Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÚ

ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÚ
ĐỀ TÀI

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9380107

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Thị Giang Thu
2. TS. Đồng Ngọc Ba
Hà Nội - 2019

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn
đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án

3


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi làm cảm ơn chân thành nhất đến các giảng viên, cán bộ,
các đồng nghiệp của tôi tại trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi học tập và hoàn thành chương trình đào tạo.
Cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học

tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận án này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đến giảng viên
hướng dẫn của tôi, PGS,TS. Phạm Thị Giang Thu và TS. Đồng Ngọc Ba, người đã
giúp đỡ, hướng dẫn tôi từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành. Thầy, cô đã luôn
đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng tinh thần khoa học nhiệt
thành nhất.

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bac A Bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Bao Viet Bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt


BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

DaiABank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

DongABank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

EximBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

HDBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh

KienLongBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long

Maritime Bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

NHTM


: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

Nam A Bank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

MB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MHB

: Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long

Oceanbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương

Sacombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam

SeaBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á


SHB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Techcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương

TCTD

: Tổ chức tín dụng

VIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

Vietinbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VPBank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Vietcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

5



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8
PHẦN I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 14
1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ............................... 14
1.1. Các nghiên cứu trên khía cạnh pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM
....................................................................................................................................... 14
1.2. Các nghiên cứu trên khía cạnh kinh tế ................................................................... 19
2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án.................... 25
2.1. Những kết quả nghiên cứu về lí luận hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại
và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ........ 25
2.2. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam ........................................................................ 29
2.3. Đề xuất và giải pháp trong các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ......... 35
3. Cơ sở lí thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................ 40
PHẦN 2: NỘI DUNG LUẬN ÁN ............................................................................. 43
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................. 43
1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại .................................... 43
1.1.1. Quan niệm về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại .......................... 43
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ................................. 48
1.1.3. Phân loại hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ............................ 58
1.1.4. Vai trò hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ............................... 63
1.2. Quan niệm và cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .................................................................................................................... 66
1.2.1. Quan niệm về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương

mại ............................................................................................................................. 66
1.2.1. Cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại 69
1.3. Khái quát về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .................................................................................................................... 74
1.3.1. Quan niệm về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân
hàng thương mại ....................................................................................................... 74
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
của ngân hàng thương mại........................................................................................ 77
1.3.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại ................................................................................................................ 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................ 85
6


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ................................... 87
2.1. Thực trạng pháp luật về phương thức thực hiện hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .................................................................................................................... 87
2.1.1. Về hoạt động góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại ................... 87
2.1.2. Về hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ...................... 93
2.1.3. Về hoạt động uỷ thác đầu tư của ngân hàng thương mại ............................. 100
2.2. Thực trạng pháp luật về điều kiện và trình tự thực hiện hoạt động đầu tư của ngân
hàng thương mại ......................................................................................................... 102
2.2.1 Điều kiện và trình tự thực hiện góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................... 102
2.2.2. Điều kiện và trình tự thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 108
2.2.3 Điều kiện và trình tự thực hiện hoạt động uỷ thác đầu tư ........................... 113
2.3. Thực trạng pháp luật về đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .................................................................................................................. 114

2.3.1. Pháp luật về giới hạn trong vốn đầu tư đối với hoạt động đầu tư của ngân
hàng thương mại ..................................................................................................... 114
2.3.2. Trường hợp không được thực hiện hoạt động đầu tư ................................... 121
2.3.3. Qui định khác nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 125
2.4. Thực trạng pháp luật về quản lí nhà nước đối với hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .................................................................................................................. 128
2.4.1. Chủ thể quản lí hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại ..................... 129
2.4.2. Biện pháp quản lí nhà nước đối với hoạt động đầu tư của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................... 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ........................................................................................ 139
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................ 141
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam ............................................................................................ 141
3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động
đầu tư của ngân hàng thương mại tại Việt Nam ......................................................... 146
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 147
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
của ngân hàng thương mại...................................................................................... 168
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ................................................................................... 176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 178
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 185
7


PHẦN MỞ ĐẦU
1.


Lí do lựa chọn đề tài

Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế, đa dạng hóa và mở rộng dịch vụ là xu hướng tất yếu tại các ngân hàng nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại
không chỉ dừng lại ở việc đẩy mạnh các dịch vụ truyền thống mà ngày càng phát
triển nhiều loại hình hoạt động, trong đó nhiều ngân hàng phát triển thành mô hình
có tính chất hỗn hợp. Các hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại như góp vốn,
mua cổ phần, đầu tư chứng khoán theo đó được đẩy mạnh, trở thành hoạt động có vị
trí ngày càng quan trọng bởi lợi ích kinh tế và ý nghĩa phân tán rủi ro nhất định đối
với các ngân hàng. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng nói
chung và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích hàm chứa trong các
hoạt động đầu tư , yêu cầu cần kiểm soát chặt chẽ nhóm hoạt động này đối với ngân
hàng thương mại là rất cần thiết. Sự kiểm soát này hướng đến mục tiêu không gây
ảnh hưởng hoặc hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng trung gian
tiền tệ của ngân hàng thương mại cũng như cả hệ thống, bảo vệ quyền lợi người gửi
tiền.
Thực tế giai đoạn vừa qua cho thấy, những bất ổn của thị trường tài chính toàn
cầu tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, dẫn đến
những yếu kém nội tại được thể hiện rõ ràng. Yêu cầu tăng cường sự can thiệp và quản
lí của Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng càng được đặt ra cấp thiết.
Về mặt pháp luật, việc ban hành mới và sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng
(năm 1997, 2004 và 2010, 2017) cùng văn bản hướng dẫn thi hành đã thiết lập một
cơ sở pháp lí tương đối đầy đủ, chi tiết hơn trong điều chỉnh hoạt động ngân hàng và
đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, một số bất cập, hạn chế vẫn còn tồn tại xét
từng nhóm nội dung, đặc biệt trong nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động đầu tư của
ngân hàng thương mại. Những hạn chế này gây ra những hệ quả và rủi ro nhất định
trên thực tế thị trường và đặt ra yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện nhằm đảm bảo an
toàn hệ thống ngân hàng và nền tài chính.

8


Về mặt nghiên cứu, mặc dù là một nội dung quan trọng trong cơ cấu hoạt động
của ngân hàng và thị trường tài chính, nhưng hiện nay nội dung pháp luật điều chỉnh
hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu.
Các công trình đã được công bố tập trung vào hoạt động huy động vốn hoặc cấp tín
dụng của ngân hàng thương mại. Pháp luật về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương
mại chỉ được đề cập ở từng nội dung hoạt động và chủ yếu trên giác độ kinh tế, những
phân tích chuyên sâu hoặc chuyên ngành, đặc biệt về pháp luật rất hạn chế. Điểm
qua nội dung các công trình này được mô tả chi tiết tại mục 2 Phần thứ nhất của Luận
án.
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu thấu đáo những vấn đề lí luận và thực
tiễn đối với pháp luật về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại từ đó xây dựng
và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này là cấp thiết
và có tính thời sự. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật
điều chỉnh hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu luận án tiến sĩ luật học của mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng cơ sở lí luận về hoạt động đầu
tư và pháp luật đối với hoạt động đầu tư của NHTM, đánh giá thực trạng các quy
định pháp luật hiện hành, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với hoạt
động đầu tư của NHTM. Nghiên cứu, đánh giá của luận án nhằm đến mục tiêu quản
lí hiệu quả, đồng thời có tính định hướng đối với hoạt động đầu tư của các NHTM
hiện nay trước yêu cầu hội nhập của nền kinh tế.
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác
định là:

Thứ nhất, tác giả tập trung nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hoạt động đầu
tư của NHTM, chỉ ra đặc điểm đặc thù hoạt động đầu tư của NHTM với các hoạt
động ngân hàng truyền thống và các hoạt động đầu tư khác cũng như ý nghĩa hoạt
động đầu tư đối với mô hình NHTM.
Thứ hai, nghiên cứu và xây dựng khái niệm và xác định cấu trúc pháp luật
điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của các NHTM.
9


Thứ ba, nghiên cứu lí luận và thực tiễn một số nội dung pháp luật điều chỉnh
hoạt động đầu tư của NHTM tại Việt Nam gồm quy định về phương thức thực hiện
hoạt động đầu tư, quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn khi NHTM thực hiện
các hoạt động đầu tư và quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động đầu tư của
NHTM.
Thứ tư, từ những vấn đề nghiên cứu và giải quyết, luận án đưa ra giải pháp
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM tại Việt Nam, và tăng
cường hiệu quả thực thi. Giải pháp vừa có tính tổng thể vừa chi tiết để đảm bảo tính
khả thi.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
-

Các quan điểm khoa học, học thuyết pháp lí của các tác giả cá nhân và

tổ chức đã công bố trong các công trình trong nước và nước ngoài.
-


Hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM

bao gồm: Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại và các quy định quốc tế như Hiệp ước Basel.
-

Thực tiễn hoạt động đầu tư của một số NHTM tại Việt Nam và thị trường

thông qua phân tích số liệu báo cáo, tổng hợp.
Về phạm vi nghiên cứu: Nội hàm hoạt động đầu tư của NHTM có phạm vi
rộng và hẹp theo quan điểm tiếp cận. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hạn định của luận
án, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
của NHTM từ khi ban hành Luật các TCTD số 47/2010/QH12 năm 2010 đến nay.
Bên cạnh đó, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu giới hạn trong một số hoạt động
bao gồm các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, hoạt động kinh doanh chứng khoán
và hoạt động uỷ thác đầu tư. Luận án không nghiên cứu các hoạt động tín dụng đầu
tư, đầu tư vào tài sản cố định, và một số hoạt động đầu tư khác như kinh doanh ngoại
hối, kinh doanh vàng, đây được xác định là những vấn đề đã được nghiên cứu tại nhiều
công trình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là pháp luật điều chỉnh đến hoạt động
của chủ thể đặc thù của nền kinh tế - NHTM, do đó các yếu tố thị trường, chính trị
10


và yếu tố khác có tác động không nhỏ đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Để giải
quyết hiệu quả đề tài, bên cạnh phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử; các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt
động tài chính ngân hàng, … các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng

đoán khoa học sẽ được tác giả vận dụng một cách linh hoạt nhằm đặt được mục đích
nghiên cứu trong từng nội dung.
Tại phần I, phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu nhằm tạo lập nguồn
tài liệu đầy đủ cho nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Bên cạnh đó, phương pháp
phỏng đoán được kết hợp nhằm đưa ra đánh giá và kết luận về tình hình nghiên cứu
của đề tài.
Tại phần II, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu của từng phần:
Chương I, xác định nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư của
NHTM và pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM, tác giả sử dụng chủ
yếu phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật,
đồng thời có vận dụng phỏng đoán khoa học. Các phương pháp trên giúp cho việc
xem xét hoạt động đầu tư của các NHTM, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của
NHTM một cách đầy đủ, từ đó đánh giá khách quan, toàn diện và xác định rõ ràng
phạm vi vấn đề nghiên cứu cũng như đánh giá bước đầu về yêu cầu, tiêu chí và mức
độ điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động đầu tư của NHTM.
Chương II, với mục tiêu nghiên cứu về trực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư của NHTM tại Việt Nam, các phương pháp phân tích, so sánh, phỏng
đoán khoa học sẽ được tác giả tiếp tục sử dụng là phương pháp nghiên cứu chủ đạo.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên xuất phát từ việc xác định rõ nội dung và
mục tiêu nghiên cứu với đặc thù nhất định. Pháp luật về hoạt động đầu tư của NHTM
được xem xét như một bộ phận của pháp luật ngân hàng, trong đó mục tiêu điều
chỉnh hướng đến hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống song vẫn tạo được môi
trường để NHTM thực hiện quyền tự do kinh doanh. Từ việc nhận diện đặc trưng
trên, trong triển khai nghiên cứu, áp dụng tư duy logic khoa học thông qua việc phân
tích, đánh giá các qui định pháp luật hiện hành, đồng thời so sánh pháp luật một số
quốc gia trên thế giới để phán đoán, xác định các xu hướng, hệ quả có thể xảy ra sẽ
11



có hiệu quả cao, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quy
định của pháp luật. Ngoài ra, nhằm đưa ra các đánh giá sắc đáng, thể hiện được thực
tiễn thị trường, phương pháp tổng hợp phân tích được sử dụng khá nhiều nhằm tạo
lập nguồn số liệu phù hợp, làm cơ sở đánh giá thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp
luật trên thị trường.
Chương III, dựa trên cơ sở các luận giải tại chương II và vấn đề lí luận tại
chương I, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đặc biệt vận dụng phỏng
đoán khoa học nhằm đưa ra các luận điểm, luận cứ và các giải pháp có tính thực tiễn.
Các kiến nghị được đưa ra là kết quả của đánh giá nội dung pháp luật đặt trong yêu
cầu hoàn thiện, có xem xét đến mục tiêu phát triển nền kinh tế, phát triển thị trường
tài chính.
5.

Đóng góp mới của Luận án

- Là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu các
vấn đề lí luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM tại
Việt Nam.
- Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM một số quốc
gia trên thế giới như Hoa Kì, Nhật Bản, Đức,…, làm cơ sở vận dụng chọn lọc từ đó
đề xuất hoàn thiện bộ phận pháp luật này tại Việt Nam.
- Đánh giá khách quan các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động
đầu tư của NHTM trong bối cảnh các yêu cầu đặt ra của tình hình mới và xu hướng
hội nhập. Trên cơ sở đó, Luận án chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong qui định hiện
hành đặt trong yêu cầu và chức năng của bộ phần pháp luật này, khẳng định tính tất
yếu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của
NHTM.
- Nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù hợp và khả thi, không chỉ
trên phương diện hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM mà
còn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong bối

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
6.

Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu

12


Thứ nhất: hệ thống hóa vào làm rõ các vấn đề lí luận về hoạt động đầu tư của
NHTM và pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của NHTM làm cơ sở xác định yêu
cầu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh.
Thứ hai: đánh giá tương đối toàn diện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư
của NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới, trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn thị trường, khảo sát số liệu và trong sự so sánh với pháp luật một số quốc gia
trên thế giới. Trên có sở đó, Luận án chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong nội dung
pháp luật khẳng định yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu
tư của NHTM.
Thứ ba: kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật, giải pháp phù hợp và khả thi,
không chỉ trên phương diện hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư của NHTM mà
còn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn
lớn, thể hiện: (i) đóng góp căn cứ cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động ngân hàng nói chung và đặc biệt pháp luật về hoạt động đầu tư của các
NHTM; (ii) đóng góp vào hệ thống pháp lí để các cơ quan quản lí nhà nước quản lí
và giám sát hoạt động đầu tư của NHTM hiệu quả, đảm bảo hoạt động đầu tư của
các NHTM lành mạnh, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách
hàng.
7.


Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận án triển khai theo kết cấu gồm hai phần như sau:
Phần I: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phần II: Nội dung luận án, gồm ba chương
Chương 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại và hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
đầu tư của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
13


PHẦN I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Với lịch sử phát triển lâu đời, cùng với tính chất rủi ro và biến động của hoạt
động ngân hàng, pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này luôn được chú trọng. Cũng bởi
vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng
trên cả phương diện kinh tế và pháp luật tương đối phong phú. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu cho thấy, có sự hạn chế nhất định các công trình đề cập trực tiếp đến hoạt động
đầu tư và pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại, đặc biệt
ở Việt Nam.
1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài
Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài tại Việt Nam và nước ngoài cho thấy,
đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động ngân hàng trên khía cạnh kinh tế,
tuy nhiên không nhiều công trình trực tiếp đề cập đến pháp luật về hoạt động đầu tư
của NHTM, đặc biệt chưa có công trình nào đánh giá trực tiếp và đầy đủ nội dung
pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Hoạt động đầu tư của và pháp luật điều chỉnh
nội dung này chỉ được nghiên cứu trên một hoặc một số khía cạnh phù hợp với

nhiệm vụ của mỗi công trình nhưng nhìn chung hạn chế.
1.1. Các nghiên cứu trên khía cạnh pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu
tư của NHTM
Tính đến hiện nay, các nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư của NHTM khá hạn chế. Trong một số nghiên cứu, nội dung pháp luật
điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung hoặc nội dung có liên quan đến hoạt động
đầu tư được đề cập ở khía cạnh hoặc phạm vi nhỏ, chưa thể hiện toàn diện các vấn
đề pháp luật.
Đối với các nghiên cứu trong nước, có thể kể đến:
- Nguyễn Kiên Bích Tuyền (2019), “Pháp luật về sử dụng vốn của ngân hàng
thương mại Việt Nam”, Luận án Tiễn sĩ Luật học. Luận án nghiên cứu vấn đề thuộc
phạm vi rộng, sử dụng vốn của NHTM, do đó nhiều nội dung pháp luật về hoạt động
đầu tư của NHTM được giải quyết trong luận án. Cụ thể, tại Chương 3, tác giả đã
đánh giá, bình luận và đưa ra một số đề xuất đến việc sử dụng vốn của NHTM thông
qua hoạt động đầu tư. Các nội dung về nguồn vốn đầu tư, quy định về hạn chế rủi ro
trong hoạt động sử dụng vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, sử dụng vốn để góp vốn, mua
14


cổ phần, xử lý vi phạm trong đầu tư đã được đề cập và đánh giá, đặc biệt có sự liên
hệ nhất định với pháp luật Trung Quốc, Hoa Kì. Trong luận án, tác giả đã chỉ ra được
ưu điểm của quy định hiện hành liên quan đến sử dụng vốn của NHTM hiện nay, tuy
nhiên, các hạn chế của pháp luật chưa được khai thác thấu đáo.
- Ngô Quốc Kỳ (2003), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân
hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”1, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đề cập chi
tiết các vấn đề lí luận về NHTM, hoạt động của NHTM, trong đó bao gồm hoạt động
kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, nội dung pháp luật về hoạt động đầu tư của
NHTM ở mức khái quát cao, các nội dung cụ thể về pháp luật liên quan đến hoạt
động đầu tư của NHTM không được đề cập.

- Bài viết “Xác định giới hạn can thiệp của Nhà nước đối với giao dịch thương
mại của ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”2 của tác giả
Nguyễn Văn Tuyến. Mặc dù bài viết đề cập đến nội dung tương đối khái quát – giao
dịch thương mại của ngân hàng, song các đánh giá và kiến nghị của tác giả đã đặt ra
cơ sở cho việc đánh giá phạm vi và mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt
động đầu tư của NHTM. Cụ thể trong bài viết, tác giả làm rõ nội dung về nguyên tắc
cơ bản cần tuân thủ khi xác định giới hạn hợp lý của sự can thiệp từ phía nhà nước
đối với giao dịch thương mại của ngân hàng, phương thức và mức độ can thiệp của
nhà nước đối với hoạt động giao dịch do ngân hàng thực hiện.
- Bài viết “Cơ sở pháp lí của việc ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính
hiện nay”3, tác giả Phạm Thị Giang Thu. Trong nghiên cứu, tác giả cho rằng pháp
luật chưa thực sự tạo điều kiện để ngân hàng tham gia với tư cách nhà đầu tư chứng
khoán. Đồng thời trên cơ sở đánh giá vị trí, vai trò của NHTM, bài viết khẳng định
cần thiết phải tạo điều kiện pháp lí cho ngân hàng tham gia và đa dạng hóa nội dung
kinh doanh trên thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Tác giả cũng đưa ra
đề xuất thành lập tập đoàn kinh tế đa ngành, tập đoàn ngân hàng. Nhìn chung, các
1

Ngô Quốc Kỳ (2003), luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương
mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, người
hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mơ, TS. Dương Đăng Huệ.
2
Nguyễn Văn Tuyến (2003), “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân
hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2003.
3
Phạm Thị Giang Thu (2007), “Cơ sở pháp lí của việc ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính hiện nay”,
Tạp chí luật học, số 12/2007, tr. 57-66.

15



lập luận, đánh giá và đề xuất tại bài viết có tính tham khảo và có điểm tương đồng
với quan điểm của nghiên cứu sinh, tuy nhiên các nội dung cần tiếp tục được đánh
giá trên cơ sở pháp luật hiện hành.
- Bài viết “Một vài ý kiến về pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ
phần của các ngân hàng thương mại”, của tác giả Phạm Thị Giang Thu (2013), Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 1/2013 đã đưa ra bình luận đánh giá về nội dung pháp
luật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của NHTM như quyền thực hiện,
điều kiện và giới hạn tham gia góp vốn, mua cổ phần, lĩnh vực được phép, trình tự
thủ tục góp vốn, mua cổ phần qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
- Bài viết “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái
phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương
mại” của hai tác giả là Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương, tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 14(270) (2014). Liên quan đến đề tài nghiên cứu, bài viết đã phân
tích một số hạn chế, vướng mắc trong quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt
động đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp do NHTM thực hiện. Một số hạn chế được
phân tích và chỉ ra như thời gian và cách thức mua bán trái phiếu; sự chưa rõ ràng
trong giới hạn về tổng mức đầu tư quy định ở thị trường sơ cấp hay thứ cấp,….Tuy
nhiên các đánh giá của nhóm tác giả dựa trên nhiều văn bản hiện nay đã được sửa
đổi, do đó cần tiếp tục đánh giá các quy định trên cơ sở pháp luật hiện hành.
- Bài viết “Một vài đặc điểm của pháp luật ngân hàng Hoa Kì và liên hệ với
pháp luật ngân hàng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Ngọc, tạp chí Luật học số
12/2010. Bài viết bên cạnh việc đề cập đến hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng
tại Hoa Kì còn đưa ra đánh giá về sự thay đổi trong pháp luật Hoa kì qua việc ban
hành hai đạo luật ngân hàng năm 1933 (Glass- Steagall) và năm 1999 (GrammLeach-Bliley) trong quy định về việc thắt chặt và nới lỏng sự tham gia của NHTM
vào hoạt động ngân hàng đầu tư. Sự liên hệ của bài viết đối với pháp luật Việt Nam
về hai vấn đề (i) nội dung quản lí nhà nước của NHNN, (ii) phạm vi hoạt động của
NHTM theo luật các TCTD năm 2010 có giá trị tham khảo và kế thừa đối với nghiên
cứu trong luận án.
Đối với nghiên cứu nước ngoài, do những biến động của nền tài chính, đặc

biệt tại Hoa Kì với sự ra đời và dần bị thay thế của Đạo luật Glass-Steagal, rất nhiều
16


nghiên cứu chỉ ra xu hướng điều chỉnh pháp luật đối với sự tham gia của NHTM vào
hoạt động chứng khoán nói chung, cũng như sự cần thiết hoặc những nguyên tắc ban
hành. Điển hình cho các nghiên cứu này có thể kể đến Armold W.Sametx, Michael
Keenan (1979), “Securities Activities of Commercial Banks: An Evaluation of
Current Developments and Regulatory Issues”, Journal of International Law; Bài
viết của Sarah A.Wagman (1994), Michigan Journal of International Law, Volume
15, Issue 3, “Laws Separating Commercial Banking and Securities Activities as an
Impediment to Free Trade in Financial Services: A Comparative Study of
Competitiveness in the International Market for Financial Services” (tr. 999- 1035);
Nghiên cứu của Simon H.Kwan (1997), “Securities Activities by Commercial
Banking Firms’s Section 20 Subsidiaries: Rish, Return and Diversification
Benefits”, (Economic Research, Federal Reserve Bank of San Fransico); Báo cáo
“Permissibal Securities Activities of Commercial Banks Under the Glass – Steagall
Act (GSA) and the Gramm-Leach-Bliley Act (GLBA) (2010); …Điểm chung của các
nghiên cứu trên sự đề cập đến việc ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động
đầu tư chứng khoán, đưa ra đánh giá nền tảng và cơ sở sự ra đời đạo luật GlassSteagall1933 tại Hoa kì. Nghiên cứu của Armold W.Sametx, Michael Keenan (1979)
đưa ra đánh giá, bình luận về tác động giữa pháp luật và thực tiễn thị trường hoạt
động trong việc mở rộng hoạt động chứng khoán của NHTM, đặc biệt tại phần 6, các
tác giả đã đánh giá và nhận định về sự cần thiết và những vấn đề đặt ra đối với pháp
luật và cơ quan quản lí khi ngân hàng tham gia vào hoạt động chứng khoán có giá trị
tham khảo lớn đối với nghiên cứu. Một số nội dung của đạo luật Glass-Steagall cũng
được phân tích nhằm làm rõ mục tiêu của đạo luật khi ban hành tại nghiên cứu của
Simon H.Kwan (1997), Sarah A.Wagman (1994);,... Các nghiên cứu tập trung vào
vấn đề thị trường và quan điểm trong ban hành luật tại Hoa Kì, tuy nhiên có giá trị
lớn khi đánh giá tầm quan trọng, mục tiêu và mức độ cần trong điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động đầu tư do NHTM thực hiện.

Ngoài các nghiên cứu về pháp luật tại Hoa Kì, một số nghiên cứu khác có giá
trị tham khảo nhất định đối với tác giả khi nghiên cứu, có thể kể đến:
- Masaki Yagyu (1994), Securities Activities of Japanese Banks under the
1993 Japanese Financial System Reform. Northwestern Journal Of International
17


Law and Business (15). Nghiên cứu tập trung làm rõ các hoạt động chứng khoán
của ngân hàng Nhật Bản sau cải cách tài chính 1933. Mặc dù không đề cập đến các
vấn đề lí luận hay liên hệ với luật Việt Nam, song các đánh giá về pháp luật Nhật
Bản dựa trên thực trạng kinh tế và nền tài chính đã đưa ra bài học và mối liên hệ nhất
định trong đánh giá và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- Leonador Gambacorta and Adrian van Rixtel, Monetery and Ecomomic
Deparment (BIS Working Papers No 412 ) (2013), “Structural bank regulation
initiatives: approaches and implication”. Nghiên cứu so sánh cấu trúc pháp luật liên
quan sự tham gia của NHTM vào hoạt động ngân hàng đầu tư tại Hoa Kì (The Volker
rule), Anh (Vickers Commission) và Liên minh châu Âu (The Liikanen Report). Mặc
dù không đề cập đến pháp luật Việt Nam, song trên cơ sở đánh giá quy định trong
nền tài chính hiện đại, nghiên cứu có giá trị lớn đối với nghiên cứu của tác giả khi
xác định nguyên tắc, mục tiêu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư của
NHTM.
- Henry Laurence (2001), “Money Rules: The new politics of Finance in
Britain and Japan”, phát hành lần đầu đời Cornell University Press. Cuốn sách đề
cập đến cái cách tài chính tại Anh và Nhật. Tại nghiên cứu, các qui định pháp luật
trong lĩnh vực tài chính được đề cập tương đối toàn diện, trong đó nhiều nội dung
liên quan đến vấn đề quản lí nhà nước và thay đổi trong điều chỉnh hoạt động của
ngân hàng ( phần 2, phần 4, phần 6) có giá trị nhất định trong nghiên cứu và đánh
giá pháp luật tại Việt Nam.
- Mamiko Tokoi – Arai (2002), “Financial Stability Issue: The Case of East
Asia”, phát hành bởi Kluwer Law International. Cuốn sách đề cập đến nội dung liên

quan đến đảm bảo an toàn hệ thống tài chính trước biến động và khủng hoảng, các
lập luận, đánh giá và qui định cụ thể tại mô hình Anh, Hoa Kì được phân tích và so
sánh. Điểm đáng chú ý trong cuốn sách liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả
là tại phần II và III đề cập đến cơ sở thiết lập và ban hành pháp luật điều chỉnh nhằm
đảm bảo an toàn hệ thống. Một số nội dung pháp luật về hoạt động đã được tác giả
đề cập và có giá trị tham khảo.
- Thomas G.Fischer, William H.Gram, George G.Kaufman and Larry R.Mote
(1984), The securities activities of commercial bank: A legal and economic analysis.
18


SM-85-2. Nghiên cứu tập trung đánh giá quy định tại đạo luật Glass-Steagall tại Hoa
kì trong qui định hướng đến phân tách hoạt động chứng khoán của NHTM. Nghiên
cứu phân tích sự điều chỉnh pháp luật theo nhóm hoạt động chứng khoán, theo đó tại
mỗi phần đều đề cập nguyên nhân, mục tiêu điều tiết, các rủi ro tiềm ẩn và mức độ
tác động pháp luật trong mỗi nhóm hoạt động. Mặc dù tập trung vào hoạt động chứng
khoán, song nghiên cứu cung cấp những phân tích và lập luận sắc đáng lí giải sự cần
thiết và mức độ điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động chứng khoán của ngân hàng,
những rủi ro tiềm ẩn. Kết quả nghiên cứu này có giá trị lớn đối với nghiên cứu sinh
khi làm rõ các vấn đề lí luận về hoạt động đầu tư của NHTM, đánh giá bản chất, liên
hệ với yêu cầu điều chỉnh pháp luật.
Ngoài các nghiên cứu kể trên, một số công trình khác có đề cập đến nội dung
của đề tài có thể kể đến: “Công ti nắm vốn – hình thức để ngân hàng đầu tư vào lĩnh
vực bảo hiểm theo Luật Hoa Kì”, của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, tạp chí Khoa
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật; Bài viết “Các giải pháp hoàn thiện
pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả
Nguyễn Văn Tuyến, tạp chí Luật học số 12/2007; "Một số quy định pháp lí điều chỉnh
giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm công ti ở lĩnh vực tài chính – ngân
hàng”, Nguyễn Kiên Bích Tuyền, Tạp chí Khoa học pháp lí, trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, số 1/2016; “Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân

hàng Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị”, Ths. Nguyễn Đức Trung, Ths. Phạm
Mạnh Hùng (2013), Tạp chí Ngân hàng số 12/2013; “Lựa chọn mô hình giám sát
ngân hàng – Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, PGS.TS Đoàn Thanh
Hà, Phan Thị Thúy Diễm, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (05-06/2013); Lê
Ngọc Hân, Bùi Thị Thanh Tình (2013)“Đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng,
số 110 (8/2013),…Các nghiên cứu kể trênnhìn chung đều đề cập đến một số nội dung
liên quan đến đề tài luận án như nội dung quản lí Nhà nước, phương thức đầu tư hoặc
vấn đề lí luận chung pháp luật ngân hàng …, có giá trị tham khảo nhất định khi
nghiên cứu chi tiết từng nội dung.
1.2. Các nghiên cứu trên khía cạnh kinh tế
- Cuốn sách “Cẩm nang ngân hàng đầu tư” của tác giả Mạc Quang Huy
19


(2009), Nhà xuất bản Thống kê. Cuốn sách đề cập tương đối toàn diện về ngân hàng
đầu tư gồm mô hình, tổ chức, hoạt động với các phân tích và dẫn chứng cụ thể tại thị
trường tài chính Hoa Kì và liên hệ nhất định với Việt Nam. Qua phân tích của tác giả,
một số vấn đề về hoạt động đầu tư cũng như khung pháp lí đối với hoạt động đầu tư của
NHTM tại Việt Nam được đề cập (chương I, II). Các nội dung này có giá trị nhất định
cho nghiên cứu luận án khi đánh giá về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đầu tư đối với
ngân hàng. Tuy nhiên, tại cuốn sách, các các vấn đề về mặt pháp lí chỉ được xem xét
như một yếu tố tác động, do đó chưa được phân tích thấu đáo.
- Lê Thị Hương (2003), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân
hàng thương mại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế , Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội. Đây được coi là một trong những nghiên cứu đề cập trực tiếp về hoạt
động đầu tư của NHTM. Công trình có ưu điểm là đã làm rõ được những vấn đề lí
luận về hoạt động đầu tư của NHTM, hiệu quả hoạt động đầu tư và đưa ra nhiều giải
pháp có giá thị tham khảo cao. Tuy nhiên, quan niệm về hoạt động đầu tư của tác giả
Lê Thị Hương xem xét trên phạm vi rộng, tức bao gồm cả hoạt động đầu tư tín dụng,

đầu tư phát triển. Cách tiếp cận này không đồng nhất với phạm vi tiếp cận của luận
án. Bên cạnh đó, bởi đây là luận án tiến sĩ kinh tế nên nội dung pháp lí được đề cập
với dung lượng nhỏ, vấn đề chính sách được đề cập như một yếu tố tác động đến
hiệu quả đầu tư, chưa kể đến tính đến thời điểm hiện nay, các văn bản điều chỉnh
hoạt động này đã được thay thế, do đó giá trị tham khảo bị giới hạn nhất định.
- Tạ Hoàng Hà (2015), “Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân. Mặc dù nghiên cứu trên
khía cạnh kinh tế và về mô hình ngân hàng đầu tư, tuy nhiên khi đề cập đến mô hình
ngân hàng tổng hợp (NHTM thực hiện đồng thời các hoạt động huy động vốn và tín
dụng truyền thống cũng như các hoạt động ngân hàng đầu tư)4 một số nội dung liên
quan đến hoạt động đầu tư được đề cập và phân tích. Trên quan điểm tiếp cận khi
cho rằng NHTM có thể được coi là mô hình “ngân hàng thương mại đa năng hạn
chế”, các NHTM được thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp, Luận án đã chỉ ra một số vấn đề về pháp luật, thực tế tình hình hoạt động

4

Tạ Hoàng Hà (2015), Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20


đầu tư và giải pháp về mặt pháp luật liên quan đến NHTM tại Việt Nam. Một phần
của nghiên cứu có giá trị tham khảo khi xem xét, đánh giá mô hình hoạt động ngân
hàng tại Việt Nam.
- Nguyễn Anh Tuấn (2012), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Ngoại thương, Hà Nội. Luận án tập trung nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung
trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro và giám sát an toàn

trong hoạt động của NHTM, đồng thời phân tích khả năng và chứng minh sự cần
thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel, đồng thời đề xuất giải
pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro cho các NHTM Việt Nam. Mặc dù không
đề cập trực tiếp đến nội dung pháp luật và hoạt động đầu tư của NHTM, tuy nhiên
thông qua những phân tích và lập luận sâu sắc của công trình về quản trị rủi ro và
giám sát ngân hàng đặt trong yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế, công trình đã đề cập đến
một trong những vấn đề trọng tâm của luận án nghiên cứu, đó là các biện pháp bảo
đảm an toàn khi NHTM thực hiện hoạt động, trong đó có hoạt động đầu tư. Cụ thể,
ngoài các vấn đề chung về NHTM, Chương II đã phân tích thực trạng quản trị vốn
của các NHTM, đặc biệt dành một phần riêng phân tích thực trạng thanh tra, giám
sát hoạt động tuân thủ các quy định pháp luật của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo
Hiệp ước Basel (mục 2.2.2).
- Nghiên cứu của tác giả Trần Dục Thức (chủ nhiệm đề tài), Trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, “Quan
hệ sở hữu giữa tổ chức tín dụng và các công ti con, công ti liên kết – Thực trạng và
giải pháp” (2014).Công trình không tiếp cận trực tiếp vấn đề pháp lí, tuy nhiên khi
đề cập về quan hệ sở hữu giữa TCTD và các công ti con, công ti liên kết, các vấn đề
về mặt lí luận cũng như thực trạng về hoạt động góp vốn, mua cổ phần – một trong
những phương thức thực hiện đầu tư quan trọng của NHTM được phân tích chi tiết.
Công trình đã đưa ra một số nội dung lí luận về hoạt động góp vốn mua cổ phần của
NHTM đồng thời đánh giá được thực trạng hoạt động góp vốn, mua cổ phần của
TCTD, trong đó chủ yếu là các NHTM tại thời điểm nghiên cứu. Từ góc độ tham
khảo, điểm hạn chế trong nghiên cứu của nhóm tác giả là các vấn đề về mặt pháp

21


luật chỉ được xem xét như một yếu tố tác động và chỉ giới hạn trong hoạt động góp
vốn, mua cổ phần, hơn nữa, đến hiện nay nhiều văn bản đã hết hiệu lực, sửa đổi.
- Nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh, Trần Thị Quế Giang, Nguyễn Đức Mậu,

Đinh Công Khải, Nguyễn Xuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Sở hữu chồng
chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: Đánh giá và các
khuyến nghị thể chế”. Tập trung nghiên cứu thực trạng sở hữu chéo giữa các TCTD.
Công trình đưa ra nhiều đánh giá có giá trị tham khảo liên quan đến cơ chế giám sát
và đặc biệt khuyến nghị chính sách nhằm quản lí tình trạng sở hữu chéo, một trong
những hệ quả của hoạt động đầu tư của các TCTD.
- Vũ Hoàng Nam (2015) “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân
hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế 5. Luận án đã nghiên cứu chuyên
sâu về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam, có so sánh với
mô hình hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới, từ đó rút
ra bài học và có giá trị thực tiễn cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tại Luận án, tác giả
đã phân tích các mô hình đầu tư kinh doanh trái phiếu, lựa chọn học hỏi kinh nghiệm
của Hoa Kì và Trung Quốc về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu. Công trình có
giá trị tham khảo khi đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM.
Cùng với các tài liệu trong nước, nhiều nghiên cứu nước ngoài cũng đề cập đến
hoạt động đầu tư của NHTM. Có thể kể đến một số công trình điển hình như sau:
- Thomas M.Hoenig và Charless S. Morris (2012): “Restructuring the banking
system to improve safety and soundness”. Thông qua việc nghiên cứu thay đổi trong
phạm vi hoạt động ngân hàng tại Hoa Kì từ đầu thế kỷ 19, từ sự thắt chặt hoạt động
ngân hàng đầu tư và NHTM khi Luật Ngân hàng 1933 (còn được biết đến Đạo luật
Glass- Steagall) được ban hành cho đến những nới lỏng đi đến bãi bỏ các quy định
đạo luật này cho phép “sự tái hợp chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm”. Nghiên
cứu đưa ra đề xuất cụ thể về việc giới hạn trong hoạt động tài chính của ngân hàng
nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Hai đề nghị được tác
giả đưa ra, thứ nhất là giới hạn hoạt động của tổ chức ngân hàng vào các hoạt động
cơ bản; thứ hai, thay đổi hệ thống SBS (shadow baning systems) thông qua đề xuất

5

Vũ Hoàng Nam (2015), luận án tiến sĩ kinh tế, “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam”,

người hướng dẫn: PGS.TS. Kiều Hữu Thiện, TS. Đào Minh Phúc.

22


một cải cách quỹ thị trường tiền tệ. Các kết quả của nghiên cứu có giá trị tham khảo
đối với nghiên cứu sinh khi đánh giá tính đặc thù hoạt động đầu tư của NHTM, đặc
biệt rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đánh gái phản ứng của chủ thể quản lí đối với những
biến động của thị trường trong quản lí hoạt động này. Tuy nhiên, việc đánh giá cần
được cân nhắc trong điều kiện và trình độ phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
- Borio, C and R. Filosa (1994): “The changing borders of banking: Trends and
implications”, BIS Economic Papers, no 43. Báo cáo gồm ba phần lớn đề cập đến xu
hướng và tác động của sự thay đổi trong ranh giới hoạt động của ngân hàng. Trong
nghiên cứu, những giới hạn trong hoạt động của ngân hàng với kinh doanh bảo hiểm
và hoạt động phi tài chính được đề cập chi tiết tại phần I, tiếp đó, phần II đưa ra
những phân tích về lợi ích và hạn chế trong xu hướng kết hợp giữa hoạt động ngân
hàng và hoạt động khác. Các nội dung nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với nghiên
cứu sinh khi đưa ra đánh giá về mô hình hoạt động ngân hàng tại Việt nNam và xác
định một số vấn đề quan trọng trong quản lí và giám sát nhằm đảm bảo an toàn hệ
thống.
- Joao A.C Santos (Bank for International Settlements, Basle, Switzeland)
(1998), ‘Commercial Banks in the Securities Business: A Review”. Tài liệu đề cập
đến sự mở rộng hoạt động của NHTM sang hoạt động kinh doanh chứng khoán theo
xu hướng của các ngân hàng đa năng. Đồng thời đánh giá trên cả hai phương diện
lợi ích và rủi ro tiềm ẩn từ sự kết hợp hoạt động ngân hàng truyền thống và các hoạt
động đầu tư chứng khoán, từ đó đánh giá và xây dựng cấu trúc ngân hàng phù hợp.
Tài liệu nhấn mạnh sự kết hợp giữa ngân hàng và chứng khoán đặt ra hai mối quan
tâm đó là sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng và sự xung đột lợi ích, đồng thời
dẫn chiếu quy định và mô hình tại nhiều quốc gia. Đây là nội dung có giá trị tham
khảo trong nghiên cứu và so sánh quy định và mô hình phát triển tại Việt Nam.

- Các nghiên cứu của Tabarrok, A. (1998), “The Separation of Commercial and
Investment baning: the Morgans v. The Rockefellers”, The Quarterly Jounrnal of
Austraian Economics vol.1; Mike Adu-Gyamafi (2016), Commercial and Investment
Banking: Analysis, Journal of Insurance and Financial Management; Arnoud
W.A.Boot, A and Lev Ratnovski (10/2012): “Banking and trading”, IMF Working
Paper, 12/238. Ba công trình thực hiện ở thời điểm khác nhau song đều đánh giá và
23


bình luận về quan điểm khác nhau liên quan đến sự tách bạch dịch vụ của ngân hàng
đầu tư và ngân hàng thương mại. Dựa trên vị trí và chức năng của ngân hàng và tính
năng riêng của mỗi loại hình ngân hàng (ngân hàng đầu tư, thương mại và ngân hàng
đa năng). Các quan điểm khác nhau được dẫn chiếu và đưa ra về khác biệt giữa ngân
hàng thương mại và đầu tư cũng như tách bạch hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại, từ đó đưa đến đánh giá đa chiều về hoạt động của ngân hàng. Các quan
điểm này có ý nghĩa trong việc đánh giá tầm quan trọng và xác định hướng phát triển
mô hình ngân hàng phù hợp tại Việt Nam.
Ngoài các công trình kể trên, một số nghiên cứu khác cũng khai thác nội dung
liên quan đến đề tài như: “Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam”, Nxb Tài chính,
2011; “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ
cấu nền kinh tế” , Ts. Đặng Ngọc Đức, Ts. Nguyễn Đức Hiển và nhóm nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (2014); một số nghiên cứu khác liên quan đến
hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng, tập đoàn tài chính,…Tài liệu nước ngoài có
thể kể đến “Diversification and the cost of debt of bank holding companies”, Journal of
Banking and Finance, 31, pp 2453–73; Manju Puri (Graduate School of Business,
Stanford University, Stanford, CA 94305, USD) (1996), “Commercial banks in
invesment banking – Conflic of interest or certification role?”,Journal of Financial
Economics 40 373-401; Demsetz, R and P Strahan (1997): “Diversification, size and
risk at bank holding companies”, Journal of Money, Credit and Banking, 29, pp 300–
13; Wonsik Sul & Joon Seok Oh (1999), “ Are Germnan-type of universal banks

superior in performance to other typer of universal banks?, Journal of Financial
Management Analysis, vol.12 no.1 18; … Nhìn chung, các nghiên cứu liệt kê đề cập
đến khía cạnh khác nhau về hoạt động ngân hàng, trong đó đề cập đến hoạt động đầu
tư hoặc mô hình ngân hàng đầu tư, phân tích sự xung đột lợi ích trong hai nhóm hoạt
động này. Do là các nghiên cứu trên lĩnh vực kinh tế, nên nội dung pháp luật chưa
thực sự được nghiên cứu sâu, rõ nét trong bất kì nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các đánh
giá và luận điểm của các tác giả có giá trị trong xác định rõ vai trò, tầm quan trọng
và xu hướng phát triển của hoạt động đầu tư đối với sự phát triển của ngành ngân
hàng. Điều này có ý nghĩa trong đánh giá đa chiều pháp luật Việt Nam và đưa ra định

24


hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với thực tế thị trường và xu hướng phát triển thế
giới.
2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án
2.1. Những kết quả nghiên cứu về lí luận hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng
thương mại
- Thứ nhất, lí luận về hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại
Về khái niệm hoạt động đầu tư của NHTM. Khái niệm về hoạt động đầu tư
của NHTM được đề cập đến khá nhiều trong cả tài liệu trong nước và nước ngoài,
tuy nhiên do khía cạnh tiếp cận khác nhau, nội hàm hoạt động đầu tư được xác định
không đồng nhất.
Tác giả Lê Thị Hương (2003) định nghĩa hoạt động đầu tư của NHTM theo
phương pháp liệt kê với phạm vi tương đối rộng: “hoạt động đầu tư của NHTM bao
gồm: đầu tư phát triển như đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản đề
cho thuê tài chính,…và đầu tư tài chính như cho vay, đầu tư chứng khoán Chính
phủ,…”6. Tại Luận án, tác giả chỉ rõ hướng tiếp cận theo tính chất của hoạt động đầu
tư, đồng thời xác định “hoạt động đầu tư của NHTM hầu hết là đầu tư tài chính”, và

liệt kê các hoạt động gồm hai hoạt động chính là hoạt động đầu tư tín dụng và hoạt
động đầu tư chứng khoán. Điểm đáng lưu ý trong luận án là sự phân loại hoạt động
đầu tư của NHTM được tác giả trình bày khá chi tiết trên giác độ kinh tế từ đó làm
rõ hơn hoạt động đầu tư của các NHTM.
Tác giả Phạm Thị Giang Thu (2013) trong nghiên cứu của mình về pháp luật
điều chỉnh hoạt động đầu tư tài chính của NHTM chủ yếu xác định các vấn đề liên
quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của NHTM7.
Tác giả Trương Quốc Cường (2000) xác định hoạt động đầu tư do ngân hàng
thực hiện gồm hoạt động kinh doanh chứng khoán, đầu tư vào các công ti con, công
ti liên kết, hoạt động tín dụng thuê mua và thực hiện tài trợ các dự án đầu tư của

6

Lê Thị Hương (2002), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.16.
7
Phạm Thị Giang Thu (2013), “Một vài ý kiến về pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các
ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1), tr.28-34.

25


×