Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mini ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.7 KB, 19 trang )

Mục lục
Nội dung
- Mục lục
1 Mở đầu.
1.1. Li do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận. kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2. Kiến nghị.
- Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng
đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT và các cấp cao hơn
- Tài liệu tham khảo

Trang
1
2
2
2
2
2
2
2


2
3
3
14
15
16
16
17
18

1.Mở đầu.
1.1. Li do chọn đề tài.
1


Bác Hồ đã khẳng định mục đích cuả rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới,
để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt
Nam, thế hệ trẻ đó phải đươc phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu
phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà nước.
Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là lứa tuổi
đang có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lí, tư duy. Hành động của các em chuyển
dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn.
Mọi sự vận động thể dục, thể thao còn ở mức độ nhẹ nhàng, mang tính chất khái
niệm, mục đích nhằm rèn luyện sức khoẻ cho học sinh được đặt lên hàng đầu.
Hàng năm, ngoài việc dạy học theo chương trình Chuẩn kiến thức quy định, giáo
viên cần phải phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể thao để
tham gia các kì giao lưu các câu lạc bộ, thể dục thể thao ở các cấp. Trong đó, môn
Bóng đá mi ni là một trong những nội dung được các em tham gia đông nhất , sôi
nổi nhất .Qua các kì giao lưu, thi đấu tôi đã thấy được đa phần học sinh tiểu học
có thể lực và một số kĩ chiến thuật còn chưa tốt. Nguyên nhân là do khi huấn

luyện các thầy chưa chú trọng đến việc rèn thể lực cho các em, các em thực hiện
chưa tốt một số bài tập như:(Khống chế bóng, tâng bóng, đánh đầu, sút bóng, rê
bóng, di chuyển đội hình, tranh cướp bóng ...)
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra cải tiến để bồi dưỡng học sinh
môn bóng đá mini qua sáng kiến. “Một số kinh nhiệm bồi dưỡng học sinh môn
bóng đá mi ni ở trường Tiểu học Thạch Tân ”.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm tìm ra một số biện pháp hợp lý giúp các em học sinh tiểu học tập luyện
môn bóng đá mi ni có chất lượng hơn.
- Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho đội bóng đá mini của nhà trường nói
riêng và tạo hạt giống cho đội bóng đá huyện nhà nói chung. Từ đó giúp các em
đạt thành tích cao trong các kì thi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tạo được sân chơi Thể thao lành mạnh cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tập luyên môn bóng đá mini đạt kết quả cao
- Học sinh khối 5. Trường Tiểu học Thạch Tân.
- Thời gian thực hiện: Trong năm học 2017 – 2018: Từ 09/2017 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp thực hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
- Tập di chuyển đội hình thi đấu, chuyền bóng, chiến thuật thi đấu.
- Phương pháp rèn luyện thể lực
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2



Môn Thể dục nói chung và môn bóng đá mi ni nói riêng là một nội dung học cuốn
hút được nhiều học sinh tham gia, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Các em học
sinh trường Tiểu học Thạch Tân đều rất thích hoạt động vui chơi thể dục thể thao.
Việc lựa chọn và bồi dưỡng những học sinh để tham gia kì thi chọn học sinh giỏi
môn bóng đá mi ni, chủ yếu là đối tượng học sinh khối 5. Chính vì thế khi lựa
chọn, không những yêu cầu học sinh cần phải có năng khiếu Thể dục thể thao mà
còn đòi hỏi học sinh phải có thể lực tốt, có lòng đam mê bóng đá. Bởi vì ngoài việc
tập động tác, kĩ chiến thuật các em phải có đủ thể lực thi đấu trong cả trận đấu.
Việc tập luyện đòi hỏi cần phải có thời gian dài, quá trình tập luyện phải thường
xuyên
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi tập luyện các em hầu hết còn
- Chưa thực hiện tốt động tác đánh đầu.
- Khi rê bóng còn cúi đầu nhìn bóng.
- Đặc biệt là khi di chuyển còn chưa biết cách di chuyển và chọn vị trí hợp lí.
+ Khi tập luyện cả hai đối tượng học sinh thực nghiệm và học sinh đối chứng còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những động tác như: (Khống chế bóng, đánh đầu,
chuyền bóng, sút bóng, rê bóng, di chuyển đội hình,tranh cướp bóng ...).
Tôi tiến hành khảo sát thực tế 10 em học sinh để lựa chọn đội tuyển và thu
được kết quả như sau:
Tổng
Mức độ thực hiện động tác
T
Tên động tác
Số
Tốt
Khá
TB

T
HS
SL TL% SL TL% SL TL%
1 Khống chế bóng
10
5
50
5 50
0
0
2 Chuyền bóng
10
6
60
4 40
0
0
3 Sút bóng
10
5
50
5 50
0
0
4 Rê bóng
10
7
70
3 30
0

0
5 Đánh đầu
10
4
40
6 60
0
0
6 Tập di chuyển đội hình
10
4
40
6
60
0
0
7 Chưa biết phối hợp đá
10
3
30
7 70
0
0
phạt, đá góc, đá biên
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Tuyên truyền để học sinh và phụ huynh hiểu đúng về vai trò, tác dụng của
môn bóng đá mini đối với việc rèn luyện sức khỏe. Từ đó tranh thủ được sự ủng
hộ của phụ huynh, sự tham gia tập luyện tích cực của học sinh để tạo dựng phong
trào ngày một phát triển.
- Phối hợp với Ban giám hiệu, Tổng phụ trách đội và các giáo viên chủ nhiệm

chủ nhiệm để tổ chức vận hành Câu lạc bộ bóng đá mini trong nhà trường.
Một giáo viên dù có năng động đến mấy cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ
khi không có sự phối hợp hài hòa với đồng nghiệp trong công tác. Mọi kế hoạch
đều phải thông qua Ban giám hiệu để có sự điều tiết kịp thời, giúp cho Câu lạc bộ
có khoảng thời gian hợp lí để sinh hoạt. Phối hợp với Tổng phụ trách đội và các
giáo viên chủ nhiệm nhằm thông qua đó để đông đảo học sinh đều biết và được
3


tham gia. Tạo tinh thần hăng hái tập luyện giúp cho phong trào bóng đá mini phát
triển mạnh mẽ. Chỉ khi phong trào mạnh thì hoạt động của câu lạc bộ mới có hiệu
quả lâu dài.
Như chúng ta đã biết, kĩ năng không tự có mà phải do dày công tập luyện mói
có. Giáo viên không thể cho các em học sinh kĩ năng bằng cách chỉ truyền thụ,
giảng giải lí thuyết được. Vậy để học sinh có kĩ năng chơi bóng tốt thì nhất thiết
phải tập luyện và thi đấu
- Liên hệ với các câu lạc bộ bóng đá mini ở các trường bạn để tổ chức các trận
giao lưu, từ đó nâng cao tinh thần và kinh nghiệm thi đấu. Giúp em rèn luyện bản
lĩnh, tâm lí vững vàng, khả năng nhạy bén. Giao lưu, tập luyện cùng với các lạc
bộ của các đơn vị bạn giúp học sinh biết thêm các chiến thuật,kĩ thuật trong thi
đấu. Qua đó giúp các em tự tin hơn trong thi đấu, Tổ chức các trận giao lưu với
đơn vị bạn cũng tạo ra động lực để các em cố gắng tập luyện, trau dồi kiến thức,
hình thành kĩ năng và bản lĩnh thi đấu.
Để lựa chọn được học sinh tham gia thi đấu đạt kết quả tốt, tôi phải lựa chọn
và áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp với từng đối tượng học sinh và lựa
chọn cách tổ chức thi đấu phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao. Từ đó tôi mạnh
dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
Chọn học sinh có năng khiếu bóng đá và có thể lực tương đối tốt
Đây là bước đầu hết sức quan trọng nó quyết định một phần không nhỏ vào
thành công của đội bóng nên tôi rất chú trọng vào việc lựa chọn. Vì có những em

có tố chất thì thể lực lại chưa tốt và ngược lại. Do vậy, thông qua các giờ học, học
sinh tham gia chơi các trò chơi vận động như: chao tín gậy, bóng chuyền sáu, chạy
tiếp sức, chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, chạy tiếp sức theo vòng tròn...từ đó tôi có
cơ sở để chọn học sinh có thể lực tương đối tốt. Nhưng đối với việc chọn học sinh
có năng khiếu môn bóng đá thì gặp đôi chút khó khăn vì môn bóng đá không có
trong chương trình học ở tiểu học. Mặc dù vậy, tôi lại có những thuận lợi là hàng
năm xã Thạch Tân đều tổ chức ngày hội thể dục thể thao của xã vào ngày 2/9,
trong đó có tổ chức thi đấu môn bóng đá mi ni cho lứa tuổi từ 9 đến 11 tuổi mà tôi
luôn được cử làm trọng tài ở nội dung thi đấu này. Qua giải đấu tôi đã chọn được
một số em có năng khiếu và có thể lực. Ngoài ra hàng năm khi tập huấn cho đội
bóng của nhà trường tham gia thi đấu giải huyện tôi chọn thêm một số em ở khối
Ba , Bốn cùng tham gia tập luyện với các anh để làm nguồn kế cận của đội bóng
các năm sau. Khi chọn tôi thường chọn số học sinh đông hơn với số dự định Sau
khi huấn luyện một thời gian, những em không tiến bộ tôi có thể loại dần. Để thu
được kết quả tốt trong việc tập huấn cho đội tuyển tôi phải lên kế hoạch cụ thể tập
huấn cho các em.
Tập luyện các bài tập kĩ thuật cho học sinh
Với mỗi học sinh các kĩ thuật không phải có sẵn mà phải thường xuyên rèn
luyện mới có. Vì vậy muốn trở thành cầu thủ giỏi các em phải khổ công rèn luyyện
các bài tập như: Khống chế bóng, tâng bóng, đánh đầu, chuyền bóng, sút bóng, rê
bóng, ....Các bài tập luôn có sự gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau nên việc học
sinh thực hiện được là rất khó khăn. Khi tập luyên mỗi kĩ thuật, động tác các em
thường bắt trước. Do đó khi huấn luyện, tôi phải chia các bài tập thành các động
4


tác đơn lẻ để các em dễ tập. Vì thế tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể để rèn
luyện cho học sinh tập nhưng bài tập kĩ thuật như sau:
- Tập kĩ thuật tâng bóng.
Tâng bóng là hình thức cho học sinh làm quen với bóng nhưng nó giữ vai trò

hết sức quan trọng. Bởi vì khi các em tâng bóng thuần thục thì có nghĩa là các em
đã làm chủ được trái bóng. Do đó khi hướng dẫn giáo viên cần làm mẫu từng động
tác, phân tích rõ dàng, chi tiết kĩ thuật cho học sinh. Khi phân tích giảng giải cần
ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Mặt khác có thể dùng tranh ảnh hoặc băng đĩa để minh
hoạ tạo sự tập trung hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra tôi còn thực hiện một
số yêu cầu như:
- Nêu rõ các bước thao tác thực hiện bài tập mà các em sẽ luyện tập
- Tập luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo từng bước của bài tập.
Đặc điểm nổi bật của môn bóng đá mi ni là tính đối kháng cao và tranh đua
quyết liệt. Vì vậy trong thi đấu để ứng phó được các tình huống bóng trên sân thì
học sinh phải hiểu và nắm rõ tính năng, đường bay của bóng trong các tình huống
trong thi đấu. Tập luyện các kĩ thuật tâng bóng là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp
các em nắm chắc được tính năng của bóng trong thi đấu và nâng cao khả năng
khống chế bóng. Bên cạnh đó, tập tâng bóng cũng giúp các em tăng cường sự nhịp
nhàng của các bộ phận trong cơ thể, hoàn thành kĩ năng di chuyển, tăng khả năng
linh hoạt của cổ chân, khớp gối, hông, cổ, đầu...Đồng thời phát triển kĩ năng phản
xạ và ứng biến các tình huống trong thi đấu. Tâng bóng thuần thục sẽ tạo ra nền
tảng vững chắc cho các kĩ thuật như : Chuyền bóng, sút bóng, khống chế bóng, rê
bóng, ... Đặc biệt học sinh ở lứa tuổi tiểu học thì kĩ thuật này càng được chú trọng
và luyện tập nhiều hơn. Các bộ phận cơ thể và phương pháp thường được sử dụng
trong luyện tập kĩ thuật tâng bóng gồm:
+ Tâng bóng bằng mu bàn chân.
+ Tâng bóng bằng má trong bàn chân
+ Tâng bóng bằng má ngoài bàn chân
+ Tâng bóng bằng đùi
+ Tâng bóng bằng đầu ...
Trong quá trình tập luyện, tôi thường kết hợp các nội dung trong một buổi tập
để tránh việc các em nhàm chán vì phải tập quá nhiều một nội dung một lúc.
-Tập kĩ thuật rê bóng.
Rê bóng là một phần không thể thiếu trong bóng đá. Có rất nhiều các bài tập rê

bóng như: Rê bóng theo đường thẳng, rê bóng theo đường thẳng sút cầu môn, rê
bóng theo đường rích rắc sút cầu môn,... Khi tập luyện cho học sinh giáo viên cần
cho học sinh tập các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Có nhiều hình
thức rê bóng: Giáo viên lưu ý các em: khi rê bóng phải sử dụng cả hai chân, có thể
rê bằng má trong bàn chân, má ngoài bàn chân, bằng mu bàn chân, bằng lòng bàn
chân ...thực hiện động tác sao cho đạt hiệu quả, tốc độ tốt nhất. ở các bài tập rê
bóng các em thường mắc một số lỗi như: rê bóng quá dài, hay cúi đầu nhìn bóng
khi rê bóng, ... Vì thế khi vào trận các em thường không quan sát được đồng đội
dẫn đến chuyền hỏng. Vì vậy ngay từ ban đầu, khi tập luyện, tôi phải nhắc nhở sửa
sai. Nếu cần thiết có thể làm mẫu cho các em quan sát và chỉ ra lỗi mà các em
thường mắc, sau đó cho các em vừa rê bóng vừa quan sát. Khi tập luyện tôi thường
5


chia học sinh thực hiện theo 2 nhóm tập rê bóng, tôi quan sát đồng thời sửa sai cho
các em. Trong quá trình tập luyện các em thường nhanh chán do vậy tôi thường
chuyển các nội dung tập luyện dưới hình thức trò chơi nhằm tăng hứng thú học tập
cho học sinh.
Ví dụ 2: Rê bóng theo đường rích rắc sút cầu môn: tôi chia 2 nhóm cùng thi đua
nhóm nào nhanh nhất và đúng kĩ thuật nhất thì nhóm đó thắng cuộc ngược lại
nhóm thua lặc cò cò một vòng sân 15m – 20m3.
- Tập luyện kĩ thuật khống chế bóng.
Đây là động tác yêu cầu người tập phải tập luyện thường xuyên, tập trung. Nói
rằng khống chế bóng là hết sức đơn giản, điều đó hoàn toàn sai. Vì trong bóng đá
nói chung, bóng đá mi ni nói riêng, khống chế được bóng ở một tình huống nào đó
thì hết sức đơn giản nhưng trong tất cả các tình huống trên sân lại hoàn toàn rất
khó (đặc biệt là học sinh tiểu học). Nên khi tập, học sinh không tập trung cao độ và
giáo viên không có biện pháp rèn luyện thì học sinh khó thực hiện được động tác
một cách chính xác. Từ đó tôi đã đưa ra một số biện pháp khi tập động tác khống
chế bóng cho học sinh như:

+ Khi tập, giáo viên phải chia ra các tình huống để học sinh chủ động rèn luyện
một cách tự nhiên.
+ Khống chế bóng sệt: khống chế bằng má trong bàn chân, mu bàn chân hoặc lòng
bàn chân. Giáo viên cho các em tập bằng cách đứng theo nhóm ba, thực hiện đập
bóng cho nhau, bạn chuyền bóng, bạn khống chế. Ban đầu với tốc độ thấp khi đã
quen cho các em tập ở tốc độ cao hơn (hoặc tổ chức cho các em chơi bóng ma
khống chế 2 chạm, 1 chạm).
+ Khống chế bóng bổng: Có thể khống chế bóng bằng mu bàn chân, má bàn
chân, ... cho các em tập theo nhóm hai, một em bấm bóng hoặc ném bóng bổng,
em còn lại tập khống chế và ngược lại . Đặc biệt là các tình huống trong thi đấu,
các em phải biết thực hiện động tác sao cho thuận tiên cho mình và đồng đội để
triển khai tấn công nhanh nhất, hiệu quả nhất. Khi khống chế bóng, các em cần lưu
ý phải thực hiên động tác khống chế bóng bằng nhiều kĩ thuật khác nhau .
Ví dụ 3: Khi nhận bóng từ đồng đội chuyền về bị đối phương lao lên cướp bóng từ
phía cánh phải đội đối phương thì phải sử lí tình huống này bằng cách chủ động sử
dụng má trong bàn chân khống chế bóng, đẩy nhẹ bóng sang phía trái đối phương
có thể rê bóng sau đó quan sát và chuyền cho đồng đội ở vị trí thuận lợi .
Giáo viên nhắc nhở học sinh cần lưu ý:
Trong mỗi tình huống khác nhau phải thực hiện động tác khác nhau . Cần sáng
tạo trong tập luyện chứ không máy móc dập khuôn.
- Tập kĩ thuật sút bóng.
Kết quả của trận đấu được quyết định là từ những quả sút bóng chính xác.
Nhưng ở lứa tuổi tiểu học khả năng sút bóng của các em còn rất hạn chế: lực sút
chưa mạnh, chưa chính xác. Trong quá trình tập luyện các em vẫn mắc một số sai
lầm như: Mắt không quan sát bóng, cầu môn khi đá; khi đá, trọng tâm không dồn
vào chân trụ, mất thăng bằng khi sút bóng, gối không mở ra ngoài khiến bàn chân
không vuông góc với chân trụ. Đặc biệt là các tình huống bóng sống các em sử lý
tình huống thực sự chưa tốt. Nhiều tình huống có thể dẫn đến bàn thắng nhưng các
6



em vẫn sút ra ngoài. Vì vậy tôi đã chia ra một số bài tập giúp các em thực hiện tốt
hơn khi sút bóng, Phát huy tính tích cực của các em .
+ Cho học sinh tập mô phỏng không bóng tại chỗ thực hiện động tác đá lăng xoay
bẻ bàn chân điều chỉnh hướng bóng.
+ Vẽ đường chạy đà, đo bước đà cho học sinh chạy đà đặt chân trụ,vung chân
lăng, đá.
+ Đặt bóng tại chỗ cho các em tập sút cầu môn. Ngoài ra tôi còn cho các em tập
một số bài tập nâng cao như: lăn bóng cho các em tập sút cầu môn, đập bóng sang
hai cánh cho các em sút cầu môn, rê bóng tập sút cầu môn, rê bóng rích rắc sút cầu
môn, chuyền bóng theo nhóm 2, 3 sút cầu môn... Đây là những bài tập nhằm nâng
cao hiệu quả khi sút bóng.
Trong thi đấu thường sảy ra các tình huống như: Tình huống cố định và tình
huống bóng sống , thường tình huống bóng sống sảy ra nhiều hơn, các tình
huống bóng cố định thường sảy ra ít hơn - chủ yếu là những quả sút phạt. Các tình
huống bóng cố định như: phạm lỗi đá góc, đá biên, tôi thường cho các em tập
nhiều. Tôi luôn đưa ra nhiều tình huống xử lí khác nhau :
Ví dụ 4: Tình huống đá phạt góc: Các em có thể bấm bóng về phía cầu môn đối
phương để đồng đội băng vào đánh đầu hoặc chuyền bóng về tuyến hai cho đồng
đội sút bóng (khi cầu thủ tuyến hai không bị kèm) cũng có thể các em bật tường
phối hợp với nhau. Trong mỗi tình huống các em cần vận dụng một cách linh hoạt
để xử lí sao cho đạt hiệu quả tốt nhất .
Khi các em đã tập thành kĩ năng, lúc vào trận các em tự tin và sử lí tình huống
rất tốt và thường ghi được rất nhiều bàn thắng trong các tình huống này.
- Tập kĩ thuật đánh đầu.
Trong thi đấu bóng đá mi ni ở tiểu học, tôi thấy các em rất ít đánh đầu và khi
đánh đầu thì thường không đạt kết quả cao. Do việc tập luyện còn ít, các em
thường đứng tại chỗ đánh đầu mà không có kĩ thuật bật cao hoặc khi đầu chạm
bóng chưa có kĩ thuật lắc đầu, khả năng phán đoán điểm rơi và chọn điểm rơi còn
thiếu chính xác. Do đó khi tập luyện tôi thường cho các em thực hiện động tác

không bóng, sau đó mới cho các em thực hiện động tác có bóng các thao tác kĩ
thuật như: Bật nhảy lắc mạnh đầu không bóng, khi đã thực hiện tốt động tác không
bóng tôi mới cho các em thực hiện động tác với bóng. Ban đầu tôi treo bóng ở cầu
môn cho các em tập bật nhảy lắc đầu tiếp súc vào bóng điều chỉnh hướng bóng .
Khi đã thuần thục tôi thường tung bóng bổng cho các em thực hiện động tác. Mỗi
lần tung bóng có thể điều chỉnh độ cao thấp hoặc xa gần tuỳ thuộc vào từng đối
tượng học sinh Trong quá trình tập luyện, tôi thường nhắc nhở các em quan sát các
bạn tập trước. Đồng thời chỉ cho các em thấy những bạn thực hiện tốt để các em
học tập. Sau một vài lần tập tôi thường cho các em nhận xét, biểu dương, động
viên, khen ngợi kích thích tinh thần học tập của các em. Khi kĩ thuật đánh đầu đã
tương đối chính xác, tôi cho các em thực hành ở một số tình huống như: đá góc, đá
biên, đá phạt ở hai cánh cho các em tập đánh đầu. Qua nội dung này tôi sẽ chọn ra
được một số em có khả năng bấm bóng tốt khi đá góc, đá biên, đá phạt.
-Tập luyện kĩ thuật Chuyền bóng.
Một đường chuyền tốt sẽ giúp cho đồng đội chiếm lợi thế có thể dẫn đến bàn
thắng. Các đường chuyền cũng quyết định rất lớn đến lối chơi của toàn đội. Một
7


đội bóng chơi hay là đội bóng cầm chắc bóng và có nhiều đường chuyền tốt. Trong
bóng đá thường sử dụng hai cách chuyền bóng.
+ Chuyền bóng ngắn (Bật tường nhỏ, nhả bóng, đập bóng một chạm...)
+ Chuyền bóng dài (chuyền dài vượt tuyến, chuyền dài trung bình...)
Tập chuyền bóng có nhiều cách nhưng tôi thường sử dụng một số cách sau khi
học sinh tập đạt kết quả rất tốt.
+ Giáo viên nêu được yêu cầu, kỹ thuật và cách thực hiện động tác.
+ Giáo viên thường xuyên có các bài tập rèn luyện khả năng chuyền bóng cho học
sinh bằng cách: Tập đập bóng, chuyền bóng di chuyển, di chuyển không bóng, tập
đập bóng một chạm.
+ Áp dụng các bài tập từ mức độ đơn giản, dần dần nâng cao yêu cầu.

+ Từ đó mới cho học sinh chia đội thi đấu. Trong quá trình thi đấu, sự ăn ý giữa
các cầu thủ là yếu tố hết sức quan trọng. Để làm được việc này cần có nhiều thời
gian tập luyện với nhau. Khi thi đấu, giáo viên phân công vị trí cho từng em và chỉ
cho các em thấy: khi đồng đội có bóng thì các vị trí nào trên sân có thể chuyền
bóng và các cầu thủ còn lại phải di chuyển đến những vị trí nào trên sân.
+ Tôi cho học sinh tập theo cặp hai em đứng cách nhau tuỳ thuộc vào nội dung tập
luyện. Kết hợp chạy đà , chuyền bóng, khống chế bóng.
+Di chuyển chuyền bóng theo cặp.
82
----------------

81------------------H1
Số 1 chuyền bóng số 2 di chuyển nhận bóng rê một đến hai nhịp chuyền bóng cho
số 1, số 1 di chuyển nhận bóng chuyền cho số 2...
+ Chuyền bóng theo nhóm 4-5 người di chuyển : Chuyền bóng di chuyển là các
em tập theo nhóm 4-5 em đứng thành vòng tròn em có bóng chuyền bóng sau đó di
chuyển đến vị trí của em nhận, em nhận bóng quan sát chuyền bóng di chuyển...
Các đường chuyền tôi thường cho các em chuyền suống hai cánh sau đó tạt
vào trung lộ các em tuyến giữa băng vào sút bóng hoặc đánh đầu qua thi đấu một
số năm tôi nhận thấy phương án này dễ bị bắt bài sau đó tôi đã thử cho các em
thực hiện các đường chuyền vào trung lộ cho các em ở hai cánh băng vào dứt diểm
phương án này đạt hiệu quả cao hơn nhiều vì kết hợp với di chuyển của cầu thủ
tiền đạo di chuyển nhanh ra hai cánh kéo hàng hậu vệ di chuyển theo sau đó bất
ngờ chạy ngược vào khu vực trung lộ rồi dứt diểm nhanh phương án nay rất hiệu
quả ở kì thi TDTT huyện Thạch Thành năm học 2017- 2018 số bàn thắng các em
ghi được rất cao vòng loại các em ghi được trung bình 7 bàn thắng một trận vòng
trung kết các em ghi dược trung bình 5 bàn thắng một trận. So với trước đây chỉ 2
đến 3 bàn một trận
Tập di chuyển đội hình.Thi đấu, chiến thuật thi đấu
- Tập di chuyển đội hình.

8


Trong khi tập luyện bóng đá mi ni, ngoài việc thực hiện các bài tập yêu cầu cần
di chuyển đội hình hợp lý. Muốn vậy phải chọn được các vị trí di chuyển cho các
em, làm sao để các em di chuyển càng nhanh, hợp lí trong phòng thủ, tốc độ khi
tấn công, khi tấn công rút về phòng thủ cũng nhanh nhất mà không tốn sức. Các vị
trí trên sân có sự hỗ trợ hợp lí cho nhau, có thể hoán đổi vị trí một cách hợp lí trong
những tình huống nhất định. Để thực hiện được những điều nói trên đối với học
sinh tiểu học là hết sức khó khăn, các em thường nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh
quên . Do đó việc tập luyện phải thường xuyên liên tục, trong quá trình tập luyện
tôi luôn nhắc nhở và chỉ cho các em thấy được: nếu tấn công thì em sẽ di chuyển
vào vị trí nào, khi về phòng thủ thì em phải di chuyển như thế nào là hợp lí.
Ví dụ 5: Khi di chuyển từ đội hình 1 sang đội hình 2
83

85

85
84
83

84
Đh1

Đh2

82

82

81

81

H2
Khi di chuyển từ vị trí đội hình 1 sang đội hình 2. Số 4 di chuyển vào vị trí
trung tâm, trở thành cầu thủ phân phối bóng. Số 5 dạt sang cánh phải trở thành mũi
nhọn tấn công cánh phải, cần thiết rút về hỗ trợ lấy bóng hoặc hậu vệ cánh phải. Số
3 dạt sang cánh trái trở thành mũi nhọn tấn công cánh trái hoặc trở về hỗ trợ lấy
bóng hoặc hậu vệ cánh trái. Số 2 là vị trí đá thấp nhất có thể dạt sang cánh trái
hoặc phải để hỗ trợ đồng đội hậu vệ. Trong những quả phạt góc, đá biên phần sân
đối phương có thể trở thành chân sút tuyến hai.
- Thi đấu, chiến thuật thi đấu.
Trong quá trình tập luyện hằng ngày, tôi thường kết hợp một cách khoa học
giữa các bài tập và thi đấu tập luyện để tránh quá sức và nhàm chán. Trong một
tuần tôi lên lịch cho các em tham gia thi đấu giao lưu với trường bạn một đến hai
trận để các em cọ sát đồng thời tôi cũng thử nghiệm được đội hình thi đấu. Sau
mỗi trận thi đấu, dù thắng thua tôi đều tập chung các em tuyên dương tinh thần thi
đấu và rút kinh nghiệm, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của đội mình cũng như của
đội bạn để các em tự học hỏi lẫn nhau và những yêu cầu đã đạt đươc cần phát huy
tốt hơn. Đây cũng là một phần không thể thiếu được khi tập huấn cho các em vì
chỉ có thi đấu mới đánh giá đúng thực lực của các em và sắp xếp đội hình một cách
hợp lí.
Khi thi đấu các em phải linh hoạt trong di chuyển, thực hiện tốt đấu pháp,
chiến thuật mà tôi đề ra như: khi đội mình có bóng cần di chuyển tới các vị trí
thuận tiện nhận bóng, tách khỏi cầu thủ đối phương. Khi mất bóng cần áp sát cầu
thủ đội đối phương để hạn chế tấn công và triển khai tấn công. Từ đó hình thành
9



thói quen cho học sinh: khi có bóng cũng di chuyển, khi mất bóng cũng di chuyển.
GV luôn bám sát trận đấu và nhắc nhở chỉ đạo kịp thời vì học sinh tiểu học thường
rất ngại di chuyển.
Ví dụ 6: Số 2 có bóng - số 3,4,5 đều bị đối phương kèm chặt. Trong trường hợp
này số 2 có ba sự lựa chọn: có thể chuyền cho số 3, số 4 hoặc số 5. Trong trường
hợp số 2 chuyền cho số 5, số 5 phải di chuyển ngược trở về để cắt sự đeo bám của
đối phương ,số 5 có thể chuyền bóng sang hai cánh cho số 3 hoặc số 4 băng lên sút
bóng
*

83

84

x85
x
x84

83x

85
Đh1

Đh2

x

x

82


82

81

81

H4
Học sinh tiểu học còn rất ham thành tích cá nhân mà bóng đá là môn thi đấu
của cả đội nên trong lúc tập luyện bằng hình thức thi đấu tôi thường cho học sinh
tự nhận thấy cần phải tập như thế nào là tốt nhất.Tôi cho các em đá tự do trong một
hiệp, hiệp sau tôi cho các em ban chuyền triển khai tấn công dưới sự chỉ đạo của
thầy không được rê quá nhiều. Qua thực tế và kết quả thi đấu, tôi hỏi các em: Vậy
qua hai hiệp vừa đấu thì hiệp đấu nào đạt kết quả tốt hơn. Từ đó các em tự nhận
thấy khi đá bóng cần phối hợp với nhau thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn .Vì khi rê bóng
nhiều sẽ mất nhiều sức, dễ bị “bắt bài”.
Ngoài ra tôi còn cho học sinh thực hiên tốt một số chiến thuật như;
- Chiến thuật giao bóng:
Các em có thể phối hợp bộ ba.
Ví dụ 7. Khi số 3 giao bóng cho số 4 thì di chuyển cắt mặt qua số 4. Số 5 di
chuyển xuống cánh trái của đối phương. Lúc này số 4 có hai sự lựa chọn: có thể
chuyền cho số 5 hoặc số 3 dứt điểm, tạo được sự bất ngờ cho đối phương.
85
H5

81

82

83 X

84 X

X
X

X

- Chiến thuật đá quả phạt trực tiếp:
- Các em có nhiều lựa chon. Tuỳ tình huống trên sân để đưa ra quyết định hợp lí
nhất: có thể sút trực tiếp hoặc một em đứng phía trước hàng rào đối phương đè
10


người, một em phía sau em sút phạt, một em rạt sang cánh phải các vị trí này rất
nhiều phương án thực hiện thành công quả sút phạt và cũng đảm bảo khi cần thiết
rút về hậu vệ
Ví dụ 8. Trong trường hợp cầu thủ đá phạt(1) chuyền cho vị trí cầu thủ đè
người(2). Sau khi chuyền bóng cầu thủ này di chuyển nhanh sang cánh trái, lúc này
cầu thủ số (2) có 3 sự lựa chọn: một là chuyền sang cánh trái cho cầu thủ số (1),
hai là nhả về cho cầu thủ tuyến hai số (3), ba là chuyền sang cánh phải cho cầu thủ
cánh phải số(4). Trong trường hợp này các em phải tập trung cao độ. Tôi cho các
em tập thuần thục, khi vào trận, gặp các tình huống này các em thường ghi được
bàn thắng. Tôi lưu ý các em nên vận dụng linh hoạt, trong một trận đấu cần sử
dụng nhiều chiến thuật khác nhau nếu không sẽ bị đối phương “bắt bài”.
- Chiến thuật đá quả phạt gián tiếp:
Đá quả gián tiếp tương tự như quả trực tiếp chỉ cần nhắc nhở các em lưu ý phải
thực hiện qua hai chạm.
- Chiến thuật đá quả phạt góc, đá biên:
Trong bóng đá mi ni, quả đá biên thường xảy ra liên tục do sân hẹp, sự phối hợp
của các em chưa nhuần nhuyễn. Vì vậy khi được đá biên các em sẽ có một lợi thế

không nhỏ. Tôi thường cho các em tập kĩ một số tình huống như: Một là sút thẳng
vào cầu môn, các cầu thủ phía trong lao vào tạo sức ép cho thủ môn hoặc cầu thủ
đội bạn chạm vào bóng, bóng bay vào lưới, bàn thắng được công nhận. Hai là các
em có thể phối hợp với nhau giống như tình huống đá phạt gián tiếp. Đối với quả
đá phạt góc, thường thì đội bạn tập trung vào khu phạt 6m để hậu vệ. Ngoài việc
sút ăn trực tiếp các em có thể chuyền về tuyến hai cho cầu thủ tuyến hai băng lên
sút bóng.
- Chiến thuật thay người.
Thay người trong bóng đá mi ni cũng giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết
định một phần không nhỏ đến việc thắng bại của đội bóng. Việc quan sát hai đội thi
đấu sau đó đưa ra quyết định thay người và chỉ đạo đội bóng thi đấu, việc đọc
được ý đồ và lối đá của đối phương để đưa ra sự điều chỉnh hợp lí trên hàng công
hay hàng hậu vệ là rất cần thiết.
- Rèn thể lực cho các em.
Các môn thể thao nói chung, môn bóng đá nói riêng thể lực là yếu tố hết sức
quan trọng quyết định đến quá trình tập luyện và thi đấu. Hàng năm các câu lạc bộ
thường tổ chức giao lưu, thời gian thường rất ít do đó các trận đấu diễn ra một
ngày thường hai đến ba trận, do đó thể lực các em giảm sút rõ rệt dẫn đến chất
lượng chuyên môn không cao. suất phát từ tình hình đó tôi đã áp dụng một số biên
pháp để giúp các em cải thiện thể lực và đã đạt kết quả rất khả quan.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh giám sát nhu cầu dinh dưỡng của các em
chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Được phụ huynh ủng hộ và tạo điều kiện.
- Chế độ tập thể dục buổi sáng trong vòng một tháng trước khi thi đấu, hàng ngày
các em thức lúc 5h 30” chạy bộ từ 2 đến 3 km các buổi thứ 3,5 các em tập trung từ
5h 30” đến 6h 20” tại sân trường tâp một số bài tập nâng cao thể lực, và bài tập kĩ,
chiến thuật
Ví dụ; Tôi thường cho các em tập các bài tập phối hợp tạo hứng thú tránh nhàm
tràn như;
11



+ Chạy rích rắc, rê bóng rích rắc, chơi bóng ma 1 chạm, 2 chạm
+ Các bài tập di chuyển đội hình, các bài tập sút bóng, chuyền bóng.
Khuyến khích học sinh và kết hợp với gia đình tạo thói quen rèn luyện thêm về
thể lực cho các em. Mỗi buổi sáng tôi thường cho các em chạy bộ, sau đó tập một
số bài tập, kĩ thuật như rê bóng rích rắc, tâng bóng, chuyền bóng. Ngoài ra, trong
mỗi tiết học, tôi luôn áp dụng các trò chơi rèn luyện thể lực để học sinh nâng cao
thể lực như: chạy lò cò, thỏ nhảy, chạy tiếp sức, ...
Cuối các buổi tập luyện tôi thường xuyên dành một khoảng thời gian 20 phút
để rèn luyện thể lực cho học sinh như: Chạy nhẹ nhàng 5-7 vòng quanh sân tập,
chạy giật lùi, chạy theo đường vòng, đập bóng di chuyển, chạy tốc độ theo đường
rích rắc. Ngoài tập luyện hàng ngày các bài tập như trên tôi nhận thấy khi vào thi
đấu thực tế các em vẫn sa sút thể lực dẫn đến thua ở cuối trận mọi nổ lực của các
em chỉ phát huy hết mức khi các em thi đấu thực tế suất từ đó tôi luôn coi trọng
việc giao lưu với các đội bóng khác việc thi đấu giao lưu đem lại rất nhiều lợi ích
tăng cường thể lực, củng cố tâm lí thi đấu, thay đổi chiến thuật, đấu pháp thi đấu,
bài học kinh nghiệm sâu sắc.và điều quan trọng nhất các em biết được khả năng
của bản thân so với các đội để từ đó cố gắng tập luyện. số trận thi đấu giao lưu
được tăng cường nhiều hơn.tạo cho các em nhiều áp lực hơn.
Ví dụ 1: Nhằm tăng thể lực cho học sinh tôi chia các em thành ba tổ, tổ chức cho
các em thi đấu nội dung chạy nhanh theo hình rích rắc.Thua, thắng có thưởng,
phạt. Hình thức này kích thích học sinh tập luyện giảm cảm giác mệt mỏi. Qua đó
hình thành thêm kĩ năng, kĩ sảo các bài tâp kĩ thuật cho học sinh.
Bên cạnh việc rèn thể lực, sự khéo léo cho các em thì kĩ thuật cũng là một phần
quan trọng không thể thiếu trong bóng đá.
Thực nghiệm sáng kiến.

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG BÓNG ĐÁ MI NI
TUẦN 3
Từ ngày 16 tháng 10 năm 2017

Buổi chiều từ 16h đến 18h 20’
Ngày

Nội dung bồi dưỡng

- Xoay các khớp
- Chạy nhẹ nhàng 200m quanh sân tập
- Khởi động chuyên môn
16/10 - Đá bóng ma
- Tập rê bóng rích rắc sút cầu môn.
- Tập kĩ thuật sút bóng cầu môn
- Giải lao
- Đập bóng di chuyển
- Chuyền bóng theo nhóm 2,3 sút cầu môn.
- Tập kĩ thuật đánh đầu
- Chia đội thi đấu,Tập di chuyển đội hình
- Thảo luận rút kinh nghiệm

Định
lượng
5 phút
2 phút
10 phút
10 phút
15 phút
15 phút
10 phút
10 phút
20 phút
10 phút

20 phút
5 phút
12


-Thi đấu giao lưu với đội Thành Mỹ
18/10 -Thảo luận rút kinh nghiệm sau trận đấu

50p
20p

- Xoay các khớp
- Chạy nhẹ nhàng 300m quanh sân tập
- Khởi động chuyên môn
- Tập rê bóng rích rắc sút cầu môn.
20/10 - Tập kĩ thuật sút bóng cầu môn
- Giải lao
- Đập bóng di chuyển
- Chuyền bóng theo nhóm 2,3 sút cầu môn.
- Chia đội thi đấu, tập di chuyển đội hình
- Thảo luận rút kinh nghiệm sau trận đấu
- Chạy nhẹ nhàng 5 vòng sân
-Thi đấu giao lưu với đội Thị Trấn Kim Tân
21/10 -Thảo luận rút kinh nghiệm sau trận đấu

5phút
4phút
10phút
15phút
15phút

10phút
15phút
20phút
20phút
10phút
10phút
50p
20p

Để thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng trên, tôi luôn sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho các em tập luyện và đảm bảo tính khoa
học trong tập luyện, cũng như tính vừa sức đối với các đối tượng học sinh. Do vậy
có một số nội dung cần chia nhóm cho các em tập luyện để tăng lượng vận động
cho các em một cách hợp lí. Để rèn thể lực cho các em, ngoài các buổi tập chính,
vào các buổi chiều và các buổi sáng hàng ngày từ 5h đến 6h tôi cho các em tập một
số bài tập tăng cường thể lực như. (Chạy nhẹ nhàng , chay nhanh 30m, 60m ,chay
tốc độ theo đường rích rắc...)
Một số hình ảnh các trận đấu tại giải bóng đá mini Tiểu học cấp huyện,
cấp tỉnh năm học 2017 - 2018

13


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân và đồng nghiệp
Việc bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mini là việc làm thường xuyên trong
mỗi năm học, nhằm mục đích thi đua và đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện
sức khoẻ. Hơn thế nữa việc lựa chọn và bồi dưỡng giúp cho học sinh phát huy tố
chất năng khiếu thể thao. Nó góp phần vào việc phát triển và lựa chọn nuôi dưỡng

14


những tài năng cho thể thao đỉnh cao nước nhà. Với tầm quan trọng của phân môn
Thể dục ở tiểu học nói chung và mục tiêu bồi dưỡng học sinh môn bóng đá mi ni
nói riêng, mà cái đích cần đạt được là:
Học sinh nắm được vai trò ý nghĩa của môn Thể dục, nắm bắt và thực hiện được
các động tác rèn luyện sức khoẻ.
Qua một thời gian tập luyện từ tháng 09/2017 đến nay tôi đã thực
hiện theo những giải pháp và biện pháp trên kết quả thu được qua đợt khảo sát
như sau:

Tổng
Mức độ thực hiện động tác
TT
Tên động tác
Số
Tốt
Khá
TB
HS SL TL% SL TL% SL TL%
1 Khống chế bóng
10
8
80
2
20
0
0
2 Chuyền bóng

10
8
80
2
20
0
0
3 Sút bóng
10
10 100
0
0
0
0
4 Rê bóng
10
10 100
0
0
0
0
5 Đánh đầu
10
7
70
3
30
0
0
6 Tập di chuyển đội 10

9
90
1
10
0
0
hình
7 Biết phối hợp đá
10
10 100
0
0
0
0
phạt, đá góc, đá
biên
Kết quả trên còn được khẳng định qua các kì thi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh
năm học 2017- 2018 đội bóng do tôi huấn luyện đạt giải nhất cấp huyện và giải
nhì cấp tỉnh
Từ đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tập bồi dưỡng
bóng đá mi ni cho các em cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là: Trước khi tập huấn giáo viên cần lựa chọn những học sinh có năng khiếu
bóng đá và có thể lực tương đối tốt.
Hai là: Sau khi lựa chọn được học sinh cần phải rèn luyện cho các em có đủ thể
lực tham gia thi đấu.
Ba là: Khi các em đã có thể lực tốt cần phải tập luyện các kĩ thuật bóng đá cho các
em. Gồm các kĩ thuật như: Tâng bóng, rê bóng, khống chế bóng, chuyền bóng, sút
bóng, đánh đầu...
Bốn là: Tập di chuyển đội hình. cũng là một phần không thể thiếu được trong bóng
đá.

Năm là: Thi đấu, chiến thuật thi đấu: Mọi diễn biến thay đổi trên sân Huấn luyện
viên phải nắm bắt đưa ra chiến thuật thi đấu hợp lí. Bên cạnh đó giáo viên cần phải
tâm huyết, trách nhiệm với công việc mình đang làm. Kiểm tra một cách nghiêm
túc, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cũng như phương pháp dạy học.
Môn bóng đá mi ni là môn thể thao vua nên đã cuốn hút được nhiều học sinh tham
gia tập luyện. Nó góp phần đẩy mạnh việc rèn luyện sức khoẻ hàng ngày cho học
15


sinh, Khi bồi dưỡng cho học sinh cần tập trung vào việc xây dựng cho các em tinh
thần thi đấu đồng đội, tâm lý vững vàng, xây dựng tính tự quản, kỉ luật trong tập
luyện cũng như trong thi đấu. Ngoài ra giáo viên cần rèn cho các em ý thức tập
luyện nghiêm túc để đạt kết quả cao trong học tập cũng như trong thi đấu.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã và đang thực hiện. Vì thời gian và
kinh nghiệm của bản thân có hạn, bởi vậy sáng kiến không tránh khỏi hạn chế. Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện
hơn, góp phần áp dụng vào thực tiễn dạy học hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3. Kết luận. kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua một thời gian tập luyện từ tháng 09/2017 đến nay tôi đã thực hiện theo
những giải pháp và biện pháp trên kết quả thu được như sau:
Số lượng các em học sinh trong trường biết chơi bóng tăng lên rõ rệt, phong
trào đá bóng trong trường sôi nổi. Nhờ đá bóng mà các em không còn chơi các trò
chơi nguy hiểm và cũng thúc đẩy phong trào học tập các môn văn hóa trong nhà
trường.
Những em trong câu lạc bộ đã có kĩ năng như rê bóng, đánh đầu, sút phạt di
chuyển đội hinh, đặc biệt là khả năng phối hợp ăn ý, thể lực được cải thiện rõ dệt
Luật bóng đá mini cũng được các em nắm chắc.

Kết quả trên còn được khẳng định qua các kì thi TDTT cấp huyện, cấp tỉnh
năm học 2017- 2018 đội bóng do tôi huấn luyện đạt giải nhất cấp huyện và giải
nhì cấp tỉnh.Hiện tại đề tài này được tôi thực hiện và ứng dụng với học sinh khối 5
trường Tiểu học Thạch Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa đã thu được kết quả khả
quan qua số liệu trên. Tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm của tôi được vận dụng
đạt kết quả cao và có thể nhân rộng ở các địa phương, vùng, miền khác.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường: tạo điều kiện có đầy đủ trang thiết bị, sân tập cho các em tập
luyện.
- Đối với lãnh đạo cấp trên: tạo điều kiện mở các lớp năng khiếu cho các em tiếp
tục phát triển các tố chất thể thao của mình. Hàng năm tổ chức giao lưu các câu
lạc bộ tạo sân chơi cho các em tham gia.

16


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................
............................................................................

Thạch Thành, ngày 29 tháng 3 năm
2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN


Phạm Ngọc Hồ

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT,
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh
Kết
Năm học đánh
giá xếp loại
quả
giá xếp loại
(Phòng,
đánh
Sở.Tỉnh… giá xếp
loại(A,
B,C)
1
Một số kinh nhiệm bồi
Sở giáo dục
C
2011-2012
dưỡng học sinh môn
bóng đá mi ni

17



Tài liệu tham khảo
- Luật bóng đá mini
- Giáo trình huấn luyên bóng đá.
- Một số tài liệu trên mạng Internet.

18


19



×