Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
PHẦN

NỘI DUNG

TRANG

1. Mở đầu
1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2



1.5

2
2. Nội dung

2.1

Cơ sở lý luận

2

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

4

2.3

Một số biện pháp dạy nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả dạng
bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

6

Biện pháp 1: Trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các
tác phẩm văn học

6


Biện pháp 2: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những
hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học

7

Biện pháp 3: Giáo dục học sinh vận dung kiến thức Tiếng Việt
vào viết văn tả cảnh

9

Biện pháp 4: Dạy học sinh cách lập dàn ý một bài văn tả cây cối

12

Biện pháp 5: So sánh tới nhận diện

13

Biện pháp 6: Học sinh sử dụng giác quan để quan sát

14

Biện pháp 7: Rèn kỹ năng viết văn cho học sinh

14

Hiệu quả của sáng kiến đối với dạy văn miêu tả

18


2.4

3. Kết luận, kiến nghị
3.1

Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

20


1. M u
1.1. Lớ do ch ti
Thc hin Ngh quyt s 29-NQ/TW ngy 04/11/2013 ca Ban chp hnh
Trung ng ng v "i mi cn bn, ton din giỏo dc v o to, ỏp ng yờu
cu cụng nghip húa, hin i húa trong iu kin kinh t th trng nh hng xó
hi ch ngha v hi nhp quc t". Việc dạy các môn học nói chung và
dạy môn Tiếng Việt nói riêng ở Tiểu học đang hớng tới mục tiêu
chung của giáo dục. Mỗi phân môn, mỗi tiết học của môn Tiếng
Việt đều hớng đến mục đích phát triển các kĩ năng"nghe, nói,
đọc, viết " cho học sinh. Mà phân môn tập làm văn là một trong
những phân môn quan trọng của bộ môn Tiếng Việt (phân môn
thực hành tổng hợp). Bởi nó vận dụng tất cả những hiểu biết về
nhận thức, kĩ năng của phân môn đòi hỏi học sinh phát huy cao
độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học. Đặc biệt

dạy văn là cần thiết giỳp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc
chân thực khi nói và viết.
Chim mt phn ln trong phõn mụn Tp lm vn Tiu hc l vn miờu t. Vn
miờu t chia lm nhiu loi. lp 4, cỏc em ó c hc t vt, t cõy ci, t con
vt ... Trong ú s tit tp lm vn t cõy ci chim thi lng tng i ln so vi tng
s tit tp lm vn miờu t lp 4. Mc tiờu ca phõn mụn Tp lm vn lp 4 khụng ch
trang b kin thc v rốn luyn cỏc k nng lm vn cho hc sinh m cũn gúp phn cựng
cỏc mụn hc khỏc m rng vn sng, rốn luyn t duy lụ-gớc, t duy hỡnh tng, bi
dng tõm hn, cm xỳc thm m, hỡnh thnh nhõn cỏch cho cỏc em.
Nh chỳng ta ó bit vn t cõy ci l loi vn cn c vo nhng iu quan
sỏt, ghi chộp, cm nhn c v i tng l cõy ci trong thiờn nhiờn, cnh vt...,
dựng ngụn ng v ra hỡnh nh chõn thc ca i tng ú, trỡnh by theo b cc
hp lớ v din t bng li vn sinh ng, khin cho ngi c ngi nghe cựng
thy, cựng cm nhn nh mỡnh.
Vn miờu t cú tỏc dng rt ln giỳp hc sinh tỏi hin cuc sng, giỳp tõm
hn v trớ tu con ngi phong phỳ, giỳp hc sinh cm nhn cuc sng v vn hc
mt cỏch tinh t hn. Vn miờu t cõy ci giỳp hc sinh yờu thiờn nhiờn hn. Nhng
2


thực tế, bên cạnh những kết quả nhất định thì khả năng viết văn miêu tả của học sinh
Tiểu học còn nhiều hạn chế, đặc biệt là viết văn miêu tả cây cối của học sinh lớp 4.
Bài viết của học sinh thường sáo rỗng thiếu tính chân thực; khô khan do thiếu kiến
thức thực tế; bài viết lủng củng về dùng từ, đặt câu, thiếu hình ảnh; cá biệt một bộ
phận nhỏ học sinh lười suy nghĩ, ngại viết văn nên hay chép văn mẫu, thiếu sự sang
tạo,…Giáo viên thì lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh viết văn, chưa tìm ra
các giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh tích lũy vốn sống, vốn từ, vận dụng các kiến
thức tiếng Việt, các biện pháp nghệ thuật khi viết văn miêu tả cây cối.
Xuất phát từ các cơ sở trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: "Một số
biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4"

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh viết được những bài văn miêu tả cây cối phong phú, đa dạng,
từ ngữ rõ ràng, mượt mà. Thể hiện nghệ thuật miêu tả, giàu cảm xúc thông qua việc
rèn các kỹ năng: quan sát, tìm ý, sắp xếp tổ chức các ý, diễn đạt thành một bài văn.
- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn
học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số một số biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả cây
cối cho học sinh lớp 4.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp quan sát
2. Phương pháp trao đổi vấn đáp gợi mở
3. Phương pháp phân tích nội dung
4. Phương pháp thực nghiệm giáo dục
5. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
a)Văn bản, một số đặc trưng của văn bản.
Văn bản là một đối tượng đa dạng và phức tạp về nhiều phương diện. Xét về
dung lượng có những văn bản cực kỳ ngắn gọn như một câu tục ngữ “có chí thì nên”
lại có những văn bản cực kỳ dài như các bộ tiểu thuyết “ Những người khốn khổ của
3


Victo Huygo”. Xét về kiểu loại, các loại hình văn bản khác nhau mang những đặc
trưng khác nhau. Vì vậy văn bản là một chỉnh thể trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh
về hình thức, thống nhất về cấu trúc, độc lập về giao tiếp.
b) Các dạng lời nói và đặc trưng của nó
Các dạng của lời nói (dạng nói và dạng viết được phân biệt bởi chính những
phương tiện vật chất của giao tiếp. Những phương tiện ngữ âm hay văn tự) và bởi

chính những điều kiện của hoạt động lời nói (có sự chuẩn bị hay không chuẩn bị, có
khả năng sử dụng hay không sử dụng, có khả năng sử dụng những phương tiện kèm
ngôn ngữ như: vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu…)
Trong Tiếng Việt có năm phong cách chức năng và phong cách nào cũng được sử
dụng ở cả dạng viết lẫn dạng nói.
Từ hiểu biết các dạng nói, chúng ta cần sự suy nghĩ đến một số vấn đề đang
đặt ra trong dạng tập làm văn hiện nay như rèn luyện lời độc thoại để đưa học sinh
vào hoàn cảnh giao tiếp.
c) Các giai đoạn sản sinh lời nói và việc ứng dụng dạy tập làm văn
Hành vi nói năng rất đa dạng nhưng lại có chung một cấu trúc. Cấu trúc này
bao gồm bốn giai đoạn: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa và kiểm tra.
Chúng được thực hiện kế tiếp nhau và liên tục.
Giữa hệ thống kỹ năng làm văn với cấu trúc hành vi nói năng có mối liên hệ
với nhau. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết được nhiều vắn đề đặt
ra cho việc dạy tập làm văn.
Trên cơ sở các hiểu biết về lý thuyết hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâu
nghiên cứu kỹ hơn nữa các kỹ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đề
bài gắn với tình huống nói năng, tổ chức các tiết tập làm văn trong đó học sinh tự
cảm thấy có nhu cầu nói năng, nhu cầu giao tiếp.
d) Vị trí, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đề tài.
Như chúng ta đã biết phân môn tập làm văn được coi là thước đo đánh giá
nhiều phân môn của Tiếng Việt, tập làm văn là phân môn tổng hợp kiến thức các
phân môn của môn Tiếng Việt, nó cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi
học sinh học tốt những môn học khác. Nó góp phần quan trọng cho việc rèn luyện
các kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề … góp phần phát triển trí thông minh, sáng
4


tạo góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như:
cần cù, cẩn thận…

Ngoài ra trong phân môn tập làm văn có thể loại văn miêu tả dạng bài làm văn
miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4. Đây là một thể loại rất cần thiết và quan trọng
trong phân môn tập làm văn lớp 4. Nó giúp học sinh có tình cảm yêu mến và gắn bó
với cây cối, thiên nhiên, tả những điều mình quan sát được thành những áng văn hay
để cây cối, thiên nhiên này, đất nước này mỗi ngày thêm đẹp thêm đáng yêu.
Chính vì những lẽ đó mà việc rèn luyện các kỹ năng làm văn miêu tả dạng bài
làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 là rất cần thiết và quan trọng.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
a) Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa
Trong nội dung học của chương trình Tiếng Việt lớp 4, mỗi tuần có 2 tiết tập làm
văn, cả năm học có tổng số 70 tiết tập làm văn được chia thành các kiểu bài: Tả đồ vật,
Tả cây cối, Tả loài vật và Các loại văn bản khác.
Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4 rõ ràng, thuận lợi cho việc dạy và
học. Như chúng ta thấy một dạng bài dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
qua các bước sau:
+ Khái niệm văn miêu tả.
+ Cấu tạo của bài văn miêu tả.
+ Quan sát .
+ Đoạn văn trong bài văn miêu tả.
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả.
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả.
+ Làm văn viết.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm (trả bài).
Nhìn chung cấu trúc của phân môn tập làm văn lớp 4 chương trình cụ thể, chi
tiết, rõ ràng giúp học sinh có kỹ năng viết tốt từng đoạn văn, từng phần trong bài
văn, sau đó tiến đến viết cả bài văn hoàn chỉnh. Từ đó các em nắm rõ hơn cách viết
các dạng văn miêu tả.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 sắp xếp môn Tập làm văn sau khi đã học các
phân môn khác, tạo thuận lợi cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào viết văn.
5



c) Thực trạng dạy của giáo viên
Thực tế hiện nay, đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học đã được chuẩn hóa rất
nhiều. Năng lực chuyên môn được nâng lên, có tâm với nghề. Đều yêu nghề, mến
trẻ song việc dạy tập làm văn là môn khó dạy nên chuyển biến chậm.
Một số giáo viên chưa mạnh dạn từ bỏ phương pháp cũ nghĩa là cho học sinh
học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi làm văn. Với một số giáo
viên ở bài hình thành kiến thức, sách thường đưa ra đoạn văn, bài văn có chứa đơn vị
kiến thức được học. Do giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học không thích hợp,
chưa vận dụng thành công phương pháp dạy học tích cực, học sinh còn bị đặt ở thế
thụ động lĩnh hội tri thức nên giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác chưa đúng và
trúng phần kiến thức văn bản thuộc yêu cầu của bài học. Ví dụ có bài học, bài đọc
đưa ra chỉ nhằm giúp học sinh biết kết cấu 3 phần của bài văn, có bài chỉ yêu cầu
học sinh xác định vai trò của các câu mở đoạn, có bài chỉ xác định trình tự miêu tả
trong đoạn... Song giáo viên chỉ để học sinh sa đà tìm hiểu, khai thác tất cả những
nội dung kiến thức có trong đoạn văn, bài văn đó, khiến giờ học nặng nề về kiến
thức, không đảm bảo được thời gian cho phép của tiết học. Bên cạnh đó giáo viên
còn xem nhẹ quá trình quan sát. Chưa hướng dẫn kỹ cho học sinh quan sát theo trình
tự khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong, từ xa lại gần, từ mùa này sang mùa
khác…Kết quả giờ dạy chưa cao, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, độc lập phát
hiện kiến thức của các em.
d) Chất lượng học tập của học sinh
- Qua thực tế giảng dạy lớp 4, tôi thấy chất lượng học tập phân môn tập làm văn
viết của học sinh chưa cao. Chỉ được một số ít học sinh biết viết văn có bộc lộ trí tuệ
và cảm xúc. Còn lại phần lớn các bài văn miêu tả của các em có bố cục chưa cân đối,
mang tính liệt kê các chi tiết, bộ phận một cách đơn giản. Miêu tả hời hợt, chung
chung, không có một sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả. Bài văn sử
dụng vốn từ còn nghèo nàn, dùng từ đặt câu, dấu câu tùy tiện. Trình tự tả chưa hợp lý,
chọn lọc chi tiết chưa tiêu biểu, chưa đặc sắc, thiếu hình ảnh, diễn đạt chưa mạch lạc.

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc trưng như so sánh, nhân hóa… còn hạn chế.
Đặc biệt là học sinh chưa nói, chưa viết theo cách cảm, cách nghĩ của mình.
- Qua tiến hành khảo sát lớp 4A3 của Trường Tiểu học tôi đang dạy với đề
bài:" Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) tả một cây mà em yêu thích"
6


KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀO THÁNG 9 NĂM 2018 LÀ
Lớp

Số bài

4A3

43

Hoàn thành tốt
SL
12

TL
27,9%

Hoàn thành
SL
24

Chưa hoàn thành

TL

55,8%

SL
7

TL
16,3%

Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy số học sinh chưa hoàn thành còn ở
mức cao và thực tế cho thấy các em chưa nắm được cách viết văn miêu tả cây cối,
nhiều em chỉ nêu được một đến hai bộ phận cây cần tả, có em lại chỉ nêu theo ngẫu
hứng tự do, không theo một trình tự nhất định.
Chính vì những thực trạng trên nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp và áp dụng hướng dẫn học sinh trong quá trinh dạy văn miêu tả (dạng
bài làm văn miêu tả cây cối).
2.3. Một số biện pháp dạy nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả dạng bài
làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4
Biện pháp 1: Trau dồi hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác
phẩm văn học.
Mỗi tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần giúp tác giả bộc lộ tài năng, tâm
tư tình cảm của mình. Trong văn học đó là sự chắt lọc tinh tuý của cái hay, cái đẹp,
sự phong phú giàu hình ảnh, sự khái quát của ngôn ngữ Tiếng Việt qua cái tài của
nhà văn. Nếu học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học thì học sinh rất
thích học văn. Khi đó cảm xúc của các em dâng cao và các em có khả năng sáng tạo
văn, vận dụng vào viết bài văn của mình.
Để học sinh của mình có lòng yêu thích môn văn, có cảm hứng khi viết văn
miêu tả nói chung hay văn miêu tả cây cối nói riêng, tôi giúp học sinh hiểu được chỉ
có sự yêu thích văn học mới có sự say mê viết văn. Cần thường xuyên đọc thơ, văn
để bồi dưỡng lòng yêu văn học, thấy được sự trong sáng, phong phú và đặc sắc của
ngôn ngữ dân tộc, nâng cao năng lực xúc cảm, trau dồi lòng hướng thiện.....và muốn

“làm thân” với văn thơ thì chúng ta phải có tấm lòng chân thật, tình cảm thiết tha
yêu mến văn thơ.
Phải làm gì để các em có thể tiếp xúc nhiều hơn với thơ văn ?
Khi dạy các phân môn của Tiếng việt, nhất là phân môn tập đọc, luyện từ và tôi
luôn giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài, cách dùng từ, đặt câu, cách sử
7


dụng một số biện pháp nghệ thuật đồng thời khuyến khích các em học thuộc lòng
những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích, kiểm tra những đoạn mà học
sinh thích trong giờ học sau. Tôi có thể cho học sinh diễn xuôi lại một số bài thơ tả cây
cối, tả cảnh hay; cảm nhận được những điều thú vị từ những mẩu chuyện vui do cách
dùng từ trong tiết luyện từ và câu. Những buổi sinh hoạt ngoại khoá tôi tổ chức cho các
em thi đọc những bài văn, bài thơ hay mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa,
giới thiệu về cảnh đẹp địa phương, những cuộc triển lãm nhỏ về tranh phong cảnh của
đất nước, để trau dồi cảm xúc cho các em.
Biện pháp 2: Hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về
thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
Dạy văn miêu tả cây cối là ta dạy cho các em tình cảm yêu quý cảnh vật thiên
nhiên, sự gắn bó thân thiết của thiên nhiên với cây cối tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho
cây như với thiên nhiên như: gió, nắng, trăng sao, ... Học sinh sẽ được bồi dưỡng
tâm hồn khi được ngắm những cành phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về, một dòng sông
trong đêm trăng đẹp, cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời,... dưới ngòi bút tài
ba của người nghệ sỹ.
Với đặc điểm riêng của học sinh Tiểu học, tư duy của các em dễ nhớ nhanh
quên hay nói cách khác tư duy của các em còn đang trong giai đoạn “tư duy cụ thể”.
Thông thường, các em làm văn ở lớp, ngồi giữa bốn bức tường của lớp học, xung
quanh chỉ có cô giáo, bạn bè, bảng đen, bàn ghế mà phải làm những bài văn tả cây cối
vào một thời điểm nào đó hoặc vào một mùa trong năm ...thì quả là khó khăn với các
em. Học sinh không được quan sát nên đã xảy ra tình trạng bịa đặt hình ảnh trong bài

làm, khiến cho những hình ảnh miêu tả ấy thiếu tính chân thực, thậm chí hết sức vô lí.
Do đó khi viết văn tả cây cối kĩ năng quan sát và ghi chép là rất cần thiết. Từ quan sát
và ghi chép các em mới có vốn để làm văn miêu tả. Nhưng trong thực tế các em ít
quan sát, không có thói quen để ý các sự vật, sự việc, hiện tượng quanh mình. Nói
đúng hơn là có nhìn mà không thấy, có nghe mà không cảm nhận.
Ví dụ: Khi tả cây phượng, có học sinh đã tả như sau:
Mùa xuân, lá phượng xanh um che kín cả khoảng sân trường. Mùa hè, những
chùm hoa phượng tàn, bắt đầu xuất hiện những quả dài lê thê thấp thoáng trong
vòm lá xanh tươi ...
8


Từ những hình ảnh miêu tả vô lí ấy mà nhiều bài làm của các em thiếu kiến
thức thực tế. Kết quả cho ra đời những bài văn nghèo nàn về nội dung, thiếu sức
thuyết phục, đem đến người đọc sự cảm nhận lệch lạc.
Phần lớn các bài văn dạng miêu tả cây cối trong chương trình lớp 4 là những
hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Muốn khắc phục tình trạng này, các em phải có thói
quen quan sát hàng ngày. Quan sát và tự đặt câu hỏi để giải đáp, nhằm tìm hiểu và
khắc sâu vào trí nhớ những hình ảnh về cây cối, về cuộc sống xung quanh. Vì vậy,
khi dạy học giáo viên cần rèn học sinh thói quen quan sát, ghi chép, phát hiện ra
những đặc điểm tiêu biểu cụ thể của cây cối, của sự vật, hiện tượng quanh mình.
Ví dụ: Học sinh có thể quan sát cây cối trên sân trường ra sao? hai bên đường đi
học có những loại cây gì? Cây cối trong vườn… Hình ảnh cây cối vào mùa đông khác
với mùa hè, buổi sáng khác với buổi chiều ở chỗ nào? Với từng loại cây cụ thể, quen
thuộc học sinh còn phải biết mùa ra hoa, kết trái, màu sắc hình dáng, mùi hương của
hoa lá. Tất cả những điều quan sát và ghi nhận được cần phải chép lại vào một cuốn sổ
tay. Không cần chép dài dòng, chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn. Sẽ rất thành
công nếu khi quan sát chúng các em có được những phát hiện bất ngờ thú vị. Những
phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo và độc đáo.
Có nhiều đối tượng miêu tả không gần gũi, trực tiếp hàng ngày trong cuộc

sống của các em thì làm sao có thể quan sát? Tôi định hướng cho học sinh có thể
quan sát qua những hình ảnh trên chương trình truyền hình, quan sát qua những bức
tranh phong cảnh, ảnh đẹp về cây cối, đọc những tác phẩm văn học có giá trị nghệ
thuật miêu tả đặc sắc ...Từ nhiều nguồn khác nhau đó, các em chắc chắn sẽ có một
vốn kiến thức thực tế hết sức phong phú.
Khi quan sát để viết một bài văn miêu tả cây cối cụ thể các em phải nắm được
yêu cầu và giới hạn của đề bài để tránh miêu tả đôi khi rất hay nhưng không đúng trọng
tâm của đề. Tôi gợi ý cho các em biết có rất nhiều loài cây, loài hoa đẹp. Mỗi loài lại có
một vẻ đẹp đặc sắc, riêng biệt. Từng loài cây cối lại đẹp nhất vào một thời gian, thời
điểm nào đó trong ngày nên các em có thể chọn tả vào thời điểm đó để làm nổi bật vẻ
đẹp riêng vốn có của từng loài và bài văn thêm hay, thêm hấp dẫn lòng người.
Với dạng bài đưa ra nhiều cách lựa chọn cho học sinh miêu tả, tôi hướng dẫn
học sinh nên chọn một đối tượng nào đó phù hợp, gần gũi với cuộc sống của mình
như: các em sống ở nông thôn nên chọn tả các loại cây cối có trong vườn nhà em,
9


các em sống ở thành phố có thể tả cây cối trong công viên, trường học hoặc trên
đường phố mà em thường được quan sát.
Từ những việc cung cấp vốn sống thực tế cho học sinh thì tôi đã hướng dẫn
các em biết tích luỹ vốn văn học cho mình. Không chỉ khi học văn miêu tả cây cối
mà ngay trong cuộc sống hàng ngày trước bất kì cảnh vật, hiện tượng nào mình gặp
các em hãy để ý, quan sát và ghi chép lại những gì mình cảm thấy hay, thấy đẹp thấy
rung động hay những câu văn giàu hình ảnh mà mình thấy tâm đắc... Qua đó vốn
sống của các em sẽ phong phú hơn, viết văn sẽ tốt hơn.
Biện pháp thứ 3: Giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn tả cây
cối.
Môn Tập làm văn miêu tả nói chung và văn miêu tả cây cối nói riêng là kiến
thức chung của các phân môn, nó hỗ trợ cho các phân môn khác rất nhiều. Nếu các
em không biết vận dụng các kiến thức của phân môn khác thì các em không thể viết

được bài văn hay, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Vì vậy giáo viên cần giúp học
sinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả cây cối .
Khi viết được dàn ý, học sinh phải biết lựa chọn cách dùng từ đặt câu cho
đúng, diễn đạt cho hay, cho sinh động để giúp người đọc cùng thấy, cùng cảm nhận
như mình.Vì vậy khi tả, ta phải chú ý tới hình dáng, đường nét, màu sắc của cây cối
và mối liên hệ ảnh hưởng của đối tượng miêu tả với con người, với các sự vật khác
có ở xung quanh, những yếu tố làm tôn lên sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp hấp dẫn, riêng
biệt cho cây.
Để làm được điều đó thì học sinh phải biết được cách lựa chọn từ ngữ, diễn
đạt câu, cách viết đoạn văn. Khi dạy viết văn miêu tả cây cối, tôi hướng dẫn các em
từng bước như sau:
a) Vận dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vào viết văn miêu tả cây cối.
Trong dạng văn miêu tả cây cối cách lựa chọn từ ngữ là yêu cầu quan trọng. Để đáp
ứng được yêu cầu này thì người viết văn miêu tả cây cối trước hết phải có vốn từ phong
phú, biết tích luỹ vốn từ thường xuyên và dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thông
qua các giờ học Tiếng Việt trong nhà trường, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua
quá trình đọc sách, báo, đọc tài liệu tham khảo có liên quan tới văn miêu tả cây cối.
Nhưng chủ yếu nhất vẫn là thông qua các phân môn của Tiếng Việt.
10


Bài văn viết được hay thì ngoài yêu cầu về vốn từ phong phú còn đòi hỏi học
sinh phải hiểu nghĩa từ, tác dụng của từ, cách sử dụng từ ngữ. Trước khi viết đoạn
văn học sinh phải xác định được từ ngữ dùng để gọi tên sự vật cần tả cho phù hợp, từ
ngữ nào gợi tả được màu sắc, âm thanh, hình dáng của những sự vật được chọn tả.
Ví dụ: Khi tả cây ăn quả (Cây cam), tôi đã gợi ý để học sinh tìm ra những từ
chỉ màu sắc thích hợp để tả quả khi chín như: vàng tươi, vàng mọng, vàng ươm,...
Còn khi tả cây đang lên xanh tốt học sinh phải chọn nhóm từ chỉ sắc xanh của lá:
xanh non, xanh mướt, xanh thẫm, .... Tả cây rụng lá, cành khẳng khiu, trụi lá, …
Trong văn miêu tả quan trọng nhất là phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình

ảnh, biểu cảm và phải chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng, với văn miêu tả. Muốn
làm nổi bật hình ảnh của đối tượng miêu tả thì chú ý nhiều tới hệ thống từ tượng
hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái ...), muốn làm nổi bật không khí thì sử dụng
hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng các tiếng động) hay từ ngữ nói lên tình cảm, sự
chăm sóc của con người đối với cây cối (tưới nước, vuốt ve, nâng niu, ...). Bài văn
miêu tả thiếu đi các từ ngữ có sức tạo hình, gợi cảm thì chắc chắn sẽ không thể hay.
Nhưng cũng cần hiểu rằng nếu dùng từ ngữ, hình ảnh tuỳ tiện hoặc khuôn sáo, bắt
chước một cách lộ liễu thì cách miêu tả cũng không có sức thuyết phục. Cụ thể ngôn
ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ phong phú không có nghĩa là liệt
kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người tả cần chọn đúng từ ngữ diễn tả chính xác
nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
VD: Cùng tả về hoa phượng có em viết:
Những bông hoa phượng nở đỏ rực như thắp lửa.
Hoa phượng nở bừng lên như những ngọn lửa đỏ hồng làm sáng rực cả một
góc sân trường.
Nhà văn Xuân Diệu viết: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài
cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực”.
Rõ ràng cùng tả hoa phượng nhưng có nhiều cách dùng từ, đặt câu khác nhau.
Việc sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm khác nhau đã tạo nên những câu văn hay
hơn như cách viết thứ hai, thứ ba.
b) Vận dụng biện pháp tu từ vào viết câu văn miêu tả cây cối.
11


Trong mỗi đoạn văn là miêu tả một đặc điểm hay một bộ phận của cây. Mỗi
đặc điểm lại gồm nhiều chi tiết và hình ảnh tiêu biểu của cây. Do đó để diễn đạt các
ý ta thường sử dụng câu. Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ gợi tả, gợi cảm, vấn đề tạo
hình ảnh trong văn miêu tả cây cối cũng không kém phần quan trọng. Có thể thấy rõ
câu văn miêu tả cây cối giàu hình ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm của nó sẽ lớn bấy
nhiêu. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em viết được câu văn có giá trị nghệ thuật.

Văn miêu tả cây cối chính là dùng ngôn ngữ để vẽ lên một cách sinh động hình
ảnh chân thực sống động về sự vật, cây cối. Để vẽ ra được hình ảnh chân thực của đối
tượng thì học sinh phải sử dụng đến biện pháp tu từ như so sánh và nhân hoá ... Nhờ có
so sánh và nhân hoá mà cùng một dàn ý nhưng người viết lại tìm được cái mới cái riêng
cho bài viết của mình. Ví dụ, nhìn vào cây vú sữa đang mùa trái rộ, có bạn tả nó giống
như những chiếc đèn lồng đung đưa trong gió. Có bạn lại tả những quả vú sữa lúc lỉu
trên cành giống như những trái banh. Còn với bạn khác thì viết quả vú sửa đu đưa trên
cành như những quả cam đường láng bóng. Ba hình ảnh chiếc đèn lồng đung đưa trong
gió, lúc lỉu trên cành giống như trái banh, quả vú sửa đu đưa trên cành như những quả
cam đường láng bóng mới rất khác nhau, nhưng đều đúng, đều hay, rất riêng và rất mới.
Quả thật miêu tả quả vú sữa mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Tôi
rất tâm đắc với quan điểm của Phạm Hổ : “Không có cái mới, cái riêng thì không có
văn học”.
Khi viết văn miêu tả cây cối học sinh phải lựa chọn được những chi tiết, sự
vật nào có thể miêu tả theo cách so sánh hay nhân hoá. Chọn được sự vật rồi ta mới
lựa chọn xem so sánh với cái gì và nhân hóa như thế nào ?
Ví dụ: Bài tả cây xoài đang mùa quả chín.
Câu văn : Những chùm xoài chín vàng trông thật đẹp mắt.
Học sinh có thể viết thành: Những chùm xoài vàng óng, căng tròn như mời
gọi mọi người đến thưởng thức.
Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá giáo viên cần chú ý học sinh dựa trên
dấu hiệu nhận biết để viết. Câu có sử dụng biện pháp tu từ không chỉ phù hợp ở dấu
hiệu bên ngoài mà cần có nội dung phù hợp thực tế.
Khi các em sử dụng các biện pháp tu từ trên trong bài văn miêu tả, chúng ta
cần lưu ý rằng những nghệ thuật ấy chỉ thực sự có tác dụng nếu được dùng đúng
12


lúc, đúng chỗ, hợp văn cảnh. Ngược lại nếu dùng nghệ thuật ấy một cách máy móc,
sáo mòn thì nó làm giảm giá trị của bài văn miêu tả rất nhiều. Mặt khác nếu dùng

quá lạm dụng cách nói so sánh, nhân hoá mà ít tả thực thì chắc chắn cảm giác thích
thú ban đầu của người đọc sẽ giảm dần, thậm chí dẫn tới sự khó chịu, nhất là khi
gặp những hình ảnh nhạt nhẽo, vô vị.
c) Vận dụng dùng từ, đặt câu trong văn miêu tả cây cối.
Khi đặt câu trong văn miêu tả cây cối đòi hỏi người viết phải linh hoạt, công phu.
Có thể là câu dài với đầy đủ các bộ phận chính và phụ, có nhiều ý nối tiếp. Cũng có thể
là những câu ngắn (câu đặc biệt ). Vì vậy học sinh phải biết chọn kiểu câu phù hợp với
hoàn cảnh, với tình huống, nội dung miêu tả, và cả cảm xúc của người miêu tả nữa.
Ví dụ: Tả hoa bằng lăng bằng biện pháp đảo ngữ:
Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa bằng lăng tím đầu mùa.
Một điều cần chú ý là trong cùng một bài văn miêu tả phải biết dùng đan xen
nhiều kiểu câu khác nhau. Có câu dài xen câu ngắn, có câu bình thường xen câu đặc
biệt. Như vậy mới tạo được sự phong phú, đa dạng cho cách diễn đạt.
Biện pháp 4: Dạy học sinh cách lập dàn ý một bài văn tả cây cối
Để viết được bài văn miêu tả cây cối hay thì trước hết phải quan sát tốt, tìm ra
được các chi tiết điển hình, hấp dẫn, sinh động của đối tượng. Khi tìm được rồi ta lại
phải sắp xếp các chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng, với không gian và thời gian
được tả. Đó chính là việc lập dàn ý. Việc sắp xếp các ý trong văn miêu tả thực ra rất
linh hoạt. Lựa chọn trình tự nào là tuỳ thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc đặc
điểm nhìn của người tả. Mỗi bộ phận của cây chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu
nhất đồng thời phải xác định đâu là nét chính, nét chủ yếu để tập trung miêu tả nhằm
làm nổi bật đối tượng đó, để người đọc, người nghe không thể nhầm lẫn với đối
tượng khác... Có thể tả người và vật trong mối liên quan đến đối tượng miêu tả
nhưng việc tả đó phải góp phần bộc lộ một điều gì đó, làm cho cây cối được miêu tả
trong bài nổi bật hơn, đẹp hơn, gần gũi thân thiết hơn với con người.
Do đó khi lập được dàn ý học sinh chọn những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu
nhất để đưa vào dàn ý và viết ngắn gọn dưới các từ ngữ, cụm từ. Để học sinh quen
dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát, giáo viên cần nêu những
câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát chung cho các bài tả cây cối như sau:
13



- Tả cây gì?
- Tả cây theo trình tự nào?
- Cây đó có những bộ phận nào, đặc điểm nổi bật của từng bộ phận?
- Mỗi đặc điểm (bộ phận lớn) gồm mấy chi tiết cần được tả?
- Mỗi chi tiết liên quan đến sự vật nào?
Trả lời được câu hỏi đó là học sinh nắm được đầy đủ nội dung của một dàn ý.
Ví dụ với đề bài: Tả cây bóng mát mà em thích.
1. Mở bài : Giới thiệu cây được cây bóng mát em thích.
2. Thân bài:
* Tả bao quát cây bóng mát,
- Nhìn từ xa.
- Lại gần.
* Tả chi tiết cây bóng mát:Thân cây…; Rễ cây…; Cành cây..; Lá cây.. Hoa….
* Các chi tiết liên quan đến sự vật: mưa, nắng, gió, chim chóc, ong bướm, âm
thanh của tiếng chim,... Đặc biệt là con người cùng những tình cảm gắn bó với cây,
sự chăm sóc bảo vệ cây, ...
3. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây bóng mát.
Dàn ý là cái khung vững chắc để viết bài văn. Một dàn ý tốt sẽ đảm bảo cho
bài văn không lạc đề, không thiếu ý, không mắc lỗi về bố cục ... Vì vậy để viết được
một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải lập được dàn ý và dựa vào dàn ý để viết.
Biện pháp 5: So sánh tới nhận diện
Để so sánh tới nhận diện văn miêu tả cây cối thì giáo viên giúp học sinh có thể
nhận ra văn bản thuộc thể loại văn miêu tả cây cối bằng cách giáo viên đặt bên cạnh
nó một văn tả khác chẳng hạn như văn bản kể chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh
phải nêu ra được văn bản nào thuộc thể loại văn miêu tả và học sinh phải lý giải
được vì sao văn bản đó là văn miêu tả. Để làm được điều này giáo viên cần lựa chọn
phương pháp quan sát, phương pháp đối chiếu, phân tích, tổng hợp, phương pháp
vấn đáp gợi mở để rút ra kết luận cần thiết về văn bản miêu tả.


14


Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài "Cây gạo" trang 32( tiếng việt 4tập hai) và bài "Bốn anh tài" trang 13( tiếng việt 4- tập 2) hãy cho biết văn bản nào
là văn bản miêu tả? Vì sao?
Giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, hình thức học cá nhân, yêu cầu học
sinh đọc thầm, khảo sát hai văn bản." Cây gạo" và " Bốn anh tài".
Sau đó dùng phương pháp vấn đáp gợi mở kết hợp hình thức học cả lớp:
- Văn bản" Bốn anh tài" nói về điều gì ?(Kể về tài năng, sức khoẻ bốn anh tài)
- Văn bản" Cây gạo" nói về điều gì ? (Tả về cây g¹o già theo từng thời kì
phát triển của hoa gạo.)
- Vậy văn bản nào thuộc thể loại văn bản miêu tả? (Văn bản" Cây gạo")
- Vì sao?
- Học sinh so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp để thấy được văn bản "Cây gạo"
miêu tả từng thời kì phát triển của hoa gạo … chỉ ra được đặc diểm nổi bật của cây gạo,
giúp người đọc hiểu rằng văn bản "Bốn anh tài" nói về nhân vật, tính cách nhân vật.
Tóm lại, từ việc so sánh hai văn bản kể chuyện, miêu tả. Học sinh nhận diện
được loại văn miêu tả.
Biện pháp 6: Học sinh sử dụng giác quan để quan sát:
Khi viết văn miêu tả học sinh thường nhận xét và nêu cảm xúc gắn liền thị
giác (Hình dáng, màu sắc, đường nét, xa gần) đó là điểm mạnh cũng như mặt yếu
của học sinh. Chúng ta yêu cầu học sinh dùng nhiều giác quan (mắt nhìn, tay sờ, mũi
ngửi, tai nghe) để quan sát đối tượng miêu tả.
Biện pháp quan trọng nhất đó là sử dụng các giác quan để quan sát. Giáo viên
hướng dẫn học sinh khi quan sát cần đặt câu hỏi gợi ý. Đối với học sinh chưa hoàn
thành, chưa biết cách quan sát giáo viên hướng dẫn cụ thể môt vài lần ( sau đó giáo
viên cùng cả lớp quan sát đối tượng miêu tả)
Biện pháp 7: Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh :
Viết được một bài văn miêu tả cây cối là sản phẩm cuối cùng của học sinh.

Một bài văn miêu tả thường có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả ( Cây gì? )
- Thân bài: Lần lượt miêu tả từng bộ phận của cây, chú ý miêu tả kỹ hơn
những nét đẹp, nét tiêu biểu nổi bật của cây.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây được miêu tả.
15


Theo mô hình này thì văn miêu tả trở nên đơn điệu, rập khuôn, thậm chí có
một số em học sinh dùng cái khuôn ấy để lắp ghép cho tất cả các bài văn miêu tả
khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần dạy cho các em viết theo các cách khác nhau.
a) Dạy cách mở bài, kết bài
Trong dạy tập làm văn miêu tả các em nắm được có 2 cách mở bài và hai cách
kết bài: Mở bài gồm có mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết bài mở rộng hoặc không
mở rộng. Thông thường các em thường mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết
bài bằng cách nêu cảm nghĩ của người viết. Vì vậy mở bài và kết bài trở nên đơn
điệu, rập khuôn, dễ gây nhàm chán.
Để bài văn mang tính sáng tạo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số cách
mở bài và kết bài khác nhau.
* Cách mở bài trực tiếp: Có thể mở bài bằng một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng
vào vấn đề.
Ví dụ: Ai cũng biết mùa hạ là mùa của những nàng sen. Còn gì đẹp hơn
những bông sen tươi, lộng lẫy nở đầy trên mặt hồ còn đọng những giọt sương mai
long lanh như những viên ngọc.
* Cách kết bài không mở rộng. Có thể kết bài bằng một câu văn tả.
Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả cây gạo: Cây gạo đứng đó như đang thao thức
cùng trời đêm để canh cho người dân làng em có giấc ngủ say.
Cũng có thể kết bài bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả cây hoa hồng: Yêu lắm hồng nhung ơi! Hồng
nhung đúng là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, em yêu loài hoa đẹp và quý phái

này.
b) Dạy viết phần thân bài cho bài văn miêu tả cây cối.
Học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh thường được chia bài làm ba phần: Mở
bài, thân bài, kết bài. Do đó, ứng với ba phần thường là ba đoạn văn. Mở bài và kết
bài ngắn, thân bài thì dài hơn. Dù nội dung văn nghèo nàn hay phong phú, dù lượng
bài văn ngắn hay dài, dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có
một đoạn. Đây là hạn chế đáng tiếc mà ta hay bắt gặp trong bài làm của học sinh. Vì
vậy giáo viên phải giúp học sinh khắc phục hạn chế này bằng cách nào? Điều trước
tiên là phải xác định những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả để chia

16


thân bài thành các đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn trong phần thân
bài của văn tả miêu tả cây cối.
Chia đoạn theo trình tự không gian : Học sinh quan sát đối tượng từ nhiều góc
độ, nhiều hướng khác nhau: Từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn ra, từ
trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía trước, nhìn
phía sau, nhìn toàn bộ hay nhìn chi tiết,...
Chia đoạn theo trình tự thời gian: Học sinh đặt đối tượng miêu tả vào các
khoảng thời gian khác nhau trong một năm có thể theo bốn mùa: xuân, hạ, thu đông;
hay trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối.
Chia đoạn theo đối tượng được miêu tả như: tả gốc, thân, cành lá, hoa quả,
cảnh vật xung quanh,...
Khi chia đoạn rồi thì phải suy nghĩ cách viết ý trong từng đoạn văn. Do vậy,
viết tốt đoạn văn đòi hỏi người viết phải có khả năng mở rộng ý, phát triển hình ảnh
miêu tả một cách phong phú và hợp lí. Có như vậy bài văn tả cây cối của các em mới
giàu hình ảnh và có hồn. Ngoài việc dùng từ, đặt câu, cách dựng đoạn và liên kết
giữa các đoạn trong một bài văn miêu tả cũng rất cần được quan tâm. Bài văn
thường gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hay một phần của cảnh. Viết tốt

các đoạn thì bài văn sẽ hay nhưng học sinh lại rất lúng túng khi mở rộng các ý của
đoạn. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em cách mở rộng ý theo những hướng
sau:
Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với những
đối tượng khác hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các mối quan hệ với đối
tượng xung quanh.
Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đặc điểm về
đường nét, hình dáng, màu sắc của đối tượng.
Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn tả là những câu văn nêu cảm
xúc, suy nghĩ, nhận xét hay sự liên tưởng tới một kỷ niệm nào đó.
Mở rộng ý bằng cách miêu tả đặc điểm với lời giới thiệu về giá trị, về công
dụng, ích lợi của cây được miêu tả.
c) Dạy các bước khi viết một bài văn miêu tả cây cối.

17


Người giáo viên mặc dù đã cung cấp cho học sinh hàng loạt những kiến thức
về cách quan sát, cách lập dàn ý, cách chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn,...
nhưng đối với từng bài viết cụ thể chúng ta cần làm tốt các bước theo quy trình sau:
- Xác định, nắm chắc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hành quan sát, ghi chép những điều đã quan sát được.
- Tiến hành lập dàn ý cho bài văn.
- Học sinh thực hành viết theo yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên chấm, nhận xét.
Ví dụ: Tiết 2 - tuần 26, Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà
em yêu thích.
+ Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên hỏi: Bài yêu cầu gì? (Học sinh trả lời, giáo viên gạch dưới những từ
ngữ quan trọng: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, yêu thích).

+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu khoảng 2- 3 học sinh hoàn thành tốt trình bày
miệng những điều mình đã quan sát được.
Lưu ý khi quan sát :
Để tiện cho việc tả từ bao quát đến cụ thể, em nên chọn góc độ từ xa đi đến
gần. Từ xa, những gì đã hiện lên; lại gần để tả từng bộ phận của cây nhưng cần chú ý
đến tả bóng mát...
Cây cối gắn liền với nắng gió, chim chóc và cả mùa nữa... Vào mùa nào cây
đang có nhiều lá và cho bóng mát, cây đang ra hoa? ....Rồi âm thanh? Hãy lắng nghe
xem có những gì? (tiếng chim, tiếng người, tiếng gió thổi,...) Những ai có mặt và
đang làm gì ?... Cây đó gắn với kỉ niệm nào của em?
+ Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý (giáo viên theo dõi giúp đỡ
học sinh chưa hoàn thành). Học sinh sắp xếp các ý đã quan sát thành dàn ý.
+ Bước 4 : Học sinh chuyển dàn ý thành bài văn (Có thể chỉ là một đoạn văn).
+ Bước 5: Đánh giá
* Những vấn đề cần chú ý khi yêu cầu học sinh viết văn tả cây cối:
Với bài văn miêu tả cây cối có thể nói là một bức tranh vẽ bằng ngôn ngữ. Khi
viết học sinh có thể chọn một trong số các trình tự tả: Theo trình tự thời gian, không
gian, số lượng các bộ phận được tả,... Bức tranh tả cây cối không bao giờ ở dạng tĩnh
18


mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (mùa này
khác mùa kia, buổi sáng khác buổi chiều, ...)
Ngoài việc tả bao quát toàn bộ cây, học sinh cần tìm được một số hình ảnh
tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể làm nổi bật đối tượng đó. Đặc biệt là khi
miêu tả cần chú trọng dùng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh để miêu tả về màu
sắc của hoa lá hay mùi thơm của hoa quả. Dù cây nào thì cũng phải đặt nó trong một
khoảng không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện
tượng tự nhiên như nắng, gió, chim chóc và cả con người,... Các biện pháp nghệ
thuật so sánh, nhân hoá nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn tả

cây cối gợi cảm và sinh động hơn.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với dạng văn miêu tả cây cối.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp dạy dạng bài làm văn miêu tả
cây cối cho học sinh lớp 4, tôi thấy hiệu quả dạy văn miêu tả (dạng bài tả cây cối)
được tăng lên rõ rệt. Giáo viên biết lựa chọn phương pháp phù hợp, kết hợp hình thức
dạy học hợp lý phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giúp các em phát huy
cao độ trí tuệ, cảm xúc, sự năng động sáng tạo trong học tập và giao tiếp. Tôi tiến
hành soạn giảng, kết hợp các biện pháp đã đề xuất vào thực tế giảng dạy ở lớp thì kết
quả giảng dạy của tôi khả quan hơn rất nhiều. Cụ thể đề tài đã tiến hành thực nghiệm
bài: "Thế nào là miêu tả" và bài "Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối" ở tại lớp 4A3,
lớp tôi chủ nhiệm được sự đánh giá cao về mặt chuyên môn của Ban Giám hiệu và
giáo viên trong trường. Điều đáng mừng là trong các tiết học này học sinh hào hứng
hơn, tích cực hoạt động hơn biết tự nghiên cứu, tích cực làm việc theo nhóm một cách
chủ động, tự giác. Học sinh biết chăm chú lắng nghe bài làm của bạn và đánh giá một
cách tương đối chính xác, mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp, không còn tình trạng
học sinh nhút nhát, nói ấp úng. Còn giáo viên hạn chế việc giảng giải thuyết trình,
minh hoạ, hạn chế câu hỏi vụn vặt. Đặc biệt về chất lượng bài viết có rất nhiều tiến
bộ: bài viết của học sinh có bố cục chặt chẽ; nội dung miêu tả phù hợp, phản ánh đúng
thực tế; kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu trong đoạn, bài được nâng lên rõ rệt; học
sinh không chỉ viết câu văn đúng mà còn viết được những câu văn hay, sáng tạo; biết
sử dụng các biện pháp nghệ thuật,các biện pháp tu từ giúp bài văn sinh động, mượt
mà; thể hiện cảm xúc, tình cảm của người tả. Số bài hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Kết
quả như sau:
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀO CUỐI THÁNG 3 NĂM 2019 LÀ
19


Lớp

Số bài


4A3

43

Hoàn thành tốt
SL
21

TL
48,8 %

Hoàn thành
SL
20

TL
46.5%

Chưa hoàn thành
SL
2

TL
4,7%

3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm
văn nói riêng, đặc biệt là dạy cho học sinh viết tốt dạng văn tả cây cối ở lớp 4, mỗi

giáo viên cần phải luôn luôn nghiên cứu, sáng tạo ra những giải pháp hữu hiệu nhất
để giảng dạy cho học sinh. Luôn luôn chú trọng đến quan điểm tích hợp của chương
trình trong quá trình giảng dạy. Bằng những kinh nghiệm của bản thân trong quá
trình giảng dạy, sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã rút ra bài học sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần tạo cho các em hứng thú khi học văn với nhiều hình thức khác
nhau. Dạy học sinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả đặc biệt
là văn tả cây cối.
- Hình thành cho học sinh thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự
nhiên trong cuộc sống và trong văn học bằng cách giao việc về nhà sưu tầm, quan sát,
lắng nghe rồi viết những điều quan sát, nghe thấy trong cuộc sống vào phiếu học tập.
- Giáo viên cần chú ý rèn cả kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh khi
dạy văn.
- Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, sách tham
khảo để trau dồi thêm kiến thức và phương pháp dạy học.
Việc hướng dẫn học sinh viết văn tả cây cối đạt kết quả cao không phải một
sớm một chiều, một tiết học nhất định. Vì thế người giáo viên cần phải có lòng kiên
trì và sự say mê nghiên cứu văn học.
* Đối với học sinh:
- Chăm chỉ tìm tòi và đọc nhiều loại sách để bồi dưỡng tâm hồn, mở mang sự
hiểu biết về tự nhiên và thế giới xung quanh.
- Đặc biệt các em phải trau dồi cho mình lòng say mê, yêu thích văn học.
20


- Các em phải có ý thức tự học, tự rèn luyện đặc biệt là học viết văn để còn
tiếp tục học lên các bậc học trên.
3.2. Kiến nghị
Trên đây là một số biện pháp giảng dạy văn miêu tả (dạng bài tả cây cối) cho
học sinh lớp 4. Điều này mới chỉ là sự thực nghiệm của cá nhân tôi. Tôi thấy đây

cũng là cơ sở bước đầu khẳng định rằng, để dạy tốt tiết tập làm văn hình thành văn
miêu tả (dạng bài tả cây cối) cho học sinh lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải vận
dụng các tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lí. Đồng thời đưa ra áp
dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay.
Song để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tôi cũng mạnh dạn có một số
kiến nghị sau :
- Tăng cường hơn nữa về đồ dùng học tập, tranh ảnh cho phân môn Tập làm
văn.
- Có các dạng bài tập thay thế các phiếu học tập đỡ gây mất thời gian tốn kém
cho giáo viên khi giảng dạy.
Với thời gian có hạn và bản thân kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài rất khó
tránh khỏi thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và Phòng
Giáo dục chỉ dẫn giúp đỡ thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
của viết
trưởng

Đông Thọ, ngày 20 tháng 4 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
Xác nhận của hiệu
không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện

Vũ Thị Kim Thanh

21




×