TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
....................................
NGHIÊN CỨU DOANH
NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 20152018
GVHD: LÊ NAM HẢI
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
..................................
NGHIÊN CỨU DOANH
NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 20152018
GVHD: LÊ NAM HẢI
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6
DANH SÁCH BẢNG
4
DANH SÁCH HÌNH
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa lớn
là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ có không khí mát mẻ cộng với nền đất bazan màu mỡ rất thích hợp cho
việc phát triển cây công nghiệp trong đó cà phê là một loại cây điển hình. Xuất khẩu
nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng là một trong những ngành đem lại
nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, giảm gánh
nặng cho xã hội... Những năm gần đây Việt Nam là một nước đứng thứ hai trên thế
giới trong việc xuất khẩu cà phê (đứng sau Brazin). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO
(World Trade Organization) tổ chức thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế bước
vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó lĩnh vực xuất khẩu cà phê cũng chuyển
sang một bước ngoặc lớn và đem lại nguồn thu ngoại hối đứng thứ hai cho quốc gia
(trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp), chỉ đứng sau gạo.
Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu được 1,882 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt
3,544 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về giá trị so với năm 2017. Xuất
khẩu cà phê chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sản phẩm cà phê Việt
Nam đã bán được trên nhiều quốc gia trên thế giới. Tỉnh Đắk Lắk- thủ phủ cà phê của
Việt Nam hiện là nơi sản xuất cũng như xuất khẩu cà phê lớn nhất, chiếm khoảng 50
% tổng diện tích và sản lượng của cả nước. Hiện nay, sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk
Lắk đã xuất khẩu vào 56 quốc gia trên thế giới. Trong đó, Cộng hòa Liên bang Đức là
một trong những thị trường nhập khẩu cà phê truyền thống quan trọng và lớn nhất của
tỉnh Đăk Lăk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà
phê tại tỉnh Đăk Lăk diễn ra sôi động và phát triển khá mạnh mẽ với kim ngạch xuất
khẩu cà phê cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê ở
đây vẫn còn những hạn chế, chính vì vậy chúng ta cần phải nắm và phân tích rõ thực
trạng của hoạt động này của tỉnh, từ đó có những định hướng rõ ràng, biện pháp cụ thể
để khắc phục những mặt tồn tại, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của khách hàng, đồng thời
thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường tương đối khó tính và giàu tiềm năng như Đức. Từ
6
những lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng kinh doanh
xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018
2.2 Mục tiêu cụ thể
-
Khái quát về cơ sở lý thuyết liên quan đến kim ngạch xuất khẩu cà phê tại tỉnh
-
Đắk Lắk.
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
-
2015-2018.
Phân tích bối cảnh tổng thể của kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk
-
giai đoạn 2015 – 2018
Một số kiến nghị và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê tại tỉnh Đăk Lăk.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015- 2018.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Không gian nghiên cứu
Tỉnh Đăk Lăk
4.2 Dữ liệu được thu thập
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên thông tin số liệu thu thập trong thời gian 4
năm từ 2015 đến năm 2018
4.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Tiểu luận được nhóm thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/06/2019 đến 03/07/2019.
4.4 Thời gian nghiên cứu dữ liệu
Dữ liệu được nhóm nghiên cứu trong 2 tuần từ 12/06/2019 đến 26/06/2019
7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng phương pháp so sánh, tỷ lệ đánh giá, tổng
hợp để thấy được sự biến động qua các kì trong giai đoạn 2015-2018.
Phương pháp so sánh: so sánh kim ngạch xuất khẩu cà phê trong giai đoạn 2015-2018.
Phương pháp thu thập thông tin: từ các báo cáo kết quả của hoạt động xuất khẩu cà
phê trong giai đoạn 2015-2018, các mô hình nghiên cứu của các chuyên gia và các
sinh viên của nhiều trường đại học, các nguồn dữ liệu bên ngoài như báo chí, Internet..
Phương pháp thống kê: các chỉ số thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp của các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê tại tỉnh Đắk Lắk, các công trình nghiên cứu đã được công
khai trên Internet, …
6. KẾT CẤU
Phần mở đầu
Chương I: Cơ sở lí luận.
Chương II: Phân tích kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ 2015 đến 2018.
Chương III: Giải pháp, kiến nghị và bài học kinh nghiệm cho xuất khẩu cà phê tỉnh
Đắk LắK.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 XUẤT KHẨU
Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên
cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Theo Luật thương mại 2005 thì xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.
Theo viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh
buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó
không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên
trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của
nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào hoạt động kinh doanh này.
1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán
trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm,
hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức
sống nhân dân. Do vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại để đem lại những
hiệu quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống
kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng
khống chế được.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của
9
nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào hoạt động kinh doanh này.
Xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là:
−
Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo
nhu cầu nhập khẩu.
− Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước.
− Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định
−
hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng
mức sống.
− Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới
tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.
1.3 CÁC HÌNH THỨC CỦA XUẤT KHẨU
1.3.1 Xuất khẩu uỷ thác
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị
xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất
định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác.
Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo
Nghị định 64-HĐBT (Hội đồng Bộ trưởng), chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn
1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
1.3.2 Xuất khẩu trực tiếp
Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp
đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp
đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo
đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3 Gia công hàng xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là
bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi
là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận
thù lao (gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất
(chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của
10
bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ
chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là
hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được
thể hiện trong hàng hoá) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước
ngoài.
1.4 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền được thu về trên hoạt động xuất khẩu của hàng
hóa hay dịch vụ của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu sẽ được tính theo một khoảng
thời gian cố định như tháng, quý hay năm và với một đơn vị tiền tệ ổn định được quy
ước trước giữa hai bên.
1.5 ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC CHỈ SỐ
1.5.1. Chỉ số phát triển định gốc
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng ở hai thời gian không
liền nhau, trong đó, người ta chọn một thời gian làm gốc thông thường chọn thời gian
đầu tiên làm gốc.
Công thức tính như sau: Ti = Yi/Yo ( với i=2,3,..n)
Trong đó:
Yo : tốc độ phát triển định gốc
Yi : mức độ hiện tượng của thời gian đầu tiên
1.5.2 Chỉ số phát triển liên hoàn
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự biến động của hiện tượng hai thời gian liền
nhau.
Công thức tính như sau:
Ti=
( với i=2,3,..n)
Trong đó:
Ti: tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1
Yi-1: mức độ của hiện tượng i-1
11
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
CỦA TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015 -2018
2.1 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK (GIAI
ĐOẠN 2015- 2018).
2.1.1 Tình hình thị trường xuất khẩu chung của cả nước
Bất chấp ngành công nghiệp còn nhiều thách thức về cơ cấu, cà phê Việt Nam vẫn
đang mở rộng mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Hiện cà phê Việt đang trải qua
những bước chuyển mình tích cực nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trong vai trò là
quốc gia xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới trong vòng vài năm tới. Các
chương trình tái canh cây cà phê cùng với mục tiêu thúc đẩy ngành chế biến và cải
thiện chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê
trong trung hạn.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng El Nino ( là hiện tượng nóng lên dị
thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình
Dương kéo dài 8-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm một lần) kéo dài từ
tháng 5/2015 đến tháng 5/2016, lượng mưa ở Việt Nam giảm xuống mức thấp kỷ lục
trong năm 2015 và khô hạn kéo dài suốt nửa đầu năm 2016. Business Monitor
International (BMI) là một trong những hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới
với một loạt các dịch vụ về kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính và tất cả các ngành công
nghiệp tại gần 200 nước trên thế giới, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2016-2017 sẽ
giảm 8,5% xuống còn 26,4 triệu bao (trọng lượng 60 kg/bao), mức thấp nhất kể từ niên
vụ 2011-2012. Trong suốt kỳ hạn hán, nhiều bà con nông dân không tái canh cà phê
mà chuyển sang loại cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn (đặc biệt là hồ tiêu và hoa
quả) do giá cà phê giảm xuống thấp trước năm 2016.
Thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 8/2017 theo xu hướng của
thị trường thế giới. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên
giảm 1.000 – 1.100 đ/kg xuống còn 44.000 – 44.700 đ/kg. Các đại lý và các nhà xuất
khẩu Việt Nam hiện vẫn giữ cà phê lại chờ giá cao hơn nữa mới xuất bán.
12
BMI Research dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2017-2018 sẽ phục hồi mạnh mẽ, tăng
khoảng 8,5% lên mức 28,6 triệu bao do thời tiết thuận lợi trong vài tháng trở lại đây.
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê niên vụ 2016-2017 được dự báo là sẽ giảm do sản lượng
cà phê trong nước bị hụt và ngành rang, xay cà phê trong nước phát triển. Trong niên
vụ năm nay, thặng dư sản xuất chỉ đạt 23,6 triệu bao so với 25,6 triệu bao trong vòng 5
năm qua. Xuất khẩu cà phê sẽ đạt 26 triệu bao.
Theo báo cáo "Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 8/2017 ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xuất khẩu cà phê tháng
8 năm 2017 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất
khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,02 triệu tấn và 2,33 tỷ USD, giảm 19,9%
về khối lượng nhưng tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7
tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9%. Các thị trường có giá trị
xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Hàn Quốc (70,3%), Bỉ
(29,8%), Hoa Kỳ (20%), Italia (16,7%), Angieri (13,1%) và Đức (10,2%).
Trong niên vụ 2017-2018, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại do
thặng dư sản xuất có thể phục hồi lên mức 25,5 triệu bao.
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) đang lên kế hoạch cho lần phát hành cổ
phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) vào năm 2018 do chính phủ đang rút dần cổ phần
tại công ty.
Tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước sẽ tăng do GDP và dân số tăng kéo theo chi
tiêu cho thực phẩm, và các loại đồ uống như cà phê cũng sẽ nhiều hơn. Quá trình đô
thị hóa và sự phát triển nở rộ của các quán cà phê theo phong cách phương tây được
dự báo sẽ góp phần không nhỏ vào xu hướng này. Trong giai đoạn từ năm 2005-2015,
lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng đáng kinh ngạc từ 0,43 kg/đầu
người/năm lên 1,38 kg/đầu người/năm- mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc
gia xuất khẩu cà phê trên thế giới. Con số này được dự báo sẽ tăng lên mức 2,6
kg/đầu/năm người vào năm 2021. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kỳ vọng
lượng tiêu thụ cà phê trong nước sẽ tăng 10-15%.
13
2.1.2 Tình hình thị trường xuất khẩu của Tỉnh Đắk Lắk
Niên vụ cà phê 2015-2016: Đắk Lắk xuất khẩu cà phê đạt 196.391 tấn
Chiều 16/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2015-2016 và triển
khai nhiệm vụ niên vụ 2016-2017. Tham dự Hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy Phạm Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, đại diện lãnh đạo Ban
Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam và các Sở, ngành có liên quan trong tỉnh.
Niên vụ 2015-2016, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh khoảng 203.357 ha, giảm 398 ha
so với niên vụ 2014-2015, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 192.543 ha, tăng 72
ha so với niên vụ 2014-2015, năng suất bình quân đạt trên 2,3 tấn/ha, tăng 55 tạ/ha,
tổng sản lượng đạt 454.810 tấn, tăng 18.312 tấn so với niên vụ trước. Trong niên vụ
2015-2016, trên địa bàn tỉnh xuất khẩu cà phê đạt 196.391 tấn, tăng 19.294 tấn (tăng
10,9%) so với niên vụ trước, chiếm tỷ trọng 11,26% so với cả nước, kim ngạch đạt hơn
356 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cà phê hòa tan đạt trên 26 triệu USD, chiếm tỷ lệ
7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh, giá thu mua cà phê nhân xô bình quân
trên địa bàn tỉnh đạt 35.223 đồng/kg, giảm 8,1% so với niên vụ trước. Trong niên vụ
2015-2016, sản phẩm cà phê Đắk Lắk xuất khẩu sang 62 thị trường thế giới, trong đó
tập trung xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đã có từ lâu như Đức, Italia, Mỹ,
Nhật Bản…
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh niên vụ 2015-2016 vẫn tồn tại
một số hạn chế như tình trạng thu hoạch cà phê xanh vẫn diễn ra, quá trình chế biến,
phơi khô cà phê nhân chưa đảm bảo quy trình dẫn đến sản phẩm cà phê đạt chất lượng
không cao, công tác cải tạo, tái canh, luân canh, chuyển đổi cây trồng khác ở những
diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp diễn ra chậm, số lượng tiêu thụ cà phê nhân
có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột còn ít, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cà
phê có chỉ dẫn địa lý cũng như các loại cà phê bền vững có chứng nhận còn hạn chế,
sản xuất cà phê còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có đầu mối cụ thể hỗ trợ nông dân về kỹ
thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…
Theo dự báo, niên vụ 2016-2017 do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn kéo dài, cùng với
nhiều nguyên nhân khác nên khả năng năng suất, sản lượng cà phê của Đắk Lắk sẽ
không tăng so với niên vụ trước. Do đó, quan điểm của tỉnh Đắk Lắk là không tăng
14
diện tích cà phê ngoài quy hoạch mà tập trung tái canh cà phê theo kế hoạch đã được
phê duyệt, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu
xuất khẩu. Dự kiến diện tích cà phê toàn tỉnh khoảng 199.801 ha (giảm 199 ha so với
niên vụ 2015-2016), năng suất bình quân 2,35 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt gần
453.000 tấn, xuất khẩu khoảng 230.000 tấn.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đề nghị các cấp, các
ngành cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu mua, chế biến cà phê đầu tư
đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng cà phê sau thu hoạch,
hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt thông tin giá cả, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất
khẩu, đồng thời tăng cường liên kết, thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong
và ngoài nước, tiếp tục triển khai một số chính sách đã ban hành về phát triển cà phê
bền vững, triển khai thực hiện tốt kế hoạch tái canh cà phê, trong đó chú trọng tuyên
truyền, hướng dẫn quy trình vay vốn tái canh cà phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu…
Ngày 22/11, UBND tỉnh ban hành báo cáo 332/BC-UBND về tổng kết niên vụ cà phê
2017-2018 và triển khai kế hoạch niên vụ năm 2018-2019.
Niên vụ cà phê 2017-2018, diện tích cà phê của toàn tỉnh Đắk Lắk là 204.808 ha, tăng
1.071 ha so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 187.279 ha, giảm
4.204 ha, năng suất bình quân đạt 24,5 tạ/ha, tăng gần 1,2 tạ/ha, sản lượng đạt 459.785
tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ trước. Toàn tỉnh có 12 công ty được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích 15.612,70 ha,
sản lượng đăng ký 48.691 tấn/năm. Tính đến hết niên vụ 2017-2018, các địa phương
thực hiện tái canh cà phê được 26.818 ha, đạt 64,48% kế hoạch, riêng năm 2018 thực
hiện tái canh được 4.862 ha, đạt 71,09% kế hoạch.
Xuất khẩu cà phê đạt 191.169 tấn, giảm 5%, chiếm 10,6% tổng sản lượng cà phê xuất
khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 365 triệu USD, giảm 80,2 triệu USD,
chiếm gần 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, xuất khẩu cà phê hòa
tan đạt 4.330 tấn, kim ngạch đạt 26,8 triệu USD. Hiện nay, sản phẩm cà phê của Đắk
Lắk đã được xuất khẩu đến 62 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
15
2.2 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỈNH
ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015 - 2018.
2.2.1 Phân tích sơ lược số liệu kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk giai
đoạn 2015 - 2018.
Bảng 2.1 : Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ 2015 – 2018
Năm
KIM NGẠCH
2015
356 triệu USD
2016
445 triệu USD
2017
365 triệu USD
2018
600 triệu USD
Nguồn: Nhóm tổng hợp từ nhiều nguồn báo và tạp chí .
Hình 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk 2015- 2018
2.2.2 Nhận xét chỉ số phát triển định gốc (số tương đối, tuyệt đối) và vẽ đường
biểu diễn số tuyệt đối định gốc theo thời gian.
Năm
KIM
NGẠCH Chỉ số phát triển định gốc
(triệu USD)
Số tuyệt đối định gốc
Số tương đối định gốc
(%)
2015
356
0
100
2016
445
89
125
2017
365
9
102,5
2018
600
244
168,5
Bảng 2.2: Bảng chỉ số phát triển định gốc (số tương đối, tuyệt đối)
Nhận xét: So với năm gốc 2015 thì kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Đắk Lắk tăng
giảm không đồng đều.
16
Năm 2015: Vì năm nay tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường công tác xúc tiến thương mại,
củng cố lại thị trường truyền thống, chú trọng phát triển thị trường ở các nước có nhiều
triển vọng.
Năm 2016: Năm 2016 so với 2015 thì tình hình kim ngạch xuất khẩu cà phê tại Đắk
Lắk tăng 89 triệu USD tương đương tăng 25%. Vì trong năm Đắk Lắk đã đề ra những
chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu, xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư vào lĩnh vực xuất
khẩu hàng hóa, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp đầu
mối xuất khẩu về vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, lao động có tay nghề.
Năm 2017: Tình hình kim ngạch xuất khẩu cà phê tại tỉnh Đắk Lắk của năm 2017 so
với năm 2015 tăng 9 triệu USD tương đương tăng 2,5%. Do được thiên nhiên ưu đãi,
điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đắk Lắk là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây
Nguyên có khí hậu 2 mùa rõ rệt, đất đỏ badan màu mỡ tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện
các dự án phát triển.
Năm 2018: Kim ngạch xuất khẩu cà phê tại tỉnh Đắk Lắk của năm 2018 so với năm
2015 tăng 244 triệu USD tương đương tăng 68,5%. Vì trong năm 2018 tỉnh đã chủ
trương tập trung tái canh cà phê theo kế hoạch đã được phê duyệt, đồng thời nâng cao
năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
2.2.3. Nhận xét chỉ số phát triển liên hoàn (số tương đối, số tuyệt đối).
Năm
KIM
NGẠCH Chỉ số phát triển liên hoàn
(triệu USD)
Số tuyệt đối liên hoàn(Triệu Số
tương
USD)
hoàn (%)
2015
356
2016
445
89
125
2017
365
-80
82,0
2018
600
235
164,4
đối
liên
Hình 2.2: Biểu đồ số tuyệt đối định gốc theo thời gian của kim ngạch xuất khẩu thủy
hải sản tỉnh Kiên Giang từ năm 2008 – 2018
17
Nhận xét
Từ đó ta có nhận xét chung về tình hình xuất khẩu cà phê tỉnh Đăk Lăk giai đoạn từ
năm 2015 đến 2018 như sau:
Niên vụ năm 2015-2016
- Trong niên vụ 2015-2016, trên địa bàn tỉnh xuất khẩu cà phê đạt 196.391 tấn, tăng
19.294 tấn (tăng 10,9%) so với niên vụ trước, chiếm tỷ trọng 11,26% so với cả nước,
kim ngạch đạt hơn 356 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cà phê hòa tan đạt trên 26
triệu USD, chiếm tỷ lệ 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh, giá thu mua cà
phê nhân xô bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 35.223 đồng/kg, giảm 8,1% so với niên vụ
trước. Trong niên vụ 2015-2016, sản phẩm cà phê Đắk Lắk xuất khẩu sang 62 thị
trường thế giới, trong đó tập trung xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đã có từ
lâu như Đức, Italia, Mỹ, Nhật Bản…
- Niên vụ 2015-2016, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh khoảng 203.357 ha, giảm 398
ha so với niên vụ 2014-2015, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 192.543 ha, tăng
72 ha so với niên vụ 2014-2015, năng suất bình quân đạt trên 2,3 tấn/ha, tăng 55 tạ/ha,
tổng sản lượng đạt 454.810 tấn, tăng 18.312 tấn so với niên vụ trước.
- Tuy nhiên, thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh niên vụ 2015-2016 vẫn tồn tại
một số hạn chế như tình trạng thu hoạch cà phê xanh vẫn diễn ra, quá trình chế biến,
phơi khô cà phê nhân chưa đảm bảo quy trình dẫn đến sản phẩm cà phê đạt chất lượng
không cao, công tác cải tạo, tái canh, luân canh, chuyển đổi cây trồng khác ở những
diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp diễn ra chậm, số lượng tiêu thụ cà phê nhân
có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột còn ít, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cà
phê có chỉ dẫn địa lý cũng như các loại cà phê bền vững có chứng nhận còn hạn chế,
sản xuất cà phê còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có đầu mối cụ thể hỗ trợ nông dân về kỹ
thuật sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…
Niên vụ năm 2016-2017
- Trong niên vụ 2016-2017, trên địa bàn tỉnh xuất khẩu cà phê đạt 201.126 tấn, tăng
4.771 tấn (tăng 2,4%) so với niên vụ trước, chiếm tỷ trọng 13,5% so với cả nước, kim
ngạch đạt hơn 445 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu cà phê hòa tan đạt trên 28,8 triệu
USD, chiếm tỷ lệ 6,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh, giá thu mua cà phê
18
nhân xô bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 44.483 đồng/kg, tăng 26,3% so với niên vụ
trước.
- Theo đó, trong niên vụ 2016-2017, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh khoảng 203.737
ha, tăng 380 ha so với niên vụ 2015-2016, trong đó diện tích cho sản phẩm là 191.483
ha, giảm 1.060 ha so với niên vụ 2015-2016, năng suất bình quân đạt trên 2,3 tấn/ha,
giảm 26 kg/ha, tổng sản lượng đạt 447.810 tấn, giảm 14.810 tấn so với niên vụ trước.
- Theo dự báo, khả năng thời tiết niên vụ 2017-2018 không thuận lợi, dẫn đến năng
suất, sản lượng cà phê không tăng so với niên vụ trước. Do đó, quan điểm của tỉnh
Đắk Lắk là tập trung tái canh cà phê theo kế hoạch đã được phê duyệt, đồng thời nâng
cao năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Dự kiến diện
tích cà phê toàn tỉnh khoảng 202.476 ha (giảm 1.261 ha so với niên vụ 2016-2017),
năng suất đạt 2,387 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 452.900 tấn, xuất khẩu khoảng
215.000 tấn.
Niên vụ năm 2017-2018
- Xuất khẩu cà phê đạt 191.169 tấn, giảm 5%, chiếm 10,6% tổng sản lượng cà phê
xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 365 triệu USD, giảm 80,2 triệu
USD, chiếm gần 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, xuất khẩu cà
phê hòa tan đạt 4.330 tấn, kim ngạch đạt 26,8 triệu USD. Hiện nay, sản phẩm cà phê
của Đắk Lắk đã được xuất khẩu đến 62 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Niên vụ cà phê 2017-2018, diện tích cà phê của toàn tỉnh Đắk Lắk là 204.808 ha,
tăng 1.071 ha so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích cho thu hoạch 187.279 ha, giảm
4.204 ha, năng suất bình quân đạt 24,5 tạ/ha, tăng gần 1,2 tạ/ha, sản lượng đạt 459.785
tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ trước. Toàn tỉnh có 12 công ty được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích 15.612,70 ha,
sản lượng đăng ký 48.691 tấn/năm. Tính đến hết niên vụ 2017-2018, các địa phương
thực hiện tái canh cà phê được 26.818 ha, đạt 64,48% kế hoạch, riêng năm 2018 thực
hiện tái canh được 4.862 ha, đạt 71,09% kế hoạch.
Niên vụ năm 2018-2019
- Tính chung lũy kế 12 tháng năm 2018 đạt 600 triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm
và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2017. So với cùng kỳ năm 2017, phần lớn các mặt
19
hàng xuất khẩu như cà phê hòa tan, sản phẩm sắn, cao su đều tăng. Cụ thể, so với cùng
kỳ năm 2017, cà phê hòa tan xuất khẩu 6.000 tấn đạt 100% kế hoạch năm, tăng 44,9%
về lượng và tăng 34,85% về giá trị; sản phẩm sắn xuất khẩu 120.000 tấn, đạt 100% kế
hoạch năm, tăng 3,4% về lượng; cao su xuất khẩu 7.000 tấn đạt 100% kế hoạch năm,
tăng 58,37%; hạt điều xuất khẩu 520 tấn, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 23,2% về
lượng.
- Bên cạnh đó,hoạt động xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực của tỉnh vẫn gặp khó
khăn do giá vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể kể đến như cà phê nhân
xuất khẩu 220.000 tấn, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 18,5% về lượng nhưng giảm
0,57% về giá trị.
2.2.4 Dự báo năm 2018 theo phương pháp bình quân di động với
T=2
Bảng dự báo năm 2018
Năm
2015
2016
2017
2018
Kim ngạch (triệu USD)
356
445
365
600
BQDĐ
400,5
405
Nhận xét: dự báo năm 2018 theo phương pháp bình quân di động với T=2 cho kết quả
kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk là 405 triệu USD. Nhưng thực tế, Đắk
Lắk đạt tới 600 triệu USD, từ kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2018. Điều này dựa
trên nhiều sự đổi mới và nỗ lực không ngừng của tỉnh Đắk Lắk.
Để đạt mục tiêu này, tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh hoạt động xuất tiến thương mại, củng cố
thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tìm kiếm khách hàng. Cụ thể là tổ
chức hoạt động xúc tiến thương mại ở các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Ban Nha,…
2.3 NHẬN XÉT CHUNG
2.3.1 Thuận lợi
Là nước nằm trong vùng nhiệt đới giới mùa, lưu lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
20
Với diện tích trên 500.000ha, mỗi năm sản lượng đạt 1 triệu tấn. Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil. Với nguồn cung ổn định Việt
Nam là bạn hàng lớn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tây Nguyên được biết đến là thủ phủ cà phê Việt Nam. Hiện nay, tổng diện tích trồng
cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên Trung bộ (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon
Tum) là 577,8 ngàn ha. Trong đó Đắk Lắk chiếm diện tích lớn nhất (gần 205.000ha);
tổng sản lượng ước đạt 460.000 tấn. Hiện Đắk Lắk có 12 công ty được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích 15.600ha, sản
lượng đăng ký 48.691 tấn/năm.
2.3.2 Thách thức
Thực trạng canh tác, sản xuất cà phê tại Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên những năm
gần đây còn nhiều phức tạp. Người trồng cà phê được lợi thế về thổ nhưỡng, nhưng
chưa áp dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào chăm bón, lạm dụng phân bón, cơ cấu
giống chưa hợp lý, nên sản lượng chưa ổn định.… Mặc dù trong niên vụ 2017-2018,
Đắk Lắk có 301 cở sở chế biến cà phê, tăng 41 cơ sở so với niên vụ trước, nhưng xuất
khẩu cà phê chỉ đạt 191.169 tấn, giảm 9.993 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 365 triệu
USD, giảm 80,23 triệu USD so với năm trước.
Theo điều tra mới nhất của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản: Tổng tổn
thất trong toàn bộ chuỗi sản xuất và chế biến cà phê nhân tại các tỉnh Tây Nguyên là
khoảng 11,85% về khối lượng, tương ứng 15,21% về giá trị. Xét trong niên vụ 20162017, tổng sản lượng cà phê Tây Nguyên đạt 1,37 triệu tấn, giá trị xuất khẩu 45 triệu
đồng/tấn, tổn thất kinh tế lên đến 9.377 tỷ đồng.
Cả nước hiện có 150 doanh nghiệp xuất khẩu, hơn 3.000 đại lý tham gia thu mua cà
phê, trong đó có 13 doanh nghiệp FDI, nhưng thực tế chỉ có 1/3 doanh nghiệp có nhà
máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu; 90% các doanh nghiệp trong nước và 100% các
doanh nghiệp FDI mua cà phê nhân thông qua thương lái và đại lý thu mua để xuất
khẩu. Mặc dù đã có TCVN 4193 tiệm cận với tiêu chuẩn ISO, nhưng các nhà sản xuất,
xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn giao dịch bán hàng thông qua hệ thống tiêu chuẩn cũ
(phân loại theo độ ẩm và tỷ lệ hạt đen vỡ), dẫn đến chất lượng cà phê xuất khẩu chưa
cao, vì vậy dễ bị ép giá hoặc phá giá xuất khẩu. Mặt khác, năng lực quản trị của các
21
doanh nghiệp chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cà phê còn thiếu chuyên nghiệp. Hầu
hết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bán hàng thông qua 26 đầu mối và doanh nghiệp
nước ngoài, chưa tiếp cận trực tiếp với các nhà rang, xay cà phê thế giới…
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
3.1 GIẢI PHÁP
Để nâng tầm cà phê Việt Nam trên trường quốc tế, khâu sản xuất nguyên liệu được
xem là vô cùng quan trọng. Muốn sản phẩm cà phê chế biến đạt chất lượng thì hạt cà
phê đầu vào cũng phải đạt yêu cầu và theo chuỗi chế biến sâu, chất lượng nguồn
nguyên liệu (chú trọng thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch), cần chú trọng đầu tư dây
chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến châu Âu, chế biến phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,
cộng với công thức rang, xay, pha chế đáp ứng được nhu cầu người dùng cà phê trên
thế giới,..
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn An Thái - chia sẻ:
“Trước thách thức và yêu cầu của thị trường, hướng đến sản xuất phát triển cà phê đặc
sản, trước hết phải nâng cao nhận thức của người trồng cà phê. Hiện nay An Thái đang
xây dựng chuỗi sản xuất, bảo quản, chế biến sâu. Đó là chuỗi liên kết giữa các hộ nông
dân để có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đầu tư dây chuyền sản xuất theo
công nghệ châu Âu, chế biến phù hợp tiêu chuẩn, giữ được chất lượng, hương vị cà
phê, nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị, đảm bảo nhu cầu an toàn cho sức khỏe người
tiêu dùng, khẳng định được thương hiệu và phân khúc thị trường cao cấp, nâng cao sức
cạnh tranh của cà phê Đắk Lắk …”
Cải thiện năng suất và chất lượng dựa trên các nguyên tắc bền vững, mở rộng thị
trường cũng phải có chiến lược phát triển. Đó là việc phân tích những điểm thất bại thị
trường, đồng thời củng cố hạ tầng thương mại trong nước, hình thành các sàn giao
dịch, đấu giá; nâng cấp môi trường pháp lý để phát triển các thể chế và chính sách cà
phê thế hệ thứ hai dựa trên sự hợp tác, kiến thức và đổi mới, phát triển thị phần của cà
22
phê đặc sản và chứng nhận bền vững tại thị trường Mỹ, chuyên nghiệp hóa hệ thống
thông tin và phân tích giá cả thị trường, chủ động trước những yếu tố ngoại quan,…
Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam là định hướng nâng cao giá trị và năng lực cạnh
tranh của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là xây dựng chuỗi sản xuất chế biến
cà phê nhân hình thành dựa trên sự liên kết giữa người trồng, thu gom, sơ chế và các
doanh nghiệp chế biến sản phẩm cà phê nhân. Ngoài ra, còn có nhà cung cấp nguyên,
nhiên vật liệu, cung ứng tiêu thụ sản phẩm, phụ phẩm, các dịch vụ quản lý, khoa học
công nghệ thị trường,… Nâng cao hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, cải tiến trong thu
hái, bảo quản và chế biến sâu, phát triển thi trường trong và ngoài nước đang là hướng
phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam.
3.2 KIẾN NGHỊ
3.2.1 Đối với Nhà nước và Chính phủ
Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế suất,về thủ tục hải quan, có
chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nhập khẩu để
phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Xây dựng khuôn khổ pháp lí rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
môi trường kinh doanh.
Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước
ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia.
Nỗ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo
điều kiện cho xuất khẩu cà phê. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị
trường xuất khẩu chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam trong đó có mặt hàng cà phê.
Chính phủ cần áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh
nghiệp khi bị nước ngoài kiện.
Xây dựng các chợ đầu mối thu mua cà phê hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông
tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí
nghiệp thu mua.
23
Xây dựng kế hoạch kí hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và
các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định điều kiện thuận lợi
cho các công ty xuất khẩu .
3.2.2 Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các địa phương, cửa khẩu nhằm ngăn chặn tình
trạng đầu cơ tích trữ, gây ra những biến động tiêu cực trên thị trường xuất khẩu cà phê.
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nâng cấp, lắp đặt máy móc công
nghệ mới, hạn chế thủ tục rườm rà..
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết đồng hành cùng chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp xây dựng chương trình, đề án cụ thể phát triển cà phê đặc
sản Việt Nam. Để phát triển ngành hàng cà phê đặc sản, tham gia vào thị phần cà phê
nhiều tiềm năng này trước, khẳng định rằng Việt Nam không chỉ nhiều cà phê, có phê
ngon mà còn có cà phê đặc sản. mắt các doanh nghiệp, người nông dân trồng cà phê
phải vào cuộc thay đổi tư duy sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng cà phê, tăng
cường mời gọi, quảng bá cà phê và các sản phẩm cà phê.
KẾT LUẬN
Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cà phê ngày càng tăng của tỉnh Đăk Lăk trong
những năm gần đây đã đóng góp tích cực cho kinh tế xã hội của cả vùng Tây Nguyên
nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, là vùng trọng điểm xuất khẩu cà phê của
cả nước, tỉnh còn góp phần vào việc khẳng định vị thế của cà phê Việt Nam trên thị
trường quốc tế. Bản thân cà phê liên đới với nhiều ngành hàng từ nông nghiệp tới công
nghiệp, chế biến, thương mại nên sự phát triển của ngành cà phê đã thúc đẩy những
ngành nghề khác phát triển, tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh trong
và ngoài nước.
Qua quá trình phân tích trên, ta thấy được hiệu quả kinh tế mà việc xuất khẩu cà phê
tỉnh Đăk Lăk đem lại ngày càng được nâng cao, thị trường ngày càng được mở rộng.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đều qua các năm, nhờ các yếu tố khách quan
và chủ quan đã được phân tích ở trên. Mục tiêu của tỉnh là từ nay đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030, sẽ tập trung tái cơ cấu lại ngành hàng cà phê vối phát triển
theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mang lại giá trị gia
tăng cao.
24
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra còn cần phải trải qua nhiều thách thức đặc
biệt là sự cạnh tranh gây gắt từ các quốc gia cùng sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này.
Do đó đòi hỏi các cấp, các ngành, Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các chính sách, các
định hướng thích hợp hơn nữa để giúp tỉnh nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian
tới.
25