Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trường tiểu hoc lam sơn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
TT
A
I
II
III
IV
B
I
II
III
1
2
3
4
5

Tiêu đề
MỞ ĐẦU
Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp đã sử dụng để bồi dưỡng đọi ngũ
Chỉ đạo công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề
nghiệp, nâng cao nhận thức cho cho đội ngũ giào viên
Chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức, kiến thức kỹ
năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên



Trang
1
1
1
2
2
4
7
7
9

Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh
13
nghiệm
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng
13
giảng dạy và quản lý giáo dục
Chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học và
14
cải thiện đời sống giáo viên

6

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng đội ngũ
16
giáo viên

7


Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng

17

IV
C
I
II

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

17

1

18
19


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Từ xưa, ông cha ta đã khẳng định rằng: Giáo dục có quan hệ đến việc hệ
trọng Quốc gia, đến an nguy thịnh vong của đất nước; việc quốc tế dân sinh phải
lấy Giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi Giáo dục.
Muốn cho dân giàu, nước mạnh phải chăm lo cho Giáo dục. Chăm lo cho Giáo dục
là chăm lo cho con người, vì con người là nhân tố quyết định sự phát triển!
Chính vì lẽ đó, ngày nay, trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng và

Nhà nước vẫn luôn đặc biệt quan tâm và vẫn coi Giáo dục là: “Quốc sách hàng
đầu”. Thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung
Ương Nghị quyết về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, với mục tiêu tổng quát đó là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào
tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;
bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Là một cán bộ quản lý của nhà trường trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu
rộng toàn cầu, bản thân tôi rất băn khoăn với công tác quản lý của mình. Tôi xác
định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là nhiệm vụ
chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống các nhiệm vụ của công tác quản lý.
Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự
chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.
Với vai trò là “thủ lĩnh” trường Tiểu học, tôi suy nghĩ phải làm thế nào để
giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua,
tiếp tục duy trì danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Với suy nghĩ đó, tôi
mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên ở trường Tiểu học Lam Sơn 1 giai đoạn 2017-2020" để nghiên cứu tìm
ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu giáo
dục hiện nay.
2



II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm đề ra một số giải pháp chỉ đạo thích hợp và khả
thi về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường TH Lam Sơn 1 nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học
Lam Sơn 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1. Vị trí vai trò của người giáo viên Tiểu học.
Cố nhân có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, người thầy đã
dạy dỗ cho học sinh nên người, đã truyền thụ cho bao thế hệ học sinh những tri
thức, giáo dục đạo đức lối sống cho các em. Còn ngày nay, Đảng, Nhà nước và xã
hội coi đội ngũ giáo viên là tinh hoa, trí tuệ của dân tộc, của thời đại. Khi bàn đến
vai trò, vị trí của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, cố Thủ tướng Phạm văn
Đồng đã nói: “ Thầy giáo là nhân vật trung tâm của nhà trường, là người quyết
định, đào tạo lên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, thầy
giáo phải không ngừng phấn đấu, vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng mọi mặt để
thật xứng đáng là người thầy giáo XHCN”.
Giáo Tiểu học là người thầy đầu tiên giúp trẻ vào đời. Do đó, người thầy
phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên Tiểu học là người
thầy tổng thể, người tổ chức quá trình phát triển của trẻ ở trường Tiểu học. Nghề
đặc trưng, tính sư phạm mà người làm nghề dạy học ở bậc học khác không có

được. Công việc của người giáo viên Tiểu học rất phức tạp là phải biết vừa dạy vừa
dỗ “dạy chữ” trong mục tiêu dạy người, rèn cho các em hình thành tính cách tốt
đẹp của con người. Nghị quyết TW4 khóa VII đã nêu: “Để đảm bảo cho chất
lượng Giáo dục- Đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Vì “ Không có
thầy, không có giáo dục” (Hồ Chí Minh). Do vậy, để làm tốt nhiệm vụ của mình
thì mỗi giáo viên Tiểu học trong giai đoạn hiện nay không thể bằng lòng với những
kiến thức đã có mà phải thường xuyên rèn luyện, tự bồi dưỡng bản thân để tiến kịp
với sự phát triển sâu rộng xã hội.
Mặt khác, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đã và đang
đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nóí chung, người giáo viên nói riêng những
nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề. Dạy học không chỉ đơn thuần là truyền đạt
tri thức cho học sinh mà thông qua việc dạy chữ để dạy người, làm cho người học
3


trở thành người có nhân cách tốt. Mặt khác, chức năng của người giáo viên cũng
đã thay đổi. Trước kia, chức năng chủ yếu của người giáo viên là cung cấp cho
người học hệ thống tri thức. Song ngày nay, người giáo viên không những phải tổ
chức, hướng dẫn, điều khiển dể người học lĩnh hội hề thống tri thức khoa học phổ
thông cơ bản hiện đại, phù hợp với thực tiễn việt Nam, rèn luyện hệ thống kỹ năng,
kỹ xảo tương ứng mà còn hình thành cho người học sinh cơ sở của thế gới quan
khoa học, các phẩm chất đạo đức, phát triển tư duy sáng tạo. Để thực hiện các chức
năng của mình, người giáo viên phải thực hiện những nhiệm vụ ngày càng một đa
dạng và phức tạp hơn như:
Thứ nhất: Họ phải đảm nhận nhiều chức năng, trong đó có một trách nhiệm
rất quan trọng là lựa chọn nội dung dạy học.
Thứ hai: Việc tổ chức việc học của học sinh được thay thế cho việc truyền
thụ kiến thức đơn thuần. Nguồn tri thức xã hội được sử dụng tối đa.
Thứ ba: Yêu cầu người giáo viên Tiểu học có kiến thức và kỹ năng cần thiết
để sử dụng phương tiện dạy học hiện đại

Thứ tư: Phải có sự hợp tác chặt chẽ và xây dựng mối quan hệ giữa các giáo
viên trong trường với nhau.
Thứ năm: Người giáo viên tiểu học phải chú ý mối quan hệ với học sinh và
cha mẹ học sinh cũng như nhân dân trong cộng đồng dan cư ngày càng được thất
chặt trên cơ sở hiệu quả giáo dục.
Thứ sáu: Uy tín của giáo viên đối với học sinh và cha mẹ học sinh phải được
thay đổi trên chiều hướng trách nhiệm cao, dân chủ.
Với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội, đòi hỏi phải nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt phải coi trọng việc bồi dưỡng theo hướng
chuẩn hóa và hiện đại hóa.
2. Chức năng của giáo viên tiểu học.
Giáo viên Tiểu học là người truyền thụ tri thức của nhân loại, tinh hoa văn
hóa của dân tộc cho học sinh. Đồng thời khơi dậy ở các em truyền thống hiếu học,
tác động vào các em để các em hăng hái học tập tu dưỡng đao đức để trở thành
những người có ích. Ngày nay, các em không chỉ nắm bắt những tri thức của người
thầy mà còn phải biết sáng tạo, vận dụng những tri thức đó. Do đó giáo viên không
chỉ đơn thuần truyền thụ tri thức mà phải tổ chức, điều khiển, là trọng tài trong mọi
hoạt động dạy học và giáo dục để từ đó các em vận dụng vào thực tế cuộc sống.
3. Nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.
Điều 32. Điều lệ trường Tiểu học đã quy định GVTH có nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học;
soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ
4


giờ,bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh
trongcác hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ
chuyên môn;
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để

nâng caochất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định
củahiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của
hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học
sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các
quyền và lợiích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;
- Chủ động phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi
đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong
hoạtđộng giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
II. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lam Sơn 1 trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm:
* Trước đây, vì quy mô trường lớp khiên tốn nhất thị xã, CSVC nghèo nàn
nên kể cả giáo viên hay học sinh về trường Tiểu học Lam Sơn 1 dạy – học đều cảm
thấy mình “nhỏ bé”, “lép vế”,.. Một số giáo viên khi được phân công về công tác
tại đây, một vài năm sau là tìm lý do chuyển đi.
* Năm 2014, được PGD&ĐT tham mưu cho UBND thị xã Bỉm Sơn luân
chuyển tôi về đây công tác. Việc đầu tiên tôi suy nghĩ: Là Hiệu trưởng, mình phải
làm sao không còn hiện tượng cả GV và học sinh né tránh không muốn về trường?
Để suy nghĩ đó trở thành hiện thực, bản thân phải tìm hiểu rõ nguyên (chủ quan và
khách quan) và dành thời gian kiểm chứng để có hướng tháo gỡ kịp thời.
* Sau khi tìm hiểu, tôi đã biết mình cần phải làm gì trước, làm gì sau? Tôi
xác định, trường nằm trên vị trí khá thuận lợi (trục đường chính của thị xã và của
phường Lam Sơn), trước tiên là phải mặc cho nó “chiếc áo mới”. Thế là từ năm
học 2014-2015 đến 2016-2017, tôi vừa chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện đồng thời tập trung tu sửa CSVC, cải tạo cảnh quan môi trường.
* Đội ngũ giáo viên những năm gần đây khiêm tốn cả số lượng và chất
lượng. Cụ thể: Năm học: 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017 trường có 8 đến 9
GVVH và 2 đến 3 GV đặc thù/8 lớp đến 9 lớp.

5


* Năm học 2017 – 2018 và năm học 2018-2019 số lượng đội ngũ được nâng
lên cùng với sĩ số học sinh tăng dần. Trường có 17 CBGVNV - 100% là nữ. Trong
đó: 2 đồng chí trong ban giám hiệu; 10 GV văn hóa; 3 GV đặc thù (1 GV Âm nhạc,
1 GV Ngoại ngữ, 1 GV Mỹ thuật); 1 đồng chí là kế toán kiêm văn thư và 1 đồng
chí phụ trách thiết bị thư viện.
Chất lượng đội ngũ giáo viên: (phụ lục 1, 2 và 3)
1. Những thuận lợi về đội ngũ:
Hiện tại, đội ngũ giáo viên nhà trường cơ bản đủ về số lượng, chất lượng
đảm bảo, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (12/13 – 92.3%).
Trong đó có: 11 giáo viên đạt trình độ đại học; cao đẳng 2 người và trung cấp 1
người; 100% có phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống tốt.
Theo phụ lục 1, 2 và 3, dễ dàng thấy đội ngũ giáo viên nhà trường trong giai
đoạn này là giai đoạn “hùng hậu” nhất. Vì phần lớn các cô đều đang trong độ tuổi
sung sức giai đoạn sức khỏe “vàng”. Như:
* Đã qua giai đoạn sinh nở, nuôi con nhỏ; tuổi nghề đã có thâm niên; nhất là
ba năm gần đây nhà trường cũng như các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã đã
được UBND thị xã Bỉm Sơn tuyển và điều động giáo viên giỏi các cấp ở các
huyện lân cận về các trường trên địa bàn thị xã. Trong đó trường Tiểu học Lam
Sơn 1 đón nhận 6 cô (5 GV văn hóa và 1 GV Tiếng Anh). Có 2 cô sinh ra và lớn
lên trên địa bàn phường Lam Sơn là học sinh cũ của trường, còn lại các cô đều
đang cư trú ở gần trường đi lại thuận tiện.
* 100% là nữ tiện trong sinh hoạt và giao tiếp, các cô đều có sức khỏe tốt,
chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức tự học tự bồi
dưỡng, phấn đấu vươn lên trong mọi hoạt động, gắn bó với trường với lớp, đoàn
kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau, được phụ huynh tin yêu, học trò quý mến,.....
* Vì Ban giám hiệu đã luôn xác định đội ngũ giáo viên là lực lượng có tính
quyết định đến sự phát triển của nhà trường nên luôn quan tâm, chăm lo và đầu tư

thích đáng cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với kế hoạch cụ thể, khoa
học, tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên chủ động tổ chức tự học tự bồi dưỡng.
Ví dụ: Đầu tư mua sắm bổ sung, sửa chữa CSVC – trang thiết bị dạy học, tổ
chức cho giáo viên đi tiếp thu các chuyên đề đổi mới công tác dạy học, công tác
khác như tập huấn PCCC, ... do ngành và liên ngành tổ chức; tổ chức đi thực tế
trong và ngoài tỉnh (1 đến 2 lần/năm); .....
Có được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của chính quyền địa phương, của
ngành và phụ huynh về cơ sở vật chất, về chủ trương thực hiện, về thi đua khen
thưởng, tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt cho nhà trường, trong đó có vấn đề xây
dựng đội ngũ giáo viên. Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của chi bộ nhà trường,
trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, động viên và thúc đẩy sự cố gắng
của cán bộ giáo viên nhà trường. Nhà trường đã tập trung phát huy mạnh mẽ công
tác dân chủ hóa trường học để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ. Do đó
chất lượng đội ngũ cuối năm học 2017 - 2018 đã có chuyển biến rõ nét (phụ lục 2).
- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: 100% giáo viên đạt
yêu cầu trở lên. Không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, mắc tệ nạn xã hội;
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phậm ngày càng được khẳng định được thể
6


hiện như giáo viên dự thao giảng GVG cấp thị xã thi hai vòng (lý thuyết và thực
hành) thì cả hai vòng đều có giáo viên có điểm cao nằm trong tốp đầu hội thi như
cô: Tạ Thị Ngợi, Đặng Thị Hạnh, ... Cô và trò còn tích cực tham gia các hội thi,
các hoat động phong trào do ngành và liên ngành tổ chức đều đạt giải. Như năm
học 2017-2018, các cô tham gia viết bài 40 năm thằng lập đảng bộ thị xã, bậc Tiểu
học duy nhất có cô Tạ Thị Ngợi đạt giải. Năm học 2018-2019, bậc Tiểu học trên
địa bàn thị xã có duy nhất trường Tiểu học Lam Sơn có cô và trò cùng tham gia
cuộc thi “Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành
chính trực thuộc Trung ương” và cũng duy nhất bậc học có 1 cô và 1 trò đều đạt
giải;.....

2. Những tồn tại của đội ngũ:
Mặc dù đội ngũ giáo viên nhà trường tại thời điểm này có nhiều thuận lợi
tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ
cũng như chất lượng giáo dục, qua tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, nắm bắt tình
hình về công tác đội ngũ ở trường tiểu học Lam Sơn 1 ba năm trở lại đây, tôi thấy
có một số khó khăn sau:
* Về khách quan:
Do ảnh hưởng nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng nên hiện tượng suy
thoái đạo đức lối sống của một bộ phận nhỏ thầy cô giáo làm ảnh hưởng đến uy tín
nhà giáo. Đặc biệt trong năm học 2018-2019, trên cả nước có nhiều vấn đề “nóng”
đã diễn ra trong ngành giáo nhiều khi bản thân cảm thấy rát mặt nên uy tín , lòng
kính trọng của xã hội đối với các Nhà giáo như bị tổn thương nghiêm trọng. Như
thầy cô mắc tệ nạn xã hội (Ma túy, Mại dâm, Tham nhũng; Bạo lực học đường; Mê
tín dị đoan; Cờ bạc, thuốc lá, rượu bia, cá độ; Xâm hại tình dục trẻ em,......)
Năm năm gần đây, bậc Tiểu học thị xã Bỉm Sơn thiếu giáo viên Tiểu học nên
thị xã phải xin chủ trương tỉnh Thanh Hóa tuyển giáo viên. Giáo viên mới về công
tác có cô bắt nhịp với hoạt động chuyên môn nơi công tác mới tốt tuy nhiên có cô
còn bỡ ngỡ, lúng túng,. về công tác chủ nhiệm lớp, về nề nếp và về chuyên môn
nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Do đặc trưng bậc học nên trường có 100% giáo viên là nữ, các cô phải đảm
nhiệm nhiều vai trò trong gia đình và xã hội nên việc toàn tâm, toàn ý dành cho
chuyên môn bị hạn chế. Bên cạnh đó trường còn có giáo viên mới chuyển về sống
một mình nuôi 2 con trai ăn học mà lại phải dạy học ở hai trường nên phần nào ảnh
hưởng đến sức khỏe và chuyên môn.
Quy mô trường lớp nhỏ nhất bậc học trên địa bàn thị xã, cơ sở vật chất thiếu
thốn nên còn nợ tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 1, trang thiết bị phục vụ
công tác dạy học còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn, phần nào làm ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác tuyển sinh đầu cấp và chất lượng giáo dục nhà trường.

7



Phần đông phụ huynh làm nghề nông kinh tế còn khó, nhận thức còn hạn
chế, một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nên
phần nào làm ảnh hưởng đến đội ngũ và chất lượng giáo dục.
Theo quy luật và thời gian,, độ tuổi, năng lực, trình độ giáo viên khác nhau
nên phần nào cũng sẽ gặp khó khăn trong chỉ đạo và trong hoạt động chuyên môn.
* Về chủ quan:
Đối với đội ngũ: Ý thức tự học tự bồi dưỡng của giáo viên thể hiện chưa rõ
nét, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn, có giáo viên tuổi đời cao ngại ứng dụng
công nghệ thông tin, ngại tìm tòi học hỏi, vận dụng đánh giá học sinh theo
TT30/2014 và TT22/2016 của BGD&ĐT chưa thực sự hiệu quả.
Đối với Ban giám hiệu: Công tác lãnh chỉ đạo có lúc có nơi chưa thực sự sâu
sát và kịp thời nên kết quả các mặt hoạt động chưa thực sự ổn định.
Từ thực trạng trên, để công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học
Lam Sơn 1 đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục hiện
nay, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế mục đích nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường từng bước đáp ứng yêu cầu giáo dục
trong giai đoạn hiện nay với hai giai đoạn: Giai đoạn 1 năm học 2017-2018 và
2018-2019 tập trung nâng cao nhận thức cho giáo viên về tư tưởng chính trị và
phẩm chất đạo đức vì gần đây trên cả nước có những vấn đề “nóng” ảnh hưởng
đến đạo đức Nhà giáo và công tác xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện đời sống cho
giáo viên trường Tiểu học Lam Sơn 1. Giai đoạn hai tập trung nâng cao năng lực ra
đề đánh giá học sinh,.... vào năm học 2019-2020 và những năm học sau đó.
III. Một số biện pháp đã sử dụng để bồi dưỡng đội ngũ:
1. Chỉ đạo công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp
nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
Trong giai đoạn này, vị trí vai trò của người giáo viên Tiểu học rất quan
trọng đó là toàn ngành GD đang quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương, để công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị,

phẩm chất nghề nghiệp nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, theo cá nhân tôi,
với những vấn đề “nóng” trong giáo dục hiện nay là người đứng đầu cơ quan, tôi
xác định vấn đề này cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, để bồi dưỡng tư tưởng
chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, ngay
từ đầu năm học, tôi đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập các chỉ thị, nghị quyết
của cấp trên như Chỉ thị về nhiệm vụ năm học của BGD&ĐT, SGD, PGDĐT; Các
văn bản thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động như: Cuộc vận động
“Hai không”, Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 CT/TW học tập và làm theo tư tưởng,
8


đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề từng năm, cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”,
tiếp tục triển khai và thực hiện “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học”. Chỉ đạo
công đoàn cơ sở xây dựng Kế hoạch từng cuộc vận động và phong trạo thi đua,
cuối mỗi kỹ và năm học đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm,.... Đồng thời thường
xuyên cập nhật và triển khai bổ sung kịp thời môt số văn bản của ngành và liên
ngành có liên quan đến công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Trong và
ngoài giờ hành chính, tôi luôn có ý thức mình là người đứng đầu nên phải gương
mẫu mọi mặt để đội ngũ giáo viên noi theo. Từ việc học tập đó mà nhận thức về
nghề nghiệp, về công tác dạy và học đã đi vào tiềm thức của mỗi giáo viên, giúp
cho họ xác định rõ hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trên mặt trận tư
tưởng văn hóa. Và cũng từ đó giúp giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, tự
tin để vượt qua những khó khăn, những mặc cảm về trường, vất vả của đời thường
mà yêu ngành, yêu nghề hơn, tâm huyết với sự việc giáo dục của địa phương. Lo
lắng đến chất lượng của nhà trường.
Việc nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cần phải làm thường xuyên, liên
tục và dưới nhiều hình thức như thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, các đợt học
nghị quyết, sinh hoạt chuyên môn, … Để đánh giá đúng từng người cũng như giúp

các thành viên điều chỉnh được bản thân, tôi đã tổ chức kiểm tra nhận thức tất cả
giáo viên thông qua Hội thảo về cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, ..... Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế, tôi
còn xây dựng Quy ước Văn hóa nhà trường đói với CBGVNV và đối với học sinh
để cô trò cùng nhau thực hiện. Kết quả có 100% cán bộ giáo viên nhận thức tốt các
cuộc vận động và phong trào thi đua; thực hiện tốt Quy ước;.... Bên cạnh đó tôi
cũng đã làm cho giáo viên thấy được nhận thức về uy tín của một giáo viên giỏi, có
đức, có tài, được học sinh, phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi con em mình vào
trường. Đồng thời giáo viên thấy được chất lượng giáo dục của nhà trường muốn
đạt được kết quả cao thì yếu tốt đội ngũ giáo viên là lực lượng có tính quyết định.
Một việc làm không thể thiếu đó là bồi dưỡng lòng nhân ái, tình thương yêu
con người là gốc của đạo lý làm người. Với người giáo viên thì tình yêu thương ấy
là cốt lõi. Là cội nguồn sâu xa vì lí tưởng nhân văn, là đặc trưng cơ bản của giáo
dục tình yêu thương trẻ. Muốn làm được điều đó trước hết đội ngũ nhà giáo cần tự
giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cùng nhau xây dựng nề
nếp, lối sống ở cơ quan. Mỗi thầy cô giáo phải tự nhận thức được vị thế, vai trò
đạo đức của nhà giáo đối với sự nghiệp trồng người. Đạo đức, phẩm chất của mỗi
con người là do chính con người ấy tạo dựng, đã là nhà giáo thì ai cũng có những
yếu tố cần và đủ cho việc làm này. Việc trau dồi này có thể qua sách vở, báo chí,
đặc biệt là qua thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:
Đối với học sinh: Có những học sinh có hoàn cảnh éo le không cha, bố mẹ
mắc tệ nạn xã hội bị chết, phải đi tù, bỏ đi,... các em phải ở với ông bà, người thân,
không được quan tâm, thiếu đồ dùng, học hành sa sút, ăn không đủ no, mặc không
9


đủ ấm, không có dép để đi, không có vở để viết,.... Thương học sinh còn hơn cả
con của mình, các cô đã dành thời gian đến tận nhà, tìm hiểu nguyên nhân và đã
sẵn sàng giúp đỡ các em không chút do dự. Như cô đã bỏ tiền túi ra mua dép cho

học sinh đi, mua sách vở, bút cho các em học. Ngoài ra các cô giáo còn nhiệt tình
trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn học không thu
tiền của các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tiêu biểu như cô Tạ Thị ngợi,
Nguyễn Thị Thắm, Mai Thị Hường; cô Đặng Thị Hạnh…
Đối với đồng nghiệp: Mặc dù điều kiện hoàn cảnh, năng lực chuyên môn
của mỗi giáo viên là khác nhưng chị em luôn tôn trọng nhau trong sinh hoạt và
trương chuyên môn, sẵn sàng lăn xả giúp đỡ nhau mọi việc trong mọi hoàn cảnh,
có thể, không phân biệt giỏi với dốt, sang với hèn,....
Có thể nói, tình yêu nghề nghiệp, sự say mê công việc và tận tụy với học
sinh là yếu tố cơ bản góp phần thành công trong lao động sư phạm của người giáo
viên tiểu học. Nó được xem như mối quan hệ tiềm ẩn không có khuôn mẫu mà chỉ
phụ thuộc vào chính bản thân nhà giáo nhưng nó lại quyết định đến chất lượng lao
động sư phạm. Vì chính cái “tâm” hay trái “tim” của cô giáo là tấm gương đạo
đức luôn thắp sáng ước mơ cho trẻ thơ.
Ví dụ: Mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng giáo dục, SHCM,... , tôi
thường nêu một số gương điển hình “người tốt, việc tốt” đồng thời tôi cũng nêu
một số biểu hiện thiếu “mô phạm”, “vi phạm đạo đức nhà giáo” của một số giáo
viên ở các địa phương như để “nhắc nhở” đội ngũ của mình! Với phương châm:
“mưa dầm thấm lâu”, giúp giáo viên nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình
đối với học sinh và đối với đồng nghiệp.
Bản thân phải gương mẫu từ việc nhỏ nhất cho CBGVNV và HS noi theo.
Như đi trên sân trường thấy mẩu giấy lộn, tôi cúi xuống nhặt, bỏ thùng rác. Trong
giao tiếp đồng chí nào dùng từ chưa phù hợp, tôi cũng góp ý kịp thời. Như đồng
chí phó hiệu trưởng thường dùng từ “tôi bận” nên chưa làm,... Tôi góp ý riêng
cũng có, góp ý trong cuộc họp cũng có, làm sao không ảnh hưởng đến uy tín, ...
nhưng đồng chí vẫn vui vẻ sửa chữa thiếu sót của mình,..
Đi dự giờ, thấy giáo viên chưa đạt tiêu chí nào, chưa thực sự quan tâm đến
những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa hoàn thành môn học, ....., tôi gặp
riêng góp ý giờ dạy, động viên để giáo viên thấy được trách nhiệm của mình đối
với học trò,... Từ việc nhỏ đến việc lớn, tôi luôn lưu tâm, để ý và điều chỉnh kịp

thời từ lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi đến cả chuyên môn của từng giáo viên nên
tư tưởng chính trị, đạo đức Nhà giáo, phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
đã chuyển biến rõ nét.
2. Chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sư phạm cho
đội ngũ giáo viên.
2.1. Thống nhất kế hoạch bồi dưỡng giáo viên với kế hoạch BD của nhà trường.
Để có kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
đầu tiên Ban giám hiệu phải tiến hành khảo sát, phân tích tình hình của đội ngũ
giáo viên về hoàn cảnh, trình độ, chất lượng giảng dạy từ đó lập danh sách cụ thể
10


từng giáo viên cần bồi dưỡng những mặt nào, môn gì, bồi dưỡng với hình thức nào
để có kế hoạch chung cho từng nhóm, tổ, và toàn trường.
Mỗi giáo viên căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề
nghiệp, tư tưởng - chính trị, có kế hoach bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho mình.
Đầu năm học Hiệu trưởng duyệt kế hoạch bồi dưỡng của từng giáo viên. Tuỳ
hoàn cảnh, điều kiện mà chia nhóm, có sự thống nhất và điều chỉnh thích hợp.
Trong quá trình bồi dưỡng cần kết hợp hài hoà giữa tập thể và cá nhân, kết hợp
giữa bồi dưỡng điểm và bồi dưỡng toàn diện. Có nghĩa là cần bồi dưỡng dứt điểm
không tràn lan, có nội dung trọng tâm, trọng điểm từng vấn đề: Chẳng hạn đầu
năm học thì bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp sau đó bồi dương công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm, những môn học nào mà nhiều giáo viên khúc mắc thì
bồi dưỡng trước.
2.2.Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:
Đây là những nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy hiệu trưởng phải quán triệt mục
tiêu, nội dung, nhiệm vụ, chương trình ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo thực hiện
nghiêm túc chương trình SGK mà Bộ GD&ĐT đã qui định. Tổ chức cho giáo viên
tự nghiên cứu SGK để họ thấy bản thân họ còn yếu, vướng mắc ở đâu từ đó họ chủ
động lên kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho mình. Việc này được tiến hành qua

các buổi sinh hoạt chuyên môn ( 2 tuần/1 lần) của tổ. Trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn Hiệu trưởng phải chỉ đạo việc cải tiến cả nội dung lẫn hình thức sinh
hoạt sao cho mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn là một buổi học tập lẫn nhau, có trao
đổi, có thảo luận cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, chỉ ra được những phương
pháp đúng đắn nhất. Có như vậy những buổi sinh hoạt chuyên môn mới sinh động
hấp dẫn, thoải mái, không mang tính thủ tục, thụ động, dẫn đến nhàm chán, lãng
phí thời gian. Hình thức sinh hoạt cũng phải đa dạng phong phú trong mỗi buổi
sinh hoạt chuyên môn.
Để sinh hoạt tổ chuyên môn đạt đúng hiệu quả với tính đích thực của nó và
không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, người quản lý cần phải chỉ đạo
những việc làm sau:
- Trước buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng cần chuẩn bị nội dung cụ thể
và tập trung cho công tác chuyên nôn.
- Mỗi buổi sinh hoạt tổ, ngoài việc rút kinh nghiệm bài dạy, tiết dạy, các tổ
cần trao đổi giải quyết những vấn đề khó trong chuyên môn, những bài mới (bài
mới là yêu cầu bắt buộc phải trao đổi), cách sử dụng CNTT, ra đề đánh giá học
sinh theo TT22/2016 của BGD&ĐT, sử dụng đồ dùng dạy học trong mỗi bài, nâng
cao chất lượng đại trà…
- Trao đổi về phương pháp dạy học, các bài giải (Môn Toán, Tiếng Việt) trên
các tạp chí, tập san… vận dụng vào bài dạy của lớp mình, khối mình dạy.
- Cùng nhau trao đổi các chuyên đề có tính thiết thực mà giáo viên đã tiếp
thu và xây dựng.
- Trao đổi về giúp học sinh chưa hoàn thành môn học để nâng cao chất
lượng đại trà..
- Trao đổi những kiến thức, kỹ năng của học sinh còn vướng khi làm bài
11


- Bắt buộc giáo viên phải tham gia đóng góp ý kiến trao đổi cùng đồng
nghiệp, đối với một vấn đề cần bàn luận thì ít nhất mỗi giáo viên phải đóng góp

một ý kiến. Ví dụ: Thảo luận về thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng
sống trong mỗi bài dạy; Thảo luận về sử dụng giáo án điện tử khi giảng dạy sao
cho có hiệu quả. Đồng thời yêu cầu giáo viên phải đề cập tới sáu nhiệm vụ trọng
tâm đối với giáo viên Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể: Lựa chọn nội dung
dạy học; định hướng tổ chức việc học của học sinh được thay thế cho việc truyền
thụ kiến thức đơn thuần. Nguồn tri thức xã hội được sử dụng tối đa; Có kiến thức
và kỹ năng cần thiết để sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; Phải có sự hợp tác
chặt chẽ và xây dựng mối quan hệ giữa các giáo viên trong trường với nhau; Phải
chú ý mối quan hệ với học sinh và cha mẹ học sinh cũng như nhân dân trong cộng
đồng dan cư ngày càng được thất chặt trên cơ sở hiệu quả giáo dục và Uy tín của
giáo viên đối với học sinh và cha mẹ học sinh phải được thay đổi trên chiều hướng
trách nhiệm cao, dân chủ.
Với việc định hướng thay đổi và duy trì công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên
môn, chất lượng sinh hoạt chuyên môn đã có sự thay đổi rõ nét so với cách làm cũ,
đội ngũ giáo viên cũng tự giác, nhiệt tình và tự tin hơn trong công việc.

Đ/c Bí thư chủ trì họp chi bộ

Đ/c PHT chủ trì buổi SHCM

2.3. Chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên đề: Sinh hoạt chuyên đề là hoạt động cần thiết
của tập thể, của mỗi giáo viên để luôn tiếp cận được với những vấn đề mới, từ đó
mới thực hiện được tốt việc giáo dục toàn diện. Do đó Hiệu trưởng phải:
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn, tiến hành thảo luận, cử giáo viên thiết kế bài
dạy và dạy mẫu, giáo viên trong tổ hoặc toàn trường dự giờ và rút kinh nghiệm.
Sau các giờ dự chuyên đề phải có góp ý giờ dự và rút kinh nghiệm.
+ Cử giáo viên cốt cán đi dự các lớp chuyên đề của Phòng Giáo dục, Sở giáo
dục tổ chức (nếu có).
+ Cử giáo viên vững chuyên môn, giỏi công nghệ thông tin giúp đỡ giáo
viên có tuổi đời cao và giáo viên mới ra trường.

+ Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và có biện
pháp điều chỉnh thích hợp.
12


Đồng thời tổ chức thường xuyên các lớp học chuyên đề trong năm học theo
từng nội dung như Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, Chuyên đề ứng dụng
công nghệ thông tin (soạn giảng bằng giáo án điện tử, khai thác cổng thông tin điện
tử, ....), chuyên đề thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở tiểu học, chuyên đề
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… Yêu cầu giáo viên
tham gia đầy đủ, có sổ tích lũy chuyên môn nghiệp vụ, ghi chép cẩn thận, tham gia
thảo luận đầy đủ. Đồng thời tổ chức dạy thực nghiệm sau khi tiếp thu chuyên đề để
rút kinh nghiệm và thống nhất trong toàn trường.
2.4. Chỉ đạo việc thực hiện dự giờ, thăm lớp.
Dự giờ, thăm lớp là hoạt động thường xuyên của nhà trường. Nó giúp Ban
giám hiệu nắm được tình hình học tập của các lớp. Ban giám hiệu có kế hoạch
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện. Sau dự giờ tiến hành
góp ý rút kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy. Mỗi giáo viên phải có sổ dự giờ, có kế
hoạch dự giờ hàng tuần. Ban giám hiệu cũng tiến hành kiểm tra và coi đây là một
tiêu chuẩn xếp loại giáo viên.
Không những chỉ đạo cho giáo viên đi dự giờ thăm lớp của nhau mà Hiệu
trưởng cũng phải có Kế hoạch dự giờ giáo viên để đánh giá và điều chỉnh năng lực
chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm,..
Ví dụ: Dự giờ không như trước đây là chỉ quan tâm đến quy trình, phương
pháp dạy học, khai thác nội dung bài mà Hiệu trưởng phải quan tâm xem giáo viên
có linh hoạt, có cập nhật, có bổ sung những nội dung mới trong tiết dạy của từng
môn hay không, có là người định hướng cho học sinh hoạt động hay không? Đã
quan tâm đến việc vận dụng mô hình trường học mới, đổi mới hình thức, phương
pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh; triển khai việc lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ANQP; sử

dụng Bộ tài liệu « Bác Hồ và những bài học về đạo đức và lối sống dành cho học
sinh từ lớp 2 đến lớp 9 trong giảng dạy và các nhà trường phổ thông; Dạy học theo
phương pháp bàn tay nặn bột; Mĩ thật Đan Mạch ; giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo
dục kỹ năng sống trong các môn học hay chưa?.....
Tiết 1 ngày 31/01/2018, dự giờ cô Nguyễn Thị Thắm tiết Toán lớp 5 bài:
Luyện tập (trang 112). Bài 1: Vì tiết luyện tập nên giáo viên cho học sinh quan sát
và nhận xét diện tích hình và tự làm. Khi kiểm tra kết quả, giáo viên chủ quan chưa
cho học sinh phân biệt chu vi và diện tích một hình. Cuối tiết học, tôi mời học sinh
lên chỉ và phân phân biệt chu vi, diện tích một hình, học sinh lúng túng,.....
Từ đó, tôi lưu ý cho giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
logic, gắn kết, so sánh, đối chiếu giúp các em năm chắc kiến thức và vận dụng tốt.
2.5. Chỉ đạo công tác tự học tự bồi dưỡng
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và khoa học. Bởi thế,
nếu không cập nhật thông tin thì bài giảng đơn điệu, không sâu sắc. Hơn nữa, một
bài giảng mà người dạy chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, không có mở rộng, không
đào sâu… thì chất lượng giờ dạy không cao. Muốn làm được những điều đó, đòi
hỏi mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và đáp ứng được
13


nhu cầu của xã hội. Chính vì thế, mỗi giáo viên phải tự xây dựng cho mình tư liệu
cần thiết và mang tính bắt buộc.
Từ nhận thức trên, trong năm bằng công tác vận dụng và thông qua công tác
thi đua, tôi yêu cầu giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
(Chính là Kế hoạch thực hiện Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học), có sổ tự học
để sưu tầm, ghi chép tài liệu, xây dựng tủ sách cá nhân… Để việc làm này có tính
hiệu quả, tôi phát động giáo viên sưu tầm sách tham khảo các loại, tạp chí giáo dục
tiểu học. Đồng thời phải có sổ ghi chép cẩn thận, có sổ tự giải các bài toán, bài
Tiếng Việt khó. Bên cạnh đó còn phải tự học qua dự giờ thăm lớp, qua đồng
nghiệp. Ngoài ra nhà trường đã có thư viện, có tương đối đầy đủ các loại sách tham

khảo để giáo viên tham gia học tập, nghiên cứu thêm vào những giờ nghỉ, trống
tiết, sinh hoạt chuyên môn… Hàng tháng đều có kiểm tra, đánh giá việc tự học, tự
bồi dưỡng của giáo viên.
Một nội dung nữa của công tác tự học tự bồi dưỡng là phải tạo điều kiện cho
giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm. Vì vậy trong
năm qua, nhà trường đã có nhiều đồng chí được đi học trên chuẩn. Tỷ lệ giáo viên
đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: 100%.
Bên cạnh đó, ban giám hiệu cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho mỗi
thành viên trong nhà trường hoàn thành được kế hoạch bồi dưỡng. Đó là:
- Bố trí chuyên môn phù hợp, phát huy được tiềm năng của mỗi người.
- Đối với tổ chuyên môn luôn có sự kèm cặp giữa các đồng chí có tay nghề
vững và những đồng chí có tay nghề còn non.
- Tổ chức cho giáo viên dự giờ, thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ.
- Tổ chức nhiều hội thảo trao đổi về phương pháp giảng dạy, nâng cao chất
lượng đại trà, phụ đạo học sinh yếu…
2.6. Tổ chức hội giảng
Đó là tổ chức thi giảng theo quy định vào những ngày lễ lớn trong năm học
như hội giảng chào mừng ngày 20/10; Chào mừng ngày 20/11; Chào mừng ngày
8/3…. Cuộc thi bắt đầu từ các tổ chuyên môn, sau đó đến cấp trường. Từ các cuộc
thi (2 vòng) này nhà trường tuyển chọn ra các đồng chí tiêu biếu để dự hội thi cấp
Huyện. Tổng số tiết hội giảng trong năm là 30 tiết. Có nhiều tiết thao giảng có kết
quả tiêu biểu, đạt điểm cao và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (giáo án
điện tử) như cô Tạ Thị ngợi, Mai Thị Hường; cô Đặng Thị Hạnh, Đinh Thị
Thương, Nguyễn Thị Huế, Mai Thị Mến, Nguyễn Thị Thúy,...
Việc tổ chức hội giảng ở trường là một hình thức để mỗi giáo viên tự nâng
cao tay nghề, tự học hỏi lẫn nhau và cũng là dịp để giáo viên trổ tài các nghệ thuật
sư phạm của mình, chọn những tiết dạy tiêu biểu trong đợt thao giảng dạy cho cả
trường dự trong những buổi sinh hoạt chuyên môn. Làm như vậy, họ đua nhau dạy
để có một giờ dạy tốt, hiệu quả giờ dạy cao trước đồng nghiệp. Nhờ đó đã có nhiều
đồng chí lớn lên, tiến bộ lên nhờ các phong trào hội giảng, từ đó mà đã lập nhiều

thành tích cao trong năm học như giáo viên giỏi cấp thị xã, được phụ huynh và
nhân dân kính nể và quý trọng.
3. Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm.
14


- Năm học 2018-2019, ngay từ đầu năm, nhà trường đã mở Hội thảo chuyên
đề về công tác SKKN, tiếp tục quán triệt những điểm mới về yêu cầu nội dung
SKKN theo Công văn số 67/CV-PGDĐT ngày 16/3/2018 v/v nâng cao hiệu quả
công tác đúc rút kinh nghiệm SKKN ngành GD&ĐT; Quyết định số 402/QĐSGD&ĐT ngày 16/5/2017 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về
việc ban hành “Quy định xét, công nhận sáng kiến kinh nghiệm và đề tài khoa học
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa” tới toàn thể CBGVNV được biết và
vận dụng nghiên cứu theo nhiệm vụ được giao trong năm học và đến thời điểm
(tháng 3 năm 2019) kết quả SKKN cấp trường có chuyển biến rõ nét về cả về hình
thức và nội dung (tiêu chí chấm SKKN khắt khe hơn). Xếp loại (A: 8 SK- 53.3%;
B: 4 SK-26.6% và C: 3 SK-20.1%. Con số này nói lên chất lượng của SKKN.
4. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy và
quản lý giáo dục.
Do yêu cầu phát triển và hội nhập nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học là
một việc làm hết sức cần thiết, nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay. Đổi mới cách dạy, cách học là đổi mới PowerPoint hoá, PowerPoint cho phép
người thầy đưa đến học sinh nhiều thông tin hơn, minh hoạ rõ ràng hơn và hơn nữa
giúp HS dễ quan sát hơn. Việc vận dụng CNTT vào quá trình giảng dạy đó đem lại
một hiệu quả thật tích cực. Thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác và
khoa học, hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy đổi mới của nhà
trường theo hướng hội nhập toàn cầu hoá, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ từng
năm học. Từ năm học 2017 – 2018 đến nay 100% các lớp đã đưa ứng dụng CNTT
vào giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực. Từ việc làm
cụ thể thiết thực mà giáo viên trong nhà trường từ chỗ chưa mua sắm đủ máy tính
để soạn bài nay toàn bộ số giáo viên nhà trường đã mua đủ máy tính để giúp giáo

viên nâng cao hiệu quả dạy học, dành thời gian nhất định trong giờ học để quan
tâm, đánh giá được nhiều lượt học sinh hơn. Từ việc sử dụng chưa thành thạo máy
tính, nay nhà trường đã cho giáo viên đi học thêm về cách sử dụng máy tính vì thế
mọi giáo viên nhà trường đã biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Không
những thế, cuối năm học 2017-2018, nhà trường cũng đã chủ động liên hệ với
Công ty viễn thông Viettel hợp đồng mở cổng thông tin điện từ (1 trong 3 trường
tiên phông bậc Tiểu học mở cổng thông tin điện tử, cùng TH Ba Đình và TH Ngọc
Trạo) giúp giá viên cập nhật thông tin,..
Điều đó nghĩa là chúng ta phải cần thiết ứng dụng CNTT vào dạy học, nó
cũng góp phần đổi mới cách dạy cách học của chúng ta hiện nay. Bởi ứng dụng
CNTT là cách hiệu quả nhất để giúp HS nắm bắt nhanh kiến thức trong bài học,
dành thời gian quan tâm học sinh trong lớp được tốt hơn.

15


PHT triển khai CĐ TT22/2016

BGH dự SHCM tổ 3

Để có một bài giảng sinh động bằng một tiết dạy có sử dụng CNTT thì
BGH nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao để tất cả GV trong trường đều thấy
rõ được tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Nhà trường luôn nhân
rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, để đội ngũ học hỏi, chia sẻ
kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề, hội thảo…
Đồng thời yêu cầu mọi giáo viên trong trường đều phải tự học, tự nâng cao
trình độ về tin học để có thể tự mình thiết kế được một tiết dạy bằng trình chiếu sao
cho hiệu quả tiết học được nâng cao. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có
thời gian, có ý tưởng từ trước, chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi
vậy, đòi hỏi người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn bài.


Giáo viên dạy chuyên đề

5. Chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất- thiết bị daỵ học và cải thiện đời
sống giáo viên.
5.1.Chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học.
Theo tôi, đội ngũ có giỏi chuyên môn đến đâu mà CSVC và đồ dùng thiết bị
phục vụ cho dạy học không đảm bảo thì hiệu quả giáo dục không cao đồng thời
năng lực sở trường của giáo viên không được phát huy. Xác định được điều đó nên
tôi đã tập trung nghiên cứu, khảo sát và căn cứ tình hình thực thế để khắc phục
điều này theo một số giải pháp sau:
* Rà soát cơ sở vật chất – Trang thiết bị phục vụ dạy học trên tất cả lớp học
và phòng chức năng để xây dựng kế hoạch sửa chữa và mua bổ sung kịp thời. Đầu
tư và bổ sung kịp thời cho thư viện có đầy đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách
tham khảo,…để phục vụ công tác nghiên cứu.
* Xác định làm gì trước, làm gì sau để tham mưu với Lãnh địa phương cho
trúng, cho hiệu quả.
* Đầu năm học, xây dựng Kế hoạch CSVC, thông qua cấp ủy, chi bộ, hội
đồng nhà trường và phụ huynh đi đến thống nhất Kế hoạch và chủ truong.
* Làm tốt công tác tham mưu cho địa phương và ngành:
16


Phải biết kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước trong công tác tham mưu với
chính quyền địa phương. Tham mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham
mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi khi được bố trí làm việc nhà trường phải chuẩn bị kỹ
về nội dung để trình bày có khoa học, hệ thống, trọng tâm và thuyết phục.
Công tác tham mưu của nhà trường phải trở thành ý Đảng lòng dân, có như
vậy mới cụ thể trong các nghị quyết của cấp ủy chỉ chỉ đạo và thực hiện.
* Làm tốt công tác XHHGD từ phụ huynh và Cộng đồng:

Tôi rất tâm đắc với câu nói của Bác Hồ kính yêu: “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Do đó, phải phối hợp chặt chẽ với
các cá nhân, tổ chức đoàn thể chính trị trong và ngoài nhà trường từng bước giải
quyết từng việc, nhằm đảm thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD.
* Kiểm kê đồ dùng dạy học hàng năm, có kế hoạch mua sắm, làm bổ sung
đồ dùng dạy học. Có kế hoạch chỉ đạo phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học đưa
việc dạy học phải có đồ dùng là bắt buộc đối với mỗi bài giảng của giáo viên.
* Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản chung của CBGVNV và HS.
* Đầu năm bàn giao tài sản lớp học, cuối năm kiểm kê, đánh giá giá trị SD.
* Mở sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên.
Nhờ có cách làm bài bản và khoa học nên từ khi về công tác tại TH Lam
Sơn 1 đến nay, trường đã huy động được gần 1 tỷ đồng để mua mới và sửa chữa bổ
sung CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ nên cảnh quan nhà
trường như được “khoác chiếc áo mới”. Cụ thể: Cải tạo cảnh quan nhà trường,
Trang bị 10/10 lớp có máy chiếu, máy tính, loa, bảng chống lóa, tủ đứng, giá để
sách thư viện, bổ sung sách tham khảo, sách truyện thiếu nhi,... và hàng năm còn
tiết kiệm chi tiêu trích nguồn NSNN cấp hàng chục triệu đồng mua bổ sung tài liệu
tham khảo, trang thiết bị phục vụ hoạt động cho chuyên môn.
5.2. Chăm lo cải thiện nâng cao đời sống đội ngũ giáo viên.
- Tìm hiểu và nắm chắc hoàn cảnh đời sống của từng giáo viên để có biện
pháp giúp đỡ đối với những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Phân công chuyên môn phải phù hợp với trình độ, năng lực và hoàn cảnh
của từng giáo viên.
- Xây dựng mối đoàn kết tương thân tương ái trong nhà trường nhằm xây
dựng một tập thể đoàn kết vững mạnh.
- Quan tâm kịp thời người thân (tứ thân phụ mẫu) giáo viên vào thời điểm có
ý nghĩa như sinh nhật, mừng thọ,... Từ năm học 2017-2018 đến nay, cứ vào dịp đầu
xuân, nhà trường và công đoàn đã có quà mừng thọ, động viên tứ thân phụ mẫu
cho 9 CBGVNV. Làm như vậy thể hiện sự quan tâm đến bậc sinh thành, nó sẽ tác
động trực tiếp và tích cực đến tư tưởng, tình cảm CBGVNV đối với mọi hoạt động

của nhà trường. Từ đó, CBGVNV sẽ cảm thấy mọi người như người thân trong gia
đình mình như thổi luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho từng giáo viên yêu
nghề, mến trẻ, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Điển hình như: Cô Tạ Thị Ngợi bốn năm liền đạt danh hiệu CSTĐCS, được
tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2013-2018; tham gia tất cả các cuộc thi do
ngành và liên ngành tổ chức đều đạt giải và có cuộc thi đạt điểm cao trong tốp đầu
hội thi và nhiều cô giáo khác,......
17


- Tổ chức sinh nhật cho từng CBGVNV, tổ chức gặp mặt d,âu rể dịp 08/8 tổ
chức cho CBGVNV đi thực tế trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm và nâng
cao tầm hiểu biết cho giáo viên. Từ sự quan tâm đó, CBGVNV đã thực sự bám
trường bám lớp, quan tâm đến nhau một cách chân thành bằng cả tấm lòng. Ngoài
giờ lên lớp, CBGVNV còn ở lại biến những mành đất hoang, cằn cỗi thành vườn
rau xanh mướt phục vụ học sinh bán trú; trồng hoa tô đẹp thêm cảnh trường,.....

BGH – BCH CĐ tặng quà
sinh nhật cho giáo viên

GV sau giờ lên lớp tại vườn
hoa trường TH LS1.

NT – CĐ gặp mặt dâu rể
dịp 8 - 3

Điều quan trọng nhất là Hiệu trưởng phải công tâm, công bằng, khách quan
mọi mặt. Bởi nếu hiệu trưởng có biểu hiện thiên vị, thiếu khách quan trong mọi
hoạt động thì công tác lãnh chỉ đạo gặp không ít khó khăn và cũng không thể khơi
dậy thế mạnh của đội ngũ được. Vì mỗi các nhân có năng lực và sở trường khác

nhau nên muốn khai thác điểm mạnh của từng thành viên thì Hiệu trưởng phải biết
vận dụng linh hoạt phương châm: “ Lạt mềm buộc chặt” để giúp cho công tác lãnh
chỉ đạo dễ bề xoay xở hơn,....
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý của
người Hiệu trưởng. Chỉ có kiểm tra, đánh giá đúng mức mới tìm ra được mặt
mạnh, mặt còn hạn chế để mọi kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời, động viên
khuyến khích khen thưởng, trách phạt đúng mức đồng thời thúc đẩy các hoạt động
nhà trường đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy người Hiệu trưởng cần phải:
- Lập kế hoạch theo dõi việc kiểm tra thực hiện của giáo viên.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ
đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có sự trao đổi thông tin hai chiều,…..
- Kiểm tra đánh giá với nhiều hình thức có báo trước, không báo trước. Nội
dung kiểm tra có thể là một mặt hoặc toàn diện.
Như vậy qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ tạo cho giáo viên có ý thức, thói
quen luôn luôn chuẩn bị chi tiết kỹ lưỡng trong mỗi hoạt động giảng dạy, giáo dục
cũng như học tập bồi dưỡng của mình; mỗi giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu
của mình từ đó có hướng phấn đấu vươn lên.
7. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng.
Đây là một biện pháp có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
phong trào chung của nhà trường. Việc khen thưởng, nêu gương mà không đúng,
không chính xác sẽ vô cùng tai hại đối với mọi hoạt động của nhà trường. Vì vậy,
18


việc biểu dương khen thưởng người tốt việc tốt một cách khách quan, chính xác,
đúng mức, kịp thời sẽ động viên kích thích được mọi tiềm năng cùng với sự cố
gắng trong mỗi cán bộ giáo viên, thúc đẩy được hoạt động công tác bồi dưỡng và
tự bồi dưỡng của giáo viên, muốn vậy Hiệu trưởng cần phải:
- Thành lập Ban thi đua gồm lãnh đạo và đại diện các tổ chức đoàn thể trong

nhà trường (Hiệu trưởng làm trưởng ban) theo dõi đánh giá đúng mức các hoạt
động của giáo viên theo tháng, kỳ, năm học.
- Phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/ 11; .....
- Chỉ đạo việc tuyên dương khen thưởng bằng cả vật chất lẫn tinh thần.
Những cán bộ, giáo viên giỏi, mẫu mực luôn được nêu gương người tốt, việc tốt.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
xây dựng nguồn quỹ phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng.
Như vậy qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ tạo cho giáo viên có ý thức, thói
quen luôn luôn chuẩn bị chi tiết kỹ lưỡng trong mỗi hoạt động giảng dạy, giáo dục
cũng như học tập bồi dưỡng của mình. Cũng chính qua kiểm tra, đánh giá đúng
mức mà mỗi giáo viên thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình từ đó có hướng
phấn đấu vươn lên.
Trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có rất nhiều biện pháp mà biện
pháp nào cũng cần thiết và quan trọng. Vì vậy cần phải thực hiện một cách đồng bộ
các biện pháp để biện pháp này tác động, hỗ trợ biện pháp kia làm cho công tác bồi
dưỡng giáo viên đạt kết quả cao.Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế, xu thế phát
triển của xã hội để Hiệu trưởng xác định tập trung bồi dưỡng nào nội dung nào cho
phù hợp và hiệu quả!
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: (phụ lục 4 - 5)
Công tác quản lý nhà trường vận dụng những biện pháp nêu trên để bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lam Sơn 1 như đang “dâng hoa thơm,
quả ngọt” cho đời. Có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp
vụ, gắn bó trách nhiệm với nhà trường, với lớp, tận tụy với sự nghiệp trồng người
là điều tôi hằng trăn trở. Nó được chứng minh rõ nét kết quả hai năm học 20172018 và 2018-2019 như sau:
1. Tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, nhận thức của đội ngũ giáo
viên cũng nâng lên rõ rệt: cô và trò luôn cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”, hào hứng khi tham gia các hoạt động, tự tin, phấn đấu liên tục, đạt
nhiều thành tích ấn tượng; luôn đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lần nhau trong công
tác cũng như trong cuộc sống, không vi phạm đạo đức nhà giáo.
2. Giáo viên đã tự tin tham gia tất cả các cuộc thi đều đạt giải và còn đạt kết

quả cao, có cô điểm cao trong tốp đầu hội thi nhiều năm liền như cô: Tạ Thị Ngợi,
Đặng Thị Hạnh,…
3. Sáng kiến kinh nghiệm kết quả đã khẳng định được chất lượng sáng kiến
và bước đầu đã vận dụng hiệu quả trong dạy học. Ba năm liền trường có 4 SKKN
được xếp loại cấp tỉnh (năm học 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018) và năm nay
có 2 SKKN xếp loại A cấp thị xã.
4. Kết quả đội ngũ: Có 5 giáo viên Đạt danh hiệu CSTĐCS và nhiều thành tích
nổi trội, được CTUBND thị xã tặng giấy khen: 07 lượt CBGVNV. Trong đó: 3 cô
19


HTXSNV; 1 cô đạt giải KK thi tìm hiểu Đảng bộ TX 40 năm; 1 cô được khen học tập
và làm theo TGĐĐHCM GĐ 2016-2018; 2 cô đạt giải Ba cầu lông cấp thị xã; 1 cô đạt
giải cuộc thi tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa .....
5. Kết quả học sinh: Chất lượng đại trà duy trì tốt, kỹ năng sống của các em được
nâng rõ rệt, được phụ huynh đành giá cao. Các em còn tự tin tham gia các cuộc thi, giao
lưu và đều đạt giải, có em đạt nhiều giải, có em đạt giải cao và có cuộc thi do ngành và
liên ngành tổ chức cho bậc Tiểu học duy nhất chỉ có học sinh Tiểu học Lam Sơn 1 đạt
giải. Như cuộc thi vẽ tranh và môi trường, cuộc thi tìm hiểu 990 năm Danh xưng
Thanh Hóa ..... vừa trao giải vào đầu tháng 4 năm 2019.
Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98.2% trở lên; đặc biệt 4 năm trở lại đây, học sinh
lớp 5 HTCTTH và thi tuyển vào THCS Lê Quý Đôn đều đạt tỷ lệ cao nhất bậc học,
chữ các em viết đẹp, làm văn hay và viết dài được Lãnh đạo phòng giáo dục đánh
giá cao. Các em vào Lê Quý Đôn có em học giỏi trong tốp đầu của khối của trường
như em: Mai Đức Cường – lớp 6, Hà Phương – lớp 7, Khánh – lớp 8,....
6 . Tập thể nhà trường:
- Chi bộ luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Năm học 2017-2018 được CT UBND thị xã khen HTXS nhiệm vụ.
- Năm 2018 đạt cơ quan Văn hóa và văn minh đô thị.
- Năm học 2018-2019 đăng ký danh hiệu thi đua tập thể lao động xuất sắc.

Có thể nói: Bằng những con số biết nói, những hình ảnh ấn tượng được nêu
trong sáng kiến, có thể khẳng định: Sau thời gian nghiên cứu và triển khai thực nghiệm
cho thấy việc đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
trường tiểu học Lam Sơn 1 bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Đây là tiền đề quan
trọng giúp người tôi có thêm động lực và tâm huyết sáng tạo hơn nữa trong quá trình
làm công tác quản lý trường học của mình trong thời gian tới.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong chiến lược phát triển giáo dục vì nó có tầm quan trọng đặc biệt nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
học sinh. Do đó việc tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài của người Hiệu trưởng.
Đây là hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện khách quan cũng như chủ quan
và cần thiết trong tình hình hiện nay. Nó giúp cho mỗi giáo viên luôn có đủ năng
lực, trình độ, nghiệp vụ để giáo dục toàn diện học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành chỉ đạo để nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên của trường tiểu học Lam Sơn 1 tôi thấy để đội ngũ giáo viên vững
mạnh về niềm tin, tư tưởng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải chú ý đảm
bảo một số điều sau:
- Các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác bồi dượng đội ngũ giáo viên đã
nêu trên có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt
kết quả tối ưu. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thể không có hiệu quả nếu
giáo viên không có lòng yêu nghề, không có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp,
20


không tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng. Vì vậy cần giáo dục cho giáo viên
tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích của bản thân.
- Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đội ngũ phải được xem là

yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng toàn diện và nó được sự hưởng ứng,
đoàn kết của giáo viên thì kết quả sẽ thành công.
- Việc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo phải thường xuyên, nghiêm túc và yêu cầu
cao đối với giáo viên. Ban giám hiệu phải thường xuyên đôn đốc viêc thực hiện kế
hoạch đề ra, có chế độ khen chê kịp thời để uốn nắn, sửa chữa, từ đó để có kế
hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
- Các hoạt động về chuyên môn và chất lượng phải được khuyến khích đánh
giá và được coi là yêu cầu trước tiên để xem xét trong đánh giá thi đua.
- Tăng cường chỉ đạo việc đúc rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và
vận dụng những kinh nghiệm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Người quản lý, trong đó người Hiệu trưởng phải là con chim đầu đàn,
phải có tư tưởng chính trị vững vàng, có lòng nhân ái, yêu thương gần gũi và quý
trọng tất cả mọi người. Đồng thời phải là người tâm huyết với mục tiêu phát triển
của nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mội thành viện phát triển năng
lực của bản thân, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, biết chia sẻ vui luôn động
viên khuyên khích các thành viên trong nhà trường. Hiểu biết, thái độ, hành vi ứng
xử mẫu mực, chân thành sẽ là nhịp cầu để người quản lý đi đển trái tim yêu thương
tôn kính của mỗi người và tạo nên uy tín thực sự cho người quản lý.
II. Kiến nghị:
Để chất lượng đội ngũ trong toàn ngành ngày càng được nâng cao, góp phần
thiết thực cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay tôi có một vài kiến
nghị như sau:
- Đối với nhà trường cần quan tâm và chỉ đạo một cách chặt chẽ hơn nữa
công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Đối với cấp phòng, cấp cơ sở cần chỉ đạo bồi dưỡng các chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, quản lý… cho cán bộ giáo viên.
- Các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện để các cán bộ quản lý và giáo viên
trong toàn thị xã được học tập, giao lưu kinh nghiệm lẫn nhau hơn nữa.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ công tác quản lý xây dựng và
bồi dưỡng đội ngũ mà bản thân tôi đã làm được. Rất mong sự góp ý của đồng

nghiệp và các cấp lãnh đạo để ban thân tôi được học hỏi thêm công tác quản lý. Từ
đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lam Sơn 1 nói
riêng và Thị xã Bỉm Sơn nói chung.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường
Tiểu học mà trường Tiểu học Lam Sơn 1 đã áp dụng và đạt dược kết quả khả thi
trong hai năm liền gần đây. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và
cấp trên để các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học ngày
càng hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.

21


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lam Sơn, ngày 08 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.

Mai Thị Quyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều l;ệ trường Tiểu học
2. thông tư 22/2016/TT-BGDĐT Hà Nội ngày 22/9/2016 Sửa đỏi, bổ sung một số
điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo TT 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
22


3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở ( Module 4,5
)- Trung Tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.

4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở ( Module
1,2, 3 )- Trung Tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
5. Những vấn đề chiến lược phát trtiển giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hóaHiện đại hóa - Bộ GD&ĐT, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Vụ Tiểu họcNXB GD 1998.
6. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Tiểu họcTạp chí giáo dục Tiểu học 02/2000.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
23


Họ và tên tác giả: Mai Thị Quyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng – Trường Tiểu học Lam Sơn 1

TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12


13
24

Tên đề tài SKKN

Rèn kỹ năng đọc hiểu thông
qua sử dụng phiếu
Phát huy trí tuệ học sinh
thông qua các bài toán so
sánh phân số
Sửa lỗi câu sai cho học sinh
Tiểu học
Nâng cao chất lượng đọc cho
HS lớp 4
Phát huy năng lực giải toán
chuyển đông cho học sinh lớp
5
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy và học
Xây dựng đề kiểm tra trắc
nghiệm và tự luận
Một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên
Một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên
Một số biện pháp chỉ đạo dạy
môn Đạo Đức
Chỉ đạo công tác kiểm tra
đánh giá giáo viên

Chỉ đạo hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm rèn kỹ năng
sống cho học sinh trường tiểu
học Lam Sơn 3
Một số biện pháp quản lý
công tác chủ nhiệm lớp ở
trường Tiểu học Lam Sơn 1

Thị xã

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
- Loại C

- Cấp thị xã
- Cấp Sở

- Loại A
- Loại C

2001-2002

- Cấp thị xã
- Cấp Sở
Thị xã

- Loại A

- Loại C
- Loại B

2002-2003

- Cấp thị xã
- Cấp Sở

- Loại A
- Loại C

2004-2005

Thị xã

- Loại C

2005-2006

Thị xã

Loại B

2006-2007

Thị xã

- Loại C

2007-2008


Thị xã

- Loại B

2008-2009

Thị xã

- Loại B

2009-2010

Thị xã

- Loại C

2010-2011

- Cấp thị xã
- Cấp Sở

- Loại A
- Loại B

2011-2012

Thị xã

- Loại B


2014-2015

Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Năm học
đánh giá
xếp loại
2000-2001

2003-2004


14

15

16

Một số biện pháp huy động
XHHGD để xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích
cực ở trường TH Lam Sơn 1
Một số biện pháp huy động
XHHGD...:“Trả nợ tiêu chí
trường CQGMĐ1”
Một số biện pháp chỉ đạo

công tác bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên ở trường Tiểu học
Lam Sơn 1 giai đoạn 20182020

- Cấp thị xã
- Cấp Sở

- Loại A
- Loại C

2015-2016

Cấp thị xã

Loại C

2016-2017

Cấp thị xã

Loại A

2108-2019

PHỤ LỤC
1. Đội ngũ cán bộ giáo viên:
25



×