Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) từ năm 1995 đến năm 2015 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.61 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------

MAI THU HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------

MAI THU HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
HUYỆN NGA SƠN (TỈNH THANH HÓA)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 82 29 013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐINH QUANG HẢI

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Mai Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn .................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn ................................................... 6

7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGA SƠNTRƯỚC NĂM 1995.................................. 8
1.1. Vài nét về mảnh đất, con người huyện Nga Sơn ....................................... 8
1.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư ...................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm về văn hóa truyền thống........................................................ 10
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế huyện Nga Sơn trong lịch sử ............................... 11
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn từ năm 1986 đến trước năm
1995 ................................................................................................................. 13
1.2.1. Những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995) 13
1.2.2. Khái quát về kinh tế huyện Nga Sơn từ 1986 đến năm 1995 ............... 16
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 21
Chương 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN NGA
SƠN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................... 23


2.1. Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Đảng bộ huyện Nga
Sơn từ năm 1995 đến năm 2015...................................................................... 23
2.2. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm
1995 đến năm 2015 ......................................................................................... 28
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ năm 1995 đến năm
2005 ................................................................................................................. 28
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện từ năm 2006 đến năm
2015 ................................................................................................................. 42
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 56
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HUYỆN NGA
SƠN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỪ NĂM 1995
ĐẾN NĂM 2015 ............................................................................................. 58
3.1. Nhận xét ................................................................................................... 58
3.1.1. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn ... 58

3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tình hình văn hóa xã hội huyện Nga Sơn ..................................................................................... 60
3.2.1. Với giáo dục - đào tạo ........................................................................... 60
3.2.2 Với y tế ................................................................................................... 61
3.2.3. Đối với công tác giải quyết việc làm và chính sách người có công ..... 62
3.2.4. Đối với hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao ......................... 64
3.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
của huyện Nga Sơn từ năm 1995 đến 2015 .................................................... 66
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 83


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Đảng CSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT – XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

NQ

Nghị quyết

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ




Quyết định

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN, TBCN

Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa


XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng gia súc, gia cầm và sản lượng thịt hơi xuất chuồng ........ 32
Bảng 2.2. Số lượng thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 .............................. 34
Bảng 2.3. Diện tích và cây sản lượng có hạt từ năm 2006 đến năm 2009...... 43
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn (2010 – 2014) .......... 55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nga Sơn từ năm 2001 đến
năm 2005 ......................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 ..................... 51
Biểu đố 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2011 đến năm 2015 ........... 56


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ và xu hướng quốc tế hóa thì công nghiệp hóa hiện đại hóa có ý nghĩa
quan trọng đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã và đang
chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết

quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là một mắt xích quan trọng đưa đến thành
tựutrong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và phân công lao động xã hội, xã hội hoá lực lượng sản xuất, phát triển kinh
tế hàng hoá, tạo nhiều việc làm, tăng khối lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ, nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
nội dung quan trọng để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất
nước nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một đất nước
văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa là tỉnh nằm trong trung tâm kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ. Tuy có
những thuận lợi như vậy nhưng Thanh Hóa vẫn có sự phát triển khó khăn về kinh tế.
Do đó, vấn đề chuyển dịnh cơ cấu kinh tế luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh và
các địa phương quan tâm.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIV đề ra phương hướng nhiệm vụ
tổng quát phát triển đến năm 2000: “Phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ
thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đẩy mạnh
công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác và
sử dụng tốt các nguồn lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững” [3, tr.
250].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Thanh Hóa, cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát

1


huy tiềm năng, thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt
được nhiều thành tựu to lớn.
Huyện Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, tiếp giáp với huyện Kim Sơn
(Ninh Bình), phía nam giáp huyện Hậu Lộc, phía tây giáp huyện Hà Trung và

phái đông giáp biển Đông, có vị trí địa lý thuận lợi, truyền thống văn hóa lịch
sử lâu đời rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển
chung của tỉnh Thanh Hóa trong công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của huyện
Nga Sơn từ sau năm 1995 đã có chuyển biến tích cực, tạo ra bước phát triển
cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm,
công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Tuy vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong huyện còn chậm, chưa ổn định, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp,
sản xuất nông sản hàng hóa còn nhỏ, manh mún. Công nghiệp đang trong thời
kỳ phát triển nên còn nhiều hạn chế,… Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết
phải tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH của
huyện mạnh hơnnhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Nga Sơn nói riêng.
Song vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện, có hệ thống về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Nga Sơn từ sau năm 1995. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Nga Sơn và
rút ra những bài họckinh nghiệm là điều cần thiết và có tầm quan trọng đặc
biệt đối với địa phương. Để góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tôi chọn
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh
Hóa) từ năm 1995 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
Lịch sử Việt Nam.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được nhiều
cơ quan, nhà khoa học tiếp cận tiêu biểu là các công trình sau đây:
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội - Hà Nội (2006); Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát

triển nông thôn (2005); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
nền kinh tế quốc dân; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS Đỗ Hoài
Nam (1996); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội và nhân văn, Hà Nội; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc
Dũng (2003); Phan Thanh Phố (1996); Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông
nghiệp nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Lê Du Phong
(1999); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế
giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Bắc Trung bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóacủa Nguyễn
Văn Bằng (2002), NXB Nông nghiệp, Hà Nội; Một số kinh nghiệm điển
hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH của
GS, TS Lưu Văn Sùng (2004)...
Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí:
Lê Văn Quang (2011) “Chiến lược để phát triển đất nước bền vững và vượt
qua thách thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Tạp chí Giáo dục
lý luận chính trị quân sự, số 127; Nguyễn Đình Phan (2005), “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 95/2005; Trương
Tuấn Biểu (2011) “Về ba khâu đột phá trong quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5
năm 2011 - 2015”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Tào Hữu
Phùng (2002), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3


nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 127, (9/2002); Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam (2014), “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”...
Những công trình khoa học ít nhiều có đề cập đến các khía cạnh của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế cho rằng: Cơ cấu kinh tế có tính khách quan của nó, không thể áp

đặt theo ý muốn chủ quan, nên phải vận dụng và tôn trọng tính khách quan trong sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Từ đó có cơ sở bố trí cơ cấu kinh tế của đất nước, của địa
phương cho phù hợp giữa các yếu tố trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mọi sự
chủ quan nóng vội hoặc bảo thủ trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đều
có thể dẫn đến một hậu quả không thể lường trước được trong sự nghiệp phát triển
kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các bộ
phận, yếu tố bên trong của nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Do đó,
muốn có một nền kinh tế phát triển chúng ta phải luôn luôn lựa chọn cho được một
cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khi
các yếu tố của sản xuất còn rất hạn chế, cho nên, ta phải lựa chọn những khâu, những
mối quan hệ cần thiết, then chốt, tập trung lực lượng để phát triển, tạo nên sự cân đối
thích hợp, nhờ vậy mà có thể nắm lấy những khâu, những mắt xích quan trọng tiếp
theo để đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi tới thắng lợi.
Nghiên cứu về quá trình chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn còn
đang là một vấn đề khá mới mẻ, mới chỉ được đề cập trong số ít công trình từ những
góc độ chuyên môn khác nhau, mới chỉ có cuốn lịch sử địa phương như: “Lịch sử
Đảng bộ huyện Nga Sơn, tập 2 (1975 – 2010)”, NXB Chính trị quốc gia là công trình
nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng nhưng ít nhiều vấn đề kinh tế cũng được đề
cập.
Có thể nói rằng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Nga Sơn từ năm 1995
đến năm 2015 chưa được chuyên sâu nghiên cứu, còn phải được đầu tư thời gian,
công sức nhiều hơn.

4


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×