Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tình hình thị trường, khai thác và chế biến muối mỏ kali trên thế giới, triển vọng phát triển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.15 KB, 63 trang )


ĐỀ TÀI

Tình hình thị trường, khai
thác và chế biến muối mỏ
kali trên thế giới, triển vọng
phát triển tại Việt Nam

I. MỞ ĐẦU 5
II. THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM KALI 6
1. Lĩnh vực sử dụng 6
2. Thị trường phân kali trên thế giới 7
3. Cung cầu phân kali trên thế giới 10
4. Thị trường phân kali tại Việt Nam 10
Dự kiến năm 2005 11
5. Giá KCl trên thế giới và tại Việt Nam 11
III. TRỮ LƯỢNG, TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT
MUỐI KALI TRÊN THẾ GIỚI 14
1. Trữ lượng kali trên thế giới 14
Mỹ 19
Canađa 19
CHLB Đức 20
Các nước Liên Xô cũ 20
Thái Lan 20
2. Năng lực sản xuất muối mỏ kali trên thế giới 20
Canađa và Mỹ 21
Nga và Belarus 21
Đức 21
Gioocđani 22
3. Một số mỏ muối kali lớn trên thế giới 23
IV. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG KALI 28


1. Công nghệ khai thác 28
2. Công nghệ tuyển quặng kali : 32
3. Các công đoạn chính của quá trình khai thác và tuyển quặng
kali : 33
4. Tiêu hao năng lượng trong sản xuất muối kali và các biện pháp
tiết kiệm năng lượng 48
5. Công nghệ sản xuất muối kali từ nước biển 60
KCl 61
K
2
O 61
NaCl 61
Nước 61
Các chất không tan: 61
Cỡ hạt: 61
6. Các vấn đề về môi trường 61
I. MỞ ĐẦU
Sau đạm và lân, kali là thành phần dinh dưỡng quan trọng thứ ba đối
với cây trồng. Đối với một số cây trồng thì nó thực tế đã trở thành chất
dinh dưỡng quan trọng hàng đầu hoặc quan trọng thứ hai. Không có
chất nào có thể thay thế cho các loại phân kali trong nông nghiệp, vì
vậy phân kali là yếu tố quan trọng thiết yếu để duy trì và nâng cao sản
lượng lương thực. Bón phân kali nhằm tăng cường chất dinh dưỡng kali
và cân đối các chất dinh dưỡng N,P,K để đảm bảo năng suất thu hoạch
cây trồng bền vững là biện pháp thực hành thông thường hiện nay trong
các hệ thống nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
Kali có ở một số loại quặng khác nhau, nhưng chỉ 2 loại quặng kali có
khả năng khai thác công nghiệp là quặng trầm tích ở độ sâu từ 400 m
đến trên 1000 m và các mỏ nước muối trong các hồ nước muối như ở
khu vực Biển Chết (Trung Đông), Hồ Muối Lớn (Mỹ), hồ Qarhan

( Trung Quốc),v.v.
Nhiều mỏ quặng kali trên thế giới đã được phát hiện trong quá trình
thăm dò khai thác dầu mỏ trong những môi trường trầm tích. Hầu hết
các mỏ quặng kali đều có những đặc điểm địa tầng chung, như nguyên
liệu dạng "đá mềm" với các tính chất cơ học tương tự nhau, có các lớp
đá trầm tích che phủ bên trên, v.v.
Những loại khoáng kali có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất là sylvinit,
sylvit, langbeinit, kainit và carnalit. Ở nhiều mỏ quặng kali trên thế giới,
như mỏ Saskatchewan ở Canađa (cho đến nay là mỏ kali lớn nhất thế
giới), quặng chủ yếu là sylvinit. Đây là hỗn hợp các tinh thể sylvit
(KCl) và halit (NaCl) riêng rẽ, cùng với những kết tủa không tan như
đất sét, cát, đôlômit (magiê-canxi cacbonat), hematit (sắt oxit) và
anhydrit (canxi sunfat).
Trong các loại quặng kali, sylvinit là loại quặng dễ chế biến nhất.
Thông thường nó được khai thác và tinh chế với những lượng lớn để
sản xuất KCl. Các sản phẩm phụ trong quá trình khai thác, chế biến
quặng này là các muối NaCl và MgCl
2
, chúng được sử dụng làm
nguyên liệu sản xuất các hoá chất cơ bản phục vụ cho nhiều ngành
công nghiệp khác nhau.

II. THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM KALI
1. Lĩnh vực sử dụng
Khoảng 95% mức tiêu thụ kali trên thế giới phục vụ cho sản xuất các
loại phân bón. Phần còn lại được sử dụng để sản xuất kali hydroxit và
các hoá chất trung gian khác cho các ngành công nghiệp như sản xuất
thuỷ tinh, chất tảy rửa, chất dẻo và dược phẩm.
Kali clorua (KCl) là loại phân kali thông dụng nhất. Kali sunfat
(K

2
SO
4
) là nguồn cung cấp kali quan trọng thứ 2, và sau đó là kali &
magiê sunfat, kali nitrat, kali phốt phát, các dung dịch kali thiosunfat và
kali polysunfua. Các loại muối kali khác như kali cacbonat, kali
bicacbonat có ứng dụng hạn chế hơn.
2. Thị trường phân kali trên thế giới
Có thể thấy, trong các thập niên 1960, 1970 của thế kỷ trước tiêu thụ
phân kali đã tăng mạnh từ 8 triệu tấn lên 24 triệu tấn/năm, còn trong
các thập niên 1980 và 1990 tiêu thụ phân kali giữ ổn định ở mức
khoảng 24 triệu tấn/năm.
Trong thời gian từ năm 2000 cho đến nay, tiêu thụ phân kali giảm
xuống và ổn định ở mức khoảng 22 triệu tấn/năm.
Cụ thể, phân bố mức tiêu thụ kali tại các khu vực trên thế giới trong
thời gian 1960-2000 như sau:
Đơn vị: Triệu tấn K
2
O
Khu vực
Năm
châu
Âu
Liên
Xô cũ
Châu
Mỹ
Châu
Phi
châu

Á
Các
nước
khác
Tổng
số
1960 4,4 0,77 2,3 0,1 0,81 0,1 8,48
1970 7,34 2,57 4,65 0,23 1,25 0,25 16,29
1980 8,33 4,9 7,93 0,37 2,56 0,3 24,39
1990 6,59 5,61 6,87 0,44 5,21 0,34 24,61
1995 4,9 0,94 7,41 0,4 6,35 0,55 20,55
2000 4,2 0,74 8,12 0,44 7,91 0,74 22,15

Thị trường phân kali tại châu Á
Nhu cầu phân kali tại châu Á hiện nay khá cao và đang tăng nhanh.
Tiêu thụ phân kali trong khu vực đã tăng đến khoảng 9,1 triệu tấn (quy
theo K
2
O) trong năm 2003. Nhu cầu tại đây tăng với tốc độ cao hơn (5-
5,6%/năm) so với mức trung bình toàn thế giới (2%/năm), nhưng năm
2003 đã có bước tăng đột biến 11% so với 2002. Trong thời kỳ 1993-
1994, tiêu thụ phân kali tại châu Á mới chiếm khoảng 23 % tổng mức
tiêu thụ toàn cầu, thì đến 2004-2005 đã chiếm 37 % và dự báo sẽ tăng
đến 40% vào thời kỳ 2005-2006.
Hiện nay, Trung Quốc (TQ) là nước tiêu thụ phân kali lớn nhất ở châu
Á, chiếm 43% tổng nhu cầu tại châu lục này, tiếp theo là Ấn Độ chiếm
19 %, Malayxia chiếm 9 %. Các nước khác như Nhật Bản, Inđônêxia,
Hàn Quốc cũng tiêu thụ những lượng phân kali lớn.
TQ cũng sẽ tiếp tục là nước có mức tăng nhu cầu kali nhanh nhất ở
châu Á. Dự báo, nhu cầu phân kali của nước này trong 10 năm tới có

thể tăng gấp đôi, vì các nhà nông học đang khuyến khích nông dân tăng
cường bón phân kali để giảm sự mất cân đối do sử dụng thiên về đạm.
Tại các nước châu Á hiện cũng có xu hướng trồng các loại cây với nhu
cầu kali cao, ví dụ các cây trồng cho mục đích xuất khẩu (đặc biệt là cọ
dừa như ở Malayxia, Inđônêxia) hoặc cây lương thực (Việt Nam,
Inđônêxia).
Theo Tổ chức Nông Lương (FAO) của LHQ, dự báo nhu cầu phân kali
trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng với tốc độ 2,7 triệu tấn/năm. châu Á
chiếm 60% của mức tăng trưởng này. Nếu châu Á không sản xuất thêm
phân kali thì sự mất cân đối cung cầu hiện nay sẽ ngày càng tăng - đến
năm 2008 khu vực này sẽ phải nhập gần 17 triệu tấn quặng kali /năm.
Nhìn chung, các quốc gia không có nguồn nguyên liệu kali thường vẫn
phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu về phân bón kali. Trên thực tế, hầu
như toàn bộ nhu cầu phân kali của châu Á đều được đáp ứng nhờ nhập
khẩu. Canađa, Nga và Bêlarusia chiếm 80% lượng phân kali được nhập
vào khu vực. Do phân kali phải được nhập từ những nơi xa dưới dạng
hàng rời đóng bao, nên chi phí vận chuyển khá cao. Ví dụ, tháng
12/2004 giá quặng kali tại Vancuvơ (Canađa) là 120-130 USD/tấn,
FOB, khi vận chuyển đến châu Á phải cộng thêm chi phí vận chuyển
khoảng 15-40 USD/tấn. Vì vậy, đây cũng là một trong những động lực
thúc đẩy sự phát triển của sản xuất phân kali ngay trong khu vực. Công
ty Asia Pacific Potash (hiện đang phát triển mỏ kali Udon Thani tại
Somboon, Thái Lan), cho rằng chi phí sản xuất phân kali tại Thái Lan,
cộng với chi phí vận chuyển đường sắt và đưa lên tàu thuỷ sẽ thấp hơn
50 USD/tấn.
3. Cung cầu phân kali trên thế giới
Nhìn chung, trong những năm qua và dự báo tới năm 2010 năng lực sản
xuất vẫn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ phân kali.
4. Thị trường phân kali tại Việt Nam
Dự báo nhu cầu phân bón KCl tại Việt Nam (tính theo hàm lượng dinh

dưỡng K
2
O) như sau :
Đơn vị: 1000 tấn
Giai đoạn
Nhu cầu chất dinh
dưỡng K
2
O
Nhu cầu
phân KCl
2001-2005 534 890
2006-2010 598 996
2011-2015 669 1115

Như vậy, theo dự báo thì vào thập niên tới nhu cầu phân bón KCl ở
nước ta sẽ vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm.
Tình hình nhập khẩu phân KCl của Việt Nam:
Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu toàn bộ KCl với số lượng như
sau:
Đơn vị: tấn
Năm 2000 Dự kiến năm 2005
531.000 600.000


5. Giá KCl trên thế giới và tại Việt Nam
5.1.Trên thế giới
Trong hơn 10 năm qua, giá phân KCl (loại tiêu chuẩn) xuất khẩu từ
Canađa, nước sản xuất phân kali lớn nhất thế giới, dao động ở mức
107-120 USD/tấn (FOB tại cảng Vancuvn

Tương tự các loại khoáng chất khác, giá các loại sản phẩm muối kali
cũng phụ thuộc thành phần hóa học và sự phân bố cỡ hạt của chúng.
Muối kali đạt chất lượng dùng làm phân bón được bán trên thị trường
có hàm lượng K
2
O tối thiểu 60% và được phân loại theo các dạng sau :
sản phẩm hạt to, sản phẩm hạt nhỏ, sản phẩm loại tiêu chuẩn, sản phẩm
hạt mịn. Cùng một loại quặng với thành phần hóa học như nhau, sản
phẩm hạt càng to thì giá bán càng cao.
Quy cách cỡ hạt đối với muối kali đạt chất lượng phân bón trên thị
trường thế giới :

Tỷ lệ lọt sàng (% tích luỹ)
Cỡ sàng
Tyler
(mesh)
Lỗ sàng
(mm)
Sản
phẩm
hạt to
Sản
phẩm
hạt nhỏ
Sản
phẩm
tiêu
chuẩn
Sản phẩm
hạt mịn

6 3,360 25,0 17,5
8 2,380 73,0 53,0
10 1,680 97,0 88,0 7,0
14 1,190 99,5 98,8 29,0
20 0,841 99,5 50,0 0,2
28 0,600 99,7 78,0 1,0
35 0,420 87,0 16,0
65 0,210 98,0 77,0
100 0,149 93,0

5.2. Tại Việt Nam
Giá phân kali clorua tại Việt Nam (CIF Hải Phòng) tháng 11/2003 ở
mức 141 USD/tấn và tháng 3/2004: 150-160 USD/tấn (dạng bột) và
180-190 USD/tấn (dạng hạt).
Hiện nay giá mua KCl ở mức khoảng 150 USD/tấn (FOB cảng
Vancuvơ, Canađa) và giá nhập đến Việt Nam (CIF Thành phố Hồ Chí
Minh) khoảng 210-220 USD/tấn.

III. TRỮ LƯỢNG, TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT
MUỐI KALI TRÊN THẾ GIỚI
Trong khi phân đạm có thể được sản xuất từ bất cứ nguồn nhiên liệu
hoá thạch nào và phân lân có thể được sản xuất từ quặng phôtpho được
phân bố khá rộng rãi trên thế giới, thì khả năng sản xuất phân kali
tương đối bị hạn chế, vì chỉ rất ít quốc gia có quặng chứa kali. Hiện nay,
chỉ 15 nước trên thế giới có trữ lượng quặng kali quy mô lớn và có
ngành sản xuất phân kali với sản lượng đáng kể, tập trung chủ yếu ở
châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông. Nhưng một số nước (ví dụ Pháp) đã
khai thác gần hết trữ lượng quặng kali của mình, một số nước khác
hoặc sẽ gặp phải những trở ngại kỹ thuật nếu muốn tăng sản lượng
phân kali. Ví dụ, một số mỏ muối kali của Canađa đang gặp khó khăn

do bị ngập nước.
Trong tình hình chung hiện nay, thương mại quốc tế đối với phân kali
bị chi phối bởi 6 nước sản xuất chính, chiếm 90% công suất phân kali
toàn cầu. Đó là : Canađa, Nga, Belarus, Đức, Ixraen, Gioocđani.
Canađa và các nước Liên Xô cũ là những nước cung cấp phân kali hàng
đầu cho châu Á. Hiện tại, nước sản xuất phân kali duy nhất ở châu Á là
TQ. Nhưng Thái Lan cũng có hai mỏ kali lớn sẽ bắt đầu đi vào sản
xuất trong vài năm tới.
1. Trữ lượng kali trên thế giới
Trữ lượng quặng kali trên thế giới hiện nay được thống kê ở mức 17,8
tỉ tấn quy đổi theo K
2
O, trong đó 8,4 tỉ tấn được xác định là có khả
năng khai thác thương mại. Với nhu cầu tiêu thụ kali trên thế giới hiện
nay (khoảng 20-25 triệu tấn/năm) thì nguồn nguyên liệu kali còn đủ
đáp ứng nhu cầu trong nhiều thế kỷ tới.
Các loại khoáng sản chứa kali là :
Khoáng
sản
Thành phần
Hàm lượng
K
2
O
(% khối lượng)

Clorua:
Sylvinit
Sylvit
Carnalit

Kainit
Hanksit

Sunfat:
Polyhalit
Langeinit
Leonit
Schoenit
Krugit
Glaserit
Syngenit
Aphthitalit
Kalinit
Alunit

Hỗn hợp KCl.NaCl
KCl
KCl.MgCl
2
.6HÂÂ
2
O
4KCl.4MgSO
4
.11HÂÂ
2
O
KCl.9Na
2
SO

4
.2Na
2
CO
3



K
2
SO
4
.2MgSO
4
.2CaSO
4
.2HÂ-
Â
2
O
K
2
SO
4
.2MgSO
4

K
2
SO

4
.MgSO
4
.4HÂÂ
2
O
K
2
SO
4
.MgSO
4
.4HÂÂ
2
O
K
2
SO
4
.MgSO
4
.4CaSO
4
.2HÂ-
Â
2
O
3K
2
SO

4
.Na
2
SO
4

K
2
SO
4
.CaSO
4
.HÂÂ
2
O
(K,Na)
2
SO
4

K
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3

.24HÂ
Â
2
O


khoảng 28
63,1
17
18,9
3


15,5
22,6
25,5
23,3
10,7
42,6
28,8
29,8
9,9
11,4
Trữ lượng quặng kali tại các nước trên thế giới như sau :

Nước
Trữ lượng quặng kali (triệu tấn
K
2
O)

Canađa 9.700
Nga 2.200
Belarus 1.000
Đức 850
Thái Lan 800
Braxin 600
Gioocđani 580
Ixraen 580
Trung Quốc 450
Mỹ 300
Anh 30
Các nước khác 700
Tổng cộng toàn thế
giới
17.800
Những mỏ kali lớn trên thế giới là : mỏ Saskatchewan (Canađa), mỏ
New Brunsvick (Canađa), mỏ Boulby (Anh), mỏ Zechstein (Đức), mỏ
New Mexico (Mỹ), mỏ Udon (Thái Lan),v.v.
Canađa là nước có trữ lượng kali lớn nhất trên thế giới (chiếm khoảng
40% trữ lượng kali thế giới). Phần lớn các mỏ muối kali của Canađa
nằm ở những địa tầng dày, trải phẳng của tỉnh Saskatchewan, chúng
chạy dài thành những lớp với chiều dài khoảng 720 km và chiều rộng
khoảng 240 km. Muối kali nằm ở độ sâu từ 1000 m đến 3000 m, tổng
trữ lượng ước tính đạt 6,7 tỷ tấn K
2
O.
Thái Lan có khoảng 800 triệu tấn muối mỏ kali chủ yếu là carnalit và
sylvinit ở vùng Udon. Các mỏ ở Udon chủ yếu chứa quặng sylvinit và
một tỷ lệ nhỏ các chất không tan như đất sét, hematit, thạch anh, sunfat
và borat.

Các mỏ muối kali tại các nước SNG chủ yếu là carnalit nên chi phí tinh
chế cao.
TQ là nước tiêu thụ phân kali lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), nhưng
bản thân nước này chỉ có trữ lượng muối kali không lớn, chủ yếu là
nguồn muối kali ở hồ nước muối Quarhan.
Ngoài những mỏ ngầm dưới lòng đất và mỏ nước muối, còn một lượng
kali rất lớn nằm trong nước biển các đại dương, nhưng hiện nay việc
khai thác không có hiệu quả kinh tế cao.

Chất lượng muối mỏ kali ở một số nước như sau :

Quốc gia
Hàm lượng K
2
O
(% khối lượng)
Hàm lượng KCl
(% khối lượng)
Mỹ
18-25 28,5-39,6
Canađa
18-25 28,5-39,6
CHLB Đức
10-20 15,8-31,7
Các nước Liên Xô cũ
10-22 15,8-34,9
Thái Lan
16-27 -
Chất lượng muối mỏ kali của các nước khác nhau chủ yếu là do
các nước có các chủng loại khoáng sản chứa kali khác nhau và hàm

lượng kali trong cùng loại khoáng sản của các nước cũng khác nhau.
2. Năng lực sản xuất muối mỏ kali trên thế giới
Năng lực sản xuất phân bón chứa kali trên thế giới đã tăng mạnh trong
thế kỷ trước để đáp ứng các yêu cầu phát triển về dinh dưỡng đối với
cây trồng. Trong giai đoạn 1998-2001, sản lượng kali dao động ổn định
ở mức 25,4-25,8 triệu tấn/năm so với mức tiêu thụ khoảng 21,9-22,8
triệu tấn/năm.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số nhỏ các nhà sản xuất kali quy mô
lớn (khoảng 14 nhà sản xuất) cung cấp toàn bộ các sản loại sản phẩm
kali cho tất cả các khu vực trên toàn cầu. Bốn nước có năng lực sản
xuất lớn nhất trên thế giới là Canađa, LB Nga, Belarus và Đức. Sản
lượng kali thế giới giao động ở mức 25-26 triệu tấn K
2
O, với tốc độ
tăng trưởng khoảng 2-3%/năm. Các khu vực nhập khẩu chính (châu Á
và Mỹ Latinh) sẽ còn tiếp tục phụ thuộc vào nước ngoài vì mức chênh
lệch giữa nhu cầu và năng lực sản xuất còn rất lớn và đây là cũng là
những khu vực có nhu cầu tăng trưởng kali bền vững. Các khu vực xuất
khẩu gồm Bắc Mỹ, Đông âu/Trung Á sẽ tiếp tục mở rộng năng lực của
họ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kali trên tới giới.
Dự báo công suất kali toàn cầu sẽ đạt 38,3 triệu tấn K
2
O vào năm 2005
trong khi nhu cầu phân bón kali dự báo chưa đến 30 triệu tấn. Tình
trạng dư thừa năng lực sản xuất kali sẽ giảm dần trong 5 năm tiếp theo,
khi nhu cầu tiêu thụ kali trên thế giới tăng lên.
Năng lực sản xuất kali của một số nước sản xuất quy mô lớn trên thế
giới :

Nước

Năng lực sản xuất
(triệu tấn)
Canađa và Mỹ
13
Nga và Belarus
12
Đức
3
Gioocđani
1,2
Nhìn chung Bắc Mỹ, Đông âu - Liên Xô cũ và khu vực Trung đông có
năng lực sản xuất kali cao hơn nhu cầu tiêu thụ, trong khi đó ở châu Á,
Mỹ La tinh năng lực sản xuất thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu tiêu thụ.
Riêng châu Đại dương và châu Phi nhu cầu không lớn và cũng chưa
sản xuất kali.
Năm 2000, sản lượng KCl của TQ tăng 11,5 %, đạt 480.000 tấn. Công
ty Quinghai Yanhu Potash Fertilizer Co. Ltd. đã vay vốn 57 triệu USD
để thực hiện dự án sản xuất 300.000 tấn KCl/năm ở tỉnh Thanh Hải
phía Tây Bắc nước này.
Có thể thấy, các nước Bắc Mỹ, Belarus và Liên bang Nga chiếm thị
phần xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
Canađa, Belarus và Nga cũng chiếm thị phần lớn nhất ở các thị trường
châu Mỹ La tinh, châu Á và châu Đại dương, trong khi đó châu Phi chủ
yếu nhập sản phẩm của Đức, Belarus và Nga.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ phân kali ở các nước Liên Xô cũ đã giảm
nhiều và giữ ổn định ở mức khoảng 2 triệu tấn KCl/năm vào thập kỷ 90,
trong khi năng lực sản xuất rất lớn (khoảng 15 triệu tấn KCl/năm), do
đó phần lớn sản phẩm sản xuất ra đều được xuất khẩu.
Như vậy trong năm 2003 lượng kali phục vụ cho nhu cầu trong nước
của các nước sản xuất kali chỉ chiếm 18% so với lượng kali xuất khẩu

là 82%.
3. Một số mỏ muối kali lớn trên thế giới
3.1. Mỏ Saskatchewan, Canađa
Từ năm 1907, muối mỏ đã được phát hiện lần đầu tiên tại miền Tây
Canađa. Năm 1942, các đợt khoan thăm dò khai thác dầu khí đã dẫn
đến việc phát hiện mỏ quặng kali tại Saskatchewan, nhưng đến năm
1946 người ta mới nhận ra tiềm năng của quặng kali thương phẩm.
Khu mỏ Saskatchewan là dạng mỏ địa khối, chạy ngang qua các đồng
bằng phía nam Saskatchewan, với độ sâu từ 1000 m tại Saskatoon đến
hơn 1600 m ở vùng đồng bằng Belle và hơn 3000 m ở Bắc Dakota.
Thân quặng nằm giữa một địa tầng có độ dày trên 500 m, ở độ sâu từ
400 đến 2760 m. Từng vỉa quặng kali có độ dày đến 7 m, bao gồm
sylvinit, carnalit và halit, nằm dưới các lớp trầm tích dày 850 - 1100
m. Trữ lượng mỏ Saskatchewan chiếm khoảng 40 % tổng trữ lượng
các mỏ kali đã thăm dò trên toàn thế giới.
Mỏ Saskatchewan đã được khai thác từ hơn 40 năm nay, hàm lượng
quặng trung bình đạt 19-30 % K
2
O. Hầm mỏ khai thác đầu tiên được
đưa vào vận hành năm 1962 theo công nghệ khai thác hầm lò truyền
thống. Năm 1964, mỏ khai thác muối kali đầu tiên theo công nghệ dung
dịch cũng được đưa vào vận hành ở gần vùng đồng bằng Belle của khu
mỏ.
Quặng khai thác ở khu phía tây mỏ có một lượng nhỏ các chất không
tan nhưng nhiều carnalit, vì vậy hàm lượng trung bình của quặng tại
đây thấp hơn. Năm 2000, sản lượng muối kali của mỏ Saskatchewan
đạt 13,0 triệu tấn KCl, chiếm 95 % tổng sản lượng muối kali của
Canađa.
Phần lớn sản phẩm muối kali khai thác tại Saskatchewan được dành
cho xuất khẩu, trong đó Mỹ là nước tiêu thụ chính, chiếm 52 % khối

lượng xuất khẩu của mỏ, 43 % được xuất khẩu sang các châu lục khác,
chỉ có 5 % được tiêu thụ trực tiếp tại Canađa.
Năm 2005, công ty Potash Corporation (hiện đang khai thác quặng kali
ở Saskatchewan) đã có kế hoạch đầu tư 275 triệu USD để tăng sản
lượng lên thêm 1,9 triệu tấn/năm.
3.2. Mỏ Udon, Thái Lan
Mỏ kali Udon Thái Lan gồm hai mỏ chính là mỏ Udon Bắc và mỏ
Udon Nam. Ước tính, tài nguyên đã khảo sát của mỏ Udon Bắc đạt 175
triệu tấn với hàm lượng trung bình 19,0 % K
2
O, độ dày vỉa quặng trung
bình 12 m. Ngoài ra, dự đoán còn có khoảng 490 triệu tấn quặng chưa
thăm dò với hàm lượng trung bình 16,5 % K
2
O và độ dày trung bình 12
m.
Mỏ Udon Nam có tài nguyên quặng kali ước tính khoảng 302 triệu tấn
với hàm lượng trung bình 23,5 % K
2
O, vỉa quặng dày 3,5 m và nằm sâu
dưới mặt đất 350 m. Các nguồn quặng đã khảo sát bao gồm cả 30 triệu
tấn quặng với hàm lượng 26,8 % K
2
O trong vùng lõi giá trị cao, dày 7,2
m.
Cuối tháng 5/2003, công ty Asia Pacific Potash Corporation (APPC) đã
nộp đơn xin khai thác khu mỏ kali Nam Udon với tổng diện tích 3600
ha, trong đó diện tích mỏ dưới mặt đất khoảng 2500 ha. Như vậy, sau
10 năm tưởng chừng bị trì hoãn vô hạn bởi các thủ tục giấy tờ và các
vấn đề tài chính, dự án khai thác quặng kali của công ty tại vùng Udon

ở đông bắc Thái Lan, cách biên giới Lào 50 km, đã trở thành hiện thực.
Dự án mỏ kali Nam Udon là dự án có tầm cỡ thế giới. Mỏ sẽ được khai
thác bằng phương pháp hầm lò thông thường, đuôi quặng được đưa trở
lại khu mỏ đã khai thác trong lòng đất bằng hệ thống nạp bùn kiểu thủy
lực. Theo kế hoạch khai thác hiện nay, mỏ sẽ có tuổi thọ vận hành 22
năm, nhưng có tiềm năng kéo dài đến 50 năm, vì các công việc khoan
thăm dò và phân tích đang được tiếp tục thực hiện ở phần phía bắc của
thân quặng.
Hệ thống vận chuyển bùn bằng thủy lực là hệ thống có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với dự án mỏ Udon. Hệ thống này vận chuyển quặng
đuôi trở về khu mỏ đã khai thác trong lòng đất để tăng cường độ bền
của cấu trúc mỏ ngầm và ổn định đất sau khi khai thác. Hệ thống này
đã được sử dụng tại các mỏ muối kali ở Đức và tỏ ra đặc biệt có hiệu

×