SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
NHÓM TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN)”
Người thực hiện: Đỗ Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Trạo
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
THANH HÓA - NĂM 2016
1
MỤC LỤC
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2012- 2013 trường tôi là một trong hai trường của TX Bỉm Sơn
được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN). Tôi tin chắc
lần đổi mới này là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục. Tuy nhiên,
trong những năm đầu thí điểm thực hiện mô hình này thì nhiều phụ huynh băn
khoăn không biết mô hình này có phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh Tiểu
học không? Các em có tiếp thu được kiến thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy
học truyền thống của Việt Nam hay không?
Dạy và học theo mô hình VNEN chủ yếu là dạy học theo nhóm, là quá
trình tự học của học sinh mà học sinh chính là trung tâm của hoạt động giáo dục,
giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu
và lĩnh hội kiến thức. Từ khi bắt đầu dạy học theo mô hình mới, tôi được phân
công giảng dạy lớp 5A. Là năm học thứ ba tôi được trực tiếp dạy theo mô hình
VNEN. Trong 3 năm dạy học theo mô hình này bản thân luôn nhận thức rằng để
nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học thì nhất thiết tôi phải làm tốt công tác tổ
chức dạy học theo nhóm và đây là yêu cầu cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát
từ nhận thức trên, bản thân tôi luôn nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, biện
pháp dạy học theo nhóm đạt hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy học của lớp 5A nói riêng, chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung để
góp phần vào công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi đã chọn sáng
kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học theo nhóm trong mô
hình trường học mới (VNEN)” để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra những biện pháp mới để áp dụng việc dạy học theo nhóm đạt hiệu
quả cao trong Mô hình trường TH mới.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo nhóm cho học sinh lớp 5A trường TH Ngọc Trạo Bỉm Sơn - Thanh Hóa
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- PP quan sát
- PP thực nghiệm.
- PP nghiên cứu.
- PP tổng hợp kinh nghiệm.
- PP thống kê tính toán.
1
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM
Dạy học theo nhóm là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với
mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta. Mô hình VNEN thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học
tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc
truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và
được tổ chức học theo các hình thức như: Làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi,
làm việc theo nhóm và làm việc cả lớp, trong đó làm việc theo nhóm là chủ yếu.
Tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong
những hình thức để thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực cho học
sinh và cũng chính là điểm mới trong đổi mới phương pháp dạy học ở mô hình
dạy học VNEN. Làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng
cá nhân học sinh và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Với hình
thức này học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến
thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
Thông qua hoạt động nhóm nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích lũy
được, những kiến thức trong thực tế đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc
sống lao động sản xuất, từ đó sẽ giúp các em trở
nên năng động hơn, sáng tạo hơn. Học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn
hạn chế, yếu kém được các bạn trong nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay
tại lớp. Những người tham gia trong nhóm có mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, giúp
đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong
nhóm học sinh. HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Ở đây dạy học
theo nhóm được coi là một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất trong các
phương pháp dạy học. Như vậy chỉ “Dạy học theo nhóm” mới giúp cho con
người phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu giáo dục con người trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC TRẠO
1. Thực trạng của việc dạy học theo nhóm ở trường tiểu học Ngọc Trạo
Qua 4 năm thực hiện Dự án dạy học theo mô hình VNEN, dưới sự lãnh
chỉ đạo nghiêm túc của Ban giám hiệu nhà trường mà giáo viên và học sinh đã
thực hiện khá tốt việc dạy học theo mô hình VNEN và đã nhận thức được những
ích lợi, tác dụng của dạy học nhóm. Song đây là mô hình học tập hoàn toàn mới
với học sinh. Ngay từ khi mới tiếp cận, cô trò đều rất bỡ ngỡ và gặp không ít
khó khăn trong công tác tổ chức lớp học và đặc biệt là việc tổ chức dạy học theo
nhóm. Nhưng sau hai năm thực hiện, việc tổ chức dạy học theo nhóm cũng đã đi
vào nề nếp. Mặc dù phương pháp giảng dạy và giáo dục ở trong trường cũng đã
quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, song
dạy học còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt. Bởi vậy học sinh còn có
những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản
2
thân, không dám mạnh dạn ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng tiếp thu
bài của mình. Việc sử dụng phối hợp các PPDH, các kỹ thuật dạy học để phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Khi tiến hành tổ chức dạy
học theo nhóm, giáo viên chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu để hoàn thành
nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng
GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng, cũng chưa quan tâm nhiều đến
việc hoạt động của từng cá nhân, đến sự tương tác của cá nhân trong nhóm,
nhóm trong hoạt động cá nhân, cá nhân, nhóm trong hoạt động cả lớp. Vì thế mà các
em thực hiện các hoạt động học tập thiếu tự nhiên và hiệu quả chưa được như mong
muốn.
* Thực trạng đối với giáo viên
Năm học 2015 – 2016, tôi được phân dạy lớp 5A. Qua ba năm thực hiện
dạy mô hình VNEN tôi nhận thức rất rõ vai trò của người giáo viên tiểu học nói
chung và bản thân nói riêng vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học. Vì thế mà bản thân cũng đã rất cố gắng trong việc tổ chức dạy học theo
mô hình mới. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc tổ chức học theo nhóm của lớp
mình giảng dạy vẫn chưa cao. Có lẽ nguyên nhân chính là do tôi chỉ mới hướng
dẫn cho học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lô gô chứ chưa quan tâm nhiều
đến hiệu quả làm việc của các em, miễn sao các em thực hiện hết được các hoạt
động học tập trong bài và hoàn thành được mục tiêu bài học. Trong khi đó
nhiệm vụ giao cho các thành viên trong nhóm chưa cụ thể chi tiết mà mới yêu
cầu các em trao đổi thảo luận, dưới sự điều hành của nhóm trưởng là được.
Chính vì vậy mà các tiết dạy của tôi được đồng nghiệp cũng như chuyên môn
trường đánh giá chưa cao, chất lượng giờ dạy chưa tốt. Đó là điều mà bản thân
tôi thực sự rất trăn trở và sự trăn trở đó cũng chính động cơ giúp tôi thực hiện đề
tài sáng kiến này .
* Thực trạng đối với học sinh
Khi mới được tiếp cận với mô hình VNEN thì trong mỗi giờ học, học sinh
còn rụt rè, thiếu tự tin khi trình bày trước đám đông, học sinh chưa thật sự tích
cực hoạt động chủ động, sáng tạo trong học tập, còn thiếu khả năng giao tiếp
hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động học tập. Số học sinh biết học theo
nhóm và biết điều hành nhóm hoạt động rất ít. Trong khi đó, yêu cầu học mô
hình mới này đòi hỏi HS phải chủ động, tự tin, bạo dạn trước bạn bè, trước thầy
cô và đặc biệt là yêu cầu HS phải có kĩ năng giao tiếp, điều hành nhóm tốt.
Trong thực tế, khi tổ chức học theo nhóm chỉ một số học sinh tích cực còn
một số khác ỷ lại hoặc dựa dẫm vào các bạn trong nhóm. Khi trao đổi thảo luận
nhóm vẫn còn một số học sinh vốn từ vựng còn nghèo nàn, chưa tự tin khi giao
tiếp. Chính vì điều đó mà học sinh vẫn chưa thoát ra được cái rụt rè, nhút nhát
trong các hoạt động, dẫn đến nhàm chán trong việc học tập, dẫn đến kết quả học
tập chưa cao, khả năng tự bộc lộ bản thân chưa có nhất là học sinh yếu. Đây là
vấn đề không dễ gì để tìm được câu giải đáp ngay mà phải tạo cho các em có
quen về nề nếp học tập, có động lực để cho chính mỗi học sinh phải thật cố
gắng, tự giác học tập, mạnh dạn trong giao tiếp, phát huy được tính tích cực, chủ
3
động và kiên trì trên con đường đi đến bến bờ tri thức một cách thực sự hiệu
quả.
2. Kết quả của thực trạng trên
Trước thực trạng trên ngay từ đầu năm học này tôi đã tiến hành kiểm tra
chất lượng về văn hóa cũng như đánh giá về khả năng tham gia học nhóm điều
hành nhóm của các em thật nghiêm túc và căn cứ vào chất lượng đó, đề ra các
biện pháp, giải pháp cụ thể và thực hiện công việc của mình để đạt hiệu quả tốt
nhất.
Kết quả khảo sát chất lượng của lớp 5A trường tiểu học Ngọc Trạo như sau:
* Kết quả chất lượng văn hóa đầu năm học 2015 - 2016:
Tổng
số
31em
Môn được
Điểm giỏi
kiểm tra
Tiếng Việt
8em
Toán
Điểm
khá
9em
8em
10em
10em
Điểm
yếu
4em
87,1%
10em
3em
90,3%
Điểm TB
Đạt
* Kết quả giờ dạy của tôi năm học 2015 – 2016:
Đạt: 3 giờ dạy giỏi – 2 giờ dạy khá.
* Kết quả thực hiện học theo nhóm đầu năm học 2015 - 2016 :
Tổng số nhóm: 6 nhóm
Đầu
năm
Nhóm
HĐ tốt
Nhóm
biết HĐ
0
3
Nhóm
HĐ chưa
tốt
3
Tổng số nhóm trưởng: 6 NT
Nhóm
trưởng
ĐH tốt
1
Nhóm
trưởng
biết ĐH
2
Nhóm
trưởng ĐH
chưa tốt
3
Như vậy, với kết quả trên thì chất lượng còn rất thấp, học sinh biết tham
gia học nhóm điều hành nhóm hoạt động chưa cao, số em học chậm yếu (chưa
theo kịp các bạn trong học nhóm) còn nhiều. Để đạt yêu cầu trong dạy học theo
mô hình VNEN là chưa đảm bảo. Vậy phải làm thế nào để khơi dậy sự tự tin
trong mỗi học sinh, để các em tích cực khi tham gia các hoạt động học tập. Từ
đó mà tôi đã lựa chọn các giải pháp, biện pháp mà bản thân cho là có hiệu quả
để cải tiến cách thức học theo nhóm cho các em.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
[
1. Các giải pháp tổ chức học theo nhóm trong dạy học mô hình VNEN
Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học
cũng như hiệu quả giờ dạy. Ngay sau khi được BGH phân công tiếp tục giảng dạy
theo lớp. Bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để các em học tập một cách
có hiệu quả nhất. Tôi đã lựa chọn và thực hiện các giải pháp sau đây. Đó chính là
4
con đường tốt nhất để đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy cho bản
thân và cho đơn vị mình công tác. Các giải pháp tôi lựa chọn:
Một là: Xây dựng nề nếp học tập.
Hai là
: Chia nhóm học tập và làm rõ vai trò của các thành viên trong
nhóm.
Ba là : Cách thức tổ chức làm việc trong nhóm.
Bốn là: Các bước tiến hành hoạt động thảo luận nhóm.
Năm là: Đánh giá hoạt động nhóm.
2. Các biện pháp tổ chức học theo nhóm trong dạy học mô hình VNEN
Để tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả không còn là mang tính hình
thức và phải đưa học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh
được tổ chức học thành nhóm một cách thích hợp với yêu cầu cần thực hiện
trong mỗi bài học. Do đó ngay từ đầu năm học tôi đã bám sát vào những giải
pháp mà mình lựa chọn để xây dựng và thực hiện tốt một số biện pháp sau :
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập
Sau khi đã ổn định công tác tổ chức lớp, xây dưng được bộ máy tự quản
lớp, việc đầu tiên cần làm là tôi đã cùng học sinh xây dựng nề nếp học tập. Bởi
tôi cho rằng nề nếp học tập có tốt thì các em học mới tốt. Đó chính là tiền đề tốt
nhất cho việc thực hiện các hoạt động học tập có hiệu quả. Những nề nếp mà tôi
cùng học sinh xây dựng đó là:
+ Nề nếp Đi học đúng giờ ( Đến lớp đúng giờ quy định, hạn chế nghỉ học
và không nghỉ học vô lí do).
+ Nề nếp ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Mỗi HS phải có thói
quen ôn bài đã học hôm trước và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau).
+ Nề nếp Truy bài đầu giờ (Nhóm trưởng kiểm tra việc ôn lại bài đã học và
việc thực hiện HĐƯD sau mỗi bài học của các thành viên trong nhóm).
+ Nề nếp Học tập theo nhóm trong giờ học (Mọi thành viên phải tự giác,
chăm chỉ tích cực tham gia các hoạt động học theo yêu cầu của lô gô dưới sự
điều khiển của nhóm trưởng).
+ Nề nếp Tự quản trong học tập và trong các hoạt động (Phải có ý thức
giữ trật tự , tôn trọng bạn bè, thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp kể cả khi có cô
hay không có cô).
+ Nề nếp Đôi bạn cùng tiến (HS giỏi kèm cặp giúp đỡ HS yếu – HS yếu
phải tôn trọng bạn coi bạn vừa là bạn vừa như cô).
Sau khi xây dựng và được cả lớp đồng tình thống nhất cao tôi đã niêm yết
các nội dung đó trên ‘‘Bảng các nề nếp học tập’’ và dán ở góc ‘‘ Các nội dung
cần ghi nhớ’’ để hằng ngày các em thuận tiện trong việc ghi nhớ và thi đua thực
hiện.
Với sự động viên, khích lệ của giáo viên, của đội ngũ cốt các lớp các em
cùng nhau thi đua thực hiện. Cuối tuần tôi dành thời gian vào cuối buổi học hay
trong giờ sinh hoạt lớp để đánh giá (bằng hình thức báo cáo của trưởng nhóm),
tuyên dương những em có ý thức thực hiện và thực hiện tốt các nề nếp đề ra. Khi
5
các nề nếp đó các em đã thực hiện tốt và trở thành thói quen "không thể bỏ" của
từng cá nhân học sinh thì tự các em sẽ tự giác trong mọi hoạt động học tập cũng
như các hoạt động giáo dục khác. Khi đó giáo viên ít cần đến sức lực của mình mà
các em cũng có thể làm tốt được những gì cô giáo yêu cầu kể cả khi có cô hay không
có cô ở trong lớp.
Bên cạnh việc xây dựng cho các em các nề nếp trên thì tôi luôn tạo cho
mình có được cảm giác mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, có như vậy mới đem
hết khả năng, năng lực của mình để giảng dạy và giáo dục học sinh.
Biện pháp 2: Chia nhóm và cá làm rõ vai trò của các thành viên trong nhóm.
a. Chia nhóm học tập
Chia nhóm là yêu cầu cần phải thực hiện trước khi thực hiện các hoạt
động nhóm. Có rất nhiều cách chia nhóm như : Chia nhóm một cách ngẫu nhiên,
chia nhóm cho học sinh tự chọn, chia nhóm do giáo viên tự chọn, nhóm có khả
năng đa dạng, nhóm dựa trên năng lực, chia nhóm pha trộn nhiều trình độ khác
nhau.... Nhưng dù chia nhóm theo cách nào thì tôi cũng phải chuẩn bị kĩ càng
để chia cho phù hợp với học sinh của lớp mình phụ trách miễn sao hoạt động
nhóm thực sự đem lại hiệu quả. Xuất phát từ đó mà tôi lựa chọn cách chia đồng
đều học sinh vào các nhóm kết hợp với một vài cách khác để phối hợp chia như
chia theo trình độ.... Với mục đích là nhóm nào cũng có học sinh học tốt, tự tin
để các em giúp đỡ những bạn còn rụt rè nhút nhát cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Mỗi nhóm có 4 em và trong 4em đó 1em có học lực giỏi điều hành nhóm tốt,
1em học yếu, 2 em còn lại có trình độ tương đương hoặc 1em khá, 1em trung
bình. Sau khi lựa chọn số lượng và trình độ học sinh xong tôi tiến hành phân
công vị trí ngồi: một cặp là 2 học sinh có trình tương đương (hoặc trung bình –
khá) ; cặp còn lại là học sinh giỏi và học sinh yếu và giao cho học sinh giỏi có
trách nhiệm kèm cặp học sinh yếu tiến bộ.
Trong quá trình tổ chức học nhóm
thì thỉnh thoảng tôi vẫn thay đổi nhóm (nhưng chỉ là thay đổi cá nhân từ nhóm
này sang nhóm kia để các em được thay đổi phần nào về môi trường học tập)
b. Vai trò của các thành viên trong nhóm
Để tránh tình trạng học sinh không có việc, không biết mình phải làm gì,
hay nói cách khác là bị đứng ngoài lề của công việc nhóm thì mọi học sinh đều
được hoạt động và đều được giữ một vai trò nhất định. Vì thế mà ngay sau khi
chia nhóm xong tôi tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
trong nhóm. Nhóm gồm 4 em thì 1em giữ vai trò chính làm nhóm trưởng kiêm
người thuyết trình, 1em giữ vai trò chính làm thư kí kiêm người thuyết trình, 2
em còn lại giữ vai trò làm người thuyết trình. Khi thực hiện hoạt động nhóm, tôi
luôn hiểu rõ học sinh của mình chưa được trang bị kĩ năng làm việc nhóm nên tôi
không thể đòi hỏi các em biết cách thực hiện ngay mà tôi đã kiên trì tìm ra các
bước để huấn luyện cho các em.
Sau đây là một số vai trò cần phải có khi tiến hành hoạt động nhóm như :
nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình mà tôi cần phải trang bị cho các em.
* Vai trò của nhóm trưởng
6
Nhóm trưởng là người góp phần quan trọng nhất trong tổ chức học nhóm.
Tiết học thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và
công việc chính của nhóm trưởng đó là: Thay tôi điều hành các bạn hoạt động
nhóm. Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào
để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ học
tập và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.
Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó
khăn gặp phải. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ
khi không tự giải quyết được công việc. Xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng như
vậy mà tôi rất quan tâm đến việc đào tạo và phát huy vai trò của nhóm trưởng.
Tôi đã tiến hành bồi dưỡng cho các nhóm trưởng như sau:
Cách 1: Vào giờ ra chơi tôi mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành một
nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một. Lúc này tôi với vai trò làm nhóm
trưởng.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài tôi yêu cầu các bạn đọc mục tiêu (Mời
các bạn đọc mục tiêu bài học) hoặc mình mời các bạn đọc mục tiêu thứ nhất
(tiết1); Mời các bạn đọc mục tiêu hai (tiết 2); Mời các bạn đọc mục tiêu ba (tiết
3) (đối với phân môn Tiếng Việt)
- Tôi mời các bạn thực hiện các hoạt động học tập (HĐCB hay HĐTH)
+ Đối với những hoạt động có lô gô là HĐCN tôi yêu cầu các bạn thực
hiện theo lô gô(mọi cá nhân làm bài), tôi vừa làm bài vừa theo dõi dám sát hoạt
động của từng cá nhân ngoài ra còn là người cô, người thầy của bạn học yếu
trong nhóm.
(giảng giải hướng dẫn cho bạn những hoạt động bạn chưa hiểu hoặc làm sai).
Sau khi tôi quan sát thấy mọi cá nhân làm xong tôi sẽ tổ chức kiểm tra bằng
cách hỏi: Bạn hãy nêu cách làm bài 1 trong HĐ1? hoặc hỏi bạn làm thế nào mà
được kết quả này? Ý kiến các bạn thế nào? Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn.
Tôi mời bạn nhắc lại ý kiến hoặc kết quả của mình. Cả nhóm đã thống nhất kết
quả, đối chiếu với kết quả đúng. Tôi báo cáo tiến độ với cô( bằng một bông hoa
khi hết 1 HĐ nhỏ) và mời các bạn chuyển sang HĐ khác. Các HĐ tiếp theo cũng
kiểm tra như vậy khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra.
+ Đối với các hoạt động có lô gô là hoạt có lô gô là HĐ cặp đôi trước khi
trao đổi cặp đôi tôi yêu cầu các bạn làm việc cá nhân trước, sau khi làm việc cá
nhân xong rồi mới trao đổi cặp đôi, tôi sử dụng các câu hỏi sau: Bạn hãy trình
bày ý kiến (kết quả) của mình ở HĐ1, còn ý kiến của bạn thế nào ? Tôi cũng có
ý kiến (kết quả) giống bạn( bạn nhắc lại). Ở HĐ2 bạn làm thế nào? Tôi làm thế
này... Còn bạn làm thế nào? Tôi cũng có kết quả như vậy nhưng tôi chưa hiểu
lắm. Bạn có thể giải thích cho tôi được không ?...... Sau khi cặp đôi thảo luận
thống nhất xong tôi sẽ kiểm tra kết quả của các bạn trong nhóm và báo cáo tiến
độ với cô (có thể là bằng một bông hoa khi hết 1 HĐ nhỏ, có thể là thẻ hoàn
thành khi hết nội dung của tiết học) khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra.
+ Đối với các hoạt động có lô gô là hoạt có lô gô là HĐ nhóm trước khi
trao đổi trong nhóm tôi yêu cầu các bạn làm việc cá nhân, sau khi làm việc cá
7
nhân xong rồi mới trao đổi nhóm, tôi sử dụng các câu hỏi sau: Bạn chọn kết quả
nào? Kết quả của bạn thế nào? Bạn nêu ý kiến của mình về điều này? Ai đồng ý?
Ai không đồng ý? Vì sao? Bạn cho chúng tôi biết ý kiến của mình đi ? Các bạn
khác nghĩ thế nào?....
Tôi thống nhất kết quả để thư kí ghi lại. Tôi báo cáo tiến độ với cô (có thể
là bằng một bông hoa khi hết 1 HĐ nhỏ, có thể là thẻ hoàn thành khi hết nội
dung của tiết học) khi có tín hiệu báo cáo cô sẽ đến kiểm tra nếu cô yêu cầu trình
bày kết quả thảo luận thì tôi sẽ cử người trình bày.
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng
túng thì lúc này tôi phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng
chứ không phải vai trò là một người giáo viên và làm việc cùng các em trong
nhóm.
Cách 3: Lấy nhóm học tốt, nhóm trưởng điều hành tốt làm mẫu cho nhóm
khác học tập và làm theo.
Việc đào tạo và rèn cho nhóm trưởng tôi làm thường xuyên trong 2 tháng
đầu. Để giúp các em đặt được các câu hỏi thảo luận tôi đã làm mẫu và thường
xuyên khuyến khích các em, bên cạnh đó đòi hỏi học sinh phải được thực hành
nhiều thì em sẽ biết cách sử dụng các câu hỏi rất nhanh được. Một điều cần chú
ý là: ‘Lấy điển hình nhân điển hình, lấy nhóm, trưởng nhóm làm tốt làm mẫu
cho các bạn học tập noi theo’.
* Vai trò của thư kí
Thư kí của nhóm là người ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi
hoặc kết quả công việc của nhóm. Vì thế mà tôi chọn lựa học sinh làm thư kí là
em chữ viết khá rõ ràng, có kĩ năng ghi chép tổng hợp khá tốt. Để đạt được yêu
cầu đó không phải tự các em có được mà tôi cũng phải tiến hành bồi dưỡng,
hướng dẫn cho các em cách ghi chép kĩ lưỡng thông qua mỗi hoạt động cụ thể,
chẳng hạn:
Bài 19C : Cách nối các vế câu ghép...
Ở HĐ1 – HĐTH: Yêu cầu tìm các câu ghép trong 3 đoạn văn và ghi vào
bảng nhóm theo mẫu.
Sau khi cá nhân tìm xong nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên trong
nhóm trao đổi thống câu đúng thì thư kí mới ghi câu đúng vào bảng nhóm chứ
không phải câu nào các bạn nêu cũng ghi vào bảng...
Tương tự tôi hướng dẫn cho các em trực tiếp thông qua các giờ học trên lớp
với một số dạng bài khác.
Như vậy là người thư kí phải biết lắng nghe và biết lựa chọn ý, câu để ghi
cho đúng với ý thống nhất chung của cả nhóm mà nhóm trưởng đã chốt.
* Vai trò của người thuyết trình
Trong mỗi giờ học, ngoài công việc làm nhóm trưởng và thư kí ra thì tôi
phân công cho mọi thành viên trong nhóm đều có vai trò là người thuyết trình.
Sau mỗi hoạt động thảo luận nhóm khi kiểm tra tôi đã dành thời gian cho đại
diện của nhóm thuyết trình trước nhóm hoặc 1đến 2 em thuyết trình trước lớp.
Cách này vừa giúp giáo viên kiểm soát được kết quả của công việc, đồng thời
8
giúp học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, tạo hứng thú, thi đua và học cạnh tranh giữa
các nhóm. Chính vì vậy mà trong quá trình học mọi thành viên đều phải tập
trung chú ý để biết khi được mời thuyết trình mình phải nói gì và nói thế nào?
Tùy theo nội dung mỗi hoạt động mà cử người thuyết trình thích hợp chẳng hạn:
Đối với những nội dung thuyết trình ngắn gọn, dễ nói thì mời học sinh yếu,
những nội dung dài đòi hỏi phải có sự phân tích, những lí lẽ để minh chứng thì
mời học sinh giỏi, khá...
Trong suốt quá trình gần 2 tháng đầu của năm học tôi luôn dành thời gian
của giờ ra chơi hay thời gian trong mỗi tiết học cho từng nhóm. Ở đó, có lúc tôi
với vai trò là một nhóm trưởng, có lúc tôi là một thành viên của nhóm, cùng các
em tham gia hoạt động học tập. Chỉ sau 2 tháng , kĩ năng làm việc nhóm của các
em được hoàn thiện hơn rất nhiều. Sự hợp tác nhóm cũng tốt hơn, học sinh thấy
rõ việc của mình hơn và không khí lớp học cũng vui vẻ hơn. Vì vậy mà khi tham
gia hoạt động nhóm ở bất kì tiết học nào, hoạt động nào các em cũng đều tập
trung học tập và học rất sôi nổi, lúc nào các em cũng sẵn sàng để được thuyết
trình hay được làm những công việc mà mình được phân công. Đó cũng chính là
điều kiện rất tốt cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm. Với
cách làm như vậy đến nay học sinh lớp tôi rất tự tin, bạo dạn không còn nhút
nhát, rụt rè như trước nữa. Qua đó mà làm cho các hoạt động thảo luận trong
nhóm ở mỗi giờ học nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn và bây giờ bất kì tiết học nào học
sinh của tôi cũng điều hành nhóm tốt.
Biện pháp 3: Cách thức tổ chức làm việc trong nhóm.
a. Làm việc cá nhân
Trong hoạt động này, trước khi tham gia phối hợp với các bạn học trong
cặp đôi hay trong nhóm, thì tôi yêu cầu các em phải có thói quen làm việc cá
nhân trước để các em có một khoảng thời gian với các hoạt động tự lĩnh hội kiến
thức, chuẩn bị cho các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong cặp, trong nhóm.
Thường xuyên nhắc nhở các em để các em phải nhớ tuy làm việc độc lập nhưng
vẫn chịu sự điều hành của nhóm trưởng. Trong quá trình hoạt động cá nhân có gì
không hiểu, các em có thể đưa ra để các thành viên trong nhóm giúp đỡ hỗ trợ
nếu không giải quyết được thì nhóm trưởng giơ thẻ kí hiệu khi đó cô sẽ đến cứu
trợ. Trong hoạt động này các em sẽ có cơ hội thể hiện sự chăm chỉ, tinh thần làm
việc của mình. Đối với học sinh yếu rất cần sự giúp đỡ của học sinh giỏi ngồi
trong cùng bàn đối với những bài khó mà mình không làm được. Vì vậy mà tôi
luôn động viên các em học sinh giỏi: ‘‘Đây là cơ hội là điều kiện để các em phát
huy năng lực phân tích giảng giải của mình và năng lực tập làm cô giáo nên các em
hãy cố gắng giúp bạn để bạn cùng tiến bộ nhé’’.
Bằng cách tổ chức như trên mà đến nay mỗi cá nhân trong tập thể lớp tôi đã
hiểu và thực hiện rất tốt nhiệm vụ học tập của mình.
b. Làm việc theo cặp đôi
Trước khi tham gia phối hợp trao đổi cặp đôi với các bạn trong cặp, các
em đã có thói quen làm việc cá nhân trước rồi mới thảo luận trong cặp và cuối
cùng là nhóm trưởng chốt kiến trong nhóm. Việc hoạt động theo cặp là quy mô
9
lớn đặc biệt phù hợp cho việc hợp tác. Để làm tốt công việc trao đổi, thảo luận
trong nhóm tôi đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kĩ năng trao đổi, thảo luận,
kiểm tra đối chứng kết quả cho các em qua các câu hỏi như đã nêu ở trên. Qua
việc thực hiện hoạt động theo cặp sẽ giúp các em tự tin, mạnh dạn và tập trung
tốt cho công việc của nhóm. Đây chính là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác
trong nhóm lớn.
c. Làm việc theo nhóm (5 em)
Trong mỗi giờ học bao giờ cũng có hoạt động cả nhóm cùng hợp tác.
Chẳng hạn sau khi đọc cá nhân một câu chuyện, nhóm trưởng sẽ dẫn dắt các bạn
trao đổi về một vấn đề của câu chuyện đó hoặc sau khi cá nhân trong nhóm đưa
ra kết quả của một bài toán, nhóm sẽ cùng trao đổi về cách giải và kết quả đúng
hay sai. Đây là hình thức phát huy rất tốt khả năng sáng tạo của các em. Điều
quan trọng là trước khi tổ chức cho các em thực hiện hoạt động tiên các em phải
có sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong
nhóm cần hiểu rằng mình không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công
việc của những người khác mà bản thân mỗi cá nhân học sinh phải tự giác để tự
tìm hiểu, tự lĩnh hội kiến thức sau đó mới trao đổi giữa các thành viên trong
nhóm dưới sự chỉ đạo điều hành của nhóm trưởng.
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên quan tâm đến hoạt động của từng cá nhân,
sự tương tác của cá nhân trong nhóm, nhóm trong hoạt động cá nhân, cá nhân,
nhóm trong hoạt động cả lớp trong mỗi giờ học. Vì thế mà đến nay các em đã
thực hiện sự tương tác ấy rất thành thạo không còn rụt rè, nhút nhát và không
biết điều hành nhóm hay hoạt động nhóm chưa tốt như trước nữa. Các em tự tin
hơn trong giao tiếp, sôi nổi trong hoạt động nhóm và chất lượng giờ dạy cũng
đã được nâng lên
đáng kể. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh minh họa sau:
d. Làm việc cả lớp
Hoạt động này có thể diễn ra ngay cả khi học sinh làm việc cá nhân, cặp
đôi hay cả nhóm mà có những vấn đề nảy sinh không hiểu một phần kiến thức
hay một hoạt động học mà học sinh có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh một
vấn đề. Nếu đi từng nhóm hỗ trợ rất mất thời gian nên khi đó tôi có thể cho các
nhóm dừng lại tập trung cả lớp để làm tỏ vấn đề. Cách làm vừa không mất thời
gian, vừa giúp tôi kịp thời hỗ trợ cả lớp tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp
theo. Tuy nhiên những tình huống này không nên xuất hiện quá thường xuyên
trong giờ học. Ngoài ra tôi còn áp dụng hình thức cả lớp để chốt kiến thức trọng
tâm hay kiến thức sau bài học.
Biện pháp 4: Các bước giúp học sinh tiến hành hoạt động thảo luận nhóm
Với cách thức tổ chức thực hiện mà tôi đã thực hiện ở trên, đến nay lớp
tôi các em đã đi vào nề nếp học nhóm rất tốt. Giờ dạy của giáo viên rất nhẹ
nhàng, mọi thành viên trong nhóm hoạt động rất đều tay, phối hợp trong hợp tác
nhóm rất tốt. Mỗi khi có người đến dự giờ, thăm lớp đặc biệt là qua đợt kiểm tra
của trường vừa rồi. Có thể khẳng định quá trình học nhóm tốt quyết định chất
10
kết quả giờ dạy. Điều đó được làm sáng tỏ qua tiết học Toán của lớp 5A trường
tiểu học Ngọc Trạo. Qua bài 99 tập 2B (trang 52,53).Tiết học này được cán bộ
kiểm tra có năng lực chuyên môn tốt trong đoàn dự và đánh giá rất cao về việc
dạy và học của cô trò lớp 5A chúng tôi.
Trước khi đến với tiết dạy tôi chuẩn bị bài cũng như phiếu học tập cho học
sinh chu đáo. Đây chính là điều kiện không thể thiếu để thực hiện giờ dạy thành
công.
1. Chuẩn bị của giáo viên trước tiết dạy
Phiếu 1: Phiếu học tập cho hoạt động cá nhân trước khi thực hiện hoạt động
nhóm.
Phiếu 2: Phiếu học tập cho hoạt động cá nhân.
PHIẾU HỌC TẬP
TOÁN
BÀI 99: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiết 1)
*HĐ nhóm
1. Chơi trò chơi “Đố bạn”
........…………….…………………………………………
a. Viết một số thập phân:
………………..……………..........………………………
- Đố bạn đọc:
- Nêu phần nguyên. Nêu phần thập phân. Nêu giá trị mỗi chữ số trong số
thập phân đó.
b. + Các số thập phân nhóm em vừa viết là:
......................................................................................................................……………..…………………………………………
+ Các số thập phân được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
..................................................................................................................................................................................................................................
* HĐ cặp đôi:
2.
a) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mỗi số sau:
37,24
55,75
6,071
16,907
b) Viết số thập phân có:
- Năm đơn vị, ba phần mười, sáu phần trăm(tức năm đơn vị ba mươi sáu
phần trăm) : ………………………...........……...
- Hai mươi bảy đơn vị, năm phần mười, một phần trăm, tám phần
nghìn(tức hai mươi bảy đơn vị, năm trăm mười tám phần nghìn) :
…………………………………………………
- Không đơn vị, tám phần trăm :
………………………..
……………………………………………………
3. Viết thêm chữ số 0 vào bên phải của mỗi số thập phân để các số dưới đây
đều có hai chữ số ở phần thập phân.
74,6
284,3
401,2
10,4
102,25
104
4. Viết các số sau dưới dạng số thập phân:
11
7
7
38
=
10
3
=
6
100
=
100
2
=
5
1000
100
25
5
5
=
1
=
2
2014
=
=
8
1
=
4
=
1000
5. > ; < ; =
53,7
28,4
……………... 53,69
……………...
28,400
7,368 ……………… 7,37
0,715 ……………… 0,705
* Những bài in đậm trong các hoạt động dành để khuyến khích học sinh khá,
giỏi làm thêm.
2. Tiến trình thực hiện giờ dạy
* Khởi động: Chủ tịch HĐTQ mời bạn trưởng Ban văn thể cho lớp khởi động:
Để hướng tới kỉ niệm chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, lớp chúng mình
cùng hát bài Đội ca: Cùng nhau ta đi lên. Nhạc và lời của Phong Nhã.
* Giới thiệu về lớp em: Chủ tịch HĐTQ mời bạn trưởng ban đối ngoại lên giới
thiệu về lớp của chúng mình.
* Giáo viên giới thiệu bài đồng thời nêu luôn yêu cầu cần thực hiện ở tiết
1(Từ HĐ1 đến hết HĐ5 của HĐTH) - Ghi tên bài học lên bảng.
* Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập.
* HS tiến hành học nhóm:
- Nhóm trưởng yêu cầu ghi tên bài học: Mời các bạn ghi tên bài học vào vở.
- Nhóm trưởng yêu cầu đọc mục tiêu bài học: Mời các bạn đọc mục tiêu của
bài học.
- Nhóm trưởng yêu cầu thực hiện các hoạt động học tập: Bây giờ tôi mời các
bạn thực hiện HĐTH:
HĐ1. Chơi trò chơi ‘Đố bạn’ (HĐ nhóm)
- Nhóm trưởng nêu yêu cầu: Trước khi thảo luận nhóm yêu cầu các bạn thực
hiện viết số theo yêu cầu trên phiếu (HĐ1a).
- Cá nhân viết số rồi tiến hành đố bạn (theo yêu cầu trên phiếu) dưới sự điều
hành của nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu số của mình vừa viết được và ghi lần
lượt tất cả các số vào phiếu (HĐ1b) thực hiện tiếp nội dung yêu cầu trên phiếu.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày kết quả xếp của mình và trao
đổi thống nhất kết quả đúng, cho các bạn nhắc lại và cắm bông hoa thứ nhất báo
cáo tiến độ đã hoàn thành HĐ1. Mời các bạn thực hiện tiếp các HĐ tiếp theo.
HĐ 2, 3,4,5. (HĐ cặp đôi).
- Nhóm trưởng yêu cầu:Trước khi thực hiện HĐ cặp đôi yêu cầu các bạn
thực hiện làm bài cá nhân trên phiếu.
- HS làm bài .
12
- Nhóm trưởng nhấn mạnh thêm: Những bài in đậm trong các hoạt động
dành để khuyến khích các bạn khá, giỏi làm thêm.
- Nhóm trưởng vừa phải hoàn thành bài tập vừa phải theo dõi giúp đỡ các
thành viên trong nhóm hoàn thành bài tập, nhất là học sinh yếu.
- Sau khi cá nhân trong cặp làm xong tự giác tiến hành trao đổi kết quả, cách
làm trong cặp. Sau khi trao đổi xong báo cáo với nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm tra bài làm của các bạn trong nhóm bằng cách
lần lượt yêu cầu mỗi bạn trình bày kết quả và nêu cách làm một hoạt động, các
bạn khác theo dõi nhận xét và đối chiếu kết quả của mình, nhóm trưởng kết luận
rồi cho 1 bạn nhắc lại kết quả đúng. Cứ tiến hành như vậy cho đến hết nội dung
trên phiếu.
- Sau khi kiểm tra đối chiếu nhận xét xong nhóm trưởng báo cáo giơ thẻ hoàn
thành để tôi đến kiểm tra đánh giá chấm bài cho học sinh giỏi. Tuyên dương khích
lệ những em làm tốt, nhắc nhở những em làm chưa tốt hay chưa cẩn thận.
- Nhóm trưởng (HS giỏi) căn cứ vào bài tôi vừa chấm để chấm bài cho các
bạn và yêu cầu HS yếu nhắc lại kết quả đúng của toàn bài (nếu còn thời gian).
* Trong khi HS thực hiện các hoạt động học tập tôi luôn chú ý quan sát giúp
đỡ kịp thời, giảng cho các em những gì mà các em chưa hiểu hay hỏi các em
cách làm nhằm củng cố kiến thức cho các em, nhất là HS yếu tôi quan tâm giúp
đỡ kịp thời khi các em làm sai và giúp các em sửa sai.
* Nhận xét đánh giá và chốt kiến thức bài học:
- Tôi nhận xét, đánh giá sau kiểm tra và nêu vấn đề chốt kiến thức bài học:
Qua theo dõi hoạt động và kiểm tra kết quả làm bài của các em cô thấy các
em đã hiểu bài và làm bài rất tốt. Các em rất xứng đáng được tuyên dương. Vậy
để khẳng định điều đó cô muốn cả lớp hãy thực hiện cho cô yêu cầu sau: Cô có
số thập phân 0,05.
- Yêu cầu 1: Hãy đọc, nêu phần nguyên, phần thập phân, giá trị của mỗi chữ
số trong số thập phân đó? (1em nêu)
- Yêu cầu 2: Hãy nêu cách viết số thập phân đó dưới dạng phân số thập phân,
dưới dạng tỉ số phần trăm (1em nêu).
* Củng cố tiết học: Các em thực hiện 2 yêu cầu của cô rất tốt. Những gì cô
vừa yêu cầu các em thực hiện không những giúp các em củng cố lại kiến thức
bài học mà còn giúp các em vận dụng để thực hiện tốt các hoạt động tiếp theo
của bài học ở tiết học thứ 2 của bài học này.
* Nhận xét của học sinh sau tiết học.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản nêu cảm nghĩ và nhận xét đánh giá của mình
sau giờ học.
Sau khi thực hiện xong giờ dạy, cô trò chúng tôi thấy rất vui và điều làm cô
trò chúng tôi vui hơn cả là giờ dạy được đoàn kiểm tra đánh giá rất thành công
qua kết quả giờ dạy(đạt giỏi) và qua những lời nhận xét:
Ưu điểm: - Học sinh tự giác học tập. Hoạt động nhóm tích cực sôi nổi.
Nhóm trưởng điều hành tốt, đều tay. Hợp tác nhóm tốt.
13
- Giáo viên bao quát nhóm cũng như cá nhân học sinh tốt. Phát
hiện sửa sai cho học sinh yếu kịp thời. Chốt kiến thức trọng tâm tiết dạy tốt.
Giáo viên nghiên cứu bài kĩ đưa ra được bài tập nâng cao cho học sinh khá giỏi
ngay trong giờ học hợp lí. Sáng tạo đưa được bài tập bắc cầu gây hứng thú học
tập cho học sinh ở tiết sau tốt.
* Nhược điểm:
- Phiếu giao việc phải ghi tên học sinh để tiện cho việc đánh giá.
- Cần dành thêm thời gian để cho học sinh yếu sửa sai.
Với những lời nhận xét đánh giá trên đã làm nhân lên gấp bội lòng tâm
huyết, sự tận tụy với công việc dạy và học của cô trò chúng tôi. Đó chính là
thành quả lao động miệt mài ngày đêm mà tôi đạt được trên con đường dạy học
của mình.
Biện pháp 5: Đánh giá hoạt động nhóm
Đánh giá hoạt động nhóm là một hoạt động cũng rất cần thiết và quan
trọng. Điều này không chỉ quan trọng đối với tôi khi có được kênh thông tin về
hiệu quả làm việc nhóm để phát huy và điều chỉnh những hoạt động tiếp theo
của mình, mà chính học sinh và nhóm học sinh cũng có cơ hội nhìn lại để tự
điều chỉnh cách làm việc trong nhóm của mỗi cá nhân. Khi đánh giá hoạt động
nhóm cần có sự tham gia
đánh giá của giáo viên, của nhóm và của cá nhân.
+ Giáo viên đánh giá:
Tôi đã thực hiện đánh giá dựa vào các yêu cầu sau: Nhóm hoạt động có
sôi nổi, tích cực không? Các thành viên trong nhóm tham gia hoạt động nhóm có
tốt không?
Các thành viên có hỗ trợ nhau không? Kết quả làm việc của nhóm có tốt
không?
+ Nhóm đánh giá theo các câu hỏi sau: Các cá nhân có tích cực tham gia
không ? Các cá nhân có theo sự điều hành của nhóm không? Các bạn có thực
hiện tốt vai trò của mình không? Nhóm mình có điều gì chưa tốt, nên điều chỉnh
như thế nào?
+ Cá nhân đánh giá:
Tuần 1 lần tôi dành một chút thời gian vào cuối buổi học cho các em tự
đánh giá lại việc thực hiện hoạt động nhóm của mình trong tuần dưới hình thức
bảng hỏi sau:
Ngày:
Chủ đề
Nội dung đánh giá
Thỉnh
Thường Tương đối
thoảng
xuyên thường xuyên
Tôi hoàn thành các công việc cá nhân trong
nhóm.
Tôi theo sự điều hành của nhóm trưởng.
14
Tôi chủ động tham gia thảo luận nhóm.
Tôi hiểu nhiệm vụ của mình trong nhóm.
Tôi tham gia hợp tác với các bạn trong
nhóm.
Với việc làm như vậy, tôi sẽ rất thuận lợi trong việc đánh giá sự tham gia
hoạt động nhóm của các em. Từ đó để giúp đỡ động viên các em thực hiện tốt
hơn việc tham gia các hoạt động học tập theo nhóm của mình.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HĐGD, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG
NGHỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Qua một quá trình dạy học theo mô hình VNEN đặc biệt là gần một năm
học gần đây, bản thân đã nghiên cứu và áp dụng triệt để phương pháp dạy học
theo nhóm. Cùng với việc thực hiện những biện pháp, giải pháp trên mà tôi đã
đạt được kết quả sau:
* Kết quả chất lượng văn hóa tính đến cuối tháng 3 năm học 2015 - 2016:
Tổng
số
Đầu
năm
Giữa
HK 2
Môn được
kiểm tra
Tiếng Việt
Điểm
giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm
yếu
Đạt
8em
9em
10em
4em
87,1 %
Toán
10em
8 em
10em
3em
90,3 %
Tiếng Việt
15em
10em
6 em
0
100 %
Toán
20em
5em
6em
0
100 %
* Kết quả kiểm tra chất lượng môn Toán và Tiếng Việt Giữa kỳ 2 vừa qua đạt
100%
* Kết quả giờ dạy đến cuối tháng 3 năm học 2015 – 2016:
Đạt: 2 giờ dạy giỏi (Trong đó sinh hoạt tổ đạt 1 giờ giỏi phân môn Tiếng
Việt; Kiểm tra chuyên đề đạt 1 giờ giỏi phân môn Toán)
* Kết quả thực hiện học theo nhóm tính đến cuối tháng 3 năm học 2015 - 2016:
Tổng số nhóm: 6 nhóm
Đầu
năm
Nhóm
HĐ tốt
0
Tổng số nhóm trưởng: 6 NT
Nhóm
biết HĐ
Nhóm
HĐ chưa
tốt
Nhóm
trưởng
ĐH tốt
Nhóm
trưởng
biết ĐH
Nhóm
trưởng ĐH
chưa tốt
3
3
1
2
3
15
Cuối
năm
4
2
0
4
2
0
Như vậy, với kết quả trên tôi thực sự yên tâm điều đó chứng tỏ việc tổ
chức thực hiện dạy học nhóm mà tôi lựa chọn thực sự có hiệu quả rõ rệt. Đây
cũng chính là niền tin và động lực giúp tôi tiếp tục phát huy hơn nữa để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình VNEN.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung:
Qua một quá trình tổ chức dạy học nhóm trong mô hình VNEN. Bản thân
đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm. Thấy rõ tác dụng của dạy
học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tất cả học sinh đều
được tham gia trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến, HS tự tìm ra kiến thức, giúp
các em nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn và đặc biệt là phát triển
những kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho. Còn đối với GV thì dạy học nhóm
đã giúp tôi không phải nói nhiều trên lớp, thay vào đó bằng sự chuẩn bị bài kỹ
lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn và hiệu quả của giờ dạy cũng tốt hơn, chất
lượng của học sinh cũng được tăng lên lên rõ rệt.
Khi thực hiện dạy học theo mô hình VNEN tôi muốn chia sẻ với đồng
nghiệp một điều quan trọng nhất đó là: Để giờ dạy thành công người giáo viên
phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình, kiên trì, không nóng vội trong việc bồi dưỡng
kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tổ chức; kĩ năng hợp tác và kĩ năng điều hành nhóm cho
học sinh. Chỉ cần chịu khó kiên trì bồi dưỡng 2 đến 3 tháng liên tục là các em sẽ
làm rất tốt và tương đối tốt những công việc của bản thân được giao trong mọi
hoạt động học tập. Từ đó các tháng tiếp theo giáo viên chỉ cần chú ý bổ sung
những gì cần thiết hoặc có gì đổi mới cho các em, các em sẽ tiếp thu rất nhanh và
làm cũng rất tốt.
Dạy học nhóm trong mô hình VNEN cần chú ý gắn kết giữa nội dung dạy
học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng
dụng của mỗi bài học, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn
của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học từ đó giúp các em phát huy
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.
Đặc biệt là coi trọng việc "Lấy điển hình nhân điển hình" .
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã dày công nghiên cứu, học
tập và áp dụng thực sự đã đem lại cho tôi hiệu quả rất tốt. Đây cũng chính là
thành quả lao động miệt mài, tâm huyết của bản thân trong suốt ba năm qua. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiên vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa
16
nhận thấy được. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí trong hội
đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Đề xuất:
Bản thân tôi nhận thấy, ở cấp trường cũng như cụm chuyên môn và đặc
biệt là chỉ đạo chuyên môn cấp trên đã chỉ đạo và thực hiện rất hiệu quả công tác
dạy học theo mô hình VNEN. Vì thế mà bản thân sẽ nghiêm túc thực hiện dạy
học thật tốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp và không có đề xuất gì.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Ngọc Trạo, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan không copy.
Người viết
Đỗ Thị Thu Hương
17