Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh thực hành cắm hoa trong môn công nghệ 6 (tiết 31 34) ở trường THCS ba đình nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH CẮM HOA
TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6 (TIẾT 31-34)
Ở TRƯỜNG THCS BA ĐÌNH – NGA SƠN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Ba Đình
SKKN thuộc môn: Công nghệ

NGA SƠN, THÁNG 4 NĂM 2019


MỤC LỤC
Tên đề mục

Trang

I. Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1


2. Mục đích nghiên cứu

2

3.Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

4

1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.

4

2.1. Thuận lợi.

4

2.2. Khó khăn.


4

3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.

5

3.1.Tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên thế giới.

6

3.2.Hướng dẫn cách cắm hoa dạng nghiêng.

10

3.3. Hướng dẫn cách làm bình cắm hoa.

12

3.4. Thực hành làm bình cắm hoa.

15

3.5. Thực hành cắm hoa.

16

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

19


III. Kết luận và kiến nghị.

19

1.Kết luận.

20

2. Kiến nghị

20

Tài liệu tham khảo
Danh mục.


I. MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài.
Có thể trong cuộc sống thường ngày, bạn không ph ải là ng ưởi yêu
hoa. Nhưng thử hình dung thế giới này sẽ ra sao nếu một ngày không có s ự
hiện diện của những bông hoa?
Bởi từ ngàn xưa, hoa đã được coi là biểu tượng của cái đ ẹp, là thông
điệp của sự quyến rũ. Hoa là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con
người. Mỗi nhành hoa với đủ sắc màu như: trắng, đỏ, vàng, tím, h ồng...luôn
là thứ ngôn ngữ nói với chúng ta bao điều thầm kín. Mỗi loài hoa đều có vẻ
đẹp riêng, tiếng nói riêng.
Người xưa từng ví hoa như là người bạn tinh thần muôn thu ở của con
người. Chẳng thế mà Đỗ Phủ - nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng đời Đường đã

từng thốt lên rằng: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (Một cánh hoa
rơi cũng làm giảm đi vẻ đẹp của mùa xuân).
Khi bạn cắm một lọ hoa trong phòng làm việc hay phòng khách, nhà
bếp, trong các buổi lễ hội...bạn có thể ngửi thấy h ương hoa d ịu nh ẹ
thoảng trong không khí và điều đó khiến bạn cảm thấy r ất dễ ch ịu. Đó là
do mùi hương hoa đã khiến não bạn sản sinh ra ch ất endophins, đ ược coi
là “morphin” nội sinh giống như tác dụng của nụ cười trong cuộc sống và
bạn cảm thấy thật hạnh phúc.
Theo nghiên cứu của Đại Học Virginia và Texas (Mĩ) cho thấy hoa giúp
con người cởi mở, thân thiện hơn trong giao tiếp, giảm mệt mỏi tinh th ần,
nâng cao lòng tự trọng, tăng khả năng sáng tạo trong quá trình làm vi ệc,
giảm đau đớn cho người bệnh, có tác dụng tương tác thân thi ện gi ữa con
người với con người.
Chính vì vậy mà nhiều người đam mê hoa, có thú ch ơi hoa r ất độc
đáo, nhất là người phương Đông. Họ thưởng thức hoa trong sự tao nhã,
tinh khiết mà trầm lắng . Trương Mãn Thúc đời Tống (Trung Quốc) đã
từng say đắm hoa đến độ quanh năm, suốt tháng cứ ở n ơi v ườn hoa c ủa
mình, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với từng gốc mai, khóm h ồng, ch ậu trúc,
đóa trà my... để rồi trong cái thế giới huyền diệu ấy mới cảm nh ận hết s ự
tinh túy của hoa. Bởi mỗi loại hoa đều mang bản sắc văn hóa c ủa m ột th ời
đại, một dân tộc, một vùng miền, có khi là của một con người.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây thú chơi hoa, th ưởng th ức v ẻ
đẹp của hoa được xem là điều thi vị, trang nhã và thanh tao, tr ở thành m ột
nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Một khi được
ngắm nhìn những bông hoa, những cành hoa, những bình hoa, những vườn
hoa đẹp bạn cảm thấy vô cùng thoải mái, dễ chịu giống nh ư từng trút b ỏ
đi những ghánh nặng tâm hồn vậy. Cũng bởi lí do trên, cắm hoa tr ở thành
một nghệ thuật, nhiều bạn muốn trở thành “nghệ sĩ” để cắm hoa cho c ả
gia đình vào dịp lễ, tết, cắm hoa trang trí nhà ở trong ngày th ường. Có
nhiều người lại muốn nâng cao trình độ cắm hoa để sau này có cơ hội tìm

1


việc làm ở cửa hàng hoa. Có những người lại có ý tưởng sau này sẽ kh ởi
nghiệp bằng nghề kinh doanh hoa...
Tuy vậy đối với học sinh, nhất là học sinh lớp 6 ở vùng nông thôn các
em chịu rất nhiều thiệt thòi. Do điều kiện kinh tế, do môi tr ường h ọc t ập
chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, do chưa ý thức được ý nghĩa thi ết
thực, hữu ích của việc cắm hoa, giáo viên cũng chưa thực sự tâm huyết để
hướng dẫn các em thực hành cắm hoa, phụ huynh h ọc sinh còn xem nh ẹ
việc giáo dục kĩ năng sống cho con em, xem môn công ngh ệ ch ỉ là môn
phụ...Rất nhiều nguyên nhân nên các em không có đi ều ki ện đ ể h ọc c ắm
hoa. Hoặc chỉ được học lí thuyết còn thực hành thì xem nhẹ.
Với những lí do như vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn
học sinh thực hành cắm hoa trong môn công nghệ 6 (tiết 31-34) ở
trường THCS Ba Đình”.
Qua một số tiết thực hành cắm hoa ở bộ môn công nghệ lớp 6, tôi
mong muốn sẽ giúp các em thấy được ý nghĩa của hoa v ới cuộc s ống, hi ểu
biết các trường phái cắm hoa trên thế giới, nắm được các dạng cắm hoa c ơ
bản, sau đó các em sẽ tận dụng các loại vật liệu tái ch ế nh ư v ỏ chai nh ựa
(chai pép si, vỏ chai coca cola, chai đựng dầu ăn, dầu gội đầu...) để tạo ra
các dạng bình cắm hoa và thực hành cắm hoa dưới sự hướng dẫn c ủa giáo
viên.
Việc thực hiện đề tài này bản thân tôi còn có một mong muốn là giúp
các em học sinh thấy được ý nghiã thiết th ực, hữu ích của bộ môn công
nghệ 6 nhất là trong cuộc sống hiện đại, nó giúp học sinh rèn kĩ năng sống
và tăng khả năng thực hành cũng như thực hiện quan điểm giáo dục m ới
“Học để làm chứ không phải học để biết”.
Sau khi thực hiện một số tiết thực hành cắm hoa cũng nh ư là th ực
hành nấu ăn, trang trí nhà ở, biết cách tính toán thu chi đơn giản trong gia

đình, biết tự lựa chọn trang phục...học sinh thấy thích học môn công nghệ.
Đồng thời thay đổi thái độ và quan niệm dạy h ọc xem công ngh ệ là môn
phụ, dạy qua loa, đại khái của một số giáo viên mà cần phải có s ự đ ầu t ư
thỏa đáng về bài giảng cũng như là phương tiện, vật liệu, dụng cụ th ực
hành để tiết dạy công nghệ thực sự hiệu quả.
Ngoài việc học sinh biết cắm những bình hoa đẹp, mong muốn c ủa tôi
còn giúp học sinh có ý thức giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường, tiết
kiệm bằng việc tạo ra những bình cắm hoa đơn gi ản bằng v ật li ệu nh ựa
từ chính những phế liệu.
Trên đây là một số lí do để tôi quyết định làm đề tài “Hướng dẫn học
sinh thực hành cắm hoa trong môn công nghệ 6 (tiết 31-34) ở trường
THCS Ba Đình”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh vận dụng kiến thức môn công nghệ vào th ực tế đ ời
sống, tự phục vụ cho bản thân và gia đình, cộng đồng. Rèn luy ện kĩ năng
sống cho các em, giúp các em thích học môn công nghệ.
2


Nhằm tăng khả năng áp dụng phương pháp mới trong dạy học gắn
kiến thức học tập với thực tế “học đi đôi với hành”.
Bước đầu hình thành cho học sinh khả năng tự lập, tự sáng tạo.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo viên nghiên cứu việc thực hành cắm hoa trong các tiết h ọc th ực
hành cắm hoa trước đây, hiệu quả của các tiết thực hành đó.
- Từ thực trạng của các tiết thực hành cắm hoa trước đây, giáo viên
nghiên cứu về hướng dạy các tiết thực hành cắm hoa một cách sáng tạo đ ể
đạt hiệu quả cao hơn.Vì vậy tôi chọn đối tượng nghiên c ứu của đ ề tài
SKKN chủ yếu là nghiên cứu việc học sinh thực hành cắm hoa ở môn công
nghệ 6 trường THCS Ba Đình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh

thực hành một cách sáng tạo sẽ đạt hiệu quả như thế nào.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra, thống kê về tỉ lệ học sinh thích học hoặc không thích h ọc
môn công nghệ nói chung và nghệ thuật cắm hoa nói riêng.
- Nghiên cứu các loại tài liệu nói về ý nghĩa các loài hoa, nghiên c ứu
tìm hiểu các trường phái cắm hoa trên thế giới, các dạng cắm hoa c ơ bản,
nghiên cứu cách làm bình cắm hoa.
- Phân tích vận dụng thực tiễn giảng dạy của bản thân qua một số
năm được phân công dạy môn công nghệ
- Học hỏi đồng nghiệp trực tiếp dạy môn công nghệ trong nhiều năm.
- Tìm hiểu tâm lí học tập môn công nghệ ở học sinh nói chung và h ọc
sinh khối 6 nói riêng.
- Hỏi ý kiến phụ huynh trong vấn đề nhận th ức về việc học môn công
nghệ của con em.

3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của SKKN
- Giáo dục đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến l ược phát
triển của mỗi quốc gia. Đối với giáo dục có thể nói: T ương lai chính là bây
giờ, do đó phải chuẩn bị như thế nào cho lớp trẻ hôm nay, để h ọ có th ể đáp
ứng yêu cầu phát triển cuả xã hội . Điều đó có nghĩa là: Quan tâm chăm sóc
cho những hạt giống những mầm non tương lai của đất n ước nh ư th ế nào?
Làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học?
- Theo quan điểm dạy học hiện nay phương pháp dạy học m ới không
chỉ truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ
chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh nh ư thế nào đ ể đạt
được mục tiêu cuả chương trình và làm sao cho các em thích h ọc. H ọc sinh

“học để làm chứ không phải học để biết”. Các em ch ủ động tiếp thu kiến
thức, được thực hành nhiều đó là điều kiện tốt để các em phát huy sự sáng
tạo.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN .
2.1.Thuận lợi.
- Học nghệ thuật cắm hoa, thực hành cắm hoa giúp các em có sự sáng
tạo trong tư duy hình tượng, có đôi bàn tay khéo léo h ơn, giúp các em vui
vẻ và yêu cuộc sống nhiều hơn, rèn kĩ năng sống “Tuổi nhỏ làm việc nh ỏ.
Tùy theo sức của mình” đúng như lời Bác Hồ đã dạy thi ếu nhi. Vì v ậy qua
điều tra tâm lí học tập thì có nhiều em thích c ắm hoa, có em r ất thích và
mong muốn học nghệ thuật cắm hoa. Đó là thuận lợi cũng là động lực giúp
tôi thực hiện đề tài này.
- Mặt khác, trong kế hoạch đổi mới chương trình giáo d ục bậc THCS
tất cả các môn học đều hướng tới hình thành và phát tri ển ph ẩm ch ất,
năng lực cho học sinh. Do đó việc tăng cường kĩ năng th ực hành cho h ọc
sinh thông qua kiến thức môn công nghệ là việc làm cần thiết.
2.2. Khó khăn.
- Thực tế hiện nay vẫn còn một số quan niệm cho rằng công ngh ệ là
môn học phụ cho nên học sinh chưa có sự quan tâm đến môn học này, ch ưa
thật sự chú ý trong giờ học, chưa có sự chuẩn bị tốt trước tiết học nhất là
những tiết thực hành.
- Cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng nhu cầu th ực hành của học
sinh cho nên chưa tạo hứng thú trong học tập.
4


- Lứa tuổi các em khối 6 tính tình còn vô t ư, ít chú ý hi ện t ượng cu ộc
sống xung quanh mình. Mặc dù môn công nghệ rất gần gũi v ới đ ời s ống
nhưng không phải em nào cũng hiểu được và thích học.
- Một số phụ huynh HS còn có những suy nghĩ lệch về môn công nghệ,

chưa có đầu tư nhiều cho các em học tập.
- Nhiều học sinh chưa hề có hiểu biết về nghệ thuật cắm hoa, không
hiểu ý nghĩa của hoa với cuộc sống nên cũng ch ỉ làm cho vui, ch ưa có
những đam mê thật sự .
* Bảng số liệu điều tra về tỉ lệ HS yêu thích, không yêu thích ngh ệ
thuật cắm hoa trước khi áp dụng SKKN .
Lớ
p


số

Thái độ
Yêu thích
Không yêu thích
cắm hoa
cắm hoa
SL

%

SL

%

Năng lực sáng tạo
SL

%


6A

26

16

61,5

10

38,5

10

38,4

6B

24

14

58,3

10

41,7

7


29,2

Từ việc khảo sát thực tế với những kết quả cụ th ể nh ư trên, chúng ta
có thể nhận thấy rõ bên cạnh những học sinh yêu thích nghệ thuật c ắm
hoa vẫn còn nhiều học sinh chưa yêu thích, không mấy h ứng thú v ới vi ệc
học môn công nghệ đặc biệt là chưa có đam mê tìm hiểu và yêu thích nghệ
thuật cắm hoa. Vậy chúng ta phải làm gì để thay đổi th ực trạng này?
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
Thời gian giành cho thực hành cắm hoa là 4 tiết, từ tiết 31 đ ến ti ết 34
(Theo PPCT), với ba dạng cắm hoa cơ bản là: Cắm hoa dạng thẳng
đứng; Cắm hoa dạng nghiêng; Cắm hoa dạng tỏa tròn.Trong SGK còn
giới thiệu một dạng cắm hoa nữa là dạng cắm hoa t ự do. Tuy nhiên theo
hướng dẫn thực hiện giảm tải chương trình môn công nghệ lớp 6 thì giáo
viên chỉ chọn dạy một trong ba dạng cắm hoa. Vậy giáo viên ph ải làm gì
để cho các tiết thực hành cắm hoa thật sự có hiệu quả và gây h ứng thú
học tập cho học sinh? Đó là câu hỏi khiến tôi trăn tr ở r ất nhiều. Vì th ế tôi
mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
- Tiết 31: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên thế gi ới ,
nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản IKEBANA, mục đích là
làm cho các em hiểu biết, yêu thích nghệ thuật cắm hoa hơn và h ướng d ẫn
chi tiết, cụ thể, đầy đủ một dạng cắm hoa thông dụng theo h ướng d ẫn
giảm tải chương trình SGK. Tôi chọn dạy cắm hoa dạng nghiêng. Ngoài ra
tôi cũng sẽ giới thiệu, hướng dẫn qua hai dạng c ắm hoa còn l ại đó là c ắm
hoa dạng thẳng đứng, cắm hoa dạng tỏa tròn và yêu c ầu các em v ề nhà
5


nghiên cứu thêm về các dạng cắm hoa này để thực hành cắm hoa ở tiết
33, 34.
- Tiết 32: Hướng dẫn HS tự làm bình cắm hoa từ các phế liệu như: vỏ

chai nhựa pepsi, cocacola, chai dầu ăn...
- Tiết 33, 34: GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng nghiêng (dạng c ơ bản
và dạng vận dụng). Ngoài ra tôi cố gắng giành lại một ít thời gian cuối c ủa
mỗi tiết thực hành để hướng dẫn cho các em cắm hoa dạng tỏa tròn và
cắm hoa theo phong cách Nhật Bản Chabana thuộc phong cách Ikebana
như đã giới thiệu ở tiết trước.
Các em sử dụng các bình cắm hoa đã làm và chọn các loại hoa có s ẵn ở
địa phương hoặc mua để thực hành cắm những bình hoa đ ơn gi ản, đẹp
mắt có thể dùng trang trí góc học tập, kệ sách, bàn ăn, phòng tiếp khách, lễ
tết, hội nghị...Cụ thể như sau:

6


3.1.TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT CẮM HOA TRÊN THẾ GIỚI
GV giới thiệu: Nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác
nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên
nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật này bắt nguồn từ 3 nơi khác
nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây
Phương.
*Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc
Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Bên cạnh việc
trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời.
Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoa, nghệ thuật
cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến "hoa đức". Theo họ, hình dáng,
màu sắc và mùi hương chỉ là "hữu hình"; còn "hoa đức" thì lại trừu tượng,
thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để
so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những
để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều này đã trở thành một đặc
tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.

*Nghệ thuật cắm hoa Tây Phương
Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải
và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật
cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây
vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm
2000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã
có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên
trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm
hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích
của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này.
Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thô sơ: vừa không có vẻ
đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh
nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường
dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những
vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung
thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương,
kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đổi qua từng thời
đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong
lẵng..
Nhìn chung nghệ thuật cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đường bệ,
dùng hoa nhiều, bình to.
*Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản
Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với
nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ
thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống.

*

I
K

E
B
A
N
A
-

7


NGHỆ THUẬT CẮM HOA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT (Ở phần
này giáo viên thuyết minh kết hợp với trình chiếu hình ảnh trên máy
chiếu.)
Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Họ
chú trọng chủ yếu vào đường nét và sự hài hòa của các loài hoa. Ngh ệ
thuật Ikebana thường được biết đến dưới cái tên Kadou - Hoa đạo. Loại
hình nghệ thuật này đã xuất hiện hơn 600 năm ở Nhật Bản và là m ột trong
những loại hình nghệ thuật truyển thống nổi tiếng trên thế giới .

Quan sát về hình ảnh cắm hoa này chúng ta có th ể th ấy rõ ngh ệ thu ật
đặc trưng của Nhật Bản về cách sắp xếp bố trí các loại hoa khá gi ản đ ơn
và chỉ hướng đến làm nổi bật ba yếu tố tượng tr ưng chính là tr ời, đ ất và
con người.

Nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản và đặc biệt là nghệ thuật cắm hoa
Ikebana đòi hỏi người nghệ nhân phải có con mắt thẩm mỹ nh ất định, m ột
bàn tay khéo léo, quan trọng nhất là khả năng sáng tạo. Ikebana không ch ỉ
đơn thuần áp dụng các quy tắc, biểu trưng cơ bản mà còn cần t ới đ ộ nh ạy
bén của người nghệ nhân để mang lại sự cách tân trong từng tác ph ẩm.
*Triết lý tiềm ẩn trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay
cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, th ẳng đ ứng, nhóm
thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm th ứ ba ng ược l ại,
nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính
trong bình hoa hay lẵng hoa là th ứ tượng trưng cho Tr ời – Đ ất – Ng ười
(Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách c ắm hoa đ ược t ạo
nên.
8


*Phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana
Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật cắm hoa Ikebana là tượng trưng
cho Trời - Đất và Con người, và Ikebana phải thể hiện được s ự hài hòa c ủa
3 yếu tố đó. Có 5 phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana nh ư sau:
+Rikka
Đây là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ bi ến cho
đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của ki ểu cắm
hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa c ắm trong bình ở t ư
thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có
7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và nh ững s ự v ật khác
trong tự nhiên.

+ Shoka
Đây là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có
nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đ ơn gi ản
nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm đ ược. M ột
bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành ph ần: Ten, Chi và Jin
nghĩa là Trời, Đất và Con người.

+Moribara

Moribara có nghĩa là “hoa chất đống” hoàn toàn khác v ới ki ểu hoa
thẳng “đứng” truyền thống. Moribana là phong cách cắm hoa trên nh ững
9


cái đĩa bẹt, ding hoa, cây, lá, quả và cả n ước đ ể sáng t ạo nên nh ững hình
ảnh độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại. Sự sáng tạo này đã d ẫn đ ến vi ệc
hình thành nghệ thuật Ikebana hiện đại. Moribana - một dạng th ức m ới
của Ikebana xuất hiện giữa sự kết hợp của phong cách Ikebana truy ền
thống và phong cách phương Tây.

Đặc điểm của phong cách Moribana là hình dáng tự nhiên v ới vô s ố
những bông hoa tuyệt mỹ. Đối với truyền thống cắm hoa t ừ lâu đ ời,
Moribana thực sự là bước đổi mới mạnh mẽ và được s ử dụng nhi ều trong
việc trang trí phòng theo phong cách phương Tây.
+Chabana

Một kiểu (cắm hoa) gần gũi với triết lý Thiền nhất, rất đ ơn gi ản và
không gò bó.Đây là một phong cách đơn giản ch ỉ v ới hoa và l ọ. Toàn b ộ ý
tưởng là nhằm để nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của hoa. Phong cách
Chabana sử dụng một bình hoa cao với rất ít vật liệu. Nh ững lo ại hoa đ ơn
giản, có màu sáng được coi là thích hợp. Phong cách này s ử dụng nh ững kỹ
thuật tinh tế để tạo ra vẻ đẹp tự nhiên đơn giản mà nên th ơ.
+Jiyuka

Đây một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ nh ững chuy ển
hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng
buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử
10



dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một
phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghi ệp và đô th ị hóa
nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào nh ững năm 1920.
Ngày nay, Ikebana đã lan rộng ra trên toàn thế giới và tr ở thành m ột
bộ môn nghệ thuật thu hút được sự yêu thích của những người yêu cây
cảnh và yêu nghệ thuật. Ikebana mang hơi thở, sức sống tinh túy c ủa Nh ật
Bản và trở thành cầu nối văn hóa của các nước trên thế giới với Nh ật Bản.
Nếu có hứng thú với Ikebana, các em sau này nếu có điều kiện hãy tham gia
tour du lịch Nhật Bản để tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật tinh tế này nhé!
Sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên th ế giới
và nghệ thuật cắm hoa Ikebana, giáo viên hướng dẫn các em cắm hoa d ạng
nghiêng trong SGK để các em nắm rõ về quy trình cắm hoa tr ước khi th ực
hành.
3.2.HƯỚNG DẪN CÁCH CẮM HOA DẠNG NGHIÊNG.
a. Dạng cơ bản.
*Sơ đồ cắm hoa.
GV. Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng trên máy
chiếu hoặc SGK ( Hình 2.28,tr59)

GV: Yêu cầu học sinh so sánh với sơ đồ cắm hoa dạng th ẳng đ ứng
(h2.24 SGK tr 57.) và nhận xét về vị trí và góc độ cắm các cành chính ở
dạng nghiêng.
HS nhận xét và giáo viên hướng dẫn về quy trình cắm hoa dạng
nghiêng như sau:
* Quy trình cắm hoa.(HS nghe GV hướng dẫn quy trình cắm hoa và
quan sát hình ảnh trên máy chiếu)
- Vật liệu, dụng cụ: Hoa hồng, lá dương xỉ, bình thấp, đế ghim hoặc mút
xốp.
- Quy trình cắm hoa:

+ Cắm cành , dài khoảng 1,5(D+h), nghiêng 450(h2.29a)
+ Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng 15 0
hơi ngả ra phía sau(h2.29b)
11


+ Cắm cành
trước (h2.29c)

, dài khoảng 2/3 cành

, nghiêng 750, hơi ngả ra phía

+ Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính và che kín miệng
bình.
Chú thích: D là đường kính lớn nhất của bình (h2.29d).
h là chiều cao của bình.
Cành chính thứ nhất kí hiệu:
Cành chính thứ hai kí hiệu:
Cành chính thứ ba kí hiệu:
Cành phụ kí hiệu: T
b. Dạng vận dụng.
* Thay đổi góc độ của các cành chính.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.30 trên máy chi ếu ho ặc
trong SGK tr 61 và nhận xét về góc độ cắm hoa so v ới d ạng c ơ b ản có gì
khác biệt. Vật liệu và dụng cụ cắm hoa có thể thay bằng loại hoa, lá nào
khác để cắm dạng này?

12



Sau khi HS nhận xét giáo viên rút ra kết luận.
*Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đổi độ dài của cành chính .
(h 2.31SGK tr 61).
- Vật liệu, dụng cụ.
+ 2 nhánh hoa lan;
+ nhánh rau cảnh;
+ 1 nhánh lá măng;
+ Bình cao,hình tròn.
- Quy trình cắm hoa:
+ Cắm cành có chiều dài = 2(D+h), nghiêng 750
+ Cắm cành có chiều dài =3/4 cành , nghiêng 450
+ Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.

Hình 2.31SGK tr 61

Trên đây là cách cắm hoa dạng nghiêng. Về nhà các em sẽ tìm hi ểu
thêm về hai dạng cắm hoa thông dụng khác đó là cắm hoa dạng th ẳng
đứng và cắm hoa dạng tỏa tròn.
Sau khi hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các dạng c ắm hoa c ơ b ản,
thông dụng theo SGK giáo viên hướng dẫn các em làm bình cắm hoa t ừ v ật
liệu nhựa: vỏ chai cocacola, pépi, vỏ chai dầu ăn, tre, n ứa...đ ể các em th ực
hành cắm hoa vào tiết sau.
3.3. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÌNH CẮM HOA
Ở phần này giáo viên sẽ thuyết minh từng bước làm bình c ắm hoa k ết
hợp với việc trình chiếu hình ảnh trên máy chiếu để các em tiện theo dõi
và dễ dàng thực hiện
*Các em cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Vỏ chai nhựa (vỏ chai pepsi, vỏ chai cocacola, vỏ chai dầu ăn...)
- Kéo,dao.

- Bút, thước (nếu cần)
13


Cách làm:
*Bước 1:Cắt bỏ phần hình chóp phía trên của vỏ chai nhựa, chỉ lấy
phần ống thẳng ở dưới. Đường cắt bằng miệng, không lượn cao thấp
Các em có thể cắt bỏ phần chóp chai rồi mới cắt sửa cho bằng miệng
phần còn lại cũng được.

*Bước 2:Cắt những đường song song dọc theo thành chai, tạo thành
những dải nhựa nhỏ đều nhau, mỗi dải rộng gần 1cm, dài tùy ý, càng dài
thì miệng lọ sẽ càng được gấp xòe rộng

Nếu không thạo cắt những dọc dài đều khắp thành chai nh ư thế này,
bạn cần dùng thước kẻ vẽ trước cho đều rồi cắt theo đường vẽ, các dải
nhựa càng được cắt đều thì sau này đan cài miệng lọ càng đẹp .
*Bước 3:Khẽ đẩy ngửa các dải nhựa chĩa ra phía ngoài, dùng tay ấn
đều vào phần tiếp giáp của dải nhựa với phần vỏ chai không cắt.
   Rồi úp ngược chai xuống, ấn nhẹ cho phần miệng chai xòe đ ều các
dải nhựa ra xung quanh, giữ một lúc lâu để các dải nhựa tạo thành nếp
vuông góc với thành
14


Khi lật cho chai đứng trở lại mà miệng lọ xòe đều giữ nếp nh ư trên
hình là được.

*Bước 4:Các dải nhựa sẽ được đan cài thành miệng lọ. Bạn gập xuống
và chếch chéo sang trái một dải nhựa, đầu dải nh ựa đ ược cài so le qua 3

dải kế cạnh nó ở bên trái và dừng lại ở gốc của dải nh ựa th ứ 3.

Dải nhựa thứ 2 đứng ngay bên phải dải nhựa thứ nhất đã gập cũng sẽ
được gập và gài so le tương tự. Cứ gài luân phiên liên tiếp nh ư th ế bạn sẽ
thấy các dải nhựa tạo thành hình miệng lọ khá sinh động.
Chú ý gài các dải nhựa cuối cùng cẩn thận đ ể kh ỏi bung các m ối gài
trước.
*Bước 5: Chỉnh lại các mối gài cho đều đặn và chắc chắn, bạn th ấy
miệng lọ đã được thu nhỏ lại so với độ xòe rộng ban đầu của các dải nhựa,
hơn nữa chúng đan cài tạo hình khá đẹp.Với vẻ trong suốt nh ư lọ th ủy tinh
15


và phần miệng lọ đan cài linh hoạt mà chỉ chai nhựa mới làm được, bạn có
thấy việc tái chế chai nhựa thành lọ hoa là khá hữu ích và đẹp mắt:

 

Hãy tự làm cho mình những lọ hoa độc đào từ các loại vỏ chai khác
nhau nhé! Chúc các em thành công!
3.4. THỰC HÀNH LÀM BÌNH CẮM HOA.
Sau khi đã hướng dẫn chi tiết về cách làm bình cắm hoa nh ư trên, giáo
viên cho HS thực hành làm bình cắm hoa.Trong quá trình các em làm bình
cắm hoa, giáo viên quan sát và cùng thực hành với các em.

Học sinh lớp 6A trong giờ thực hành làm bình cắm hoa

Sản phẩm: Bình cắm hoa của Sản phẩm: Bình cắm hoa của
Huệ Chi-lớp 6A
em Lê văn Hoàng –lớp 6A


16


Sản phẩm: Bình cắm hoa của Sản phẩm : Bình cắm hoa
em Hoàng Thu Huyền - lớp 6A
của tập thể lớp 6B
GV: Tập hợp các sản phẩm của các em để đánh giá, nhận xét, cho
điểm.
3.5. THỰC HÀNH CẮM HOA.
Sau khi đã làm xong các bình cắm hoa, giáo viên h ướng d ẫn h ọc sinh
cắm hoa. Các em được lựa chọn các loại hoa sẵn có ở địa ph ương hoặc mua
để thực hành cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt trang trí góc h ọc t ập,
kệ sách, phòng ăn, bàn tiếp khách ...
Phần thực hành cắm hoa này sẽ thực hiện trong 2 tiết (Tiết 33.34).
-Tiết 33: GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng nghiêng (dạng cơ bản).
-Tiết 34: GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng nghiêng (dạng vận dụng).
Sau khi các em cắm xong hai dạng cắm hoa trên giáo viên giành một ít
thời gian trong 2 tiết thực hành cho các em lựa chọn một s ố b ạn c ắm hoa
sáng tạo, hướng dẫn các em tập cắm hoa theo phong cách Ikebana (Nh ật
Bản) – Phong cách Chabana và cắm hoa dạng tỏa tròn mà các em đã nghiên
cứu cách cắm ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Còn lại cách cắm hoa dạng thẳng đứng các em tập c ắm ở nhà.
*Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cắm hoa.
+ Hình ảnh về chuẩn bị vật liệu dụng cụ cắm hoa của 2 lớp 6A,6B
Trường THCS BA Đình.

*Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cắm hoa .
+ Hình ảnh GV hướng dẫn HS lớp 6A cắm hoa dạng nghiêng (dạng cơ
bản).


17


+Hình ảnh GV hướng dẫn HS lớp 6B cắm hoa dạng nghiêng (dạng vận
dụng)

*Bước 3: GV nghiệm thu sản phẩm của các lớp.
+ Sản phẩm bình hoa của lớp 6A. (Cắm hoa dạng nghiêng- d ạng c ơ
bản).

+ Sản phẩm bình hoa của lớp 6B. (Cắm hoa dạng nghiêng – dạng vận
dụng)

18


*Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
GV cho HS nhận xét chéo giữa các tổ trong lớp để các em rút ra đ ược
kinh nghiệm cắm hoa cho bản thân, sau đó giáo viên kết luận, cho đi ểm.
Sau khi hướng dẫn các em thực hành cắm hoa theo hai dạng trên giáo
viên giành một ít thời gian còn lại hướng dẫn các em cắm hoa theo phong
cách Nhật Bản và cắm hoa dạng tỏa tròn như đã giới thiệu ở trên.
*Hình ảnh GV hướng dẫn HS cắm hoa dạng tỏa tròn và c ắm hoa
theo phong cách Chabana (Nhật Bản) ở cuối mỗi tiết th ực hành c ắm
hoa.

+ Sản phẩm bình hoa lớp 6A (Cắm hoa dạng tỏa tròn).

+ Sản phẩm bình hoa được cắm theo phong cách Chabana( Nh ật Bản)

của các em HS lớp 6A- Trường THCS Ba Đình.
19


*Bước 5: GV dặn dò HS về nhà tập cắm hoa theo dạng th ẳng đ ứng và ti ếp
tục học cắm hoa theo phong cách Nhật Bản.
4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Qua 4 tiết thực hành cắm hoa, tôi đã mạnh dạn đưa ra phương án cho
các em tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên thế giới cùng với việc tìm hiểu một
số dạng cắm hoa cơ bản trong bài thực hành và hướng dẫn các em làm bình
cắm hoa trước khi thực hành cắm hoa. Số tiết không hề thay đổi nhưng hiệu
quả rất tốt. Cụ thể:
- Đối với việc tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên thế giới, nhất là
nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản , các em vô cùng h ứng thú và ng ưỡng
mộ nghệ thuật cắm hoa của họ. Nhiều em xem hình ảnh trình chiếu trên
máy chiếu về nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, các em trầm trồ khen ng ợi.
Nhiều em mong muốn mình cũng cắm được những bình hoa như th ế.
- Ở phần hướng dẫn làm bình cắm hoa: Các em chuẩn bị vật liệu,
dụng cụ thực hành rất đầy đủ như : vỏ chai cocacola, vỏ chai pep si, v ỏ chai
dầu ăn, kéo, dao cắt, keo, giấy màu...Trong quá trình thực hành các em làm
rất tích cực, chăm chú, thích thú. Sau tiết thực hành, m ỗi em làm đ ược cho
mình một bình cắm hoa tuy đơn giản, chưa thật đẹp, còn mộc mạc nh ưng
em nào cũng cảm thấy vui. Có lẽ đây cũng được xem là m ột thành công
trong tiết thực hành.
- Ở phần thực hành cắm hoa: Hầu hết các em đều rất chăm chút, t ỉ
mỉ, và thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của mình khi cắm những lọ hoa. Mặc
dù cách cắm còn đơn giản, vụng về nhưng cũng thật đáng yêu. Đó là s ự c ố
gắng của các em. Khi nhìn những bình hoa của mình, đ ược cô giáo khen,
khích lệ, em nào cũng cảm thấy vui và hạnh phúc.
Bản thân giáo viên khi áp dụng SKKN này vào quá trình giảng dạy cũng

có nhiều băn khoăn nên cũng đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu qua nhiều
20


kênh thông tin khác nhau để có một SKKN hiệu quả nhất. Việc thực hiện áp
dụng SKKN được thực hiện một cách nghiêm túc nên đã đạt được một số kết
quả nhất định.
*Đánh giá kết quả sau khi dạy xong tiết thực hành.
Thái độ
Năng lực sáng tạo
Yêu thích
Không yêu thích
Lớp
Sĩ số
cắm hoa
cắm hoa
SL
%
SL
%
SL
%
6A
26
22
84,6
4
15,4
12
46

6B
24
20
83,3
4
16,7
10
41,6
Như vậy so với số liệu khảo sát ban đầu thì sau khi thực hành thái độ
yêu thích cắm hoa của học sinh đã tăng lên: lớp 6A từ 66,5% lên 84,6%; l ớp
6B từ 58,3% lên 83,3%. Năng lực sáng tạo trong th ực hành tăng so v ới t ỉ l ệ
ban đầu:lớp 6A tăng từ 38,4% lên 46%; lớp 6B tăng t ừ 29,2% lên 41,6%.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Từ thực tế giảng dạy, qua việc làm SKKN thực hành cắm hoa ở môn công
nghệ 6 thì tôi thấy rằng vai trò của mỗi người giáo viên là rất quan tr ọng.
Muốn có một gìờ thực hành thành công thì người giáo viên ph ải đầu t ư
thời gian, công sức soạn bài, chuẩn bị công phu các bước lên l ớp. Trong gi ờ
thực hành cần áp dụng mềm dẻo các phương pháp, không nên áp dụng
cứng nhắc một phương pháp nào. Trong quá trình th ực hành giáo viên
đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn để các em chủ động, sáng tạo. Có nh ư vậy
giờ thực hành mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra khi các em thực hành phải luôn động viên, khích l ệ, khen ng ợi
các em dù kĩ năng thực hành của các em chưa tốt, sản phẩm còn đ ơn gi ản.
Khi hoàn thành sản phẩm thực hành phải chấm điểm, thậm chí khích l ệ
bằng điểm cao để lần sau các em làm tốt hơn.
SKKN “Hướng dẫn thực hành cắm hoa trong môn công ngh ệ 6
(Tiết 31-34) ở trường THCS Ba Đình” cũng chỉ là bước khởi đầu để các
em hình thành những ý tưởng, ước mơ, hoài bão lớn lao h ơn. Các em không
chỉ dừng lại ở việc biết cắm hoa trang trí cho ngôi nhà của mình vào d ịp l ễ

tết mà các em có thể tham gia những cuộc thi cắm hoa, tr ở thành ngh ệ sĩ
nhí cắm hoa, cắm hoa trong các lễ hội, hội nghị...
Các em không chỉ biết làm những bình hoa từ chai nhựa mà các em còn
biết vận dụng một số vật liệu như bìa cotton, tre, nứa ... để làm bình cắm
hoa, phát triển thành mô hình rộng hơn ở địa phương nếu các em có những
hoài bão lớn.
Sau SKKN này mong ước của tôi cũng muốn các em có đ ược nh ững
buổi ngoại khóa, những cuộc thi để các em có thể tập cắm hoa theo phong
cách Nhật Bản mà tôi đã giới thiệu cho các em.
2. Kiến nghị.
21


- Học sinh cần mạnh dạn thể hiện sở thích cắm hoa và phát huy s ự
sáng tạo, khéo léo, thay đổi nhận thức rằng môn công nghệ là môn ph ụ đ ể
có thái độ học tập tích cực hơn.
- Gia đình cần quan tâm đến sở thích cắm hoa, tạo đi ều ki ện cho các
em có đủ vật liệu cần thiết để thực hành cắm hoa. Cần nhận thức đầy đủ
về vai trò của môn công nghệ, tạo điều kiện cho các em h ọc t ập và th ực
hành để rèn kĩ năng sống.
- Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đế việc xây d ựng c ơ
sở vật chất Nhà trường có đầy đủ phòng học chức năng dành riêng cho các
tiết thực hành để tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
- Ban giám hiệu Nhà trường kết hợp với Liên đội trong Nhà tr ường t ổ
chức các cuộc thi cắm hoa cho học sinh trong các ngày l ễ l ớn, các ho ạt
động ngoại khóa để tạo sân chơi bổ ích và ý nghĩa đối với học sinh.
Bản thân tôi là một giáo viên không chuyên trong việc d ạy môn công
nghệ nhưng trong quá trình được phân công dạy thêm một số tiết thì tôi
thấy dạy môn công nghệ rất ý nghĩa và tôi rất thích cắm hoa, muốn
truyền đam mê đó cho các em học sinh. Trong quá trình làm SKKN còn có

nhiều hạn chế nên rất mong sự đóng góp ý kiến t ừ đồng nghiệp, ý kiến ch ỉ
đạo từ các cấp lãnh đạo ...để bản thân tôi học hỏi và rút kinh nghi ệm
nhiều hơn trong quá trình giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA
Ba Đình, ngày 08 tháng 04 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

Nguyễn Thị Hà

1. Nghiên cứu bài: “Cắm hoa trang trí”, “Thực hành cắm hoa”, SGK
công nghệ 6.Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - 2014.
2. Nghiên cứu phương pháp giảng dạy môn công nghệ 6, SGV công
nghệ 6. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - 2013.
3. Sách “Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản theo phong cách
Ikebana”(Uyên Nhi). Nhà xuất bản Mĩ thuật - 2014.
4. Sách “Nghệ thuật cắm hoa theo phong cách Đông Tây”( Thiên Kim).
Nhà xuất bản Mĩ thuật - 2011.
5. Sách “Cắm hoa đơn giản”( Nhiều tác giả). Nhà xuất bản Ph ương
Đông- 2010.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP

CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Ba Đình.

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Một số phương pháp nâng

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Cấp huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


C

2010 –
23


×