Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên taekwondo lứa tuổi 14 – 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ ANH TÚ

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
TAEKWONDO LỨA TUỔI 14 – 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ ANH TÚ

NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN
CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN


TAEKWONDO LỨA TUỔI 14 – 15

Chuyên ngành :
Mã số :

Huấn luyện thể thao
62 14 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Lê Quý Phƣợng
2. TS. Phạm Văn Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án

Lê Anh Tú


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

1.1. Khái niệm và phân loại sức bền

5

1.1.1. Phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về

11

trao đổi chất của cơ thể.
1.1.2. Phân loại sức bền dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt

12

của từng môn thể thao.
1.2. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện và đặc điểm huấn luyện

13

VĐV Taekwondo
1.2.1. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện

13


1.2.2. Huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV

17

1.2.3. Đặc điểm huấn luyện môn Taekwondo ở Việt Nam

24

1.3. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền

25

1.3.1. Khái niệm về bài tập thể chất

25

1.3.2. Bài tập thể chất phát triển tố chất thể lực

25

1.3.3. Bài tập thể chất phát triển sức bền trong Taekwondo

26

1.4. Cơ sở sinh lý và phương pháp huấn luyện sức bền của VĐV

28

Taekwondo
1.4.1. Cơ sở sinh lý huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo


28

1.4.2. Phương pháp huấn luyện sức bền của VĐV Taekwondo

31

1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15

31

1.5.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc cơ thể

32

1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14-15

32

1.5.3. Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 14-15

36

1.6. Những nghiên cứu có liên quan

38


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


41

2.1. Phương pháp nghiên cứu

41

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

41

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

42

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

43

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

43

2.1.5. Phương pháp kiểm tra y sinh

47

2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

51


2.1.7. Phương pháp toán học thống kê

52

2.3. Tổ chức nghiên cứu

54

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

54

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.

56

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

57

3.1. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV

57

Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
3.1.1. Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn của nam

57

VĐV Taekwondo

3.1.2. Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh

64

giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
3.1.3. Xác định tương quan giữa các test thể lực với các chỉ số

67

chức năng đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
3.1.4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho

70

nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
3.1.5. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo bảng tiêu chuẩn xây dựng.
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền

76
79

chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho
nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.

79


3.2.2. Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên


84

môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15
3.2.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức

88

bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

118

A. Kết luận

118

B. Kiến nghị

119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THƢỜNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN
ATP
Bản tin KHKT TDTT
BT
CLB

cm
CP
GS
HLV
KT
LVĐ
m
Nhóm ĐC
Nhóm TN
Nxb
PGS
s
SB
SM
TCTL

TDTT
Ths
TL
Tp.HCM
TS
VĐV
VE
VO2 max

Adenosine Triphosphate
Bản tin khoa học kỹ thuật thể dục thể thao
Bài tập
Câu lạc bộ
Centimet

Creatin photphate
Giáo sư
Huấn luyện viên
Kỹ thuật
Lượng vận động
Mét
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Nhà xuất bản
Phó giáo sư
Giây
Sức bền
Sức mạnh
Tố chất thể lực
Tốc độ
Thể dục thể thao
Thạc sỹ
Thể lực
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Vận động viên
Thông khí phổi
Lượng oxy hấp thụ tối đa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Thể

Nội dung


loại

Trang

Bảng 1.1. Mức độ dự trữ, khả năng tái tổng hợp
ATP, thời gian cung cấp năng lượng (theo Dương

11

Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ )
Bảng 1.2. Bảng phân chia các giai đoạn huấn luyện
(theo Kuk Hyun Chung, Kyung Myung Lee - 1996)
Bảng 3.1. Các yếu tố đánh giá sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=32)

13

58

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test và chỉ
số kiểm tra đánh giá sức bền chuyên môn cho VĐV

Sau 62

Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
Bảng 3.3. Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa 2 lần
Bảng

phỏng vấn test


63

Bảng 3.4. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức
bền chuyên môn với thành tích thi đấu của VĐV

65

Taekwondo
Bảng 3.5. Mối tương quan giữa hai lần lập test của
các test đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV

66

Taekwondo lứa tuổi 14-15
Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa các test thể lực với
các chỉ số chức năng đánh giá sức bền chuyên môn

67

của VĐV Taekwondo lứa tuổi 14
Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa các test thể lực với
các chỉ số chức năng đánh giá sức bền chuyên môn
của VĐV Taekwondo lứa tuổi 15

69


Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức bền
chuyên môn cho VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15


71

Bảng 3.9. Bảng điểm đánh giá sức bền chuyên môn
cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14

Sau 73

Bảng 3.10. Bảng điểm đánh giá sức bền chuyên môn
cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 15

Sau 73

Bảng 3.11. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ tập
luyện sức bền chuyên môn của nam VĐV

75

Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=24)
Bảng 3.12. Thực trạng sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 (n=24)

76

Bảng 3.13. Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện sức bền
chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15

80

Bảng 3.14. Thực trạng chương trình huấn luyện sức
bền cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh


81

Đồng Nai
Bảng 3.15. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện
sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa

Sau 83

tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai (n=9)
Bảng 3.16. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát
triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo

Sau 86

lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế
hoạch huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam

90

VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 (n=32)
Bảng 3.18. Tiến trình thực nghiệm 4 tháng (giai đoạn I)

Sau 92

Bảng 3.19. Tiến trình thực nghiệm 4 tháng (giai đoạn II)

Sau 92



Bảng 3.20. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai

93

trước thực nghiệm
Bảng 3.21. Phân loại sức bền chuyên môn theo nhóm
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh

94

Đồng Nai trước thực nghiệm
Bảng 3.22. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai sau

95

4 tháng thực nghiệm
Bảng 3.23. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh

100

Đồng Nai sau 4 tháng thực nghiệm
Bảng 3.24. So sánh sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh Đồng Nai sau

101


8 tháng thực nghiệm
Bảng 3.25. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 tỉnh

103

Đồng Nai sau 8 tháng thực nghiệm
Bảng 3.26. Kết quả phân loại sức bền chuyên môn
của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15 tỉnh Đồng

112

Nai sau thực nghiệm
Bảng 3.27:
114
– 15.

t
14-15

114


Biểu đồ 3.1. Các yếu tố đánh giá sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14-15

58

Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng tham
gia phỏng vấn


61

Biểu đồ 3.3. Thâm niên công tác của đối tượng tham
gia phỏng vấn

61

Biểu đồ 3.4. Thực trạng phân loại sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo tỉnh Đồng Nai lứa

77

tuổi 14
Biểu đồ 3.5. Thực trạng phân loại sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo tỉnh Đồng Nai lứa

78

tuổi 15
Biểu đồ 3.6. Thành tích đá trước hai chân liên tục
Biểu
đồ

vào đích trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực

104

nghiệm
Biểu đồ 3.7. Thành tích di chuyển đá ngang sang hai

bên trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực

105

nghiệm
Biểu đồ 3.8. Thành tích đá vòng cầu kết hợp đá vòng
sau và lướt đá ngang vào đích trong 90s (số lần)

105

trước và sau 8 tháng thực nghiệm
Biểu đồ 3.9. Thành tích lướt đá tống ngang vào 2
đích x 3m trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng

106

thực nghiệm
Biểu đồ 3.10. Thành tích đá vòng cầu vào 2 đích 90s
(số lần) trước và sau 8 tháng thực nghiệm

106

Biểu đồ 3.11. Thành tích đá tống sau kết hợp di
chuyển 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực nghiệm

107


Biểu đồ 3.12. Thành tích đá vòng cầu chân trước vào
đích trong 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực


107

nghiệm
Biểu đồ 3.13. Thành tích di chuyển tiến lùi 4m đá
đích thời gian 90s (số lần) trước và sau 8 tháng thực

108

nghiệm
Biểu đồ 3.14. Chỉ số Dung tích sống tương đối
(ml/kg) trước và sau 8 tháng thực nghiệm

108

Biểu đồ 3.15. Chỉ số thông khí phổi tối đa (lít/phút)
trước và sau 8 tháng thực nghiệm

109

Biểu đồ 3.16. Chỉ số VO2max tương đối
(ml/kg/phút) trước và sau 8 tháng thực nghiệm

109

Biểu đồ 3.17. Chỉ số Thương số hô hấp trước và sau
8 tháng thực nghiệm

110


Biểu đồ 3.18. Kết quả test soát vòng hở Landont
trước và sau 8 tháng thực nghiệm

110

Biểu đồ 3.19. Kết quả test phản xạ đơn (ms) trước và
sau 8 tháng thực nghiệm

111

Biểu đồ 3.20. Kết quả test phản xạ phức (ms) trước
và sau 8 tháng thực nghiệm

111


1
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng Đất nước ngày càng vững
mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác
đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của nước nhà.
Trên cơ sở những định hướng của Đảng và Nhà nước. Ngày
01/12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 08-NQ/TW về việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục,
Thể thao đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị Quyết này là nhằm tiếp tục
hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sự
nghiệp thể dục thể thao; đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên
đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu

công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện
của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao
ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai
tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.
Trong dự án chiến lược của ngành, thể thao thành tích cao là một
trong những chiến lược hàng đầu nhằm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với
trình độ thể thao khu vực đồng thời từng bước tiếp cận với thể thao Châu Á
và thế giới. Điều này đòi hỏi việc tìm tòi, sáng tạo để hoàn chỉnh quy chình
đào tạo vận động viên (VĐV) mang tính khoa học với tất cả các môn thao,
đặc biệt là môn thể thao xác định là mũi nhọn của ngành trong đó có võ
thuật nói chung và môn Taekwondo nói riêng.
Từ những năm 1962 Taekwondo đã được du nhập vào Việt nam biểu
diễn, đến năm 1965 Taekwondo đã được truyền bá ở Sài gòn, năm 1988
Taekwondo đã được truyền bá ở Hà Nội cho tới nay. Chúng ta đã dành
được rất nhiều huy chương ở sân chơi Châu Á, như VĐV Trần Quang Hạ,


2
Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Xuân Mai, Trương Tuấn Vũ, Hồ Nhất Thống,
Nguyễn Thị Kim Nga, Khúc Liễu Châu, Nguyễn Thị Huyền Diệu, Nguyễn
Văn Hùng... đạt được HCV SEA Games. Nhưng ở đấu trường Olympic thì
chỉ có Trần Hiếu Ngân đạt HCB Olympic năm 2000.
Qua khảo sát sơ bộ các VĐV Taekwondo nhận thấy, trình độ chuẩn bị
thể lực của các VĐV còn hạn chế đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn.
Do vậy, vấn đề đặt ra là cần có những bài tập phát triển tố chất thể lực
nhằm bổ sung kịp thời, cho quá trình huấn luyện góp phần nâng cao tố chất
thể lực nói chung và sức bền chuyên môn nói riêng cho các VĐV.
Để tiến hành xây dựng được một qui trình đào tạo VĐV khoa học
hoàn chỉnh có tính hiệu quả cao thì bài tập thể lực chuyên môn đóng một
vai trò quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn.

Theo quan điểm của sinh lý TDTT thì có bốn tố chất thể lực chủ yếu sức
mạnh, sức nhanh, sức bền và mềm dẻo khéo léo (khả năng phối hợp động
tác). Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào các tố chất thể lực cũng không
biểu hiện đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Đồng thời trong phần
lớn các môn thể thao hoặc một vài tố chất thể lực được thể hiện rõ rệt nhất
quyết định kết quả của hoạt động chung. Mức độ phát triển các tố chất thể
lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của nhiều cơ quan và hệ
cơ quan trong cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực
cũng chính là phát triển và hoàn thiện các hệ chức năng có vai trò chủ yếu
trong mỗi một loại hoạt động cơ bắp cụ thể. Huấn luyện thể lực là một
trong những nhiệm vụ của quá trình huấn luyện. Quá trình huấn luyện môn
Taekwondo bao gồm chuẩn bị về tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật và tâm lý
của VĐV để đạt thành tích cao là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Điều
đó cho thấy sự chuẩn bị thể lực cho VĐV một cách đầy đủ sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để có thể giải quyết các nhiệm vụ của quá trình huấn luyện kỹ
chiến thuật, tâm lý trong qúa trình huấn luyện môn Taekwondo.


3
Vấn đề phát triển tố chất thể lực cho VĐV Taekwondo đã được khá
nhiều tác giả quan tâm như: Lý Đức Trường (1998), Lại Cao Kiên (1997),
Hồ Anh Tuấn (1994), Phạm Văn Đàn (1997), Nguyễn Anh Tú (2000)...
Xong chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu các bài tập phát triển
tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV Taekwondo.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho
nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14 – 15”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất thể lực sức bền chuyên môn của
nam VĐV Taekwondo, đề tài lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao sức bền

chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng hiệu
quả huấn luyện.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Lựa chọn các test đánh giá sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo.
- Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức bền
chuyên môn của VĐV Taekwondo.
- Xác định tương quan giữa các test thể lực với các chỉ số chức năng
đánh giá sức bền chuyên môn của VĐV Taekwondo.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Phân loại đối tượng nghiên cứu theo bảng tiêu chuẩn xây dựng.
Mục tiêu 2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức
bền chuyên môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.


4
- Phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam
VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên
môn của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.
Giả thuyết khoa học của đề tài
Từ kết quả khảo sát sơ bộ sức bền chuyên môn của nam VĐV
Taekwondo lứa tuổi 14 – 15 còn nhiều hạn chế, đề tài đặt giả thuyết rằng,
dưới góc độ sư phạm đề tài sẽ lựa chọn được các bài tập thể lực thì sẽ nâng
cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 14 – 15.



5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khát quát về Taekwondo
1.1.1. Lịch sử phát triển Taekwondo
1.1.1.1 Lịch sử phát triển Taekwondo thế giới:
Taekwondo là môn võ xuất phát từ Triều Tiên, là cách thức hay nghệ
thuật đấu võ bằng tay và chân, là môn võ thuật bao gồm những kĩ thuật
như: Đấm (Jireugi), đá (Chagi), đỡ (Makki) và những đòn đá bay (Twieochagi)…
Theo lịch sử Taekwondo nguyên thủy có thể xuất hiện ở triều đại
Koguryo được thành lập vào thế kỉ thứ 3 trước thiên chúa giáng sinh. Sở dĩ
điều này có thể khẳng định bởi vì đã khám phá được ở khu mộ hoàng gia
có vẽ hình hai người đang đối mặt với nhau trong tư thế Taekyon, họa sĩ
Muyong Chong vào thời ấy minh họa, cho nên điều này làm cho các nhà sử
học cho là môn Taekyon đã có vào thời kì này.
Cũng có sự kiện là môn võ Taekyon cũng có từ thời Silla (668-935).
Silla là vương quốc được thành lập phía Đông-Nam còn triều đại Koguryoo
73 phía Bắc.
Quân đội Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm 8/2/1948,
tháng 1-1946 Hong Choi Hi là một trung tá bộ binh, bắt đầu dạy thái cực
đạo cho quân đội tại Kwang-ji, đến 1949 Hong Choi Hi là trung tá phục vụ
tại bộ tư lệnh Hàn Quốc ở Ft.Rilley gần Topek, Kansan thuộc Mỹ và nơi
đây ông đã biểu diễn, trình bày môn Thái Cực Đạo cho quân đội xem và
cũng là lần đầu tiên môn võ này được quảng bá ở Mỹ.[45]
Liên đoàn Taekwondo Thế Giới

(The World Taekwondo


Federation) viết tắt là WTF, được thành lập ngày 28-5-1973 tại Kukkiwon
(Quốc kì quán) Seoul Hàn Quốc. Với 53 quan chức đại diện các quốc gia
trên thế giới. Tiến sĩ Un Yong Kim chủ tịch hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc


6
được bầu làm chủ tịch WTF lần đầu tiên (Việt Nam là thành viên chính
thức của Liên Đoàn Taekwondo Thế Giới theo quyết định của kì họp hội
đồng Taekwondo Thế Giới ngày 7-10-1989). [45]
Hiện nay, WTF có gần 200 quốc gia là thành viên, 4 liên đoàn Châu
Lục (Âu, Phi, Á, Liên Mỹ). hệ thống thi đấu của WTF bao gồm giải Vô
Địch Thế Giới, Vô Địch Châu Lục, Vô địch Khu Vực và hệ thống thi đấu
trẻ. Năm 1988 lần đầu tiên Taekwondo biểu diễn tại Thế Vận Hội Seoul
Hàn Quốc đã được hoan nghênh nhiệt liệt đến năm 2000 Taekwondo đã
chính thức được thi đấu trong thế vận hội Sydney Úc.
1.1.1.2 Lịch sử phát triển Taekwondo Việt Nam.
Môn Taekwondo chính thức du nhập vào Miền Nam Việt Nam 1962,
bắt đầu bằng các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và
việc mở các lớp giảng dạy chính thức tại Sài Gòn do thầy Kim Boang Son
đảm nhiệm. Khóa học huấn luyện viên đầu tiên cho người Việt Nam được
tổ chức tại trường võ thuật Thủ Đức với sự tham gia của 63 võ sinh do võ
sư Nam Tae Hi (huyền đai thất đẳng) phụ trách. Sau đó khóa 2, 3 cũng
được tổ chức và lúc này con số huấn luyện viên được đào tạo lên tới vài
trăm người. Sau khi tốt nghiệp những huấn luyện viên này trở về địa
phương mở lớp huấn luyện viên. Do tính quần chúng, tính khoa học của
môn võ, đồng thời do yêu cầu, điều kiện tổ chức một lớp học quá đơn giản
cho nên bộ môn này đã phát triển một cách nhanh chóng và sâu rộng trong
quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh.
Sau năm 1975 do tình hình an ninh quốc gia nên Taekwondo không

hoạt động rộng rãi.
Cho đến năm 1988 Taekwondo được truyền bá ở Hà Nội và sở
TDTT Hà Nội đã nhanh chóng triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển đội
ngũ huấn luyện viên. [45]
Tháng 11 năm 1989 tổ chức giải TP.HCM mở rộng, vào thời điểm
này trên cả nước có hơn 20 đơn vị tỉnh, thành, có phong trào tập luyện môn


7
võ Taekwondo. Cũng trong năm này được sự ủy nhiệm của Tổng cục
TDTT, sở TDTT thành phố đang tổ chức giải vô địch Taekwondo quốc gia
lần thứ nhất [45]. Và bắt đầu từ thời điểm này trở đi những giải vô địch
Taekwondo được tổ chức hằng năm nhằm mục đích tuyển chọn vận động
viên xuất sắc vào đội tuyển quốc gia để tham dự các giải quốc tế như:
Seagames, Asiad, vô địch thế giới…
Với sự đầu tư của nhà nước, tổng cục TDTT đã định hướng phát
triển và đầu tư đúng mức cho thể thao thành tích cao và phong trào
Taekwondo là một trong những môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam.
Những thành tựu đáng khích lệ tại các kì Seagames và đánh dấu những
mốc lịch sử của thể thao Việt Nam như: HCV Asiad của Trần Quang Hạ
(1994, Hiroshima Nhật Bản), HCV Asiad Hồ Nhất Thống (1998, Thái
Lan), HCB Trần Hiếu Ngân (2000, Sydney Úc). Hiện nay phong trào tập
luyện môn võ Taekwondo đã được đưa vào giờ học chính khóa ở các
trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng và đại học… chính
những điều này làm cho phong trào Taekwondo trên cả nước phát triển rất
nhanh và mạnh so với những môn khác.
1.1.2. Đặc điểm thi đấu của Taekwondo.
VĐV thi đấu trong môn Taekwondo được phân ra thành các hạng cân
cụ thể quy định bắt buộc của Liên đoàn thể thao thế giới cho các môn võ
thuật nói chung và Taekwondo nói riêng.

1.1.2.1. Luật thi đấu Taekwondo:
Cũng như bất cứ môn thể thao và các môn võ thuật, môn võ
Taekwondo có những quy định, luật lệ riêng bắt buộc các vận động viên thi
đấu phải tuân thủ chặt chẽ.
Khu vực thi đấu: luật quy định khu vực thi đấu là sàn đấu nơi diễn ra
các cuộc tranh tài, có kích thước 10m X 10m, hoàn toàn bằng phẳng, không
có bất kỳ vật cản nào.


8
Lứa tuổi thi đấu: trong thi đấu Taekwondo, giới hạn tuổi chỉ được quy
định cho các giải trẻ từ 14-17 tuổi và chỉ phụ thuộc vào năm sinh, không
phụ thuộc vào ngày giải thi đấu diễn ra. Ví dụ: nếu giải thi đấu được tổ
chức vào ngày 29/2/2016, các VĐV sinh từ ngày 01 tháng 01 năm 1999
đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 đều được tham dự.
Thời gian thi đấu: thời gian thi đấu cho các hạng cân nam và nữ tại các
giải trẻ quốc tế là 3 hiệp, mỗi hiệp 1 phút 30 giây có 1 phút nghỉ giữa mỗi
hiệp. Nếu thi đấu xong 3 hiệp mà tỷ số hòa thì các vận động viên được nghỉ
1 phút, sau đó đấu tiếp 1 hiệp phụ trong thời gian 1 phút 30 giây và áp dụng
luật bàn thắng vàng (VĐV nào ghi điểm trước sẽ thắng).
Phân chia các hạng cân trong thi đấu Taekwondo:
Trước khi vào thi đấu, các đấu thủ được phân chia theo từng hạng cân
bao gồm: giải trẻ có 10 hạng cân cho các VĐV nam; Thế vận hội Olympic
trẻ có 5 hạng cân cho các VĐV nam.
1.1.2.2. Đặc điểm thi đấu:
Các kỹ thuật:
Kỹ thuật đấm thẳng (Jumeok): là hình thức đơn giản nhất của đòn đấm
với các ngón tay khép sát và cuộn chặt lại trong lòng bàn tay và chỉ sử dụng
đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa để thực hiện đòn đánh.
Những điều cần chú ý khi thực hiện đòn Jumeok:

- Cổ tay phải giữ thẳng và phải tạo thành một đường thẳng từ cườm
tay đến mặt trong của cẳng tay.
- Đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa phải cùng nằm trên
một mặt phẳng với mặt ngoài của cẳng tay và phải vuông góc với lưng bàn
tay (phần trên đốt xương thứ nhất của ngón trỏ và ngón giữa). [45]
Kỹ thuật đòn đá: Đòn đá là sử dụng các vũ khí trên bàn chân thông
qua chuyển động của chân để tác động một lực vào các mục tiêu tấn công
trên cơ thể đối phương. Trong môn Taekwondo đòn đá được thực hiện
bằng lực bật của khớp gối, lực duỗi của chân và lực xoay của thân người.


9
Đòn đá có thể được phân loại dựa vào chuyển động của chân bàn chân và
lực tác dụng sẽ thay đổi phụ thuộc vào vũ khí được lựa chọn để thực hiện
kỹ thuật. Trên thực tế đòn đá còn được phân loại theo hình thức thực hiện
như đá đơn, đá phối hợp, tóm giữ đối phương để đá... hay phương thức sử
dụng lực khi thực hiện kỹ thuật.
Các vùng được phép đánh tấn công, phản công ghi điểm:
Phần thân người: cho phép các kỹ thuật đòn tay và chân tấn công trong
phạm vi từ đường ngang của xương đòn đến đường ngang nối hai đỉnh
xương chậu. Không được tấn công vào phần lưng không có giáp bảo vệ.
Phần mặt: chỉ được phép tấn công bằng đòn chân vào khu vực phía
trước của mặt (giới hạn bởi hai tai).
Các điểm được ghi nhận ở các vùng ghi điểm hợp lệ như sau:
Phần giữa thân người: gồm bụng và hai bên sườn.
Phần mặt: các vùng được phép tấn công trên vùng mặt.
VĐV chỉ được tính điểm khi thực hiện kỹ thuật hợp lệ, mạnh và chính
xác vào các khu vực được phép đánh trên cơ thể đối phương.
Tính điểm hợp lệ như sau: VĐV đạt 1 điểm khi tấn công hiệu quả vào
phần thân người; VĐV đạt 2 điểm khi tấn công hiệu quả vào phần thân

người của đối phương với các kỹ thuật đá xoay; VĐV đạt 3 điểm khi tấn
công hiệu quả vào phần mặt của đối phương và VĐV đạt 4 điểm cho cú đá
xoay vào đầu.
1.2. Khái niệm và phân loại sức bền
Sức bền là năng lực của cơ thể nhằm khắc phục sự mệt mỏi trong hoạt
động vận động với thời gian kéo dài. Nếu trong tập luyện VĐV không đạt
được mức độ mệt mỏi thì không thể nâng cao sức bền. Mặt khác, nếu mệt
mỏi kéo dài không được liên tục sẽ làm cho năng lực vận động của cơ thể
giảm sút, hạn chế sự phát triển trình độ thể thao. Do đó trong huấn luyện
thể thao phải dùng nhiều cách để hồi phục sức lực, giảm nhanh sự mệt mỏi.
[6, 11]


10
Tố chất sức bền phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực làm việc của hệ
thống tim mạch và hô hấp. Theo quan điểm sinh lý học có thể phân sức bền
thành hai loại: sức bền yếm khí và sức bền ưa khí. Năng lực khắc phục mệt
mỏi khi vận động trong điều kiện cơ thể không được cung cấp đủ O2, sinh
ra hiện tượng nợ O2, gọi là sức bền yếm khí. Còn năng lực khắc phục mệt
mỏi khi vận động trong điều kiện đủ O2 thì gọi là sức bền ưa khí. Song đối
với từng môn thể thao khái niệm và phân loại sức bền vẫn cần bổ sung
thêm để chuẩn xác hơn. [43, 45]
Với góc độ sư phạm, sức bền chuyên môn là năng lực hoàn thành
công việc và khắc phục mệt mỏi trong điều kiện quyết định kết quả hoạt
động thi đấu ở từng môn thể thao cụ thể. Năm 1977, Matveep L.P đã
phân chia sức bền chuyên môn thể thao thành sức bền chuyên môn và
sức bền thi đấu. Sức bền chuyên môn trong huấn luyện là năng lực hoàn
thành tổng khối lượng và cường độ của hoạt động mang tính chuyên môn
trong quá trình huấn luyện một buổi tập, một chu kỳ nhỏ hoặc dài hơn.
Còn sức bền thi đấu là năng lực khắc phục mệt mỏi để đạt hiệu quả hoạt

động thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý trong tình huống thi đấu.
Sức bền chuyên môn là sức bền đặc trưng cho từng môn thể thao. Sức
bền chuyên môn của VĐV chạy maratông khác với sức bền chuyên môn
của VĐV các môn bóng. [47]
Xét về sinh lý học thể thao, sức bền chuyên môn trong Taekwondo là
sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí, trong đó sức bền yếm khí có vai trò
chính. Sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực đặc trưng
hàng đầu đối với VĐV Taekwondo [55]. Vì vậy, khi đánh giá sức bền
chuyên môn của VĐV Taekwondo đòi hỏi phải đánh giá không những sức
bền ưa khí, mà còn phải đánh giá sức bền yếm khí.
Có nhiều cách phân loại sức bền khác nhau đối với từng môn thể thao.
Dựa trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP,
người ta phân loại sức bền ưa khí, yếm khí và sức bền hỗn hợp ưa - yếm


11
khí. Dựa vào đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao, người ta
phân loại sức bền chuyên môn và sức bền chung.
1.2.1. Phân loại sức bền dựa trên cơ sở nhu cầu khác nhau về trao
đổi chất của cơ thể.
Trong sinh lý học thể thao người ta phân loại sức bền dựa trên cơ sở
nhu cầu khác nhau về trao đổi chất cung cấp ATP và CP.
Mức độ dự trữ và khả năng tái tổng hợp ATP phụ thuộc vào thời
gian có thể cung cấp năng lượng của các vật chất năng lượng trong cơ
thể vận động viên. Cho nên việc phân loại sức bền không những dựa vào
nhu cầu khác nhau về trao đổi chất mà còn dựa vào thời gian vận động
(xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Mức độ dự trữ, khả năng tái tổng hợp ATP, thời gian cung
cấp năng lƣợng (theo Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Ngọc Cừ ) [10]


Lƣợng
dự trữ
mmol.kgD

Khả năng
tái tạo
ATP
mmol.kgD

ATP

25

100

CP

77

Glucogene
trong cơ

365

Glucogene trong cơ
Lypid
(acid béo)

Các hệ thống trao đổi chất


Trao
đổi
chất
yếm
khí
Trao
đổi
chất
ƣa
khí

Hệ thống
phosphagene
Hệ thống
Glycolyzis

Thời gian tối đa
có thể cung cấp
năng lƣợng
Cường
Cường
độ
độ 70%
cực
VO2max
hạn
< 1s

0.03
min


6-8s

0.50
min

~ 250

2-3
min

6–9
min

365

13000

1-2h

Nhiều
giờ

49

Không
hạn chế

Nhiều
giờ


Nhiều
ngày


12
Trong đó:
- mmol/kg là khối lượng phân tử gam (tính theo miligam) trong một kg
trọng lượng cơ khô.
- Đó là khả năng tái tạo ATP tính theo cơ thể VĐV có trọng lượng cơ
bắp là 20 kg; trọng lượng mỡ là 15 kg; VO2 max 4l/min.
a. Sức bền yếm khí: là sức bền đòi hỏi sự cung cấp năng lượng chủ
yếu từ các quá trình trao đổi chất yếm khí để thực hiện một lượng vận động
với cường độ tối đa trong khoảng thời gian ngắn từ vài giây tới 2 phút nên
còn gọi là sức bền trong thời gian ngắn.
b. Sức bền ưa khí: là sức bền đòi hỏi cung cấp năng lượng chủ yếu từ
các quá trình trao đổi chất ưa khí để thực hiện vận động kéo dài từ 11 phút
tới nhiều giờ. Chính vì vậy người ta còn gọi là sức bền trong thời gian dài.
c. Sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí: là sức bền đòi hỏi đầy đủ cả
khả năng ưa khí lẫn khả năng yếm khí để thực hiện một lượng vận động
trong khoảng từ 2 đến 11 phút, hay còn gọi là sức bền trong thời gian trung
bình.
1.2.2. Phân loại sức bền dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của
từng môn thể thao.
a. Sức bền chuyên môn: là sức bền đặc trưng riêng cho từng môn thể
thao. Sức bền chuyên môn trong thi đấu Taekwondo phụ thuộc chủ yếu vào
tốc độ và sức mạnh của các động tác kỹ thuật trong các đòn tấn công hoặc
phòng thủ tấn công
Tốc độ trong các đòn tấn công hoặc phòng thủ trong thi đấu
Taekwondo chỉ diễn ra trong giây lát (1-3 giây), do vậy năng lượng cung

cấp cho cơ bắp hoạt động trong động tác kỹ thuật này chủ yếu do nguồn
năng lượng yếm khí. Tuy nhiên Taekwondo là môn thể thao đối kháng trực
tiếp giữa hai VĐV. Trong suốt thời gian thi đấu của một hiệp đấu kéo dài 3
phút thì VĐV phải di chuyển liên tục và luôn tìm kiếm thời cơ để đưa ra
những đòn đánh mang lại điểm số cho mình đòi hỏi cơ thể VĐV phải huy


13
động từ nguồn năng lượng hỗn hợp ưa – yếm khí để duy trì hoạt động vận
động.
Mặc dù, năng lượng từ nguồn dự trữ và từ quá trình đường phân được
cung cấp nhanh không cần oxy, nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt
động kéo dài, phải huy động năng lượng từ các phản ứng ưa khí cung cấp
ATP cho hoạt động thể lực, đặc biệt là cho những bài tập thể lực gắng sức
kéo dài từ vài phút trở lên. Mặt khác công suất chuyển hoá ưa khí lại có vai
trò hết sức quan trọng trong các phản ứng oxy hoá axit lactic, làm cho nồng
độ axit lactic trong máu ổn định trong thời gian dài để duy trì sức bền yếm
khí, nên cũng cần coi trọng đúng mức vai trò của sức bền ưa khí trong
chương trình huấn luyện các tố chất thể lực của VĐV Taekwondo.
b. Sức bền chung: là năng lực của cơ thể nhằm chống lại mệt mỏi
trong hoạt động vận động diễn ra trong thời gian dài. Năng lực vận động
này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hấp thụ oxy tối đa và khả năng cung
cấp oxy của hệ tuần hoàn, hô hấp. Vì vậy sức bền chung được hiểu theo
một nghĩa hẹp đó là sức bền ưa khí.
Sức bền chung được hiểu là năng lực hoàn thành hoạt động với cường
độ trung bình trong thời gian dài của vận động viên (là hoạt động có đặc
điểm ưa khí). Khi thực hiện bài tập với cường độ trung bình, phần lớn cơ
bắp của cơ thể đều tham gia hoạt động, dù tới nay chưa có điều kiện chứng
minh chính xác luận điểm này. Ở một số môn thể thao cá biệt nào đó, chủ
yếu dựa vào sự trao đổi chất ưa khí để đạt thành tích thi đấu cao như đua xe

đường trường, chạy cự ly trung bình, bơi cự ly dài, trượt tuyết v.v...
1.3. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện và đặc điểm huấn luyện
VĐV Taekwondo
1.3.1. Sự phân chia các giai đoạn huấn luyện
Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm thống nhất được tiến
hành theo các quy luật chung về sự phát triển nhân cách thể thao và phát
triển năng lực thể thao. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố ảnh hưởng nhiều


×