Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thị trường điện: Tính toán giá biên nút, giá biên vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 15 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt
Thực hiện: Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình
1. Hoàng Minh Thắng
2. Lê Anh
3. Hà Quốc Việt
4. Nguyễn Tất Thành
5. Nguyễn Duy Ngọc
6. Lê Đức Dũng
7. Thái Hồng Ngọc
8. Nguyễn Minh Tuyến


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

I. Mở đầu
Theo sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngành công nghiệp điện lực ngày nay phát
triển nhanh chóng. Chi phí sản xuất và sự phát triển của phụ tải mang tính chất ngày càng
phức tạp v à khó dự báo chính xác đặc biệt là trong môi trường vận hành độc quyền với các
quy định phức tạp. Trước tình hình đó, nhu cầu phát triển năng suất, hiệu quả và độ linh hoạt
để ứng phó với những đột biến trong tương lai mạnh mẽ và thách thức hơn bao giờ hết. Một
trong những hướng này đã thu hút nhiều sự hợp tác giữa khách hàng và điện lực thông qua
việc cải cách đổi mới giá điện nhằm cung cấp sự lựa chọn rộng rãi và việc sử dụng tốt hơn
thông tin về chi phí sản xuất điện và nhu cầu của khách hàng, đó là tiền đề để bắt buộc xây
dựng thị trường điện cạnh tranh. Khi đó, khác với cấu trúc giá thông thường, giá bán điện thay
đổi cả về không gian, thời gian trên cơ sở xây dựng theo giá vận hành biến đổi và những chi
phí phụ khác cho chất lượng bảo trì và dịch vụ điện năng đáng tin cậy.
Xét trên quan điểm xã hội về mặt hàng năng lượng điện thì bản chất cũng là hàng hóa,


vì vậy năng lượng điện phải có được đầy đủ tính chất của hàng hóa đó là có thể mua, bán và
kinh doanh. Đồng thời, phải được xét đến sự thay đổi trong không gian, thời gian về giá trị và
chi phí. Hiện tại, ngành điện đang áp dụng phương pháp trung bình về chi phí. Nổi bật lên là
phương pháp tính tổn thất trung bình trong tất cả khách hàng, không quan tâm đến vị trí của
khách hàng, các khách hàng đều có một mức giá điện như nhau. Vì vậy tổn thất trung bình
trong tất cả các khách hàng không tạo nên một yếu tố cạnh tranh trong thị trường điện. Vì
những yếu tố đó, giá nút được đưa ra như một cơ cấu hoàn chỉnh cho sự thành lập thị trường
điện.
II. Giá biên nút trong thị trường điện (Locational Marginal Price - LMP)
Trước hết ta tìm hiểu về giá nút. Giá nút là phương pháp xác định giá cung cấp cho thị
trường, tính toán cho từng vị trí trên lưới truyền tải. Mỗi nút tương ứng với vị trí vật lý trên
hệ thống truyền tải, ở đó công suất được đưa vào bởi máy phát và lấy ra bởi tải. Giá tại mỗi
nút tương ứng với giá điện theo vị trí, bao gồm chi phí sản xuất điện, chi phí phân phối và
các ràng buộc. Giá nút thay đổi cả về không gian, thời gian, được xây dựng theo giá vận hành
biến đổi và những chi phí phụ khác cho chất lượng bảo trì và dịch vụ điện năng đáng tin cậy
theo yêu cầu thị trường.
Giá nút bao gồm 3 thành phần:

Cụ thể:
• Nodal Price: Giá nút
• Marginal Cost of Generator: Chi phí cận biên của máy phát, là chi chí để

cung cấp MW tiếp theo.


Marginal Cost of Losses: Chi phí cận biên của tổn thất.



Margial Cost of Transmission Congestion: Chi phí cận biên của giới

hạn truyền tải

Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

2/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Như vậy, giá nút phải thỏa mãn hàm mục tiêu: Min f(X, P, Q)


G(X, P, Q) = 0



H(X, P, Q) ≤ 0

Trong đó :


f(X,P,Q): Là hàm mục tiêu được diễn tả như là chi phí vận hành ngắn hạn.



G(X,P,Q): Là đại lượng vector, diễn tả những ràng buộc cân bằng.




H(X,P,Q): Là đại lượng vector, diễn tả những ràng buộc không cân bằng của tất
cả các giá trị.



X: Là vectơ giá trị điều khiển và các giá trị ổn định.

Các ràng buộc cân bằng g(x) bao gồm: Phân bố công suất tối ưu được đưa ra cho các
ràng buộc cân bằng công suất, mà tổng công suất của các máy phát phải đáp ứng toàn bộ
tổng các công suất tải và tất cả tổn thất công suất.
Các ràng buộc không cân bằng h(x) bao gồm: Giới hạn của công suất tác dụng và công
suất kháng của máy phát. Giới hạn trên của dòng công suất Pij trên đường dây i-j. Giới hạn
trên và giới hạn dưới của tỉ số biến áp (t) và sự dịch pha (α) của máy biến áp.
Trong thị trường điện cạnh tranh, giá nút tương ứng với chi phí gia tăng thực tế gia
tăng cho mỗi nút - tức là, chi phí để sản xuất thêm một đơn vị điện năng tại vị trí đó. Chi phí
gia tăng này sẽ được xem như là một tín hiệu cho cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất
năng lượng. Như vậy, giá nút phản ánh trung thực chi phí sản xuất điện và thay đổi theo thời
gian, vào giờ cao điểm giá điện sẽ cao thúc đẩy khách hàng điều chỉnh cách sử dụng năng
lượng điện phù hợp với giá biên vì vậy khách hàng có thể lựa chọn việc sử dụng năng lượng
như thế nào cho hiệu quả từ đó có thể điều tiết phụ tải. Giá nút phân phối chi phí tổn thất dựa
vào vị trí vì vậy có thể cho tín hiệu giá một cách hiệu quả, có tính cạnh tranh trong thị trường
điện, từ đó tạo sự phát triển của thị trường điện. Tạo nên sự công bằng: Giảm các sự trợ
giá…, ví dụ: tính chi phí của khách hàng dựa vào các chi phí mà các công ty điện lực bỏ ra
để phục vụ cho khách hàng đó.
Ví dụ: Giả sử chúng ta có một hệ thống truyền dẫn Với chỉ hai khu vực riêng biệt, được
gọi là Nút 1 và Nút 2: Nút 1 có máy phát điện 80 megawatt (MW) và 20 MW tải, trong khi
Node 2 có một Máy phát điện 20 MW và 50 MW tải. Vì vậy, tổng công suất phát điện trong
hệ thống, 100 MW, đủ để phục vụ tổng tải 70 MW. Tuy nhiên, để đáp ứng tải tại Nút 2, thì
bắt buộc phải truyền tải điện năng từ Nút 1.


Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

3/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đáp ứng 70MW tải đó với chi phí thấp nhất. Để trả lời
câu hỏi đó, chúng ta xem xét chi phí biên của mỗi máy phát điện. Máy phát trong Nút 1 có
chi phí biên là $10/MWh. Máy phát điện ở Nút 2 là một đơn vị nhỏ với chi phí cận biên
$50/MWh. Nếu mỗi chủ sở hữu dự thầu chi phí biên và không có hạn chế truyền tải, thì khi
đó máy phát điện trong Nút 1 sẽ cung cấp toàn bộ tải trong cả hai khu vực. Giá thị trường chỉ
bằng $10/MWh. Và sẽ rất khó khăn hơn nếu đường truyền không có đủ công suất để truyền
tải toàn bộ công suất cần thiết để phục vụ tải trong Nút 2. Khi đó để đảm bảo khả năng phục
vụ, chi phí điện cung cấp từ Nút 1 cho nhóm tải của Nút 2 sẽ được cộng thêm chi phí gia tăng
khác. Trong các tải của Nút 2, một phần hoặc hoàn toàn sẽ được cách ly khỏi phần còn lại
của hệ thống, nơi chi phí điện cao hơn.
Như vậy, giá điện sẽ như thế nào trong các Nút 1 và 2 ?
Có hai lựa chọn thay thế:
Một là "xã hội hóa" chi phí phục vụ tải trong Nút 2, đây là mô hình các nước đã làm
trong nhiều thập kỷ. Ví dụ: khách hàng ở nông thôn thường không bị tính phí cao hơn khách
hàng trong Thành phố, mặc dù chi phí cho mỗi khách hàng về lưới ở khu vực nông thôn là
cao hơn. Theo cách tương tự, khách hàng bán lẻ không bị tính giá khác nhau cho cùng một
mục đích, và giá điện được tính trung bình trên tất cả các khách hàng của một tiện ích. Mô
hình này chỉ phù hợp trong trường hợp bán lẻ.
Ở cấp độ bán buôn, cách hiệu hiệu quả nhất là phản ánh chi phí cung cấp MW tiếp
theo trong giá của mỗi nút. Đây là phương pháp có tính khả thi cao nhất. Giá biên điểm
nút (LMP-locational marginal price) là chi phí biên nguồn cấp khi tăng một năng lượng kế
tiếp ở bus nào đó được xem như là chi phí biên của máy phát nói cách khác LMP là chi phí

tăng thêm khi cung cấp thêm 1MW năng lượng ở bus đó. Khi hệ thống có công suất vô cùng
lớn thì giá biên được xem là bằng nhau và ngược lại khi giá biên khác nhau ở mỗi nút tức là
đã xảy ra tắc nghẽn.
Ta có sơ đồ tính toán LMP như sau:

Thành phần LMP bao gồm giá năng lượng hệ thống, chi phí tắc nghẽn truyền tải và chi
phí tổn thất biên. Với việc biết được các giá biên trong hệ thống chúng ta có thể hoàn toàn
xác định được các biên khu vực trong trong phân chia thị trường và đây chính là cơ sở trong
công tác quản lý tắc nghẽn trong thị trường điện cạnh tranh.
Trong ví dụ trên, giá LMP là $10/MWh trong Nút 1 và $50/MWh ở nút 2. Và tương
ứng, giá bán phải phản ánh cách thức chi phí thấp nhất để cung cấp thêm một MW cho mỗi
nút. Khi đó, việc tính toán trở nên phức tạp đặc biệt là với số nút tăng, như sự phát sinh trong
các nút khác trong hệ thống có thể ảnh hưởng đến việc các máy phát điện có thể phục vụ các
nút 1 và 2, và LMP tương ứng của họ.
Mục đích của LMP là giá cả phải phản ánh sự tăng trưởng tự nhiên của một thị trường
do trung tâm điều độ điều hành và tạo ra động lực thúc đẩy hiệu quả của các nhà cung cấp và
người tiêu dùng nhằm giảm tắc nghẽn hệ thống trong các khu vực khác nhau. Điều đó có
Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

4/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

nghĩa là phải có khả năng tính biên chi phí tại mỗi nút và trong mỗi giờ.
Trong một hệ thống tối ưu, LMP tương ứng với chi phí gia tăng thực tế gia tăng cho
mỗi nút - tức là, chi phí để sản xuất thêm một đơn vị điện năng tại vị trí đó. Chi phí gia tăng
này sẽ được xem như là một tín hiệu cho cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất năng lượng.
Khi có lỗi đường truyền không mong muốn hoặc máy phát điện gặp sự cố bảo trì đột ngột,

hoặc có thể phản ánh khu vực trong hệ thống bị tắc nghẽn thường xuyên, hoặc hệ thống
truyền tải bị tắc nghẽn tại một địa điểm cụ thể. Giá biên vùng LMP sẽ cung cấp cho cả người
tiêu dùng và nhà cung cấp những tín hiệu giá cả quan trọng. Về phía cầu, LMP cao có thể
khuyến khích người tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả, nghĩa là sử dụng ít điện hơn khi
giá cả cao. Sự đáp ứng nhu cầu như vậy có thể giảm giá thị trường bằng cách giảm nhu cầu
tạo ra chi phí cao, và có thể tạo ra lợi ích hệ thống lớn, ngay cả khi chỉ một phần nhỏ tải
phản ứng với giá. Bằng cách làm cho giá cả ở cấp địa phương minh bạch hơn, LMP cung cấp
một sự khuyến khích đối với các chương trình ứng phó với nhu cầu chi phí tiết kiệm điện
làm giảm việc sử dụng điện trong thời gian cao điểm. Về phía cung, LMP liên tục cao cho
các nhà đầu tư tiềm năng nguồn lực bổ sung cần thiết, phục vụ để gây ra đầu tư nâng cấp hệ
thống.
Khi áp dụng giá nút, việc tổ chức lại lưới điện công nghiệp kéo theo việc chuyển mô
hình vào những hoạt động điều khiển thời gian thực của lưới điện, quản lý điều độ là một
trong những hoạt động điều khiển quan trọng trong một hệ năng lượng. Và khi đó, vấn đề
ảnh hưởng của lưới truyền tải đến hoạt động của thị trường điện cạnh tranh là một trong
những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Sự tắc nghẽn ở lưới truyền tải có thể được làm giải quyết bằng sự hợp nhất những ràng
buộc khả năng tải đường dây trong việc điều độ và quá trình lập kế hoạch, bao gồm việc điều
độ lại công suất phát hoặc cắt bớt phụ tải hoặc thực hiện một số biện pháp kỹ thuật khác. Khi
hệ thống truyền tải không có dung lượng vô hạn thì nó có thể xảy ra trường
hợp cần thiết để lựa chọn giá chào đắt để tránh gây quá tải trên đường dây. Vì thế tắc nghẽn
là tình huống mà khi nhu cầu dung lượng truyền tải vượt quá dung lượng giới hạn của đường
dây, dẫn đến vi phạm các giới hạn an toàn, nhiệt, các giới hạn về đảm bảo điện áp hoặc điều
kiện (N-1)… Do đó, tắc nghẽn là kết quả tất yếu của trào lưu công suất, có thể xảy ra bất cứ
điểm nào trong hệ thống. Để giải quyết triệt để vấn đề này, sử dụng giá biên vùng kết hợp
phương pháp giá biên nút sẽ là một phương pháp hiệu quả được xét đến.
Điều này cũng tương tự như việc tham gia giao thông trên các tuyến đường, có thể dự
định đi theo một tuyến đường, nhưng sau đó có thông tin rằng số phương tiện tham gia giao
thông đặc biệt tăng cao trên tuyến đường đó. Người lái xe được khuyến khích thay thế tuyến
đường mặc dù có thể quảng đường xa hơn, chi phí tốn kém hơn nhưng sẽ làm giảm áp lực

giao thông có thể dẫn đến tắc đường và khi đó người lái xe cũng bị thiệt hại là không đảm
bảo lộ trình đề ra.
Ví dụ tính toán giá biên nút:
Xét sơ đồ 8 bus với các thông số được cho trong các bảng sau:

Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

5/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Bus

Máy phát (MW)

Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

Tải (MW)
6/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

1

90


-

2

-

320

3

150

350

4

250

420

5

600

-

6

250


550

7

550

-

8

-

250

Σ

1890

1890

Bảng 3: Thông số máy phát và tải theo khả năng đồng thời
Tính toán phân bổ công suất theo PWS, ta thấy không có đường dây nào bị quá tải:

Phân bổ công suất khi xảy ra tắc ngẽn tính bằng PWS như sau:

Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

7/15



Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Sau khi phân bố công suất, ta tính được LMP tại các nút:

Giá biên điểm nút trung bình ALMP được áp dụng để tính toán các chi phí tắc
nghẽn, đối với trường hợp trên ta có ALMP 1 = 19,90$/MWh và ALMP2 = 30,00$/MWh.
Dựa vào ALMP ta chia ra trong thị trường thành 2 vùng và có công suất truyền
liên vùng như sau:

Tài khoản tắc nghẽn dựa vào công suất truyền liên vùng được tính như sau:
Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

8/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

(MWh)

Từ

Tới

ALMP1

ALMP2

($/MWh)


Tài khoản tắc
nghẽn ($)

90

1

2

19,90

30,00

909

320

1

2

19,90

30,00

3232

280


1

2

19,90

30,00

2828

250

1

2

19,90

30,00

2525

550

2

1

30,00


19,90

-5555

Σ

Nhóm học viên lớp Thạc sĩ KTĐ K34 Quảng Bình

3939

9/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Chi phí tắc nghẽn truyền tải như sau:
Thành phần
tham gia thị

Máy phát cung cấp

trường
L2

ALMP1 ALMP2

Chi phí tắc nghẽn

($/MWh)


($)

G5: 300,0

30,0

19,90

3030

G3: 20,0

30,0

30,0

0,0

G5: 280,0

30,0

19,90

2828

G1,1: 90,0

30,0


19,90

909

G3:80,0

30,0

19,90

808

G4: 106,5

30,0

30,0

0,0

L6

G7: 200,0

19,90

30,0

-2020


L8

G6: 105,7

30,0

19,90

1067,57

L3

L4

Σ

6622,57

ALMP ($/MWh)

Lợi nhuận bán ($)

Năng lượng bán của tải và máy phát
Thành phần
tham gia thị
trường

Năng lượng bán
(MWh)


L2

20,0

30,0

600,0

L3

50,0

30,0

1500,0

G1,1

20,0

19,90

398,0

G2,1

100,0

19,90


1990,0

G3

77,7

30,0

2331

Σ

267,7

6819

Năng lượng mua của tải và máy phát.
Thành phần tham

Năng lượng mua

ALMP

Tiền mua

gia thị trường

(MWh)


($/MWh)

($)

L4

23,5

30,0

705,0

Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

10/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

L6

100,0

19,90

1990,0

L8


144,3

30,0

4329

Σ

267,7

7024

Tất cả năng lượng được bán tới thị trường năng lượng giao ngay được bán ở giá
ALMP của khu vực máy phát, và tất cả năng lượng mua từ thị trường giao ngay ở giá
ALMP của tải ở khu vực đó, việc mua bán năng lượng từ thị trường giao ngay kéo theo
các chi phí tắc nghẽn. Tổng các chi phí tắc nghẽn trả trong thị trường giao ngay bằng với
tổng thanh toán khi mua trừ tổng doanh thu khi bán. Trong hệ thống này, tổng chi phí tắc
nghẽn là (6622,57+7024-6819)=6827,5$. Ta thấy, tổng chi phí tắc nghẽn này lớn hơn tổng
tín dụng tắc nghẽn 3939 $, lượng tiền dư ra từ chi phí tắc nghẽn được sử dụng cho bất cứ
sự thiếu hụt nào sau này trong các giờ khác.
III. Giá biên vùng trong thị trường điện
Giá biên vùng là giá được tính toán bằng cách phân chia hợp lý thị trường và thay
đổi linh hoạt tùy thuộc vào tình trạng của hệ thống truyền tải. Việc áp dụng giá biên vùng
với cách tính hợp lý, mức lợi nhuận xã hội có thể đạt được tiệm cận với giá trị khi sử dụng
phương pháp giá điện theo nút. Đồng thời, việc sử dụng giá điện theo vùng sẽ làm đơn
giản hơn thị trường điện khi thực hiện giao dịch.
Xét ví dụ như sau:
hệ thống được giả định gồm 5 nút được liên kết bằng 6 đường dây liên kết mạch
vòng. Hệ thống được giả thiết không có tổn thất trên đường dây, các đường dây có chiều
dài và thông số như nhau. Nguồn phát và trào lưu công suất được thể hiện như hình dưới.


Trào lưu công suất trước khi có tắc nghẽn
Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

11/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Khi hệ thống không có tổn thất trên đường dây, giá điện xác định tại các nút cân
bằng và bằng 16.842. Tổng lợi tức xã hội được tính bằng 3157. 895. Doanh thu của lưới
bằng 0 do không có tắc nghẽn.
Giả thiết rằng có 2 đường dây bị tắc nghẽn: đường dây 1-2 có giới hạn truyền tải
bằng 51 và đường dây 4-5 có giới hạn truyền tải bằng 11. Trong điều kiện tắc nghẽn, giá
điện giữa các nút khác nhau với độ chênh lệch giữa các nút là 2.91%, tương đối nhỏ. Giá
trị lợi tức xã hội giảm xuống 3155.487. Chi phí tắc nghẽn bằng 2408. Trào lưu công suất
từ nút 1 (nút rẻ nhất) giảm từ 105.265 xuống 97.172 trong khi đó trào lưu công suất về nút
4 (nút đắt nhất) lại giảm.

Trào lưu công suất khi C12 =51; C45=11
Trong trường hợp 2 đường dây trên bị quá tải, đặt giả thiết rằng đơn vị vận hành hệ
thống sẽ giới hạn công suất tải của đường dây ở mức 10, trào lưu công suất và giá các nút
như sau.

Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

12/15



Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

Trào lưu công suất khi C24 =10
Trong điều kiện tắc nghẽn, giá điện giữa các nút khác nhau với độ chênh lệch giữa
các nút tương đối lớn, khoảng 10.1%. Giá trị lợi tức xã hội giảm xuống 3137.356. Chi phí
tắc nghẽn bằng 20.539. Chúng ta có thể thấy, trong trường hợp này, đường dây 1-2 và 4-5
đã hết quá tải. Phương pháp này được áp dụng tương đối phổ biến mặc dù nó có nhược
điểm là chênh lệch giá điện giữa các nút tương đối cao và chi phí tắc nghẽn lớn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi giới hạn công suất truyền tải trên đường dây truyền tải
liên vùng để giải quyết vấn đề tắc nghẽn bên trong các thị trường, tổng lợi nhuận xã hội
sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi áp dụng cách tính giá theo vùng thay cho giá theo nút như
trước, các kết luận trên sẽ không còn chính xác. Chúng ta sẽ xem xét việc tính toán giá
điện theo vùng ở phần sau đây.
Tính toán giá biên vùng
Chúng ta vẫn sử dụng các giả thiết trước với việc phân thị trường thành 2 thị trường
1 và 2. Việc đặt giới hạn truyền tải lên đường dây 2-4 làm giảm công suất truyền tải trên
đường dây 1-2 nhưng lại làm tăng công suất truyền tải trên đường dây 4-5. Tổng lợi nhuận
xã hội trong trường hợp này bằng 3133.732 thấp hơn so với trường hợp áp dụng giá điện
theo nút (3137.356). Giá điện ở thị trường 1 là 16.348, trong khi giá điện tại thị trường 2
là 17.665.

Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

13/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt


Thị trường 1

Thị trường 2

Trào lưu công suất phân vùng 2 thị trường
Trong trường hợp đặt giới hạn công suất 10 lên đường dây 3-5, các giá trị này sẽ
thay đổi như sau: tổng lợi nhuận xã hội đạt 3139.922. Như vậy, khi áp dụng cách tính giá
theo vùng, tùy thuộc vào tắc nghẽn trên đường dây và cách xử lý tắc nghẽn, giá điện và
lợi nhuận xã hội sẽ thay đổi theo từng trường hợp.
Chúng ta chia cắt thị trường thành 2 thị trường theo cách khác, ranh giới thị trường
cắt 2 đường dây quá tải, chuyển các đường dây này từ đường dây truyền tải nội vùng
thành đường dây truyền tải liên vùng. Thị trường 1 gồm nút 1,3,5 có giá điện theo vùng là
16.645. Thị trường 2 gồm các nút 2,4 có giá điện theo vùng là 17.191.

Trào lưu công suất phân vùng 2 thị trường
Trong trường hợp này, tổng lợi nhuận xã hội đạt 3153.812. Đây là giá trị rất gần với
Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

14/15


Tiểu luận môn học: Thị trường Điện cạnh tranh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đinh Thành Việt

giá trị khi hệ thống khi sử dụng phương pháp giá điện theo nút trong cùng điều kiện tắc
nghẽn, với phí tắc nghẽn ở mức 4.083. Bên cạnh đó, đường dây truyền tải liên vùng 4-5
cũng không bị quá tải.
IV. Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường Việt Nam đang có nhiều chuyển biến, thị
trường điện cạnh tranh là điều cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

Hai phương pháp cốt lõi để tính giá trong thị trường cạnh tranh là giá biên nút và giá biên
vùng. Việc sử dụng độc lập, kết hợp hai phương pháp này tùy theo đặc thù hệ thống, vùng
miền sẽ mang lại lợi nhuận xã hội cao nhất.
Trên đây là những tìm hiểu, đánh giá của nhóm học viên lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện
– K34 Quảng Bình. Với kiến thức về thị trường điện còn hạn chế, chắc chắn bài tiểu luận
sẽ có nhiều thiết sót, kính mong thầy giáo xem xét và hướng dẫn thêm.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu học tập môn học Thị trường điện - TS. Đinh Thành Việt.
2. A Common Sense Guide to Wholesale Electric Markets - Collin Cain, M.Sc.
Jonathan Lesser, Ph.D.
3. Market Operations, Market Power, and Value for Consumers - Ezra Hausman,
Robert Fagan, David White, Kenji Takahashi, and Alice Napoleon (Synapse Energy
Economics)
Đóng góp thực hiện
1. Hoàng Minh Thắng: Lý thuyết giá biên nút
2. Nguyễn Tất Thành: Lý thuyết giá biên nút
3. Lê Anh: Tính toán giá biên nút
4. Hà Quốc Việt: Tính toán giá biên nút
5. Nguyễn Duy Ngọc: Lý thuyết giá biên vùng
6. Lê Đức Dũng: Lý thuyết giá biên vùng
7. Thái Hồng Ngọc: Tính toán giá biên vùng
8. Nguyễn Minh Tuyến: Tính toán giá biên vùng.

Nhóm học viên Lớp Thạc sĩ Kỹ thuật Điện – K34 Quảng Bình

15/15




×