Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 22 trang )

1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
Năm học 2008 - 2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực” ở Tiểu học và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT
ngày 22/7/2008 về triển khai thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” ở Tiểu học. Với mục tiêu cơ bản: Huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an
toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu
xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Với các tiêu chí: Xây dựng trường,
lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; Học sinh tham
gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa
phương.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận
thấy: “Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ việc “
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì mỗi lớp học thân thiện, học sinh
tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một “ngôi trường thân thiện, học
sinh tích cực” hoàn thiện và nhanh nhất. Xây dựng đã khó nhưng duy trì và phát huy
giá trị tích cực của phong trào lại càng khó hơn. Chính vì vậy, từ những kết quả đạt
được trong công tác chủ nhiệm qua các năm học, tôi xin được trình bày "Một số giải
pháp duy trì và nâng cao chất lượng Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực" được thực nghiệm trên một lớp học, đó là lớp 5B- Trường Tiểu học Định Tăng
trong năm học 2018 - 2019.
1.2. Mục đích nghiên cứu
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được thực hiện từ giai đoạn
2008 - 2013 là một phong trào mang lại hiệu quả cao trong các trường học thúc đẩy
nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực tế trong các nhà trường hiện nay khi xây dựng phong trào thành công việc


duy trì phong trào này đến nay chỉ là hình thức chưa nâng cao, chưa khai thác hết nội
dung của phong trào. Để duy trì, giữ vững phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực” điều đó rất cần tới sự xây dựng các mô hình trong mỗi trường
1

1


học lớp học. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra Một số giải pháp duy trì và nâng cao chất
lượng “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập thể học sinh lớp 5B - Trường Tiểu học Định Tăng – Yên Định - Thanh Hóa
năm học 2018 - 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát đánh giá, trình bày thực nghiệm, đối chiếu, đánh giá.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng đất nước.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực là phát huy vai trò tích cực
của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trong quá
trình học tập và rèn luyện. Giáo dục lành mạnh, an toàn thân thiện, giúp học sinh chủ
động thân thiện hơn, tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng
sống đó là: Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung

sống.
Học sinh tiểu học ở lứa từ 6 đến 11 tuổi, các em rất nghịch, hiếu động, chưa làm
chủ được bản thân, chưa nhận thức chính xác được điều gì là đúng và điều gì là sai,
hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung quanh mình. Tuy nhiên ở
lứa tuổi này, các em cũng rất thích được thể hiện năng lực của mình, thích được tuyên
dương, khen ngợi.
Để đạt được mục tiêu giáo dục cần có những giải pháp xây dựng trường học, lớp
học thân thiện, học sinh tích cực có chất lượng và hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng
Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5B theo.
Khi nhận bàn giao từ giáo viên chủ nhiệm lớp 4B, qua trao đổi về tình hình học sinh
2

2


của lớp và bản thân tự tìm hiểu, tôi được biết: Lớp có 36 học sinh, các em đều là học
sinh sinh sống ở địa bàn nông thôn từ các làng Bái Trại, Phú Thọ, Hoạch Thôn, nơi
cách xa nhất là 4 km, lớp có 18 học sinh nữ và 18 học sinh nam; học sinh hộ nghèo 3
em; đặc biệt trong lớp có 3 học sinh bố mẹ li hôn các em phải sống với ông bà; 1 học
sinh có bị bệnh hiểm nghèo. Tình trạng nghỉ học có lí do và không có lí do trong năm
học 2017 - 2018 vẫn tồn tại. Các nề nếp tự quản được hình thành nhưng chưa thực sự
hiệu quả; năng lực, phẩm chất của nhiều học sinh đạt yêu cầu nhưng chưa cao. Đây
cũng chính là các thực trạng đang còn tồn tại ở trường tôi, lớp tôi.
2.2.1. Cơ sở vật chất trang thiết bị của các lớp học chưa đáp ứng yêu cầu dạy học
trong giai đoạn hiện nay.
Trường học được xây dựng kiên cố, nhưng chưa có đủ phòng học chức năng
như: phòng ngoại ngữ, phòng tin học, phòng đa năng ... nên vẫn còn tình trạng
dạy - học chay ở một số môn học do đó chưa cuốn hút được học sinh học tập tích
cực.Việc trang trí lớp học vẫn còn mang tính hình thức chưa có sự sáng tạo phù hợp

với đặc điểm của lớp mình và kinh phí đầu tư cho việc trang trí còn hạn chế.
2.2.2. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy hết tính sáng tạo,
tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
- Giáo viên chưa có sự đổi mới khi sử dụng phương pháp dạy học, hình thức
dạy học chưa phong phú dẫn đến tiết học không sinh động, không lôi cuốn được học
sinh và không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Một số học sinh chưa hình thành phương pháp học tập; chưa có thói quen tự
ôn luyện để củng cố, ghi nhớ kiến thức nên các em nhanh quên bài học
2.2.3. Trong việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội hiệu quả chưa được
nâng cao nhất là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Do nội dung chương trình không thay đổi, mục tiêu giáo dục có sự điều chỉnh
đẫn đến cách đánh giá học sinh cũng thay đổi, vì vậy khó khăn cho phụ huynh tiếp
cận với việc đánh giá của con em mình.
- Hoàn cảnh gia đình tác động rất lớn đến các em, một số em có hoàn cảnh khó
khăn chưa có sự quan tâm đúng mức của bố mẹ đến việc học tập của con cái, chưa tạo
điều kiện để con em mình được tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc
trải nghiệm tham quan các di tích lịch sử làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn
diện.

3

3


3. Các giải pháp thực hiện
3. 1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường học tập phù hợp với mục tiêu
dạy học giai đoạn mới
a. Làm tốt công tác tuyên truyền
Tuyên truyền với cha mẹ học sinh, địa phương để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của các tổ chức đoàn thể chính quyền ở địa phương, của hội phụ huynh học sinh, của

những nhà hảo tâm để dần bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho lớp học.
- Trong các buổi họp phụ huynh, giáo viên cần nhấn mạnh hiệu quả dạy học
phụ thuộc phần lớn vào việc có đầy đủ trang thiết bị dạy học hay không. Mục tiêu
giáo dục hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh, giúp hình thành
cho học sinh những năng lực phẩm chất tốt, những kỹ năng linh hoạt để tiếp ứng với
sự phát triển của xã hội.
- Từ đó kêu gọi sự chung tay của các bậc phụ huynh, của các đoàn thể trong địa
phương, các nhà hảo tâm. Ở mỗi buổi họp giáo viên cần chuẩn bị kĩ kế hoạch của
mình cần làm trong một năm học, đưa ra ý tưởng phù hợp để nhằm khích lệ sự ủng hộ
của phụ huynh.
b. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn
Việc thiếu trang thiết bị là một vấn đề nan giải nhưng không vì thế mà bó buộc
trong một phòng học trống trơn. Mỗi giáo viên chúng tôi là một nhà sáng tạo để tạo
một lớp học thân thiện: Xanh – sạch – đẹp – an toàn, tạo một luồng không khí thân
thiện, sinh động, thoải mái trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì thế
tôi cùng học sinh tiến hành trang trí lớp học
* Phía trên là cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ được treo nơi trang trọng nhất, dễ thấy để
giáo dục lòng bản yêu và nhớ ơn Bác Hồ, yêu đất nước. Bên dưới được trang trí các
câu khẩu hiệu, biểu bảng:“ Thi đua dạy tốt, học tốt”, hai bên là "nội quy lớp mình",
"Năm điều Bác Hồ dạy”, "Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường". Các khẩu
hiệu, biểu bảng trong lớp mang tính giáo dục cao, tác động trực tiếp đến các em khi
hàng ngày đến lớp.
Lớp có đủ ánh sáng, quạt mát về mùa hè, ấm về mùa đông, cây xanh được trồng
vào các chậu, bình tự chế được đặt trên bục cửa sổ, tạo không khí thật sự thoải mái,
thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn và tạo cho học sinh có thói quen, kĩ năng biết
chăm sóc cây trồng.
Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, khoa
học, sạch đẹp, “ Tủ sách dùng chung”, Tủ sách Lam Sơn là kết quả đóng góp của phụ
4


4


huynh, học sinh, giáo viên và có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương, được sắp
xếp gọn gàng, dễ đưa vào sử dụng nhằm rèn cho học sinh biết sắp xếp đồ đạc gọn
gàng, ngăn nắp, tạo điều kiện phát triển khả năng đọc, thói quen ham đọc sách, mở
rộng hiểu biết cho các em đồng thời rèn kĩ năng có trách nhiệm bảo quản tài sản
chung.
Bảng danh dự, cờ thi đua phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học rèn
luyện mỗi học sinh trong lớp qua từng tuần, từng tháng như có tên mình được khen
trong buổi chào cờ, tên mình có nhiều cờ đỏ hơn.. để kích thích học sinh tích cực học
tập để đạt được kết quả cao hơn.

* Cuối lớp là phần nội dung trang trí với dòng chữ in đậm: “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui” được trang trí đẹp, nội dung phong phú, phù hợp lứa tuổi học
sinh gồm có:
+ Góc cộng đồng: được học sinh sưu tầm đồ vật về truyền thống văn hóa, sản
phẩm nông nghiệp, làng nghề của quê hương, giúp học sinh hiểu thêm về quê hương,
về con người quê mình, đồng thời cũng giúp các em yêu lao động, yêu quê hương
mình hơn.
+ Mục “Con đường đến trường” là lược đồ mô tả vị trí nhà ở của từng học sinh
và con đường em đi đến trường, tạo cho các em niềm tin đối với giáo viên khi các em
biết thầy cô đã và đang quan tâm đến bản thân mình ngay từ khi ở gia đình cho đến
lúc ở trường.
5

5


+ Góc Tiếng Việt: lưu lại các kiến thức cần ghi nhớ, bài văn hay, bài viết chữ đẹp

của học sinh, tạo động lực để các em có gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn;
Chuyên mục “ Ca dao, tục ngữ” do học sinh sưu tầm, được trình bày lại theo các chủ
điểm môn học trong từng tháng, giúp các em mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết về kinh
nghiệm sống của cha ông.
+ Góc ôn luyện Toán là các quy tắc, kiến thức cần ghi nhớ của môn toán... rèn
các em có ý thức chủ động trong học tập, tự ôn tập kiến thức lúc đầu giờ hay giờ ra
chơi.
+ Tài năng của em là góc trưng bày sản phẩm môn kĩ thuật, mĩ thuật của học
sinh, nhằm kích thích khả năng sáng tạo của các em trong các môn học nghệ thuật.
+ Góc Khoa học, Lịch sử- Địa lí trưng bày, sưu tầm tư liệu về các Anh hùng dân
tộc, danh lam thắng cảnh phục vụ bài học, đồ dùng tự làm, các sản phẩm học tập của
các em trong các giờ học. Nhắc các em nhớ tới công lao to lớn của bậc cha ông đã xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, yêu quê hương đất nước của mình và biết trân trọng thành
quả lao động của chính mình.

6

6


* Bên phải được trang trí:
+ Quy ước lớp mình! là những việc tốt, việc nên làm để các em ý thức được
những việc mình làm khi ở trường cũng như trong cuộc sống.
+ Chuyên mục: “Người tốt việc tốt” Nêu tên các bạn làm được những việc tốt
trong tuần, tạo động lực cho học sinh làm nhiều điều tốt hơn, cư xử ngày càng thân
thiện hơn.
+ Chuyên mục: “Điều em muốn nói !” là hộp thư của giáo viên và từng học sinh
để học sinh viết dòng tâm sự của mình với thầy cô, với bạn bè để vào đó. Tạo điều
kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các
mối quan hệ hằng ngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em, để học sinh hiểu nhau

hơn, giáo viên hiểu học sinh của mình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy
nghĩ của các em, cải thiện tốt mối quan hệ thầy - trò, trò - trò.

7

7


* Bên trái được trang trí:
+ Thời khóa biểu của lớp nhắc nhở học sinh chuẩn bị đầy đủ nội dung học tập
cho tiết sau và ngày hôm sau.
+ Mục Khởi nguồn sự sống là hình ảnh bánh sinh nhật ở giữa với những bông
hoa đủ sắc màu ghi ngày tháng sinh nhật của học sinh và được tổ chức chúc mừng bạn
trong sinh hoạt 10 đầu giờ bằng bài hát chúc mừng sinh nhật để động viên các em
trong ngày sinh nhật của mình.
Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng luôn luôn nhắc nhở học sinh như: “Cho tôi xin
rác !” đặt phía ngoài sọt rác. “Ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, tắt quạt bạn nhé!” ở nơi
cạnh bảng điện, “giữ gìn tài sản chung”... giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết
kiệm điện, giữ gìn tài sản chung.
8

8


Việc trang trí lớp học đã có kết quả thu hút được học sinh tham gia cùng giáo
viên, cũng như tình cảm cô trò gần gũi hơn trong hoạt động đã kích thích được ý thức
tự giác tích cực trong hoạt động chung của học sinh. Đặc biệt hơn tạo được niềm vui
lớn, sự tự tin vào chính mình khi các em khi lớp nhận được giải đặc biệt về trang trí
lớp học.
3.2. Giải pháp thứ hai: Sử dụng phương pháp dạy và học có hiệu quả, phù hợp

với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học
tập.
Giáo viên chính là người hiểu rõ nhất mảnh vườn của mình với các loại cây khác
nhau, các kĩ thuật chăm sóc khác nhau và biết cách áp dụng những kĩ thuật đó để làm
cho cây ra hoa kết quả.
Giáo viên cần tập trung đầu tư cho công tác giảng dạy, tích cực hóa hoạt động
dạy học, phải chủ động, sáng tạo trong phương pháp dạy học, linh hoạt trong việc tổ
chức các hình thức dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Cần hướng học sinh
những kĩ năng phân tích tổng hợp, nêu khái niệm, đặt câu hỏi và trả lời, tư duy logic,
sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, khả năng giải quyết vấn đề, nhận nhiệm vụ, làm việc
cá nhân hoặc theo nhóm. Tạo điều kiện cho học sinh phát huy mọi năng lực, phát hiện
khả năng của mình; giúp các em tích cực, chủ động, tự giác, tự tin, có niềm vui trong
học tập, lao động và trong cuộc sống thì hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng thoải
mái, thiết thực và có hiệu quả hơn.

Ví dụ :
- Nếu mục đích bài dạy chủ yếu để rèn luyện kĩ năng hoặc kiểm tra thì phải coi
trọng dạy học cá nhân (Đặt tính rồi tính với môn toán); (tập đọc nối tiếp từng đoạn với
môn tập đọc),….
- Nếu bài học là kiến thức mới với học sinh cần có sự định hướng, dẫn dắt của
giáo viên và học sinh thì dạy học theo lớp.
- Nếu là bài củng cố kiến thức thì vận dụng linh hoạt các hình thức và phương
pháp dạy học cá nhân, nhóm,...
- Những kiến thức mà các em có ít nhiều kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết khác
nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến thì tổ chức học nhóm để rèn luyện kĩ năng
trình bày, cách biện luận của từng em để đi đến thống nhất ý kiến, kiến thức các em sẽ
9

9



không có sự chủ quan, phiếm diện, tăng thêm phần khách quan, có tính khoa học và
học sinh dễ nhớ kiến thức, nhớ sâu sắc và bền vững hơn. Thường xuyên thay đổi
nhóm trưởng để mỗi em có cơ hội phát huy bản lĩnh, năng lực và tự tin của bản thân
trước tập thể.
Để dạy học hiệu quả thì giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu:
* Lập kế hoạch cụ thể trong từng bài học, tổ chức tốt các hoạt động dạy học
Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu bài học cần đạt những gì, cách tổ chức thế
nào cho hiệu quả với từng đối tượng học sinh. Dự kiến những tình huống sư phạm xảy
ra trong các hoạt động và cách giải quyết.
* Sử dụng đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học phải phát huy hết tính sư phạm, rõ ràng, bắt mắt, đủ lớn, phù
hợp nội dung bài học, bao gồm Tranh ảnh, vật thật, bản đồ, biểu đồ, dụng cụ sắm vai,
phiếu giao việc ...
Vì vậy, ngoài đồ dùng được trang cấp, tôi và học sinh chuẩn bị và làm thêm
những đồ dùng khác phục vụ cho các tiết học để tránh việc dạy chay, học chay.
Ví dụ :
Kể chuyện nếu không có dụng cụ sắm vai, các em sẽ khó phân biệt được bạn
nào đóng vai nào? Hoạt động sắm vai khuyến khích học sinh mở rộng vốn từ, phát
huy khả năng sáng tạo. Nếu dụng cụ sắm vai đẹp, phù hợp, thì hoạt động này không
chỉ dành riêng cho các bạn có năng khiếu mà cho cả học sinh đại trà cũng muốn tham
gia, các em cũng muốn được sắm vai thành những nàng tiên xinh đẹp, hay các vị vua,
các nhân vật lịch sử oai hùng, ... nên các em cố gắng nhớ lời thoại của nhân vật qua
việc đọc nhiều lần và thể hiện lời thoại, hành động sao cho phù hợp nhất. Giúp học
sinh tự tin vào bản thân mình, ngày càng hòa đồng, thân thiện hơn.
Môn Khoa học giáo viên và học sinh chuẩn bị thí nghiệm, mẫu vật, đồ vật cho
học sinh quan sát, để tìm hiểu, làm thí nghiệm sẽ khơi gợi cho những ý tưởng sáng tạo
mới.
* Khai thác hợp lí nội dung lồng ghép giáo dục
Thông qua việc dạy tốt các bài học, tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, giáo

viên sẽ giáo dục tốt về Tư tưởng Đạo đức Hồ Chí Minh, về tình yêu quê hương, yêu
người thân, bạn bè, yêu lao động cho học sinh. Cho các em sắm vai xử lý tình huống,
liên hệ thực tế, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền giúp các em có được hiểu biết
về giáo dục dân số, về ý thức bảo vệ môi trường, về phòng chống các bệnh thường
10

10


gặp, phòng tránh bị xâm hại, về an toàn giao thông nhằm hình thành năng lực và kĩ
năng sống cho các em.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Nhà trường chưa có phòng tin học, công tác tổ chức một tiết dạy với ứng dụng
tin học gặp không ích khó khăn. Nhưng tôi cũng đã sử dụng máy chiếu thực hiện các
tiết dạy giáo án điện tử như khoa học, lịch sử, đia lí,... hỗ trợ trong dạy học tạo hứng
thú học tập cho các em.
Tổ chức cho các em bước đầu làm quen với công nghệ thông tin trên máy tính cá
nhân giúp các em có hiểu biết sơ lược về về công nghệ thông tin để truy cập Internet
phục vụ cho việc tham gia thi violimpic toán, tiếng Anh và tìm kiếm kiến thức trên
mạng Internet.
* Tổ chức các Trò chơi học tập
Tổ chức các trò chơi trong tiết học là dịp để giáo viên và học sinh thân thiện nhau
hơn, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức,
giáo dục kĩ năng sống.
+ Trò chơi khởi động: Tùy thuộc vào nội dung bài mà giáo viên lựa chọn trò chơi
hoặc bài hát liên hệ bài mới nhẹ nhàng, hấp dẫn.
+ Thư giãn: Những trò chơi áp dụng được cho các lớp tiểu học như: Trò chơi
“Một phút chống mệt mỏi” thích hợp cho nhiều môn học như Toán, chính tả, tập viết,
tập làm văn, mĩ thuật.
+ Trò chơi rèn luyện kĩ năng:

Ví dụ :
Trò chơi: “Đoàn kết”: Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm nhanh; thời gian chơi: 3 phút;
Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, đoàn kết”, “Kết 30 x 0,1” Hoặc “20 x 0,25”, “
0,05 : 0,01”..., học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu
cầu. Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm phải bị phạt theo yêu cầu của
lớp.
Trò chơi này tôi áp dụng vào những tuần đầu khi vào học kiến thức mới của lớp
5 vì khi nhận lớp tôi thấy một số em khả năng tính nhẩm còn quá yếu. Khi tổ chức trò
chơi này, tôi thấy giờ học có hiệu quả hơn, những em trước đây ngại học, không chú
ý, để ý gì tới tiết học nay thành tích khá tốt như em Lâm, em Trần Khánh, em Kiên,
em Toàn,....Hay như em Chung giờ ra chơi thường chơi một mình không gần gũi với
bạn bè nay lại hăng hái tham gia, mạnh dạn ôm chầm kết thành nhóm khi có hiệu
lệnh.
11

11


Trò chơi : Xì điện: Giúp học sinh biết chuyển từ nhân,chia số tự nhiên với số
thập phân thành nhân chia hai số tự nhiên; Thời gian chơi: 3 – 5 phút.
Trò chơi này tôi thường áp dụng khi dạy các tiết luyện tập, của mảng kiến thức
nhân chia các số thập phân. Sau mỗi giờ học tôi nhận thấy các em nhớ rất nhanh về
cách nhẩm khi thực hiện các phép tính nhân và chia các số thập phân. Một số em
trước đây bố, mẹ thường hay than phiền với thầy cô là cháu rất ngại về tính nhẩm thì
nay lại là những học sinh tích cực tính nhẩm và làm tính rất nhanh. Tôi quan sát thấy
ngay cả trong giờ ra chơi các em thường chia nhóm đố nhau.
Trò chơi “Tập trung “ khi dạy bài Từ Đồng Nghĩa; Trái nghĩa; trò chơi “Ô”;
“Đếm số cánh hoa”, “Xem ai nhanh nhất”,...trong dạy các môn Tiếng Việt, Toán, Lịch
sử, Địa lí,...
Qua việc tham gia chơi các trò chơi các em mạnh dạn, tự tin hơn, hứng thú hơn

trong học tập, hòa nhập hơn với bạn bè và thầy cô.
* Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện
Xây dựng tình cảm thầy trò: giáo viên dành 10-15 phút ở tiết sinh hoạt lớp để
giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ các em học sinh.
Trao đổi về đặc điểm phát triển lứa tuổi giai đoạn đầu của tuổi dậy thì đối với
các học sinh nữ; dành thời gian riêng tư để trả lời câu hỏi trực tiếp và câu hỏi trong
chuyên mục điều em muốn nói với từng học sinh.
Trao đổi, trò chuyện với các em trong giờ ra chơi, cùng tham gia với các em
trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi, hoạt động đội, lao
động,... ở trường lớp, ở địa phương.
Qua xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò, học sinh thấy được cô không chỉ là
người dạy nó học mà còn là người mẹ, người bạn của các em, từ đó các em sẽ mạnh
dạn hơn, thân thiện hơn và sẵn sàng chia sẻ những vui, buồn, hỏi những băn khoăn
của mình về lứa tuổi, về cuộc sống với cô, sẽ giúp giáo viên hiểu thêm về các em
nhằm định hướng đúng và tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với học sinh: Thông qua các bài học đạo
đức, các môn học khác và kiến thức thực tế, giúp học sinh hiểu về tình bạn đẹp: đó là
tình cảm chân tình yêu thương, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau trong học tập, lúc
khó khăn hoạn nạn, là sự sẻ chia vui buồn trong cuộc sống, đồng thời đưa ra những
dẫn chứng cụ thể sẽ làm mất đi tình cảm bạn bè để các em hiểu và có ý thức xây dựng
tình cảm bạn bè trong trường trong lớp.
12

12


Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với thành viên trong nhà trường: Ngay từ
khi bước vào chủ đề Nhà trường, giáo viên giúp các em nắm được các thành viên
trong nhà trường và vai trò của từng người đối với nhà trường và đối với bản thân các
em. Từ đó hướng dẫn các em tự nêu lên các ứng xử phù hợp trong giao tiếp với thành

viên trong nhà trường.
Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với gia đình, cộng đồng và môi trường:
Giáo viên phối hợp với phụ huynh để phụ huynh xây dựng mối quan hệ thân
thiện, cởi mở giữa các thành viên trong gia đình, tránh cho các em chịu bạo lực, hay
chứng kiến bạo lực gia đình, không tạo áp lực quá lớn về chất lượng học tập của các
em, làm sao để các em luôn nhận được tình yêu thương trong gia đình, từ đó các em
cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là con ngoan hiếu thảo.
Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng và môi trường: trong buổi sinh hoạt tập thể
những tuần đầu năm học, giáo viên cho các em nêu lên hiểu biết của mình và giúp các
em hiểu rõ hơn về vai trò của các tổ chức xã hội, mối quan hệ trong cộng đồng dân
cư, ý nghĩa của các công trình công cộng và môi trường đối với cuộc sống của các
em. Đồng thời giáo viên luôn củng cố, khắc sâu trong suốt quá trình học tập để giúp
học sinh định hướng đúng hành vi ứng xử trong xã hội.
* Công tác đánh giá, nhận xét
Công tác này tôi thực hiện thường xuyên, kịp thời, chính xác, công tâm, phản ánh
đúng sức học, sự tiến bộ, năng khiếu của học sinh qua từng tuần, từng tháng, từng
phân môn, kiểm tra học kì phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan,
công bằng. Giáo viên nhận xét sửa sai nhẹ nhàng, không quá khắc khe, kịp thời động
viên, tuyên dương các em nhút nhát, chậm tiến dù có sự tiến bộ rất nhỏ; giáo viên gửi
phiếu liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh biết những hạn chế
của con mình có hướng khắc phục kịp thời.
3.3. Giải pháp thứ ba: Làm tốt công tác phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội
và tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
a. Công tác phối hợp
Mục tiêu của công tác phối hợp là là để giúp phụ huynh nắm được: Nội dung
chương trình của việc dạy và học không thay đổi nhưng mục tiêu cần đạt có sự điều
chỉnh, dẫn đến cách đánh giá học sinh có sự thay đổi đòi hỏi phụ huynh phải nắm bắt
kịp thời để biết được những yêu cầu mà con em mình cần đạt. Vì vậy trong công tác
phối hợp tôi đã tiến hành những việc như sau:
13


13


Trong các cuộc hội nghị Cha mẹ học sinh thường xuyên trao đổi phương pháp
giáo dục, thông báo mục tiêu của nhà trường, những qui định cụ thể của nhà trường
đối với học sinh; tiếp thu ý kiến đóng góp của phụ huynh; sổ liên lạc điện tử của mỗi
học sinh cập nhật thông tin đến tận gia đình, thông báo kết quả học tập, ngày nghỉ,
nhận xét cụ thể về các mặt giáo dục trong 4 kì.
Thường xuyên thăm hỏi gia đình các em, có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời
đối với từng học sinh để học sinh có đủ điều kiện tham gia học tập, rèn luyện ở trường
và học tập ở nhà.
Vận động phụ huynh tham gia trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng học
sinh để phụ huynh nhận thấy con em mình đến trường không chỉ học chữ mà còn
được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, từ đó phụ huynh quan tâm hơn đến công tác
giáo dục trong nhà trường và sẵng sàng ủng hộ cả về tinh thần vật chất trong các hoạt
động của lớp. (ảnh)
Giáo viên tham gia tích cực, tự giác cùng các tổ chức đoàn thể ở địa phương
trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động công ích, tập luyện
cho thiếu niên nhi đồng trong dịp trại hè,...để nhân dân thấy được sự hòa đồng giữa
giáo viên và nhân dân thì giáo viên mới thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục,
mới tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể chính quyền ở địa phương,
hội phụ huynh học sinh đối với việc tổ chức các hoạt động cho lớp mình như: phụ
huynh cùng giáo viên tham gia tập luyện văn nghệ, tập cầu lông, bóng đá cho học
sinh, tham gia lao động cùng giáo viên và học sinh, ủng hộ về vật chất trong các hoạt
động của lớp; tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; tặng sách vở, quần áo,
dụng cụ học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn”; tặng sách cho các em học sinh
năm sau vào cuối năm học,... và giúp các em đến trường có đầy đủ điều kiện học tập,
tạo động lực để học sinh an tâm học tập, không mặc cảm với bạn bè.
Tuyên truyền để gia đình, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần phối hợp chặt

chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh để phòng chống tệ nạn xã hội, bạo
lực gia đình, phòng chống bị xâm hại, phòng chống bệnh truyền nhiễm, về vệ sinh
môi trường, về HIV-AIDS, về an toàn giao thông, đặc biệt là công tác giáo dục học
sinh cá biệt để các em được phát triển nhân cách trong môi trường lành mạnh.
b. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hàng tháng giáo viên tổ chức tốt các hoạt động Ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch.
Mỗi năm cần tham mưu với BGH nhà trường cho các em đi trải nghiệm thực tế các
14

14


danh lam thắng cảnh di tích lịch sử. Trường tôi, lớp tôi đã thực hiện được điều này,
mang lại giá trị tinh thần cho các em là rất lớn.

15

15


16

16


Tổ chức cho học sinh sắm vai, xử lí các tình huống để hướng dẫn học sinh
luyện tập các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn khác
và cách ứng xử văn hóa trong nhà trường, ở gia đình và xã hội.
Cùng các em tập luyện để tham gia tốt phong trào thể dục thể thao, văn nghệ do
nhà trường, địa phương tổ chức vào các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Nhà giáo

Việt Nam 20/11, Ngày 22/12, Ngày 26/3, hội trại hè,....
Phối hợp với Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, tạo sân chơi lành mạnh cho học
sinh qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; nghe kể chuyện Bác Hồ,
nghe kể chuyện về quân đội nhân dân Việt Nam, nghe tuyên truyền về Pháp luật, tổ
chức sân chơi Rung chuông vàng, thi Tiếng hát kể chuyện,…Qua đó tạo điều kiện cho
học sinh phát triển khả năng tư duy sự nhận thức, tính sáng tạo và phát huy vai trò của
cá nhân, của tập thể

17

17


Giáo viên cùng học sinh sưu tầm trò chơi dân gian như: Chơi ô ăn quan, Nhảy
dây, Đá cầu, Rồng rắn lên mây, kéo co, tập tầm vông,... thi đố vui, thi tìm cao dao tục
ngữ, hò, vè dân gian. …đồng thời cô trò cùng chơi trong giờ ra chơi nhằm tạo hứng
thú và giảm căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh sau những giờ học và thêm gắn bó tình
cảm cô trò.

18

18


Giao nhiệm vụ cho các em tham gia làm vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm
nơi các em sinh sống giáo viên và học sinh tham gia trồng và chăm sóc bồn hoa ở
vườn trường, khuyến khích các em về tham gia trồng và chăm sóc rau, hoa cùng gia
đình. Qua trao đổi với phụ huynh, tôi được biết học sinh rất có hứng thú khi cùng bố,
mẹ chăm sóc vuờn. Qua các hoạt động đó, học sinh có được kĩ năng lao động, sáng
tạo và biết yêu lao động và quý trọng sản phẩm của người lao động.

Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động chăm sóc khuôn viên tượng đài tưởng
niệm các Anh hùng Liệt sĩ của xã. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, anh
tổng phụ trách đội, các em được nghe bác cựu chiến binh xã giới thiệu về nhân vật
lịch sử và truyền thống yêu nước của ông cha ta, đến sự hi sinh anh dũng của các anh
hùng liệt sĩ đã xả thân để giữ vững bờ cõi. Từ đó giáo dục cho học sinh truyền thống
uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống vẻ vang của ông
cha, cố gắng học tập tốt để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước giàu mạnh, đồng
thời biết giới thiệu với bạn bè về các di tích lịch sử trên quê hương mình.

19

19


4. Kết quả
Đối với hoạt động giáo dục
Học sinh tự tin, mạnh dạn và tham gia tích cực, tự giác trong các hoạt động giáo
dục; chất lượng giáo dục được nâng cao; học sinh có ý thức kỉ luật tốt, đoàn kết, yêu
thương nhau, biết quan tâm và sẻ chia, có được kĩ năng sống tốt như: lao động tích
cực, an toàn; tham gia giao thông an toàn; có sức khỏe và thể lực tốt; biết cách phòng
tránh bị xâm hại, biết vận dụng kiến thức về phòng tránh đuối nước để tham gia học
bơi cùng cha mẹ,…
Kết quả khảo sát cuối năm, năm học 2018- 2019 của học sinh lớp 5B:
Lớp 5B
Chất lượng các môn học
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Sĩ số: 36
SL

Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
hs
21
60
15
40
0
0

Lớp
5B
36
hs
Tốt
Đạt
Ccg

Tự phục
vụ, tự
quản
28= 78%
8= 22%

Năng lực
Hợp tác
Tự học,

GQVĐ

Phẩm chất
Chăm
Tự tin,
Trung
học,
trách
thực, kỉ
chăm làm nhiệm
luật

28=78%
8= 22%

28=78%
8= 22%

28=78%
8= 22%

28=78%
8= 22%

Đoàn
kết, yêu
thương

28= 78% 28= 78%
8= 22% 8= 22%


Trong năm học, lớp còn đạt được một số kết quả trong các hoạt động do
nhà trường và cấp trên tổ chức:
- Học sinh tặng sách cũ cho học sinh lớp dưới: Tiếng Việt 15 quyển, Toán 13
quyển, sách các môn khác 30 quyển.
-Tự giác tham gia ủng hộ người nghèo, bạn nghèo, người khuyết tật, đồng bào
miền Trung trong đợt lũ lụt với thành tích cao trong toàn trường.
- Giải nhì thi An toàn giao thông cấp trường.
- Giải Nhì bóng đá Nam cấp trường; .
- Giải A vở sạch chữ đẹp cấp.
- Giải Nhất về Trang trí lớp học.
3. Kết luận –Kiến nghị
31. Kết luận
Ghi nhớ lời Bác dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua học tốt, dạy
tốt”. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh, nhưng
20

20


mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được bằng chính sự tận tâm của mình. Tôi cần phải
học tập nghiên cứu, nâng cao kiến thức, năng lực của bản thân, tìm ra những giải pháp
để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện: “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” để nâng cao chất lượng giáo dục.
*Bài học kinh nghiệm
Sau khi thực hiện đề tài về: “Một số giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:
Giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực".

Giáo viên phải đầu tư cao cho công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm, chịu khó
học hỏi, tìm tòi, phối hợp hài hòa các phương pháp giáo dục, đổi mới các hình thức
dạy học, làm đồ dùng dạy học, học tập trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để năng
cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên là tấm gương tốt cho học sinh noi theo như: đi dạy đúng giờ, nếp sống,
sinh hoạt chuẩn mực, nói đi đôi với làm, làm việc gì, chắc việc đó, tránh những việc
làm hình thức, giáo viên đồng thời phải là người thầy, người cha, người mẹ, người
bạn đối với học sinh khi học sinh cần được dạy dỗ, khi học sinh muốn được bảo vệ
che chở, khi học sinh cần được sẻ chia.
Giáo viên cần cần bao dung và công tâm và nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai cho học
sinh kịp thời, thường xuyên. Tuyên dương khi thấy các em tiến bộ dù là rất nhỏ, để
các em tự tin hơn, vượt qua những mặc cảm tự ti.
Phối hợp với hội cha mẹ hoc sinh để thống nhất quan điểm giáo dục; Tranh thủ
sự ủng hộ giúp đỡ từ địa phương và hội cha mẹ hoc sinh để phục vụ cho hoạt động
học tập của học sinh và trong các hoạt động giáo dục khác.
2. Đề xuất, kiến nghị
Xây dựng hoàn thiện được một “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” rồi đến
một “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là cả một quá trình lâu dài cần được
tiến hành đồng thời ở các lớp, có sự chỉ đạo cụ thể của nhà trường, sự giúp đỡ của tổ
chuyên môn, của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong và sự ủng hộ giúp đỡ của các ban
ngành địa phương, gia đình và xã hội.
Địa phương cần quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường học để
học sinh có đủ điều kiện học tập tốt.
21

21


Địa phương cần quản lí lành mạnh môi trường sống ở cộng đồng dân cư, không
còn các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình để học sinh được sống trong môi trường thân

thiện, lành mạnh.
Tôi hoàn thành được kế hoạch “nâng cao chất lượng phong trào trường học thân
thiện, học sinh tích cực" là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường,
của tổ chuyên môn, của chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh
và đặc biệt hơn hết là nhận thức và ý chí phấn đấu của 36 học sinh lớp 5B trong các
hoạt động giáo dục. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý, xây dựng tận tình của
hội đồng giám khảo, của các đồng nghiệp để mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn
và được áp dụng rộng rãi ở các lớp trong trường tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Định Tăng, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người thực hiện
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi đã viết, không sao chép
nội dung của người khác

Lê Thị Phong

22

22



×