Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn nghệ thể dục thể thao trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 24 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG PHONG TRÀO VĂN NGHỆ, THỂ DỤC, THỂ THAO
TRONG NHÀ TRƯỜNG
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong gần 30 năm đất nước ta đổi mới, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thì
đây là một bước chuyển mình lớn của Đảng, Nhà nước và của cả dân tộc ta. Tuy
nhiên để làm được điều đó chúng ta cũng phải vượt qua biết bao nhiêu gian nan, khó
khăn thử thách nhất là đối với nền kinh tế thị trường còn non trẻ. Bên cạnh đó một
bộ phận giới trẻ nhận thức chưa sâu sắc nên dễ bị lôi cuốn vào cơ chế thị trường, văn
hóa đồi trụy, lai căng, thích làm khác mình, khác người nên đã phần nào quên đi
những bản sắc văn hóa có từ lâu đời của đất nước nước mình.
Có thể nói, đối với mỗi trường học đều có các hoạt động phong trào, trong đó có
phong trào dạy học và phong trào văn nghệ thể dục thể thao. Hai hoạt động này luôn
song hành với nhau, không thể tách rời bởi hoạt động văn nghệ thể dục thể thao nó
tác động đến hoạt động dạy học, làm cho học sinh có tinh thần thoải mái hơn, hứng
thú hơn và thúc đẩy việc dạy học trong nhà trường nâng cao được chất lượng. bên
cạnh đó còn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện cả về “đức, trí, thể, mĩ” . các
em biết yêu cái hay, cái đẹp, biết tôn trọng, quý trọng sức khỏe, biết đề cao tinh thần
và biết yêu thương con người, biết bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên và môi trường.
Tuy nhiên nhiều năm gần đây một bộ phận giáo viên hiểu chưa hết ý nghĩa và tầm
quan trọng của hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao nên còn bỏ ngỏ,
xem nhẹ, thậm chí còn cho rằng nhiệm vụ của mình là chỉ dạy học, còn các hoạt
động khác là việc của nhà trường, hoặc còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường và nếu có
tham gia thì cũng chỉ là chiếu lệ, qua loa, nhiều học sinh cũng chưa thực sự ham
thích hoạt động, một số cha mẹ học sinh còn bỏ ngỏ, không quan tâm chỉ mong con
đến trường biết được vài cái chữ xong là về giúp việc nhà, tình trạng này xảy ra đối


với học sinh là con em đồng bào dân tộc. Từ thực tế đó mà chất lượng hoạt động
phong trào của nhà trường chưa được quan tâm, số học sinh tham gia hoạt động


phong trào văn nghệ thể dục thể thao ít, một bộ phân CBVC bị xói mòn về tư tưởng,
lệch lạc về định hướng nên chưa qua tâm đến các phong trào của nhà trường, chưa
chủ động, tích cực hợp tác với mọi người trong các hoạt động phong trào của nhà
trường chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động phong trào văn nghệ thể dục, thể thao trong nhà trường”
II/ ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Nhằm giúp cho giáo viên - học sinh trong nhà trường hiểu được vai
trò, tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động phong trào
Giáo viên - học sinh biết tích cực chủ động tham gia hoạt động phong trào
Nhiệm vụ: Đưa hoạt động phong trào văn nghệ thể dục thể thao vào trong nhà
trường nhằm đẩy mạnh hoạt động bề nối và tác động trực tiếp đến hoạt động dạy
học.
2. Đối tượng nghiên cứu
CBVC – HS trường TH Ea Bông HKII năm học 2013 – 2014 và năm học
2014– 2015
3. Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức thực hiện các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường
để nâng cao đời sống tinh thần cho CBVC – HS và thúc đẩy việc phong trào thi đua
“Hai tốt”
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng trải nghiệm thực tế qua nhiều năm được phân công nhiệm vụ là Phó
Hiệu trưởng ở một trường có tới 98% là HSDTTS, nhưng được giao thêm công tác
phụ trách các phong trào chung của nhà trường, bản thân tôi thấy được vai trò, vị trí
và tầm quan trọng của công tác phong trào.


- Phương pháp nghiên cứu: Phỏng vấn một số giáo viên – học sinh trường
Tiểu học Ea Bông
- Phương pháp điều tra : Bằng phiếu thăm dò trên GV - HS

- Phương pháp so sánh : So sánh giữa hoạt động dạy học có tham gia hoạt
động văn nghệ thể dục, thể thao với hoạt động dạy học maf không có phong trào văn
nghệ thể dục thể thao.
III/ NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Phong trào văn nghệ thể dục thể thao cũng là một hoạt động quan trọng trong
nhà trường nói chung và trường TH nói riêng, vì theo tâm lý lứa tuổi các em học
sinh ở bậc tiểu học là tiền đề cho sự phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mĩ”. Tính
hiếu động của các em được bộc lộ rõ nét nhất ở giai đoạn này, các em thể hiện sự
yêu, ghét rõ ràng, các em thích trò chơi, thích hát múa, chạy nhảy, nếu giáo viên biết
cách tổ chức hoạt động, biết cách khơi gợi, tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục,
tính sang tạo thì có thể tạo cho các em sự tự tin hơn, vui vẻ hơn trong học tập. Như
vậy, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao, đạt được hiệu quả tốt trong việc quản lí
giáo dục, và để thực hiện việc quản lí giáo dục có hiệu quả thì phải tổ chức mô hình
quản lí phù hợp với đặc điểm và điều kiện giáo dục của nước ta nói chung và của
trường mình nói riêng. Bên cạnh đó người quản lí cần phối kết hợp với các tổ chức:
Cioong đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và sao nhi đồng. Tổ chức đánh giá,
xếp loại hoạt động phong trào văn nghệ thể dục, thể thao trong nhà trường, từ đó
hoàn thiện việc quản lí, nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn nghệ thể dục,
thể thao trong nhà trường thông qua đó chất lượng dạy học cũng được nâng lên. Các
văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong
nhà trường có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Trong đó
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho con người Việt Nam là điểm
mấu chốt, quan trọng để đất nước ta vươn mình ra thế giới, đáp ứng với nhu cầu


công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
động phong trào toàn dân tập thể dục “ người người tập thể dục, nhà nhà tập thể
dục”. Nâng cao sức khỏe là nâng cao tầm vóc, trí tuệ và bản lĩnh của người Việt
Nam. Bên cạnh đó phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

cũng là một nhiệm vụ lớn trong nhà trường. Việc đưa phong trào văn nghệ thể dục,
thể thao cũng là nhằm mục đích giúp CBVC – GV – HS, gần nhau hơn, gắn kết hơn,
thân thiện hòa đồng hơn.
2/ Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi: Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước về chế độ chính sách
đối với học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện
Krông Ana, Đảng ủy, UBND xã Ea Bông. Sự nhiệt tình, tích cực của đại đa số cán
bộ viên chức, sự đồng thuận cao của lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường. nhiều năm gần đây các bậc cha mẹ học sinh cũng đã chú ý chăm lo việc học
hành của con em. Nhiều học sinh cũng đã cố gắng trong học tập, tích cực tham gia
các phong trào do nhà trường và Ngành tổ chức, biết yêu trường yêu lớp, yêu thầy cô
bạn bè, chủ động sáng tạo trong lao động, học tập.
* Khó khăn
- Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, phòng học xuống
cấp, chật chỗi, thiếu phòng học văn hóa, phòng chức năng, bàn ghế chưa đúng quy
cách, trường có 02 phân hiệu cách xa nhau cũng làm khó khăn trong việc quản lý chỉ
đạo và tham gia hoạt động phong trào chung của nhà trường. chưa có sân chơi bãi
tập để học sinh được học đầy đủ các môn thể dục như chạy, nhảy, chưa có phòng
chức năng để tập múa hát…
- Đối với giáo viên: Chất lượng đội ngũ không đồng đều, nhiều giáo viên chưa
chủ động, tích cực trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một
số giáo viên ở xa trường, việc đi lại và tham gia hoạt động phong trào gặp không ít
khó khăn.


- Đối với xã hội – cộng đồng: Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội, nhiều gia đình kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%,
đại đa số cha mẹ học sinh trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về thế giới xung
quanh, còn lệ thuộc vào sự đầu tư của Nhà nước.

Công tác truyền thông, tuyên truyền vừa thiếu lại vừa yếu, chưa có tính thuyết
phục, chưa hội tụ được các nhân tố, nhân tài trong công tác vận động tuyên truyền
nhân dân biết sống vui, sống khỏe và sống có ích.
- Đối với học sinh: Việc học tiếng Việt của các em đã khó khăn nhưng các em
vẫn phải học thêm tiếng Anh, tin học, tiếng Ê đê nên càng khó khăn hơn trong việc
tổ chức hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao.
Các em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi tham gia phong trào, nhiều em chưa
thực sự cố gắng vượt qua mặc cảm, tự ti của bản thân, chưa gần gũi thầy cô và bạn
bè.
b/ Thành công – hạn chế
* Thành công;
Tạo cơ hội cho các học sinh được thể hiện mình trước tập thể, trước mọi
người, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong hoạt động phát triển tốt về thể lực, sức
khỏe, biết yêu cái hay và cảm thụ cái đẹp, có tâm hồn trong sáng, biết quý trọng
nâng niu những gì mình làm được và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
Nhiều người đã chủ động trong việc tập luyện thể dục , thể thao, yêu ca hát hơn.
Nhất là đối với học sinh dân tộc các em thấy thích thú khi được tham gia biểu diễn
văn nghệ và thể hiện trước mọi người.
* Hạn chế
Thực tế cho thấy nhiều năm gần đây một bộ phận cán bộ viên chức trong đó
có đội ngũ giáo viên chưa thực sự say mê với công việc mà mình đã chọn trong đó
có nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Tư tưởng của họ
chỉ xác định có được một chỗ đứng trong nhà nước để có cơ hội làm thêm một số
ngành nghề khác hoặc một bộ phận giáo viên trẻ được sống trong gia đình có điều


kiện, chưa bị va vấp nhiều chính vì vậy mà họ chưa quan tâm, lo lắng trong công
việc chuyên môn của mình, chưa vượt qua khó khăn thử thách, không quan tâm đến
học sinh mình muốn gì, cần gì, hiểu gì và biết gì. Họ chỉ mong cứ đến giờ là đến lớp,
hết giờ lại về.

Khó khăn cho giáo viên là bất đồng về ngôn ngữ, hạn chế hiểu biết về phong
tục tập quán, truyền thống, lịch sử của địa phương
Nhiều học sinh chưa cố gắng, chưa chủ động, sáng tạo, chưa ham học, chưa
tích cực chủ động trong học tập và hoạt động phong trào.
Một số học sinh còn ham chơi, chưa chịu khó trong học tập và rèn luyện, chưa
hiểu hết được nghĩa của từ tiếng Việt
c/ Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh: Học sinh chủ động tích cực hơn trong học tập, biết chia sẻ, hợp
tác với bạn . Ngoài những vấn đề khác không nói đến ở đây thì tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố,
giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Môn học thể dục làm được điều này. Nó giúp các
em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động vá các sinh hoạt khác;
giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kĩ thuật động tác góp phần
vào việc nâng cao sức khoẻ. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành được động
cơ học tập. Các em được học môn Âm nhạc cũng là bước đầu cho các em cảm thụ về
cái hay, cái đẹp cũng như hiểu thêm về quê hương đất nước, bản sắc văn hóa dân
tộc. Như vậy, tạo cơ hội cho các em yêu quê hương đất nước, yêu Đảng, Bác Hồ và
các anh hùng dân tộc, các em biết thêm về các loại hình văn hóa dân tộc.
* Mặt yếu:
Thời gian học trên lớp nhiều nên ít có thời gian rảnh để cho các em vui chơi,
tập luyện thể dục, thể thao, văn nghệ. Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, các
phương tiện thông tin đại chúng nhiều đặc biệt là các trò chơi trên mạng cũng lôi kéo
các em vào làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động vui chơi .


Xã hội ít chú ý đến phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao nhiều gia đình
không bận tâm đến con mình có sở trường gì, năng khiếu nào.
Công tác truyền thông vừa thiếu vừa yếu, chưa chú trọng đến việc đưa văn
hóa văn nghệ về vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho nhân dân, mới chỉ phục vụ vùng
trung tâm xã.

d/ Các nguyên nhân, yếu tố tác động
Do điều kiện kinh tế và cơ chế thị trường đã làm thay đổi lối sống, cách suy
nghĩ của một bộ phận CBVC và HS
Một số CBVC – HS chưa định hướng được cho bản thân cần làm gì, rèn
luyện như thế nào, sắp xếp thời gian học tập ra sao.
Nhiều cha mẹ học sinh ít chú ý đến những thay đổi của con từ cách ăn mặc,
nói năng, kể cả dáng vóc và hình thể.
Nhà trường chưa đủ phòng học, thiếu phòng chức năng nên không có phòng
để tập luyện cho học sinh
Các hoạt động lễ hội của địa phương bị mai một, không duy trì và phát triển
được như lễ hội cúng Giàng ( cúng , hội cầu mưa, cúng lúa mới.., nhưng các hủ tục
lạc hậu vẫn tồn tại như tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn…
Một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm ch ưa tốt, chưa quan tâm, gần gũi
học sinh, chưa tìm hiểu về hoàn cảnh, gia cảnh, sở thích, sở trường năng khiếu của
học sinh. Hoặc nhiều CBVC chưa thực sự mặn mà với phong trào, ít chú ý và lấy lý
do nhà xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không tham gia tập luyện.
Các thôn buôn thiếu sân chơi, bãi tập, không có nơi dành riêng cho việc tập
luyện thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Các nhà cộng đồng chưa phát huy hết
được vai trò, chức năng, nhiệm vụ.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Trong nhiều năm trở lại đây đời sống vật chất của nhân dân cũng như CBVC
trong nhà trưỡng đã được cải thiện, kéo theo đó là đời sống tinh thần cũng thay đổi.
Tuy nhiên, vẫn còn đó tình trạng hộ nghèo cũng không ít, nhất là đối với người đồng


bào dân tộc, cuộc sống của người dân vùng sâu vùng xa còn nhiều thiếu thốn. Thiếu
ăn, thiếu mặc, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, thiếu đất canh tác..., con đông, nhiều
nhân khẩu sống chung trong một mái nhà. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho con học
hành là một việc làm hết sức khó khăn. Tình trạng học sinh nghỉ học nhiều, đi học
không chuyên cần, đến lớp thiếu đồ dùng học tập vẫn xảy ra thường xuyên. Bên

cạnh đó nhiều gia đình còn bỏ ngỏ giao trách nhiệm cho nhà trường, nhất là các hoạt
động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao càng khó khăn hơn trong việc vận động
các em đi tập luyện, thậm chí các em còn trốn khi thấy giáo viên đến nhà, hoặc tính
tự ái cao nếu giáo viên hoặc bạn bè nói điều gì trái ý là lập tức bỏ về. Nhiều học sinh
có thể lực, sức khỏe tốt, có giọng hát hay, múa đẹp nhưng ngại tham gia hoạt động,
nên rất khó cho giáo viên trong việc lựa chọn và tập luyện. Bên cạnh những khó
khăn đó thì kéo theo sự mai một về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,
thậm chí giá trị đó còn bị đánh đổi bằng các văn hóa đồi trụy, lai căng làm mất đi nét
đẹp của nền văn hóa Việt. Thực tế cho thấy, nhiều năm trở lại đây việc nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân cũng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm,
các đội thông tin lưu động của huyện cũng thường xuyên về cơ sở để phục vụ, tuy
nhiên mới chỉ ở lĩnh vực phim ảnh, hoặc một số tiết mục văn nghệ chào mừng các
ngày lễ nhưng lại thiếu người tham gia thưởng thức, không có khán giả đến xem, cổ
vũ. Tình trạng thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt các tổ chức đoàn thể ở địa phương
còn ít. Bên cạnh đó một số CBVC nữ còn nặng về lo kinh tế cho gia đình, công việc
chăm sóc con cái, nhà cửa còn đè nặng lên vai người phụ nữ, chưa được sự cảm
thông chia sẻ của gia đình nên ít có thời gian tập trung cho phong trào. Điều kiện
kinh tế của đại bộ phận CBVC – HS còn khó khăn. Một vài CBVC còn thuê nhà ở,
ruộng rẫy ít, chồng, con không có việc làm hoặc làm nông. Tỷ lệ CBVC là người
dân tộc thiểu số chiếm 24.2%
3/ Một số giải pháp và biện pháp thực hiện
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thúc đẩy các hoạt động phong trào trong nhà trường từng bước được cải


thiện, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh trong các tiết học
Nhằm khơi dậy ý thức của giáo viên - học sinh trong việc rèn luyện thể dục
thể thao văn hóa văn nghệ.
Đẩy mạnh phong trào dạy - học trong nhà trường để nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Đối với CBVC:
- Thường xuyên tuyên truyền vận động CBVC tập luyện thể dục, thể thao như
chơi bóng chuyền, cầu lông, kéo co, nhảy bao bố, tập các bài hát, múa về cách mạng,
ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu và tham gia hội thao,
hội diễn do ngành, địa phương và nhà trường tổ chức
- Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy học lồng ghép các trò chơi có ý
nghĩa phát triển về trí tuệ, thể lực cho học sinh, đưa các bài hát vào trong thời gian
chuyển tiết thông qua đó giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập
- Thông qua các tiết học Âm nhạc, Thể dục để phát hiện bồi dưỡng kịp thời
những học sinh có năng khiếu.
- Tổ chức cho CBVC tập một số bài múa, hát để tham gia phục vụ trong nhà
trường, địa phương khi cần thiết.
- Liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn
thể thôn buôn trong việc tuyên truyền giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc
- Khai thác triệt để các thế mạnh của CBVC và học sinh.
- Biểu dương khen ngợi, động viên kịp thời những CBVC có thành tích trong
hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao.
* Đối với học sinh:
- Tổ chức các hội thi, hội diễn trong nhà trường để các em bước đầu làm quen
với luật thi, cách thi, cách tiếp cận sân khấu, cách chào và giới thiệu để các em ổn
định về tâm lý trong khi thi cũng như trong giao tiếp.


- Tổ chức các tiết hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho học sinh
trả lời những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của các bài hát, bài thể dục. tìm hiểu về
phong tục, tập quán của địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Tổ chức vui chơi trong các tiết sinh hoạt tập thể như thi hát liên khúc, thi hát
dân ca, hát nối tiếp

- Hằng ngày mở các bài hát thiếu nhi trước giờ học và trong giờ ra chơi cho
học sinh nghe và cảm nhận về lời của bài hát. Tập một số bài thể dục nhịp điệu để
kích thích học sinh trong học tập.
* Đối với nhà trường
- Chi bộ, nhà trường triển khai kịp thời đến từng CBVC – HS các kế hoạch,
văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, địa phương và nhà trường. Tiến hành kiểm
tra giám sát chặt chẽ nội dung đã được triển khai.
- Quán triệt chặt chẽ đến CBVC – HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn
thể, phân công người phụ trách, theo dõi, hướng dẫn để trong quá trình tập luyện đạt
hiệu quả hơn
- Lãnh đạo nhà trường luôn coi trọng việc tổ chức hoạt động phong trào văn
nghệ thể dục, thể thao cũng là việc then chốt có ý nghĩa chính trị và là động lực để
thúc đẩy chuyên môn đạt hiệu quả. Vì vậy người đứng đầu nhà trường không chỉ là
người quản lý tốt mà còn phải là người thực sự gương mẫu, tích cực tham gia, động
viên kịp thời CBVC – HS trong mọi phong trào


(Tiết mục múa Người về thăm quê của CBVC biểu diễn trong ngày Tổng kết năm học
2013 – 2014)


( Lãnh đạo xã tặng quà cho HS nghèo trong ngày Khai giảng năm học mới)

c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Với tình hình thực tế của các nhà trường nói chung và đặc thù là trường có
nhiều học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, thì việc đưa các hoạt động phong trào văn
nghệ thể dục thể thao là việc làm thiết thực, nó thúc đẩy sự phát triển các tố chất cần
thiết cho học sinh. Đặc biệt là giúp học sinh biết rèn luyện, biết chăm sóc bản thân
và biết giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp cho CBVC có sức khỏe tốt, có tinh
thần thoải mái để thực hiện nhiệm vụ dạy – học tốt hơn

d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp


Các biện pháp, giải pháp có mối liên hệ, chặt chẽ, khăng khít với nhau, tác
động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy các phong trào thi đua như: “hai tốt”, “giỏi
việc trường, đảm việc nhà” và phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh
tích cực” của nhà trường đạt kết quả cao
e.

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Đối với CBVC:
Số lượng
Thời gian

Tốt

Kết quả tham gia
Khá
Trung bình

TSCBVC

tham gia

Trước khi áp

29

phong trào

22

10

8

4

dụng đề tài
Sau khi áp

32

30

18

10

2

dụng đề tài
Đối với học sinh
Số lượng
Thời gian

Tốt

Kết quả tham gia
Khá

Trung bình

TSHS

tham gia

Trước khi áp

319

phong trào
152

86

50

16

dụng đề tài
Sau khi áp

320

188

117

58


13

dụng đề tài
4/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Mặc dù tôi mới về nhận công tác tại trường Tiểu học Ea Bông trong học kì II
của năm học 2013 – 2014 và học kì I của năm học 2014 – 2015 nhưng qua nghiên
cứu tình hình thực tế và khảo sát thăm dò trong CBVC và học sinh thì tỷ lệ CBVC –
HS tham gia phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao của nhà trường trong những năm
trước còn thấp, chất lượng, hiệu quả chưa cao, song trong thời gian qua tỷ lệ CBVC
và học sinh tham gia hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao được nâng lên
rõ rệt và đạt được kết quả như sau:


Đối với CBVC:
Giải nhì kéo co Nam – nữ phối hợp, giải nhì kéo co nữ , giải ba cầu lông đôi
nữ, tham gia tập luyện văn nghệ cùng với cụm giáo dục xã đạt giải nhì toàn đoàn
trong hội thao, hội diễn truyền thống của Phòng GD&ĐT tổ chức chào mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam 20/11. bên cạnh đó nhà trường còn vinh dự được chọn 04 vận
động viên tham gia đội tuyển kéo co dự thi khối thi cấp tỉnh và đạt giải nhất. Nhà
trường tổ chức cho CBVC tập luyện một số tiết mục múa, hát tham gia biểu diễn vào
ngày Khai trường, Hội nghị CBVC, Đại hội chi bộ, tham gia cùng với lễ đón buôn
văn hóa ( Buôn Kô), chào mừng 85 năm ngày thành lập Đảng và mừng xuân Ất Mùi
tại xã Ea Bông. Thành lập hai đội bóng chuyền gồm Đoàn thanh niên và công đoàn,
thường xuyên tập luyện để nâng cao tay nghề và tham gia thi đấu tốt hơn trong hội
thao năm sau.

(Đội kéo co nữ của trường đạt giải nhì trong Hội thao truyền thống của ngành tháng
10 năm 2014)



(Tham gia Hội thao cấp tỉnh và đạt giải nhất kéo co nữ tháng 11 năm 2014)


(Tiết mục múa Những cô gái Việt Nam do CBVC trường biểu diễn trong chương
trình Mừng Đảng – Mừng xuân Ất Mùi tháng 2 năm 2015 tại UBND xã Ea Bông)

Đối với học sinh:
Thi Hội khỏe Phù Đổng đạt giải nhất môn bóng đá nam, giải ba môn ném bóng
nữ, tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt


Nam 22/12 với 28 tiết mục gồm nhiều thể loại và một số tiết mục múa, hát phục vụ
cho khai giảng, Hội nghị CBVC, sơ kết học kì…

(Tiết mục erobic của học sinh biểu diễn trong ngày Tổng kết năm học 2013 – 2014)


(Tiết mục múa của các em HS biểu diễn trong ngày Hội nghị CBVC năm học
2014 – 2015)


( Một số tiết mục múa của HS trong chương trình văn nghệ chào mừng 70 năm ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2014)

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/Kết luận.
Để nhà trường thực sự là nơi đến của CBVC và học sinh như khẩu hiệu “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui” thì trước hết người quản lý phải thực sự quan tâm
đến đội ngũ, gần gũi, chia sẻ và thông cảm với hoàn cảnh của từng người, biét đồng
cảm và vui vẻ trong giờ làm việc. Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động, xây dựng kế

hoạch cụ thể cho từng nội dung, sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý, không
để tình trạng chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường.
2/ Kiến nghị:
Đối với chính quyền địa phương:


Cần đầu tư thêm về quỹ đất để làm sân chơi, bãi tập cho các thôn buôn, nhà
trường. Thường xuyên tổ chức các chương trình hội diễn văn nghệ, hội thi thể dục,
thể thao cho nhân dân.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tập luyện thể
dục, thể thao, văn nghệ để nâng cao sức khỏe, thể lực.
Đối với Phòng GD&ĐT:
Đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng cho nhà trường
Đối với địa phương:
Đầu tư thêm quỹ đất ở điểm trường chính ( buôn Knul) để mở rộng diện tích
đất nhà trường.
Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh:
Đóng góp, ủng hộ thêm kinh phí để tu sửa, cơ sở vật chất, đầu tư thêm trang
thiết bị dạy học và tổ chức các hội thi trong nhà trường.
Đối với CBVC:
Tích cực chủ động hơn nữa trong việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất
lượng dạy học và tham gia tốt các phong trào văn nghệ thể dục, thể thao trong nhà
trường.
Đối với HS:
Đi học đều và chuyên cần, có kế hoạch sinh hoạt hợp lý, chủ động, tích cực
trong học tập và hoạt động phong trào
Êa Bông, ngày 02 tháng 2 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Xinh



XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

XẤC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

CẤP TRƯỜNG
………………………………………

CẤP HUYỆN
………………………………………

………………………………………..

………………………………………..

…………………………………………

……………………………………….

…………………………………………

……………………………………….

…………………………………………

………………………………………..

…………………………………………


………………………………………..

…………………………………………

………………………………………..

…………………………………………

………………………………………..

…………………………………………

………………………………………

…………………………………………

………………………………………

…………………………………………

……………………………………….

Xếp loại………………………………

Xếp loại………………………………

Tổng điểm …………………………………………..

Tổng điểm …………………………………..


P. Chủ tịch HĐ


DANH SÁCH CÁC TÀI LIÊU THAM KHẢO
- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 – 2015
- Kế hoạch Tổ chức Hội thao, hội diễn truyền thống của Phòng GD&ĐT
- Chỉ thị số 03 – CT/TƯ ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Kế hoạc tuyên truyền về lễ kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân
dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22/12


MỤC LỤC
TT
I
II
1
2
3
4
III
1
2
a

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài

Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực trạng
Thuận lợi – khó khăn

Trang
1
1-2
2
2
2
2
2
3


b
c
d
e
3

Thành công – hạn chế
Mặt mạnh – mặt yếu
Các nguyên nhân, yếu tố tác đông
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Một số giải pháp và biện pháp thực hiện


a

Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

b

Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

6 -7

c

Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp

7

d

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

e

Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

4

Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề

4

5
5
5 -6
6-7
6

7-8
8-9

10 - 13

nghiên cứu
IV
1
2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến Nghị

14
14



×