Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp một qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu....................................................................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu:......................................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................................................3
2. Nội dung..................................................................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận:....................................................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề:.....................................................................................................................4
2.2.1. Thuận lợi:..................................................................................................................................4
2.2.2. Khó khăn:...................................................................................................................................5
2.3. Các giải pháp thực hiện:...................................................................................................................6
2.3.1. Xây dựng mục tiêu, nội dung mang tính trọn vẹn thống nhất giữa giáo dục kĩ năng sống với
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :...............................................................................................6
2.3.2. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp. .................................11
2.3.3 Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống và tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học. ..........................................................................14
* Phát huy vai trò chủ động chỉ đạo của giáo viên:.........................................................................14
* Phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh:.......................................................................................15
* Phát huy sự tham gia ủng hộ tích cực của phụ huynh:.................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị.................................................................................................................................18
3.2. Kiến nghị:........................................................................................................................................19

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện có đạo
đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập


dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng cơ sở cho HS học các bậc
học tiếp theo. Bên cạnh trang bị cho học sinh vốn kiến thức trong học tập thì rèn
kĩ năng sống cho các con là một việc rất cần thiết. Xã hội ngày các phức tạp
trong mối quan hệ, chuẩn mực đạo đức không còn, giáo dục kĩ năng sống cho
các em giúp các em biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái và có những hành
động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức là việc làm cần thiết.
Đối với học sinh lớp 1, vừa bước qua lứa tuổi mầm non lứa tuổi các em
còn rất non nớt, mọi thứ đều mới mẻ. Những kĩ năng trong cuộc sống còn rất
hạn chế. Việc giúp các em có những kĩ năng cơ bản là vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua các môn học còn mang tính chất
gò ép, chất lượng hiệu quả chưa cao bị hạn chế bởi thời lượng và nội dung
chương trình của môn học. Hơn nữa, giáo dục kĩ năng sống phải thông qua hoạt
động vì chỉ có thông qua hoạt động mới có thể hình thành kĩ năng, nâng cao
nhận thức, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, bản lĩnh cũng như sự năng
động, sáng tạo ở học sinh, mà hoạt động lại là thế mạnh, đặc trưng của giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Đối với mỗi người, kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để
vươn lên gặt hái thành công. Kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có. Nó là kết
quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi người.
Chính vì thế nên tôi chọn đề tài "Một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho
học sinh Lớp Một qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 1.
- Tìm hiểu nội dung các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp phù hợp với học sinh lớp 1.
- Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc:
+ Giúp HS có đủ kĩ năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,
đọc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
+ Giúp các em có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa.

+ Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tạp chí Thế giới trong ta chuyên đề giáo dục, chuyên đề
Giáo dục tiểu học của Vụ giáo dục Tiểu học.
- Nghiên cứu một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 1A4 ở
trường Tiểu học Đông Thọ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2


- Theo dõi quá trình thực nghiệm để kiểm nghiệm các giải pháp đề ra.
- Học sinh Lớp 1A4 trường Tiểu học Đông Thọ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người Giáo viên trong
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học tập, vui chơi, việc ứng xử và sinh hoạt tập thể
của HS.
- Phương pháp vấn đáp:
+ Phỏng vấn đối tượng học sinh trong lớp về những suy nghĩ, tâm tư,
nguyện vọng của các em. Phát hiện những kĩ năng đã có hoặc chưa có của học
sinh.
- Phương pháp điều tra:
+ Trò chuyện, trao đổi với GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh, bạn bè của
HS để biết thêm về các kĩ năng đã có và chưa có của các em.
+ Tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên khác trong
trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp
mình phụ trách thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiệu quả

và những điều cần rút kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con
người lao động năng động sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với điều kiện đổi mới
đang diễn ra hàng ngày. Trong khi đó cách dạy truyền thống như hiện nay, dù có
đổi mới song chất lượng vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà
Đảng, Nhà nước và ngành đề ra.
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy Hoạt động ngoài giờ lên lớp nói
riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học
sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức
hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học
sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học
sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và
đánh giá kết quả của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm
vui trong học tập. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở
trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống
xã hội.
3


Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm
cần thiết phù hợp nội dung giáo dục. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày
22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 - 2013 đã xác định nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh, bao gồm ba nội dung sau:
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,
thói quan và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai
nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng giáo dục - Đào tạo.
Trường Tiểu học Đông Thọ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chú trọng các hoạt động:
- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà
trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và
kĩ năng sống cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A4. Lớp có số
lượng học sinh tương đối đồng đều. Cụ thể : Sĩ số học sinh : 41 em. Trong đó số
HS Nam 22 em, Nữ là: 19 em.
- Là học sinh lớp Một, các em vừa chuyển cấp. Lần đầu tiên các em được
bước vào trường tiểu học. Mọi thứ đều mới mẻ. Các em chưa quen với môi
trường giáo dục mới, nề nếp học sinh vẫn chưa ổn định. Các kĩ năng cơ bản còn
hạn chế. Chính vì vậy tôi đã tìm ra một số thuận lợi và khó khăn trong việc hình
thành và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong lớp như sau:
2.2.1. Thuận lợi:
- Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện- học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến
địa phương, Phòng Giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với
những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất
cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như:
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ
sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn

4


thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình,
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Có sự chỉ đạo chặt chẽ của BGH, Phụ trách đội. Và có sự góp sức của
Đội cờ đỏ trong công tác theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện các nề nếp và tham
gia các hoạt động. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo tổ chức
nhiều buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ ích và ý nghĩa. Đây
là việc làm thiết thực để tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mình, thể hiện các
hành vi đạo đức liên quan đến Kĩ năng sống của các em. Nó giúp giáo viên nhìn
thấy rõ hơn các kĩ năng học trò mình được thể hiện như thế nào để giúp các em
hoàn thiện các kĩ năng cần có của bản thân trong học tập và rèn luyện.
- Trường Tiểu học Đông Thọ đã chuyển về ngôi trường mới cơ sở vật
chất khang trang, khuôn viên rộng rãi để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
- Đa số HS trong lớp ngoan, có ý thức học tập, rèn luyện đạo đức. Một số
em có kĩ năng sống rất tốt như: Diệu Anh, Trần Gia Huy, Hoàng Hải, Ngọc Hân,
Thúy Thương, Hải Yến.
- Đa số HS trong lớp thích hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đa số Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc giáo dục con em mình.
2.2.2. Khó khăn:
a) Về phía giáo viên:
- Trong thực tế hiện nay việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa có nhiều
chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên còn thiên nhiều về
chú trọng dạy kiến thức. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ. Ở
trường, học sinh không được tham gia lao động dẫn đến các em thường lười lao
động, không biết làm các công việc để tự rèn luyện bản thân giúp đỡ bạn bè,
phục vụ tập thể. Chương trình học nặng về kiến thức, phần rèn kĩ năng còn chưa
được hệ thống. Giáo viên thường lo lắng và dành nhiều thời gian cho việc dạy

kiến thức nên việc đầu tư cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn ít.
b) Về phía cha mẹ học sinh:
- Hiện nay còn nhiều phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh học sinh lớp Một
luôn nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà
chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá!
Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái, không cho con làm việc gì,
khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, không được vận động.
-Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm đến
làm kinh tế mà chưa tạo ra môi trường tốt để giáo dục con cái.
- Nhiều phụ huynh còn bỡ ngỡ khi lần đầu có con vào lớp Một. Một số
Phụ huynh tỏ ra bất lực trước sự đòi hỏi của con.
c) Về phía học sinh:
5


- Đối tượng học sinh nhỏ, dễ mắc khuyết điểm, hiếu động, chóng quên…,
các kĩ năng sống còn hạn chế: Đức Phúc, Bảo Nam, Đỗ Hoàng Gia Huy, Duy
Phong…
- Đa số học sinh chưa biết sử dụng nhà vệ sinh như : đi vệ sinh đúng cách,
đậy nắp khi đi xong, xả nước sau khi đi vệ sinh và vặn tắt vòi nước khi xả sạch.
Chưa biết xếp hàng khi đi vệ sinh, các em chưa biết chờ đợi, nhường nhau khi đi
vệ sinh.
- Trẻ thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng giao tiếp với ông bà, bố mẹ.
- Trẻ rụt rè trước đám đông, đọc bài nhỏ, không giơ tay phát biểu ý kiến
mặc dù biết trả lời, bị cuốn vào các trò chơi điện tử ảo trên mạng internet.
- Học sinh có những biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử hạn chế như:
gặp giáo viên không chào hỏi hoặc chánh mặt để khỏi phải chào, nhìn thấy
bạn bị ngã đau thản nhiên đi qua bỏ mặc bạn, có hành vi nói tục, bày tỏ thái
độ hùng hổ khi va chạm với bạn
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm, thiếu sự hướng dẫn tận tình của

cha, mẹ (chỉ ở với mẹ hoặc bố, hoặc tạm ở với ông bà do cha mẹ làm ăn xa).
2.2.3.Kết quả khảo sát thực hiện một số kĩ năng sống của học sinh
đầu năm học 2017-2018:
Tổng số
Kĩ năng tốt
Có kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
học sinh
SL
%
SL
%
SL
%
41
7
9,8
13
31,7
21
58,5
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Xây dựng mục tiêu, nội dung mang tính trọn vẹn thống nhất
giữa giáo dục kĩ năng sống với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
Thực hiện tốt giải pháp này có tác dụng thu hút, tạo sức hấp dẫn giữa giáo
dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh.
Đây là một trong số các giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo
quan điểm tích hợp. Để tích hợp được mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống
trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là tổ
chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tiếp cận kĩ năng sống.

Tiếp cận kĩ năng sống đề cập đến quá trình tương tác giữa dạy và học tập trung
vào kiến thức, thái độ và kĩ năng cần đạt được để có những hành vi giúp con
người có trách nhiệm cao đối với cuộc sống riêng bằng cách lựa chọn cuộc sống
lành mạnh, kiên định từ chối sự ép buộc tiêu cực và hạn chế tối đa những hành
vi có hại.
Ngay từ đầu năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho năm học 2017- 2018 cụ thể đến từng khối lớp, tôi phối hợp
với khối trưởng đã chủ động xây dựng mục tiêu cho khối lớp mình. Đối với lớp
1 năm học này có 2 chương trình lớn:
6


Tổ chức “ Đêm hội trăng rằm”: Mục tiêu đem đến cho các em một
Trung thu truyền thống, mang đậm dấu ấn tuổi thơ, với hình thức: Rước đèn,
văn nghệ chào mừng, gian hàng trung thu.
Tạo cho các em cơ hội được thể hiện mình qua một số hoạt động phục vụ
cho Lễ hội.

Học sinh lA4 vui Trung thu

7


Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp: “ Cùng học, cùng chơi, cùng
tiến bộ”. Mục tiêu tạo cho các em một sân chơi mới, các em tự khẳng định mình
qua biểu diễn các bài hát Tiếng Anh, đóng hoạt cảnh, tự giới thiệu bằng Tiếng
Anh, giao lưu với người nước ngoài.

Học sinh tham gia “ Cùng học, cùng chơi, cùng tiến bộ”
Trong chương trình” Đêm hội trăng rằm” với mục tiêu tổ chức một trung

thu truyền thống cho các em không thể thiếu các sản phẩm tự làm để trưng bày
gian hàng. Chính vì vậy, tôi đã tổ chức cho các em làm bánh trung thu, tô mặt nạ
bằng giấy bồi, xâu chuỗi vòng…
- Tổ chức cho các em được tham gia làm bánh trung thu: nhìn gương mặt
ngây ngô, bột dính đầy khi nặn bánh. Chính tôi không ngờ hoạt động này lại lôi
cuốn các em đến vậy. Có thể những cái bánh các em làm ra chưa tròn chưa đều
như cái bánh trung thu khác, nhưng nó chứa đựng tình cảm của các em, niềm tự
hào của các em về cái bánh mình làm ra để dành tặng cho người các em yêu quý
nhất (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị , em…)
- Tô màu mặt nạ làm từ giấy bồi: Hướng em về với Trung thu xưa, về với
một loại đồ chơi truyền thống mỗi độ Trung thu về “mặt nạ làm từ giấy bồi”.
Có em còn rất ngạc nhiên từ giấy có thể làm nên những chiếc mặt nạ đẹp đến
như vậy. Các em tự tay tô vẽ mặt nạ mà mình thích. Lần đầu tiên các em được
biết đến sản phẩm đồ chơi làm từ giấy bồi.

8


Học sinh lớp 1A4 tô mặt nạ giấy bồi

Niềm vui của các em khi hoàn thành sản phẩm
9


- Xâu các chuỗi vòng: Chỉ khi nhìn các em làm việc này, lần đầu tiên thấy
các em tập trung cao đến thế, lần lựa lựa chọ từng hạt vòng to nhỏ, rồi màu sắc
của từng hạt vòng chú ý xâu thành chuỗi. Nhìn sản phẩm của các em ta không
khỏi ngạc nhiên đẹp một cách ngẫu nhiên từ sự kết hợp của màu sắc, của kích
thước hạt vòng, những học sinh hiếu động của tôi cũng ngồi hằng giờ xâu chuỗi
vòng mà con thích.


Học sinh lớp 1 A4 chăm chú xâu vòng
10


Các em giới thiệu về chuỗi vòng
2.3.2. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục
kĩ năng sống đã được tích hợp.
Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, bằng cách đó thực hiện tốt các nội dung giáo dục kĩ năng
sống. Bên cạnh đó, biện pháp này còn tăng cường tính hiệu quả của việc tích hợp
mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống với mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp. Việc sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp không chỉ phù hợp với các yêu cầu của hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp mà còn đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học.
11


Việc đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động để thực hiện từng chủ đề
trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra điều kiện để thiết
kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống để tích hợp vào các hoạt động này. Đổi mới
các hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp bao hàm việc đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học. Các dạng hoạt động
chính làm cơ sở để thiết kế các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chủ đề của chương
trình
giáo

dục
ngoài
giờ
lên
lớp
là:
* Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Bao gồm các thể loại: Hát, múa, thơ
ca, kịch ngắn, kịch câm, đố vui, độc tấu, đàn, sáo, kể chuyện, trình diễn thời
trang …
* Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: bao gồm các trò chơi
vận động, trò chơi dân gian, hội chợ dân gian, bày cỗ trung thu, thi làm
thiệp chúc mừng, các danh lam thắng cảnh của địa phương; nghe kể chuyện về
các anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước…
Một số hình ảnh chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp “ Cùng học,
cùng chơi cùng tiến bộ”

Các em tham gia trình diễn bài Earobic
12


Hoạt cảnh Rùa và Thỏ

Các em hát và trình diễn bài Baby set
13


Các em trình diễn bài Aerobic
2.3.3 Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng
sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học.
* Phát huy vai trò chủ động chỉ đạo của giáo viên:

Vốn nhân lực là yếu tố thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy xây
dựng đội ngũ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng. Với đặc
trưng khác hoạt động dạy trên lớp, người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng
sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh cần có một
phẩm chất sẵn có thuộc về năng khiếu bẩm sinh. Chính vì vậy cần lựa chọn
người có đủ phẩm chất tối thiểu để phụ trách mảng hoạt động này của nhà
trường. Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống và tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể
là cán bộ quản lý, tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều
cần một số tiêu chuẩn sau:
- Năng lực tổ chức
- Hình thức khá
- Khả năng diễn đạt tốt
- Yêu thích hoạt động
- Tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung, dễ gần
- Thói quen làm việc có trách nhiệm
- Có sức khỏe
- Tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới.
Đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Một
trong những cách thức đào tạo nguồn nhân lực là tổ chức tập huấn. Trong thực tế
học sinh lớp 1 còn nhỏ, các em chưa được tham gia các hoạt động của trường
nhiều, nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn rất nhiều hạn chế. Trong đó
14


có nhiều trường tiểu học hiện nay hoạt động còn mang tính hình thức, đơn điệu,
chưa hiệu quả, nên không có môi trường để giáo viên học cách tổ chức. Do đó
phải bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, tổng phụ trách Đội... về giáo dục kĩ
năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để họ cập nhật kiến
thức mới, phát triển một số kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức và qua

đó chính họ được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp
ứng được yêu cầu đổi mới.
* Phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh:
Để phát huy tối đa yếu tố cá nhân như: năng lực, sức sáng tạo, khả năng
tự học, tự giáo dục của học sinh trong giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi: hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động không có tính pháp qui cao như hoạt động học
tập.Thực tế sự đánh giá về học sinh cũng ít chú trọng tới mặt này. Song một
trong những lý do khiến hoạt động này chưa hiệu quả đó là sự hấp dẫn của nó
đối với học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1
rất hiếu động nên nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm lí, phù
hợp với đặc điểm học sinh của từng trường, biết khơi dậy tiềm năng của học
sinh chắc chắn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ thu hút được đông đảo
học sinh tham gia.
Để tạo được hứng thú cho học sinh phải xây dựng nội dung hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học, hình thức
tổ chức phong phú đa dạng hấp dẫn; chẳng hạn hình thức sinh hoạt lớp không
chỉ đơn điệu, việc kiểm điểm trong tuần, phê bình nhắc nhở hay động viên
khen thưởng mà nội dung cần bao hàm công tác giáo dục tư tưởng theo chủ
đề của tháng với các nội dung thiết thực. Để giáo dục truyền thống của nhà
trường, có thể nêu những tấm gương học tập rèn luyện của học trò đã ra
trường, cũng có thể tổ chức dưới dạng hái hoa dân chủ, trả lời những câu hỏi
về thành tích của trường, thành tích của các anh chị có tên tuổi.
- Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực: sau khi chuẩn bị nội
dung phong phú, hình thức phù hợp, qua tổ chức phải chú ý khơi dậy được
tiềm năng của từng học sinh, phát huy năng lực sẵn có giúp các
em được phát triển. Nhiều em học sinh giờ học trên lớp là những em học
sinh bình thường, không nổi trội song qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đã bộc lộ được năng khiếu, do đó người giáo viên như chúng tôi kịp thời nắm

bắt, phát hiện, tư vấn, bồi dưỡng để năng khiếu ấy được phát triển.

15


Bạn Thỏ và bạn Rùa đang tự giới thiệu bằng Tiếng Anh
- Trong quá trình tổ chức thông qua hoạt động tập thể chúng ta có thể
giao việc, cá biệt hóa, động viên, khích lệ học sinh còn mắc khuyết điểm từ
đó các em tự tin, tự giác hoàn thành công việc. Có thể dùng “độc trị độc” đối
với một số học sinh còn ham chơi, nghịch ngợm, giáo viên có thể cho các em
đóng tiểu phẩm, nhập vai các nhân vật, từ đó tự giáo dục bản thân, đặc biệt
cho các em tự biểu diễn ở tập thể trường từ đó các em có hứng thú và tự tu
dưỡng bản thân, chăm chỉ học tập hơn.

Các em học sinh chăm chú theo dõi hoạt cảnh Rùa và Thỏ( Tháng 3- 2018)
16


Câu chuyện Rùa và Thỏ rất nhiều học sinh đã biết trước đó các con được
nghe cô kể ở trường mầm non, được học qua tiết kể chuyện trong chương trình
lớp 1. Điều tôi muốn nói, nội dung của nó không mới nhưng lại rất cuốn hút với
các con. Vì chính các con được tham gia đóng, các con được nhìn thấy bạn mình
nhập vai vào các nhân vật: Rùa, Thỏ, các bạn Bướm, các bạn Chim, thầy giáo
Hươu… Thông điệp mà chúng tôi muốn hướng tới các con là học tập ở bạn Rùa
tính cần cù chịu khó. Bạn Rùa biết mình chậm chạp đi thẳng đến trường, không
nghe theo lời rủ của bạn Bướm, bạn Chim. Còn anh bạn Thỏ cũng trên đường đi
học hết đuổi bướm lại hái hoa, ngắt lá cây, đi ngược chiều…Thỏ đã đến trường
muộn. Hằng ngày các em phải nhớ đi học đúng giờ, đi đến nơi về đến chốn. Phải
nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. Biết bảo vệ thiên nhiên , không
la cà dọc đường hái hoa bắt bướm.

* Phát huy sự tham gia ủng hộ tích cực của phụ huynh:
Trong các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp không thể thiếu sự
chung tay ủng hộ của các bậc phụ huynh. Sức người là đây và sức của cũng là
đây. Có làm hoạt động ngoài giờ lên lớp mới càng thấm thía câu nói của Bác Hồ:
“ Dễ vạn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Khi chuẩn
bị Lễ hội Trung thu cho các con, sau khi nhận sự chỉ đạo của Ban giám Hiệu ,
tôi cũng không khỏi hoang mang, bắt đầu từ đâu, làm như thế nào? Nhờ có sự
tham gia ủng hộ tích cực của phụ huynh : các bố dựng, trang trí gian hàng trưng
bày sản phẩm; các mẹ cùng cô hướng dẫn các con làm hoa, làm bánh trung thu,
trang trí gian hàng. Phụ huynh của chúng tôi không quản buổi tối hay buổi trưa
dựng xong gian hàng kịp cho Lễ hội, sắp xếp trang trí, phụ trách bán hàng…
Đúng thật, nếu chỉ mình giáo viên chúng tôi không thể làm được. Rồi đến
chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp “ Cùng học, cùng chơi, cùng tiến bộ”
để bảm bảo chương trình học tập của các con thời gian luyện tập cho các con
chủ yếu vào tiết 4 và ngày nghỉ trong tuần. Phụ huynh lại đưa đón các con, giúp
cô trang trí sân khấu, trang điểm cho các con lên sân khấu. Xin được trích dẫn
lời của một phụ huynh: “Tất cả đều muốn tạo cho các con một sân chơi mới, ở
đó các con được vui chơi, được trải nghiệm để rồi phần nào tích lũy vốn sốngmột kí ức tuổi thơ đẹp. Chúng em không quản cô ạ!”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của học sinh, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi
đạt được một số kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở các
kết quả sau:
* Kết quả học sinh lớp tôi phụ trách:
- 100% số học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích
khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin.
17


- 100% số học sinh có biết tự lập; có kĩ năng vận động nhỏ, vận động tinh

thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh.
- 100% số học sinh được rèn kĩ năng nhận thức; kĩ năng tự kiểm soát bản
thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ,
thể dục, và các môn học khác. Đi học đều, đúng giờ, không nói tục, chửi bậy,
không đánh nhau. Tham gia đầy đủ các hoạt động.
- 100% số học sinh được giáo dục, chăm sóc tốt, được bảo vệ sức khỏe,
được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát
triển.
- 100% số học sinh luôn mạnh dạn tự tin hơn. Biết hợp tác chia sẻ. Ham
học hỏi, thích khám phá. Biết thương yêu bạn bè trong lớp, trong trường, biết
giúp đỡ bạn, biết nhường nhịn em nhỏ, biết thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh chị.
- 100% số học sinh có kĩ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết tự
ăn, uống sạch sẽ, biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, cất gối sau khi ngủ dậy, biết
giúp đỡ cô giáo trong việc thu dọn đồ dùng khi ăn, ngủ xong.
- 100% số học sinh biết thực hiện an toàn giao thông, biết đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông đúng quy định.
- 100 % số học sinh biết thực hiện nội quy của trường và của lớp, chào hỏi
lễ phép.
- Đặc biệt học sinh rất tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
các con tự tin hơn khi phát biểu ý kiến, đọc bài to hơn, dám nêu ý kiến suy nghĩ
của mình dù không đúng hoặc khác với bạn.
Cụ thể mức độ đạt được như sau:
*Kết quả khảo sát thực hiện một số kĩ năng sống của học sinh tháng
4/2018:
Tổng số
Kĩ năng tốt
Có kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
học sinh
SL

%
SL
%
SL
%
41
26
63,4
15
36,6
0
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Qua quá trình thực nghiệm đã khẳng định các biện pháp giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là
khả thi, có tác động làm thay đổi kĩ năng sống của học sinh tiểu học về các
phương diện: nhận thức, thái độ, hành vi. Cụ thể là học sinh rất hào hứng với
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nó đã thu hút các em; khuyến khích các
em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ
hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau. Từ đó giúp các em hình thành và có
các kĩ năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và
tạo không khí thi đua lành mạnh. Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự
điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn qua đó giáo dục các em những kĩ
18


năng thực hiện những công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ
thuật, thực hiện các bài thể dục, trò chơi, các hành vi ứng xử với mọi người
trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. Những kĩ năng tham gia hoạt động
tập thể, kĩ năng tổ chức hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi

người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động
và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kĩ năng, hành vi này để rèn luyện
những kĩ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể.
Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các
hành vi từ đó hình thành được các kĩ năng, học sinh sống có trách nhiệm hơn và
biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc
sống, thúc đẩy hành vi mang tính xã hội. Học sinh tỏ ra cởi mở hơn trong mối
quan hệ giữa thầy - trò, hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập. Sau khi
được quan tâm giáo dục kĩ năng sống học sinh xác định được bổn phận và nghĩa
vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trong một lớp học bao giờ cũng có các đối tượng học sinh khác
nhau. Có em tiếp thu nhanh, có em còn chậm, có em có năng khiếu, có em chậm
phát triển về trí tuệ. .. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt trong
phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học tùy vào tình hình thực tế của lớp,
của đối tượng mình phụ trách; phù hợp với địa phương sao cho đảm bảo được
mức chuẩn của rèn luyện các kĩ năng cần đạt.
Trên đây là quá trình nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến vào đổi
mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp rèn kĩ năng sống cho học
sinh lớp Một nói riêng. Tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu thành công về đổi
mới phương pháp dạy học – rèn kĩ năng sống cho học sinh và nâng cao hiểu biết
cho bản thân trong quá trình dạy học ở Tiểu học.
3.2. Kiến nghị:
- Nhà trường tạo điều kiện về tài liệu, thiết bị dạy học đầy đủ cho giáo
viên và học sinh.
- Tổ chức những hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ ích nhằm giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tham gia. Có cách hình thức khen thưởng phù hợp.
- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, trò chơi dân gian… cho học sinh tham
gia. Đánh giá phù hợp đối tượng. Không đánh giá số lượng kiến thức và kĩ năng
của học sinh các lứa tuối ở mức độ như nhau, gây nhụt chí cho giáo viên và học
sinh độ tuổi còn nhỏ.

Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh lớp một thông qua hoạt động ngoại khóa. Cũng là một vài kinh nghiệm nhỏ
mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, do thời gian và
năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, rất mong sự góp ý, giúp đỡ của
các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
19


XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Đông Thọ, ngày 2 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Lê Huyền

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lí học tiểu học
2. Tạp chí Thế giới trong ta
3. Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
4. Một số thông tư chỉ thị của PGD, SGD

21



22



×