn, đóng góp vào sự tăng của tổng
sản lượng thông qua là 5.29%.
Những nguyên nhân chính là:
+ Nhu cầu máy móc trong nước tăng
+ Vị trí địa lý
+ Kho bãi được đầu tư nâng cấp
+ Bộ phận giám sát hiện trường làm việc hiệu quả

* Do nhu cầu về máy móc trong nước tăng
Cùng với chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lượng
máy móc phục vụ sản xuất được nhập về tăng nhiều, do đó kéo theo là lượng hàng
máy móc thông qua cảng tăng lên.
Ngoài ra, việc nhập khẩu thiết bị máy móc để phục vụ các dự án lớn về năng
lượng, viễn thông cũng tăng mạnh
Các công trình lớn thuê máy móc của nước ngoài theo dạng tạm nhập cho đến

khi hoàn thành sẽ tái xuất. Đây cũng là nguyên nhân góp phần vào tăng sản lượng
thông qua của cảng
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực. Để tiếp tục phát huy cần phải đánh
giá được các thời điểm máy móc về nước nhiều để bố trí thông qua tốt nhất
* Có lợi thế từ vị trí địa lý

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

19


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Cảng có một vị trí rất thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc đó là nằm gần các
khu công nghiệp vì đa số mặt hàng máy móc được nhập về để phát triển sản xuất, và
lượng máy móc này chủ yếu được nhập vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Với lợi thế được quy hoạch vào nhóm các cảng phục vụ khu vực kinh tế trọng
điểm phía Bắc nên cảng mặt hàng máy móc thông qua cảng cũng do đó mà tăng lên.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
* Đầu tư nâng cấp kho, bãi
Máy móc là một loại mặt hàng đa dạng, và cũng tùy từng loại máy móc mà khả
năng thích ứng với thời tiết khác nhau.
Trên thực tế, không phải lúc nào chủ hàng máy móc cũng đến nhận hàng ngay
khi cập cập bến mà còn phải phụ thuộc vào điều kiện nhà xưởng, điều kiện lắp đặt của
họ. Và tất nhiên khi chủ hàng chưa lấy hàng ngay thì hàng sẽ phải được bảo quản cẩn
thận tại cảng vì chúng thường có giá trị rất lớn.
Trong kỳ nghiên cứu, cảng đã đầu tư nâng cấp hệ thống kho bãi hơn kỳ gốc để
phù hợp bảo quản các loại thiết bị ở mức tốt nhất. Từ đó mà các chủ hàng đã tin tưởng
hơn và lượng hàng thông qua cảng cũng từ đó mà tăng lên.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, và để tiếp tục phát huy điều này, cảng

cần làm tốt công tác giám sát và bảo quản kho hàng, đặc biệt là các vị trí để máy móc
có giá trị cao.
* Bộ phận hiện trường hoạt động hiệu quả
Như đã trình bày ở trên, hàng máy móc là một loại hàng đặc biệt vì chúng
thường có giá trị rất cao. Bộ phận giám sát hiện trường đã hoạt động rất tốt để đảm
bảo các máy móc được chuyển qua cảng không bị hỏng hóc trong quá trình xếp dỡ.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, để tiếp tục duy cần:

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

20


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

- Làm tốt công tác quản lý nhân viên hiện trường trong giờ làm việc
- Đôn đốc đi làm đúng giờ, và thực hiện đúng quy định giờ giấc của doanh
nghiệp.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

21


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

6.4 Mặt hàng sắt thép
Trong kỳ nghiên cứu, mặt hàng sắt thép đã tăng cả về tỷ trọng lẫn khối lượng
hàng hóa thông qua cảng. Cụ thể, ở kỳ gốc khối lượng hàng sắt thép thông qua cảng
là 3,191,000 tấn, có tỷ trọng thấp nhất nhưng đến kỳ nghiên cứu đã tăng lên chiếm tỷ

trọng 8.5% trong tổng sản lượng hàng thông qua tương đương 3,909,000 tấn. Có sự
biến động như vậy có thể do một số nguyên nhân sau:
+ Chính phủ điều chỉnh chính sách về thuế
+ Công tác quản lý thực hiện tốt
+ Nhu cầu sắt thép trong nước tăng cao
+ Cảng đầu tư thêm phương tiện xếp dỡ

* Chính phủ điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng sắt thép
Sắt thép là mặt hàng cần thiết trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong tình hình
nền kinh tế phát triển, nước ta đang thực hiện xây dựng thêm nhiều nhà xưởng, công
trình, do đó, nhu cầu về sắt thép là khá lớn. Trong kỳ gốc, bộ tài chính đã ban hành
thông tư điều chỉnh mức thuế ưu đãi đối với mặt hàng sắt thép, theo đó, bắt đầu từ kì
nghiên cứu, mức thuế nhập khẩu cho mặt hàng sắt thép sẽ được điều chỉnh giảm.
Chính sách này có tác động rất lớn đến tình hình nhập khẩu sắt thép trong nước, nhiều
đơn hàng nhập khẩu sắt thép được ký kết, nhờ vậy, sản lượng hàng qua cảng cũng
tăng lên đáng kể.
Như vậy đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến sản
lượng hàng hóa thông qua cảng. Phòng khai thác của cảng nên tận dụng điều kiện này
để bố trí thêm lao động bốc xếp, tăng năng lực thông qua, nhanh chóng giải quyết các
đơn hàng, nhằm nâng cao uy tín của cảng, thu hút thêm nhiều khách hàng.
* Do công tác quản lý của cảng trong kì nghiên cứu tốt

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

22


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

Công tác phân chia công việc, bố trí lao động của cảng được thực hiện hợp lý. Trong

kỳ nghiên cứu, cảng đã làm tốt công tác phân công lao động, bố trí công nhân làm
việc ở các bộ phận phù hợp với khả năng của họ hay nói cách khác là sử dụng đúng
người, đúng việc. Tùy vào năng lực mà phân chia công việc cho từng bộ phận, mỗi bộ
phận chịu trách nhiệm những công việc riêng như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường
cung cấp, đặt hàng, nhận hàng và làm thủ tục thông quan lượng hàng nhập về.....Điều
này đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho cảng. Sản lượng mặt hàng sắt thép thông
qua cảng ở kỳ này tăng đáng kể so với kỳ gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
ảnh hưởng đến cảng.
Để phát huy ưu thế này, cảng cần:
- Có kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận với từng công việc để khai thác hết được
khả năng của người lao động, nâng cao năng suất và kết quả kinh doanh.
- Đưa ra mức thưởng, phạt hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc, làm tăng
hiệu quả công việc của các bộ phận.
* Trong kì nghiên cứu, trong nước thực hiện xây dựng nhiều công trình, hạng
mục lớn, làm nhu cầu sắt thép tăng cao
Kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có cơ sở vật chất hiện đại. Thực tế,
số lượng nhà xưởng của nước ta không sản xuất đủ các mặt hàng tiêu dùng trong
nước. Trước tình hình đó, trong kì nghiên cứu, nhà nước ta đã đẩy mạnh đầu tư, xây
dựng nhà xưởng mới, khang trang, hiện đại, tạo ra hàng nghìn việc làm cho nguời lao
động. Mà trong ngành xây dựng thì nguyên liệu chính để xây dựng lên một công
trình chính là sắt thép, khi các nhà xưởng được xây dựng ngày càng nhiều thì tất yếu
sẽ dẫn đến nhu cầu về sắt thép tăng. Do vậy mà khối lượng sắt thép cần nhập khẩu
vào nước ta tăng, kéo theo lượng sắt thép nhập qua cảng tăng. Từ đó làm tăng doanh
thu, lợi nhuận của cảng.
Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm tăng lượng hàng sắt thép thông
qua so với kỳ gốc.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

23



Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

* Đầu tư thêm phương tiện xếp dỡ
Để hàng được thông qua cảng nhanh hơn phục vụ cho chủ hàng, trong kỳ
nghiên cứu cảng đã đầu tư thêm 2 xe nâng có sức nâng lớn chuyên để xếp dỡ hàng sắt
thép. Điều này làm cho hàng thông qua cảng nhanh hơn, giúp tăng mức độ hài lòng
của khách hàng hơn.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực, do bộ phận nghiên cứu thị trường nắm
bắt được nhu cầu của khách hàng cần hàng nhanh và đề xuất đầu tư thêm thiết bị bốc
xếp.

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

24


Phân tích hoạt động kinh tế trong ngành vận tải biển

6.5 Mặt hàng phân bón
Đây là mặt hàng duy nhất thông qua cảng có khối lượng giảm, cụ thể trong kỳ
nghiên cứu, lượng hàng phân bón thông qua chỉ đạt 5,380,000 tấn, giảm 1,658,000 tấn
so với kỳ gốc, làm cho tổng lượng hàng thông qua giảm 4,05%. Điều này được lý giải
bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Phân bón nhập lậu giá rẻ gia tăng
+ Cung phân bón trong nước đủ dẫn đến giảm lượng nhập khẩu
+ Ký được ít đơn hàng
+ Công tác xếp dỡ chưa tốt


* Phân bón giá rẻ nhập lậu qua biên giới tăng
Trong kỳ nghiên cứu, nhiều thương lái Trung Quốc đã bắt tay với các thương
lái Việt Nam, thực hiện các hợp đồng buôn lậu phân bón qua biên giới. Điều này
khiến các loại phân bón giá rẻ, chất lượng kém, tràn ngập thị trường. Hơn nữa, các
loại phân bón này còn được ngụy trang hết sức tinh vi, trên bao bì in tên của các hãng
sản xuất phân bón Việt Nam, thậm chí là các hãng nước ngoài nổi tiếng mà người dân
vẫn quen dùng. Người nông dân không thể phân biệt được đâu là phân bón dởm
Trung Quốc, đâu là phân bón của Việt Nam sản xuất bằng mắt thường, nên mua
nhầm, khiến cho sản lượng phân bón nhập khẩu giảm.
Nhận thức điều này, các công ty sản xuất trong nước đã đề xuất giải pháp
trước mắt là giảm các đơn hàng nhập khẩu phân bón, khiến sản lượng mặt hàng này
qua cảng cũng giảm, ảnh hưởng đến doanh thu của cảng.
Như vậy đây là nguyên nhân khách quan có tác động tiêu cực đến sản lượng
hàng qua cảng. Để tránh tình trạng công nhân không có việc làm, người nhiều mà việc

Nguyễn Vũ Thịnh - 64857

25


×