Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học quảng châu thành phố sầm sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.39 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SẦM SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU, THÀNH PHỐ
SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chi
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường TH Quảng Châu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý

SẦM SƠN, THÁNG 4 NĂM 2019

1


MỤC LỤC
Nội dung
1. Lí do chọn chủ đề SKKN:
2. Tình hình thực tế liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở
Trường tiểu học Quảng Châu.
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Quảng Châu
2.1.1. Điều kiện KT-XH:
2.1.2. Đặc điểm nổi bật
2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường TH Quảng
Châu.
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.2. Một số tồn tại:


2.2.3. Nguyên nhân:
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới quản lý
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Quảng Châu.
2.4. Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan
đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu.
2.5. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lí giáo dục về quản lý
giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu.
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong
công việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường TH Quảng Châu.
3.1. Mục tiêu của nhà trường năm học 2018 - 2019 trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh:
3.2. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần tới
3.3. Các hoạt động tơi dự kiến thực hiện trong vịng 3 tháng tới
3.4. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong 1 năm sau tập huấn
3. Kết luận và kiến nghị :
3.1.Kết luận:
3.2.Kiến nghị :

Trang
1
2
2
2
3
3

3
4
5
7

10
10
13
14
15
16
20
20
20

2


1. Lí do chọn đề tài:
“Tiên học lễ, hậu học văn” là kinh nghiệm sâu sắc về giáo dục đạo đức cho
học sinh của ông cha ta tự ngàn xưa, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và
phát triển tốt các tri thức và kỹ năng về mặt nhân cách, đạo đức. Ngày nay, phương
châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục đạo đức trong các nhà trường, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học,
phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng.
Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống
xã hội sẽ khơng phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...” và “Có tài khơng
có đức chỉ là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó “. Bởi
vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa
có tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh
niên, học sinh ở mọi lứa tuổi, cũng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thơng.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng cách mạng cho đời sau,
Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ cả về đức
lẫn tài, trong đó có đặc biệt quan tâm bồi dưỡng cho các thế hệ học sinh đang ngồi
trên ghế nhà trường, coi đây là vấn đề trọng yếu trong chiến lược trồng người. Đảng

ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng
yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà
trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”. Nghị quyết 29/NQ - TƯ Nghị quyết
Hội nghị BCHTW lần thứ 8 khóa XXI cũng đã nêu: “Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học”.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong cơng cuộc đổi mới sâu
sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với
cơng cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển
kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo
dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa
số thanh niên và học sinh như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập
thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm
vào đó, sự du nhập văn hố phẩm đồi trụy thơng qua các phương tiện như phim ảnh,
games, mạng Internet... làm ảnh hưởng tới những quan điểm về tình bạn, tình yêu
trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là những em chưa được trang bị đầy
đủ các kỹ năng sống cần thiết.
Đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo, Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII nhấn
mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy
thối về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng
cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức cơng dân và lịng yêu nước, chủ nghĩa Mác
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh... tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã
hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.

3



Mặt khác, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” đã và đang triển khai rộng rãi trong mọi tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân
dân, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề giáo dục con người có đạo đức.
Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho
thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng cũng là một
trong những nhiệm vụ giáo dục cơ bản hiện nay của trường tiểu học. Mặt khác, giáo
dục đạo đức là một quá trình phức tạp, nhất là thực tiễn cuộc sống hiện nay rất đa
dạng, nhiều hiện tượng xã hội tiêu cực trái ngược với những gì các em được học gây
ảnh hưởng xấu đến giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Với đặc điểm tâm sinh lý
học sinh tiểu học còn nặng tư duy cụ thể “hay làm theo, hay bắt chước”, một tấm
gương Hồ Chủ Tịch vĩ đại về nhân cách đạo đức thông qua các việc làm nhỏ, cử chỉ,
hành động cụ thể là bài học thiết thực nhất với các em.
Trường Tiểu học Quảng Châu, thành phốSầm Sơn, tỉnh Thanh Hố cũng khơng
đứng ngồi thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn,
lo kiếm tiền, lại đi xa, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng
loạt các hàng quán mọc lên với đủ loại các trò chơi từ đánh xèng, bi - a, games, chát...
để móc tiền học sinh, cùng với nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu kém về
đạo đức của nhà trường ngày càng tăng. Giáo viên thì phần lớn dành thời gian cho
việc dạy học 2 mơn cơ bản Tiếng Việt, Tốn nên một mặt nào đó đã góp phần làm ảnh
hưởng chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như đã phân tích, tơi mạnh dạn
đề xuất: “Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học
Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá” làm sáng kiến kinh nghiệm
nhằm thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong trường tiểu học nơi tơi đang cơng tác.
2. Tình hình thực tế liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở
Trường tiểu học Quảng Châu.
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Tiểu học Quảng Châu
2.1.1. Điều kiện KT-XH:
Sầm Sơn là một thành phố du lịch biển gồm 11 xã phường. Kinh tế chủ lực là

2 ngành dịch vụ du lịch và đánh bắt thuỷ hải sản. Trình độ dân trí của lớp người
trưởng thành cịn ở mức rất khiêm tốn. Nền kinh tế tuy phát triển nhưng không đồng
đều. Những năm gần đây ngành du lịch đã phát triển mạnh nên kinh tế của thành phố
nói chung, phường Quảng Châu nói riêng đã có bước tăng trưởng, các chỉ tiêu kinh tế
đều tăng cao; văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân ổn định và có bước phát triển, trình
độ dân trí ngày một được nâng cao.Vì vậy ngành giáo dục của thành phố đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh và
cộng đồng dân cư trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
2.1.2. Đặc điểm nổi bật
Quảng Châu là một một phường nằm ở phía Tây Bắc của thành phố, với quy
mô dân số và hệ thống giáo dục đầy đủ: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và một
trường THCS và cũng là một địa bàn có nghề về đánh bắt thủy hải sản và nông
nghiệp của thành phố, của tỉnh. Trường tiểu học Quảng Châu là trường hạng 2.
4


Trường thành lập năm 1996 với tổng diện tích là 9745 m 2 trên một khuôn viên
rộng rãi, cao ráo và thống mát. Trường có hệ thống cây cổ thụ đẹp nhất. Khung cảnh
sư phạm xanh - sạch - đẹp. Quy mô nhà trường hàng năm giữ mức ổn định gồm 2225 lớp học với trên 800 học sinh. Hiện nay, trường có 36 cán bộ - giáo viên - nhân
viên ( 31 trong biên chế và 6 hợp đồng ). Tập thể sư phạm nhà trường đồn kết, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong độ
tuổi trẻ (40 trở xuống chiếm 91%.). Đội ngũ GV, đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn và
75% trên chuẩn về trình độ chun mơn; tuổi đời cịn trẻ, nhiệt tình trong cơng tác.
Cán bộ quản ln nhiệt tình, bám lớp, bám trường trong mọi hồn cảnh, hiệu quả
cơng việc ngày càng được nâng lên.
Năm 2005 trường được công nhận đạt trường Chuẩn quốc gia MĐ1. Năm 2012
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Năm 2018 trường đước công nhận chuẩn MDD2 lại và
tham gia đánh giá ngoài đạt cấp độ 3. Hàng năm trường đều có giáo viên và học sinh
đạt giải trong các kỳ thi do cấp trên tổ chức. Nhiều năm liên tục trường đạt danh hiệu

trường tiên tiến.
2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức ở trường TH Quảng
Châu.
2.2.1. Kết quả đạt được:
Chất lượng giáo dục của nhà trường hàng năm được nâng lên một cách rõ rệt.
Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm. Tỉ lệ học sinh thực hiện đầy
đủ các yêu cầu về kiến thức kỹ năng; phẩm chất; năng lực ngày một tăng cao.
Năm học 2017 - 2018 đến học kì 1 năm học 2018 - 2019 nhà trường đạt được kết
quả như sau:
Năm học
2017-2018
Kì 1: 2018-2019

Tổng số
HS
705
805

Đạo đức (%)
HT tốt
SL
451
527

%
64%
65,5%

Hồn thành
SL

254
278

%
36,0
34,5%

Chưa HT
SL

%

2.2.2. Một số tồn tại:
Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh còn những tồn tại
như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm
tình hình mà trường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; nội dung các hoạt
động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục đạo
đức chưa được tốt, học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp
trong việc rèn luyện bản thân; giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ trong thực hiện công tác giáo dục đạo
đức học sinh; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc cịn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính
động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; giáo viên chủ nhiệm còn chưa xây dựng
được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu
tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực hiện nội quy của học sinh chưa cao,
nhiều em thường xuyên vi phạm. Mặt khác, tài liệu dạy học mơn Đạo đức cịn nhiều
bất cập - nội dung cứng nhắc chưa phù hợp với nhiều vùng miền..., phương pháp dạy
học còn nặng về áp đặt, chủ yếu mới dừng lại ở việc giáo dục tri thức cho học sinh
5



mà chưa chú trọng giáo dục hành vi đạo đức và kỹ năng sống, hình thức tổ chức dạy
học cịn đơn điệu, các tiết học hầu như được tiến hành trong khuôn khổ 35 phút tại
lớp học. Việc đánh giá kết quả học tập mơn Đạo đức nặng về hình thức - hoàn thành
tốt và hoàn thành, chưa hoàn thành trong đó, ranh giới giữa "hồn thành tốt" " Hồn
thành" và "chưa hồn thành" khơng rõ ràng, thậm chí một số "chứng cứ" chưa mang
tính giáo dục, chưa thuyết phục. Thực hiện đánh giá năng lực và hình thành phẩm
chất học sinh học sinh theo thông tư 22/2016 của Bộ Gi dục& Đào tạo cũng thiên
về động viên, khuyến khích học sinh nhiều, chưa có các tiêu chí thể hiện yêu cầu cao
đối với học sinh trong hình thành nhân cách đạo đức.
2.2.3. Nguyên nhân:
2.2.3.1. Nguyên nhân kết quả đạt được:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục nhất là cơ sở vật chất của
nhà trường ngày càng được bổ sung theo hướng đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu công tác
giáo dục, giảng dạy. Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có bản lĩnh chính
trị vững vàng, tận tâm, tận tụy với nghề, có trình độ chun môn, nghiệp vụ và năng
lực sư phạm vững. Tập thể nhà trường đoàn kết, thống nhất nỗ lực, cố gắng, khắc
phục mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới
của sự nghiệp giáo dục.
Học sinh chăm ngoan, ý thức học tập, rèn luyện tốt. Phần lớn phụ huynh nhà
trường đã có nhận thức tốt về giáo dục, chăm lo đến việc dạy dỗ, học hành của con
em.
2.2.3.2. Nguyên nhân tồn tại:
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và
của học sinh Tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của nhiều nguyên
nhân như: Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các nhà trường là kết
quả học tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình
đa phần do trình độ dân trí ở địa phương chưa đều, nhận thức còn hạn chế nên nhiều
phụ huynh chưa biết giáo dục con; do nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay thiếu kinh
nghiệm trong thực hiện biện pháp giáo dục, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công

tác chủ nhiệm. Nhiều cán bộ, giáo viên chưa thực sự tập trung vào công tác giáo dục
đạo đức mà chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá để đạt các chỉ tiêu thi đua hàng
năm; một số giáo viên chưa thực sự nhận thức và thấy được vài trò của giáo dục đạo
đức cho học sinh; môi trường xã hội, cơ chế thị trường thâm nhập, làm ảnh hưởng
đến suy nghĩ, tạo nên những hành vi vi phạm của học sinh. Do điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học cịn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên ở trong các giờ học
thì giáo viên ít có điều kiện tổ chức các trò chơi học tập, nhà trường không thường
xuyên cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khố.
Cán bộ quản lý cịn xem nhẹ việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức; công
tác giáo dục đạo đức chưa được tuyên truyền rộng rãi trong tập thể giáo viên; chỉ đạo
sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong
trường chưa tốt; hoạt động của Đoàn thanh niên trong giáo dục đạo đức chưa thật sự
toàn diện và hiệu quả; thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức nhà trường còn nhiều
hạn chế; việc đánh giá, khen thưởng chưa kịp thời còn nhiều bất cập,…
6


2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn để đổi mới quản lý công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Quảng Châu.

7


2.3.1. Những điểm mạnh:
- Đội ngũ CBQL có trình độ chun mơn và năng lực quản lý
tốt, có khả năng tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của giáo
dục.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trình độ chun môn, nghiệp
vụ sư phạm vững, tâm huyết với nghề.


2.3.2. Những điểm yếu:
- Cán bộ quản lý chú trọng nhiều công tác giáo dục kiến thức
kỹ năng, chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức nên chỉ đạo
sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và các lực
lượng giáo dục trong trường chưa tốt.
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội còn hạn
chế về năng lực tổ chức các HĐNGLL, các hoạt động tập thể
nên không sinh chưa được tham gia trải nghiệm nhiều các hoạt
động giáo dục đạo đức.

2.3.3. Những thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự
nghiệp giáo dục.
- Môi trường giáo dục thân thiện. Tập thể nhà trường đoàn kết,
thống nhất nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới của giáo
dục.
- Học sinh chăm ngoan, ý thức học tập, rèn luyện tốt. Phần lớn
phụ huynh chăm lo đến việc dạy dỗ, học hành của con em.

2.3.4.Những khó khăn:
- Phần lớn phụ huynh trường TH Quảng Châu là nông dân, lao
động tự do, kinh doanh dịch vụ du lịch tự phát nên đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành và phát triển đạo đức, lối
sống cho HS.
- Học sinh thuộc diện hộ nghèo cịn đơng, điều kiện kinh tế gia
đình khơng ổn định, hết mùa du lịch bố mẹ phải đi làm ăn ở xa,
gửi con cho ông bà, chú bác em thiếu sự dạy bảo của cha mẹ.
- Sầm Sơn là thành phố du lịch đang phát triển mạnh, bên cạnh

đó là mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến đời
sống tinh thần và lối sống của nhiều gia đình ở Sầm Sơn.

8


2.4. Kinh nghiệm thực tế và những việc đã làm của bản thân liên quan đến quản
lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu

9


2.4.1. Tình huống 1
TT

Mơ tả tình huống

Cách giải quyết

Thành cơng - nguyên nhân

- Ngày 23/9/2018, giáo viên dạy thay lớp
3B báo mất điện thoại trong giờ dạy.
Một học sinh ( Trần Văn A.) trong lớp
nhìn thấy bạn Phạm Văn T. lên bàn GV
nộp bài, cầm điện thoại bỏ túi quần. Hết
giờ học giáo viên mới phát hiện mất điện
thoại. Khi giáo viên hỏi cả lớp, học sinh
A. tố cáo bạn T. đã lấy, nhưng T. nhất
quyết không nhận, kiểm tra T. khơng tìm

thấy điện thoại. Giáo viên chủ nhiệm 3B
báo cáo sự việc với BGH đề nghị giúp đỡ
vì em T. cịn có tính hay lấy trộm đồ của
các bạn trong lớp và lớp khác.
Sau một thời gian BGH trực tiếp động
viên, có cương - có nhu nhưng em T. vẫn
cương quyết không nhận.
Hết giờ học buổi chiều ngày hôm sau,
GVCN và Tổng phụ trách Đội phát hiện
em A. đền lấy điện thoại tại đống gạch cũ
phía sau khu nhà hiệu bộ ( nơi không ai đi
vào và để ý tới)
- Tiền sử gia đình em Phạm Văn T: Bố
mẹ làm nghề tự do, cả bố và mẹ đều tái
hôn lần thứ 2. Anh trai T. ( con riêng của

- Sau khi nghe GVCN báo
cáo, BGH lần lượt mời
riêng học sinh A. và T. lên
trình bày lại sự việc.
- Phân công GVCN, Tổng
phụ trách Đội và bảo vệ
theo dõi chặt chẽ các hoạt
động của T. tại trường.
Đồng thời mời trực tiếp
phụ huynh đến trao đổi,
chia sẻ, tư vấn cho phụ
huynh về các biện pháp
giáo dục con tại gia đình.
- Sau khi sự việc kết thúc,

BGH nhà trường vẫn phân
công GVCN, GV bộ môn,
tổng phụ trách Đội thường
xuyên theo dõi sát các hoạt
động thường ngày của em
T. tại trường, giúp đỡ em T.

Sau sự việc mất điện thoại, ở
lớp 3B GVCN báo cáo khơng
cịn hiện tượng mất cắp đồ
dùng, sách vở như trước.
Nguyên nhân:
- BGH đã chỉ đạo các lực
lượng giáo dục trong nhà
trường(GVCN, GVBM, Tổng
phụ trách Đội) phối hợp chặt
chẽ, trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh, kịp thời
ngăn chặn các biểu hiện vi
phạm đạo đức.
- Chỉ đạo GVCN phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh học
sinh trong vấn đề giáo dục đạo
đức cho học sinh, theo dõi học
sinh khi ở nhà.

Chưa thành
công - nguyên
nhân


10


mẹ) đang ở trại cải tạo vì tội trộm cắp tài
sản.
2.4.1. Tình huống 2
TT

Mơ tả tình huống
- Học kỳ I năm
học 2018 - 2019, kiểm tra đột
xuất việc thực hiện chuyên
môn phát hiện 01 giáo viên
bớt thời lượng dạy môn Đạo
Đức, Kỹ thuật để dạy Toán.
Kiểm tra thực tế trên học
sinh, một số học sinh không
nhớ, không hiểu Năm điều
Bác Hồ dạy TNNĐ

Cách giải quyết
- Tìm hiểu
nguyên nhân GV cắt xén
chương trình mơn Đạo
đức, kỹ thuật.
- Nhắc nhở,
động viên, giúp đỡ, hỗ
trợ kịp thời.
- Kiểm tra,
theo dõi thường xuyên.


Thành công - nguyên nhân
Chưa thành công - nguyên nhân
GV chấp hành nghiêm túc
các qui định về chun mơn.
Ngun nhân:
Khơng gây khó khăn, tạo áp
lực cho GV.

Cách giải quyết

Thành công - nguyên nhân

2.4.1. Tình huống 3
TT

Mơ tả tình huống

Chưa thành cơng - nguyên nhân

11


2.5. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong quản lí giáo dục về quản lý giáo
dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhà trường trong quản lý công tác giáo dục đạo
đức chúng tôi thấy rằng các vấn đề ưu tiên để thực hiện tốt công tác này là:
Một là, CBQL và GV phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị,tầm quan trọng
của cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Hai là, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung tiêu biểu, phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học và nội dung chương trình gi dục để vận
dụng.
Ba là, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường tham gia giáo dục đạo đức học sinh.
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học được trong công
việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường tiểu học Quảng Châu
Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên
và phụ huynh học sinh về vận dụng tư tưởng Hố Chí Minh trong công tác giáo
dục đạo đức học sinh.
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các lực lượng tham gia giáo
dục học sinh về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cơng tác giáo dục đạo đức học sinh,
là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết. Vì có nhận thức đúng mới có hành động
đúng, là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện.
Hiệu trưởng phải là người trực tiếp “lên kế hoạch - tổ chức chỉ đạo thực hiện giám sát kiểm tra- xử lý kết quả “ công tác giáo dục học sinh nói chung và giáo dục
đạo đức học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà
nước, Ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo các thành viên trong Hội
đồng Giáo dục gồm phó hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, Đồn Thanh niên, Ban đại
diện Cha mẹ học sinh, … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh. Qua giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến từng học sinh tất cả những
quy định của Nhà trường về tiêu chuẩn đánh gía, những điều cấm, những điều nên
làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật. Cụ thể hóa một số chuẩn mực đạo đức mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh yêu cầu học sinh thực hiện. Thiết lập các kế hoạch phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ngồi nhà trường để thực hiện có hiệu
quả.
Hằng năm, cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09-2005/QĐ-TTg ngày
11-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình
thương- trách nhiệm“ nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia giáo
dục đạo đức học sinh về công tác giáo dục đạo đức học sinh để mỗi thầy, cô giáo tự
hồn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Cần tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt chú
trọng thực hiện chỉ thị số 23/CT-TƯ của Ban Bí thư TW Đảng về việc đẩy mạnh
tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh. Để các em nhận thức
đúng, chủ động tích cực rèn luyện đạo đức người học sinh theo tấm gương Hồ Chủ
Tịch.

12


Thứ hai, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những nội dung tiêu biểu, phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học và nội dung chương trình gi dục để
vận dụng.
Khi nói đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức, thì khơng thể khơng nhắc đến
những vấn đề quan trọng đã được Người tổng kết một cách ngắn gọn đó là: “Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vô tư”. Phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mỗi con người, tùy theo lứa tuổi mà thể hiện thành hành động cụ thể. Trong
phạm vi của đề tài, có thể tóm tắt khái quát các đức tính này như sau:
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động
với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần cịn là làm việc một cách thơng
minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì,
dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy
tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn.
Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân,
của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, khơng phơ trương hình
thức, khơng xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đơi với nhau như hai chân của con
người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng
không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc khơng lại hồn khơng. Kiệm mà
khơng cần thì không tăng thêm và không phát triển được.
Liêm: Là trong sạch, là ln ln tơn trọng, giữ gìn của cơng, của dân, không
tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Khơng ham người tâng

bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Chính: Là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.
Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng cịn
phải chính mới là người hồn hảo.
Chí cơng vơ tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị,
không màng công danh, vinh hoa phú quý;
Giáo viên phải hiểu được sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác để minh họa, dẫn chứng vào dạy học và
tổ chức các hoạt động giáo dục. Cụ thể như:
Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động
kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong kháng chiến, cả
trong hồ bình, Bác ln cân nhắc kỹ càng việc khơng đáng tiêu thì một xu cũng
khơng tiêu.
Về bữa ăn: Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công
tác địa phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà
hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, lãng phí.
Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi
vải, mũ cát, kể cả khi đi cơng tác ngồi nước.
Về ở: Bác ở một căn nhà sàn nhỏ, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng
của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức
điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…
Như vậy, tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời
13


đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử,
những phẩm chất đạo đức đó vẫn cịn ngun giá trị và được tiếp nối cho các thế hệ
mai sau. Giáo dục đạo đức học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một

việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn
hiện nay. Vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bao hàm nhiều nội dung, nhiều vấn đề,
nên đối với học sinh tiểu học đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các chẩn
mực và hành vi đạo đức giáo viên chỉ cần tập trung vào 4 đức tính đã nêu để hình
thành một số phẩm chất tiêu biểu như Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đồn kết tốt, lao động tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Ngoài định hướng lựa chọn nội dung phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh,
cán bộ quản lý cần lưu ý giáo viên vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục
đạo đức học sinh phải linh hoạt, mềm dẻo về phương pháp, đa dạng về hình thức tổ
chức sao cho học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và thoải mái, tạo động lực cho các
em tu dưỡng rèn luyện, tuyệt đối tránh sự áp đặt, gò ép và giáo điều.
Thứ ba, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tham gia giáo
dục đạo đức học sinh:
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức là tiền đề quan
trọng để các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh có tinh thần ý thức
trách nhiệm cao với thế hệ trẻ. Việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo
phương pháp sư phạm trong nhà trường là thực hiện một số công việc cụ thể như:
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện
sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ mơn, các đồn thể trong nhà trường,
giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội” nên giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được
giáo dục đạo đức học sinh là một công việc địi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết
với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch tồn diện, hợp lý. Từ việc
tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hồn cảnh
khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Địi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người
thầy đồng thời phải có tấm lịng u thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như

một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em
vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo
chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hồn thiện. Hình ảnh
người thầy ảnh hưởng khơng nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm
không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương
sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng
xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.
+ Đối với tổng phụ trách Đội: Tăng cường tích cực nâng cao chất lượng các
hoạt động Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề,chủ điểm, tạo điều kiện
5.

14


cho nhiều học sinh được tham gia như: Hội thi kể chuyện về Bác Hồ, Chúng em làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy,…. nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về
phẩm chất, đạo đức giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù
hợp chuẩn mực đạo đức. Hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động ”đền
ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn”… để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống,
đạo lý con người Việt Nam qua đó giáo dục đạo đức học sinh.
+ Đối với cha mẹ học sinh: Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có
trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với
GVCN - nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc
học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh
cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên
với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu
chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.
+ Đối với chính quyền địa phương, tổ dân phố...: Cần chú trọng xây dựng mối
quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, cơng an khu vực
và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công

văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với
chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác giáo dục đạo đức học sinh vào tiêu
chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hố - Ơng bà mẫu mực,
con cháu thảo hiền”; có đánh gía nhận xét của Chính quyền địa phương về sinh hoạt
hè của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa Nhà trường - Chính quyền địa
phương… tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngồi nhà trường thành q
trình khép kín trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
3.1. Mục tiêu của nhà trường năm học 2019 - 2020 trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh:
Thông qua quá trình dạy học và các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hình thành và
phát triển cho các em các hành vi, chuẩn mực đạo đức như: lòng nhân ái mang bản
sắc con người Việt Nam; yêu quê hương đất nước, u hịa bình, cơng bằng bác ái,
kính trên nhường dưới, đồn kết với mọi người, kính u ơng bà, cha mẹ, kính trọng
thầy giáo, cơ giáo, q mến bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn; thật thà dũng cảm,
trung thực trong học tập, lao động; lòng biết ơn những người có cơng với đất nước…
Có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với
cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định
của nhà trường, khu dân cư. Sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Biết cách
tự phục vụ, biết cách học tập.
Biết vận dụng các hành vi, chuẩn mực đạo đức vào ứng xử, giao tiếp thực tế
một cách phù hợp, đảm bảo văn hóa, văn minh.
Chỉ tiêu phấn đấu: 100% số học sinh Hồn thành tốt các tiêu chí về hình thành và
phát triển phẩm chất đạo đức. Khơng có học sinh vi phạm đạo đức.

15


3.2. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong vòng 2 tuần tới
STT Hoạt động


Kết quả cần đạt

1

Nâng cao
nhận thức cho
đội ngũ cán bộ
giáo viên và
phụ huynh học
sinh về vận
dụng tư tưởng
Hố Chí Minh
trong cơng tác
giáo dục đạo
đức học sinh.

-100% CBGV có
nhận thức đúng đắn,
đầy đủ về vận dụng
tư tưởng Hố Chí
Minh trong cơng tác
giáo dục đạo đức học
sinh.
- Phần lớn phụ huynh
nhận thức được tầm
quan trọng, vai trò
của phụ huynh trong
giáo dục đạo đức cho
học sinh


2

Xây dựng kế
hoạch hoạt

100% GV nắm được
kế hoạch hoạt động

Người phụ
trách
- CBGV
toàn
trường.
- Hội cha
mẹ
học
sinh.
Chính
quyền dịa
phương,
các tổ chức
xã hội.

Tổng phụ
trách Đội,

Điều kiện thực hiện

Khó khăn


Hướng khắc phục

BGH lập kế hoạch - tổ
chức chỉ đạo thực hiện
cơng tác giáo dục học sinh
nói chung và giáo dục đạo
đức học sinh nói riêng;
quán triệt những Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Nhà
nước, Ngành về công tác
giáo dục đạo đức học sinh
- Đối với GV:
+Tổ chức chuyên đề.
+Quán triệt việc Học tập và
làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Đối với Cha mẹ học sinh:
+ BGH tổ chức tuyên
truyền trong buổi họp Ban
đại diện Phụ huynh đầu
năm.
+ Chỉ đạo GVCN xây dựng
KH chủ nhiệm, phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh học
sinh
-Lập kế hoạch chỉ đạo tổ
chức Lễ bế giảng năm học

Do đặc thù của
thành phốDu lịch

Sầm Sơn, trong
tháng 4 là tháng
khai trương kinh
doanh du lịch nên
phần lớn cha mẹ
học sinh đang mải
đi kinh doanh,
chưa thật sự quan
tâm đầy đủ đến
học sinh, phó mặc
hồn tồn cho nhà
trường trong việc
giáo dục học sinh.

Phối hợp với chính
quyền địa phương,
với trưởng các khu
phố, các tổ chức
xã hội như Hội
phụ nữ, hội Cựu
chiến binh, Đồn
TN trong cơng tác
tun truyền như
qua Ban phát
thanh của phường,
loa tuyền thanh
khu phố, họp phu
phố,...

Kinh phí để tổ

chức các hoạt

Đề xuất với Ban
đại diện cha mẹ
16


động ngồi
giờ lên lớp, cụ
thể hóa các
hoạt động tổ
chức giáo dục
đạo đức học
sinh.

ngoài giờ lên lớp,
GV chủ động trong
việc thực hiện kế
hoạch. Linh hoạt
trong việc thực hiện
kế hoạch cá nhân

Đoàn TN

vui tươi, để tạo tâm lý
phấn khởi cho học sinh.

động NGLL có
hiệu quả.


học sinh hỗ trợ
kinh phí để tổ
chức.

3.3. Các hoạt động tơi dự kiến thực hiện trong vịng 3 tháng tới
STT Hoạt động

Kết quả cần đạt

1

Hướng
dẫn
giáo viên lựa
chọn
những
nội dung tiêu
biểu, phù hợp
với đặc điểm
tâm sinh lý
học sinh tiểu
học và nội
dung chương
trình gi dục
để vận dụng.

2

Phát huy hết
vai trị, trách

nhiệm của các
lực lượng

GV biết chủ động
lựa chọn các nội
dung tiêu biểu của
Tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh phù
hợp với đặc điểm lứa
tuổi học sinh để hình
thành hành vi chuẩn
mực đạo đức cho học
sinh thông qua hoạt
động dạy học và các
hoạt động giáo dục
khác.
Các lực lượng tham
gia chủ động, tích
cực, trách nhiệm,
nhiệt tình trong cơng

Người phụ
trách
GVCN,
GV bộ mơn,
Tổng phụ
trách Đội

Điều kiện thực hiện


Khó khăn

Hướng khắc phục

-CBQL giáo dục thấm nhuần
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh, chủ động vận dụng
sáng tạo, đổi mới trong cơng
tác quản lý nhà trường nói
chung.
-Mỗi CBGV là tấm gương
sáng về đạo đức cho học sinh
noi theo.
-Tổ chức Hội thi kể chuyện
về Bác Hồ, Chúng em làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy,….

Năng lực và
trình độ giáo
viên khơng
đồng đều nên
ảnh hưởng
đến lựa chọn
nội dung và
hình thức tổ
chức dạy học,
giáo dục

Tập trung nâng
cao chất lượng đội

ngũ CBGV

CBGV toàn
trường.
- Hội cha mẹ
học sinh.

Xây dựng tổ chức hội CMHS
vững mạnh, có mối quan hệ
thường xuyên với nhà
trường; phát huy vai trò,

Mối quan hệ,
phối hợp của
cha mẹ học
sinh với

Tăng cường công
tác tuyên truyền
trong cộng đồng
dân cư.
17


tham gia giáo
dục đạo đức
học sinh

tác giáo dục đạo đức
học sinh


- Chính
quyền dịa
phương, các
tổ chức xã
hội, tổ dân
phố

chức năng Hội CMHS động
viên, răn dạy con, cháu chấp
hành nội qui của nhàtrường,
các chủ trương của Đảng và
nhà nước.

GVCN, với
nhà trường
không thường
xuyên liên tục
vì mưu sinh
cuộc sống và
có tâm lý phó
thác cho giáo
viên, cho nhà
trường.

3.4. Các hoạt động tôi dự kiến thực hiện trong 1 năm sau tập huấn
STT Hoạt động
1

Tăng cường

quán triệt đầy
đủ quan điểm,
đường lối giáo
dục đạo đức
của Đảng, Nhà
nước

Kết quả cần đạt

Người phụ
trách
CBQL, giáo viên, Bí thư chi bộ
phụ huynh và học - Hiệu trưởng
sinh hiểu rõ quan nhà trường
điểm của Đảng, Nhà
nước, ngành giáo dục
về giáo dục đạo đức
cho học sinh nhằm
đào tạo con người
mới xã hội chủ nghĩa
như mục tiêu giáo
dục trong Luật giáo
dục đã quy định.

Điều kiện thực hiện

Khó khăn

Hướng khắc phục


Căn cứ vào tình hình đặc
điểm của nhà trường lên kế
hoạch cụ thể. Trực tiếp
truyền đạt các văn bản của
Đảng, của Nhà nước, của
ngành tới CBQL, giáo viên,
phụ huynh, học sinh và yêu
cầu giáo viên, học sinh viết
thu hoạch vào đầu năm. Trực
tiếp kiểm tra, nắm tình hình
triển khai thực hiện kế hoạch
của các bộ phận để đánh giá,
rút kinh nghiệm trong toàn
trường. Các tổ trưởng, Ban
18


chấp hành Cơng đồn, Ban
chấp hành Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo
viên chủ nhiệm căn cứ vào
kế hoạch của nhà trường xây
dựng kế hoạch thực hiện của
đơn vị, tổ chức mình phụ
trách.
2

Nâng
cao
nhận thức, vai

trị,
trách
nhiệm của các
thành viên, tổ
chức của nhà
trường trong
công tác giáo
dục đạo đức
cho học sinh.

Các thành viên trong Bí thư chi bộ
nhà trường nhận thức - Hiệu trưởng
rõ vai trị, trách nhà trường
nhiệm của mình
trong cơng tác giáo
dục và rèn luyện đạo
đức cho học sinh.
Giúp cho việc phối
hợp các lực lượng
giáo dục đạo đức cho
học sinh được tiến
hành một cách đồng
bộ, chặt chẽ và có
hiệu quả.

3

Nâng cao chất
lượng tổ chức
các hoạt động

giáo dục đạo
đức cho học

- Hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh
đạt hiệu quả.
- Học sinh thực hiện
tốt Năm điều Bác Hồ

Xây dựng kế hoạch tuyên
truyền chi tiết, phân công,
giao trách nhiệm cụ thể tới
Chi bộ Đảng, CBQL, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, phụ huynh, Đồn - Đội,
chính quyền địa phương đến
học sinh để thực hiện.

- CBGV toàn Xây dựng các kế hoạch hoạt
trường.
động cụ thể, chi tiết đảm bảo
- Hội cha mẹ thực thi.
học sinh.
- Chính

-Năng lực của
đội ngũ
CBGV.
-Kinh phí
hoạt động


- Bồi dưỡng đội
ngũ GV cốt cán
trong tổ chức hoạt
động ngoại khóa.
- Làm tốt công tác
19


4

5

6

sinh.

dạy

Xây dựng nề
nếp vững chắc
cho công tác
giáo dục đạo
đức cho học
sinh
Xây dựng mơi
trường

phạm
mẫu

mực trong nhà
trường

- Học sinh có hành vi
đạo đức chuẩn mực.
- GV tích cực, chủ
động nhiệt tình trong
thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thấy được
mơi trường học tập
an tồn và thân thiện,
những tấm gương
sáng của thầy cô và
bạn bè giúp các em
học tập, noi theo và
rèn luyện đạo đức.

quyền dịa
phương, các
tổ chức xã
hội.
GVCN,
Tổng phụ
trách Đội,
Đoàn TN,
Hội cha mẹ
học sinh
Hiệu trưởng
lập kế hoạch
tuyên truyền

cho cán bộ,
giáo
viên,
nhân
viên,
phụ huynh và
học sinh

Tổ chức tốt
việc phối hợp
giữa gia đình,
nhà trường và
các lực lượng

Học sinh có mơi
trường thuận lợi để
rèn luyện đạo đức.
Ngăn chặn kịp thời
các hành vi, thói

Mời vị đại
diện hội cha
mẹ học sinh
tham gia hội
đồng
khen

Xây dựng các kế hoạch hoạt
động cụ thể, chi tiết đảm bảo
thực thi.


ngoại khóa

xã hội hóa.

Ý thức của
đội ngũ
CBGV

Thường xuyên
động viên, tuyên
truyền khích lệ đội
ngũ giáo viên
tham gia tích cực
nhiệt tình.

xây dựng và giữ gìn cảnh
quan sư phạm, mơi trường
giáo dục xanh - sạch - đẹp,
thân thiện. Xây dựng và củng
cố khối đoàn kết nhất trong
tập thể sư phạm, bồi dưỡng
tư tưởng chính trị, đạo đức,
lý tưởng nghề nghiệp, lịng
nhân ái, tình thương u con
người, thương u học sinh,
tinh thần trách nhiệm, tôn
trọng, sẵn sàng giúp đỡ học
sinh.
Thông báo về địa phương

những học sinh cá biệt vi
phạm đạo đức, phối hợp với
địa phương, gia đình cùng
giáo dục. Phối kết hợp với
20


xã hội trong
công tác giáo
dục đạo đức
cho học sinh
của
nhà
trường.

quen vi phạm, ảnh thưởng, kỷ
hưởng xấu từ bên luật của nhà
ngoài thâm nhập vào trường. Tham
học sinh.
mưu với địa
phương đưa
kết quả xếp
loại đạo đức
học sinh làm
một
tiêu
chuẩn để xét
chọn gia đình
văn hố, xếp
loại

Đảng
viên, xếp loại
hội viên của
cha mẹ học
sinh.

công an ngăn chặn những
hành vi vi phạm đạo đức và
pháp luật của học sinh. Bàn
giao học sinh về sinh hoạt hè,
sinh hoạt tối thứ bảy tại các
địa bàn dân cư do Đoàn đội
địa phương phụ trách, nhà
trường cử giáo viên về thực
tế phối hợp thực hiện.

21


3. Kết luận và kiến nghị :
3.1.Kết luận:
Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta hiện nay địi hỏi phải có những con
người có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và chun mơn nghiệp vụ vững vàng để
đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả. Trong đó ngành giáo
dục có nhiệm vụ đào tạo ra những con người “ vừa hồng - vừa chuyên” . Như vậy, công
tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ
cao hơn, cần thiết hơn khi tồn Đảng, tồn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận
động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “. Nó sẽ là
nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.

Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó giáo dục ở
nhà trường có vai trị định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử - vinh dự và trách nhiệm mà
xã hội giao cho nhà trường. Là nhà quản lý giáo dục ở cơ sở, tôi nhận thức sâu sắc
vấn đề này và đã hồn thành đề tài Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quản lý
công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Quảng Châu thành phố Sầm Sơn.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và bạn đọc để sáng kiến này
được hồn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị :
- Đối với Bộ - Sở - Phòng GD & ĐT: Hàng năm nên tổ chức các chuyên đề,
hội thảo về Giáo dục đạo đức học sinh để cán bộ quản lý và giáo viên được tham gia
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
- Đối với UBND tỉnh, UBND thành phố, UNND phường: Cần tăng cường đầu
tư kinh phí tài chính để xây dựng và củng cố cơ sở vật chất các nhà trường theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo
dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quảng Châu, ngày 09/ 4/ 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của bản thân, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Chi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1. Nghị quyết TW2 khoá VIII
2. Nghị quyết Đại hội IX Đảng CSVN

3. Chỉ thị 40 của BCH TW Đảng CSVN
4. Luật giáo dục - NXB chính trị Quốc gia
5. Hồ Chí Minh “Về đạo đức cách mạng” - NXB giáo dục
6. Điều lệ Trường Tiểu học - NXB giáo dục
7. Nội dung các giáo trình của Trường CBQL GD & ĐT.

23



×