Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ VÂN TRANG

DU LỊCH NINH BÌNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ VÂN TRANG

DU LỊCH NINH BÌNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Quang Hải

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài "Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm
2015" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài này người viết chưa công


bố ở bất kỳ đâu và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố.
Một số thông tin liên quan, số liệu và trích dẫn đều được ghi rõ tại phần tài
liệu tham khảo trong luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Lê Thị Vân Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

BVHTT

: Bộ Văn hóa - Thông tin

Bộ VHTTDL

: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CHXHCN


: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CP

: Chính phủ

CT

: Chỉ thị

GS

: Giáo sư

KH

: Kế hoạch

NQ

: Nghị quyết

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư




: Quyết định

Sở DL

: Sở Du lịch

Sở VHTTDL

: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tr.

: Trang

TS

: Tiến sĩ

TTg

: Thủ tướng

TU

: Trung ương

UBND


: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân


MỞ ĐẦU .........................................................................................................

3

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NINH BÌNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM
2015................................................................................................................

13

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội .................

13

1.1.1. Vị trí địa lý và quá trình hình thành tỉnh Ninh Bình.............................

13

1.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................

14

1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội .......................................................................


16

1.2. Tài nguyên du lịch Ninh Bình ..............................................................

17

1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên………………..…………………………

18

1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa…………………………………………..

23

1.3. Thực trạng du lịch Ninh Bình trước năm 1995………………….....

30

1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du
lịch …………………………………………………………………………

37

Tiểu kết ...........................................................................................................

40

Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH BÌNH TỪ
NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015…………………………………………….


42

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Ninh
Bình………………………………………………………………………..

42

2.1.1. Bối cảnh lịch sử .....................................................................................

42

2.1.2. Chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình……………………

45

2.2. Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015…...………………....

49

2.2.1. Công tác quản lý, quy hoạch du lịch……………………………….

50

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch…….......

59

2.2.3. Nguồn nhân lực...............................................................................


64

2.2.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ....................................................

68

2.2.5. Các loại hình du lịch………………………………………………..

72

2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch………………………………

75

Tiểu kết ...........................................................................................................
1


Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ...........................

79

3.1. Những thành công và hạn chế của du lịch Ninh Bình từ năm 1995

80

đến năm 2015 .................................................................................................
3.1.1. Thành công ............................................................................................

80


3.1.2. Hạn chế..................................................................................................

80

3.2. Tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Ninh

88

Bình………………………………………………………………………..
3.2.1. Tác động đối với kinh tế……………………………………………

94

3.2.2. Tác động đối với văn hóa – xã hội ........................................................

94

3.2.3. Tác động đối với môi trường…………………………………………

96

3.3. Một số kinh nghiệm................................................................................

98

3.3.1. Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch………………………

99


3.3.2. Đối với công tác quy hoạch du lịch......................................................

99

3.3.3. Đối với vấn đề đầu tư cho du lịch………………………………….

101

3.3.4. Đối với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch………………….

102

3.3.5. Đối với nguồn nhân lực…………………………………………….

104

3.3.6. Vấn đề sản phẩm du lịch……………………………………………

105

3.3.7. Vấn đề phát triển bền vững du lịch…………………………………

107

Tiểu kết ........................................................................................................... 109
KẾT LUẬN..................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 112
PHỤ LỤC.......................................................................................................

115

122

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới, xu thế hiện đại
hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu, theo đó, cơ cấu nền kinh tế phát triển theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ đồng thời với giảm tỷ trọng các ngành
trực tiếp sản xuất. Du lịch là một trong những ngành dịch vụ góp phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và là một trong số những
ngành kinh tế phát triển mạnh nhất trên thế giới trung bình tăng 4% mỗi năm
và chiếm 10% tổng sản phẩm thực tế của toàn thế giới [18, tr.18]. Không
những thế, du lịch còn thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp
phần củng cố và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo
điều kiện để phát triển con người và tạo thêm việc làm cho người lao động…
Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, du lịch dần dần
được nhìn nhận đúng với vai trò của mình, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cần phải “có
chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ,
hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao. Tạo mọi thuận lợi về
thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh. Đẩy mạnh xúc
tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.Khai thác hiệu quả,
bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
và giữ gìn vệ sinh môi trường. Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có
quy mô lớn và chất lượng cao”[75]. Năm 2016, du lịch Việt Nam đóng góp
584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9%GDP) bao gồm cả đóng góp trực tiếp,
gián tiếp và đầu tư công, trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là

279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP) [78].
Ninh Bình là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Không chỉ vị trí địa lý, khí hậu, danh lam thắng cảnh mà còn những di tích
lịch sử, lễ hội truyền thống, làng nghề, những nét đặc trưng văn hóa… đều trở
3


thành tiềm năng để Ninh Bình phát triển du lịch. Nhận thức được điều đó,
ngay từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII, trong “Phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đến năm 2000” đã khẳng định
phải “chấn chỉnh và tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành du lịch và
thương mại”[46, tr.47]. Riêng đối với ngành du lịch phải “tạo bước chuyển
biến thực sự mạnh mẽ, toàn diện, có hiệu quả, tương xứng với tiềm năng, thế
mạnh và vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.
Nhìn nhận lịch sử du lịch từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình đến nay sẽ giúp
các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát trên cơ sở
nắm rõ các thành tựu và hạn chế của du lịch, từ đó nêu lên một số kinh nghiệp
và giải pháp để ngành kinh tế này phát triển ngày một hiệu quả hơn. Xuất phát
từ lý do đó, tôi chọn đề tài “Du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các tác giả Trần Đức Thanh, Trần Thị Minh Hòa, Đinh Trung Kiên,
Nguyễn Minh Tuệ là những người đi đầu với các công trình nghiên cứu lý
luận chung về du lịch. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền
vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội là một công trình đề cập đến một trong
những vấn đề thời sự của du lịch hiện nay. Các tác giả đã hệ thống những tác
động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi trường bao gồm cả môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường kinh tế trong đó chú trọng
những tác động xấu do du lịch gây ra. Bên cạnh đó, công trình đã giới thiệu
về du lịch bền vững với tư cách là loại hình du lịch đảm bảo sự hài hòa về lợi

ích kinh tế với việc đảm bảo tính da dạng của tự nhiên và bản sắc văn hóa
cộng đồng bản địa nơi tiến hành hoạt động du lịch. Từ đó, các tác giả đã có
những đề xuất định hướng xây dựng các chính sách phát triển du lịch bền
vững cũng như phương pháp đánh giá tính bền vững của một lãnh thổ du lịch
hoặc một dự án phát triển du lịch.

4


Tác giả Đinh Trung Kiên đã xuất bản cuốn sách Một số vấn đề về du lịch
Việt Nam do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành năm 2004 trong đó có
nêu lên nhiều vấn đề cụ thể như thực trạng khai thác tài nguyên, sử dụng
nguồn lực trong phát triển du lịch ở một số địa phương trong cả nước như Hội
An, Hà Nội, Hưng Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam Ninh… Công trình là
tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng kinh tế du lịch
của một số địa phương để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động này.
Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội đã đưa ra những khái niệm về du lịch và du khách, khái quát lịch
sử hình thành và phát triển ngành du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
động cơ và các loại hình du lịch, điều kiện phát triển du lịch, tính thời vụ
trong du lịch, mối tương tác giữa du lịch với các lĩnh vực khác, tổ chức và bộ
máy quản lý về du lịch và khoa học du lịch. Công trình đã đề cập hầu như
toàn bộ những vấn đề liên quan đến du lịch, cho tác giả cách nhìn nhận khái
quát về du lịch dưới tư cách là một ngành khoa học.
Cuốn Giáo trình kinh tế du lịch do tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa biên soạn, Nxb Lao động xã hội xuất bản năm 2006 là một công
trình cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch cho sinh viên khối ngành
kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bắt đầu từ những khái niệm cơ
bản về du lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động kinh tế - xã

hội của du lịch, nhu cầu du lịch, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh
du lịch, điều kiện để phát triển du lịch tới những vấn đề như tính thời vụ, lao
động, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế, quy hoạch phát
triển và tổ chức quản lý du lịch. Cuốn giáo trình là công trình hệ thống và bài
bản khi nghiên cứu du lịch với tư cách là một ngành kinh tế trong hệ thống
kinh tế quốc dân.
Cuốn Quy hoạch Du lịch của Bùi Thị Hải Yến do Nxb Giáo dục ban
hành năm 2009 đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn quy hoạch phát
5


triển du lịch trên thế giới và Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa các nhiệm vụ
quy hoạch du lịch như quy hoạch các dự án, các chương trình, kế hoạch phát
triển phù hợp với từng địa phương, từng vùng, phù hợp với tổng thể quy
hoạch của cả nước. Quy hoạch phải đạt được tính khả thi đáp ứng được yêu
cầu khai thác, tôn tạo và phát huy các nguồn lực phát triển du lịch đem lại
hiệu quả kinh tế, phù hợp với cảnh quan, môi trường và góp phần thúc đẩy
ngành du lịch phát triển bền vững. Trong công trình của mình, tác giả cũng
chỉ ra những địa phương cần quan tâm tới việc quy hoạch du lịch hiệu quả,
đảm bảo tính bền vững.
Tác giả Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long năm 2011đã biên soạn cuốn
Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, trong đó đề cập đến những vấn đề lý luận
và bức tranh chung về tài nguyên du lịch của Việt Nam, đánh giá tiềm năng
du lịch của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Từ đó, các tác giả đề
xuất các quan điểm và hành động đúng đắn để quản lý, khai thác, bảo vệ tài
nguyên du lịch trong cả nước theo hướng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả.
Tác giả Trần Đức Thanh cùng các cộng sự đã xuất bản Giáo trình Địa lý
Du lịch tại Nxb Đại học Quốc gia vào năm 2017.Cuốn giáo trình này dùng để
giảng dạy cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành du lịch.
Giáo trình cung cấp cho người đọc những nội dung về du lịch nói chung như

lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của địa lý du lịch, hệ thống lãnh thổ du
lịch và hệ thống du lịch, tài nguyên du lịch, địa lý cầu du lịch, địa lý điểm đến
du lịch, địa lý dòng khách và giao thông du lịch. Bên cạnh đó, cuốn giáo trình
cũng đề cập đến các nguồn lực phát triển du lịch Việt Nam và các vùng du
lịch Việt Nam trên cơ sở những lý luận về địa lý du lịch đó.
Viết về vấn đề lịch sử ngành du lịch trên cả nước, PGS.TS Trần Viết
Nghĩa năm 2010 có bài Du lịch Việt Nam đầu thế kỷ XX đăng trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 26. Đây là bài viết
tiếp cận du lịch Việt Nam dưới góc độ lịch sử, khái quát lịch sử ngành du lịch
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc.
6


Công trình Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới của tác giả Trần Thị Minh
Hòa do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2015 cũng cung cấp
thông tin các nguồn lực du lịch của Việt Nam, phân tích thực trạng du lịch
Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới và từ thời kỳ Đổi mới đến năm 2012. Từ đó,
tác giả đưa ra những định hướng chiến lược và giải pháp phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Du lịch Ninh Bình là một mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khai
thác dưới các góc độ du lịch học, kinh tế học, lịch sử… Tác giả Đinh Trung
Kiên và Nguyễn Quang Vinh trong công trình Nguồn tài nguyên du lịch vật
thể ở Hà Nam Ninh và việc khai thác cho hoạt động du lịch, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2000 đã phân tích các nguồn tài nguyên du lịch vật thể
ở ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, nêu lên hiện trạng khai thác
nguồn tài nguyên đó và định hướng, giải pháp khai thác tài nguyên du lịch vật
thể ở các địa phương này.
Tác giả Trương Quang Hải cũng có những công trình đánh giá về nguồn
tài nguyên du lịch Ninh Bình như Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái ở
vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình được đăng trong Kỷ yếu hội thảo 25 năm Việt

Nam học theo định hướng liên ngành do Nxb Thế giới phát hành năm 2014.
Luận văn thạc sỹ lịch sử Quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình từ năm 1996 đến năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thái Hà
bảo vệ năm 2011 đã trình bày khá đầy đủ chi tiết sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình đối với kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2010, quá trình
thực hiện thúc đẩy kinh tế du lịch ở các sở, ban, ngành, địa phương trên toàn
tỉnh, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển
ngành kinh tế này.
Tác giả Trần Thị Hương Giang năm 2014 đã bảo vệ thành công luận văn
thạc sỹ kinh tế chính trị Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh
Bình tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn,
tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực
7


ngành du lịch, thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Bình
giai đoạn 2008 đến 2012 và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành
du lịch tỉnh Ninh Bình.
Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế Phát triển du lịch theo hướng bền vững
tại tỉnh Ninh Bình của tác giả Đinh Thị Nhung bảo vệ thành công năm 2015
lại đề cập đến vấn đề du lịch Ninh Bình theo một hướng phát triển bền vững.
Luận văn đã trình bày một cách tổng quan những tài liệu, cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển du lịch bền vững, thực trạng, ưu điểm, hạn chế trong
phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Ninh Bình và những giải pháp tiếp
tục phát triển du lịch Ninh Bình theo hướng bền vững giai đoạn 2015 – 2020.
Ngoài ra còn có những công trình khảo cứu, biên soạn, tập hợp những
danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình như Phạm Đình
Nhân (2000), Danh nhân đất Ninh Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư
liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội, đã trình bày lịch sử và truyền thống
của Ninh Bình cũng như các danh nhân trên đất Ninh Bình. Trương Đình

Tưởng (2004), Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội đề
cập đến nhiều mặt địa lý, lịch sử, dân cư, phong tục tập quán, danh lam thắng
cảnh, danh nhân Ninh Bình qua các thời kỳ và những vẻ đẹp truyền thống của
đất và người Ninh Bình.
Địa chí Ninh Bình (2010) do Ban Tuyên giáo Ninh Bình và Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam phát hành, giới thiệu về các lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh
tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh cũng như các đơn vị hành chính
của Ninh Bình. Bên cạnh đó, cuốn sách còn là nguồn tư liệu có tính cập nhật
cao về lịch sử, văn hóa, các di tích, danh thắng, ẩm thực đặc sắc của Ninh
Bình.
Lã Đăng Bật (2011), Đất và người Ninh Bình, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội, tập hợp những người con nổi tiếng, tài hoa của quê hương Ninh Bình,
di tích và danh thắng, nét đặc sắc làng quê và những làng nghề truyền thống
trên đất Ninh Bình.
8


Tuy chưa có công trình nào mang tính lịch sử trình bày quá trình hình
thành và phát triển của du lịch Ninh Bình kể từ khi ngành du lịch Ninh Bình
được thành lập vào năm 1995 đến năm 2015 nhưng những tài liệu trên là
nguồn tham khảo hữu ích và cung cấp một số định hướng nghiên cứu cho tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển du lịch Ninh Bình từ năm
1995 đến năm 2015, nhận xét những thành tựu, hạn chế và nêu một số kinh
nghiệm nhằm phát triển du lịch Ninh Bình trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình phát triển du lịch Ninh
Bình từ năm 1995 đến năm 2015.

Trình bày tương đối toàn diện, có hệ thống về quá trình phát triển du lịch
Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015.
Phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu
điểm, hạn chế trong 20 năm phát triển của du lịch Ninh Bình.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác động của du lịch đối với kinh tế,
xã hội Ninh Bình và nêu lên một số kinh nghiệm giúp cho các cơ quan hữu
quan của tỉnh Ninh Bình trong việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực
hiện hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến
năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Du lịch theoTừ điển bách khoa Việt Nam có hai nghĩa: Thứ nhất là “một
dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ở ngoài nơi cư trú với
9


mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hóa, nghệ thuật…” Thứ hai là “một ngành kinh doanh tổng hợp có
hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch
sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là
lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ”[21, tr. 684].
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp

pháp khác”[35].
Như vậy có thể thấy khái niệm du lịch được hiểu theo hai nghĩa gồm một
loại hoạt động của con người và một loại hình kinh tế. Trong phạm vi của luận
văn, tác giả nghiên cứu du lịch Ninh Bình dưới góc độ là một ngành kinh tế
trong đó tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch, nguồn lực phục vụ cho du lịch
các loại hình và kết quả hoạt động du lịch, vai trò và đóng góp cũng như tác
động của du lịch đối với việc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình. Từ đó
đưa ra nhận xét, đánh giá và nêu lên một số kinh nghiệm.
4.2.2. Phạm vi thời gian
Năm 1991 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa
XIII) kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Nam Ninh
thành 2 tỉnh là Ninh Bình và Nam Hà. Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu
về du lịch tỉnh Ninh Bình, chúng tôi chọn mốc năm 1995 là năm thành lập Sở
Du lịch Ninh Bình để mở đầu cho phạm vi nghiên cứu về thời gian và mốc
năm 2015 là năm đánh dấu 20 năm ngành du lịch Ninh Bình chính thức ra đời
được chọn là mốc kết thúc nghiên cứu đề tài này.
4.2.3. Phạm vi không gian

10


Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gồm 2 thành phố (Ninh
Bình, Tam Điệp) và 6 huyện (Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư, Kim Sơn).
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng những nguồn tài liệu sau:
Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh
tế, xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Các báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh

Ninh Bình có liên quan đến vấn đề du lịch Ninh Bình.
Các công trình nghiên cứu, bài viết về du lịch nói chung, du lịch Ninh
Bình nói riêng được các nhà nghiên cứu công bố.
Các tài liệu của tác giả luận văn thu thập được từ các đợt khảo sát thực
địa và phỏng vấn các nhân chứng.
5.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng là phương pháp
lịch sử nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và
không gian như nó đã từng diễn ra và phương pháp logic nhằm nghiên cứu
tổng quát các sự kiện, hiện tượng, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ
bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động, phát triển
khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử bên trong các yếu tố đó.
Đồng thời, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp như phương
pháp thu thập thông tin bao gồm nghiên cứu tài liệu (sơ cấp và thứ cấp) và
nghiên cứu điều tra khảo sát thực địa (quan sát một số điểm du lịch ở Ninh
Bình để thấy các vấn đề tại đó).
Phương pháp xử lý thông tin gồm thống kê, phân tích, tổng hợp, so
sánh những số liệu đã thu thập được để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của đề tài.

11


5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của
luận văn gồm 3 chương:
Chương một: Những yếu tố tác động đến quá trình phát triển du lịch
Ninh Bình từ năm 1995 đến năm 2015
Chương hai: Quá trình phát triển du lịch Ninh Bình từ năm 1995 đến
năm 2015

Chương ba: Nhận xét và một số kinh nghiệm

12


Chương 1

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NINH BÌNH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015
Ninh Bình là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát
triển du lịch. Đây là một vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời,
thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan kỳ thú, nhiều di tích lịch sử văn hóa
và cách mạng nổi tiếng, con người hiền hòa, yêu lao động, giàu lòng mến
khách…Tất cả những điều đó đã tạo nên nét riêng và cũng là những thuận lợi
cơ bản để du lịch Ninh Bình phát triển. Bên cạnh đó, cũng như nhiều địa
phương khác trong cả nước, du lịch Ninh Bình vẫn còn không ít những khó
khăn, thử thách trên con đường phát triển để hướng đến mục tiêu phát triển du
lịch bền vững.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội
1.1.1. Vị trí địa lý và quá trình hình thành tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực nam của châu thổ sông Hồng, từng
được biết đến với các tên là châu Trường Yên, phủ Trường Yên, Thanh Hoa
ngoại trấn, đạo Thanh Bình. Địa danh Ninh Bình chính thức xuất hiện vào
năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng nhưng vẫn là một đạo thuộc trấn Thanh
Hoa. Phải đến năm 1831, sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng,
Ninh Bình mới chính thức trở thành một tỉnh riêng biệt. Trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, Ninh Bình có 6 phủ, huyện độc lập với nhau gồm phủ
Nho Quan, phủ Yên Khánh, huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Kim Sơn và Yên
Mô cùng với thị xã Ninh Bình. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954),
tỉnh Ninh Bình thuộc khu 3, liên khu 3. Năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với

Nam Định, Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991, tại kỳ họp thứ 10
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIII) đã thông qua
Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.
Địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình được giữ nguyên như trước ngày
thống nhất đất nước (năm 1975) và tồn tại cho đến ngày nay [29].
13


Ninh Bình nằm ở phía Nam của đồng bằng sông Hồng, là nơi tiếp giáp
với Bắc Trung Bộ, giáp với các tỉnh Hà Nam (phía Bắc), Nam Định (phía
Đông và Đông Bắc), Hòa Bình (phía Tây Bắc) và Thanh Hóa (phía Tây và
Tây Nam). Ngoài ra, Ninh Bình còn có một phần diện tích phía Nam thuộc
huyện Kim Sơn giáp với vịnh Bắc Bộ. Tỉnh Ninh Bình trải dài từ 19057′(cửa
sông Đáy xã Cồn Thoi huyện Kim Sơn) đến 20028′ (xóm Lạc Hồng xã Xích
Thổ huyện Nho Quan) vĩ độ bắc và từ 105032′ (núi Điện, rừng Cúc Phương
huyện Nho Quan) đến 105053′(bến đò Mười xã Xuân Thiện huyện Kim Sơn)
kinh độ Đông.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.386,8 km2, địa hình thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam với nhiều dạng địa hình, phân chia thành 3 vùng tương
đối rõ nét: Vùng đồng bằng diện tích khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung 90% dân số. Vùng đồi núi và bán sơn
địa khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc biệt, Ninh
Bình có trên 15km bờ biển, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh, hàng năm tăng lên từ 80-100m. Vùng đồi núi chủ yếu tập
trung ở huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và một phần huyện Gia Viễn, Hoa
Lư; vùng bán sơn địa tập trung ở huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp
và Yên Mô; vùng đồng bằng thuộc huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, thành
phố Ninh Bình, Yên Khánh và Kim Sơn.

Ninh Bình có diện tích núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự
nhiên, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bắt nguồn từ vùng rừng núi
Hòa Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Ở nơi đây, trải
qua quá trình kiến tạo địa chất đã tạo nên những hang động đẹp như Tam Cốc,
Xuyên Thủy Động, Địch Lộng, hang động Tràng An…
Khí hậu và thủy văn

14


Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng với đặc
điểm khí hậu nhiệt đới, có nhiều nét tương đồng với khí hậu vùng Thanh
Hóa.Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C, tổng số giờ nắng trung bình năm trên
1.100 giờ.Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt 151,9mm, phân bố tương
đối đồng đều trên toàn tỉnh, trung bình một năm có 125-127 ngày mưa, chủ
yếu vào mùa hè.
Sông ngòi
Ninh Bình có nhiều sông và đầm hồ, là nguồn nước mặt cung cấp nước
cho công nghiệp, nông lâm nghiệp của cả tỉnh. Các sông lớn thường chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi đổ ra biển. Sông ngòi cùng với hệ thống đồi
núi tạo cho Ninh Bình nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ
Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút…Đó là điều kiện thuận lợi để
Ninh Bình phát triển nông nghiệp vùng với công nghiệp, du lịch và các hoạt
động kinh tế khác.
Giao thông
Ninh Bình có hệ thống giao thông khá thuận lợi bao gồm 3 loại hình
đường bộ, đường thủy và đường sắt. Đường bộ có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B
đi qua. Đường sắt bắc nam cũng chạy qua Ninh Bình. Hệ sống sông ngòi dày
đặc như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân…cùng một vùng
ven biển Kim Sơn tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận tiện cho giao

lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Tài nguyên sinh vật
Ninh Bình có hệ thống động thực vật khá phong phú. Thảm thực vật tập
trung ở vườn quốc gia Cúc Phương, rừng nguyên sinh Cúc Phương với đặc
trưng của rừng nhiệt đới điển hình có cấu trúc thảm thực vật 5 tầng và 2000
loài. Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú, hiện đã phát hiện được 659
loài động vật có xương sống, có những loài có rất quý và có nguy cơ tuyệt
chủng cao như Vọoc Mông Trắng, Sơn Dương, cá Niếc Hang, Sóc Bụng đỏ
đuôi hoe… Riêng côn trùng ở Cúc Phương đã ghi nhận 1899 loài và dạng loài
thuộc 169 họ, 33 bộ.
15


Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản phong phú nhất ở Ninh Bình là đá vôi với những dãy núi đá
vôi lớn chạy từ Hòa Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp dài
hơn 40km, diện tích trên 1,2 vạn ha, trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi chất
lượng tốt. Ngoài ra còn có các tài nguyên khác phân bố rải rác trên toàn tỉnh
như đất sét (Gia Viễn, Tam Điệp, Yên Mô), nước khoáng (Nho Quan, Gia
Viễn), than bùn (Nho Quan, Tam Điệp), cát xây dựng (Gia Viễn)…
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Dân số Ninh Bình đang dần ổn định về quy mô và có xu hướng tăng lên
về số lượng. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 944.431 người, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 9,00‰, mật độ dân số trung bình 681 người/km2. Dân cư phân bố
khá đồng đều trên toàn tỉnh nhưng tập trung đông nhất tại thành phố Ninh
Bình (2.541 người/km2), Yên Khánh (979 người/km2), dân cư tập trung ít nhất
tại Nho Quan (332 người/km2). Số lao động năm 2015 là 615,3 nghìn người,
chiếm 65% dân số của tỉnh [7]. Đó là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào cho
các ngành kinh tế của tỉnh nói chung, cho ngành du lịch nói riêng. Ninh Bình
là nơi sinh sống của một số tộc người như Mường, Kinh, Dao, Hoa… trong

đó người Kinh chiếm đại đa số, sau đó là người Mường chủ yếu ở vùng núi
huyện Nho Quan, Tam Điệp.
Kinh tế Ninh Bình từ năm 2005 đến nay phát triển khá mạnh mẽ, tốc độ
tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2010-2015 đạt 11,7% (so với giá cố định
năm 1994). Năm 2015, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 48,6%, dịch vụ
chiếm 38,9% và nông nghiệp chiếm 12,5% GDP của cả tỉnh [7]. Cơ cấu kinh
tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của các
ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Đây là một tín hiệu tích cực thể hiện sự phát triển đúng hướng và hợp
quy luật của nền kinh tế Ninh Bình. Sự chuyển dịch đó sẽ là động lực thúc
đẩy du lịch phát triển thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm
năng và thế mạnh của Ninh Bình.
16


Ninh Bình là địa phương có Phật giáo và Thiên Chúa giáo trong đó đây
là nơi có nhiều đồng bào theo đạo Thiên Chúa nhất khu vực phía Bắc tập
trung ở các huyện Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư nhưng đồng bào lương giáo
sống hòa thuận, tương thân tương ái, cần cù lao động và rất hiếu khách. Tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Ninh Bình được đảm bảo tốt, vệ
sinh môi trường cũng được tăng cường. Đây đều là những điều kiện để Ninh
Bình phát triển du lịch để ngành này dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
toàn tỉnh.
1.2. Tài nguyên du lịch Ninh Bình
Tài nguyên là “tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản
phẩm do con người tạo ra có thể được con người sử dụng vào phát triển kinh
tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trong quá trình
lịch sử phát triển của loài người”[73, tr.17].
Theo khoản 4, điều 3, chương 1 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy
định “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá

trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du
lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch”. Tác giả Trần Đức Thanh và cộng sự cho
rằng “Tài nguyên du lịch là những thành tạo tự nhiên, những tính chất của
thiên nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay hay trí tuệ của con người làm
nên, cùng các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa, tâm linh, giải trí, kinh tế…của
chúng có sức hấp dẫn với khách du lịch và hoặc được khai thác đáp ứng cầu
du lịch” [40, tr.72].
Như vậy, tài nguyên du lịch chính là những tiền đề phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc, có mức độ tập trung cao thì càng có
sức hấp dẫn với du khách và hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao.Tài nguyên
du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị. Có nhiều cách phân loại tài
nguyên du lịch khác nhau như tài nguyên hữu hạn và vô hạn, tài nguyên tự
nhiên và văn hóa, tài nguyên vật thể và phi vật thể… Trong giới hạn của luận
17


văn, tác giả chọn cách phân loại tài nguyên du lịch văn hóa và tài nguyên du
lịch tự nhiên.
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là những thành tạo hay tính chất của tự
nhiên cùng các giá trị thẩm mỹ, khoa học, môi trường…có sức hấp dẫn khách
du lịch hay được khai thác đáp ứng cầu du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên
bao gồm phong cảnh, khí hậu, tài nguyên nước và sinh vật.
Ninh Bình là một vùng đất cổ, là nơi xuất hiện loài người từ rất sớm. Các
nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xương, răng của động vật thuộc thời kỳ Cánh
Tân cách ngày nay 30-40 vạn năm tại di chỉ khảo cổ học Thung Lang, Núi Ba
(Tam Điệp). Tiếp đó là những dấu vết của loài người từ thời kỳ văn hóa Hòa
Bình cách ngày nay 1 vạn năm (di chỉ khảo cổ học Hang Sáo – Tam Điệp)
đến văn hóa Phùng Nguyên (Mán Bạc – Yên Mô)… Trải qua hàng nghìn năm

với sự tác tạo ưu ái của tự nhiên, Ninh Bình đã có rất nhiều cảnh đẹp với loại
hình phong phú tiêu biểu như rừng nguyên sinh Cúc Phương, các dãy núi đá
vôi ở Tam Điệp, hệ thống hang động Tràng An, biển Kim Sơn…tiêu biểu là
một số địa danh sau:
Quần thể danh thắng Tràng An: Đây có thể xếp đồng thời vào tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Ninh Bình. Tổng diện
tích khoảng 12.252 ha, quần thể danh thắng Tràng An chứa đựng hầu hết các
di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được nhận
diện, xếp hạng ở cấp tỉnh và cấp quốc gia, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc
biệt là khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư và danh lam
thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động. Nơi đây có các giá trị văn hóa
lịch sử và thiên nhiên đặc sắc, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú được tạo nên bởi
sự kết hợp hài hòa giữa hình sông, thế núi, các hang động ngập nước và các
thảm động, thực vật hoang sơ, nguyên vẹn hòa quyện với các giá trị lịch sử,
văn hóa truyền thống qua hệ thống các di tích và lễ hội văn hóa đặc sắc. Ngày
25/6/2014, UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An
18


vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu
tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể
được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên các tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp
thẩm mỹ và địa chất địa mạo.
Rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương: Nằm ở huyện Nho Quan, là
một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng
năm. Du khách đến đây để khám phá hệ thống động thực vật phong phú,
chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp và tham gia các chương trình du
lịch với các loại hình: Du lịch sinh thái, môi trường, nghiên cứu khoa học,
khảo cổ học, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh… Với
diện tích 22.200 ha, đây là Vườn Quốc gia đầu tiên và cũng là nơi bảo tồn

thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Lợi thế về cảnh quan, sự đa dạng sinh học,
các giá trị văn hóa, lịch sử…đã khiến Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch
sinh thái lớn đầy sức hấp dẫn. Cúc Phương có hệ sinh thái đa dạng, phong phú
với nhiều loai động thực vật quý hiếm. Cúc Phương cùng với các trung tâm
cứu hộ các loài linh trưởng, vườn thực vật, nhà nghỉ, công trình vui chơi, giải trí,
công trình nghiên cứu khoa học, đã thu hút một số lượng lớn du khách đến đây.
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là một trong những khu đất ngập
nước lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ và cũng là khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước nội địa đầu tiên của Việt Nam. Vân Long trải rộng trên địa bàn của
7 xã thuộc huyện Gia Viễn với diện tích khoảng 3.000 ha. Hệ sinh thái ở Vân
Long rất phong phú và đa dạng với 457 loài thực vật, 39 loài động vật, 32 loài
bò sát, 62 loài chim…cùng với hệ thống 32 hang động đẹp có chiều dài từ
100-250m, có giá trị văn hóa du lịch như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa,
hang Chanh…đặc biệt là hang Cá với chiều dài 250m, cao 8m, rộng 10m
xuyên qua lòng núi tạo nên một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp đầy tiềm năng
du lịch. Ngoài ra, Vân Long không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước mà còn là khu bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và là điểm du lịch sinh
thái lý tưởng.
19


Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, huyện Gia Viễn, là ngã
ba của 3 con sông: sông Bôi, sông Lạng, sông Hoàng Long, vào mùa nước
lớn, Kênh Gà nổi lên như một hòn đảo nhỏ xung quanh chân núi Cánh Gà và
bên bờ nhánh sông Hoàng Long. Cảnh quan ở đây còn rất hoang sơ nên vẫn
giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Đặc biệt nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng
dòng nước khoáng nóng tinh khiết chảy ra từ lòng núi với nhiệt độ ổn định từ
45-500C có thể khai thác làm địa điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước.
Các ngọn núi

Núi Ngọc Mỹ Nhân (còn có tên gọi khác là núi Cánh Diều) thuộc thành
phố Ninh Bình, có 3 đỉnh: đỉnh giữa cao, hai đỉnh tả hữu chĩa ra như hai cánh
chim, trên núi có chùa, xung quanh núi có nhiều hang động u minh, tạo hình
giống người con gái đang nằm nên gọi là Ngọc Mỹ Nhân.
Núi Non Nước (còn gọi là núi Dục Thúy, núi Thúy) là ngọn núi nằm
ngay trên ngã ba sông Vân Sàng với sông Đáy như một khối ngọc nổi lên
giữa thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc chia làm 5 cấp,
đỉnh núi tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho khách du lịch nghỉ ngơi, giải
trí. Trên núi có chùa Non Nước, dưới chân núi có đền thời danh sỹ Trương
Hán Siêu. Đặc biệt, trên các vách đá của núi có khắc hàng trăm bài thơ của
các Nho sỹ đương thời như Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi,
Phạm Sư Mạnh, Tản Đà…Không những thế, đây còn là nơi ghi dấu những
chiến công vĩ đại của nhân dân Ninh Bình trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ.
Đèo Tam Điệp (còn gọi là đèo Ba Dội) thuộc thành phố Tam Điệp. Nơi
đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Vì có 3
đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Điều độc đáo ở đây là đèo Tam Điệp có
đất đỏ, không chỉ có cảnh đẹp mà còn một di tích lịch sử nổi tiếng vì đã từng
là một phòng tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân
20


sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường thiên lý Bắc Nam. Vì
vậy, từ xa xưa, nơi đây đã được chọn làm cửa ải (quận Cửu Chân – Thanh
Hóa và quận Giao Chỉ - Bắc Bộ).
Hang động
Động Sinh Dược (thôn Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn). Đây là một
động xuyên thủy dài gần 2 km. Khi tham quan động, du khách sẽ ngồi thuyền hơn
một giờ đồng hồ, có thời gian ngắm nhìn những dải nhũ đá thiên nhiên muôn hình

vạn trạng thỏa sức tưởng tượng của mình.
Động Vân Trình là một động khô lớn có thể được xếp vào loại đẹp nhất
của Ninh Bình. Động nằm ở xã Thượng Hòa huyện Nho Quan, diện tích
khoảng 3.500m2 nằm trong một quả núi cao hơn 100m, cửa vào động ở lưng
chừng núi cao khoảng 40m so với mặt đất. Vòm động chỗ cao nhất trên
100m, sàn động có nhiều hoa văn độc đáo, sâu vào trong động là Giếng Rồng
có nước tuôn từ dưới lên. Động có cấu trúc thành hai hang liền nhau, chia làm
2 khu ngăn cách với nhau bởi một “bức bình phong” bằng nhũ đá. Trong động
có nhiều nhũ đá lấp lánh với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
Động Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn được nhân dân
phát hiện từ năm 1739, còn có tên gọi khác là động Nham Sơn. Trong động
có một nhũ đá giống tượng Phật nên nhân dân đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến
năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ
Phật. Động gồm 3 hang nối liền với nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang
Tối, hang Sáng. Trong động có nhiều nhũ đá mang hình dáng như voi uống
nước, voi chầu, hổ phục, phượng múa, rồng uống nước, khỉ cõng con…Điều
độc đáo ở đây là các hang động thông nhau nên khi có gió thổi âm thanh phát
ra nghe như tiếng sáo của một cây sáo khổng lồ, tên Địch Lộng có nghĩa là
như thế. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng 5 chữ “nam
thiên đệ tam động” (động đẹp thứ ba trời nam).
Động Hoa Lư: còn có tên gọi khác là Thung Lau thuộc thôn Mai
Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn. Nơi đây có địa hình hiểm trở, chỉ có
21


×