Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thân phận con người qua ca dao cổ truyền người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHINH

THÂN PHẬN CON NGƢỜI
QUA CA DAO CỔ TRUYỀN NGƢỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ NHINH

THÂN PHẬN CON NGƢỜI
QUA CA DAO CỔ TRUYỀN NGƢỜI VIỆT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 33 01 13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Hƣơng

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thân phận con người qua ca dao cổ truyền
người Việt” và toàn bộ nội dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ
một công trình khoa học hay luận văn nào đã đƣợc công bố trong và ngoài
nƣớc. Tôi cũng xin cam đoan các tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng để hoàn
thành luận văn đã đƣợc trích nguồn đầy đủ và chính xác.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Ngƣời viết luận văn

Nguyễn Thị Nhinh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Việt Hƣơng, ngƣời đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo,
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp
đỡ, đông viên của bạn bè và những ngƣời thân trong gia đình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 11
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 13
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 13
1.1. Quan niệm về thân phận con ngƣời trong xã hội .............................................. 14
1.1.1. Khái niệm thân phận con người ..................................................................... 14
1.1.2. Thân phận con người theo quan niệm Nho giáo ............................................ 15
1.1.3. Thân phận con người theo quan niệm Phật giáo ........................................... 16
1.1.4.Thân phận con người trong Triết học Hiện sinh............................................. 18
1.2. Thân phận con ngƣời trong Văn chƣơng .......................................................... 19
1.2.1. Thân phận con người trong Văn học thế giới ................................................ 19
1.2.2. Thân phận con người trong Văn học Việt Nam ............................................. 21
1.3. Giới thiệu về Ca dao ngƣời Việt ....................................................................... 25
1.3.1. Khái niệm Ca dao cổ truyền........................................................................... 25
1.3.2. Nội dung của Ca dao cổ truyền người Việt.................................................... 26
1.3.3. Đặc trưng nghệ thuật của Ca dao cổ truyền người Việt ................................ 27
1.4. Ca dao cổ truyền của ngƣời Việt với vấn đề con ngƣời.................................... 30
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 33
Chƣơng 2: THÂN PHẬN NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN
NGƢỜI VIỆT........................................................................................................... 34
2.1. Đời sống vật chất của ngƣời nông dân .............................................................. 37
2.1.1. Những khó khăn trong công việc hàng ngày.................................................. 37


2.1.2. Đời sống nghèo khổ, túng quẫn ..................................................................... 42
2.2. Đời sống tinh thần của ngƣời nông dân ............................................................ 46

2.2.1. Các hủ tục nặng nề ......................................................................................... 47
2.2.2. Sự áp bức bóc lột của giai cấp thống trị ........................................................ 50
2.2.3 Sự phản kháng lại những bất công của người nông dân ................................ 52
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 55
Chƣơng 3: THÂN PHẬN NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN
NGƢỜI VIỆT........................................................................................................... 56
3.1. Đời sống vật chất của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến .......................... 57
3.2. Đời sống tinh thần của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến ........................ 59
3.2.1. Vị trí của người phụ nữ trong xã hội cũ......................................................... 59
3.2.2. Bi kịch về thân phận người phụ nữ ................................................................ 65
3.3. Từ tiếng nói than thân đến tiếng nói phản kháng .............................................. 72
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 75
Chƣơng 4: PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN THÂN PHẬN CON
NGƢỜI TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƢỜI VIỆT ...................................... 76
4.1. Một số biểu tƣợng ............................................................................................. 77
4.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................... 84
4.3. Thời gian và không gian nghệ thuật .................................................................. 87
4.3.1. Thời gian .................................................................................................... 87
4.3.2. Không gian nghệ thuật ............................................................................... 91
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................... 94
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97
PHỤ LỤC………………………………………………………..………………..102


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian là nơi lƣu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô
giá của dân tộc. Nó là nguồn nuôi dƣỡng là cơ sở của văn học viết, phát triển
song song làm cho văn học trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân

tộc. Đây là một kho tàng quý giá chứa đựng những tinh hoa của dân tộc ta mà
nhân dân ta đã đúc kết từ ngàn đời này. Bởi vậy mà việc nghiên cứu văn học
dân gian chính là việc hƣớng con ngƣời tìm về với những giá trị nguồn cội
của dân tộc ta.
Văn học dân gian luôn gắn liền và thể hiện những nỗi niềm của ngƣời
nông dân lao động thấp cổ bé họng trong thời kỳ phong kiến. Đặc biệt, trong
xã hội xƣa, thân phận ngƣời phụ nữ luôn bị xem thƣờng, coi nhẹ bởi quan
niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tâm thức của mọi ngƣời. Cùng với
các thể loại văn học khác, ca dao ra đời đã diễn tả tâm hồn, tƣ tƣởng, tình
cảm, cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó một trong những nét chủ đạo của
ca dao truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú tƣ tƣởng tình cảm của
con ngƣời nói chung, ngƣời phụ nữ, ngƣời nông dân nói riêng. Ca dao viết về
vấn đề ngƣời phụ nữ là một vấn đề hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, bởi qua đó
phần nào ta hiểu đƣợc đời sống tâm hồn, tình cảm của họ trong xã hội xƣa và
nay.
Qua việc tìm hiểu bƣớc đầu, chúng tôi nhận thấy hình ảnh của ngƣời phụ
nữ đƣợc phản ánh qua ca dao cổ truyền khá đậm nét. Điều đó cho thấy ngƣời
phụ nữ Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong lao động sản
xuất và hoạt động xã hội . Tuy nhiên xã hội phong kiến lại đánh giá thấp kém
vai trò của họ, đẩy họ vào cảnh cùng đƣờng tuyệt lộ.
Hơn nữa, khi tiếp cận với kho tàng ca dao cổ truyền của dân tộc chúng
tôi nhận thấy thân phận của con ngƣời là một trong những vấn đề nổi bật.
1


Thực ra, thân phận con ngƣời không phải là vấn đề mới mẻ trong các nghiên
cứu về ca dao. Tuy nhiên, để có một cái nhìn hệ thống hơn và lý giải chúng rõ
hơn từ góc độ Việt Nam học, chúng tôi chọn Thân phận con người qua ca
dao cổ truyền người Việt làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ca dao là một thể loại trong loại hình trữ tình Dân gian đƣợc các nhà
nghiên cứu văn học và folklore học quan tâm từ lâu. Rất nhiều các công trình
sƣu tầm cũng nhƣ nghiên cứu về ca dao đƣợc xuất bản. Có thể nói, cho đến
nay, chúng ta đã có một kho tàng khá đồ sộ các công trình sƣu tầm, nghiên
cứu về thể loại này. Tùy theo góc độ nghiên cứu, các nhà nghiên cứu có
những cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể ra một số các nhà nghiên cứu, sƣu
tầm khá tiêu biểu về Văn học Dân gian nói chung và Ca dao Việt Nam nói
riêng nhƣ: Vũ Ngọc Phan, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng
Nhật, Hoàng Tiến Tựu v.v…
2.1. Những công trình sưu tầm Ca dao
Công tác sƣu tập, biên soạn ca dao cũng nhƣ dân ca đã bắt đầu cách đây
từ hai thế kỷ và công trình sƣu tập ca dao sớm nhất mà chúng ta đƣợc biết là
Nam phong giải trào (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) của tác giả Trần
Liễu Am. Có thể ca dao đã đƣợc sƣu tầm từ sớm hơn nhƣng dù sao thì chúng
tôi cũng không biết đƣợc những công trình có trƣớc Nam phong giải trào. Sau
đó, từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các nhà Nho đã biên soạn khá nhiều
công trình về Ca dao, tục ngữ nhƣ Nam phong ngạn ngữ thi (thế kỷ XIX) của
tác giả Ngô Đình Thái, tác giả Ngô Giáp Đậu với Đại Nam quốc tuý (thế kỷ
XIX),… Đó là những công trình bằng chữ Nôm, còn những công trình bằng
chữ quốc ngữ thì ngay từ trƣớc cách mạng tháng Tám đã xuất hiện khá phong
phú, trong đó không thể không kể đến Phong dao, ca dao, phương ngôn và
tục ngữ (1936) của Nguyễn Văn Chiểu. Sau cách mạng tháng Tám, thuộc loại
2


công trình sƣu tập, biên soạn ca dao có quy mô có thể kể đến các công trình:
Tục ngữ dân ca, ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (in lần thứ nhất năm
1956). Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đƣợc tái bản
nhiều lần. Tác giả chú trọng về chất lƣợng hơn số lƣợng trong việc chọn
những câu, những bài sáng tác của nhân dân. Công trình này là kết quả của

nhiều năm nghiên cứu, tập hợp đƣợc khá nhiều tinh hoa tục ngữ, ca dao, dân
ca của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam (2003) do Nguyễn Cừ, Nguyễn Thị
Huế, Trần Thị An biên soạn có 758 trang. Đây là công trình sƣu tầm đƣợc số
lƣợng tƣơng đối lớn những câu tục ngữ, ca dao trong kho tàng văn học dân
gian Việt Nam.
Đƣợc đánh giá cao nhất là bộ Kho tàng ca dao người Việt của các tác giả
Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Phan Đăng Nhật - Phan Đăng Tài - Nguyễn
Thúy Loan - Đặng Diệu Trang (4 tập). Đây là công trình sƣu tầm đầy đủ nhất,
công phu nhất từ trƣớc đến nay. Những câu ca dao đƣợc sắp xếp theo thứ tự
chữ cái đầu, giúp ngƣời đọc dễ dàng tra cứu, tìm hiểu. Đây thực sự là tài liệu
tham khảo hữu ích cho ngƣời đọc muốn tìm hiểu về ca dao Việt Nam.
Công trình sƣu tầm gần đây nhất về ca dao đã đƣợc xuất bản đó là cuốn Tục
ngữ ca dao Việt Nam (2014) của Ngọc Hà. Tác giả đã sƣu tập, tuyển chọn
những câu ca dao, tục ngữ hay, ý nghĩa và tƣơng đối điển hình của kho tàng
ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tác giả xếp các câu ca dao tục ngữ theo chủ đề
giúp ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận nghiên cứu.
Trên đây là những nét sơ lƣợc về công tác sƣu tầm biên soạn ca dao Việt
Nam từ trƣớc đến nay. Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết, ca dao không chỉ
dừng lại ở mức độ là đối tƣợng để biên soạn, sƣu tầm mà ca dao, tục ngữ đã
trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ văn
học, ngôn ngữ học, xã hội học….
3


2.2.Những công trình nghiên cứu về Ca dao
2.2.1. Những công trình nghiên cứu về Ca dao nói chung
Ca dao là mảnh đất màu mỡ đối với các nhà nghiên cứu văn học nói
chung và văn học dân gian nói riêng. Bên cạnh những công trình sƣu tầm về
ca dao, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ca dao trên nhiều khía cạnh

với những vấn đề và cách triển khai khác nhau.
Năm 1973, Giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh
chủ biên cùng tác giả Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã đƣợc tái bản bổ
sung nhiều lần. Đây là một cuốn sách có nhiều đóng góp cho việc học tập
nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đặc biệt là
chƣơng: Các thể loại văn học dân gian Việt Nam. Cụ thể hơn là Các thể loại
trữ tình dân gian, trong đó có ca dao.
Năm 1992 với cuốn Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã nghiên cứu
một cách có hệ thống các yếu tố thi pháp trên nhiều khía cạnh: Ngôn ngữ, thể
thơ, kết cấu thời gian không gian nghệ thuật, một số biểu tƣợng hình ảnh
truyền thống trong ca dao. Có thể nói đây là cuốn sách có giá trị lớn trong
việc cung cấp cho độc giả những tri thức vừa cụ thể vừa khái quát về thi pháp
ca dao.
Bên cạnh công trình nghiên cứu một cách khá toàn diện về thi pháp ca
dao nói trên cũng có những công trình khác nghiên cứu về một khía cạnh của
thi pháp ca dao nhƣ: Nghệ thuật ca dao (1984) của Minh Hiệu; Khảo sát
phương thức tổ chức ngôn ngữ của ca dao (1987) của Nguyễn Phan Cảnh;
Cấu tứ trong thơ trữ tình dân gian và những truyền thống nghệ thuật của ca
dao dân ca Việt Nam (tái bản: 1991, 1997) của Chu Xuân Diên; Công thức
truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình (1997) của Bùi
Mạnh Nhị; Những thế giới nghệ thuật ca dao (1998) của Phạm Thu Yến; Tiếp
cận ca dao bằng phương pháp xâu chuỗi theo mô hình cấu trúc (1999) của
4


Triều Nguyên; một số bài viết trong cuốn sách Những vấn đề thi pháp văn
học dân gian (2003) của Nguyễn Xuân Đức v.v…
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca
dao trong đó phải kể ra một số các công trình tiêu biểu nhƣ: Ca dao Việt Nam
và những lời bình (2007) của Vũ Thị Thu Hƣơng; Bình giảng ca dao (1992)

của Hoàng Tiến Tựu; Bình giảng ca dao (2001) của Triều Nguyên; Văn học
dân gian (1972) của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên); Cấu trúc ca
dao trữ tình (2004) của Lê Đức Luận v.v… . Đây là những công trình nghiên
cứu, bình giảng về ca dao, nghiên cứu ca dao dƣới nhiều góc độ, phƣơng diện
cụ thể nhằm đƣa ra cho ngƣời đọc một cái nhìn đa chiều về ca dao Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về ca dao
dƣới góc độ văn học, văn hóa nhƣ: Luận án Biểu tượng nghệ thuật trong ca
dao truyền thống người Việt (năm 2001) của Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã bƣớc
đầu tiến hành phân loại, miêu tả và tìm hiểu hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật
trong ca dao từ nhiều phƣơng diện nhƣ: nguồn gốc và con đƣờng hình thành
biểu tƣợng, sự vận động của biểu tƣợng trong từng chỉnh thể đơn vị hoặc
nhóm đơn vị ca dao; Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hằng Phƣơng với đề tài: Sự
chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại (trên tư liệu ca
dao trữ tình người Việt) (2004). Trong luận án này, tác giả đã tìm ra yếu tố
truyền thống và yếu tố cách tân trong ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại về
phƣơng diện thi pháp. Luận án bƣớc đầu phát hiện và lý giải những quy luật
cơ bản chi phối sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện
đại.
Góp phần xây dựng nên chân dung con ngƣời qua ca dao phải kể đến
biện pháp miêu tả con ngƣời đƣợc các tác giả dân gian sử dụng. Nguyễn Thị
Thúy Loan trong luận văn Thạc sĩ với đề tài: Vấn đề miêu tả ngoại hình con
người trong kho tàng ca dao người Việt (2012) đã nghiên cứu để làm rõ vấn
5


đề này. Về mặt tƣ liệu, tác giả đã thống kê đƣợc một lƣợng tài liệu khá lớn.
Về mặt nội dung, tác giả chỉ dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình con ngƣời nhƣ
thế nào mà không nghiên cứu miêu tả ngoại hình con ngƣời bằng cách nào.
Tình yêu, hôn nhân là mảng đề tài vô cùng rộng mở và luôn đƣợc các
nhà văn học quan tâm, khai thác. Đặc biệt, văn hóa ứng xử về tình yêu, hôn

nhân của ngƣời Việt xƣa lại có sức hấp dẫn hơn nữa. Luận văn của Nguyễn
Thanh Trang với đề tài: Văn hóa ứng xử về tình yêu và hôn nhân trong ca dao
người Việt (2014), đã làm nổi bật một phần văn hóa ứng xử của ngƣời Việt
qua ca dao, thông qua việc hệ thống hóa một cách tƣơng đối chi tiết và đầy đủ
về mảng ca dao tình yêu, hôn nhân trong kho tàng ca dao ngƣời Việt.
Bên cạnh những mảng màu sáng trong tình yêu, hôn nhân, luận án của
Lê Huy Thực với đề tài: Triết học đạo đức trong kho tàng tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam (2015) lại đề cập tới nỗi bất hạnh trong tình yêu – hôn nhân
của con ngƣời, đặc biệt về nỗi bất hạnh của ngƣời phụ nữ.
Ca dao là mảnh đất nghệ thuật vô tận của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
khoa học nhân văn. Chính vì thế, ca dao đã đƣợc sƣu tầm, nghiên cứu từ rất
sớm. Đó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi cũng nhƣ những nhà
nghiên cứu sau này kế thừa và phát huy những giá trị vô giá trong kho tàng
văn học của dân tộc.
2.2.2. Những công trình nghiên cứu về thân phận con người trong Ca
dao
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chung về ca dao còn có nhiều
công trình nghiên cứu về một khía cạnh của thể loại này. Có thể nói đây là
khía cạnh khá nổi bật trong ca dao: vấn đề thân phận con ngƣời, đặc biệt là
thân phận ngƣời phụ nữ.
Năm 1957, khi đề cập đến vấn đề con ngƣời trong ca dao, Vũ Ngọc Phan
đã khẳng định: “Trong cuộc đời ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ quá và
6


chịu nhiều thiệt thòi quá. Mặc dù công sức đóng góp cho xã hội và gia đình
không thua kém gì đàn ông, nhƣng trong thực tế ngƣời phụ nữ không có
quyền lực gì” [40, tr. 231]. Về mặt nghệ thuật, tác giả nhận xét: “Những hình
tƣợng ẩn dụ nhƣ hoa, con cò… thƣờng đƣợc sử dụng để ví, để làm rõ nỗi khổ
và vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ một cách hết sức tế nhị và kín đáo” [40, tr.25].

Năm 1969, ở tập chuyên luận Thi ca bình dân Việt Nam, hai tác giả
Nguyễn Tấn Long và Phan Cảnh đã phân tích khá sâu sắc về thân phận của
ngƣời phụ nữ trong ca dao. Hai ông khẳng định về nội dung: Ngƣời phụ nữ
chịu nhiều thiệt thòi và áp bức trong xã hội. Họ bị lệ thuộc vào đàn ông và bị
tƣớc hết mọi quyền lực. Họ phản ứng lại với những bất công bằng nhiều cách
khác nhau. Họ dám chống lại luật lệ khắc khe, đi theo tiếng gọi của tình yêu
đích thực.
Năm 1974, trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình văn học dân
gian Việt Nam, Cao Huy Đỉnh cho rằng: “Vấn đề thân phận con ngƣời trƣớc
hết là số phận ngƣời dân nô lệ và ngƣời phụ nữ lao động là chủ đề chính của
ca dao dân ca. Cuộc đời ngƣời phụ nữ là một chuỗi những nỗi khổ đau dài
dằng dặc. Sống một mình cũng khổ, lấy chống cũng khổ và khổ hơn nữa nếu
nhƣ phải làm lẽ” [8, tr. 64]. Về nghệ thuật, tác giả nhận xét: “Hình tƣợng con
cò thƣờng đƣợc sử dụng để miêu tả hình ảnh ngƣời phụ nữ và ngƣời nông dân
với một âm điệu buồn man mác” [8, tr.78].
Năm 1978, trong cuốn Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân
gian Việt Nam, nhà nghiên cứu văn học dân gian Đỗ Bình Trị cho rằng: hình
tƣợng ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc gặp nhiều nhất trong hai dạng thức là bài ca
về sinh hoạt gia đình và bài ca trữ tình về tình yêu, hôn nhân (bài ca giao
duyên). Những nội dung mà ông đề cập đến trong công trình này là: Bài ca về
sinh hoạt gia đình, chủ yếu diễn tả sâu sắc nỗi đau khổ của ngƣời phụ nữ ở
trong gia đình và ngoài xã hội. Tác giả đã khẳng định: “Sự phản kháng mãnh
7


liệt đó bắt nguồn từ những mâu thuẫn với ách áp bức nặng nề của chế độ gia
trƣởng. Song mặt khác nó còn có cơ sở ở cách nhìn nhận vấn đề tình yêu và
hôn nhân của ngƣời phụ nữ” [53, tr.123]
Năm 1998, nghiên cứu Những thế giới nghệ thuật của ca dao, tác giả
Phạm Thu Yến cũng đã nêu lên cảm hứng về thân phận ngƣời phụ nữ trong ca

dao truyền thống và trong thơ hiện đại. Tác giả đã có cái nhìn khái quát về
thân phận ngƣời phụ nữ trong ca dao truyền thống để từ đó làm nổi bật nỗi
khổ và vẻ đẹp tâm hồn của họ.
Lê Văn Sâm, trong bài viết Thân phận người phụ nữ Việt Nam qua ca
dao hò vè đã phân tích về thân phận ngƣời phụ nữ với những nỗi khổ nhục vì
những hủ tục, quan niệm trọng nam khinh nữ, tƣ duy áp đặt lên ngƣời phụ nữ.
Tất cả đã tạo ra cuộc đời đầy oan trái của ngƣời phụ nữ xƣa thông qua ca dao.
Ngoài ra, còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về thân
phận con ngƣời trong ca dao nhƣ: Luận văn của Lƣu Thị Nụ (khoa ngữ văn
Đại học tổng hợp Hà Nội) với đề tài: Người phụ nữ qua những hình ảnh so
sánh trong ca dao Việt Nam (1992). Tác giả đã tìm hiểu hình tƣợng thơ ca là
ngƣời phụ nữ với tất cả các biểu hiện về ngoại hình, tính cách, thân phận và
đặc biệt là về tâm trạng của ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện qua thủ pháp nghệ
thuật so sánh trong ca dao.
Bên cạnh đó, còn có các luận văn nghiên cứu về ca dao nhƣ: Tìm hiểu
thân phận người phụ nữ qua ca dao với mô típ thân em (2001) của Lê Lan
Anh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Thể thơ lục bát trong ca dao
tình yêu người Việt (2002) của Phạm Thanh Huyền (Đại học sƣ phạm Thái
Nguyên); Không gian nghệ thuật trong ca dao hiện đại (2007 ) của Đỗ Thị
Tuyết Lan (Đại học sƣ phạm Thái Nguyên); Nét đẹp của người phụ nữ trong
ca dao cổ truyền người Việt (2008) của Lê Thị Nguyệt (Đại học sƣ phạm Thái
Nguyên …
8


Nhƣ vậy, điểm qua việc nghiên cứu tìm hiểu các công trình trên, chúng
tôi nhận thấy vấn đề thân phận con ngƣời Việt Nam trong ca dao không phải
là vấn đề mới mẻ, song ở mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả mới chỉ đi
vào một khía cạnh hay một vài khía cạnh về con ngƣời trong ca dao, góp phần
làm nổi bật số phận cũng nhƣ vẻ đẹp của con ngƣời Việt Nam. Để có một cái

nhìn khái quát hơn về thân phận con ngƣời Việt Nam thời kỳ trƣớc cách mạng
tháng Tám, chúng tôi quyết định tìm hiểu về thân phận con ngƣời qua ca dao
cổ truyền ngƣời Việt trên cơ sở kế thừa thành quả của những ngƣời đi trƣớc.
3. Mục đích nghiên cứu
Chọn vấn đề Thân phận con người qua ca dao cổ truyền người Việt, luận
văn nhằm mục đích làm rõ cuộc sống cực khổ, vất vả, bị chà đạp, o ép của
ngƣời nông dân, ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến xƣa đầy những bất
công. Những con ngƣời trong xã hội đó luôn khát khao đƣợc tự do, khát khao
có đƣợc cuộc sống tốt đẹp hơn nhƣng họ lại luôn phải chịu đựng sự chà đạp,
vô lý, bất công, coi thƣờng. Qua đó, tác giả đƣa ra cái nhìn bao quát về thân
phận của ngƣời nông dân, ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong xã hội Việt Nam, một xã hội với hơn 90% dân số là nông dân, xã
hội phong kiến với nhiều ràng buộc bởi lễ nghi, tập tục lạc hậu, một xã hội mà
địa vị của ngƣời phụ nữ luôn ở vị trí thấp nhất. Đối tƣợng nghiên cứu của luận
văn là thân phận con ngƣời trong ca dao, nói đến thân phận là nói đến số phận
cực khổ, bất hạnh của con ngƣời. Những con ngƣời bất hạnh nhất, cực khổ
nhất trong xã hội là ngƣời nông dân và ngƣời phụ nữ. Chính vì thế, trong
nghiên cứu này tác giả tập trung chủ yếu vào hai đối tƣợng trên để làm rõ thân
phận của họ đƣợc tái hiện qua ca dao cổ truyền của ngƣời Việt nhƣ thế nào.

9


Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu về thân phận, trọng tâm là thân phận
ngƣời nông dân và ngƣời phụ nữ trong ca dao cổ truyền của ngƣời Việt chứ
không phải ca dao Việt Nam nói chung.
Dựa vào một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu văn học dân gian đi
trƣớc, chúng tôi sử dụng khái niệm ca dao cổ truyền ngƣời Việt có nghĩa là

những bài ca dao của ngƣời Việt xuất hiện trƣớc năm 1945.
4.3. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tƣ liệu về ca dao rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên để làm đề tài Thân
phận con ngƣời qua ca dao cổ truyền ngƣời Việt, chúng tôi sử dụng tƣ liệu
ca dao trong bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt (4 tập) của Nguyễn Xuân
Kính và Phan Đăng Nhật làm chủ biên cùng các soạn giả Phan Đăng Tài,
Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang làm tƣ liệu khảo sát chính. Đây là công
trình tập thể, tập hợp một cách công phu và thống kê tƣơng đối đầy đủ về ca
dao Việt Nam từ nhiều cuốn sách. Chính vì thế, đây là một tài liệu rất có giá
trị, bộ sách cho chúng ta một bức tranh khá đầy đủ về ca dao cổ truyền của
ngƣời Việt.
Chính vì vậy, trong luận văn này chúng tôi trích dẫn nguyên văn lời ca
dao để làm dẫn chứng với cách chú thích (tra ở phần tài liệu tham khảo) để
chỉ dẫn xuất xứ.
Ví dụ:
Rủ nhau đi cấy xứ Đoài
Ăn cơm thời ít, ăn khoai thời nhiều (R240).
Đây là lời ca dao bắt đầu bằng chữ R, số thứ tự 240 đƣợc trích dẫn từ bộ
Kho tàng ca dao người Việt.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tài liệu để hiểu rõ hơn về
thân phận con ngƣời trong ca dao nhƣ:

10


-

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1957, tái bản 1998), Vũ Ngọc

Phan, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

-

Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam (2001) do Nguyễn Cừ, Nguyễn

Thị Huế, Trần Thị An biên soạn, Nxb Văn học.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu cơ bản của ngành nghiên cứu văn học nói chung và văn học dân gian nói
riêng nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và đặc
biệt luận văn có sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành – một phƣơng
pháp nghiên cứu khá cơ bản trong ngành Việt Nam học.
Phương pháp thống kê
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này nhằm thống kê toàn
bộ các lời ca dao nói về thân phận con ngƣời, đặc biệt là những lời ca dao viết
về thân phận ngƣời nông dân, ngƣời phụ nữ, để từ đó, trên cơ sở số liệu thống
kê đƣợc, chúng tôi có thể tiến hành phân loại phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa trên kết quả của việc thống kê, phân loại chúng tôi sẽ tiến hành
phân tích và hệ thống hóa để rút ra những kết luận cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, chúng tôi sẽ vận dụng kiến
thức của các ngành khoa học có liên quan nhƣ: văn hóa học, dân tộc học hay
ngôn ngữ học để lý giải về thân phận con ngƣời trong xã hội cũ, góp phần làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài Thân phận con người qua ca dao cổ truyền người
Việt luận văn muốn góp một phần nhỏ vào việc hệ thống đƣợc toàn bộ lời ca
dao phản ánh thân phận của con ngƣời, từ đó đi vào phân tích nội dung và
11



nghệ thuật làm nổi bật thân phận của ngƣời nông dân, ngƣời phụ nữ trong xã
hội cũ, nhằm cung cấp cho mọi ngƣời có những hiểu biết sâu hơn về thân
phận của con ngƣời trong xã hội phong kiến.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Thân phận ngƣời nông dân trong ca dao cổ truyền
ngƣời Việt
Chƣơng 3: Thân phận ngƣời phụ nữ trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt
Chƣơng 4: Phƣơng thức nghệ thuật biểu hiện thân phận con ngƣời
trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt.

12


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nói đến thân phận con ngƣời là nói đến những điều cụ thể gần gũi nhƣng
lại rất trừu tƣợng. Thân phận con ngƣời là điều mà chúng ta đang sống, trải
qua và cảm nhận từng ngày. Cuộc đời có nghĩa hay vô nghĩa điều do cách
nhìn và đón nhận cuộc sống của mỗi ngƣời. Con ngƣời khi sinh ra không ai
có quyền lựa chọn số phận cho mình. Mỗi chúng ta đều có một “thân phận”
riêng, không ai giống ai. Từ hoàn cảnh xã hội, gia đình, nền tảng văn hóa,
giáo dục cho đến những điều kiện giao tiếp trong cộng đồng và rất nhiều yếu
tố khác nữa, tất cả đều góp phần hình thành cái gọi là “thân phận” riêng của
mỗi chúng ta. Có những thân phận may mắn, cũng có những thân phận đen tối
mà mỗi chúng ta đều không có quyền chọn lựa. Chúng ta chỉ có thể đón nhận,
thích nghi, không ngừng cố gắng để thay đổi thân phận. Trong cuộc sống, có
những ngƣời ngay từ khi sinh ra đã đƣợc bao bọc trong nhung lụa, có kẻ hầu

ngƣời hạ. Bên cạnh đó, cũng có những ngƣời sinh ra với đôi mắt mù lòa, suốt
đời không nhìn thấy ánh mặt trời hay què quặt, không đủ chân tay nhƣ bao
ngƣời khác, mắc những chứng bệnh kinh niên, để rồi suốt đời rất hiếm khi có
đƣợc một ngày khỏe mạnh. Trong hầu hết các trƣờng hợp bất hạnh ấy, dƣờng
nhƣ không hề do bất kỳ lỗi lầm nào của bản thân họ mà con ngƣời quy chụp
là do số phận, họ phải chịu thân phận đó.
Bên cạnh đó, dù đƣợc sinh ra khỏe mạnh trong cùng một gia đình nhƣng
cách mà mỗi ngƣời thích nghi, cố gắng trong cuộc sống lại khiến cho mỗi
ngƣời có một số phận riêng. Nhƣ vậy, nói đến thân phận con ngƣời là muốn
nhấn mạnh đến sự tác động, ảnh hƣởng qua lại hai chiều giữa hoàn cảnh sống
và tính cách để tạo nên vòng đời, số phận và nét riêng ở mỗi con ngƣời.

13


Thân phận con ngƣời ở mỗi góc nhìn, mỗi khía cạnh lại đƣợc đánh giá khác
nhau. Bởi vậy, đã có rất nhiều cách lý giải về thân phận con ngƣời. Để làm rõ
vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra một vài khái niệm cũng nhƣ cách nhìn,
quan niệm về thân phận con ngƣời từ góc độ văn chƣơng, triết học, tôn
giáo….
1.1. Quan niệm về thân phận con ngƣời trong xã hội
1.1.1. Khái niệm thân phận con người
Vấn đề con ngƣời luôn là sự quan tâm, phân tích, luận bàn trực tiếp hay
gián tiếp của các trƣờng phái triết học xƣa và nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi
thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con ngƣời có góc độ, khía
cạnh khác nhau. Chủ đề này không mới nhƣng lại luôn mang tính thời sự và
chƣa bao giờ cũ. Chúng ta khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh thì nhiều
nhƣng khám phá, tìm hiểu về con ngƣời, bản thân mình, nhƣ nhiều nhà
nghiên cứu thừa nhận thì vẫn còn ít.
Ngày nay, vấn đề con ngƣời, thân phận con ngƣời và nhân loại lại nổi

lên và đặt ra nhiều vấn đề mới hơn bao giờ hết. Nói về thân phận con ngƣời
đã có rất nhiều quan niệm khác nhau với những cách lý giải riêng nhƣng phần
lớn đều mang tính bi quan, vì cảm thấy con ngƣời bất hạnh, bị chà đạp, thấp
kém, khổ đau.
Theo từ điển tiếng Việt, thân phận con ngƣời có nghĩa là:“địa vị xã hội
thấp hèn hoặc cảnh ngộ không may mà con người không sao thoát khỏi được,
do số phận định đoạt (theo quan niệm duy tâm)” [ 63].
Theo Từ điển mở Wiktionary thân phận là: “Địa vị xã hội thấp hèn và
cảnh ngộ không may của bản thân mỗi người như đã bị định trước” [64].

14


Từ “Thân phận” có thể dùng trong một số kết hợp nhƣ: thân phận nghèo
hèn, thân phận tôi tớ, thân phận con cò, thân phận ngƣời nông dân, thân phận
ngƣời phụ nữ. Đặc biệt trong ca dao thƣờng xuất hiệm cụm từ: thân phận con
cò, thân phận con tằm, để nói lên thân phận vất vả, cực khổ của ngƣời nông
dân trong xã hội cũ.
1.1.2. Thân phận con người theo quan niệm Nho giáo
Nhƣ chúng ta đã biết, Nho giáo còn đƣợc gọi là Khổng giáo, là một hệ
thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để giáo hoá con
ngƣời, nhằm xây dựng một xã hội thịnh trị. Sau này nhà nƣớc phong kiến đã
sử dụng Nho giáo nhƣ một công cụ để củng cố và duy trì trật tự xã hội. Khổng
Tử đã đặt ra một loạt những chuẩn mực cho một số hoạt động chính trị và an
sinh xã hội: Tam cƣơng ngũ thƣờng là lẽ đạo đức mà nam giới cần phải theo.
Tam tòng tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới cần phải có. Ông cho rằng nếu
ngƣời trong xã hội giữ đƣợc Tam cƣơng ngũ thƣờng, Tam tòng tứ đức thì xã
hội đƣợc bình ổn.
Nho giáo vào Việt Nam trƣớc hết giữ vai trò của một học thuyết chính
trị, đạo đức giúp nhà vua trị nƣớc, yên dân và xây dựng một trật tự xã hội phù

hợp với cƣơng thƣờng lễ nghĩa. Sau đó, Nho giáo đã dần trở thành công cụ
đắc lực và chỗ dựa của các triều đại phong kiến Việt Nam, áp bức nhân dân
lao động Việt Nam cả trên hai bình diện thế giới quan duy tâm và đạo đức chính trị - xã hội.
Nhƣ vậy, từ một hệ thống đạo đức có nhiều ƣu điểm làm chuẩn mực cho
xã hội, dần dần, khi nó đã trở thành một công cụ để cai trị nhà nƣớc thì hệ
thống này có những điều ràng buộc con ngƣời khá khắt khe.

15


Khi Nho giáo giữ vai trò nhƣ một công cụ để cai trị, ngƣời phụ nữ tuân theo
“Tam tòng, tứ đức” có nghĩa là luôn phải phụ thuộc, phục tùng ngƣời đàn
ông, họ không thể tự quyết định cuộc sống của mình. Đây là những quy tắc
khắt khe, cứng nhắc ràng buộc ngƣời phụ nữ trong mọi mối quan hệ. Họ
dƣờng nhƣ bất khả kháng, không hề có một chút địa vị cũng nhƣ quyền lực
trong gia đình và ngoài xã hội. Giai cấp phong kiến chỉ quan tâm và tìm cách
làm thế nào để giữ vững đƣợc vị thế của họ mà không cần quan tâm đến
những con ngƣời khác trong xã hội. Chính vì thế, thân phận con ngƣời trong
xã hội phong kiến với tƣ tƣởng Nho giáo không đƣợc quan tâm, ngƣời lao
động và phụ nữ bị coi thƣờng. Họ sinh ra chỉ để phục tùng, chịu cuộc đời vất
vả, bất công là lẽ đƣơng nhiên. Đó là số phận của họ, họ sinh ra để chịu đau
khổ, chịu sự bóc lột.
1.1.3. Thân phận con người theo quan niệm Phật giáo
Nếu nhƣ trong Nho giáo quan niệm thân phận con ngƣời không do họ
định đoạt thì trong Phật giáo lại quan niệm thân phận con ngƣời do chính
nghiệp mà con ngƣời tạo nên từ kiếp trƣớc. Theo Phật giáo, sự rủi may trong
số phận không phải do thiên mệnh hay định mệnh mà thân phận mỗi con
ngƣời là kết quả do quá trình của chính ngƣời đó hành động từ một đến nhiều
đời. Hay nói cách khác, con ngƣời tồn tại trên thế gian này là kết quả của
nghiệp thiện và bất thiện của họ từ quá khứ (luật nhân quả), chứ không do sự

thƣởng, phạt nào của bất cứ ai.
Vấn đề thân phận đƣợc Phật giáo phản ánh trong giáo lí Tứ Diệu Đế,
biểu hiện tập trung ở Khổ Đế. Phật quan niệm đời sống con ngƣời, thân phận
con ngƣời về căn bản là khổ đau. Phật nhìn nhận cuộc sống, thân phận con
ngƣời một cách khách quan, không ru con ngƣời ta vào giấc mơ ở cõi Niết
Bàn hay miền Cực Lạc, cũng không làm cho con ngƣời ta bi quan trong cuộc
16


sống. Phật chỉ dạy cho con ngƣời thức tỉnh, nhận thức rõ cuộc đời, thân phận
theo đúng chân tƣớng của nó. Từ đó chỉ dẫn họ đi tìm con đƣờng giải thoát.
Quan niệm về thân phận con ngƣời trong triết học Phật giáo thiên về xu
hƣớng âm tính: khổ đau, bất hạnh. Con ngƣời sống chủ yếu chỉ lo tham lam
hƣởng thụ. Họ cho rằng cuộc đời là một sự hƣởng thụ mà không ý thức đƣợc
cái lạc thú ấy chỉ là khoảnh khắc, chóng tàn chóng mất. Một ngày nào đó cái
vô thƣờng ập đến thì con ngƣời sẽ rơi vào bể khổ trầm luân. Từ ý thức về thân
phận con ngƣời nhƣ vậy, Phật đã đi tìm nguyên nhân khiến con ngƣời khổ
đau, bất hạnh. Ngài cho rằng có vô vàn nguyên nhân, nhƣng có ba nguyên
nhân chính tạo nên, đó là Tham - Sân - Si (Tham: lòng tham; Sân: nóng vội,
vội vàng, hấp tấp; Si: quá si mê, đắm đuối một điều gì đó). Ba thứ này Phật
gọi là tam độc, đó là nguồn gốc, căn nguyên của mọi khổ đau, mà nguyên
nhân dẫn đến tam độc chính là ái dục và vô minh, đó chính là Nghiệp.
Phật giáo rất lạc quan với kiếp sống của con ngƣời, Phật giáo hƣớng con
ngƣời tới trách nhiệm cá nhân, đó là diệt trừ tham, sân, si cho chính bản thân
mình. Đức Phật dạy rằng khi con ngƣời trút hơi thở cuối cùng họ sẽ mang
theo hai hành trang theo họ. Hành trang thứ nhất là việc thiện mà họ đã tích
lũy trong cuộc đời sẽ đƣa họ lên cõi an lành, niết bàn. Hành trang thứ hai là
những hành vi tội lỗi nhƣ giết ngƣời, cƣớp của, lừa dối… những việc đã tạo
đau thƣơng cho chính bản thân và ngƣời khác sẽ đẩy họ xuống thế giới thấp
kém nhƣ súc vật quỷ đói. Nhƣ vậy thân phận con ngƣời sẽ giúp con ngƣời

tiến bộ đi lên hoặc thoái hóa đi xuống là do nghiệp mà họ đã tạo ra. Mỗi con
ngƣời sinh ra đều có một thân phận khác nhau, tuy nhiên mỗi ngƣời đều có
thể sống an vui với thân phận của mình nếu nhƣ họ biết sửa đổi nghiệp, nỗ lực
tu tâm, hành thiện.

17


1.1.4.Thân phận con người trong Triết học Hiện sinh
Vấn đề con ngƣời, giá trị con ngƣời, thân phận con ngƣời chƣa bao giờ
đƣợc các nhà triết học phƣơng Tây quan tâm và bàn luận nhiều nhƣ trong thời
hiện đại, nhất là từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
Chủ nghĩa hiện sinh là một trƣờng phái triết học chủ yếu trong trào lƣu
chủ nghĩa nhân bản phi duy lý. Triết học hiện sinh đặt lên vị trí hàng đầu, tính
đặc thù độc đáo của tồn tại con ngƣời. Tính độc đáo này không thể nhận thức
bằng khái niệm và cũng không thể diễn đạt qua ngôn ngữ. Chủ nghĩa hiện
sinh bắt nguồn từ học thuyết của S. Kierkegaard và trở thành một trào lƣu tƣ
tƣởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Triết học hiện sinh là triết học dạy con ngƣời suy nghĩ về thân phận làm
ngƣời. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả với chủ ý cho chúng ta cảm
thấy sự khinh bỉ đối với những con ngƣời tầm thƣờng, với mục đích làm thức
tỉnh con ngƣời, bỏ cách sống của sự vật để bắt đầu một đời sống nhân vị,
nhân vị cao cả của con ngƣời tự do. Triết học hiện sinh đã đƣa con ngƣời trở
lại với con ngƣời, đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa
cuộc đời.
Triết học hiện sinh hƣớng về phía con ngƣời, quan tâm tới con ngƣời cụ
thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, chứ không quan tâm vũ trụ hay con ngƣời
bằng khái niệm chung chung. Triết học hiện sinh còn ảnh hƣởng rõ rệt của tƣ
tƣởng Phật giáo, coi cuộc đời con ngƣời là bể khổ trầm luân, nhìn nhận thực
tế cuộc sống con ngƣời từ sự khổ đau, bi đát.

Về chủ nghĩa hiện sinh trong văn học, thân phận con ngƣời đƣợc phản
ánh qua hàng loạt nhân vật với những biểu hiện khác nhau. Nội dung chính
của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học là thể hiện thân phận đau khổ của con
18


ngƣời trong cuộc đời, sự xung khắc căng thẳng của con ngƣời trong xã hội
hiện đại và nỗi lo âu sợ hãi của con ngƣời trong một thời đại khủng hoảng khi
niềm tin và chân lý không còn, trƣớc mắt con ngƣời chỉ là sự đổ vỡ.
Triết học phƣơng Tây hiện đại có hàng trăm trƣờng phái, nhƣng tập
trung bàn về ba hệ triết học: triết học con ngƣời, triết học khoa học và triết
học tôn giáo, trong đó trung tâm là triết học về con ngƣời, thân phận con
ngƣời, dù đa dạng nhƣng chung quy là “tìm về nhân vị con ngƣời”
(M.Schler), hay hƣớng về “những giá trị con ngƣời” (R.Le Senne 1882-1954).
Vấn đề nhân vị con ngƣời nhƣ là vấn đề đầu tiên, xuyên suốt tất cả các trào
lƣu triết học hiện đại.
1.2. Thân phận con ngƣời trong Văn chƣơng
Con ngƣời là hạt nhân của mọi sự tồn tại, quan niệm về con ngƣời trong
mỗi hình thái ý thức xã hội không đồng nhất. Với vai trò là một hình thái ý
thức xã hội, văn chƣơng đề cập tới vấn đề con ngƣời theo hƣớng riêng của
mình.
1.2.1. Thân phận con người trong Văn học thế giới
Văn chƣơng thời đại nào và ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều kỳ vọng
mang đến cái đẹp chân - thiện - mỹ cho con ngƣời, cho cuộc sống. Cái đẹp
văn chƣơng là cái đẹp tâm hồn thuần khiết, tỏa ra ở mỗi ngòi bút, bằng sự
cảm nhận từ chính trái tim đƣợc rung động.
Thân phận con ngƣời là đề tài muôn thuở của các nền văn hóa và là đích
đến của văn học mọi thời đại. Những tác phẩm kinh điển thế giới đều xoay
quanh vấn đề thân phận con ngƣời. Macxim Goorki nói văn học là nhân học,
chính giá trị nhân bản viết về con ngƣời và vì con ngƣời là nhân tố làm nên

sức sống cho mọi nền văn hóa của mọi thời đại. Điểm chung nhất của sự phát
19


×