Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh lớp 5 giải một số bài toán liên quan đến diện tích hình tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.62 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học nói chung và mục tiêu môn Toán 5 nói
riêng đã cụ thể hóa một cách rõ ràng về nội dung và kĩ năng của các mạch kiến
thức.
Môn Toán 5 gồm các mạch kiến thức: Số học (Số và phép tính); Đại lượng và
đo đại lượng; Các yếu tố hình học; Giải toán có lời văn; Một số yếu tố thống kê
được tích hợp trong nội dung số học.
Trong đó mạch kiến thức về Các yếu tố hình học của môn Toán 5 chiếm một
khối lượng bài tập đáng kể, bao gồm: Diện tích hình tam giác, Diện tích hình
thang; Chu vi và diện tích hình tròn; Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần,
thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
Dạy học về các yếu tố hình học là một trong năm mạch kiến thức rất quan
trọng của chương trình toán ở Tiểu học. Các bài toán có nội dung hình học thì
phần lớn là các bài toán về diện tích.
Dạy học các bài toán về diện tích có ưu thế đặc biệt trong việc phát triển tư
duy logic, óc quan sát, trí tưởng tượng không gian và khả năng sáng tạo cho học
sinh tiểu học. Chính vì vậy mà các bài toán về diện tích ở trình độ nâng cao tỏ ra
có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất đối với những đối tượng học sinh có năng lực toán
ban đầu.
Dạy học các bài toán nâng cao về diện tích còn là một cơ hội rất thuận lợi để
phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực toán học. Chỉ khi giải các
bài toán nâng cao thì tài năng của các em mới được bộc lộ và phát triển.
Trong chương trình toán Tiểu học, các bài toán về diện tích hình tròn được
khá nhiều học sinh ưa thích. Nhiều bài toán về diện tích hình tròn được giải
bằng phương pháp số học rất độc đáo.
Giải tốt các bài toán về diện tích hình tròn không những giúp các em học giỏi
hình học mà còn giúp các em học giỏi số học.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay "Hình thành cho học sinh những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ
năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi sâu vào cuộc sống lao


động".
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện: “Hướng dẫn
học sinh lớp 5 giải một số bài toán liên quan đến diện tích hình tròn”,
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề tài chỉ ra cách giải những bài toán liên quan đến diện tích hình tròn,
hình vuông; diện tích các hình này, từ đó giúp giáo học sinh có thêm phương pháp
giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn trong một số trường hợp .
Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải toán hình học, tạo điều kiện
để học sinh thể hiện khả năng tư duy, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào


thực tế cuộc sống. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán diện tích hình học
cho học sinh lớp 5.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu học Trần Phú -TPTH.
- Các bài toán liên quan đến chu vi và diện tích hình tròn ở lớp 5.
- Các công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nghiên cứu các phương pháp, cách thức để dạy học môn Toán nhằm tổ chức
các hoạt động học toán cho học sinh, tạo nên không khí học tập thoải mái, xây
dựng môi trường học toán tự nhiên gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống

thực, đời sống hằng ngày của học sinh.
Trong nhiều năm liền, tôi được phân công chủ nhiệm và dạy học khối lớp 4,
5. Trong quá trình dạy học, khi nghiên cứu nội dung của các bài học tính chu vi,
tính diện tích các loại hình ở chương trình toán Tiểu học, tôi nhận thấy rằng trí
tuệ của học sinh tiểu học được phát triển thể hiện qua khả năng phân tích tổng
hợp. Việc giải toán diện tích cũng là một trong những hình thức tốt nhất để học
sinh tự đánh giá mình và để thầy cô đánh giá học sinh về năng lực, mức độ tiếp
thu và sự vận dụng các kiến thức đã học…Mặt khác, giải toán diện tích còn gây
hứng thú học tập cho học sinh, phát triển tốt các đức tính như: kiên trì, chịu khó
tìm tòi, quyết đoán, thông minh…
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Trong SGK Toán 5, các quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn chủ yếu
mang tính chất “giới thiệu” và được công nhận ( không yêu cầu học sinh biết
cách xây dựng các quy tắc đó). Chẳng hạn:
+ “Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14”.
C = d  3,14
+ “Muốn tính diện tích của tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với
3,14”.
S = r  r  3,14
Các khái niệm đường tròn, hình tròn, chu vi cũng như diện tích hình tròn
chủ yếu mang tính chất “giới thiệu” và được công nhận ở bậc Tiểu học nhưng lại
là những kiến thức quan trọng, là nền tảng giúp các em học tốt môn Hình học ở
bậc THCS và nhất là hình học lớp 9 hoặc cao hơn nữa….


Với những kinh nghiệm dạy chu vi và diện tích các hình tôi đã giúp học sinh
giải một số bài toán có liên quan đến diện tích hình tròn thông qua các tính chất
của hình vuông ngoại tiếp hoặc nội tiếp hình tròn.
Tuy nhiên với đối tượng là học sinh lớp 5 thì các tính chất của hình vuông

ngoại tiếp hoặc nội tiếp hình tròn được nhận diện qua hình vẽ của các bài toán.
2.3. KHẢO SÁT VÀ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ

a. Đề khảo sát
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính 3cm.
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính 3cm.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước
câu trả lời đúng:
Diện tích phần tô màu của hình
vuông ABCD là:
A. 13,76cm2
B. 114,246cm2
C. 50,24cm2
D. 136,96cm2

A

8cm

O

B


C

D

( Bài 4 trang 101, SGK Toán 5)


Bài 4: Cho hình vẽ, tính diện tích
hình tròn. Biết diện tích hình vuông là
240 cm2.

b. Kết quả khảo sát
Số học sinh
khảo sát
44

Số học sinh làm bài đúng
Bài 1

Bài 2

Bài 3

Bài 4

10

16

10

`1

c. Nhận xét về bài làm của học sinh
Nhận xét về bài làm của học sinh trong từng bài như sau:
Bài 1: Học sinh vận dụng trực tiếp công thức vào thực hiện tính. Tuy nhiên
vẫn còn mắc phải sai sót trong khi thực hiện các phép tính.

(Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với
số 3,14.
S = r  r  3,14


Bài 2: Học sinh nắm được mối quan hệ giữa đường kính và bán kính. Tuy
nhiên một số em chưa có kĩ năng trong thực hiện các bước tính.
r = d: 2
Bài 3: Thông qua hình vẽ, học sinh nắm được mối quan hệ giữa bán kính với
cạnh hình vuông (bán kính bằng nửa cạnh hình vuông). Tuy nhiên một số em
chưa có kĩ năng trong thực hiện các bước tính.
Bài 4: Học sinh loay hoay tìm số đo cạnh hình vuông (bằng cách tìm số nào
đó nhân với chính nó để có diện tích bằng 240 cm 2), để rồi từ đó tìm ra bán kính
hình tròn. Nhưng các em không thể tìm được bán kính, vì đây không phải là số
chính phương, mà các em lại chưa học căn thức bậc hai.
Để giúp học sinh giải được bài này,
tôi đã hướng dẫn học sinh chia hình
vuông lớn thành 4 hình vuông nhỏ theo
trung điểm của mỗi cạnh (như hình vẽ
bên), và yêu cầu học sinh thực hành đo
cạnh hình vuông, bán kính hình tròn và
đưa ra nhận xét.
Học sinh đã rút ra được các nhận xét như sau:
- Cạnh hình vuông bằng đường kính và bằng hai lần bán kính hình tròn.
- Tâm hình tròn trùng với giao điểm của hai đoạn thẳng nối trung điểm của
các cạnh hình vuông.
Như vậy, những phát hiện cơ bản mà học sinh nêu lên được đã khơi sáng cho
các em cách giải các bài toán về diện tích có liên quan đến diện tích hình tròn
nội tiếp hình vuông (thông qua hình vẽ). Và những phát hiện cơ bản đó, dù chỉ
là thông qua hình vẽ nhưng sẽ là cầu nối để các em vẽ hình và làm các bài tập

hình học của cấp học trên.
Từ những kiến thức trên học sinh ứng dụng vào việc nhận dạng hình, ghép
hình, vẽ hình và giải toán có lời văn liên quan đến các yếu tố hình học nói chung
và các bài toán về diện tích hình tròn nói riêng.
Khi nghiên cứu các bài toán về diện tích có liên quan đến diện tích hình tròn
trong SGK, trong VBT hoặc Bài tập Toán 5, tôi thấy hầu hết tất cả các bài tập
đều có thể tính được bán kính hình tròn dưới dạng cạnh hoặc đường chéo hình
vuông (như bài 3 ở phần khảo sát). Để giải quyết được các bài toán có dạng như
bài trên, tôi đã giúp các em học sinh (thông qua hình vẽ của các bài tập) để thấy
được mối quan hệ giữa hình vuông và hình tròn cũng như quy luật về cách tính
diện tích hai hình này.
2.4. HƯỚNG DẪN HỌC SNH GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN VÀ TÌM QUY LUẬT

2.4.1 Giải một số bài toán cùng dạng và tìm quy luật
a. Dạng bài hình tròn nằm trong hình vuông


Bài toán 1: Cho hình bên, hãy tính
diện tích:
a) Hình vuông ABCD.
b) Phần đã tô đậm của hình vuông.

A

4cm

4cm

B


4cm
O

(Bài 4/ 103 VBT Toán 5 Tập 2)

D

C

Bài giải
Cách 1
Cách 2
Nhận xét: Để tính diện tích hình Nhận xét: Ta thấy hình vuông ABCD
vuông ABCD ta tính cạnh hình vuông. được chia theo trung điểm của mỗi
Phần tô đậm của hình vuông bằng cạnh thành 4 hình vuông nhỏ bằng
diện tích hình vuông trừ đi diện tích nhau có cạnh bằng bán kính hình tròn.
hình tròn có bán kính bằng một nửa Để tính diện tích hình vuông ABCD ta
cạnh hình vuông.
tính diện tích một hình vuông nhỏ rồi
Cạnh hình vuông ABCD là:
nhân với 4.
4 + 4 = 8 (cm)
Diện tích hình vuông ABCD là:
Diện tích hình vuông ABCD là:
(4  4)  4 = 64 (cm2)
8  8 = 64 (cm2)
Diện tích hình tròn là :
Diện tích hình tròn là :
(4 4)  3, 14 = 50,24 (cm2)
4  4  3, 14 = 50,24 (cm2)

Phần tô đậm của hình vuông ABCD là:
Phần tô đậm của hình vuông ABCD là:
64 – 50, 24 = 13,76 (cm2)
64 – 50, 24 = 13,76 (cm2)
Đáp số: a)
64 cm2
Đáp số: a)
64 cm2
b) 13,76 cm2
b) 13,76 cm2

Bài toán 2: Cho hình vẽ
Biết diện tích hình vuông ABCD là
80 cm2.
Vậy diện tích hình tròn là ……cm2.

A

B

Nhận xét: Nếu chia hình vuông ABCD thành
D 4 phần bằng nhau theo
C trung
điểm của mỗi cạnh, ta được diện tích của một phần tư hình vuông ABCD chính
bằng bán kính nhân bán kính của hình tròn.
Bài giải


Diện tích hình tròn là:
80 : 4  3,14 = 62,8 (cm2)

Đáp số: 62,8 cm2
Bài toán 3:
Cho hình vẽ:
Biết diện tích hình tròn là 3140 cm2.
Vậy diện tích hình vuông ABCD bằng
bao nhiêu xăng -ti - mét vuông?

A

B

D

C

Nhận xét: Ta chia hình tròn thành 4 phần bằng nhau theo trung điểm của
cạnh hình vuông (mỗi hình vuông nhỏ có cạnh bằng bán kính của hình tròn). Ta
nhận thấy rằng bán kính nhân bán kính bằng một phần tư hình vuông ABCD.
Bài giải
Diện tích hình vuông ABCD là:
3140 : 3,14  4 = 4000 (cm2)
Đáp số: 4000 cm2
Bài toán 4: Hình bên ABCD là hình
vuông có diện tích là 20 cm2. Tính diện
tích phần đã tô màu của hình vuông
ABCD.

A

B


D
C
Nhận xét: Diện tích phần tô màu chính bằng diện tích hình vuông ABCD trừ
đi diện tích hình tròn.
Ta có:

1
1
1
AB  AD = SABCD
2
2
4

Một phần tư của hình vuông ABCD chính bằng bán kính nhân bán kính của
hình tròn.
Bài giải
Diện tích hình tròn là:
20 : 4  3,14 =15,7 (cm2)
Diện tích phần tô màu của hình vuông ABCD là:
20 – 15,7 = 4,3 (cm2)
Đáp số: 4,3cm2


Bài toán 5: Hình bên ABCD là hình
vuông có diện tích là 20 cm2. Tính diện
tích phần đã tô màu của hình vuông
ABCD.


3

1

2

4

Nhận xét: Diện tích phần tô màu chính bằng diện tích hình vuông ABCD trừ
đi tổng diện tích của các hình (1), (2), (3), (4).
(Tổng diện tích của các hình (1), (2), (3), (4) bằng diện tích hình tròn có bán
kính bằng một nửa cạnh hình vuông ABCD).
Bài giải
Diện tích hình tròn là:
20 : 4  3,14 =15,7 (cm2)
Diện tích phần tô màu của hình vuông ABCD là:
20 – 15,7 = 4,3 (cm2)
Đáp số: 4,3cm2

KẾT LUẬN 1: Khi gặp các bài toán có dạng như các bài toán trên (hình tròn nội

(Bài 3 Trang 167 SGK Toán 5)

D

m
4c

O
m

4c
m
4c

tiếp hình vuông).
Ta chia hình vuông đó thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau theo trung điểm
mỗi cạnh của hình vuông. Ta nhận thấy hình vuông và hình tròn có mối quan hệ
như sau:
- Nửa cạnh hình vuông bằng bán kính hình tròn.
- Diện tích hình vuông bằng bán kính nhân bán kính nhân 4.
- Diện tích hình tròn bằng diện tích hình vuông chia 4 rồi nhân với 3,14.
b. Dạng bài hình tròn nằm ngoài hình vuông
B
Bài toán 6:
Trên hình bên, hãy tính diện tích:
a) Hình vuông ABCD
b) Phần đã tô màu của hình tròn
C
A


Nhận xét: Ta thấy diện tích hình vuông ABCD được chia theo hai đường chéo
thành 4 hình tam giác vuông bằng nhau và cạnh góc vuông của mỗi tam giác
bằng bán kính hình tròn.
Bài giải
Cách 1
Cách 2
1
Diện tích tam giác BOC là:
Giải thích: SBOC = SABCD

2
4
4  4 : 2 = 8 (cm )
OB OC
Diện tích hình vuông ABCD là:
mà: SBOC =
2
8  4 = 32 (cm2)
OB OC
1
vậy:
= SABCD
Diện tích hình tròn là:
2
4
2


( 4 4 ) 3,14 = 50,24 (cm )
1
hay: OB  OC = SABCD
2

Diện tích phần tô màu của hình tròn là:

Ta thấy : OB  OC chính bằng bán
kính nhân bán kính.
Vậy (OB  OC)  2 = SABCD
Diện tích hình vuông ABCD là:
(4  4)  2 = 32 (cm2)

Diện tích hình tròn là:
( 4  4 )  3,14 = 50,24 (cm2)

2

50,24 – 32 = 18,24 (cm )
Đáp số: a) 32 cm2
b) 18,24 cm2

Diện tích phần tô màu của hình tròn là:

50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
Đáp số: a) 32 cm2
b) 18,24 cm2
Bài toán 7:
Cho hình bên. Biết chu vi hình vuông
ABCD là 56 cm. Hãy tính phần tô màu
của hình tròn.

B

A

O

D

Bài giải

C



Độ dài cạnh của hình vuông ABCD là:
56 : 4 = 14 (cm)
Diện tích của hình vuông ABCD là:
14 14 = 196 (cm2)
Ta chia diện tích hình vuông ABCD theo hai đường chéo thành 4 hình tam giác
vuông bằng nhau. Ta thấy cạnh góc vuông của mỗi tam giác vuông đó bằng bán
kính hình tròn. ( OA = OB = OC = OD)
1
OB OC
SABCD mà:
SBOC =
4
2
OB OC
1
1
vậy:
= SABCD hay: OB  OC = SABCD
2
4
2

Ta thấy : OB OC chính bằng bán kính nhân bán kính.

Ta có:

SBOC =


(Ta có thể nói bán kính nhân bán kính bằng diện tích hình vuông chia cho 2)
Diện tích hình tròn là:
(196 : 2)  3, 14 = 307,72 (cm2)
Diện tích phần tô màu của hình tròn là:
307,72 – 196 = 111,72 (cm2)
Đáp số: 111,72 cm2

Bài toán 8:
Cho hình vẽ. Biết diện tích hình tròn
là 471 cm2. Vậy diện tích hình vuông
ABCD bao nhiêu cm2.

B

A

o
D

C

Bài giải
Nối A với C; B với D. Ta thấy diện tích hình vuông ABCD được chia theo hai
đường chéo thành 4 hình tam giác vuông bằng nhau, cạnh góc vuông của mỗi
tam giác bằng bán kính hình tròn. ( OA = OB = OC = OD)
Ta có: OA  OB  3,14 = 471 (cm2)
OA  OB = 471 : 3,14 = 150 (cm2)
Ta thấy: OA  OB =

1

SABCD
2

Diện tích hình vuông ABCD là:


150  2 = 300 (cm2)
Đáp số: 300 cm2
KẾT LUẬN 2: Khi gặp các bài toán có dạng như các bài toán trên ( hình tròn

ngoại tiếp hình vuông).
Ta chia hình vuông thành 4 hình tam giác vuông bằng nhau theo đường chéo
của hình vuông. Ta nhận thấy hình vuông và hình tròn có mối quan hệ như sau:
- Nửa đường chéo hình vuông bằng bán kính hình tròn.
- Diện tích hình vuông bằng bán kính nhân bán kính nhân 2.
- Diện tích hình tròn bằng diện tích hình vuông chia 2 rồi nhân với 3,14.

KẾT LUẬN CHUNG
Dạng 1

Dạng 2
r

r

r

r

S vuông = r  r  4

S tròn = S vuông : 4  3,14

S vuông = r  r  2
S tròn = S vuông : 2  3,14

2.4.2.Giải một số bài toán nâng cao và áp dụng quy luật .
Bài toán 1:
A
Cho hình tròn tâm O nằm trong hình
E
vuông ABCD nhưng nằm ngoài hình
E
vuông EGHK (như hình vẽ).
Biết AC = 18 cm. Tính diện tích
phần hình tròn nằm ngoài hình vuông
O
EGHK.

B
G

E

(Đề 21 TTT1 số 161/ 03/2014 Trang 11)

D

K
E


Bài giải
Ta có: OA = OB = OC = OD = 18 : 2 = 9 (cm)
Diện tích hình vuông ABCD là:

H

C


9  9  2 = 162 (cm2)
Diện tích hình tròn là:
(162 : 4)  3,14 = 127,17 (cm2)
Vậy: OE  OG = 162 : 4 (cm2)
Diện tích hình vuông EGHK là :
(162 : 4)  2 = 81 (cm2)
Phần hình tròn nằm ngoài hình vuông EGHK là;
127,17 – 81 = 46,17 (cm2)
Đáp số: 46,17 (cm2)
Qua giải bài toán trên học sinh đã nhận ra một quy luật nữa là:
SABCD = 2  SEGHK
Bài toán 2:
Cho hình vuông ABCD và hai hình
tròn như hình vẽ bên. Tìm chu vi hình
vuông biết tổng diện tích hai hình tròn
là 37,68 cm2.

A
M

B


D

O
N

C
Bài giải
Gọi R là bán kính hình tròn lớn (R = OA= OB = OC = OD)
r là bán kính hình tròn nhỏ (r = OM = ON)
Ta có: R  R = OA  OB = 2  SOAB =
r  r = OM  ON = SOMBN =

1
4

1
SABCD
2

SABCD

Vậy: R  R = 2  r  r
Diện tích hình tròn lớn gấp đôi diện tích hình tròn nhỏ.
Diện tích hình tròn nhỏ là:
37,68 : ( 2 + 1)  1 = 12, 56 (cm2)
Ta có:
r  r  3,14 = 12, 56 (cm2)
r  r = 12,56 : 3, 14 = 4 (cm)
Ta thấy: 2  2 = 4. Vậy bán kính hình tròn bé bằng 2cm.

Hay OM = ON = 2 cm
Cạnh hình vuông ABCD là:
2  2 = 4 (cm)


Chu vi hình vuông ABCD là :
4  4 = 16 (cm)
Đáp số : 16 cm

Qua giải bài toán trên học sinh đã nhận ra một quy luật nữa là:
Shình tròn lớn = 2  Shình tròn nhỏ

Bài toán 3:
Hình bên ABCD là hình vuông có
diện tích là 20 cm2. Tính diện tích phần
đã tô màu.
Nhận xét: Diện tích phần tô màu
chính bằng diện tích hình vuông
ABCD trừ đi tổng diện tích của các
hình (1), (2), (3), (4) và (5),

Bài giải
Tổng diện tích các hình (1), (2), (3), (4) là:
20 – 20 : 4  3,14 = 4,3 (cm2)
Diện tích hình (5) là:
20 – 20 : 4  3,14 = 4,3 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:
20 – ( 4,3 + 4,3 ) = 11,4 (cm2)
Đáp số: 11,4 cm2


Bài toán 4:
Cho ABCD là hình vuông có cạnh
10cm. Tính diện tích hình “chiếc lá”
(phần tô màu) có trong hình vuông.
Biết hình “chiếc lá” tạo bởi một phần
tư hình tròn tâm A, bán kính AB và
một phần tư hình tròn tâm C, bán kính
CB.


Nhận xét: Diện tích hình “chiếc lá” bằng diện tích hình vuông ABCD trừ đi
tổng diện tích hình (1) và hình (2).
Bài giải
1
hình tròn tâm C, bán kính CB là:
4
10  10 3,14 : 4 = 78,5 (cm2)

Diện tích

Diện tích hình (1) là:
10  10 – 78,5 = 21,5 (cm2)
1
hình tròn tâm A, bán kính AB là:
4
10  10 3,14 : 4 = 78,5 (cm2)

Diện tích

Diện tích hình (2) là:

10  10 – 78,5 = 21,5 (cm2)
Diện tích hình “chiếc lá” là:
10  10 – ( 21,5 + 21,5 ) = 57 (cm2)
Đáp số: 57 cm2
Bài toán 5:
Trong hình bên, hình vuông có cạnh
14cm. Trên mỗi cạnh người ta dựng
một nửa hình tròn bán kính 7cm với
tâm là trung điểm của cạnh đó. Tìm
diện tích miền được tô trên hình đó.

Bài giải:
Cách 1
Nhận xét: Diện tích phần được tô
màu bằng diện tích hình vuông trừ đi
tổng diện tích các hình (1), (2), (3), (4).
Diện tích hình (1) và (2) là:
14  14 – 7  7  3,14 = 42,14 (cm2)
Diện tích hình (3) và (4) là:
14  14 – 7  7  3,14 = 42,14 (cm2)
Diện tích phần được tô màu là:
14  14 – (42,14 + 42,14) = 111,72 (cm2)

Đáp số: 111,72 cm2

Cách 2
Ta thấy diện tích một cánh hoa bằng
diện tích nửa hình tròn trừ đi một phần
tư hình vuông (bằng diện tích một hình
tam giác, trên hình vẽ).

Diện tích một cánh hoa là:
7  7  3,14 : 2 - 14  14 : 4 = 27,93 (cm2)

Diện tích 4 cánh hoa là:
27,93  4 = 111,72 (cm2)
Đáp số: 111,72 cm2


Bài toán 6:
Hình bên cho thấy 4 hình vuông cạnh
10cm. Hình tô đậm giới hạn bởi các

1
4

1

một phần tư đường tròn. Tính diện tích
phần tô màu.

Nhận xét: Diện tích phần tô màu bằng

2

3

1
diện tích hình tròn có bán kính bằng
4


cạnh của hình vuông lớn trừ đi diện tích các hình (1), (2), (3).
Dựa vào hình vẽ ta thấy tổng diện tích hình (2) và hình (3) bằng diện tích
hình (1) và bằng diện tích hình vuông có cạnh 10cm.
Bài giải
Cạnh hình vuông lớn là :
10 + 10 = 20 (cm)
Diện tích

1
hình tròn có bán kính bằng cạnh của hình vuông lớn là:
4
20  20  3,14 : 4 = 314 (cm2)

Tổng diện tích các hình (1), (2), (3) là:
(10  10 )  2 = 200 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:
314 – 200 = 114 (cm2)
Đáp số: 114 cm2
Bài toán 7:
Một cái ao hình tròn nay được mở
rộng thành cái ao mới hình vuông
( như hình vẽ). Biết diện tích phần tăng
thêm của ao là 13,76 cm2. Tính diện
tích cái ao hình vuông ABCD.

B

A

A


D

C

Bài giải
Ta có bán kính hình tròn bằng

AB
2

Diện tích cái ao hình tròn là:

A


AB
AB

 3,14 = AB  AB  3,14 : 4
2
2
Diện tích hình cái ao vuông là AB  AB

Diện tích phần tăng thêm chính bằng diện tích của cái ao hình vuông trừ đi
diện tích của cái ao hình tròn.
Ta có: AB  AB - AB  AB  3,14 : 4 = 13,76 (cm2)
Hay:
4  AB  AB - AB  AB  3,14 = 4  13,76 (cm2)
AB  AB  (4 – 3,14) = 55,04 (cm2)

AB  AB  0,86 = 55,04 (cm2)
AB  AB = 55,04 : 0,86 = 64 (cm2)
Vậy diện tích hình vuông là 64 cm2.
Đáp số: 64 cm2
2.5. HIỂU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN SAU KHI KHẢO SÁT LẠI

a. Đề khảo sát lại
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính 5,5 cm.
Bài 2: Cho diện tích một hình tròn bằng 28,26 cm2. Tìm bán kính hình tròn
đó.
Bài 3:
Diện tích của hình tròn là 6,28. Hãy
tìm diện tích hình vuông ABCD (hình
bên).

Bài 4:
Trong hình vẽ, diện tích của hình
tròn bé bằng bao nhiêu phần trăm diện
tích của hình tròn lớn?
(Đề thi Ọlympic Toán tuổi thơ 1)

b. Kết quả khảo sát lại
Số học sinh
khảo sát
44

Số học sinh làm bài đúng
Bài 1

Bài 2


Bài 3

Bài 4

40

20

18

15

c. Nhận xét về bài làm của học sinh
Nhận xét về bài làm của học sinh trong từng bài như sau:
Bài 1: Học sinh vận dụng trực tiếp công thức vào thực hiện tính.


Bài 2: Học sinh đã nắm được mối quan hệ giữa diện tích và bán kính của hình
tròn. Tuy nhiên một số em chưa có kĩ năng trong thực hiện các bước tính.
Bài giải
Tích hai bán kính hình tròn là:
28,26 : 3,14 = 9 (cm2)
Vì 9 = 3 3 nên bán kính hình tròn là 3cm
Đáp số: 3cm
Bài 3: Thông qua hình vẽ, học sinh nắm được mối quan hệ giữa bán kính với
đường chéo hình vuông. Số em làm sai bài này là do chưa nhớ các quy luật nên
trình bày bài giải lúng túng và không tìm ra kết quả.
Bài giải
Diện tích hình vuông là:

6,28 : 3,14  2 = 4 (cm2)
Đáp số: 4 cm2
Bài 4: Một số học sinh thì điền luôn 50% mà không giải. Còn một số đã giải
bài toán rất dài mà chưa ra kết quả. Một số em khác lại chưa mạnh dạn kẻ nối để
tìm mối quan hệ giữa bán kính hình tròn với đường chéo, hoặc với cạnh hình
vuông. Vì bài toán này phải trình bày dưới dạng công thức tổng quát nên nhiều
em còn rất lúng túng trong khi trình bày bài giải.
Bài giải
Gọi bán kính hình tròn lớn là r
Diện tích hình tròn lớn là:
r  r  3,14
Diện tích hình vuông là:
r r 2
Diện tích hình tròn bé là:
(r  r  2) : 4  3,14
Hay r  r  3,14 : 2
Tỉ số phần trăm của diện tích hình
tròn bé so với diện tích hình tròn lớn
là:
(r  r  3,14 : 2) : (r  r  3,14) =
1
= 50%
2

Đáp số: 50%

1
2



Nhìn chung với tất cả những bài tính diện tích hình tròn trong đó yếu tố bán
kính được bộc lộ thì không gây khó khăn nhiều cho học sinh. Còn với những bài
toán về diện tích hình tròn mà yếu tố bán kính bị ẩn đi thì vẫn nhiều học sinh
còn lúng túng. Nhưng khi được giáo viên hướng dẫn, các em đã tự tin hơn, mạnh
dạn hơn và phát huy tính tự giác, năng lực của chính bản thân rất nhiều. Học
sinh không còn “ngại” và “sợ” học các bài toán có các yếu tố hình học như trước
nữa. Sau quá trình ôn luyện học sinh đã có nhiều tiến bộ. Các em học sinh đã thể
hiện rõ sự yêu thích môn Toán, đặc biệt là niềm đam mê giải các bài toán có yếu
tố hình học. Nhiều em có nhiều cách giải độc đáo và ngắn gọn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Dạy các yếu tố hình học nói chung và dạy các bài toán về diện tích nói
riêng, trong đó có các bài toán về diện tích hình tròn hoặc các bài toán liên quan
đến diện tích hình tròn trong chương trình lớp 5, giáo viên cần tổ chức cho học
sinh tích cực hoạt động để các em phát hiện và nắm vững kiến thức. Dựa trên
những hình ảnh, dựa trên các hoạt động thực hành như đo đạc, cắt, ghép hình,
đồng thời chú trọng đến thực hành luyện tập. Từ đó, khi các em làm bài tập nâng
cao trong nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi, các em không còn lúng túng, lo sợ
hoặc ngại khó mà tích cực, tự tin phát hiện ra cách giải bài toán cũng như phân
tích và sử dụng các điều kiện đã cho trong bài toán một cách phù hợp.
3.2. Kiến nghị:
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học cũng như trong bồi dưỡng cho học sinh
giỏi nắm được cách giải các dạng bài toán về diện tích nói chung, các bài toán
về diện tích hình tròn nói riêng, tôi đã áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
- Tổ chức các hoạt động thực hành để học sinh hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu đúng
ngay từ khi dạy bài lý thuyết.
- Lựa chọn, sắp xếp hệ thống bài tập phù hợp với nhận thức của học sinh và
theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Dạy kĩ các dạng đơn giản
tùy thuộc vào mức độ nắm bài của học sinh để nâng dần độ khó.
- Tập cho học sinh tự giải thích, tiếp cận bài toán từ nhiều góc độ.

- Bổ sung, hệ thống các tính chất hoặc một số kiến thức cơ bản được suy
luận hoặc rút ra trong quá trình giải các bài toán.
- Khắc sâu phương pháp giải và cách trình bày bài đầy đủ, chặt chẽ, ngắn
gọn và dễ hiểu ở mỗi dạng.
Điều quan trọng nữa là bản thân tôi luôn không ngừng học hỏi, luôn luôn tìm
tòi, đúc rút kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng nghiệp để bổ sung các bài toán
hay, các cách giải hay, dễ hiểu, sáng tạo và độc đáo cũng như phương pháp dạy
học hiệu quả nhất đối với học sinh.


Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù đã rất cố gắng nhưng tôi
không thể trình bày hết những suy nghĩ, những cách làm của mình đồng thời
cũng không tránh khỏi những điểm chưa hợp lý. Kính mong ban chuyên môn,
bạn đồng nghiệp, các bạn độc giả góp ý, xây dựng để sáng kiến của tôi có thể trở
thành một đề tài nhỏ hoàn thiện và có tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
( Kí và ghi rõ họ tên)

LÊ THỊ HƯƠNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Sách giáo khoa Toán 5.
- Vở bài tập Toán 5, Tập 2.
- Sách Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, Tập một.

- Sách 10 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 4 – 5.
- Tạp chí Toán Tuổi Thơ 1.
- Tạp chí Giáo dục Tiểu học.
- Bộ đề tự luyện ViOlympic Toán 5, Tập 2


MỤC LỤC
TT

MỤC

1.
1.1
1,2.
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3.

MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
KHẢO SÁT VÀ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ


a.
b.
c.

Đề khảo sát
Kết quả khảo sát
Nhận xét về bài làm của học sinh

2.4

HƯỚNG DẪN HS GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ TÌM QUY LUẬT

2.4.1
a.
b.
2.4.2

Giải một số bài toán cơ bản cùng dạng và tìm quy luật
Dạng bài hình tròn nằm trong hình vuông
Dạng bài hình tròn nằm ngoài hình vuông
Giải một số bài toán nâng cao và áp dụng quy luật.

2.5

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN SAU KHI KHẢO SÁT LẠI

a.
b.
c.


Đề khảo sát
Kết quả khảo sát
Nhận xét về bài làm của học sinh

TRANG

1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
7
10
15
15
16
16



3
3.1
3.2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

17
17
18



×