Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 207 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

HUỲNH HỒNG NGỌC

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ
VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

1


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

HUỲNH HỒNG NGỌC



NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ
VẬN ĐỘNG VIÊN TAEKWONDO 12 - 14 TUỔI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa bọc:
1. TS. Nguyễn Thành Ngọc
2. PGS.TS Trịnh Trung Hiếu

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
2


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số
liệu tổng hợp và các kết quả đánh giá nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố ở trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả nghiên cứu

Huỳnh Hồng Ngọc

3



4

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA
PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

HLTT

Huấn luyện thể thao

HLV

Huấn luyện viên


LVĐ

Lượng vận động

TLCM

4

Thể lực chuyên môn


5

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TDTT

Thể dục thể thao

TKD

Taekwondo

TN

Thực nghiệm


ThS

Thạc sĩ

PGS.TS
VĐV

Phó giáo sư .Tiến sĩ
Vận động viên

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VIẾT TẮT
Độ

Góc độ

Kg

Kilôgam

Kgms
m

Kilôgam Mili giây
Mét

m/s

Mét/giây

ms


Mili giây

s
o/s

Giây
Độ/giây

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢN
G
1.1
1.2
1.3
1.4

5

TÊN BẢNG
Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.
Hiệu quả các kỹ thuật của VĐV nam, nữ trong thi
đấu Taekwondo tại Olympic Athens
Tốc độ trung bình của các kĩ thuật Taekwondo (m/s)
Lực trung bình của các kĩ thuật Taekwondo

TRANG
23
28
47

47


6

1.5
1.6
3.1

3.2

3.3
3.4

3.5

3.6
3.7

3.8

Giá trị trung bình sức bền ưa khí của VĐV
Taekwondo đỉnh cao Mỹ.
Giá trị trung bình sức bền ưa khí (ml/kg/phút) của
các đối tượng khác
So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các test thể lực
chuyên môn
Độ tin cậy của các test đánh giá thể lực chuyên môn
của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
Phố Hồ Chí Minh

Kết quả kiểm tra các test thể lực chuyên môn của nữ
vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp. HCM
Bảng điểm đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận
động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM
Bảng điểm đánh giá xếp loại tổng hợp thể lực chuyên
môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành Phố Hồ Chí Minh
Bảng đánh giá tổng hợp thể lực chuyên môn của nữ
o

vận động viên N 16.
Hiệu quả sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu của nữ

48
48
80

83

85
85

87

87

VĐV Taekwondo
Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực
chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –


94

14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
Tiêu chuẩn phân loại các thông số đánh giá thể lực
3.9

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –
14 tuổi Thành Phố Hồ Chí
Bảng điểm các thông số đánh giá thể lực chuyên môn

3.10

của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành

3.11

Phố Hồ Chí Minh
Bảng điểm xếp loại tổng hợp các thông số đánh giá
thể lực chuyên môn của nữ vận động viên

6

99


7

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả kiểm tra các test đánh giá thể lực chuyên
3.12


môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

101

Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ (%) phân loại thực trạng thể lực chuyên môn
3.13

của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành

102

Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả kiểm tra các thông số đánh giá thể lực
3.14

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –

103

14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp tỷ lệ (%) thực trạng thể lực chuyên môn
3.15

của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

103

Thành Phố Hồ Chí Minh.

Kết quả phỏng vấn huấn luyện viên, chuyên gia,
3.16

trọng tài về lựa chọn hệ thống các bài tập huấn luyện
thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấn

3.17

luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên

121

3.18

Taekwondo 12 – 14 tuổi Tp.HCM
Kế hoạch huấn luyện năm 2016

122

Tiến tình thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể
3.19

lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12
– 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên

3.20


môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực

3.21

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –
14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

7


8

Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá về thể
3.22

lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau
thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực

3.23

chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo
12 – 14 tuổi Tp.HCM sau thực nghiệm.

8

142



9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1
3.2
3.3

Đối tượng phỏng vấn lần 1
Đối tượng phỏng vấn lần 2
Tổng hợp đối tượng phỏng vấn lần 1 và lần 2
Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên

79
79
79

3.4

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh qua

102


các test sư phạm.
Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
3.5

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh

104

bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực.
Tỷ lệ thành phần khách thể phỏng vấn lựa chọn bài tập
3.6

phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên

111

Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực chuyên
3.7

môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

131

Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực
3.8

3.9
3.10

3.11
3.12
3.13

9

chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –
14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s
(lần) sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng test Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s
(lần) sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng test Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ
10s (lần) sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng test Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s
(lần) sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng test Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ
trong 10s (lần) sau thực nghiệm.

137

140
140
141
141
142


10


Nhịp tăng trưởng trung bình thể lực chuyên môn trên
3.14

từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

144

Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể
3.15

lực chuyên môn của test Lướt đá vòng cầu chân trước
trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi

150

Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể
3.16

lực chuyên môn của test Đá chẻ chân trước trên từng
nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố
Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

10

150


11


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH ẢNH

Trang

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Khu vực quay và vị trí đặt máy quay
Vật chuẩn 3D
Hệ thống tọa độ 3D trên máy vi tính
Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật

59
60
61

Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

11

đá chẻ
Chuyển động trong không gian 3 chiều của kỹ thuật
đá vòng cầu

Hệ thống đo xung lực SMS 103

62
63
65


12

MỞ ĐẦU
Taekwondo có nguồn gốc từ Hàn Quốc do ông Choi-Hong-Hi sáng lập
từ sự kết hợp giữa hai môn Taekkyon và Karatedo. Liên đoàn Taekwondo thế
giới (WTF) có trụ sở đặt tại Seoul, đã chính thức được công nhận là cơ quan
quản lý môn thể thao này do Ủy ban Olympic quốc tế công nhận (1980).
Taekwondo là môn thể thao tiêu biểu trong đại hội thể thao Seoul Olympic 1988
và tại Olympic Sydney 2000 môn võ Taekwondo đã được Ủy ban Olympic
(IOC) đưa vào chương trình thi đấu chính thức.
Taekwondo du nhập vào Việt Nam những năm 60, đến năm 1968 đã có
khoảng 108.000 người tham gia tập luyện. Qua quá trình phát triển, tập luyện và
tham gia thi đấu đến nay, Taekwondo Việt Nam đã đạt được những thành tích vẻ
vang trên đấu trường khu vực và thế giới như: Nguyễn Thị Huyền Diệu đoạt
HCV (huy chương vàng) bốn kỳ SEA-Games (20-23); Trần Quang Hạ đoạt
HCV Asiad 12; Hồ Nhất Thống đoạt HCV Asiad 13 và đặc biệt là HCB (huy
chương bạc) tại Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh môn Taekwondo phát triển mạnh, với nhiều
đội mạnh và số lượng người tham gia tập luyện thường xuyên phát triển rộng
khắp 24 quận huyện. Ở Thành phố hệ thống đào tạo năng khiếu trọng điểm
quận/huyện, năng khiếu trọng điểm Thành phố, dự bị tập trung, dự tuyển Thành
phố. Thành tích của đội tuyển nữ Thành phố từ năm 2005 trở về trước luôn đứng
hàng đầu trên toàn quốc. Sau thời kỳ đỉnh cao thì một số VĐV không tham gia

thi đấu nữa, do lực lượng VĐV trẻ không thể thay thế kịp thời thế hệ trước nên
Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh mất vị trí số một trên toàn quốc. Để
Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh lấy lại vị trí đã mất thì việc đào tạo lực
lượng VĐV Taekwondo trẻ kế cận có trình độ cao là việc làm quan trọng và cần
thiết.

12


13

Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tương đối dài,
điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhất định, có thể duy
trì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu. Các tố chất thể lực đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc cho mỗi vận động viên, thể lực
được phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý tập luyện và thi đấu
cũng dần được nâng cao.
Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trình nghiên
cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐV như các tác giả:
Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phần của trình độ tập luyện ở
VĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thành nghiên cứu về hệ thống bài tập
phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giả Lê
Nguyệt Nga và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo,
Trương Ngọc Để và cộng sự nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondo
ở các tuyến, các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể
lực, kỹ thuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác
nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác giả
nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tại TP.HCM
vẫn chưa ai đề cập đến.
Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đối kháng

cao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòi hỏi mỗi vận
động viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơ bản vững chắc. Để
nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV, cần phải nghiên cứu tổng hợp
nhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện với khoa học công nghệ và y học thể thao.
Trong đó vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đề
cấp thiết cần sớm được nghiên cứu. Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát
triển thể lực chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Xuất phát từ những suy
nghĩ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát

13


14

triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu với mục đích lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyện
thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố
Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra 3 mục tiêu nghiên
cứu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động
viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Xác định các test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ
vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống hóa các test đã được sử dụng để đánh giá về thể lực chuyên

môn cho nữ vận động viên Taekwondo.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn của nữ vận động
viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Xác định các thông số đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động
viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ
thống đo xung lực

-

Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 –
14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn được xây
dựng.
+ Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ
thống đo xung lực.
14


15

Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ
Chí Minh.
-

Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.


-

Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực
chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ
Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ
vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các
test sư phạm sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
- Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn của nữ
vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ
3D và hệ thống đo xung lực sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Thành tích thi đấu của đội tuyển Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh phụ
thuộc rất nhiều vào các nhân tố khác nhau, trong đó thể lực chuyên môn là một
trong những nhân tố khá quan trọng. Luận án đặt giải thuyết rằng, nếu lựa chọn
và ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên môn vào các buổi tập thì sẽ nâng
cao thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi.

Chương 1
15


16

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở:
Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên

nền tảng thể lực chung. Như vậy có thể nói rằng: huấn luyện thể lực chung là
nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp lại mang những đặc trưng của
môn thể thao, là tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này. [8],
[9], [12], [29] Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao
không chu kỳ tương đối khó khăn. Ở đây có hai cách lựa chọn:
Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của
môn thể thao lựa chọn.
Thứ hai: Sự lặp lại nguyên vẹn các bài tập thi đấu của chính môn thể thao
đó.
Trong quá trình lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình
thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sự sai lầm
chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc
phát triển thành tích thể thao của vận động viên. Chính vì vậy, các bài tập được
lựa chọn làm phương tiện giáo dục thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được
thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáo
dục thể lực chuyên môn cở sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và
cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phù
hợp.
1.1.2. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản:
Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản chính là việc nâng cao đến mức
cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các
cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển
các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc
16


17

thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm
nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó. Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập

nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được
thực hiện với cường độ tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của vận
động viên kéo dài, thông thường từ một đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra
trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện.
Huấn luyện mỗi tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định
riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng. Có thể nói: thành
tích thi đấu của vận động viên Taekwondo phụ thuộc rất nhiều vào thể lực
chuyên môn đặc biệt là sức nhanh và sức mạnh. Chính vì vậy, sự hình thành và
phát triển một cách đầy đủ các tố chất thể lực chuyên môn đặc biệt là sức nhanh
và sức mạnh là điều hết sức cần thiết.[38]
Vẫn có quan điểm cho rằng: Huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phải
gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. [2], [28] Điều này là đúng nhưng chưa đủ,
bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho vận động viên
các môn thể thao trong đó có vận động viên Taekwondo, phải là một quá trình
huấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khác
nhau, có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ các yếu tố
kỹ - chiến thuật của nó. Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên
cứu cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp
huấn luyện thể thao trong nước: [2], [28] Các nhà khoa học đều cho rằng: quá
trình huấn luyện thể lực cho vận động viên là hướng đến việc củng cố và nâng
cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực
(bài tập thể chất), như thế cũng đồng thời tác động đến quá trình phát triển các tố
chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá
trình giáo dục các tố chất vận động.[29]
Dưới góc độ Y sinh, PGS. TS. Lưu Quang Hiệp [12], PGS. Trịnh Hùng
Thanh [32] cho rằng: huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện
17


18


thể thao là nhằm hướng tới tạo nên những biến đổi thích nghi về mặt sinh học
(cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể vận động viên dưới tác động của tập
luyện và được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp.
Dưới góc độ tâm lý PGS. Lê Văn Xem [49] cho rằng quá trình chuẩn bị
thể lực chung và chuyên môn cho vận động viên là quá trình giải quyết những
khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp với
những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên.
[43], [46]
Từ các ý trên chứng tỏ: quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của vận
động viên là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất)
lên vận động viên nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện
là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng
phối hợp động tác và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ
quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của vận động viên, phù hợp
với thực tiễn huấn luyện.
1.1.3. Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực:
Các phương tiện giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao được sử dụng
để tác động lên các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của giáo dục
thể chất. Bài tập bao gồm: Các bài tập thân thể (còn gọi là các bài tập thể dục thể
thao), các động tác tự nhiên, môi trường, các yếu tố vệ sinh... Trong đó, các bài
tập thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể
chất [39].
Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động chuyên biệt do con người
sáng tạo nên một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật phát triển thể
thao. Người ta sử dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng nhu
cầu nâng cao thể lực và phát triển tinh thần của con người [39].
Bài tập thể lực là bài tập được tạo thành từ những động tác cụ thể chuyên
dùng để phát triển thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao
18



19

[13].
Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện
mọt mục đích xác định. Như vậy, hệ thống bài tập phát triển thể lực là tập hợp
các bài tập thể lực được sắp xếp theo một chương trình giảng dạy - Huấn luyện
nhằm phát triển thể lực cho đối tượng tập luyện.
1.1.4. Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối với vận
động viên Taekwondo:
Trong huấn luyện thể thao, bài tập thể chất được sử dụng nhiều và đa
dạng. Nhưng sử dụng như thế nào, để nhằm phát triển tốt và nhanh chóng những
tố chất, cho phù hợp với tính chất chuyên môn riêng biệt của mỗi môn thể thao
để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện và trình độ thi đấu chuyên môn
cho VĐV, là một vấn đề cần được giải quyết.
Giai đoạn hụấn luyện ban đầu, đối với những vận động viên thường tập
trung huấn luyện thể lực toàn diện. Sự phát triển thể lực chung là có cơ sở cho
việc nâng cao thành tích thể thao. Nhưng ngay ở giai đoạn này, cũng cần phải sử
dụng một lượng vận động đáng kể để phát triển đồng thời các tố chất mang tính
đặc thù chuyên môn, làm tiền đề cơ bản về thể lực chuyên môn và làm cơ sở cho
việc nâng cao kỹ chiến thuật.
Để có định hướng phát triển các tố chất thể lực đặc thù cho chuyên môn,
thì việc lựa chọn những bài tập phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
và điểm quan trọng là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi và đặc điểm tâm lý vận
động viên.
Bài tập thể lực cho VĐV Taekwondo là thực hiện các động tác cụ thể, để
tăng cường thể chất và nâng cao trình độ thể thao.
Bài tập cho VĐV Taekwondo bao gồm:
- Bài tập thể lực chung: Là quá trình sử dụng hợp lý các phương tiện giáo

dục thể chất (bài tập thể chất) để phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền ...)
19


20

- Bài tập thể lực chuyên môn là quá trình tập luyện có và không có dụng
cụ, được tiến hành chặt chẽ với đặc điểm kỹ thuật chuyên môn của Taekwondo.
Huấn luyện Taekwondo không chỉ là một quá trình diễn ra trong từng giai
đoạn, từng năm mà còn diễn ra hàng ngày. Mỗi ngày, vận động viên không chỉ
thực hiện một bài tập mà phải sử dụng kết hợp nhiều bài tập. Trong từng thời kỳ
khác nhau, tính chất và yêu cầu bài tập cũng thay đổi và mang ý nghĩa khác
nhau.
Các bài tập phát triển thể lực chung nhằm chuẩn bị toàn diện cho vận
động viên, và là cơ sở cho việc phát triển thể lực chuyên môn. Trong các bài tập
huấn luyện thể lực chung, có thể có những bài tập trùng hợp hoặc không trùng
hợp với bài tập thể lực chuyên môn. Về lý thuyết, phạm vi này không có giới
hạn. Nhưng trong thực tế, nó lại bị giới hạn bởi sự hao phí thời gian, các điều
kiện dụng cụ, cơ sở tập luyện và các yếu tố khác.
Khi lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực chung cho vận động viên
Taekwondo, cần chú ý:
- Phải sử dụng các phương tiện giáo dục các tố chất thể lực một cách toàn
diện.
- Quá trình huấn luyện thể lực chung cho vận động viên phải phản ánh
được đặc điểm của các tố chất thể lực đặc thù trong Taekwondo. Các phương
tiện huấn luyện thể lực chung cần phải gắn chặt với yêu cầu về tố chất thể lực
chuyên môn.
Bài tập phát triển thể lực chung gián tiếp: Là các bài tập tác động trực tiếp
vào quá trình hoàn thiện các tố chất vận động.

Khi bố trí các bài tập phát triển thể lực chung cho vận động viên
Taekwondo, cần chú ý đảm bảo phát triển các năng lực thể chất, các kỹ năng, kỹ
xảo vận động hỗ trợ tích cực cho các kỹ thuật Taekwondo và thúc đẩy nhanh sự
hồi phục.
Bài tập thể lực chuyên môn là tổng hợp các yếu tố động tác thi đấu mang
20


21

những nét đặc trưng gần giống hoặc giống yêu cầu thi đấu. Ví dụ: các bài tập đá
bao tốc độ trong 10 giây, 30 giây, 60 giây, bài tập đá lămpơ kết hợp với di
chuyển tốc độ ...
Ưu thế của các bài tập phát triển thể lực chuyên môn là thông qua việc
thay đổi các đặc điểm của lượng vận động tập luyện so với đặc điểm của lượng
vận động thi đấu, sẽ tác động có trọng điểm vào từng năng lực riêng biệt.
Các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn bao gồm cả các cuộc kiểm tra
thi đấu tập, thi đấu nội bộ, thi đấu giao hữu ... Thông qua các cuộc thi đấu này
ngoài việc phát triển thể lực chuyên môn, còn giúp vận động viên được bồi
dưỡng có trọng điểm tới các năng lực cần thiết, có ảnh hưởng quyết định tới
thành tích thi đấu.
Khi lựa chọn, sắp xếp bố trí hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực
trong quá trình huấn luyện, cần tuân thủ các nguyên tắc tăng dần lượng vận
động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lựa chọn, nguyên tắc phù hợp ... và căn
cứ vào đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ của VĐV.
1.2. Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo
1.2.1. Đặc điểm chung
Võ thuật Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo
là môn võ thuật của Hàn Quốc, bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước
Công nguyên. Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1932), Taekwondo lúc bấy giờ

gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng
cường sức khỏe mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một môn võ thuật.
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở : Taekwondo là môn thể thao của
quốc gia Triều Tiên và là loại hình võ đạo (Mudo) được tập luyện nhiều nhất của
nước này. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon có
nghĩa là "đấm bằng tay"; Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật" vì vậy,
Taekwondo có nghĩa là "Cách thức hay Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân".
[42]
21


22

Hiện nay Taekwondo có khoảng trên 50 triệu người tập luyện với hơn
200 quốc gia là thành viên của Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF), được Ủy
ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là môn thể thao thi đấu quốc tế tại Đại
hội thứ 83 năm 1980 và trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội
Olympic từ năm 2000 đến nay.
Trong thi đấu Taekwondo sử dụng bàn chân, cẳng chân bằng những kỹ
thuật đá điêu luyện, mạnh mẽ, đồng thời sử dụng kỹ thuật đấm bằng tay để ghi
điểm. Để phân biệt hình thức thi đấu đặc thù của môn võ Taekwondo, các kỹ
thuật ghi điểm bằng chân được tính điểm cao hơn các kỹ thuật ghi điểm bằng tay
(đá vào phần thân người được tính 02 điểm; đá xoay người vào vùng thân người
được tính 03 điểm; đá vào phần đầu được tính 03 điểm; đá xoay người vào vùng
đầu được tính 04 điểm; đấm vào phần thân người được tính 01 điểm; nghiêm
cấm đấm vào vùng đầu đối phương) nên các kỹ thuật ghi điểm bằng tay ít được
quan tâm trong các chương trình huấn luyện nâng cao. Tuy nhiên, các kỹ thuật
đỡ, gạt bằng tay nhằm hạn chế hiệu quả của các kỹ thuật đá bằng chân, luôn
được các HLV đề cập thường xuyên trong huấn luyện và tại những thời điểm
quan trọng như: cuối hiệp đấu, cuối trận đấu hay thi đấu luật Bàn thắng vàng, thì

kỹ thuật đấm tay ghi điểm cũng được HLV lưu ý đưa vào chương trình huấn
luyện chiến thuật thi đấu.
1.2.2. Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo [15, tr10 - 16]
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) “ tố chất thể lực là những
đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường
được chia thành 5 loại cở bản : sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối
hợp động tác và độ dẻo”. [39]
Co’chran S. (chuyên gia sức mạnh và thể lực, thành viên của hiệp hội
sức mạnh & thể lực quốc gia Mỹ – NSCA – chuyên nghiên cứu về các môn võ
thuật ) (2001) đã tổng kết các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt
như sau : (bảng 1.1). [15], [16], [52]
22


23

Môn

Sức bền Sức bền
Linh
Sức
ưa khí
yếm khí
hoạt
mạnh
Taekwondo
Cao
Cao
Cao
Trung bình

Judo
Cao
Cao
Trung bình
Cao
Karate
Cao
Cao
Cao
Trung bình
Aikido
Thấp
Thấp
Trung bình Trung bình
Kung fu
Cao
Cao
Cao
Trung bình
Muay Thai
Cao
Trung bình Trung bình Trung bình
Jujitsu
Thấp
Thấp
Trung bình Trung bình
Bảng 1.1 Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.

Công suất
(sức mạnh

tốc độ)
cao
cao
Cao
Thấp
Cao
Cao
Trung bình

Qua đó có thể nhận định: ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu
khác biệt đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Trong đó
Taekwondo là môn có yêu cầu khá cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động.
Vận động viên Taekwondo phải có năng lực tốt về sức bền ưa khí, sức bền yếm
khí, công suất ( sức mạnh tốc độ ) và linh hoạt.
Cochran cũng phân tích về các tố chất thể lực đặc trưng trong các môn
võ thuật như sau: [15], [16], [52]
1.2.2.1 Sức mạnh cơ ( muscular strength )
Sức mạnh cơ được định nghĩa đơn giản là độ lớn của lực do một hay
nhiều sợi cơ sản sinh ra khắc phục một lực cản bên ngoài trong một nỗ lực tối
đa. Khi sức mạnh cơ được phát triển, thông qua phát triển sức mạnh tối đa thành
tích của môn Taekwondo sẽ cải thiện. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng
minh: Khi sức mạnh của VĐV được cải thiện, VĐV có thể thực hiện các kỹ
thuật một cách hoàn thiện, hiệu quả hơn, ít bị chấn thương hơn… qua đó thành
tích thi đấu sẽ được cải thiện tốt hơn.

1.2.2.2. Công suất cơ ( muscular power ) – sức mạnh tốc độ

23



24

Công suất cơ là một tố chất thể lực cần thiết để tối ưu hóa thành tích
trong các môn võ thuật. Sự chuyển động của cơ thể có thể thực hiện với tốc độ
khác nhau. Nói cách khác, cơ có thể co với các tốc độ nhanh hay chậm khác
nhau. Trong hoạt động thi đấu Taekwondo, hầu hết các chuyển động trong tấn
công và phòng thủ, phản công đều yêu cầu thực hiện với tốc độ bột phát của các
nhóm cơ. Do đó, yêu cầu phát triển công suất – sức mạnh tốc độ của cơ bắp là
rất quan trọng.
Công suất cơ là khả năng một hay một nhóm cơ phát lực lớn nhất trong
một thời gian ngắn nhất. Việc phát triển công suất có thể thực hiện bằng việc cải
thiện 2 yếu tố cấu thành là lực sức mạnh và tốc độ co cơ. Thí dụ, một cú đá
ngang trong Taekwondo sẽ hiệu quả hơn khi VĐV có thể thực hiện trong 0,03
giây (từ lúc bắt đầu đến kết thúc cú đá) thay vì 0,05 giây. Yếu tố thứ hai của phát
triển công suất cơ là cải thiện lực cơ, sức mạnh cơ. Kết quả phát triển công suất
cơ tốt nhất khi cả hai yếu tố lực và tốc độ được phát triển. Trở lại thí dụ trên,
hiệu quả của cú đá trong thi đấu sẽ đạt cao nhất khi cả tốc độ và lực đá được
nâng lên đến mức tối đa.
1.2.2.3. Sức bền cơ ( Muscular endurance )
Là khả năng một hay nhiều sợi cơ co lặp đi lặp lại nhiều lần trong một
thời gian kéo dài. Trong thực tế thi đấu ở môn Taekwondo, đòi hỏi VĐV phải
thực hiện các động tác nhiều lần trong từng hiệp, từng trận… với thời gian nghỉ
giữa rất ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần co cơ.
Việc phát triển sức bền cơ sẽ làm cơ bắp lâu mệt mỏi hơn, duy trì mức
độ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải đấu.
Cụ thể hơn, Bompa (2002) đã tổng kết và phân chia sức bền cơ hay sức
mạnh bền ra làm các loại sau: [1]
- Sức mạnh bền trong thời gian ngắn: đề cập đến sức mạnh bền cần thiết
cho các môn thể thao thi đấu thời gian ngắn (40 giây đến 2 phút).


24


25

- Sức mạnh bền trong thời gian trung bình: là tiêu biểu cho các môn chu
kì từ 2 – 5 phút như: bơi 200 – 400 m, chạy cự ly trung bình, trượt băng tốc độ
3000m, ca nô 1000m, võ vật, võ thuật (Taekwondo,Karate…), bơi nghệ thuật, xe
đạp rượt đuổi…
- Sức mạnh bền trong thời gian dài: (trên 6 phút) là khả năng phát lực
khác phục một lực cản nhất định trong thời gian dài như: chèo thuyền, trượt
băng địa hình, chạy cự ly dài, bơi cự ly dài, ca nô, trượt băng tốc độ…
- Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì hay lập lại một hoạt động với tốc độ
cao nhiều lần trong thi đấu như: bóng đá, bóng chày, bóng rổ, Võ thuật, bóng
bầu dục,… VĐV các môn này cần tập luyện phát triển năng lực sức bền tốc độ.
Qua đó có thể nhận định, cần chú ý phát triển sức bền tốc độ trong thời
gian trung bình – dài và sức bền tốc độ cho các VĐV Taekwondo.
1.2.2.4. Năng lực mềm dẻo
Đề cập đến biên độ hoạt động các khớp. Trong thi đấu Taekwondo, rất
nhiều động tác kĩ thuật đòi hỏi VĐV phải có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất
định. Thí dụ: kỹ thuật xoay người đá sau, đá chẻ… của Taekwondo, đòi hỏi biên
độ hoạt động khớp hông rất lớn. Do đó, cần chú ý đến huấn luyện năng lực mềm
dẻo của các khớp nhất định theo đạc thù từng môn riêng biệt.
1.2.2.5. Tốc độ
Là tố chất thể lực cơ sở, quan trọng trong hầu hết các môn thể thao. Sự
phát triển tốc độ trong môn Taekwondo nhằm đạt hiệu quả thi đấu cao nhất, là
kết quả của sự phát triển nhiều yếu tố khác bao gồm: sức mạnh, công suất, năng
lực mềm dẻo và mức độ hoàn thiện của kĩ thuật.
1.2.2.6. Linh hoạt
Là khả năng thay đổi hướng chuyển động của cơ thể hay một phần cơ

thể với tốc độ cao nhất. Hoạt động của môn Taekwondo đòi hỏi VĐV phải có
khả năng linh hoạt cao. Thí dụ: các hoạt động di chuyển của chân, thân mình
trong lúc chuẩn bị tấn công, phòng thủ, phản công). [15], [16], [52]
25


×