Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp dạy giáo dục ATGT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.93 KB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có
rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố, thị xã, thị trấn mà ngay cả khu vực
nông thôn. Trên đường đi hiện nay người và xe tham gia giao thông khá đông đúc. Nếu
không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho
người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân
các em, gia đình các em và cho xã hội.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có những hiểu
biết cơ bản về luật giao thông đường bộ, tức là phải giáo dục làm sao cho các em biết
cách tham gia giao thông đúng luật và an toàn. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với
ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức kĩ năng và ý thức
tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học
sinh Tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông ( ATGT) cũng nằm trong những
mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, Uỷ ban ATGT quốc
gia đã phối hợp với Bộ GD&ĐT đưa nội dung giáo dục về trật tự ATGT vào dạy ở các
trường Tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Trong những năm qua và đặc biệt năm học
2016 - 2017 trường Tiểu học Công Liêm 2 rất chú trọng đến vấn đề giáo dục ATGT cho
các em học sinh. Giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có
vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật
quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi
tham gia giao thông. Với những lý do trên tôi chọn: “ Một số biện pháp dạy giáo dục
an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3” làm đề tài
nghiên cứu của mình.Với mong muốn các em có hiểu biết về luật giao thông nói chung
và luật giao thông đường bộ nói riêng giúp các em học sinh biết cách đi đường theo
đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Thực hiện tốt thông điệp: “ ATGT
là không tai nạn”; “ ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.
1


2. Mục đích nghiên cứu.


Giáo dục ý thức , kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
Thông qua đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng Giáo dục an toàn
giao thông qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình các bài dạy ATGT dành cho học sinh lớp 3.
+ Mô đun 3: Giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Mô đun 4: Đi xe đạp trên đường an toàn và các HĐNGLL, HĐ ngoại khóa…
- Nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của HS trong nhà trường.
b. Phạm vi nghiên cứu:
HS lớp 3A : 26 em ( Lớp chủ nhiệm) ; HS lớp 3B: 24 em. ( lớp đối chứng)
Trường Tiểu học Công Liêm 2, Nông Cống, Thanh Hóa. Năm học 2016 -2017.
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. PP nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho HSTH.
b. Các PP khác: Kết hợp các PP tìm hiểu nghiên, cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn
HS, phụ huynh HS.
c. PP thống kê, xử lý số liệu: Phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm.

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a, Cơ sở lý luận:
Bắt đầu từ năm 1998 - 1999, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban
ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức dạy thí điểm về ATGT trong trường
Tiểu học. Để chương trình được tiến hành bài bản, bộ tài liệu SGK dành cho học sinh và
SGV về ATGT từ lớp 1 đến lớp 5 đã được biên soạn nhờ sự hỗ trợ của Quỹ phòng
chống thương vong châu Á. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay, chương trình giáo dục

ATGT cho cấp Tiểu học đã được thực hiện ở tất cả các trường Tiểu học trên cả nước.
Bản thân tôi nghiên cứu:
- Luật giao thông đường bộ, SGK về ATGT trong trường Tiểu học.
-Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học
sinh Tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017.
b, Cơ sở thực tiễn :
Giáo dục ATGT cho học sinh lớp 3 là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản
ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình
thành thái độ, hành vi tự giác chấp hành pháp luật và tránh được những tai nạn giao
thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ
dàng. GV cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn
thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng
giảng dạy, nâng cao ý thức pháp luật cho các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT nhằm giúp
các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn ở mọi lúc mọi
nơi, đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai
cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

3


2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a,Thực trạng của địa phương:
Trong thực tế hiện tại ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nông Cống nói chung
và địa bàn xã Công Liêm nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao
thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, xe ô tô với mật độ khá lớn. Nếu gặp một người lái
xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các
quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm
cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn.
b,Thực trạng của nhà trường:
*Thuận lợi:

- Phòng GD&ĐT huyện Nông Cống luôn quan tâm đến việc Giáo dục ATGT cho HS
trong các nhà trường. Trong kế hoạch năm học đã lên lịch tổ chức “ Giao lưu tìm hiểu kĩ
năng tham gia giao thông an toàn “ cho học sinh bậc Tiểu học trong toàn huyện.
- Hàng năm BGH trường Tiểu học Công Liêm 2 đã định hướng, chỉ đạo và lên thời
khóa biểu các bài dạy Giáo dục ATGT theo từng khối , lớp.
- Năm học 2016 - 2017 bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A. Do
đó tôi có điều kiện gần gũi với các em học sinh, dễ dàng tổ chức các hoạt động tuyên
truyền giáo dục các em ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. Trên cơ sở đó giáo
viên lập kế hoạch giảng dạy giáo dục ATGT dưới nhiều hình thức các nhau: Lồng ghép
trong các môn học ( Tiếng Việt, Đạo đức…), Thông qua hoạt động NGLL, HĐNK…
*Khó khăn:
- Các em học sinh ngày nào cũng phải tham gia giao thông trên đường để đến trường .
- Giờ học sinh đi học và tan trường , lượng xe cộ và người tham gia giao thông tương
đối đông.
- Ý thức của học sinh nói chung và học sinh khi tham gia giao thông nói riêng còn kém:

4


Chơi trên lòng đường, nô nghịch khi đi học, đi bộ không đúng luật, chở nhau trên xe đạp
lạng lách, bị xe máy va quệt do chưa biết cách đi đường ...
- Trong năm 2016 số học sinh cả 3 cấp trên địa bàn xã Công Liêm bị tai nạn là 19 vụ.
Nguyên nhân chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật.
Bảng 1 : Điều tra ý thức tham gia giao thông của học sinh lớp 3.
Lớp

Tổng
số

3A

3B

26
24

Ý thức, kĩ năng tham

Ý thức, kĩ năng tham

gia giao thông rất tốt
SL
TL(%)

gia giao thông tốt
SL
TL(%)

4
2

16,4
8,3

4
2

16,4
8,3

Ý thức, kĩ năng tham gia

giao thông kém
SL
TL(%)

18
20

67,2
83,4

c, Nguyên nhân của những hạn chế:
- Khu vực trường học nằm sát đường liên xã, xe cộ đi lại rất nhiều.
- Học sinh đa số là con gia đình nông nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình phần nhiều
còn khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm
tâm tới các em chưa được thường xuyên.
- Kĩ năng tham gia giao thông rất hạn chế.Ý thức chấp hành luật ATGT còn kém.
Từ những nguyên nhân trên, là giáo viên trực tiếp đứng lớp nghĩ tôi đã tự đặt ra câu
hỏi? Làm thế nào để giáo dục học sinh luôn ý thức chấp hành luật ATGT ? Mỗi học
sinh cần phải có kĩ năng tham gia giao thông an toàn ? Để làm được điều này yêu cầu
mỗi giáo viên giảng dạy: Không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà
phải làm thế nào đây để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và
không xem nhẹ việc trật tự ATGT để giảm thiểu tối đa xảy ra tai nạn .
Để khắc phục những nguyên nhân, hạn chế trên, giúp học sinh tránh xa các vụ tai
nạn. Đặc biệt là khu vực của mình đang dạy.Vì thế từ năm học 2014 – 2015 đến năm
học 2016 - 2017 này tôi chọn: “ Một số biện pháp dạy giáo dục an toàn giao thông
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
5



a, Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn.
Trong giao thông hiện nay nhiều phương tiện đi không đúng làn đường, phóng
nhanh vượt ẩu, chen lấn, chuyển hướng đột ngột, xâm phạm chặn đường lưu thông của
chiều ngược lại. Thậm chí tràn lên cả lề đường gây ùn tắc kéo dài nhiều giờ. Đi tốc độ
cao lại không chú ý quan sát, phân tán tư tưởng và không ít chủ xe còn uống nhiều rượu,
bia khi tham gia giao thông ... Chính ý thức chấp hành không nghiêm Luật Giao thông
đường bộ là nguyên nhân chủ yếu dẫn các vụ tai nạn giao thông . Bên cạnh đó còn một
số nguyên nhân nữa như :
Vượt đèn đỏ : vấn đề này thường xuyên có người bị vi phạm.
Vượt ẩu, lạng lách, đánh võng trên đường: Thường xảy ra đối với những người mang
dòng máu anh hùng, muốn chứng tỏ mình, chạy xe như làm xiếc đề gây sự chú ý, chạy
luồn lách qua mọi người, đánh võng trên đường đi khiến ai cũng phải kinh hãi, né tránh.
Không đội mũ bảo hiểm khi đang tham gia giao thông : Người đi xe gắn máy chưa
thấy hết ý nghĩa, tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm, còn biện bạch nhiều lý do để
không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vì vậy tỷ lệ chấn thương sọ não trong
tai nạn rất lớn và chưa đề cao việc phòng tránh tai nạn thương tích.
Bảng 2 : Điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông của học sinh lớp 3.
Do không chấp hành
Lớp

Tổng
số

3A (Lớp thực nghiệm)
3B (Lớp đối chứng)

26
24

tốt luật ATGT

SL
TL(%)

18
20

Do xe cộ đi lại
nhiều trên đường
SL
TL(%)

67,2
83,4

4
2

16,4
8,3

Do người đi lại
lộn xộn
SL
TL(%)

4
2

16,4
8,3


b, Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh lớp 3.
Tâm lý của HS Tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng thường ham chơi, hiếu
động nhất là những lúc các em được tham quan giao thông tự do không có người lớn đi
cùng (như đi học, đi chơi…) nên rất dễ xảy ra tai nạn.Phần đa học sinh lớp 3 còn nhỏ
nên chưa hiểu biết luật ATGT, thích làm theo ý mình, không sợ gì hết, không sợ ai cả.
Bảng 3 : Điều tra thực trạng tâm lý học sinh lớp 3.
6


Lớp

3A
3B

Tổng số

26
24

Hiếu động, ham chơi,

Chóng nhớ, nhanh

Do người lớn gây

dẫn đến tai nạn

quên nên dễ gây ra tai


nên tai nạn

giao thông
SL
TL(%)

nạn giao thông
SL
TL(%)

9
10

9
9

34,6
41,7

34,6
37,5

giao thông
SL
TL(%)

8
5

30,8

20,8

c, Giải pháp 3: Điều tra thực trạng phụ huynh học sinh lớp 3.
Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện
giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi
tiểu học một số HS đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số HS được cha mẹ cho đi xe
đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi
của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống
đất khi xe quá cao.
Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em
vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này
được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe thì thật không an
toàn vì xe quá cao mà chân các em không chống được xuống đất rất dễ xảy ra tai nạn và
tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục. Đó là:
Khi các em đi xe đạp phải sử dụng xe đạp là nữ; Hạ yên thấp xuống để các em
khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được; Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay
lái cong để các em không phải nhoài người mới với được tay lái.
Với yêu cầu này được đa số phụ huynh nhất trí để đảm bảo an toàn tính mạng cho
các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ hội cha mẹ HS của lớp tuyên
truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho các em đi xe đạp chưa
đúng quy định đến trường. Trang bị cho các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an
toàn qua bài học: Đi xe đạp an toàn. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp
không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ
em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên
7


đi xe đạp ở đường đông người.Như vậy đã góp phần đảm bảo ATGT, an toàn cho mình
và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.


Bảng 4 : Điều tra thực trạng tai nạn giao thông xuất phát từ phụ huynh lớp 3.
Phụ

Tổng

huynh

số

lớp

3A
3B

26
24

Do phụ huynh

Do phụ huynh chưa chấp

Do phụ huynh chưa GD

không quan tâm

hành tốt luật ATGT

con chấp hành luật

đến con cái

SL
TL(%)

4
2

15,4
8,3

ATGT
SL

TL(%)

SL

TL(%)

16
17

61,5
70,9

6
5

23,1
20,8


d, Giải pháp 4: Định hướng giáo dục ATGT cho học sinh lớp 3.
- Giáo dục HS thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.
Ngoài việc giáo dục HS đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em
nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức
thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
8


- Giải pháp này các em đã được học trong những buổi sinh hoạt tập thể vào những chiều
thứ sáu hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy).
+ Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.
+ Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường
đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm,
quan sát kỹ.
- Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:
+ Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
+ Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên).
+ Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.
+ Dừng xe giữa đường nói chuyện.
+ Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.
+ Rẽ đột ngột qua đầu xe.
+ Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường.
(Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ)
Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những
điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt thứ sáu hàng tuần, nhắc nhở các em thường
xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để
không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ
đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không

chỉ ở lứa tuổi học sinh Tiểu học mà cả về sau này.
Bảng 5 : Khảo sát thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh lớp 3.
Năm học

Chưa chú trọng

Chú trọng đổi mới PP

Giáo dục ATGT cho

Tổng số

đến việc dạy

giáo dục ATGT cho

HS không

GV

ATGT cho HS

HS lớp 3

cần thiết

9


SL


TL(%)

2015 - 2016
20
4
20
2016 - 2017
20
2
10
4. Các biện pháp tổ chức thực hiện.

SL

TL(%)

SL

TL(%)

14
18

70
90

2
0


10
0

10


a,Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung dạy học.
Dưới sự hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về nội dung hoạt động
NGLL. Được sự chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT huyện Nông Cống trường
Tiểu học số 1 Thị Trấn Nông Cống đã thực hiện chương trình giáo dục về ATGT
gồm 5 bài học được tiến hành giảng dạy lồng ghép trong môn đạo đức, HĐNGLL,
hoạt động ngoại khóa đặc biệt thông qua tài liệu thực hành ATGT các khối lớp và
trên tình hình thực tế nhà trường vận dụng giảng dạy phù hợp với các đối tượng
học sinh.
Trường Tiểu học Công Liêm 2 đã chủ động, linh hoạt dạy lồng ghép phụ hợp
với đối tương học sinh, đặc điểm của địa phương và điều kiện của nhà trường.
BGH nhà trường đã chỉ đạo lồng ghép trong tiết thực hành của môn đạo đức ;
Dạy trong tiết sinh hoạt tập thể; Học ngoại khóa; HĐNGLL .... Tùy theo từng bài
học như : An toàn khi đi ô tô, xe buýt; Đi bộ an toàn; Đi bộ qua đường an toàn;
Biển báo hiệu giao thông đường bộ… mà mỗi giáo viên sẽ sử dụng dồ dùng dạy
học ; Các bảng dấu đi đường để minh họa cho bài giảng… Bên cạnh đó, hàng năm
nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hội thi có liên quan đến ATGT để củng
cố các bài đã học, bổ sung thêm hiểu biết khi các em tham gia giao thông trên
đường. Thông qua hội thi còn xây dựng các tiểu phẩm để học sinh các lớp thể hiện
trong hội thi. gây được hứng thú cho học sinh trong học tập, đồng thời góp phần
rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em. Những tiết chào cờ đầu tuần,
giờ sinh hoạt Đội và các buổi phát thanh măng non của trường cũng dành một thời
lượng thích hợp để tuyên truyền nhắc nhở học sinh về ATGT.

11



Ngoài ra, số tiết học về ATGT cũng được bố trí dạy vào các buổi thứ 2 để tăng cường
hiểu biết của học sinh về lĩnh vực này, nhà trường cũng tổ chức cho hơn 200 học
sinh của 5 khối lớp thường xuyên xem băng hình có tên gọi " Cùng em học ATGT "
do Ủy ban ATGT Quốc gia , Bộ GD&ĐT và Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp sản
xuất. Thông qua những tình huống như đá bóng ngoài đường và tai nạn, băng qua
đường....qua đó phân tích đúng sai, hầu hết học sinh đều nhận thức được những
hành động đúng khi tham gia giao thông. Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy
còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy ATGT cho học
sinh Tiểu học . Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề ATGT
được mọi người quan tâm và chú ý nhất .Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có
một mục đề nói về ATGT . Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không
nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ
tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản
thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe ,đọc
được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng In ternet ...để nắm được các
nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để mọi người nắm được luật
giao thông nhất là học sinh . Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an
toàn giao thông cho phụ huynh trong trường, đồng thời áp dụng phương pháp dạy
ATGT cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất . Thường thì những bài
học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì
vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em
nhớ lâu . Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ rồi
thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để
cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh
chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm

12



b, Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung dạy học " Đổi mới phương pháp dạy giáo dục
an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3" .
Tôi đã lựa chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi
đi ra đường .Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến
của mình về an toàn giao thông , cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an
toàn , phù hợp với mình . Sau đó giáo viên chốt lại những ý đúng từ đó các em nhớ
rất lâu những điều đã học .
- Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi
ngoài đường. Cho HS kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn
(tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn
thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học
sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay.
13


- Phương pháp thực hành:Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi dạy lồng ghép
trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các
em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin
đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các
em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông.
-Phương pháp trò chơi:Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò
chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về
những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên
mô hình như:
Khi vượt xe đỗ bên đường.
Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra.
Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên
sơ đồ là đúng.

-Phương pháp trắc nghiệm:Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo
cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong
phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình
thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải
nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những
tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi
đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ
ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế.
c, Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện :“ Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn
giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
Trường Tiểu học Công Liêm 2 đã chủ động, linh hoạt dạy lồng ghép phụ hợp với
đối tương học sinh, đặc điểm của địa phương và điều kiện của nhà trường. BGH nhà
trường đã chỉ đạo lồng ghép trong tiết thực hành của môn đạo đức ;

Dạy trong tiết
14


sinh hoạt tập thể; Học ngoại khóa .... Tùy theo từng bài học như : An toàn khi đi ô tô, xe
buýt; Đi bộ an toàn; Đi bộ qua đường an toàn; Biển báo hiệu giao thông đường bộ… mà
mỗi giáo viên sẽ sử dụng dồ dùng dạy học ; Các bảng dấu đi đường để minh họa cho bài
giảng… Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hội thi có
liên quan đến ATGT để củng cố các bài đã học, bổ sung thêm hiểu biết khi các em tham
gia giao thông trên đường. Thông qua hội thi còn xây dựng các tiểu phẩm để học sinh
các lớp thể hiện trong hội thi. gây được hứng thú cho học sinh trong học tập, đồng thời
góp phần rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em. Những tiết chào cờ đầu
tuần, giờ sinh hoạt Đội và các buổi phát thanh măng non của trường cũng dành một thời
lượng thích hợp để tuyên truyền nhắc nhở học sinh về ATGT. Ngoài ra, số tiết học về
ATGT cũng được bố trí dạy vào các buổi thứ 2 để tăng cường hiểu biết của học sinh về
lĩnh vực này, tôi thường tổ chức cho 26 học sinh trong lớp 3A thường xuyên xem

băng hình có tên gọi “Cùng em học ATGT” do Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ Giáo dục Đào tạo và Quỹ Toyota Việt Nam phối hợp sản xuất. Thông qua những tình huống như
đá banh ngoài đường và tai nạn, băng qua dải phân cách… qua đó phân tích đúng, sai,
hầu hết học sinh đều nhận thức được những hành động đúng khi tham gia giao thông.
Những việc làm cần thiết khác như : Tổ chức trong phụ huynh của lớp ký cam kết
ATGT; Nhắc nhở học sinh đội mũ khi ngồi trên xe máy của người lớn; Mở rộng cổng để
phụ huynh đưa xe vào sân trường chờ đón con em để tránh ùn tắc giao thông; Thành lập
đội cờ đỏ hay phối hợp với lực lượng chức năng địa phương đưa học sinh qua đường…
cũng được nhà trường thực hiện nhằm hạn chế những rủi ro cho học sinh và phụ
huynh.Với nhiều nỗ lực trên học sinh trong lớp đã góp phần hình thành văn hóa giao
thông cho học sinh và đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

d, Biện pháp 4: Hình thức, phương tiện dạy hoc :“ Đổi mới phương pháp dạy giáo
dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
15


Trong năm học 2016- 2017 lớp tôi đã có một số hoạt động như:
Nhận biết biển báo giao thông . Những biển báo này vô cùng cần thiết và bổ ích với
các em học sinh. Nhờ hiểu biết về ý nghĩa của từng biển báo mà khi ra đường học sinh
không vi phạm luật ATGT.
Thi vẽ tranh về chủ đề ATGT. Những bức tranh ngộ nghĩnh ,dễ thương và rất sáng tạo
luôn là nguồn cảm hứng của các em học sinh. Nhờ hiểu biết về luật giao thông đường bộ
các em học sinh đã mang vào những bức tranh của mình những hình ảnh giao thông thật
ý nghĩa . Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề ATGT giúp học sinh có ý thức tốt hơn khi đi trên
đường

.
Thi báo ảnh về ATGT trong tháng 9 cũng diễn ra rất sôi nổi và không kém phần hấp
dẫn . Câc em tích cực vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm các hình ảnh về chủ đề ATGT. Qua
cuộc thi nhắn nhủ các bạn học sinh: Hãy luôn chấp hành tốt luật giao thông đường bộ .


16


Ngoài ra ,tôi còn tổ chức trang trí mũ bảo hiểm, chiếc mũ bảo hiểm như người bạn
đồng hành thân thiết của học sinh. Mũ không những che nắng, che mưa, mũ còn bảo vệ
đầu cho các em không bị thương tích nếu chẳng may có va đạp mạnh. Mỗi học sinh đều
cố gắng trang trí mũ của mình cho thật đẹp trong khoảng thời gian ngắn nhất .Qua đó
nhắc nhở học sinh hãy luôn đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường và hãy giữ gìn mũ luôn
sạch đẹp để chiếc mũ mãi mãi được bền lâu . Từ kiến thức trên lớp học và những hiểu
biết trong cuộc sống hàng ngày đã giúp các em học sinhluôn chấp hành tốt an toàn giao
thông . Thông qua các bài dạy tuyên truyền giáo dục ATGT. Các lớp thi đua vẽ tranh,
làm thơ, vẽ và tập các bài hát về chủ đề ATGT . Các cuộc thi hát , làm thơ, vẽ tranh về
ATGT luôn diễn ra sôi nổi và cuốn hút nhiều học sinh tham gia . Từ kiến thức trên lớp
học và những hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày đã giúp các em hiểu sâu sắc hơn tầm
quan trọng của việc thực hiện tốt ATGT.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
a, Kiểm nghiệm thực tế: Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong
đầu năm học này. Đến nay tất cả học sinh trong lớp đều hiểu và tự giác chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra.
Năm nào cũng vậy, không những tôi mà tất cả giáo viên nhà trường đều giáo dục học
sinh của lớp mình thông qua các bài dạy tuyên truyền giáo dục ATGT. Các lớp thi đua
vẽ tranh, làm thơ, vè và tập các bài hát về chủ đề ATGT. Các cuộc thi hát, làm thơ, vè về
ATGT luôn diễn ra sôi nổi và cuốn hút nhiều học sinh tham gia.
Từ kiến thức trên lớp học và những hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày đã giúp các
em hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc thực hiện tốt ATGT. Từ đó hình thành kĩ
năng tham gia giao thông an toàn cho tất cả các em học sinh trong lớp.
Những kết quả trên cho thấy sự cố gắng nổ lực của mỗi giáo viên trong quá trình đởi
mới PPDH nói chung và dạy ATGT nói riêng trong trường Tiểu học Công Liêm 2.
b, Bài học kinh nghiệm:

17


Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục ATGT cho
học sinh Tiểu học.
Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành luật giao
thông cho học sinh noi theo.
Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân , chính quyền địa phương ủng hộ
công tác giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi với phụ
huynh trong các buổi họp phụ huynh.
Thường xuyên liên lạc với ban chấp hành cha mẹ học sinh để họ cùng vận động
tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh của cả lớp, nhất là tạo điều kiện cho
các em có một chiếc xe an toàn để đi học hay có biện pháp khắc phục về chiếc xe an
toàn hợp lí nhất.

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

18


Như ta đã biết học sinh Tiểu học mặc dù kiến thức về đi xe đạp an toàn không
nhiều, không khó nhưng lại gần với cuộc sống thực nên phải dạy các em lặp đi lặp lại
nhiều lần lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh nắm vững. Tiết dạy an
toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học
vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia.
Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Trò chơi, hoạt động
nhóm, thực hành, trắc nghiệm. GV phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa
chọn kiến thức và kỹ năng cơ bản để hình thành cho HS của mình không nhất thiết phải

tuân thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng yêu cầu về ATGT, đúng luật giao
thông. Hình thức tổ chức lớp học, địa điểm học an toàn giao thông không nhất thiết phải
tổ chức như các giờ học khác chủ yếu để học sinh thấy thoải mái trong giờ học. Đặc biệt
tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông đường bộ đối với người đi xe
đạp, đi bộ, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao
ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm
bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sau này,
phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia
giao thông.
Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống
giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy
hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển ý thức
chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an
toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên.
2. Kiến nghị:
- Đối với GVCN:
+ Ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật giao thông, có ý
thức chấp hành luật giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với nguy hiểm
19


là an toàn, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an toàn trong các tình huống khi
tham gia giao thông,
+ Phải thường xuyên tổ chức các hoạt động NGLL, hoặc lồng ghép dạy ATGT vào hoạt
động đa dạng phong , phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi HS.
+ Phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc tham gia tổ chức các hoạt động
nhằm làm công tác giáo dục ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả.
- Đối với nhà trường:
+ BGH luôn quan tâm chỉ đạo dạy giáo dục ATGT. Bổ sung tài liệu cho GV tham khảo
và lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS.

+ Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các trường trong cụm, bằng nhiều hình thức như
: Đố vui để học; Sáng tác biểu diển văn nghệ có nội dung về ATGT; Giao lưu kĩ năng
tham gia giao thông an toàn....
- Đối với phụ huynh:
+ Lựa chọn cho con em mình một chiếc xe đạp an toàn, đúng quy định cho học sinh
Tiểu học và phải đi xe đạp thật vững mới cho con đi ra đường.
+ Luôn nhắc nhở con em mình phải chấp hành tốt luật ATGT , đồng thời phải nắm đươc
những quy định để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tránh những điều cấm khi
tham gia giao thông.
Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần
nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý
thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Vì tôi
cũng như tất cả các thầy cô đều hiểu rằng: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi
người, mọi nhà”

20


Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình nghiên cứu. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt
hơn nữa trong việc giáo dục ATGT trong những năm học sau.
Nông Cống, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngoan

21




×