Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.04 KB, 74 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

NGUYỄN MINH CƯỜNG

ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC HỘ KINH DOANH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH
TẾ

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

NGUYỄN MINH CƯỜNG

ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC HỘ KINH DOANH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƯ
PHÁT

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Minh Cường, cam đoan rằng đề tài nghiên cứu khoa
học: “Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ
thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của luận văn là kết quả nghiên
cứu riêng của bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Nguyễn Như Phát. Tôi xin cam đoan, những kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.
Tác giả

Nguyễn Minh Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC HỘ
KINH DOANH ................................................................................................ 7
1.1. Quá trình phát triển của hộ kinh doanh................................................... 7
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh.............................. 10
1.3. Khái niệm đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh ........................ 22
1.4. Đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh so với các loại hình doanh
nghiệp khác .................................................................................................. 25
1.5. Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 26

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH ....................... 35
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đăng ký kinh doanh của các
hộ kinh doanh............................................................................................... 35
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh
doanh từ thực tiễn thực hiện tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ............
40
Chương 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
NAY TỪ THỰC TIỄN HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH........ 49
3.1. Một số kiến nghị chung về cơ chế, thủ tục .......................................... 49
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ
kinh doanh.................................................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 65


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

FTA

Hiệp định thương mại tự do


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh các tiêu chí hộ kinh doanh với các loại hình doanh
nghiệp khác..................................................................................................... 26
Sơ đồ 3.1: Luồng xử lý đăng ký hộ kinh doanh theo mô hình một cửa liên
thông ............................................................................................................... 55
Sơ đồ 3.2: Mô hình hệ thống đăng ký hộ kinh doanh mới ......................... 56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, bên cạnh hệ thống các doanh nghiệp thành lập
theo Luật Doanh nghiệp, loại hình hộ kinh doanh là một mô hình pháp lý

phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hộ kinh
doanh đã gắn liền với quá trình phát triển kinh tế đa thành phần của Việt
nam, với các tên gọi: Hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp, hộ kinh doanh. Cùng
với sự tăng trưởng, phát triển của các thành phần kinh tế trong giai đoạn
qua khu vực kinh tế tư nhân trong đó các hộ kinh doanh ngày càng tăng
trưởng về số lượng cũng như ngành nghề kinh doanh. Hộ kinh doanh giữ
vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đã và đang đạt được những
thành tựu đáng kể: Sử dụng nguồn lực lao động xã hội một cách tối ưu,
góp phần giải quyết việc làm, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Sản
xuất kinh doanh của hộ kinh doanh đa dạng đủ mọi ngành nghề, nh iều mặt
hàng sản phẩm truyền thống của nước ta đang được hộ kinh doanh giữ gìn
và phát triển. Do hộ kinh doanh với quy mô nhỏ, gọn mang tính chất gia
đình, hoặc liên kết nhóm nên không phát sinh nhiều thủ tục hành chính
trong quá trình khởi nghiệp, áp dụng hình thức nộp thuế theo tỉ lệ trên
doanh thu nên đơn giản và thuận tiện. Khuôn khổ pháp luật hiện hành đã
cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định của Hiến
pháp năm 2013. Pháp luật về đăng ký kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu
đơn giản hóa tối đa về trình tự, thủ tục, giảm bớt về thủ tục hành chính
cho các chủ thể kinh doanh. Do đó, sớm nhận thức rõ vai trò của hộ kinh
doanh trong quá trình đổi mới phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã
có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế ở khu
vực hộ kinh doanh.

1


Tuy nhiên từ thực tiễn hiện nay cho thấy từ khái niệm cho tới địa vị,
trách nhiệm pháp lý của hộ kinh doanh đều không rõ ràng. Mặt khác, các
hộ kinh doanh chịu nhiều hạn chế như chỉ được kinh doanh ở một địa
điểm, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không có quy định

về thủ tục giải thể, phá sản và không được hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa… Pháp luật hiện hành đã có các quy định khuyến
khích, tạo thuận lợi cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh
nghiệp. Nhưng thực tế khi áp dụng những quy định trên còn gặp nhiều
lúng túng và khó khăn, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng
ký kinh doanh của các hộ kinh doanh. Trước những khó khăn, bất cấp
hiện nay, cần hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh để minh bạch, rõ
ràng, đảm bảo về mặt pháp lý; khi đó nhà nước sẽ bảo hộ các hộ kinh
doanh, giúp tối đa hóa các nguồn lực, xóa bỏ các hạn chế với các hộ kinh
doanh để hoạt động đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh đơn giản
và thuận lợi nhất.
Vì các lý do trên học viên lựa chọn đề tài: "Đăng ký kinh doanh của
các hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh" để thực hiện luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Qua đó, luận
văn cũng hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và phân tích
những luận điểm, luận cứ khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật về
đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh để đưa ra những kiến nghị,
hướng hoàn thiện phù hợp thực tiễn của pháp luật về đăng ký kinh doanh
của các hộ kinh doanh, sự điều chỉnh pháp luật trong hoạt động đăng ký
kinh doanh của các hộ kinh doanh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong chương trình đào tạo đào tạo cử nhân luật ở các trường Đại học
trong nước, vấn đề về hộ kinh doanh là một phần chương trình giảng dạy


về Luật Thương mại, ví dụ như Tài liệu học tập Luật Thương mại tập 1 và
2, của Trường Đại học Huế, Nxb. Đại học Huế, 2011; Giáo trình Luật
Thương mại phần chung và thương nhân, của Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; Giáo trình Luật Thương
mại tập 1 và 2, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân,

Hà Nội, 2015. Nghiên cứu các vấn đề pháp luật về đăng ký kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay gồm có Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành Luật
Kinh tế năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy; Nghiên cứu vấn đề
pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi là
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế năm 2017 của tác giả Phạm
Thị Minh Phương. Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đi sâu
phân tích khái niệm đăng ký kinh doanh, đặc điểm, bản chất và vai trò của
hộ kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề
về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, luận văn mong muốn tìm ra
các vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời
đưa ra các giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật và nâng cao vị
trí pháp lý của hộ kinh doanh so với các loại hình đăng ký kinh doanh
khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Muc đích nghiên cưu la đê xuât môt sô kiến nghi và giải pháp sửa đổi,
bổ sung các quy định pháp luật hỗ trợ hoạt động đăng ký kinh doanh của
các hộ kinh doanh và góp phần hoàn thiện pháp luật. Luận văn có những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất: Phân tích các vấn đề lý luận của pháp luật về đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh theo hướng việc đăng ký kinh doanh là
quyền của các hộ kinh doanh và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
các quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Khái niệm, đặc điểm và ý


nghĩa, giá trị pháp lý của hộ kinh doanh, những điều kiện để thực hiện
việc đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh qua thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
Thứ ba: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật

về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, luận văn tập trung đưa ra
những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh
doanh của các hộ kinh doanh ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện
nay từ thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải pháp hoàn thiện công tác
đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh .
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tiễn áp dụng pháp luật về
đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2015-2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và áp dụng các
phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và luật học. Đó là các
phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, thống kê, lịch sử; phương
pháp phân tích quy phạm, phương pháp xã hội pháp luật… Theo đó có
phương phap điêu tra, phong vân: Điêu tra, phong vân băng phiêu hoi đa
đươc thưc hiên đôi vơi 200 hô kinh doanh va 10 doanh nghiêp; phong vân
chuyên sâu đôi vơi 20 chu hô kinh doanh tai huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh.


Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các kết quả khi tham gia các hôi thao,
ghi chép các ý kiến của các chuyên gia đê thu thập nhưng đanh gia cung
như đê xuât giai phap khuyên khich hô kinh doanh đăng ky thanh doanh
nghiêp theo quy đinh tai Luât Doanh nghiêp.
Chương 1. Luận văn sử dụng phương pháp chủ đạo là phân tích và
tổng hợp để nêu lên những lập luận của pháp luật về đăng ký kinh doanh
của các hộ kinh doanh, qua đó làm rõ khái niệm hộ kinh doanh, đăng ký
kinh doanh và pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh.

Chương 2. Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp để chỉ ra thực trạng thực hiện
pháp luật trong hoạt động đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh từ
thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để đề ra các giải
pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký
kinh doanh của các hộ kinh doanh từ thực tiễn tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn đóng góp về phương diện lý luận cho
việc nghiên cứu pháp luật, quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp
luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, tìm kiếm mô hình
đăng ký kinh doanh nào cho phù hợp. Luận văn cũng làm rõ vai trò, chức
năng của pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh, sự tác
động của hệ thống pháp luật về hộ kinh doanh tới quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.


Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham
khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu cũng như áp dụng pháp
luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Với cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu trên, luận văn này gồm ba
phần chinh sau:
Chương 1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ
kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh
Chương 3. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh của các hộ

kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh .


Chương 1
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC
HỘ KINH DOANH
1.1. Quá trình phát triển của hộ kinh doanh
Thuât ngư “hô kinh doanh” chính thức được sư dung tai cac văn bản
quy pham phap luât Viêt Nam tư năm 2006. Trong nhưng năm trươc đây,
hô kinh doanh được gọi bằng cac tên khac nhau như tô chức tiểu sản xuất
hàng hoa; hô ca thể, hô tiểu công nghiêp; hô kinh doanh ca thể;… và thay
đôi theo tưng thời kỳ. Trươc Đôi mơi (trươc năm 1986), hô kinh doanh
tôn tai dươi hinh thức tô chức tiểu sản xuất hàng hoa (gôm cac thợ thu
công, nông dân ca thể, người làm dịch vu nho) được kinh doanh sau k hi
được cơ quan nhà nươc co thẩm quyền cấp giấy môn bài. Tuy nhiên, do
việc thực hiện cải cách xã hội chủ nghĩa và vận động cho một chính sách
kinh tế xã hội chủ nghĩa đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, khu vực
kinh tế của sản xuất trong giai đoạn này chỉ có tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm
1975 (năm thống nhất), khu vực tư nhân và sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ
ở miền Bắc chỉ chiếm 8,3% tổng sản lượng xã hội [27] cho đến khi bắt
đầu thời kỳ Đổi mới (năm 1986) các nghề thủ công và các tổ chức tư nhân
sử dụng 23,2% tổng lực lượng lao động và tạo ra 15,3% giá trị của tổng
sản xuất công nghiệp [28].
Trong giai đoan tư năm 1986 đến nay cùng vơi chu trương, chính sach
phat triển nền kinh tế nhiều thành phần, hô kinh doanh đa phat triển manh
me, thể hiên:
Thứ nhất, trươc khi co Luât Doanh nghiêp tư nhân và Luât Công ty
(năm 1990), hô kinh doanh tôn tai dươi hinh thức hô ca thể. Hộ cá thể do
Uỷ ban nhân dân phường, xã xét cấp đăng ký kinh doanh và hô tiểu công



nghiêp. Hộ tiểu công nghiệp (xưởng, cửa hàng,...) có tư liệu sản xuất và
các vốn khác thuộc sở hữu của chủ hộ; được thuê mướn lao động theo hợp
đồng thoả thuận giữa chủ và người làm thuê; chủ hộ là người lao động
trực tiếp hoặc đóng vai trò chính về kỹ thuật sản xuất và tự điều hành sản
xuất kinh doanh; thu nhập sau khi đóng thuế và trả công cho người làm
thuê thuộc sở hữu của chủ hộ [37]. Hộ tiểu thủ công nghiệp do Uỷ ban
nhân dân quận, huyện xét cấp đăng ký kinh doanh và được chính thức
công nhân bằng Nghị định số 27-HĐBT cua Hôi đông Bô trưởng (nay là
Chính phu).
Trong giai đoan này, do điều kiên lịch sư và bối cảnh kinh tế - xa hôi
cùng vơi danh muc cấm kinh doanh hoăc kinh doanh co điều kiên theo
quy định cua phap luât rất rông nên sư phat triển cua cac hô ca thể, hô
tiểu công nghiêp còn châm.
Thứ hai, trong giai đoan tư khi ban hành Luât Doanh nghiêp tư nhân
và Luât Công ty (năm 1990) đến trươc khi ban hành Luât Doanh nghiêp
1999, hô kinh doanh tôn tai dươi hinh thức người kinh doanh (gôm cac ca
nhân, nhom người kinh doanh dươi vốn phap định) theo quy định tai Nghị
định số 66/HĐBT cua Hôi đông Bô trưởng (nay là Chính phu). Nghi đinh
nay quy định về quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh; về nội dung, trình
tự, thủ tục đăng ký, thay đổi, tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh của loại
hình này. Điểm đáng chú ý là, Nghị định này quy định người kinh doanh
không bị giới hạn trong việc thuê mướn số lượng lao động [37].
Thứ ba, trong giai đoan tư khi ban hành Luât Doanh nghiêp năm 1999
đến trươc khi ban hành Luât Doanh nghiêp 2005, hô kinh doanh tôn tai
dươi hinh thức hô kinh doanh ca thể do môt ca nhân hoăc hô gia đinh làm
chu theo quy định tai Nghị định số 02/2000/NĐ-CP cua Chính phu. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khac nhau, trong đo co nguyên nhân quy



định không cho phép hô kinh doanh được thường xuyên thuê lao đông
không phù hợp vơi thưc tiên hoat đông cua hô kinh doanh. Vi vây, để tao
điều kiên cho hô kinh doanh ca thể phat triển, ngày 02 thang 04 năm 2004
Chính phu đa ban hành Nghị định số 109/2004/ NĐ-CP về đăng ky kinh
doanh; trong đo đa bai bo quy định hô kinh doanh không được thường
xuyên thuê lao đông [37]. Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP quy
đinh “hộ kinh doanh cá thể được thuê không quá mười lao động. Hộ kinh
doanh cá thể có sử dụng trên mười lao động hoặc có hơn một địa điểm
kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp” .
Thứ tư, trong giai đoan tư khi ban hành Luât Doanh nghiêp 2005 đến
nay, vơi cac nghị định hương dẫn Luât Doanh nghiêp 2005. Nghị định số
88/2006/NĐ-CP năm 2006, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP năm 2010, Luât
Doanh nghiêp 2014, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2015, hô kinh
doanh ca thể được đôi tên thành hô kinh doanh, bô sung đối tượng môt
nhóm người làm chu hô kinh doanh và sưa đôi quy định viêc yêu cầu cac
hô kinh doanh sư dung tư mười lao đông phải chuyển đôi sang hoat đông
theo hinh thức doanh nghiêp. Bên canh viêc đôi tên hô kinh doanh theo
tưng thời kỳ, nhiều cơ chế, chính sach đa tao điều kiên thuân lợi hơn cho
viêc hinh thành và phat triển cua hô kinh doanh. Nhờ đó, thị trường đã
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hộ kinh doanh. Theo Tổng cục
Thống kê, năm 1999 cả nước có hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh sử dụng hơn
3 triệu lao động, đến năm 2017, số hộ kinh doanh đã tăng lên trên 5,14
triệu, sử dụng khoảng 8,58 triệu lao động [37].
Như vậy, hộ kinh doanh là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho
thành phần kinh tế tư bản tư nhân, vì trong rất nhiều năm trước đó, pháp luật
không khuyến khích. Từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi,
mọi điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh



nghiệp tư nhân nói riêng đã được xoá bỏ (Các Luật Doanh nghiệp năm 1999,
2005 và 2014). Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty gần như
bằng không và không khác gì với việc thành lập hộ kinh doanh. Đặc biệt là
việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Do đó, hộ kinh doanh đã thật sự hết
lý do, vai trò lịch sử. Còn sự tồn tại và phát triển như là doanh nghiệp mà
không được thừa nhận là doanh nghiệp chỉ là do sự khiếm khuyết của pháp
luật. Tuy nhiên, vì các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 và các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan khác vẫn tiếp tục quy định về hộ kinh
doanh một cách quá đơn giản, nên đương nhiên đã trở thành sự lựa chọn chủ
yếu trên thực tế. Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường,
nhưng một người đồng thời duy trì hai loại hình kinh doanh là công ty và hộ
kinh doanh là điều pháp luật cần phải nghiên cứu điều chỉnh.
1.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
1.2.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Ở một số quốc gia phát triển trên thế giới chỉ có quy định về hộ kinh
doanh do cá nhân làm chủ với nhiều khái niệm khác nhau như doanh nghiệp
một chủ (one-man business), thương nhân cá thể (sole trader) hoặc doanh
nghiệp cá thể (sole proprietorship).
Để hiểu rõ hơn về khái niệm “hộ kinh doanh”ở Việt Nam, trước hết
cần tìm hiểu thêm về thuật ngữ “hộ gia đình”. Hộ gia đình đã được để cập
đến trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1964 ví dụ như tại khoản 6,
Điều 29, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
1990). Hô gia đinh được nhắc đến với tư cách là chu thể của quan hệ dân sư
bắt đầu tư Luật Đất đai năm 1993 khi quy đinh hô gia đinh là một trong
nhưng chu thể sư dụng đất bên cạnh các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân
dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân. Và tiếp tục tại


Điều 116 Bô luật dân sư năm 1995 đã ghi nhận hô gia đinh là một chu thể của

quan hệ dân sự. Chu thể hô gia đình được ghi nhận tại Điều 106 Bô luật dân
sư năm 2005 như sau: “Hô gia đình ma cac thanh viên co tai san chung, cùng
đong góp công sức để hoat động kinh tê chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc môt sô linh vực sản xuât, kinh doanh khác do phap luật quy định
la chu thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc lĩnh vự c này”. Ngoài ra, Luật
Đất đai sửa đôi bô sung năm 2013 cung ghi nhận “tư cách” chu thể của hô gia
đinh trong các quan hệ về quyền sư dụng đất hay sản xuất nông nghiệp. Điều
này co nghĩa rằng Bô luật Dân sư và một sô văn bản khác đã ghi nhận sư tôn
tại khách quan của kinh tế hô gia đinh với tư cách là đơn vi kinh tế tư chu
trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thu công nghiệp và một sô ngành
nghề khác. Trong giai đoạn phát triển của nước ta hiện nay, hộ gia đình đang
được coi là đối tượng đầu tư chủ của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Số
lượng giao dịch tài chính, tín dụng giữa các hộ gia đình và ngân hàng, các tổ
chức tín dụng ngày càng gia tăng. Do vậy, khi xác định chủ thể thành viên hộ
gia đình, Bộ luật dân sự trước kia và một số quy định pháp luật có liên quan
luôn coi hộ gia đình là chủ thể đặc biệt, bởi vì, hộ gia đình được hiểu là các
thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh khác do pháp luật quy định. Kinh tế hộ gia đình nhìn chung là sản
xuất, buôn bán nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc hoặc sản xuất hàng hóa với năng
suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam đã xuất hiện
và tồn tại hàng nghìn năm và vẫn sẽ là đơn vị cơ bản trong xã hội và trong
phát triển sản xuất nông nghiệp.


Các hoạt động kinh tế hộ gia đình ngày càng đa dạng và phát triển. Để
tăng năng suất lao động và mở rộng phạm vi sản xuất ra ngoài hộ gia
đình, các hộ gia đình khi đó sẽ thực hiện các thủ tục tham gia vào thị

trường kinh doanh. Từ bản chất ban đầu là kinh tế hộ gia đình, khi có đủ
điều kiện, hộ gia đình sẽ được nhà nước cho phép đăng ký ngành nghề
kinh doanh và đi vào hoạt động kinh doanh với tên gọi là hộ kinh doanh
như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay Luật Doanh
nghiệp chưa thừa nhận hộ kinh doanh là một hình thức doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là chủ thể có hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là các
hoạt động sản xuất, mua bán và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích sinh ra
lợi nhuận trên thị trường. Các hoạt động kinh doanh luôn có sự đa dạng về
hình thức và cách thức thực hiện và được điều chỉnh bởi pháp luật kinh tế.
Theo đó, dù là cá nhân hoặc nhóm cá nhân, hay pháp nhân (công ty) đều có
thể là nội hàm của khái niệm doanh nghiệp. Lúc này khái niệm doanh nghiệp
là khái niệm kinh tế, chưa phải là khái niệm pháp lý.
Từ cách phân tích định nghĩa này, có quan điểm cho rằng việc đưa cá
nhân - hộ kinh doanh vào Luật doanh nghiệp để thừa nhận họ là doanh nghiệp
là vấn đề rất bình thường. Nhưng khi có quan điểm như vậy, đồng nghĩa đang
có sự nhầm lẫn giữa khái niệm pháp lý và khái niệm kinh tế.
Khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh
như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá
nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,
sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Đồng thời, điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ


dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có
tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự”.

Theo đó, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. Các thành
viên là cá nhân tham gia hộ kinh doanh đó mới là chủ thể pháp lý. Hộ kinh
doanh chỉ là cách gọi chung cho những nhóm cá nhân kinh doanh với trách
nhiệm vô hạn (“chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt
động kinh doanh”).
Vì tất cả những điều đó, cá nhân kinh doanh là một chủ thể khác với công
ty kinh doanh, dù trong khái niệm kinh tế thì hai chủ thể đều là doanh nghiệp,
nhưng trong khái niệm pháp lý, những cơ chế và yêu cầu pháp lý đối với hai
chủ thể này là khác hẳn.
Như vậy, hộ kinh doanh như một chủ thể doanh nghiệp không tồn tại
trong Luật doanh nghiệp hiện hành, nhưng hộ kinh doanh thực chất đã có tư
cách pháp lý trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nổi bật là trong Bộ
luật dân sự. Cũng cần tính đến thực tế hộ kinh doanh là khái niệm sinh ra từ
thực tiễn mang tính truyền thống và văn hóa của Việt Nam, bắt đầu từ “hộ gia
đình”.
Các bộ luật dân sự năm 1995, 2005 đều có quy định về hộ gia đình và tổ
hợp tác, tức mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của “hộ” có chức năng kinh
doanh. Tuy từ “hộ” không còn giá trị trong mối quan hệ hiện đại và khái niệm
hộ đã bị loại bỏ khỏi Bộ luật dân sự 2015 nêu trên (coi “hộ” chỉ là nhóm
những cá nhân), chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận rằng, “hộ” kinh doanh đã
tồn tại rất lâu trong thế giới pháp luật chúng ta và là một thực tiễn sống động
không thể phủ nhận.


Trước đây, Nghị định của Chính phủ về đăng ký kinh doanh là Nghị
định số 02/2000/NĐ- CP ngày 03/02/2000 và Nghị định số 109/2004/NĐCP ngày 02/4/2004 đều có quy định về tên gọi “hộ kinh doanh cá thể”.
Sau đó, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2015 về đăng lý kinh doanh
với tên gọi là “hộ kinh doanh” [10].
Nghị định số 109/2004/NĐ-CP định nghĩa: Hộ kinh doanh cá thể do
một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại

một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh [6]. Nghị định số 88/2006 NĐ- CP định nghĩa: Hộ kinh doanh do
một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia
đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá
mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình đối với hoạt động kinh doanh [7]. Điều 66, khoản 1 Nghị định
số 78/2015/NĐ-CP năm 2015 định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân
hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh”.
Định nghĩa trên về “hộ kinh doanh” cho thấy hộ kinh doanh được chia
thành ba loại căn cứ vào chủ tạo lập ra nó: (1) Hộ kinh doanh do một cá
nhân làm chủ; (2) hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ; và (3) Hộ
kinh doanh do hộ gia đình làm chủ. “Hộ gia đình” được kinh doanh dưới
hình thức hộ kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh như trên vừa nói có lẽ
xuất phát từ việc Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2015 qui định
“hộ gia đình” là chủ thể của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng.


Thứ nhất, “hộ gia đình” không phải là cá nhân và cũng không phải là
pháp nhân, mà là một chủ thể đặc biệt của pháp luật Việt Nam. Do đó hộ
kinh doanh cá thể hay hộ kinh doanh là thương nhân thể nhân. Trước đây,
hộ cá thể và hộ tiểu công nghiệp (hình thức đầu tiên của hộ hộ kinh doanh
cá thể hay hộ kinh doanh), theo Nghị định số 27- HĐBT ngày 9/3/1988, là
thương nhân thể nhân [12].
Thứ hai, tập hợp các cá nhân hay các thành viên của “hộ gia đình”
không dễ xác định. Dấu hiệu của một “gia đình” được thể hiện qua quan

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng. Song “hộ gia
đình” không bao gồm tất cả các thành viên có các mối quan hệ đó với
nhau. Được xem là thành viên của hộ gia đình cần phải có hai điều kiện:
(1) Điều kiện quan hệ (điều kiện cần), thể hiện qua việc hoặc có quan hệ
hôn nhân, hoặc có quan hệ huyết thống, hoặc có quan hệ nuôi dưỡng; và
(2) điều kiện chung sống (điều kiện đủ), có nghĩa là cùng trú ngụ ở một
nơi hoặc cùng kiếm sống dựa vào cùng một sản nghiệp. Tuy nhiên số
lượng các thành viên thuộc hộ gia đình có thể biến động, vì vậy gây khó
khăn không ít cho việc giải quyết tranh chấp có liên quan. Trong thực tiễn
tư pháp và trong thực tiễn thi hành pháp luật ở các cơ quan hành pháp,
người ta thường xác định tập hợp thành viên hộ gia đình thông qua sổ hộ
khẩu. Đây có lẽ không phải là một việc làm hợp lý bởi sự tồn tại của sổ hộ
khẩu không có cơ sở để đứng vững trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa sổ
hộ khẩu không nói lên vấn đề rằng các thành viên có cùng trú ngụ hay
cùng kiếm sống hay không. Có lẽ cần đưa vào nội dung đăng ký kinh
doanh việc xác định các thành viên của hộ gia đình khi đăng ký kinh
doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, bởi vấn đề xác định các thành viên
như vậy có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các chủ nợ
của hộ kinh doanh.


Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2015 cho phép “một nhóm người”,
không phải là hộ gia đình, được kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.
Việc cho phép này có tác dụng thúc đẩy kinh doanh, nhưng gây khó khăn
về mặt pháp lý, nhất là về chế độ trách nhiệm của toàn thể và từng thành
viên của nhóm, và về chế độ quản trị hộ kinh doanh. Bản thân thuật ngữ
nhóm người rất khó xác định về nhiều khía cạnh như: Số lượng thành viên
trong “một nhóm người” có hạn định không? Các thành viên trong nhóm
cần có đặc điểm gì đặc biệt về nhân thân không, hay có quan hệ gần gũi
không?

Pháp luật Việt Nam hiện nay phân biệt hộ kinh doanh với doanh
nghiệp thông qua việc sử dụng lao động. Hộ kinh doanh do một cá nhân
hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ
được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động
và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký
thành lập doanh nghiệp theo quy định (Khoản 3, Điều6 6 Nghị định số
78/2015/NĐ-CP năm 2015). Do đó, có thể hiểu, pháp luật Việt Nam hiện
nay quan niệm hộ kinh doanh và các hình thức công ty không khác gì
nhau về hình thức kết cấu mà chỉ khác nhau về quy mô kinh doanh.
Như vậy, hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc
một nhóm người, một hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một
cá nhân làm chủ, cá nhân có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh
doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư
nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình
làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm
hoặc trong hộ quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đủ


điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên
ngoài. Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã không còn quy định về hộ kinh doanh
và không còn ghi nhận loại hình này là một chủ thể trong giao dịch dân
sự. Các luật khác như Luật Sở hữu trí tuệ cũng không khẳng định một
cách rõ ràng về việc hộ kinh doanh cá thể có thể là một chủ thể được
quyền sở hữu tài sản sản trí tuệ.
1.2.2. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
1.2.2.1. Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân
Các hộ kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân vì vậy họ không
thể là pháp nhân. Hộ kinh doanh gắn liền với cá nhân thành lập ra hộ kinh

doanh. Tất cả tài sản của hộ kinh doanh thuộc quyền sở hữu của cá nhân
làm chủ kinh doanh đó.
Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã
thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo qui định của pháp
luật) và trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình (không
tách bạch). Trong hoạt động tố tụng liên quan đến vụ án kinh tế, chủ hộ
kinh doanh (cá nhân) có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa.
Cũng như một cá nhân làm chủ hộ kinh doanh, hộ kinh doanh gồm
nhóm các cá nhân làm chủ cũng không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên
có vấn đề rắc rối cần lưu ý rằng: Người đứng ra đăng ký kinh doanh có
được xem là người đại diện đương nhiên cho nhóm tạo lập ra hộ kinh
doanh hay không, hay chỉ là người đại diện cho nhóm để đăng ký kinh
doanh? Câu trả lời có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của hộ kinh doanh, vấn đề tư cách tham gia tố tụng và
vấn đề quản trị hộ kinh doanh. Câu trả lời phụ thuộc phần nào vào việc
giải thích các qui định về thành lập và đăng ký kinh doanh của hộ kinh
doanh mà sẽ được nghiên cứu sau.


Trường hợp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh
doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng
không phải là pháp nhân.
Như vậy, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, cá nhân, nhóm
người, hộ gia đình nhân danh mình tham gia vào các hoạt động kinh
doanh. Trở thành hộ kinh doanh hoạt động độc lập và có tư cách pháp lý
riêng, như một doanh nghiệp nhưng hộ kinh doanh không không được
thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có như trong Luật Doanh nghiệp đã
quy đinh. Khi tham gia thỏa thuận kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh
nhân danh mình để thực hiện hoạt động giao dịch đó.
1.2.2.2. Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ

Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức
kinh doanh này mà xuất phát từ các qui định của pháp luật Việt Nam căn
cứ vào số lượng lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh. Điều này
gây tốn kém không thật cần thiết cho người kinh doanh, và có thể trái với
ý chí và khả năng kinh doanh của họ. Việc buộc hộ kinh doanh sử dụng
thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức
doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đặc trưng của từng ngành nghề kinh
doanh. Với một cửa hàng cơm bình dân con số người phục vụ có thể lên
tới hàng chục với các công việc như nấu ăn, chạy chợ, phục vụ bàn, vệ
sinh, trông xe…[39]
Hộ kinh doanh theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2015 chỉ được
tiến hành kinh doanh tại “một địa điểm”. Bản thân cụm từ “một địa điểm”
ở đây cũng cần được giải thích. Nếu “một địa điểm” không phải là một địa
phương như xã (phường), huyện (quận) hoặc tỉnh (thành phố), thì nó có
nghĩa là mỗi hộ kinh doanh chỉ có thể sản xuất kinh doanh tại một địa
phương theo nội dung đã đăng ký kinh doanh.


Như vậy, quyền tự do kinh doanh của các hộ kinh doanh bị hạn chế
hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
1.2.2.3. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản
nợ của hộ kinh doanh
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách
nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà
họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt
thực hiện hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ
nhân của nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu
trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ
nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên theo qui định
của pháp luật Việt Nam hiện nay về trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh
đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh của hộ kinh
doanh thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Trước hết phải nhắc lại định
nghĩa về hộ kinh doanh trong Nghị định số 78/2015/NĐ-CP năm 2015 để
xác định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh. Định nghĩa này có
nội dung chính xác như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một
nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng
ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ
kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập
doanh nghiệp theo quy định [10]. Các qui định này quả thật rất khó xác
định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh bởi cách viết. Theo định
nghĩa này, người ta có thể hiểu có năm yếu tố để xác định hộ kinh doanh


×