Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số biện pháp giúp HS lớp 3 rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
RÈN KĨ NĂNG TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC.
MỤC LỤC

Người thực hiện: Lê Thị Khuyên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Phú- Thọ
Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HOÁ NĂM 2018
1


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

Trang

1

MỞ ĐẦU



1

1.1

Lý do chọn đề tài.

1

1.2

Mục đích nghiên cứu.

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu.

2

2

NỘI DUNG


2

2.1

Cơ sở lí luận.

2

2.2

Thực trạng vấn đề.

3

2.3

Các giải pháp tổ chức thực hiện.

5

2.3.1 Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.

5

2.3.2 Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh.

6

2.3.3 Giải pháp 3: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản có liên quan đến


7

“Tính giá trị biểu thức”.
2.3.4 Giải pháp 4: Giúp học sinh có kĩ năng “Tính giá trị biểu thức” trong
các tiết học chính khóa.
2.3.5 Giải pháp 5: Ôn tập, củng cố các dạng bài “Tính giá trị biểu thức”.
2.3.6 Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinhthực hành các dạng bài “Tính giá
trị biểu thức” mở rộng và nâng cao.
2.3.7 Giải pháp 7: Tuyên dương khen thưởng học sinh.
2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

8
12
15
18
19
19

3.1

Kết luận:

19


3.2

Kiến nghị:

20

1. MỞ ĐẦU
2


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong
nội dung chương trình các môn học bậc tiểu học. Nó không chỉ truyền thụ và rèn
luyện kỹ năng tính toán để giúp các em học tốt các môn học khác mà còn giúp các em
rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lôgic, làm việc khoa học.
Đồng thời qua đó rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh. Việc tính đúng và tính cẩn
thận, đó là một việc làm hết sức quan trọng giúp các em có tính cẩn thận, chu đáo
trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm tới việc dạy toán ở Tiểu học.
“Tính giá trị biểu thức”ở Tiểu học thuộc phần kiến thức số học. Biểu thức không
được định nghĩa bằng khái niệm cụ thể mà chỉ giới thiệu “hình thức thể hiện” là các
số, các chữ liên kết bởi các dấu của phép tính. Biểu thức đã được giới thiệu ngay từ
lớp 1 thông qua các phép cộng, trừ. Ở lớp 2, dạy học về phép nhân, phép chia. Tuy
nhiên, đến lớp 3 mới hình thành biểu tượng về biểu thức. Chương trình sách giáo
khoa ở lớp 3 xây dựng ba dạng bài tính giá trị biểu thức cơ bản, rõ ràng và có cách
tính cho từng dạng bài: Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia; biểu thức có
dấu cộng, trừ, nhân, chia; biểu thức có dấu ngoặc đơn. Ngoài ra, còn nhiều dạng bài
mới về tính giá trị biểu thức đòi hỏi học sinh phải tư duy cao hơn, phải có kĩ năng vận
dụng thành thạo các dạng cơ bản đã học để thực hiện yêu cầu như: Biểu thức chỉ có
một dấu phép tính nhưng nhiều số, viết thành biểu thức rồi tính, tìm số, .... đều là

những dạng bài có nhiều số hoặc nhiều phép tính.
Thực tế, học “Tính giá trị biểu thức” không phải khó đối với học sinh. Song kĩ
năng tính toán của học sinh còn hạn chế nên nhiều em đã làm sai ngay từ những biểu
thức đơn chỉ với 1 phép tính. Khi học biểu thức 2 phép tính trở lên, đa số học sinh còn
lúng túng, nhầm lẫn khi thực hiện thứ tự các phép tính trong biểu thức, nhầm lẫn cách
làm các dạng bài dẫn đến sai kết quả tính. Một mặt, do giáo viên chưa hệ thống các
kiểu bài tập đa dạng, khác nhau về 1 dạng bài để các em được luyện tập và nâng cao kĩ năng.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, tôi thấy tính giá trị biểu thức là cơ sở
để học các mạch kiến thức khác như: hình học, giải toán và vận dụng tính toán trong
đời sống thực tế. Vì vậy, làm cách nào để học sinh lớp 3 nói chung, học sinh tiểu học
nói riêng học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức là một vấn đề trăn trở đối với mỗi
giáo viên Tiểu học. Do đó, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết
kinh nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi muốn chia sẻ với các
bạn đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ
năng Tính giá trị biểu thức”.
Đối với đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu để giúp học sinh làm chắc dạng
“Tính giá trị biểu thức” học trong chương trình Toán lớp 3. Mong rằng sẽ nhận được
sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được
hoàn chỉnh hơn và áp dụng rộng rãi trong giảng dạy.

3


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu là tìm ra những biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng
tính giá trị biểu thức. Kĩ năng tính toán và giải các dạng toán trong chương trình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 3C
do tôi chủ nhiệm và học sinh khối 3 trong 2 năm học 2016 – 2017; 2017 - 2018.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng những phương pháp để nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp luyện tập - thực hành.
+ Phương pháp hỏi - đáp.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong toán học Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
Còn giá trị của biểu thức chính là kết quả của biểu thức.
Chương trình toán Tiểu học, học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 được học các kiến thức
liên quan đến biểu thức và được phát triển dần theo vòng số như sau:
Lớp 1: Học về các số đến 10; đọc, đếm, viết các số đến 10; Bảng cộng, trừ các
số trong phạm vi 10. Đọc, viết, đếm các số đến phạm vi 100. Phép cộng, trừ (không
nhớ) trong phạm vi 100. Thực hiện dãy tính có đến hai dấu phép tính cộng, trừ (trường
hợp đơn giản). Giải toán có lời văn, ...
Lớp 2: Học về phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100; phép cộng, trừ các số trong
phạm vi 1000. Các bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Thực hiện dãy tính có đến 2 dấu phép tính
cộng, trừ hoặc nhân, chia xong chưa hình thành quy tắc tính. Tìm thành phần chưa biết.
Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị. Giải toán có lời văn, ...
Lớp 3: Củng cố bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Bổ sung cộng, trừ các số có ba chữ số
(có nhớ 1 lần). Lập bảng nhân (chia) 6, 7, 8, 9. Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi
1000. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Tính chu vi một số hình. Đặc biệt, ở lớp 3
học sinh được làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức, giới thiệu thứ tự thực hiện
các phép tính trong biểu thức số có đến hai dấu phép tính, có dấu ngoặc. Học sinh được
làm quen với vòng số lớn hơn: phép cộng, trừ có nhớ. Phép nhân, chia các số trong phạm
vi 10 000; Nhận biết các số trong phạm vi 100 000, phép cộng, trừ có nhớ các số có 5 chữ
số. Nhân, chia các số có 5 chữ số với các số có 1 chữ số. Tính diện tích một số hình.
Tiếp tục tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu phép tính; Gấp một số lên nhiều lần,

giảm đi một số lần; giải toán, …
Lớp 4, lớp 5: Học sinh tiếp tục học cộng, trừ, nhân, chia nhưng vòng số lớn hơn.
Xoay quanh dạng phép cộng, trừ, nhân, chia đó, học sinh tiếp tục học các dạng bài tập
tính giá trị của biểu thức, giải toán có liên quan đến phép tính giải bằng hai cách.
Đối với dạng bài “Tính giá trị biểu thức” ở lớp 3, ngoài 3 dạng cơ bản trong sách
giáo khoa đã cung cấp, tôi mở rộng và cung cấp thêm cho học sinh một số dạng bài về tính
4


giá trị biểu thức có nhiều hơn 2 dấu phép tính nhưng vừa sức với học sinh, giúp các em vận
dụng tốt các dạng bài đã học và nâng cao kĩ năng tính giá trị biểu thức. Cụ thể có các dạng
như sau:
* Biểu thức dạng yêu cầu tính nhanh, tính thuận tiện, hợp lý:
+ Dạng biểu thức là một tổng các số hạng cách đều.
+ Dạng biểu thức tính nhanh bằng việc nhóm thành các cặp số tròn trăm, tròn nghìn.
+ Dạng biểu thức có chứa biểu thức trong ngoặc có giá trị bằng 0, bằng 1.
Đa số học sinh làm sai hoặc lúng túng khi gặp các dạng bài chưa có quy tắc này.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Thưc tế, tính giá trị biểu thức là mạch kiến thức quan trọng, vận dụng thường
xuyên trong quá trình học tập môn Toán và trong đời sống, tâm lý các em đều thích
học môn Toán hơn các môn học khác. Tuy nhiên, lên đến lớp 3, với vòng số lớn hơn,
yêu cầu tính giá trị biểu thức từ 2 đến 3 phép tính và các dạng bài tập đa dạng, học sinh
hay làm sai thậm chí bỏ qua những bài khó không giống các dạng cơ bản sách giáo
khoa khi được giao trong đề ôn tập hoặc kiểm tra. Khi thực hiện 3 dạng bài các em còn
nhầm lẫn cách tính giữa dạng 1 với dạng 2 và dạng 3. Đặc biệt, khi mở rộng các dấu
phép tính các em còn làm sai. Vậy, nguyên nhân vì đâu? Để tìm hiểu nguyên nhân tôi
đã căn cứ vào thực tế việc dạy học trên lớp khi dạy xong 3 dạng bài tính giá trị biểu
thức trong chương trình sách giáo khoa Toán 3. Vào tháng 10 năm học 2016 – 2017;
2017 – 2018, tôi đã ra đề khảo sát kiểm tra phần tính giá trị của biểu thức như sau:
§ề kiểm tra (Thêi gian: 40phót)

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
a) 156 - 87 + 25
b) 213 x 8 : 2
c) 66 : 3 + 216
d) 97 - 12 x 3
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
a) 360 : (3 + 2)
b) (88 : 4) x 2
Bài 3: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách hợp lý:
125 + 363 + 75 + 37
54 + 63 + 37 + 46
SAU ĐÂY LÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT:
1. Năm học 2016 - 2017:
Tổng số
HS
33 em

Điểm 9 - 10
Bài 1 6 em = 18,2%
Bài 2 7 em = 21,2%
Bài 3 4 em = 12,1%

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

10 em = 30,3% 9 em = 27,3%
11 em = 33,4% 8 em = 24,2%
9 em = 27,3 % 10 em= 30,3%


Điểm dưới 5
8 em = 24,2%
7 em = 21,2%
10em = 30,3%

2. Năm học 2017 - 2018:
Tổng số
HS
33 em

Điểm 9 - 10
Bài 1 7 em = 21,2%
Bài 2 8 em = 24,2%
Bài 3 5 em = 15,2%

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

10 em = 30,3% 10 em = 30,3% 6 em = 18,2%
11 em = 27,4% 8 em = 24,2% 6 em = 18,2%
10 em = 30,3% 10 em = 30,3% 8 em = 24,2%
5


Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: Kĩ năng tính giá trị biểu thức của học sinh còn
nhiều hạn chế. Các em vẫn còn làm sai kết quả tính và nhầm lẫn cách làm các dạng
bài. Để khắc phục tình trạng trên, tôi tìm ra lỗi sai của các em trong từng dạng bài và

nguyên nhân của những tồn tại đó để từ đó có những giải pháp kịp thời, phù hợp, giúp các
em nắm vững các dạng bài về tính giá trị biểu thức.
a. Những tồn tại của học sinh trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức.
* Trường hợp 1: Đối với các biểu thức đơn: (Biểu thức chỉ có 2 số và 1 dấu phép tính)
+ Đối với biểu thức đơn có 1 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia có nhớ, đa số học
sinh sai do quên không nhớ khi thực hiện tính hoặc do không thuộc các bảng cộng, trừ,
nhân, chia đã học nên tính sai kết quả.
* Trường hợp 2: Đối với các biểu thức có 2 dấu phép tính.
+ Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau:
a) 163 + 50 + 6
b) 329 – 20 + 5
c) 84 : 3 x 2
- Một số học sinh đã làm bài như sau:
a) 163 + 50 + 6 = 163 + 56
b) 329 – 20 + 5 = 329 – 25 c) 84 : 3 x 2 = 84 : 6
=
219
= 304
= 14
+ Câu a: Học sinh sai không nắm được cách tính giá trị biểu thức ở dạng 1. Thø
tù c¸ch tính biểu thức từ phải sang trái.
+ Câu b, c: Học sinh sai vì nhầm lẫn với cách tính ở dạng 2. Do đó, khi gặp các
dạng biểu thức có 2 phép tính: nhân và chia; cộng và trừ các em không thực hiện tính
theo thứ tự từ trái sang phải mà thực hiện tính phép nhân trước rồi đến phép chia, phép
cộng trước rồi đến phép trừ.
+ Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Với dạng bài này, tôi nhận thấy ngoài việc học sinh nhân, chia, cộng, trừ sai, thì
học sinh thường mắc lỗi sai khi viết kết quả biểu thức sau dấu bằng thứ nhất.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức:

a) 500 + 6 x 7
b) 304 + 93 : 3
- Một số học sinh đã làm như sau:
a) 500 + 8 x 6 = 48 + 500
b) 304 + 93 : 3 = 31 + 304
= 548
=
335
Học sinh làm sai vì viết chưa đúng vị trí kết quả trong biểu thức vì cho rằng
“trong biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia
trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau”. Do đó, thực hiện phép nhân, chia trước
thì viết kết quả trước rồi với cộng số hạng còn lại.
+ Biểu thức có dấu ngoặc.
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức:
a) (45 + 15) x 2
b) 45 x (4 : 2)
c) 124 x ( 42 – 40)
- Một số học sinh đã làm sai như sau:
a) (45 + 15) x 2 = 45 + 30 b) 45 x (4 : 2) = 180 : 2
c)124 x (42 – 40) = 2 x 124
= 75
=
90
= 248
+ Câu a: Học sinh làm sai vì thực hiện phép tính nhân trước, thực hiện phép tính
cộng sau.
+ Câu b: Học sinh làm sai vì thực hiện phép tính nhân rồi mới đến phép tính chia.
6



+ Câu c: Học sinh làm sai vì cho rằng tính phép tính trong ngoặc trước thì viết kết
quả trước.
b. Nguyên nhân của những tồn tại.
Từ những tồn tại của các em khi thực hành các dạng bài tính giá trị biểu thức
tôi đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:
+ Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa đầu tư nghiên cứu tìm
ra phương pháp giảng dạy hợp lý đối với từng dạng bài. Chưa khắc sâu cách làm từng
dạng bài cho học sinh.
+ Một số em có lực học không ổn định và nhanh quên kiến thức; kĩ năng tính
toán của một số em còn sai; học sinh chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia.
+ Lên đến lớp 3, các em được thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân có nhớ
nhưng khi thực hiện các em thường quên không nhớ hoặc cộng, trừ, nhân, chia sai.
Học sinh chưa hiểu bản chất của từng quy tắc, chưa nắm vững cách tính của từng dạng
tính giá trị biểu thức.
+ Học sinh chưa được làm quen với các dạng bài tập mở rộng về tính nhanh giá
trị biểu thức nên hầu hết các em tính sai hoặc đưa ra cách tính chưa hợp lý khi thực
hiện yêu cầu bài tập.
+ Do hoàn cảnh gia đình các em hầu hết là gia đình nông nghiệp, nhiều em có hoàn
cảnh khó khăn, đi học thiếu đồ dùng học tập, sức khỏe không tốt nên khả năng tiếp thu bài
học của các em trên lớp không tốt.
Từ thực trạng như trên, để học sinh có được các kĩ năng tính giá trị biểu thức
một cách chắc chắn, bền vững. Tôi đã tích cực học tập, tham khảo các tài liệu môn
Toán và đã tìm ra phương pháp dạy kĩ năng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3.
Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện như sau.
2. 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
Giải pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ,
trưởng thành, có đủ phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm
vụ giáo dục đào tạo được giao. Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình,
tôi nghĩ không phải là trong một, hai ngày mà là cả một quá trình làm nghề dạy học. Ý

thức được điều đó, tôi luôn tự học hỏi nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho
bản thân mình.
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của BGH, tôi đã xây dựng cho mình kế
hoạch tự học, tự bồi dưỡng một cách khoa học nhất. Trong kế hoạch tôi đã xác định
được mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng. Với các
chuyên đề nhà trường tổ chức, tôi đã tự mình tìm hiểu nội dung chương trình của các
lớp, tìm hiểu mục tiêu của các tiết học để cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến với
đồng nghiệp.
Khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 3, tôi đã tìm hiểu sâu về chương trình nói
chung và dạy tính giá trị biểu thức nói riêng, chỗ nào băn khoăn chưa hiểu tôi hỏi ngay
đồng nghiệp, chuyên môn để được tháo gỡ. Nắm vững bản chất dạng Tính giá trị biểu
thức tôi chú trọng nghiên cứu diễn đạt câu từ một cách dễ hiểu nhất để truyền đạt cho
các em.
Đặc biệt, dưới sự góp ý của Ban giám hiệu qua các tiết dự giờ, kiểm tra của bản
thân hay của đồng nghiệp, tôi tiếp thu và chỉnh sửa nghiêm túc. Ngoài ra, tự bản thân
7


luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường, liên tục tham gia dự giờ đồng
nghiệp trong khối để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng
truyền đạt giúp học sinh nắm vững cách làm bài trong mỗi tiết học.
Qua các việc làm trên, tôi thấy mình vững vàng hơn về kiến thức và phương
pháp. Không những thế, tôi đã nắm vững nội dung chương trình ở từng khối lớp và
đứng ở vị trí lớp nào tôi cũng có thể dạy được.
Như vậy, với ý thức trách nhiệm trong công việc đến nay tôi đã có trình độ
chuyên môn vững vàng hơn trong dạy học. Xây dựng được kế hoạch dạy từng mạch
kiến thức cho học sinh một cách vững chắc. Học sinh được cung cấp các mạch kiến
thức trong sách giáo khoa ngắn gọn, đúng và dễ hiểu nhất từ giáo viên. Đó là kết quả
nghiên cứu tìm tòi, học hỏi thực sự mà tôi tâm đắc. Tôi đem kết quả đó vào chương
trình dạy học cho học sinh lớp 3 trong năm học 2017 – 2018.

Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học.
Trong một lớp học thì lực học của học sinh thường không đồng đều nên việc
giáo viên nắm bắt được lực học của từng học sinh trong lớp là nhiệm vụ đầu tiên và
cũng hết sức quan trọng. Từ đó, giáo viên có những giải pháp giúp các em đạt được
chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Chính vì vậy, qua theo dõi thực tế lực học của
lớp, tôi chia học sinh thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Học sinh bị rỗng kiến thức ở lớp dưới: 11/33 em
+ Nhóm 2: Học sinh thiếu điều kiện học tập do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ
không quan tâm: 4/33 em.
+ Nhóm 3: Học sinh không chú ý học, nghịch ngợm: 4/33 em
+ Nhóm 4: Học sinh tiếp thu bài tốt, tích cực học bài: 14/33 em.
Sau khi phân loại được đối tượng học sinh, tôi giải thích để các em hiểu và biết
các em còn chưa đạt chuẩn phần kiến thức nào. Sau đó, tôi cho các em tự đăng kí thi
đua theo mẫu in sẵn. Tất cả 33/33 em đều đăng kí đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của tất
cả các môn học. Đặc biệt, có nhiều em mạnh dạn đăng kí các danh hiệu thi đua cuối
năm. Sau đó, tôi lập ngay kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh theo từng nhóm.
+ Nhóm 1: Đây là nhóm học sinh tôi quan tâm nhiều nhất. Tôi vừa phải giúp các em
nhớ lại kiến thức cũ, vừa phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng tiết học.
Nên tôi liên tục kiểm tra các phép tính cộng, trừ, nhân, chia bằng nhiều hình thức khác
nhau: đọc thuộc lòng, phiếu bài tập, chấm bài thường xuyên,…
+ Nhóm 2: Với đối tượng học sinh này, tôi đến nhà để tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh
của học sinh đó; vận động phụ huynh và học sinh trong lớp giúp đỡ về: sách vở, đồ
dùng…. Ngoài ra, tôi luôn lắng nghe tâm sự để chia sẻ động viên các em kịp thời.
+ Nhóm 3: Trường hợp học sinh nghịch ngợm, không chú ý trong giờ học, tôi xếp cho
các học sinh đó ngồi ngay bàn đầu và xếp em học sinh ngoan, học giỏi bên cạnh để
giúp đỡ, kèm cặp. Trong giờ học, tôi thường xuyên quan tâm đến học sinh đó bằng cách
gọi trả lời các câu hỏi, khen ngợi và động viên khích lệ các em khi có sự tiến bộ…
+ Nhóm 4: Là nhóm học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt, ngoài những bài tập yêu cầu cần
đạt chuẩn, tôi luôn chuẩn bị thêm một số bài tập nâng cao hơn để giúp các em phát huy
khả năng của mình.

Ngoài ra, với học sinh nhóm 1, 2, 3 tôi luôn đánh giá các em theo hướng động
viên, khuyến khích còn nhóm 4 tôi đánh giá theo sự sáng tạo. Bên cạnh đó, trong thời
gian dạy buổi 2, tôi dành nhiều thời gian để ôn tập củng cố lại các bảng nhân, chia,
8


cộng, trừ với nhiều hình thức: đọc đồng thanh từng bảng nhân, chia; bằng cách nối
tiếp, cá nhân, thi đọc thuộc lòng, hỏi vấn đáp nhanh các phép tính cộng, trừ trong bảng
đã học ở lớp 2, giải toán liên quan đến tính giá trị biểu thức… với mục đích giúp các
em nhớ lại các dạng bài đã học.
Sau thời gian được ôn tập và có hệ thống, học sinh lớp tôi có nhiều chuyển biến
tích cực trong học tập: đi học chuyên cần, tích cực tự giác học bài và biết vận dụng vào
tính giá trị của biểu thức tốt hơn. Đó là cơ sở để các em học tốt tính giá trị biểu thức
trong chương trình học.
Giải pháp 3: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản có liên quan đến tính giá trị biểu thức.
Để học sinh học tốt được dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, trước hết học
sinh phải thực hiện thành thạo các bảng nhân, chia, cộng, trừ đã học. Có kĩ năng thực
hiện thành thạo các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia từ dễ đến khó theo các vòng số
của chương trình sách giáo khoa. Do đó tôi đã tiến hành ôn tập lại cho học sinh các
mạch kiến thức trên như sau:
Với các bảng nhân chia từ 2 đến 9.
Ở lớp 2, các em đã được học các bảng cộng, trừ. Ngoài ra các em còn học bảng
nhân, chia từ 2 đến 5. Do đó, tôi tổ chức cho các em ôn tập ngay từ đầu năm học,
thường xuyên kiểm tra nhắc nhở trong quá trình học toán. Để ôn tập cho học sinh tôi
tiến hành dưới các hình thức như: Phát phiếu bài tập cho các em làm với nhiều dạng
bài. Tổ chức trò chơi xì điện, trò chơi đố nhau. Tổ chức học nhóm đôi học sinh kiểm
tra lẫn nhau về các bảng cộng trừ, nhân, chia đã học, báo cáo kết quả kiểm tra. Các
hình thức ôn tập trên tôi tiến hành vào 15 phút đầu của các buổi ôn Toán - buổi 2 trong
ngày. Tiến hành ôn tập tương tự cho học sinh với các bảng nhân chia từ 6 đến 9 các em
được học ở lớp 3.

Với phép cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số.
Đối với các biểu thức cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số. Trước hết tôi giúp học sinh
nắm vững kiến thức theo chương trình sách giáo khoa đã cung cấp. Thường xuyên ôn
tập dưới hình thức phiếu bài tập ở buổi 2. Tiến hành kiểm tra nhanh bằng bảng con,
kiểm tra 15 phút bằng giấy thi. Từ đó tôi phát hiện học sinh có kĩ năng chưa tốt để có
phương pháp bồi dưỡng kịp thời. Tiến hành tương tự với phép cộng, trừ các số trong
phạm vi 10 000; 100 000 các em học sau này. Kết hợp giúp học sinh hiểu tính chất
giao hoán, kết hợp của phép cộng, vận dụng vào tính nhanh biểu thức ở mức độ cao
hơn. Sau dạng biểu thức này tôi thường chốt kiến thức cho học sinh, đặc biệt lưu ý
những kiến thức chưa nêu ở sách giáo khoa như: Với phép cộng: Khi cộng, ở lần cộng
nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10, ta phải nhớ và cộng vào lần cộng tiếp theo. Với
phép trừ có nhớ thì mượn ở hàng nào bao nhiêu thì khi trừ đến hàng đó ta phải trừ đi
phần có nhớ.
Với các phép nhân, chia các số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số.
Với các biểu thức là phép nhân, chia các số có 2, 3chữ số cho số có 1 chữ số,
sau khi cung cấp đầy đủ kiến thức theo chương trình sách giáo khoa, tôi cũng tiến hành
cho học sinh ôn tập vào buổi 2 dưới dạng phiếu bài tập, kiểm tra kĩ năng tính của học
sinh thường xuyên bằng bảng con, giấy kiểm tra 15 phút. Tiến hành ôn tập tương tự
với phép nhân, chia các số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số các em được học sau này.
Đặc biệt với phép chia hết và phép chia có dư trong bảng, tôi rèn cho học sinh kĩ năng
nói nhanh kết quả tính bằng cách hỏi đáp nhanh. Với phép chia tôi lưu ý cho học sinh
9


như sau:
+ Chia từ trái sang phải: lần lượt lấy chữ số từ hàng cao nhất đến chữ số hàng thấp
nhất của số bị chia để chia cho số chia. Mỗi lượt chia, được mấy thì viết chữ số đó vào
thương. Mỗi lượt chia còn dư bao nhiêu thì gộp với một chữ số ở hàng liền sau ở số bị chia
để chia lượt sau.
+ Khi ở lượt chia trước không còn số dư, kể từ lượt chia thứ 2 trở đi, mỗi lần hạ

xuống là 1 lần chia. Nếu hạ chữ số ở số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 vào
thương rồi mới hạ thêm các chữ số ở hàng tiếp theo ở số bị chia để chia.
+ Nếu chữ số đầu tiên ở số bị chia bé hơn số chia thì ta phải lấy 2 chữ số để
chia, mỗi một lượt chia có 3 bước: chia, nhân ngược lại và trừ.
+ Số dư trong mỗi lượt chia luôn bé hơn số chia.
Sau khi cung cấp, ôn tập lại cho học sinh phần lý thuyết về các biểu thức đơn, tôi ra
hệ thống bài tập vận dụng, giúp học sinh được rèn kĩ năng tính đúng và nhanh, đồng thời
kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi ôn tập với hệ thống bài tập như sau:
Phiếu bài tập minh họa.
Bài 1: Tính:
20 : 4 =
42 : 7 =
72 : 8 =
7 x 6=
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
…… x 3 = 24; 6 x …. = 48; 35 = …. x 5; 8 = 56 : … ;
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
235 + 256
478 – 159
76 x 8
Bài 4: Tính.


256
127



551
135


x

416
2

9 x 6=
…. : 9 = 8; …
257 : 6

486 2

Bài 5: Cả hộp sữa cân nặng 456g, vỏ hộp sữa cân nặng 67g. Hỏi trong hộp sữa có bao
nhiêu gam sữa?
Với việc hệ thống ôn tập lại các kiến thức liên quan đến tính giá trị biểu thức đã
học ở lớp 2; cộng, trừ, nhân, chia các số có 2, 3 chữ số ở lớp 3 là cơ sở giúp các em có
nền tảng cơ bản vững chắc nhất để các em tự tin, vận dụng và làm tốt được các dạng
bài tính giá trị biểu thức nhiều phép tính và nhiều số ở lớp 3.
Qua việc thực hiện biện pháp trên, tôi thấy hầu hết các em học sinh trong lớp đã
thuộc và hiểu được bản chất, ý nghĩa của các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Đặc biệt, kĩ
năng tính giá trị biểu thức đơn của các em nhanh và thành thạo.
Giải pháp 4: Giúp học sinh có kĩ năng “Tính giá trị biểu thức” trong các bài học
chính khóa.
Sau khi giúp học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức có liên quan đến dạng “Tính
giá trị biểu thức”, tôi đã nghiên cứu để tìm cách dạy dạng toán về tính giá trị biểu thức
cho học sinh một cách dễ hiểu nhất. Cũng như các mạch kiến thức, khi dạy đến dạng toán
“Tính giá trị biểu thức”, tôi luôn yêu cầu học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản mà sách
giáo khoa cung cấp.
a, Cho học sinh làm quen với biểu thức. (Tiết 77 - SGK – Trang 78 )
10



Ở các lớp 1, 2 các em mới chỉ thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia dạng
đơn giản nhưng các em chưa biết gì về biểu thức. Vậy để học sinh làm quen với biểu thức
và biết cách tính giá trị, tôi đã cung cấp giới thiệu cho học sinh nhận biết về biểu thức.
VD: 126 + 51; 62 – 11; 13 x 7; 125 + 10 – 4 ... được được gọi là biểu thức.
Tôi đưa ra kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với
nhau. Từ đây, học sinh nhận biết được khái niệm ban đầu về biểu thức và các em không
còn bỡ ngỡ về biểu thức mà cảm thấy quen thuộc vì lâu nay các em đã được học, được
làm. Đồng thời tôi còn giới thiệu cho các em biết về giá trị của biểu thức.
VD: 126 + 51 = 177. Vậy 177 được gọi là giá trị cả biểu thức 126 + 51
VD: 62 – 11 = 51. Vậy 51 được gọi là giá trị của biểu thức 62 - 11
VD: 125 + 10 – 4 = 131. Vậy 131 được gọi là giá trị của biểu thức 125 + 10 – 4
Tôi khẳng định cho học sinh: Giá trị của biểu thức chính là kết quả tìm được của
biểu thức. Từ đây các em hiểu rõ hơn về biểu thức và giá trị biểu thức.
* Sau khi các em đã có khái niệm ban đầu về biểu thức và giá trị biểu thức, tôi mới
tiến hành dạy các dạng bài “Tính giá trị biểu thức” trong sách giáo khoa thông qua các
bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Bước 4: Rút ra cách làm cho từng dạng.
b. Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. (Tiết 78)
VD1: 60 + 20 – 5
(SGK - Trang 79)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:
- Biểu thức này có phép tính cộng và trừ.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:
- Biểu thức trên ta tính như sau: lấy 60 cộng 20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75. Các
em thực hiện phép tính từ trái sang phải có nghĩa là thực hiện phép tính cộng trước

được kết quả bao nhiêu rồi thực hiện tiếp phép trừ.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau:
60 + 20 – 5 = 80 – 5
= 75
* Tôi lưu ý học sinh: + Sau khi tìm được kết quả của phép tính cộng các em viết
kết quả tìm được sau dấu bằng rồi viết trừ 5 sang phải.
+ Thực hiện phép tính trừ được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới
thẳng với dấu bằng ở trên và viết kết quả của phép tính trừ vừa tìm được.
Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.
+ Muốn tính giá trị biểu thức khi có nhiều dấu cộng, trừ ta làm thế nào?
(Thực hiện tính từ trái sang phải).
VD2: 49 : 7 x 5 (SGK – Trang 79)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:
- Biểu thức này có phép tính chia và nhân.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:
- Biểu thức trên ta tính như sau: Lấy 49 chia cho 7 được 7, 7 nhân 5 bằng 35.
Các em thực hiện từ trái sang phải, thực hiện phép tính chia trước được kết quả bao
nhiêu rồi thực hiện tiếp phép nhân.
11


Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày:
49 : 7 x 5 = 7 x 5
= 35
* Tôi lưu ý học sinh như sau:
+ Sau khi tìm được kết quả của phép tính chia các em viết kết quả tìm được sau dấu
bằng rồi viết nhân 5 sang phải.
+ Thực hiện phép tính nhân được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới
thẳng với dấu bằng ở trên và viết kết quả của phép tính nhân vừa tìm được.
+ HD học sinh cách trình bày khác:

49 : 7 x 5 = 7 x 5 = 35
Hoặc: 49 : 7 x 5
= 7x 5
= 35
Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.
+ Trong biểu thức có chứa dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện tính như
thế nào? (Thực hiện tính từ trái sang phải).
Qua 2 ví dụ nêu trên tôi khẳng định cho học sinh: Đây là dạng “Tính giá trị
biểu thức” chỉ có các dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia). (Dạng 1)
Tôi quy ước cho học sinh cách làm như sau: Khi tính giá trị của các biểu thức
chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ
trái sang phải.
c. Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia. (Tiết 79)
VD1: 60 + 35 : 5 (SGK – Trang 80)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:
- Biểu thức này có phép tính cộng và chia.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:
- Biểu thức trên ta tính như sau: Ta thực hiện phép chia trước lấy 35 chia cho 5
được 7, Lấy 60 cộng 7 bằng 67. Các em thực hiện chia trước, cộng sau.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày:
- Tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau:
60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67
* Tôi lưu ý học sinh cách trình bày như sau:
+ Số 60 đứng ở vị trí đầu nên các em phải giữ nguyên vị trí của số 60 sang sau dấu
bằng không được đổi vị trí giữ nguyên giống biểu thức ban đầu.
+ Thực hiện phép chia được kết quả bao nhiêu viết sang bên phải dấu cộng.
+ Thực hiện phép tính cộng được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới
thẳng với dấu bằng ở trên rồi viết kết quả của phép tính cộng vừa tìm được.
Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.

+ Muốn tính giá trị biểu thức khi có dấu cộng và chia ta làm thế nào?
(Thực hiện phép tính chia trước, phép tính cộng sau).
VD2: 86 - 10 x 4
(SGK – Trang 80)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:
- Biểu thức này có phép tính trừ và nhân.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:
12


- Biểu thức trên ta tính như sau: Ta thực hiện phép nhân trước lấy 10 nhân 4
được 40; Lấy 86 trừ 40 bằng 46. Các em thực hiện phép tính nhân trước, phép tính trừ sau.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày:
- Tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau:
86 – 10 x 4 = 86 - 40
= 46
* Tôi lưu ý học sinh:
+ Số 86 đứng ở vị trí đầu nên các em phải giữ nguyên vị trí của số 86 sau dấu bằng
không được đổi vị trí giữ nguyên giống biểu thức ban đầu.
+ Thực hiện phép nhân được kết quả bao nhiêu viết sang bên phải dấu trừ.
+ Thực hiện phép tính trừđược kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới
thẳng với dấu bằng ở trên rồi viết kết quả của phép tính trừ vừa tìm được.
Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.
+ Muốn tính giá trị biểu thức khi có dấu trừ và nhân ta làm thế nào?
(Thực hiện phép tính nhân trước, phép tính trừ sau).
Qua 2 ví dụ nêu trên tôi khẳng định cho học sinh: Đây là dạng “Tính giá trị
biểu thức” có dấu cộng, trừ, nhân, chia. ( Dạng 2)
Tôi rút ra cách làm cho học sinh như sau: Khi tính giá trị của các biểu thức có
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi
thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

d. Biểu thức có dấu ngoặc đơn. (Tiết 80)
VD:
(30 + 5) : 5 (SGK – Trang 81)
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:
- Biểu thức này có phép tính cộng trong dấu ngoặc đơn và phép chia ở ngoài dấu
ngoặc đơn.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:
- Biểu thức trên ta tính như sau: Ta thực hiện tính trong dấu ngoặc trước lấy 30
cộng 5 bằng 35; Lấy 35 chia 5 bằng 7. Như vậy các em thực hiện phép tính cộng trong
ngoặc trước, thực hiện phép tính chia sau.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau:
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
= 7
* Tôi lưu ý học sinh cách trình bày:
+ Phép tính trong dấu ngoặc đơn thực hiện trước ở vị trí nào trong biểu thức thì ta
giữ nguyên ở vị trí đó sau dấu bằng. Nên 30 cộng 5 bằng 35 ở vị trí đầu thì ta viết sang
sau dấu bằng rồi viết chia 5 sang bên phải.
+ Thực hiện phép chia được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới
thẳng với dấu bằng ở trên và viết kết quả của phép tính chia vừa tìm được.
Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.
+ Muốn tính giá trị biểu thức khi có dấu ngoặc ta làm thế nào?
(Thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước, thực hiện các phép tính ngoài dấu ngoặc sau).
Tôi khẳng định cho học sinh: Đây là dạng biểu thức có dấu ngoặc đơn. (Dạng 3)
* Tôi đưa ra cách làm như sau: Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện
tính các phép tính trong dấu ngoặc trước, tính các phép tính ngoài dấu ngoặc sau.
13


Qua 3 dạng “Tính giá trị biểu thức” nêu trên tôi cho học sinh so sánh lại các
dạng bài để học sinh nắm rõ cách làm từng dạng bài và không bị nhầm lẫn giữa các

dạng bài với nhau. Đồng thời nắm rõ cách trình bày từng dạng bài qua từng ví dụ để
các em thấy được từng dạng tính giá trị biểu thức phải trình bày như thế nào mới đúng.
VD: a- 30 + 5 : 5 = 30 + 1
b- ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5
= 31
=
7
Qua 2 ví dụ nêu trên ta thấy 2 ví dụ này khác nhau: Biểu thức ở câu a không có
dấu ngoặc, biểu thức ở câu b có dấu ngoặc. Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách
tính giá trị của hai biểu thức khác nhau và cho kết quả khác nhau.
* Tôi lưu ý lại cho học sinh rõ hơn: Khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác
định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
Như vậy, với cách dạy 3 dạng toán về “Tính giá trị biểu thức” ở mỗi một dạng,
tôi đều hướng dẫn các em thực hiện qua các bước: Nhận xét biểu thức; hướng dẫn cách
làm; cách trình bày bài; củng cố cách làm. Tôi tin tưởng khi học sinh nắm vững cách
làm từng dạng, phân biệt được 3 dạng và qua các tiết luyện tập thực hành, các em sẽ
làm thành thạo dạng “Tính giá trị biểu thức”.
Giải pháp 5: Ôn tập, củng cố các dạng bài “Tính giá trị biểu thức”.
Từ các tiết dạy chính khóa trong chương trình sách giáo khoa tôi đã phân dạng
cho từng loại bài “Tính giá trị biểu thức” đồng thời tiến hành ôn tập củng cố lại kiến
thức cho học sinh. Tôi thường xuyên lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài mà các
em thường mắc và ra hệ thống bài tập, củng cố giúp các em nắm vững kiến thức từng
dạng bài để rèn cho các em có kĩ năng về tính giá trị biểu thức.
Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Đây là dạng bài tính giá trị biểu thức có 2 phép tính và có quy tắc đầu tiên trong
chương trình Toán lớp 3. Do đó, căn cứ vào những tồn tại của các em khi làm dạng bài
này, tôi đưa ra ví dụ, tổ chức cho học sinh làm bài, chốt kiến thức cho học sinh một
cách chắc chắn như sau:
Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau:
a) 205 + 60 + 3

b) 462 – 40 + 7
c) 81 : 9 x 7
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Đưa ra bài tập yêu cầu học sinh làm.
a) 203 + 60 + 5 = 263 + 5
b) 462 – 40 + 7 = 422 + 7
c) 81 : 9 x 7 = 9 x 7
= 268
= 429
= 63
- Bước 2: Củng cố cách làm dạng bài:
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép
tính theo thứ tự từ trái sang phải. (Nhóm 1: Cộng, trừ)
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép
tính theo thứ tự từ trái sang phải. (Nhóm 2: nhân, chia)
Sau khi học sinh nắm được cách làm tôi cho học sinh nêu miệng để học sinh
khắc sâu hơn cách làm và không bị nhầm lẫn dạng bài.
VD: 203 cộng với 60 bằng 263, lấy 263 cộng với 5 bằng 268.
+ Lưu ý học sinh: Nếu trong 1 biểu thức chỉ có 1 dấu phép tính ta vẫn thực hiện tính
theo thứ tự từ trái sang phải. Biểu thức có dấu (nhân, chia) hoặc (cộng, trừ) có thể dấu chia
đứng trước dấu nhân; dấu trừ đứng trước dấu cộng ta vẫn thực hiện tính theo thứ tự từ
trái sang phải.
14


Sau khi ôn tập lại cho học sinh kiến thức đã học, tôi ra hệ thống bài tập củng cố
như sau:
Phiếu bài tập minh họa.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức.
a) 205 + 40 + 76

b) 342 – 30 + 25
c) 45 x 3 x 2
d) 66 : 6 x 7
Bài 2: Viết thành các biểu thức rồi tính.
a) 124 cộng với 145 trừ đi 98
b) 46 nhân với 5 chia cho 2
c) 587 trừ đi 99 cộng với 205
d) 648 chia cho 6 chia cho 3
Bài 3: Nối giá trị biểu thức với phép tính.
45 x 2 x
3

201 + 39 +
56

564 : 4 x
3

324 - 20 +
61

29
36
42
27
6
5
3
0
Bài 4: Điền Đ/ S vào mỗi cách tính sau.

a) 21 x 3 : 7 = 63 : 7
21 x 3 : 7 = 21 : 7 x 3
= 9
= 9
b) 24 : 3 x 2 = 24 : 6
24 : 3 x 2 = 8 x 2
= 4
= 16
Bài 5: Hà có 46 nhãn vở, em Minh có 27 nhãn vở. Hai chị em đã dùng hết 34 nhãn vở.
Hỏi cả hai chị em còn lại bao nhiêu nhãn vở?
Sau khi ôn tập như trên, đa số học sinh lớp tôi đã hiểu được cách tính giá trị của
biểu thức dạng bài biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc phép nhân, phép chia. Điều
đáng mừng là các em không nhầm lẫn với cách tính dạng bài thứ hai trong sách giáo khoa.
Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức:
a) 243 + 10 x 5
b) 123 - 72 : 8
c) 119 x 7 - 231
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức cho học sinh làm bài.
a) 243 + 10 x 5 = 243 + 50 b) 123 - 72 : 9 = 123 - 8 c) 119 x 7 - 231 = 833 - 231
= 293
= 115
= 602
- Bước 2: Củng cố cách làm dạng bài:
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các
phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Các biểu thức ở dạng 2 đều có 2 dấu phép tính: Có 1 phép tính bất kì ở nhóm 1
kết hợp với 1 phép tính bất kì ở nhóm 2.
- Trong biểu thức có phép nhân, chia đứng sau phép cộng, trừ ta thực hiện phép

nhân, chia trước nhưng vẫn viết kết quả đứng sau số thứ nhất (số hạng hoặc số bị trừ,
…) như biểu thức ban đầu.
* Vận dụng vào giải toán.
Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 432 l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi
sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
- Thông thường học sinh giải bằng 2 phép - Đối với HS tiếp thu tốt các em có thể
15


tính như sau:

làm gộp 2 bước tính thành 1 bước như
Bài giải
sau:
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là:
Bài giải
x
432 2 = 864 (l)
Cả hai buổi cửa hàng đó bán được số lít
Cả hai buổi cửa hàng bán được số lít dầu là:
dầu là:
432 + 864 = 1296 (l)
432 + (432 x 2 ) = 1296 (l)
Đáp số: 1296 l dầu
Đáp số: 1296 l dầu
Phiếu bài tập minh họa.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức.
a) 205 + 50 x 2
b) 42 : 7 + 427
c) 687 - 6 x 9

d) 624 : 3 - 68
Bài 2: Viết thành các biểu thức rồi tính.
a) 123 cộng với 146 nhân với 3
b) 46 cộng với 536 chia cho 2
c) 578 trừ đi 99 chia cho 3
d) 432 nhân với 2 chia cho 3.
Bài 3: Nối giá trị biểu thức với phép tính.
306 +
93 : 3

564 - 10 x
4

201 + 39 :
3
52
4

33
7

58
4

324 x 2 64

21
4

Bài 4: Điền đúng, sai vào mỗi cách tính sau:

a) 49 x 9 - 7 = 441 - 7
49 x 9 - 7 = 49 x 2
= 434
= 98
b) 24 : 6 - 2 = 4 - 2
24 : 6 - 2 = 24 : 4
= 2
= 6
Bài 5: Mẹ Hà mua 4 gói kẹo và 1 gói bánh, mỗi gói kẹo cân nặng 130g và gói bánh
cân nặng 175g. Hỏi mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?
Bài 6: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống cho phù hợp.
24
4 x 45 = 204;
675 : 5
407 = 542
254 x 4
213 = 803
Bài 7: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 142 + x = 174
x = 32
x = 92
x = 316
Với dạng bài này, sau khi ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Học sinh đã vận
dụng tốt làm các bài tập trên phiếu. Đa số các em đã khắc phục được vướng mắc và
viết đúng thứ tự giá trị biểu thức đơn trong khi thực hiện tính.
Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: (SGK - trang 82)
a) (421 – 200) x 2
b) 48 x (4 : 2)
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh làm bài.

a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2
b) 48 x (4 : 2) = 48 x 2
= 442
= 96
- Bước 2: Củng cố cách làm dạng bài:
16


- Nếu trong một biểu thức mà có dấu ngoặc thì ta thực hiện tính trong ngoặc
trước, tính ngoài ngoặc sau.
+ Lưu ý học sinh: Biểu thức trong ngoặc bất kể là phép tính gì cũng được ưu
tiên tính trước, rồi mới tính phép tính ngoài ngoặc. Tuy nhiên, cần viết đúng thứ tự giá
trị của biểu thức khi tính (Biểu thức trong ngoặc viết sau thì khi tính kết quả ta cũng
viết sau, giữ nguyên vị trí số thứ nhất theo biểu thức ban đầu.)
+ Học sinh tiếp thu tốt có thể vận dụng giải bài toán kép bằng 1 phép tính.
Phiếu bài tập minh họa.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức.
a) 123 x (42 – 40)
b. (100 + 11) x 9
Bài 2: Viết thành các biểu thức rồi tính.
a) 123 cộng với 146 rồi nhân với 3.
c) 501 trừ đi 99 rồi nhân 3.
Bài 3: Nối giá trị biểu thức với phép tính.
56 x (17-

86 - (8136

44

c. 72 : (2 x 4)


d. 64 : (8 : 4)

b) 46 cộng với 536 rồi chia cho 2.
d) 432 nhân với 2 rồi chia cho 3.
(142 50

11+ (55 28
0

Bài 4: Điền Đ/ S vào mỗi cách tính sau.
a) 49 x (9 - 7) = 49 x 2
49 x (9 - 7) = 441 - 7
= 98
= 434
b) (24 - 6) : 2 = 18 : 2
(24 – 6) : 2 = 24 - 3
= 9
= 21
Bài 5: Có 240 quyển sách, xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu
quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau. (giải bằng 2 cách khác nhau)
Bài 6: Điền dấu ngoặc đơn thích hợp để có biểu thức đúng.
30 : 2 x 3 = 5
63 : 9 : 3 = 21
25 x 11 - 2 = 225
63 : 6 + 3 = 7
Sau khi tiến hành ôn tập, củng cố lại 3 dạng biểu thức cơ bản trong chương trình sách giáo
khoa Toán 3, tôi nhận thấy, học sinh đã nắm vững và hiểu được quy tắc tính của từng dạng
bài cơ bản về “Tính giá trị biểu thức”. Các em nhận diện các dạng bài nhanh và đưa ra cách
làm đúng. Việc vận dụng tính giá trị biểu thức vào học các mạch kiến thức khác của các em

cũng nhanh hơn. Đặc biệt, chất lượng học tập môn Toán của lớp tôi tiến triển rõ rệt so với
đầu năm. Hầu hết các em đều có tinh thần thoải mái trong các giờ học Toán.
Sau khi học sinh đã nắm vững các dạng bài cơ bản về tính giá trị biểu thức trong
chương trình sách giáo khoa, tôi mạnh dạn cung cấp, mở rộng cho học sinh biết thêm
về một số biểu thức ngoài sách giáo khoa nhưng vừa sức. Giúp các em làm quen với những
biểu thức đặc biệt mới và rèn được kĩ năng tính toán cho các em trong quá trình học Toán.
Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh thực hành các dạng bài “Tính giá trị biểu thức”
mở rộng và nâng cao. (Tham gia câu lạc bộ em yêu thích môn Toán)
Có rất nhiều các loại sách tham khảo về các dạng bài tính giá trị biểu thức trong
chương trình môn Toán ở lớp 3 như sách Bài tập toán, sách bài tập cuối tuần lớp 3,
Toán nâng cao lớp 3. Tôi đã nguyên cứu các mạch kiến thức về tính giá trị biểu thức
17


với nhiều dấu phép tính, chỉ lựa chọn một số dạng bài vừa sức với học sinh, vận dụng
được các dạng biểu thức đã dạy học ở sách giáo khoa Toán 3 và sắp xếp từ dễ đến khó
thành các dạng như sau:
* Biểu thức dạng yêu cầu tính nhanh, tính thuận tiện, hợp lý:
+ Dạng biểu thức là một tổng các số hạng cách đều.
+ Dạng biểu thức có chứa biểu thức trong ngoặc có giá trị bằng 0, bằng 1.
+ Dạng biểu thức tính nhanh bằng việc nhóm thành các cặp số có tổng tròn
chục, tròn trăm, tròn nghìn.
Đối với dạng biểu thức này, đây là những dạng bài hoàn toàn mới đối với các
em. Do đó, với mỗi dạng bài, tôi đưa ra ví dụ, hướng dẫn học sinh cách làm và rút ra
kiến thức đồng thời ra bài tập vận dụng cho học sinh. Cụ thể từng dạng tôi tiến hành
theo các bước như sau:
+ Bước 1: Lấy ví dụ từng dạng bài, hướng dẫn cách làm.
+ Bước 2: Thông qua các bài tập, rút ra cách giải chung cho từng dạng.
+ Bước 3: Bài tập vận dụng tổng hợp cho các dạng.
6.1. Trường hợp biểu thức là một tổng các số hạng cách đều.

Bài 1: Tính nhanh:
a) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + ……. + 16
b) 3 + 5 + 7 + ……+ 15 + 17
c) 2 + 4 + 6 + 8 + ……+ 18
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
+ Các biểu thức trên là tổng các số tự nhiên cách đều nhau.
- Bước 2: Hướng dẫn cách làm.
* Cách 1: - Nhận xét dãy số là tổng các số cách đều nhau mấy đơn vị?
1. Tìm số số hạng của dãy = (Số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách giữa 2
số hạng + 1.
2. Tìm số số cặp = Lấy số số hạng : 2
3. Tính tổng của dãy số = (Số hạng cuối + số hạng đầu) x số cặp.
a) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + ……. + 16
Số số hạng của dãy là: (17 – 1) : 1 + 1 = 16 ( số hạng )
Dãy số có số số cặp là: 16 : 2 = 8 cặp
Tổng của dãy số là: ( 17 + 1 ) x 8 = 144
b) 3 + 5 + 7 + ……+ 15 + 17
Số số hạng của dãy là: (17 – 3) : 2 + 1 = 8 ( số hạng )
Dãy số có số số cặp là: 8 : 2 = 4 cặp
Tổng của dãy số là: ( 17 + 3 ) x 4 = 80
c) 2 + 4 + 6 + 8 + ……+ 18
Số số hạng của dãy là: (18 – 2) : 2 + 1 = 9 ( số hạng )
Dãy số có số số cặp là: 9 : 2 = 4 cặp ( dư 1 số hạng ) thừa ra 1 số hạng đầu hoặc cuối.
- Ta trừ lại số hạng đầu.
Tổng của dãy số là: ( 18 + 4 ) x 4 + 2 = 90
* Cách 2: Hướng dẫn cách làm khác:

18



+ Tính tổng từng cặp số có tổng bằng nhau: Ghép số hạng thứ nhất với số hạng
cuối cùng, số hạng thứ 2 bên trái với số hạng thứ 2 bên phải,… cứ như thế cho đến hết
các số hạng trong biểu thức.
+ Viết tổng các số hạng bằng nhau thành tích 2 thừa số rồi tính.
a) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + ……. + 16
= (1 + 16) + (2 + 15) + (3 + 14) + (4 + 13) + (5 + 12) + (6 + 11) + (7 + 10) + (8 + 9)
= 17 + 17
+ 17
+ 17
+ 17
+ 17 + 17
+ 17
x
= 17 8
=
136
b) 3 + 5 + 7 + ……. + 15 + 17
= (3 + 17) + (5 +15) + (7 + 13) + (9 +11)
= 20 + 20 + 20 + 20
= 20 x 4
=
80
c) 2 + 4 + 6 + 8 + ……+ 18
= (2 + 18) + (4 + 16) + (6 + 14) + (8 + 12) + 10
= 20 + 20 + 20 + 20 + 10
=
20 x 4
+ 10
=

80
+ 10
=
90
* Lưu ý học sinh: Trường hợp: Số số hạng là lẻ ta hướng dẫn học sinh như sau:
+ Tìm tổng của dãy: (Lấy số cuối + số đầu) x số số hạng + số còn lại.
6.2. Trường hợp biểu thức có giá trị bằng 0 hoặc bằng 1.
Ví dụ: Tính nhanh giá trị biểu thức sau:
a) 125 x (465 – 93 x 5)
b) (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + …..+ 9 – 44) x 9
c) (456 + 32) x ( x – x )
d) (126 + 32) x (19 – 16 – 2)
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức.
+ Nhận xét biểu thức: Biểu thức là tích của biểu thức trong ngoặc (nhiều phép
tính) với 1 số hoặc là tích của 2 biểu thức.
- Bước 2: Cách trình bày:
a) 125 x (465 – 93 x 5)
b) (456 + 32) x (x – x)
= 125 x (465 – 465)
= (456 + 32) x 0
= 125 x 0
= 488 x 0
= 0
=
0
x
c) (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + …..+ 9 – 44) 9
d) (126 + 32) x (19 – 16 – 2)
= (45 – 44) x 9

= (126 + 32) x 1
=1 x 9
= 158 x 1
= 9
= 158
- Bước 3: Cách làm:
+ Xác định biểu thức trong ngoặc có chứa dấu trừ.
+ Tính mình giá trị biểu thức có dấu trừ sẽ có giá trị bằng 0 hoặc bằng 1.
+ Tính kết quả biểu thức (vận dụng tính chất nhân với 0, nhân với 1).
* Lưu ý học sinh: Nếu như biểu thức trong ngoặc là một dãy tính cách đều thì vận
dụng cách tính dãy tính các số hạng cách đều để tính.
19


6.3. Trường hợp biểu thức tính nhanh bằng việc nhóm thành các cặp số có tổng
tròn trăm, tròn nghìn.
Ví dụ: Tính nhanh:
a) 146 + 234 + 54 + 66
b) 178 + 356 – 78 – 56
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
+ Biểu thức có cặp số có tổng, hiệu của các cặp số có giá trị là các số tròn trăm,
tròn nghìn.
- Bước 2: Cách trình bày:
a) 146 + 234 + 54 + 66 = (146 + 54) + (234 + 66)
= 200 + 300
=
500
b) 178 + 356 – 78 – 56 = (178 – 78) + (356 – 56)
= 100 + 300

=
400
- Bước 3: Cách làm:
+ Quan sát, xem tổng hoặc hiệu từng cặp số nào trong biểu thức cho ta kết quả là
số tròn trăm, tròn nghìn.
+ Nhóm các cặp số trên vào ngoặc đơn rồi tính giá trị từng cặp.
+ Tính tổng, hiệu các cặp để được giá trị của biểu thức.
Với việc cung cấp cho học sinh thêm một số các dạng bài tập tính giá trị biểu
thức như trên, giúp học sinh được tiếp cận, mở rộng và làm quen với các dạng biểu
thức mới. Rèn kĩ năng vận dụng các dạng biểu thức cơ bản đã học vào tính toán các
biểu thức ở mức độ cao hơn. Qua đó, rèn cho học sinh tính tư duy, tính kiên trì ở người học.
Qua việc làm quen với các dạng biểu thức mới, học sinh của tôi đã được biết
thêm những biểu thức ngoài chương trình. Kĩ năng tính biểu thức của các em thành
thạo và nhanh hơn. Tinh thần học tập môn Toán của các em cũng tốt hơn và các em
cũng tự tin vận dụng biểu thức vào làm các dạng bài tập khác trong môn Toán.
Trong thực tế, còn rất nhiều kiểu bài tập cho dạng bài Tính giá trị biểu thức mở
rộng, xong do đề tài có hạn, tôi chỉ lựa chọn và đưa ra một số dạng bài có tính vừa sức
với học sinh để học sinh thực hiện.
Giải pháp 7: Tuyên dương khen thưởng học sinh.
Như chúng ta đã biết, tâm lí học sinh Tiểu học rất thích được khen ngợi, động
viên, khích lệ. Do đó trong quá trình dạy học tôi luôn tránh chê bai học sinh chỉ nhắc
nhở nhẹ nhàng khi các em làm bài chưa đúng, tạo cho các em sự gần gũi, tinh thần tự
tin trong học tập và không khí học tập thoải mái. Thường xuyên động viên khuyến
khích các em đặc biệt là những học sinh còn nhút nhát, học sinh chưa đạt chuẩn để các
em mạnh dạn hơn trong học tập bằng những lời nói nhẹ nhàng như “Bạn nào xung
phong lên bảng làm bài? Nếu sai cả lớp chúng ta cùng sửa và rút kinh nghiệm”. …Vì
vậy mà học sinh lớp tôi đã mạnh dạn xung phong làm bài. Các em còn mạnh dạn hỏi
cô giáo những bài chưa hiểu ở trên lớp qua điện thoại khi học ở nhà. Ngoài ra, tôi
thường tổ chức cho các em các trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, Thi tiếp sức … giúp học
sinh ôn tập lại kiến thức sau từng bài học bằng cách hỏi đáp. Vào các tiết hoạt động tập

thể tôi thường tổ chức cho các em trò chơi “Vườn hoa kiến thức” giúp các em ôn tập
20


cng c tt c cỏc mụn hc trong tun cng nh cỏc dng bi trờn. Thng xuyờn
quan sát thấy em nào có sự tiến bộ kịp thời tuyên dơng các em bng
nhng li khen, bng nhng trng phỏo tay ca cỏc bn trong lp.
Trong quá trình dạy học tôi luôn tổ chức cho học sinh thi ua lm
bi nhanh v chớnh xỏc. Nht l nhng em cha t chun m cú s c gng giỏo viờn
khen thng ng viờn c v tinh thn hc tp ca cỏc em bng nhng mún qu nh
nh cỏi bỳt, cỏi thc, .... cỏc em rt phn khi t ú to cho cỏc em khụng cũn t
tng ngi hc, ngi lm bi m tr nờn yờu thớch mụn hc hn. Đồng thời qua đó
các em thấy đợc kết quả học tập của mình để cùng phấn đấu hc
tt nh bạn.
Sau mt thi gian, tụi thy cỏc em hc sinh cha t chun cú ý thc phn u
vn lờn trong hc tp rt tt. Cú nhng em ó t hc sinh cha t chun lờn hc sinh
trung bỡnh, hc sinh khỏ. Chớnh vỡ vy, s lng hc sinh cha t chun trong lp tụi
gim hn. c bit, n gi hc Toỏn c lp u hng thỳ, say sa hc bi.
2. 4. Hiu qu ca sỏng kin kinh nghim:
Vi cỏc gii phỏp ó ỏp dng qua thi gian hc tp, hc sinh lp tụi ó tin b rừ
rt v t c kt qu rt kh quan qua kho sỏt nh sau:
bi: (Thi gian: 40 phỳt)
Bi 1: t tớnh ri tớnh.
a) 325 x 3
b) 564 + 136
c) 1460 : 5
d) 4758 3861
Bi 2: Tớnh giỏ tr biu thc.
a) 356 x 4 : 2
b) 476 ( 365 43)

c) 87 + 256 : 4
d) 193 + 56 x 4
Bi 3: Tớnh nhanh.
a) 65 + 76 + 24 + 35
b) (149 + 26) x (34 26 8)
Bi 4: Mt kho mui cú 4720kg mui, ln u chuyn i 2000kg mui, ln sau chuyn
i 1700kg mui. Hi trong kho cũn li bao nhiờu ki-lụ-gam mui? (gii 2 cỏch)
Kt qu kho sỏt hc sinh nh sau:
1. Nm hc 2016 - 2017:
Tng
im 9 - 10
im 7 - 8
im 5 - 6
s HS
Bi 1
Bi 2
33 em
Bi 3
Bi 4

22 em = 66,6%
21 em = 63,6%
20 em = 60,6%
20 em = 60,6%

2 em = 6,1%
4 em = 12,2 %
5 em= 15,2%
3 em = 9,1%


0 em = 0 %
0 em = 0 %
0 em = 0 %
0 em = 0 %

2. Nm hc 2017 - 2018:
Tng
im 9 - 10
im 7 - 8
s HS

im 5 - 6

im di 5

Bi 1
Bi 2
33 em
Bi 3
Bi 4

2 em = 6,1%
3 em = 9,1%
2 em = 6,1%
3 em = 9,1%

0 em = 0 %
0 em = 0 %
0 em = 0 %
0 em = 0 %


24 em = 72,7%
20 em = 60,6%
21em = 63,6%
20 em = 60,6%

9 em = 27,3%
8 em = 24,2%
8 em = 24,2%
10 em = 30,3%

im di 5

7 em = 21,2 %
10 em = 30,3%
10 em = 30,3%
10 em = 30,3%

21


Qua thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của học sinh lớp tôi dạy
đã được nâng cao rõ rệt. Hầu hết các em làm được bài, hiểu yêu cầu của bài và làm
đúng được các phép tính. Vận dụng tính giá trị biểu thức vào giải bài toán kép nhanh
và đúng. Học sinh đã nhận đề toán và làm bài một cách tự tin. Chất lượng học sinh
tăng lên rõ rệt, học sinh chưa đạt chuẩn giảm hẳn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Để nâng cao chất lượng dạy học về Tính giá trị biểu thức và học Toán ở lớp 3,
góp phần nâng cao chất lượng toàn diện ở trường Tiểu học và đáp ứng yêu cầu mới của

giáo dục, theo tôi người giáo viên cần phải:
- Người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu nghề, có ý
thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ cho bản thân.
- Cần phân loại đối tượng học sinh trong lớp ngay từ đầu năm để có kế hoạch và
có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Quan tâm đến tất cả các
đối tượng học sinh trong lớp trong mọi hoạt động.
- Giáo viên phải nắm vững cấu trúc chương trình học. Củng cố vững chắc các
dạng toán ở lớp dưới có liên quan đến “Tính giá trị biểu thức”.
- Dạy chắc chắn dạng bài “Tính giá trị biểu thức” theo 3 dạng. Có hệ thống ôn
tập củng cố qua các tiết luyện Toán.
- Khi giảng dạy dạng bài “Tính giá trị của biểu thức” về nội dung, mức độ cũng
như phương pháp giải bài tập thuộc vấn đề biểu thức hoàn toàn phù hợp và có tính vừa
sức đối với học sinh. Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng tính toán, phát triển tư duy sáng tạo.
- Sắp xếp bài tập theo từng dạng bài với mức độ nâng cao dần để giúp các em đi
từng bước từ dễ đến khó. Sau mỗi bài cần củng cố kiến thức, để học sinh ghi nhớ dạng
bài và cách giải của từng dạng.
- Thường xuyên ra các đề kiểm tra khảo sát nhanh để nhận được thông tin phản
hồi từ học sinh, để có sự điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.
- Giáo viên phải thường xuyên vận dụng các phương pháp phù hợp trong khi dạy
và khuyến khích học sinh ham học Toán. Đồng thời giáo viên phải thường xuyên chấm
chữa bài liên tục để thúc đẩy tinh thần tự giác và trách nhiệm của các em trong học tập.
Từ đó, là cơ sở để giáo viên tìm ra nhiều phương pháp mới giúp các em học tập tiến bộ.
3.2. Kiến nghị. * Đối với nhà trường:
- Tiếp tục duy trì và tổ chức có hiệu quả các hình thức bồi dưỡng giáo viên như hiện nay.
- Tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tập trung vào xây dựng những
nội dung dạy học khó; tổ chức giải đề thi các cấp....
* Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học.
- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học. Tuy đã

cố gắng nhiều song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của các đồng
chí chỉ đạo chuyên môn và của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2018
22


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Khuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu

1.

Sách giáo khoa Toán 1, Toán 2, Toán 3.

2.

Sách giáo viên Toán 1, Toán 2, Toán 3.

3.
4.


Bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán 3 (Tập 1) – NXB
Đại học sư phạm.
Bài tập cuối tuần Toán 3 (Tập 1)

5.

Vở bài tập Toán 3 (Tập 1).

6.

Các phương pháp dạy Toán Tiểu học.

Ghi chú

23


24


25


×