Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC:
SƠ YẾU LÝ LỊCH 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Nhiệm vụ của đề tài 4
III. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………. 4
IV. Phạm vi và đối tượng 4
B. NỘI DUNG 5
I. Cơ sở lí luận 5
1. Khái niệm 5
2. Mục đích – tác dụng của trò chơi 5
II. Thực trạng 8
1. Đặc điểm chung của Liên Đội. của địa phương 8
2. Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện đề tài 9
III. Biện pháp giải quyết vấn đề 9
1. Quy trình tổ chức trò chơi 9
2. Phân loại trò chơi 10
Nhóm trò chơi giáo dục truyền thống 10
Nhóm trò chơi gắn với kĩ năng Nghi thức Đội 16
Nhóm trò chơi giáo dục nếp sống văn minh 16
Nhóm trò chơi dân gian 18
Nhóm trò chơi về môi trường 20
Nhóm trò chơi giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống 21
IV. Kết quả đạt được 21
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
1
Sáng kiến kinh nghiệm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
***********
ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên : Hoàng Thị Tuyết
Sinh ngày: 01-06-1977
Năm vào ngành : 1999
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Tổng Phụ Trách trường
THCS Tam Hưng – Thanh Oai – Hà Nội.
Trình độ chuyên môn: Đại học
Hệ đào tạo : Từ xa
Bộ môn giảng dạy:Ngữ văn 6–Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh
Khen thưởng : Giáo viên giỏi cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Năm học 2012 – 2013
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
2
Sáng kiến kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tên đề tài: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi thiếu nhi
trong công tác Đội.
II. Lý do chọn đề tài
Con người tồn tại và phát triển như ngày nay là nhờ quá trình lao động
sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đời
sống thường nhật của con người thường diễn ra các hoạt động : lao động , học
tâp, sinh hoạt, hoạt động xã hội và vui chơi giải trí . Vui chơi giải trí chiếm một
phần quan trọng trong các hoạt động trên. Trong hoạt động vui chơi giải trí, trò
chơi lại chiếm một tỉ lệ không nhỏ, phần lớn bởi trò chơi dễ thực hiện trong mọi
điều kiện không gian và thời gian. Nhìn lại quá trình phát triển lịch sử loài người
từ xã hội nguyên thuỷ, con người ăn chung, ở chung, đi săn bắt hái lượm; những
lúc chờ bữa ăn, họ mô tả lại cuộc săn bắt, hái lượm cho nhau xem; họ nô đùa vui
vẻ tất cả đã trở thành trò chơi trước những bữa ăn chung. Đến xã hội văn minh
ngày nay, con người phải giao tiếp, phải có hiểu biết rộng rãi: trò chơi đáp ứng
được nhu cầu này. Cùng với sự tồn tại và phát triển của loài người, trò chơi luôn
đáp ứng được nhu cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,
luôn phản ánh xã hội và trình độ phát triển của xã hội. Đặc biệt với trẻ em, hoạt
động xã hội cũng được các em phản ánh thông qua các trò chơi khác nhau.
Đặc điểm tâm lí của trẻ em là tò mò, ham hiểu biết, thích bắt trước, thích
cái mới từ đặc điểm này dẫn đến trẻ em rất mải chơi. Nếu hoạt động vui chơi
ở người lớn diễn ra cân bằng so với hoạt động khác thì trái lại ở trẻ em, các em
có thể thoải mái chơi mà quên cả ăn, cả học nếu không có sự nhắc nhở của cha
mẹ Quan sát trẻ chơi chúng ta thấy các em chơi từ sáng đến tối mà không biết
mệt, bởi tuổi này đang là tuổi phát triển về thể chất và trí tuệ; các em phải chạy,
nhảy để giải phóng những năng lượng dư thừa trong cơ thể, để tìm hiểu khám
phá thế giới xung quanh. Trẻ em mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội thông
qua trò chơi như bán hàng, nấu cơm, nấu canh, chơi trồng cây, đi cấy, bẻ ngô
Trong mỗi cuộc chơi trò chơi luôn được các em thay đổi để thoả mãn những đặc
điểm tâm lí của mình.
Hoạt động vui chơi giả trí, đặc biệt là trò chơi là hoạt động không thể
thiếu trong đời sống con người, nó là một món ăn tinh thần bổ dưỡng , quý báu,
một phần tất yếu của cuộc sống để thoả mãn những nhu cầu tâm lí của trẻ.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong nhà trường các em được sinh hoạt trong tổ chức duy nhất của mình:
Đội TNTP Hồ Chí Minh( gọi tắt là Đội ). Điều lệ Đội khẳng định “ Đội TNTP
Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà
trường .”. Mà phương thức giáo dục đặc trưng của Đội là giáo dục thông qua
các hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện với nội dung toàn diện trên tất cả
các mặt : chính trị, tư tưởng, lối sống, giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập,
lao động Với phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”, trò chơi đáp ứng
được những đòi hỏi trên và nó đang mang lại những hiệu quả giáo dục thiết thực
trong đời sống học đường. Trò chơi được coi là phương pháp công tác Đội.
Là một giáo viên tổng phụ trách Đội dù thời gian làm công việc này
không nhiều song tôi nhận thấy trò chơi là một phương tiện để giao tiếp, tiếp
cận, gây hứng thú với học sinh , qua đó giúp tôi đạt được mục đích trong công
việc của mình.Vì vậy để hoạt động của liên đội ngày càng phong phú tôi đã sử
dụng nhiều loại hình trò chơi khác nhau với những nội dung giáo dục khác nhau
đã và đang giúp tôi hiểu hơn đối tượng học sinh của mình.
II. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm ra nguyên nhân, hạn chế của việc tổ chức trò chơi .
- Đưa ra những giải pháp, biện pháp và một số trò chơi vào trong hoạt
động Đội làm phong phú thêm hoạt động Đội nhằm đạt mục tiêu giáo dục của
Đội TNTP Hồ Chí Minh.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi : Thực hiện trong 2 năm học từ năm học 2012 – 2013 đến
năm học 2013- 2014.
2. Đối tượng : Đội viên Liên Đội trường THCS Tam Hưng.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
4
Sáng kiến kinh nghiệm
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
Trò chơi thiếu nhi là một hình thức vui chơi giải trí, dùng các kĩ thuật,
các phương tiện (cử trỉ, hành động, ngôn ngữ ) để biểu đạt một sự vật hiện
tượng, việc làm, hoạt động trong đời sống tự nhiên, xã hội nhằm thoả mãn
nhu cầu vui chơi giải trí của thiếu nhi , đồng thời thông qua đó giáo dục các em
một cách toàn diện.
2.Mục đích - tác dụng của trò chơi
1 Mục đích
a) Trò chơi là hoạt động không thể thiếu, là món ăn tinh thần. Nó đáp ứng
nhu cầu tâm lí của thiếu nhi. Trò chơi là hoạt động tự nguyện là phương tiện để
tập hợp thu hút thiếu nhi có hiệu quả nhất.Ở lứa tuổi này tham gia hoạt động trò
chơi chính là tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt nhất. Do đặc điểm
tâm lí lứa tuổi là ham chơi nên tổ chức các hoạt động vui chơi đều được các em
hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, với tinh thần tự nguyện. Quan sát trẻ em chơi tự
nhiên, tự do, khi tổ chức một trò chơi nào đó các em sẽ tập trung rất nhanh để
xem và sẵn sàng tham gia.
b) Đội TNTP Hồ Chí Minh với mục đích là tập hợp thu hút thiếu nhi để
giáo dục các em phát triển toàn diện: Đức, trí, lao động , thể, mỹ. Muốn thu hút
tập hợp thiếu nhi phải thoả mãn nhu cầu của các em. Đặc điểm tâm lí của thiếu
nhi là ham chơi, hiếu động, tò mò thích cái mới lạ. Trò chơi đáp ứng được nhu
cầu này, đồng thời cũng giáo dục các em một cách toàn diện.Vì thế, Đội TNTP
Hồ Chí Minh lấy hoạt động vui chơi là một phương pháp công tác của mình
nhằm thực hiện mục đích đề ra.
2. Tác dụng
- Là phương tiện giáo dục toàn diện cho các em thiếu nhi
Trò chơi có tác dụng đặc biệt đối với thiếu nhi. Thông qua các trò chơi
các em được phát triển mọi mặt theo tiêu chí giáo dục của tổ chức Đội, của nhà
trường và của xã hội . Đó là giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể lực, lao động và thẩm
mỹ.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
5
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Giáo dục đạo đức tác phong : nhanh nhẹn hoạt bát, đoàn kết thương yêu
giúp đỡ lẫn nhau, giáo dục tính kỉ luật tác phong của đội viên, học sinh, đặc biệt
thông qua trò chơi, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật rất có hiệu quả như luật
An toàn giao thông, Phòng chống ma tuý, bạo lực học đường
+ Trí tuệ: Phát triển trí nhớ, suy nghĩ độc lập, sáng tạo, hệ thống lô gíc,
quyết đoán Giúp các em tiếp thu bài học tốt hơn.
+ Thể lực: Trò chơi đòi hỏi người chơi phải vận động, chạy nhảy giúp
người chơi phát triển và rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ.
+ Lao động : Thông qua trò chơi mô phỏng, mô tả lại cuộc sống lao động
của xã hội chính là làm cho các em hiểu lao động diễn ra như thế nào. Từ đó
các em hiểu, biết lao động, yêu và trân trọng những giá trị lao động.
+ Thẩm mĩ : Trò chơi giúp thiếu nhi nhận biết cái đẹp: chơi như thế nào
cho đẹp, làm thế nào để chơi đẹp, từ đó vận dụng vào cuộc sống hằng ngày ,
biến cái đẹp trong trò chơi thành cái đẹp cuộc sống.
- Hiểu biết cuộc sống xã hội, tự nhiên, môi trường
Trò chơi mô phỏng lại cuộc sống xã hội, tự nhiên - môi trường. Thông qua
các trò chơi, các em hiểu thêm về cuộc sống xã hội, tự nhiên, môi trường xung
quanh. Đặc biệt với đời sống xã hội , trò chơi giúp các em chuẩn bị kiến thức để
gia nhập thế giới người lớn.
- Là phương tiện giao tiếp gây tình cảm thân thiện.
Trò chơi là phương tiện để các em thiếu nhi đến với nhau, là cách làm quen
nhanh nhất. Khi mới giao tiếp các em có tâm lí e ngại, nhút nhát bởi chưa quen
nhau. Nhng khi tổ chức trò chơi các em hoà nhập ngay, gây thiện cảm ban đầu.
Trong hoạt động Đội, người phụ trách đội vận dụng tổ chức trò chơi ngay từ lần
đầu giao tiếp với thiếu nhi sẽ gây được ấn tượng tốt là điều kiện để hoà nhập với
các em.
- Đáp ứng nhu cầu hoạt động của thiếu nhi.
Với đặc điểm tâm lí là tò mò, hiếu động, ham hiểu biết trò chơi đáp ứng đặc
điểm tâm lí này. Ngoài ra các em luôn thích vận động bay nhảy, trò chơi luôn
thoả mãn nhu cầu này.
- Là phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao.
Thông qua trò chơi các em dễ tiếp thu tri thức. Từ thực tế cho thấy, để thiếu
nhi nhớ bài tại lớp là rất khó, nhưng chúng ta kết hợp trò chơi trong quá trình
dạy học, việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng hơn, tạo ra môi trương thuận lợi hơn
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
6
Sáng kiến kinh nghiệm
trong quá trình dạy học. Đây là phương pháp “Học mà chơi – Chơi mà học”
được áp dụng trong quá trình dạy học hiện nay, phù hợp đặc điểm tâm lí thiếu
nhi, tạo môi trường thuận lợi, không khí dạy học mới có hiệu quả (đổi mới
phương pháp dạy học).
- Là phương pháp rèn luyện sưc khoẻ cho thiếu nhi.
Khi tham gia bất cứ trò chơi nào đều đòi hỏi phải vận động chạy, nhảy một
cách tự nguyện. Các em chơi tích cực hết mình có nghĩa là các em đang tự rèn
luyện thể chất, tăng cường sức khoẻ.
- Tiết kiệm sáng tạo.
Trò chơi thường gắn với phương tiện chơi. Chỉ với những đồ vật cũ bỏ đi
các em sáng tạo ra những đồ chơi, dụng cụ chơi phục vụ trò chơi của mình.
Trong khi chế tạo đồ chơi các em không ngừng sáng tạo, nhiều ý tưởng được
phát huy, làm tiền đề cho ý tưởng khoa học, áp dụng vào cuộc sống.
- Ngăn ngừa các nguy cơ đến với thiếu nhi
Đặc điểm tâm lí của trẻ thích khám phá cái mới lạ dẫn đến rất nhiều nguy cơ
đến với các em nhiều như trèo cây, chơi không lành mạnh Việc tổ chức trò chơi
trong trường học tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, một hình thức nghỉ
ngơi tích cực giảm được những ngững nguy cơ. Trong trường học những giờ ra
chơi, giờ giải lao Phụ trách đội tổ chức trò chơi lành mạnh để các em được vui
chơi và giảm các nguy cơ.
- Trò chơi giúp các em củng cố kiến thức đã học
Qua trò chơi, các em hiểu sâu và mở rộng kiến thức đã học, biết thêm kiến
thức trong sách không có. Đặc biệt tổ chức trò chơi cho thiếu nhi là thực hiện
nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành”.
- Cải thiện các mối quan hệ
Thiếu nhi là thành viên của nhiều mối quan hệ: thầy- trò, phụ trách - đội viên,
bạn bè Khi tiếp xúc với người lớn các em khép mình, ít thể hiện, đặc biệt trong
quan hệ thầy trò. Khi tổ chức trò chơi, các em dễ hoà đồng, hoà hợp, làm giảm
khoảng cách tạo ra những mối quan hệ thân thiện, gần gũi làm cho hiệu quả giáo
dục cao. Khi có được tình cảm thân thiện các em sẽ bày tỏ tình cảm, quan điểm
của mình làm cho người lớn hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để điều chỉnh
những phương pháp giáo dục hiệu quả.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
7
Sáng kiến kinh nghiệm
3. Căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, nhiệm vụ năm học,
Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, Công ước quốc tế về quyền trẻ em vui chơi
là một trong nhiều hoạt động giáo dục. “Trẻ em có quyền vui chơi giải trí , hoạt
động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch” ( Điều 17: Luật Bảo vệ , chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 1991). Hay các phong trào Trường học thân thiện ,
học sinh tích cực đều yêu cầu tổ chức các hoạt động vui chơi cho thiếu nhi. Tổ
chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động vui chơi thông qua trò chơi
vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các phong trào vừa đảm bảo
thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo và chăm sóc giáo dục trẻ
em góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ để trẻ em “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
II. Thực trạng
1. Đặc điểm chung của Liên đội, địa phương:
Thực tế là hiện nay học sinh phải học quá nhiều, áp lực phải dành kết quả
cao đã làm cho các các em chỉ lo học, mà ít thời gian nghỉ ngơi, hoặc có thì rất
ít. Đặc biệt trẻ em vùng nông thôn, nhiều em hoàn cảnh gia đình kinh tế khó
khăn còn vừa học vừa phải tham gia lao động.
Ngày nay điều kiện kinh tế xã hội phát triển, cơ sở vật chất phục vụ sinh
hoạt hằng ngày cho thiếu nhi đáp ứng đầy đủ, nhưng cơ sở phục vụ hoạt động
vui chơi của các em thiếu nhiều, ở thành phố điểm vui chơi cho các em còn có
nhiều hơn ở nông thôn. Thực tế đáng buồn là các trò giải trí phản tác dụng giáo
dục đang xuất hiện nhiều như một hồi chuông cảnh tỉnh về một thế hệ chai sạm
tình cảm .
Tổ chức trò chơi cho thiếu nhi là một việc khó, phụ thuộc vào khả năng
của từng người. Để tổ chức hoạt động này đòi hỏi người quản trò phải có kĩ
năng tổ chức thông qua lời nói, cử trỉ, nét mặt Thực tế hiện nay, việc tổ chức
trò chơi cho thiếu nhi của cán bộ phụ trách thiếu nhi và cán bộ Đội còn yếu và
thiếu ( Cả kĩ năng và vốn trò). Mà tổ chức Đội, coi trò chơi là một trong những
phương pháp công tác Đội, điều này đặt ra yêu cầu đối với phụ trách, cán bộ đội
phải có phương pháp tốt để thu hút tập hợp thiếu nhi tham gia hoạt động Đội.
Với cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm ra
biện pháp hữu hiệu để vừa mang tính chất giải trí lại có ý nghĩa giáo dục những
bài học dễ hiểu mà sâu sắc.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
8
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Những ưu điểm và bất cấp khi thực hiên đề tài nghiên cứu
- Khi tổ chức các trò chơi tôi nhận thấy các em tham gia tự nguyện, hăng
hái nhiệt tình, sáng tạo
- Các trò chơi thực hiện đều gần gũi dễ làm đã phát huy những tác dụng
của nó như giúp các em cởi mở, chan hoà, đoàn kết bạn bè, hiểu biết và khắc
sâu kiến thức về lịch sử, về các môn học
- Nhưng bên cạnh đó tôi cũng gặp một số khó khăn, bất cập khi muốn tổ
chức các trò chơi là quỹ thời gian ít, thường chỉ tổ chức những trò chơi đơn giản,
nhỏ, hoặc tổ chức trò chơi mang tính chất thi đấu hoặc may mắn thì phần thưởng
rất nhỏ nên học sinh không hào hứng lắm
III. Biện pháp giải quyết vấn đề
Từ những thực trạng của Liên Đội tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm
trong việc tổ chức trò chơi cho thiếu nhi.
1. Quy trình tổ chức trò chơi : Đây là yêu cầu cần tuân thủ nếu
muốn đạt đến đích của trò chơi.
- Chọn vị trí phù hợp với số lượng người chơi
- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình phù hợp với trò chơi (ngồi trong nhà
ngoài sân, chữ u hay hàng dọc )
- Giới thiệu trò chơi (ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực
hiện):
+ Tên trò chơi, chủ đề chơi
+ Mục đích và yêu cầu của trò chơi
+Cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua và một số tình huống
xảy ra
- Cử trọng tài (nếu có)
- Chơi thử (chơi nháp) một vài lần để kiểm tra việc nắm vững nội dung trò
chơi. Rút kinh nghiệm điều chỉnh những sai lệch khi chơi nháp.
- Chơi thật (tìm người sai, phân định thắng thua)
- Đánh giá thắng thua: phải chính xác vô tư, công bằng khách quan.
- Nhận xét quá trình chơi.
- Vận dụng trò chơi vào thực tiễn.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
9
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Phân loại trò chơi
Do tính phong phú đa dạng của trò chơi, việc phân loại trò chơi cũng đa
dạng. Dựa vào tiêu chí khác nhau như nhiệm vụ năm học, chủ đề năm học, các
phong trào lớn của các cấp ngành tôi đã phân loại trò chơi thành nhiều nhóm
khác nhau để vừa là một hình thức giải trí cho các em sau mỗi giờ học vừa gắn
với mục đích giáo dục đặt ra.
3. Nhóm trò chơi giáo dục truyền thống
Như Bác Hồ nói “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Tôi rất chú trọng
nhóm trò chơi này mặc dù tốn kém nhiều thời gian và công sức song truyền
thống vẻ vang của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam ta các em không được
quên mà cần phải biết, phải nhớ để tu dưỡng rèn luyện sao cho xứng với những
giá trị truyền thống đó. Đây là nhóm trò chơi được sử dụng thường xuyên với
mục đích ôn lại lịch sử, giáo giục truyền thống dân tộc cho các em.
* Mục đích chung
- Khắc sâu và ghi nhớ những ngày lễ kỉ niệm đặc biệt có ý nghĩa trong
năm như 10/10 , 20/10, 20/11, 22/12, 3/2
- Giáo dục truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đoàn, của Đội, của Hà
Nội giúp thiếu nhi hiểu biết và tự hào về truyền thống tốt đẹp, bảo tồn và phát
huy những giá trị ấy.
* Cách thực hiện: Tiến hành vào các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ, các
ngày sinh hoạt tập thể như lễ mít tinh kỉ niệm
* Trò chơi Theo dòng lịch sử:
* Mục đích: Tìm hiểu về chiến thắng Hà Nội- Điên Biên Phủ trên không
- Giáo dục các em truyền thống vẻ vang của Hà Nội nói riêng và cả nước
nói chung trong đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc gắn với nhữn con người yêu nước
có công lớn đối với đất nước.
* Cách chơi
- Chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, có kết hợp với giáo viên bộ môn Lịch sử để
thiết kế câu hỏi và đáp án.
- Hướng dẫn: Trò chơi diễn ra gồm 3 phần
- Chia làm hai đội mỗi đội 2 thành viên
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Phần 1: Hiểu biết gồm 6 câu hỏi con số và địa danh
Luật chơi:
- Câu hỏi trắc nghiệm gồm 4 đáp án, lựa chọn một đáp án đúng
-Trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng con trong thời gian 5 giây.
-Trả lời đúng mỗi câu 100 đ, sai không điểm.
Phần 2: Khám phá gồm 6 câu hỏi : Những sự kiện và nhân vật lịch sử.
Luật chơi : phất cờ nhanh.
Dẫn chương trình ( DCT) đọc câu hỏi xong hô “ bắt đầu ” đội nào phất cờ
trước được quyền trả lời.
- Phạm luật khi DCT chưa đọc xong câu hỏi hoặc đọc xong nhưng chưa
hô bắt đầu
- Trả lời đúng đạt 10 đ, trường hợp sai không điểm
- Nếu cả hai cùng sai câu hỏi đó dành cho khán giả
Phần 3: Giả mã lịch sử
Luật chơi: Có 3 dữ kiện xuay quanh một nhân vật lịch sử cần giải mã, mỗi dữ
kiện tương ứng với mức điểm 300 đ, 200 đ, 100 đ. Suy nghĩ trong thời gian 5
giây.
- DCT đọc xong mỗi dữ kiện phất cờ trả lời.
- Trả lời đúng về nhân vật cần tìm ở dữ kiện nào thì kết thúc trò chơi ở đó
và tương ứng với số điểm.
- Trả lời sai, đội bạn trả lời, trường hợp cả hai cùng sai dành cho khán
giả.
Bộ câu hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Phần 1: Hiểu biết gồm 6 câu hỏi con số và địa danh
Câu 1: Chiến dịch Điên Biên Phủ trên diễn ra bao nhiêu ngày?
A. 12 B. 13
C.15 D. 16
Câu 2: Hà Nội đã bắn rơi bao nhiêu chiếc B52 của Mỹ?
A. 20 B. 14
C. 23 D. 26
Câu 3: Trong 12 ngày Mỹ huy động bao nhiêu lần oanh tạc bầu trời Hà Nội?
A. 729 lần B. 663 lần
C. 40.000 lần D. 3.250
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
11
Sáng kiến kinh nghiệm
Câu 4: Chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội rơi xuống đâu?
A. Ba Vì B. Phúc Yên
C. Định Công D. Phù Lỗ
Câu 5: Con phố nào của Hà Nội chịu nhiều đau thương nhất ?
A. Cát Linh B. Lê Duẩn
C. Khâm Thiên D. Bạch Mai
Câu 6:Trận địa nào được coi là nỗi khiếp đảm của siêu pháo đài bay?
A. Chèm B. Yên trường
C. đồng Trầm D. Mai Trại
Câu 7: Bia chứng tích B52 đặt tại xã Tam Hưng ghi lại sự kiện gì?
A. Bắn rơi B52 B. Nơi B52 rơi
C. Đặt trận địa B52
Câu 8: Trong 12 ngày đêm quân dân ta bắn rơi bao nhiêu chiếc B52?
A. 81 B. 34
C. 5 D. 42
Phần 2: Câu hỏi về sự kiện và nhân vật
Câu 1: Tổng thỗng Mỹ Nich –xơn đã ra lệnh tập kích B52 bắn phá miền Bắc
Việt Nam?
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Mỹ coi B52 là vũ phí tối tân
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Tiểu đoàn 59 đã bắn rơi B52 tại Vĩnh Linh năm 1967?
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Bác Hồ nói Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B57,
B52 hay “Bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ
chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng” tại Tam Đảo?
A. Đúng B. Sai
Câu 5: Cuốn sách ghi lại kinh nghiệm xương máu về cách đánh B52 có tên là
Sách đỏ?
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Vũ Xuân Thiều đã nói: Bắn mà B-52 địch không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao
thẳng vào nó”.
A. Đúng B. Sai
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
12
Sáng kiến kinh nghiệm
Phần 3: Giả mã lịch sử
1. Ông là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng Liên Xô?
2. Ông là phi công Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
3. Ông là phi công trẻ lái Mic bắn rơi B52 và được coi là huyền thoại của
không quân trong chiến dịch Biên Biên Phủ trên không?
Đáp án:
Phần 1:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
A C B D C A B B
Chú thích
Câu 1: Chiến dịch diễn ra 12 ngày đêm từ 18/12 đên 29/12/1972
Câu 3: những đợt không kích năm 1972, đế quốc Mỹ đã huy động hơn
40.000 lần máy bay bắn phá miền Bắc Việt Nam trong đó có hơn 3.250 lần
chiếc B-52, Hà Nội 663 lần.
Câu 5: Khu phố Khâm Thiên bị bom Mỹ phá hủy gần 2.000 nhà ở, trường
học, trạm xá, đền chùa; làm thiệt mạng 287 người và bị thương 290 người, phần
lớn là phụ nữ, trẻ em và người già, có gia đình chết cả 9 người. Khu tập thể An
Dương có hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy, với 117 người dân bị chết và 151
người bị thương
Câu 7: Thời điểm 4 h 39 phút ngày 19/12 tiểu đoàn 77 băn trúng máy bay
B52 đã rơi xuống Tam Hưng đây là chiếc thứ hai bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội
Câu 8: Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" quân và dân ta đã
bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B- 52, 5 máy bay F 111 và
42 máy bay chiến thuật khác, bắt sống nhiều phi công Mỹ.
Phần 2:
Câu 1: Đúng ngày 14-12-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn ký phê chuẩn
chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ 2, ra lệnh sẽ bắt đầu tập kích trên không vào Bắc
Việt Nam bằng B-52 vào 7 giờ sáng ngày 18-12-1972 (giờ Hà Nội là 19 giờ
ngày 18-12-1972).
Câu 2: Sai Mỗi chiếc B-52G hoặc H (loại bị bắn rơi tại Hà Nội tháng 12-
1972) có thể mang trên dưới 100 quả bom với trọng lượng từ 17 đến 30 tấn cùng
nổ chỉ trong phạm vi 3 đến 10 giây đồng hồ.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Câu 3: Sai Ngày 17-9-1967, Phân đội tên lửa 84, Đoàn H38 lần đầu tiên chỉ
trong vòng ba mươi phút đã kịp thời phát hiện và bắn rơi 2 chiếc B52 trên bầu
trời Vĩnh Linh.
Câu 4: Đúng Bác Hồ nói ngày 19-7-1965 khi Người thăm Trung đoàn 324,
bộ đội Phòng không - Không quân đóng tại Tam Đảo.
Câu 5: Sai Cách đánh B52 của bộ đội tên lửa” hay còn được gọi là Cuốn
cẩm nang bìa đỏ. Cuốn sách mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận
định: “Chúng ta thắng được B52 Mỹ là do nhiều nguyên nhân trong đó có sự
đóng góp hết sức quan trọng của cuốn sách này”.
Câu 6: Đúng 21 giờ 45 phút ngày 28-12-1972, Vũ Xuân Thiều bắn bị
thương chiếc B-52D của Lơ-uýt rồi anh đã lao thẳng chiếc Mig của mình vào B-
52 địch. Phía Hoa Kỳ công nhận đây là chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ bị
không quân Bắc Việt bắn hạ tại chỗ. Sau này liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đã được truy
tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Một đường phố ở Hà Nội đã mang
tên anh: phố Vũ Xuân Thiều.
Phần 3: Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm
1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít
người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Ngày 27/12, sau 10 ngày phá hoại miền Bắc, chiếc B52 đầu tiên của Mỹ đã
bị không quân ta bắn rơi. Người bắn rơi chiếc máy bay này là Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân – huyền thoại của không quân Việt Nam
Trò chơi hái hoa dân chủ
*Mục đích
- Tìm hiểu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
- Rèn luyện trí nhớ, ôn tập kiến thức về lịch sử: tìm hiểu về các đời vua,
các anh hùng giải phóng dân tộc thông qua các câu đố.
* Cách chơi:
- Nôi dung : gồm 16 câu đố và một phần thưởng may mắn.
- Hướng dẫn : Chia thành hai đội, lần lượt hái hoa trả lời.
+Trả lời đúng được 10 đ/ 1 câu, nếu sai đội bạn trả lời, trường hợp cả hai
cùng sai dành cho khán giả.
+ Chuẩn bị : câu hỏi, cây hoa
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
14
Sáng kiến kinh nghiệm
+ DCT lần lượt mời 2 đội trả lời
* Bộ câu hỏi và đáp án
1. Những câu đố nói về về những vị vua nào trong lịch sử Việt Nam.
Câu 1: Văn Lang suốt thời gian dài
Ra tay dựng nước những ai đó nào?
( Đáp án: Các vua Hùng)
Câu 2: Sứ quân dẹp luân phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền.
( Đán án: Đinh Bộ Lĩnh)
Câu 3: Ai người áo vải cờ đào
Hành quân thần tốc tiến vào Thăng Long
( Đáp án: Quang Trung – Nguyễn Huệ)
Câu 4: Chị em một dạ một lòng
Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cương
( Đáp án: Hai Bà Trưng)
Câu 5: Chấm dứt thuộc Hán nghìn thu
Xây nền độc lập, công to người nào?
( Đáp án Ngô Quyền)
2. Những câu đố về các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc :
Câu 1 : Nước ta là của vua ta
Ai người đánh Tống làm thơ để đời
( Đ/A : Lý Thường Kiệt)
Câu 2 : Ai đầu tôi trên cổ còn nguyên
Xin vua bình tĩnh chớ lên lo phiền.
(Đ/ A Trần Thủ Độ)
Câu 3 : Trẻ nào nhỏ tuổi trí cao
Giương cờ sáu chữ ai nào dám khinh.
(Đ/A Trần Quốc Toản)
Câu 4 : Ai đành làm quỷ nước mình
Không ương vương quốc triều đình ngoại xâm.
( Đ/A Trần Bình Trọng)
Câu 5 : Ai người mưu lược vô song
Giúp “Lê’’ đánh giặc lập công hàng đầu ?
(Đ/A Nguyễn Trãi)
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
15
Sáng kiến kinh nghiệm
Câu 6 : Ai ngăn Mông Cổ tràn sang
Bạch Đằng nổi sóng tiếng vang anh hào ?
(Đ/A Trần Quốc Tuấn)
3.2.2 Nhóm trò chơi gắn với kĩ năng Nghi thức Đội
* Mục đích chung
- Hiểu được ý nghĩa , tác dụng của Nghi thức Đội trong việc giáo dục và
phát triển nhân cách cho đội viên.
- Hiểu và nắm được các yêu cầu đối với đội viên như nghiêm, chào kiểu
đội viên, tháo thắt khăn quàng
- Kiểm tra kĩ năng thực hành một số yêu cầu của Đội viên trong nghi
thức Đội
* Cách thực hiện: Tiến hành trong các tiết sinh hoạt Đội, Sinh hoạt tập thể
ngoài sân.
Trò chơi : Trao khăn đỏ
* Mục đích
- Rèn luyện kĩ năng quàng khăn đỏ, chào kiểu đội viên ở học sinh.
- Rèn luyện tính khéo léo, cẩn thận, nhanh nhẹn hoạt bát
* Cách chơi
- Chuẩn bị: khăn quàng đỏ bằng số lượng người chơi.
- Nội dung: Quàng khăn đỏ đúng, nhanh, đẹp.
- Hướng dẫn
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội có số lượng bằng nhau, đứng thành
hai hàng ngang quay mặt vào nhau, trên tay mỗi người cầm một khăn đỏ.
+ Khi có lệnh chơi hai đội đứng nghiêm, chào kiểu đội viên, sau đó quàng
khăn đỏ cho nhau, quàng xong lại trở về tư thế ngiêm.
* Chú ý: Khi hết thời gian hoặc có hiệu lệnh dừng đội nào quàng được nhiều,
đúng, đẹp là thắng cuộc.
3.2.3 Nhóm trò chơi giáo dục nếp sống văn minh
Mục đích chung
- Thực hiện gắn với phong trào Xây dựng trường thân thiện, học sinh tích
cực, Nhà trường văn hoá- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch
- Giáo dục nếp sống văn minh lịch sự cho đội viên
Trò chơi : Bỏ rác vào thùng
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
16
Sáng kiến kinh nghiệm
* Mục đích
- Giáo dục cho thiếu nhi ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục thói quen bỏ
rác vào đúng nơi quy định.
- Có hành động ngăn chặn những người không có ý thức bảo vệ môi
trường, vứt rác bừa bãi.
- Tuyên truyền cho cộng đồng nếp sống văn minh, sạch sẽ.
* Nội dung
- Nhanh chóng bỏ rác đúng chỗ.
- Địa điểm: Ngoài sân hoặc trong lớp học.
- Chuẩn bị dụng cụ: sách, giầy, dép, cặp, một cái còi.
* Cách chơi
Hướng dẫn:
- Quản trò chia tập thể thành hai đối tượng: bạn đổ rác và thùng rác. Số
bạn làm thùng rác bằng 2/3 số lượng bạn đổ rác. Bạn đổ rác xếp hình vòng tròn,
trên tay cầm ba vật chuẩn bị. Bạn làm thùng rác đứng lộn xộn bên trong vòng
tròn.
- Khi chơi quản trò cho người đổ rác đi vòng quanh hát một bài tập thể,
bất ngờ quản trò thổi một tiếng còi. Nghe tiếng còi, người đổ rác nhanh chóng
chạy đến bạn làm thùng rác đưa rác cho bạn, bạn làm thùng rác nhận đúng theo
quy định.
* Luật chơi
- Mỗi thùng rác chỉ được cầm 4 vật, hết thời gian quy định thùng rác nào
thừa, thiếu đều bị phạt
- Bạn nào còn cầm rác trên tay hoặc tuỳ tiện vứt rác đi, chịu phạt.
- Thùng rác làm rơi rác cũng bị phạt.
* Chú ý:
- Tăng số lượng của bạn đổ rác, thùng rác tuỳ theo đối tượng chơi.
- Chuẩn bị các loại rác to gây khó khăn cho thùng rác, người đổ rác, tăng
sức hấp dẫn cho trò chơi.
Kết thúc quản trò cho câu hỏi để trả lời: Thùng rác có chức năng gì đối
với việc giữ gìn môi trường xanh- sạch- đẹp?
Quản trò kết luận:
- Chúng ta hãy thực hiện nếp sống văn minh, hãy bỏ rác vào đúng nơi quy
định.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
17
Sáng kiến kinh nghiệm
- Hãy tự giác nhặt rác bỏ vào thùng khi thấy rác bừa bãi.
Trò chơi: Lịch sự
* Mục đích
- Tạo không khí vui vẻ. sôi nổi để học tập.
- Hiểu thêm được phép lịch sự ( ăn có mời , làm có mượn )
- Rèn phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt.
* Cách chơi:
Nội dung:
- Chỉ quản trò nói từ bảo mới được làm
- Hướng dẫn: Quản trò giải thích cho tập thể chơi như sau: chỉ làm động tác
khi có chữ “ bảo” , nếu không có chữ “bảo” thì không làm.
- Ví dụ: Quản trò “ Tôi bảo giơ tay trái lên” ( đồng thời giơ tay trái lên)
Người chơi làm theo
Quản trò vỗ tay
Người chơi : không vỗ tay vì không có từ “bảo”.
* Chú ý:
- Khi không có từ “ bảo” ai làm theo là phạm luật và ngược lại
- Quản trò chưa hô, chỉ làm động tác mà làm theo cũng phạm luật
- Tốc độ nhanh chậm tuỳ đối tượng chơi.
- Linh hoạt sử dụng lời nói, hành động trong khi điều hành trò chơi.
- Làm động tác vui nhộn để tạo không khí: cười khóc, nhảy
3.2.4 Nhóm trò chơi dân gian
Trò chơi : Cướp cờ
* Mục đích
- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo. Tinh thần phối hợp đồng đội,
nhịp nhàng.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt.
* Cách chơi
- Chuẩn bị: một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ.
- Nội dung : cướp cờ về cho đội mình
- Híng dẫn
+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng bằng nhau xen kẽ
cả nam lẫn nữ. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 các bạn phải nhớ số của mình.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
18
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Khi quản trò gọi đến số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến
vòng tròn và cướp cờ, khi quản trò gọi số nào thì số đó phải về.
+ Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người là thua cuộc. Khi lấy được
cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không để đội bạn vỗ vào người là thắng
cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người được phép bỏ cờ xuống đất tránh bị thua.
+ Số nào vỗ vào số ấy ví dụ số 3 cầm cờ mà số 5 vỗ vào người là không
thua. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.
* Chú ý:
- Chú ý quản trò đổi số liên tục, trò chơi sôi động: 2 về 3 lên…
- Người chơi tìm cách lừa đối phương mang cờ về.
- Chỉ cướp cờ trong vòng tròn.
- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, sân cỏ, cát tránh gây nguy hiểm.
- Khoảng cách xa gần tuỳ vào lứa tuổi học sinh.
Trò chơi: Kéo co
* Mục đích
- Rèn luyện sức khoẻ, tinh thần đồng đội, tính tập thể
- Tạo không khí sôi nổi để hoạt động
* Cách chơi
- Nội dung : Kéo đội bạn qua vạch quy định.
- Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể thành hai đội bằng nhau, đứng đối diện nhau, cách
đứng như nhau: Hai bạn đứng đầu đan hai tay vào nhau và lồng vào, các bạn còn
lại ôm bụng bạn đứng trước.
+ Khi có lệnh chơi, 2 đội tìm cách kéo đội bạn qua vạch thắng của đội
mình
* Chú ý:
- Đội nào bị kéo qua vạch , đứt đoạn, bị ngã là thua.
- Chọn sân bãi phù hợp
- Người đứng đầu có sức khoẻ tốt.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
19
Sáng kiến kinh nghiệm
3.2.5. Trò chơi về môi trường
Trò chơi Đổ nước vào chai
* Mục đích : nâng cao hiểu biết cho thiếu nhi về tầm quan trọng của nước
sạch đối với đời sống con người và các loài động vật, thực vật.
- Biết giữ gìn, tiết kiệm sử dụng nước sạch
- Rèn luyện tinh thần đoàn kết, kĩ năng khéo léo trong cuộc sống.
- Tuyên truyền cho cộng đồng về giữ gìn và bảo vệ tại nguyên.
* Cách chơi:
- Chuẩn bị: Số lượng chai giống nhau, chậu đựng nước, thìa bằng số đội
chơi.
- Nội dung: đổ nước vào chai làm sao cho hiệu quả nhất
- Hướng dẫn: Chia người chơi thành hai đội, xếp hàng trước vạch xuất
phát. Khi có lệnh, bạn đứng đầu dùng thìa múc nước chạy về phía đích đội mình
đổ vào chai rồi quay lại đưa cho bạn tiếp
+ Hết thời gian quy định đội nào trong chai nhiều nước hơn thắng cuộc.
* Chú ý: Khi đổ nước không dùng tay giữ chai, thực hiện từ số 1 cho đến
bạn cuối cùng
- Kết thúc trò chơi: Các em cùng nhau thảo luận đưa ra các giải pháp giữ
vệ sinh uống nước trong trường học: vị trí đặt bình, số lượng cốc, yêu cầu khi
uống nước.
Rút ra kết luận: Không có nước con người không thể tồn tại. Chúng ta
hãy sử dụng nước sạch một cách hợp lí và hiệu quả.
Trò chơi Ô nhiễm:
* Mục đích: Giáo dục thiếu nhi ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức cao
hơn về sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống con người và các loài.
- Tuyên truyền trong cộng đồng cùng nhau bảo vệ môi trường sống.
* Cách chơi:
- Hướng dẫn: Cho tập thể chia thành vòng tròn, đếm theo quy luật 1, 2,
3 ; 1, 2, 3… Các bạn mang số 1 là “xanh”, số 2 là “đẹp”, số 3 là “ô nhiễm”; cử
vài bạn có nhiệm vụ đi tìm các môi trường, tránh bạn “ô nhiễm”. Khi có lệnh
chơi các bạn môi trường chỉ các bạn đóng vai là xanh, đẹp.
Chú ý: Nếu chỉ đúng bạn đóng “ xanh, ®Ñp”, bạn đóng vai thua cuộc, chỉ
vào bạn ô nhiễm, bạn tìm thua cuộc.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
20
Sáng kiến kinh nghiệm
Sau đó thảo luận: Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Giải pháp
nào giảm thiểu sự ô nhiễm?
Quản trò kết luận: : Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người và các loài. Thiếu nhi hãy cùng giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh-
sạch- đẹp không ô nhiễm.
Nhóm trò chơi giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống:
Trò chơi Nhóm yêu thích
* Mục đích: Hình thành các nhóm yêu thích
- Tạo không khí vui vẻ, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
- Nhớ tên danh nhân, nhân vật lịch sử.
* Cách chơi: Chia vòng tròn thành 2 nhóm hoặc 4 nhóm
- Quàn trò cho một từ và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm đó phải đọc tên
một danh nhân, một nhân vật lịch sử bắt đầu bằng mẫu tự đó. Ví dụ nhân vật
lịch sử họ Nguyễn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Chí Thanh ……
- Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. Nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tên
của nhóm trước đã nói là bị xử thua.
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
21
Sáng kiến kinh nghiệm
IV. Kết quả đạt được
Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho các em tôi nhận
thấy trò chơi là hoạt động vui chơi có chủ đề có nội dung nhất định, là nhu cầu
tất yếu của thiếu nhi, là một phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất và là một
phương tiện giáo dục hấp dẫn giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và
tinh thần đồng thời mang tính xã hội cao.
Được hoà mình vào trò chơi các em cởi mở có tinh thần vui vẻ thoải mái,
thoả mãn. Tăng cường đoàn kết trong thiếu nhi để xây dựng tổ chức Đội vững
mạnh. Đặc biệt thông qua trò chơi các em được củng cố nâng cao kiến thức góp
phần tạo hứng thú học tập đạt kết quả cao.
Các hoạt động vui chơi đảm bảo nguyên tắc tự quản, tự nguyện, sáng
tạo…. cho thiếu nhi.
Khi tổ chức bất cứ trò chơi nào cũng có thể lồng ghép một nội dung giáo
dục hoặc dạy học đạt kết quả cao. Có những nội dung giáo dục tưởng như khô
cứng như giáo dục Luật An toàn giao thông, kĩ năng nghi thức Đội… khi được
sáng tạo thành những hình thức trò chơi nó hấp dẫn hơn và hiệu quả mang lại
cũng lớn hơn.
Kết quả khảo sát trước và sau khi thực nghiệm:
Stt Nội dung thử
nghiệm
Kết quả trước thử
nghiệm
Kết quả sau thử nghiệm
1 Nhóm Giáo dục
truyền thống
Khô khan, khó nhớ Dễ nhớ, khắc sâu, mở rộng
kiến thức
2 Nhóm trò chơi Kĩ
năng Đội
khó, tỉ lệ chưa đạt yêu
cầu đến hơn 70%
dễ làm, tỉ lệ đạt yêu cầu
giảm còn 20%
3 Trò chơi dân gian Có sử dụng nhưng
chưa thường xuyên
Sử dụng nhiều hơn ở mọi
nơi, mọi điều kiện có thể
4 Giáo dục nếp sống
văn minh
Chưa biết nhóm trò
chơi này mặc dù đã
được học .
Biết thực hiện nếp sống văn
minh, lịch sự
5 Giáo dục giá trị
sống, kĩ năng sống
Chưa biết Đã biết, tạo được thành
nhóm bạn theo sở thích
6 Nhóm trò chơi về
môi trường
Chưa biết Được biết, hiểu nước là quý
cần tiết kiệm, giữ gìn nó…
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
22
Sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình thực nghiệm đề tài này tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi
cho thiếu nhi là một yêu cầu cần thiết của quá trình hoạt động Đội nói riêng và
quá trình dạy học nói chung. Nó đã và đang phát huy những tác dụng của nó là
giáo dục các em một cách toàn diện, giúp các em khám phá cuộc sống tự nhiên
và xã hội, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các em, vừa tiết kiệm vừa ngăn
ngừa được các nguy cơ có hại cho các em.
Đồng thời khi được tham gia nhiều loại hình trò chơi giúp các em cải thiện
được nhiều mối quan hệ, giúp người lớn hiểu con trẻ để người lớn điều chỉnh
phương pháp giáo dục thích hợp. Và từ việc tham gia trò chơi có liên quan đến
các môn học giúp các em củng cố khắc sâu những kiến thức đã học ở trên lớp.
Từ thực trạng chủ yếu là do thiếu về thời gian, người phụ trách Đội còn yếu
về “ ngân hàng trò chơi ”, kĩ năng kĩ sảo để tổ chức trò chơi mà tổ chức Đội coi
trò chơi là một trong những phương pháp công tác . Vậy để tập hợp thu hút thiếu
nhi tham gia hoạt động và tổ chức các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh,
người phụ trách phải không ngừng luyện tập, học hỏi để tự hoàn thiện mình đặc
biệt là kĩ năng tổ chức trò chơi và vốn trò chơi. Có như thế chúng ta mới triển
khai chương trình công tác đúng với mục tiêu giáo dục không chỉ riêng của Đội
mà cả sự nghiệp giáo dục nói chung.
2. Khuyến nghị
* Đối với huyện Đoàn Thanh Oai: Tổ chức các lớp chuyên đề tập
huấn cho TPT về kĩ năng kĩ sảo tổ chức trò chơi và cung cấp thêm một số trò
chơi có tính giáo dục cao nhưng dễ áp dụng, đặc biệt là các trò chơi gắn với nghi
thức đội và giáo dục kĩ năng sống cho thiếu nhi.
* Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
kinh phí tổ chức, quỹ thời gian để Đội có thể tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho
các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
* Đối với phụ trách chi: Giúp ®ì hỗ trợ học sinh thực hiện tốt các trò
chơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong thực tế tổ chức các trò
chơi cho các em thiếu nhi, chắc chắn sẽ có nhiều điều cần bổ xung. Rất mong
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
23
Sáng kiến kinh nghiệm
nhận được sự đóng góp, giúp đỡ từ các đồng nghiệp, Ban Giám hiệu nhà trường,
của Hội đồng Đội huyện Thanh Oai để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình và
hơn nữa tiếp tục tìm tòi những trò chơi mới đáp ứng nhu cầu tâm lí của thiếu nhi
và thực hiện mục tiêu giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Hoàng Thị Tuyết
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
24
Sáng kiến kinh nghiệm
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Kí tên đóng dấu)
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Kí tên đóng dấu)
Hoàng Thị Tuyết – Trường THCS Tam Hưng
25