Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn địa lý ở trường THCS trí nang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 24 trang )

TÊN ĐỂ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM THU HÚT HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRÍ NANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói rằng việc duy trì học sinh tham gia học tập là một trong những
vấn đề giáo viên đứng lớp phải quan tâm nhất. Mặc dù công việc của giáo viên trên
lớp không phải là mua vui cho học sinh, song nhiệm vụ của mọi giáo viên đứng lớp
là lôi kéo học sinh tham gia. Trong bối cảnh hiện nay, điều này ngày càng khó bởi
sự có mặt của truyền thông và các trò chơi điện tử. Những thứ đó có sự cám dỗ rất
lớn đối với lứa tuổi học sinh THCS, trong đó có học sinh trường THCS Trí Nang.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi hoài nghi, một xã khó khăn như Trí Nang thì học
sinh lấy đâu ra điện thoại thông minh để dùng. Thực tế đúng là xã Trí Nang còn
nghèo, nhưng việc sở hữu những chiếc điện thoại “xịn” lại không hề khó khăn đối
với các em, bằng chứng là trong nửa đầu học kì 1 năm học 2016-2017, rất nhiều
thầy, cô giáo đã tịch thu, khi các em sử dụng trong các giờ học. Có lẽ những thiết bị
điện tử đó không quá đắt nên nhiều học sinh dễ dàng sở hữu chúng ,cùng với sự
quản lí lỏng lẻo của gia đình nên nhiều học sinh có thể dành thời gian cả ngày để
chơi các trò chơi trên mạng đến quên ăn, quên ngủ và hậu quả là đến lớp với tinh
thần bơ phờ mệt mỏi, không còn màng đến những bài học trên lớp. Để chấn chỉnh
tình hình trên, ban giám hiệu nhà trường đã có cuộc họp khẩn đối với giáo viên và
phụ huynh để đưa ra những biện pháp cứng rắn, vì thế đã ngăn chặn được tình trạng
đem điện thoại đến lớp. Tuy vậy trong các giờ học vẫn còn rất nhiều học sinh chưa
chú ý, thường nói chuyện riêng, làm việc riêng hoặc tinh thần uể oải.
Vậy làm thế nào để mỗi giờ học, học sinh thấy được sự thú vị, hấp dẫn và
hào hứng tham gia. Đây là những trăn trở không chỉ riêng cá nhân tôi mà cả những
đồng nghiệp trong trường, bởi đó dường như là tình hình chung chứ không riêng gì
môn học nào. Chính những trăn trở đó đã thôi thúc tôi tìm cách thu hút sự chú ý
của học sinh, để các em cùng tham gia một cách hiệu quả trong mỗi giờ học. Và
sau gần một năm học, tôi đã có thêm kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh trong
từng bài giảng, xin chia sẽ tới đồng nghiệp: “Một số kinh nghiệm thu hút học
sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang”


II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra nguyên nhân khiến học sinh thờ ơ với môn học, từ đó có những giải pháp
thu hút sự chú ý và tham gia tích cực của học sinh đối với môn học
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức thu hút sự chú ý và hợp tác của học sinh trong
từng tiết học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7,8,9 của Trường THCS Trí Nang
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
1


- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận và thực tễn
1. Cơ sở lí luận
Theo từ điển tiếng Việt: “Thu hút chính là khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ để
người khác quan tâm dồn sự chú ý vào.” Trong dạy học việc tạo sự thu hút đối với
học sinh cũng chính là tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn học.
Khi có hứng thú với một hoạt động nào đó, con người sẽ có cảm giác dễ chịu
và nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành
động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng không đem lại
kết quả. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không
có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ, kết quả hoạt động sẽ không cao, thậm chí xuất
hiện cảm xúc tiêu cực
Trong bộ sách đổi mới phương pháp dạy học ở tập sách “Đa trí tuệ trong lớp
học” của tác giả Thomas Armstrong (dịch giả: Lê Quang Long ) có viết: “Mục tiêu

của nền giáo dục tiên tiến là mang đến cho học sinh niềm say mê học tập, khát khao
được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng
mình có thể thực hiện được khát vọng đó. Nói cách khác, giáo dục phải đặt trọng
tâm vào việc khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của học
sinh để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những gì nhà trường mang đến
cho họ, để họ thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích. Sự hiện
diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết
định nhất là vai trò của người thầy. Không có học trò sáng tạo nếu không có những
người thầy sáng tạo. Người thầy sáng tạo là người biết chia sẻ những vui buồn
trong quá trình cùng kiến tạo tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề,
đặt ra các giả thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó chọn ra một giả
thuyết thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học
để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề đã biết và cuối cùng biết kiểm nghiệm,
đánh giá giải pháp đó”. Như vậy những sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy
học là hết sức quan trọng và cần thiết, vì có sáng tạo mới có thể tìm ra những giải
pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Không có một công thức chung nào cho hoạt động dạy học hiệu quả. Bởi với
mỗi bài dạy, mỗi đối tượng học sinh, cần có cách truyền tải khác nhau. Giáo viên
cần kết hợp linh hoạt sáng tạo giữa hàng loạt phương pháp dạy học để đáp ứng
được mong muốn của học sinh tại mỗi thời điểm của quá trình dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn :
Qua 11 năm công tác tại trường THCS Trí Nang, tôi nhận thấy có khá nhiều học
sinh có tố chất, các em có thể đạt được những kết quả học tập cao hơn. Nhưng do
nhiều nguyên nhân khác nhau, những tố chất đó đã không được phát huy, để rồi các
em cũng chỉ học hết lớp 9, hoặc hết cấp 3 mà không thể tiến xa hơn trên con đường
học vấn, tôi thấy tiếc cho các em, cho gia đình, cho xã hội và cho cả công sức của
những người thầy đã dạy dỗ các em.
2



Những tháng đầu năm học 2016-2017, có một thực tế đáng buồn, học sinh trong
trường rất lười học. Các em không coi trọng việc học, tuy các em có đi học đều
đặn, đầy đủ nhưng thái độ học tập trên lớp lại khá thờ ơ và không muốn tương tác
cùng giáo viên. Không học bài cũ, không chép bài, không giơ tay phát biểu ý kiến,
trong giờ học thái độ lơ đãng, nói chuyện riêng....là tình trạng phổ biến, làm đau
đầu các thầy cô giáo.
Để điều tra sự hứng thú đối với việc học môn Địa lí, đầu năm học 2016-2017 tôi
đã đưa ra câu hỏi cho học sinh của 4 lớp (tổng số lớp của toàn trường là 4), kết quả
như sau:
Bình
Lớp
Số học sinh
Rất thích
Thích
Không thích
thường
6
25
5/25
8/25
7/25
5/25
7
25
5/25
6/25
8/25
6/25
8
23

4/23
7/23
8/23
4/23
9
27
4/27
8/27
10/27
5/27
Tổng số
100
18
29
33
20
Tỉ lệ
100%
18%
25%
33%
20%
Tinh thần học tập trên lớp, trong thời gian đầu năm học cũng không khả quan hơn
Có phát biểu
Phát biểu
Không phát
Lớp
Số học sinh
nhưng không
nhiều

biểu
nhiều
6
25
4/25
8/25
13/25
7
25
3/25
6/25
16/25
8
23
4/23
8/23
11/23
9
27
3/27
5/27
19/27
Tổng số
100
14
27
59
Tỉ lệ
100%
14%

27%
59%
Là một giáo viên giảng dạy tất cả các lớp trong trường, đồng thời cũng là giáo viên
chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có một số nguyên nhân khiến các em
không coi trọng các giờ học trên lớp cũng như việc học ở nhà.
- Thư nhất: Cha mẹ các em bị cuốn theo gánh nặng cơm áo gạo tiền, thường để
con cái ở nhà với ông bà,( thậm chí một mình ) đi làm ăn xa. Khi không có cha mẹ
bên cạnh bảo ban nhắc nhở, các em thường có xu hướng chỉ làm những gì mình
thích và bỏ mặc những gì mình không thích và dĩ nhiên chơi thì các em thích và
học thì không
- Thứ hai: Khi cha mẹ đi làm ăn xa, để tiện liên lạc với con cái, họ đã mua điện
thoại cho con dùng và đó đều là những điện thoại thông minh, có nhiều chức năng
khác ngoài chức năng liên lạc đơn thuần. Vậy là các em tha hồ chơi game, lướt
facebook, zalo... trên điện thoại mà không ai quản lý, vì thế những gì các em du
nhập được từ internet thật sự hại nhiều hơn lợi.
- Thư ba: Nhiều gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi làm ăn xa, ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lí các em
- Thứ tư: Một số học sinh, bị những bạn đã bỏ học rủ rê, lôi kéo, không muốn học
3


mà chỉ muốn đi làm thuê để có tiền tiêu. Có em học sinh đã nói với tôi: “Học không
có tiền cô ạ. Một ngày đi chặt mía thuê cũng được 50.000 đồng”
- Thứ năm: Nhiều học sinh, học yếu mất kiến thức căn bản, nên chán nản và sợ học
- Thứ sáu: Một nguyên nhân quan trọng chính là từ phía giáo viên. Bởi khi tìm
hiểu, tôi được học sinh phản ánh lại rằng một số giờ học giáo viên dạy quá tẻ nhạt,
khó hiểu và chưa biết được mong muốn của học sinh.
Như vậy đối với nguyên nhân thuộc bên ngoài phạm vi nhà trường, thì giáo viên
không thể tháo gỡ được (những khó khăn về kinh tế của gia đình học sinh), nhưng
giáo viên có thể giúp các em về mặt tinh thần, bằng việc chuyện trò để hiểu và cảm

thông, chia sẽ, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Nhưng như thế là chưa
đủ, bởi nhiệm vụ quan trọng của người thầy ngoài dạy “lễ” thì phải dạy “văn”.
Muốn dạy “văn” tốt người thầy phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, biết cách
truyền thụ để học sinh bị thu hút và tạo ra sự hứng khởi cho các em trong mỗi giờ
học. Có như vậy giáo viên mới tạo được uy tín đối với học sinh và những lời
khuyên của giáo viên lúc này sẽ được học sinh coi trọng hơn.
Để thay đổi thái độ học tập của học sinh, bản thân tôi đã phải nhìn nhận lại cách
giảng dạy của mình và nhận thấy cần thay đổi. Kết quả của sự thay đổi đó rất tốt ,
mỗi giờ học Địa lí giờ đây được phần lớn học sinh đón nhận một cách tích cực, chủ
động, giờ học thực sự mang lại hứng khởi cho cả cô và trò. Đó có thể xem như
thành quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới.
II. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Tạm gác lại những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường nói riêng và của
giáo dục vùng cao nói chung. Ở đây xin nhấn mạnh đến vai trò của người thầy.
Muốn học sinh ham thích môn học trước hết giáo viên phải chuẩn bị một giáo án
tốt, sử dụng tối đa những phương tiện cần và có, nội dung phải đảm bảo, môn học
phải đủ tất cả các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu.). Sử dụng linh hoạt
các phương pháp ,truyền đạt kiến thức cô đọng, xúc tích, dễ hiểu . Đối với đề tài
này tôi chỉ đi sâu vào cách mà bản thân đã áp dụng để thu hút học sinh tham gia
tích cực vào mỗi giờ học, muốn có được điều đó giáo viên phải tạo được hứng thú
trong từng khâu lên lớp
1. Mở bài.
Phần mở bài tuy đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng. Mở bài hấp dẫn sẽ khơi
gợi sự tò mò, ham học hỏi của học sinh. Muốn vậy, mỗi bài học giáo viên nên thiết
kế cách vào bài khác nhau để tránh sự nhàm chán
1.1. Mở bài bằng cách cho học sinh xem video
Khi bài học được mở đầu bằng một video (3-5 phút) có những hình ảnh vô cùng
sống động, kèm theo lời thuyết minh dễ hiểu, chắc chắn học sinh sẽ bị lôi cuốn
ngay lập tức. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS, lại là học sinh vùng núi,
nhiều khó khăn, thì những video như thế càng có sức hút đối với các em.Thực tế

trong năm học qua, những bài học mở đầu như thế học sinh đều chăm chú theo dõi
đôi lúc các em còn bàn luận với bạn bên cạnh về những gì đang được xem
Ví dụ: Khi dạy bài 47: “ Châu Nam Cực-Châu lục lạnh nhất thế giới” ( Địa lí 7)
4


Trước khi vào bài, học sinh sẽ được xem một đoạn video ( lấy từ Internet) “khám
phá châu Nam Cực” dài hơn 3 phút, không có lời thoại, trong đoạn video đó sẽ có
hình ảnh toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực, hình ảnh về những trận bão tuyết, những
núi băng khổng lồ, những chú chim cánh cụt, cá voi xanh. Sau khi học sinh xem
xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các em “ Những hình ảnh vừa rồi đã đưa
chúng ta đến vùng đất nào trên thế giới vậy các em”. Sẽ có hàng chục cánh tay học
sinh giơ lên mong muốn được đưa ra câu trả lời, từ đó giáo viên dẫn dắt để vào bài
“ Những gì các em vừa xem, đã hé lộ phần nào những khắc nghiệt về điều kiện tự
nhiên của vùng đất cực nam Trái Đất, vậy thực tế thiên nhiên châu Nam Cực như
thế nào , bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá”
1.2.Mở bài bằng cách đặt câu hỏi từ chính nội dung bài học
Dựa vào nội dung bài học, giáo viên đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết. Cách
mở bài này “chân phương” rõ ràng, nhưng nếu giáo viên khéo léo cũng sẽ thu hút
được sự chú ý và tò mò của học sinh
Ví dụ: Bài 8: “ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp” (Địa lí 9). Giáo viên có thể
mở bài như sau: Tại sao nói hiện nay, cũng như sau này, không có ngành nào có thể
thay thế được sản xuất nông nghiệp. Vậy vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố
của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay như thế nào. Câu hỏi này sẽ lần lượt sáng
tỏ trong bài học hôm nay.
1.3. Mở bài bằng phương pháp động não
Dựa vào nội dung của bài, giáo viên, nêu một số câu hỏi, hay một ý tưởng yêu
cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó giáo viên gom các ý kiến
lại, hướng vào nội dung của bài học để tiến hành bài học
Ví dụ: Bài 2: “ Dân số và gia tăng dân số” ( Địa lí 9)

Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi như:
+ Em nào biết số dân nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu, theo em trong tương lai
quy mô dân số sẽ biến động như thế nào (gợi ý cho học sinh: tiếp tục tăng nhanh
hay ổn định hoặc giảm xuống)
+ Theo em tại sao dân số của một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó lại
luôn biến động
Học sinh lần lượt trả lời và còn tranh luận khá sôi nổi về sự biến động của dân số
quốc gia, một vùng hay một địa phương. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa ra
nhận xét chung và dẫn dắt vào nội dung bài học
1.4.Mở bài bằng cách sử dụng kiến thức liên môn.
Môn Địa lí có mối liên hệ với nội dung của nhiều môn học khác, vì vậy giáo viên
có thế sử dụng kiến thức của các môn học khác để đi vào bài mới
- Sử dụng kiến thức văn học để vào bài:
Ví dụ bài 24: “Vùng biển Việt Nam” (Địa lí 8)
Giáo viên có thể dẫn dắt: Theo truyền thuyết xưa, đồng bào ta xưa kia được mẹ
Âu Cơ sinh ra từ bọc 100 trứng, sau đó 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con
theo cha xuống biển mở rộng không gian nước ta cả về vùng đất, vùng trời, vùng
biển. Trong các bài học trước, cô trò ta đã tìm hiểu về vùng đất, vùng trời của tổ
quốc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng biển nước ta cũng như
vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
5


- Sử dụng kiến thức lịch sử để vào bài
Ví dụ bài 24: “ Biển và đại dương” ( Địa lí 6)
Giáo viên có thể hỏi học sinh, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán vào năm nào
và bằng cách nào. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt vào bài học: “ Như vậy
Ngô Quyền đã biết lợi dụng sự lên xuống của thủy triều và làm cho tàu thuyền của
giặc mắc cạn và bại trận. Thủy triều chính là một trong ba vận động của nước biển
và đại dương, sự vận động của thủy triều có cơ chế như thế nào, nước biển và đại

dương còn có những vận động nào khác, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả
lời đầy đủ.
2. Trong quá trình truyền tải nội dung bài học.
Trong mỗi bài học: cần chọn kiến thức cơ bản, xác định được nội dung trọng tâm,
trình bày bài học một cách trực quan, sinh động, sử dụng nhiều phương pháp hấp
dẫn, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng
kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề, giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
2.1 Chọn kiến thức cơ bản của bài học
Đây là điều tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi giáo
viên thường không muốn bỏ sót nội dung nào trong bài học. Điều này làm học sinh
cảm thấy quá tải, cảm thấy mệt mỏi, chán học
Trong bài học, chúng ta nên xác định rõ nội dung cơ bản, trọng tâm, những kiến
thức khó để xoáy sâu vào giải quyết vấn đề. Đối với những nội dung không quá
khó, giáo viên có thể lướt nhanh. Thời gian còn lại, chúng ta cần mở rộng vấn đề,
dành thời gian cho học sinh hoạt động, trình bày suy nghĩ, sử dụng kiến thức của
bài học để giải quyết các vấn đề thực tế. Qua đó giáo viên vừa đánh giá được học
sinh đã hiểu bài đến đâu và có tác động kịp thời vừa cho các em cơ hội lấy điểm
miệng hoặc điểm cộng trên lớp.
2.2. Sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp, để làm nổi bật các kiến thức trong hệ
thống bài học
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy, có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc
của bài học để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ
đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thật sự vần thiết, tuy
nhiên không phải bài nào cũng tiến hành được.
Ví dụ bài 47: Châu Nam Cực- Châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7)
Theo cấu trúc bài học trong sách giáo khoa, bài này gồm 2 mục
1. Khí hậu
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
Giáo viên có thể thay đổi lại cấu trúc như sau

1. Khái quát về tự nhiên.
a.Vị trí-giới hạn
b. Khí hậu
c. Địa hình
d. Sinh vật
e. Khoáng sản
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
6


Như vậy các đơn vị kiến thức của bài học sẽ rõ ràng hơn mà vẫn đảm bảo những
kiến thức trọng tâm.
2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình truyền tải nội dung bài học.
Đây là điều rất cần thiết, rất quan trọng. Bởi sử dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy sẽ làm cho bài học có chiều sâu, có ý nghĩa thực tiễn rõ rệt, khiến bài học
hấp dẫn hơn. Đặc biệt từ xưa đến nay, phần lớn phụ huynh và học sinh quan niệm:
Địa lí là môn phụ, môn học bài, đơn giản. Do đó vị trí của giáo viên trong lòng các
em học sinh cũng chưa thực sự được coi trọng. Đây cũng là một trong những lí do
khiến học sinh xem nhẹ và mất hứng thú khi học
Do đó sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học, chúng ta đã cho học
sinh một cái nhìn khác, chúng phần nào “thần tượng” giáo viên bởi thầy cô mình có
kiến thức thật sâu rộng, chúng thấy Địa lí không chỉ có lí thuyết xuông, đơn giản,
học Địa lí không chỉ học để biết, để kiểm tra thi cử mà sử dụng kiến thức Địa lí với
sự hỗ trợ đắc lực của các môn học khác, giúp các em nắm chắc kiến thức của nhiều
môn học, có thể sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết nhiều vấn đề thực tế
Vấn đề này cũng được nhiều giáo viên nghiên cứu, tuy nhiên tôi thấy, bên cạnh
những kiến thức liên môn thể hiện rõ ở một số bài học, giáo viên nào cũng có thể
nhận biết, thì mỗi giáo viên lại có những nghiên cứu, sáng tạo riêng. Do đó trong đề
tài của mình, tôi xin trình bày một số kiến thức liên môn mà bản thân đã nghiên
cứu và đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, tạo được sức hút đối với học sinh

a. Tích hợp kiến thức Văn học
* Ca dao, tục ngữ
Những bài học về Địa lí sẽ trở nên sinh động và học sinh được khắc sâu hơn kiến
thức về khoa học Địa lí bằng cách lồng ghép, đưa tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam.
Không những vậy việc lồng ghép ca dao, tục ngữ, dân ca còn có ý nghĩa sâu sắc,
góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Các em biết tiếp thu có chọn
lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới, đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo,
giàu bản sắc của dân tộc trong mỗi bài học
Ví dụ bài 32: “ Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta” ( Địa lí 8)
Giáo viên có thể sử dụng các câu
“ Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng nam vừa làm vừa chơi
Cơn đàng bắc đổ thóc ra phơi”
Giải thích ý nghĩa: Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ
không khí ở trên bề mặt lục địa cao nên hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí
ẩm) từ Thái Bình Dương vào, gây nên những trận mưa lớn, cùng với sự xuất hiện
của các khí áp thấp nên gây mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nên trong dân
gian mới có câu:
“ Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy:
“ Cơn đàng nam vừa làm vừa chơi”
Hay: “ Cơn đàng bắc lấy thóc ra phơi”
Do ảnh hưởng của địa hình: Dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc ở
Bắc Trung Bộ, nên khi có gió Tây Nam (gió nam), chỉ gây mưa ở Nam Bộ và Tây
Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung
7


Bộ không có mưa. Tương tự “ Cơn đàng bắc….” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới,
xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia), tính chất khô và lạnh nên không gây mưa.

Ca dao, tục ngữ được sử dụng trong nhiều tình huống: Có thể dùng để gợi mở,
cho học sinh, củng cố kiến thức để học sinh khắc sâu và dễ nhớ. Có thể dùng để
kiểm tra bài cũ, kiềm tra định kì. Hoặc nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành
của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao, tục
ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như câu ca dao mà giáo viên vừa cung cấp
* Sử dụng thơ trong dạy học Địa lí
- Ví dụ Khi dạy bài 42: “ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ” ( Địa lí 8), để học sinh
cảm nhận được độ cao, sự chia cắt mạnh của vùng núi Tây Bắc, ngoài việc sử dụng
hình ảnh, ta có thể sử dụng các câu thơ trong bài “ Tây Tiến” của Quang Dũng:
“ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
b. Tích hợp kiến thức môn Toán
Kiến thức môn Toán được lồng ghép vào môn Địa lí, thông thường chỉ ở mức
tính toán cơ bản, không quá khó, không gây căng thẳng cho học sinh.
- Đối với lớp 6: Sử dụng kiến thức Toán để tính giờ, tính tỉ lệ bản đồ, tính lượng
mưa, nhiệt độ trung bình tháng-năm, tính biên độ nhiệt, tính độ cao tương đối và độ
cao tuyệt đối của núi
- Đối với lớp 7: Sử dụng kiến thức Toán để tính mật độ dân số, tính thu nhập bình
quân đầu người, sản lượng bình quân đầu người. Vẽ biểu đồ. Nhận xét bảng số liệu
- Đối với lớp 8: Sử dụng kiến thức Toán để tính tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu
GDP. Tỉ lệ che phủ rừng.Tỉ lệ xuất siêu, nhập siêu. Vẽ biểu đồ.Nhận xét bảng số
liệu
- Đối với lớp 9: Sử dụng kiến thức Toán đã được học trong chương trình Địa lí
6,7,8. nhưng vận dụng ở mức độ thường xuyên hơn.
c. Tích hợp kiến thức môn Hóa
Giáo viên vận dụng những kiến thức về Hóa học để giải thích sự tạo thành ôzôn, sự
tạo thành các hang động cacxtơ, mưa axit, màu sắc của đất feralit, hiện tượng đá
ong hóa…
Ví dụ Bài 17: “Lớp vỏ khí” ( Địa lí 6)

Khi tìm hiểu về cấu tạo của các tầng khí quyển, trong tầng bình lưu có lớp ôzôn,
giáo viên vận dụng kiến thức hóa học để giải thích sự thành tạo ôzôn: Các tia tử
ngoại và các điện tích, tách phân tử ô xi thành các nguyên tử ôxi, các nguyên tử này
lại kết hợp với các phân tử ô xi khác tạo thành ôzôn
O2 = O +O
O2 + O= O3
Sau đó giáo viên có thể nói về vai trò của tầng ôzôn đối với sự sống trên Trái Đất
và liên hệ hiện nay tầng ôzôn đã bị thủng, điều đó đe dọa đến cuộc sống trên Trái
Đất như thế nào. Từ đó yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp
Địa hình Cácxtơ học sinh được biết đến từ lớp 6- qua bài 13: “Địa hình bề mặt
Trái Đất”, lên đến lớp 7,8,9 học sinh vẫn bắt gặp dạng địa hình này ở mật số bài
8


học khác, vì vậy ngay từ lớp 6, giáo viên có thể giải thích cho các em về cơ chế
hình thành địa hình Cácxtơ và tiếp tục nhắc lại ở các lớp sau.
d. Tích hợp môn Lịch sử
Địa lí và Lịch sử có mối liên hệ rất gần gũi, vì vậy rất nhiều bài trong chương
trình Địa lí THCS có thể tích hợp kiến thức Lịch sử
Ví dụ bài 49: “Dân cư và kinh tế châu Đại Dương” (Địa lí 7)
Khi tìm hiểu về dân cư châu Đại Dương, học sinh nhận thấy người nhập cư chiếm
tới 80% dân số, người bản địa chỉ chiếm 20%, vì sao tỉ lệ người nhập cư lại nhiều
đến thế. Giáo viên cần dùng kiến thức lịch sử để đề cập đến quá trình người Anh
và người các nước châu Âu khác đến Ô-xtrây-li-a từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế
kỉ XIX, họ tiêu diệt phần lớn thổ dân địa phương để chiếm cứ đất đai, làm số dân
bản địa giảm đi nhanh chóng
Hay khi học Địa lí các vùng kinh tế trong chương trình Địa lí lớp 9, tìm hiểu về
đặc điểm dân cư các vùng, giáo viên nên liên hệ đến lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ trong thế kỉ XX, để
thấy tinh thần yêu nước, đoàn kết, sự hy sinh lớn lao cho độc lập dân tộc… của

nhân dân trên khắp mọi miền đất nước. Và khi nhắc đến chiến khu Việt Bắc, rừng
Trường Sơn, địa đạo Củ Chi, Côn Đảo….là học sinh lại thấy tự hào, thấy cần có
trách nhiệm với máu của cha ông đã đổ xuống cho độc lập hôm nay
e. Tích hợp môn Sinh học
Những hiểu biết về thành phần loài, kiểu hệ sinh thái, gen di truyền ….bên lĩnh
vực sinh học sẽ được vận dụng khá nhiều trong môn Địa lí
Ví dụ bài 37: “Đặc điểm sinh vật Việt Nam” ( Địa lí 8)
Khi đề cập đến sự đa dạng về kiểu gen di truyền của sinh vật Việt Nam, giáo viên
có thể đưa hình ảnh một số giống loài mới được lai tạo, dựa trên cơ sở của sự đa
dạng về kiểu gen di truyền, để bài học thêm lôi cuốn
Như vậy có thể thấy môn Địa lí có mối liên hệ với rất nhiều môn học khác nhau,
Giáo viên phải không ngừng trau dồi học hỏi để nâng tầm hiểu biết, từ đó vận dụng
các kiến thức của những môn học khác một cách khoa học, lôi cuốn
Ngoài ra vấn đề bảo vệ môi trường, biển đảo hiện nay mang tính thời sự vì vậy tích
hợp bảo vệ môi trường, biển đảo cũng được lồng ghép xuyên suốt trong chương
trình Địa lí phổ thông.
2.4. Một số thủ thuật khác thu hút sự chú ý của học sinh
a. Sử dụng trò chơi để khai thác kiến thức trọng tâm
Có nhiều loại trò chơi có thể được sử dụng để thu hút sự tham gia của học sinh.
Các trò chơi kích thích sự chú ý, bởi chúng chứa đựng các thông tin khuyết. Cần
lưu ý, các trò chơi nên tập trung vào kiến thức học để học sinh thể hiện các hình
thức của ôn lại. Những bài ôn tập, hoặc phần củng cố bài học rất phù hợp với hình
thức này. Trong phạm vi đề tài này tôi xin giới thiệu 2 trong số các trò chơi mà tôi
đã áp dụng
* Trò chơi: Câu hỏi là gì
Trước hết giáo viên cần tạo ra một ma trận ( các ma trận này nên làm trên phần
mềm Power Poirt) trong đó có các chủ đề, các chủ đề này sẽ được che khuất bằng
những hình ảnh, mỗi chủ đề có thể có nhiều đơn vị kiến thức mà học sinh cần đặt
9



câu hỏi để làm sáng tỏ đơn vị kiến thức đó. Học sinh sẽ làm sáng tỏ các đơn vị kiến
thức đó bằng cách đặt những câu hỏi có từ “gì”
Ví dụ: Bài 12 “ Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề
mặt Trái Đất” (Địa lí 6)
Dùng trò chơi “ Câu hỏi là gì” cho phần củng cố bài học
« Ma trận về chủ đề »
Chủ đề
Điểm
Nội lực
Ngoại lực

100

200

300
Chẳng hạn khi học sinh chọn hoa hồng, nằm trong chủ đề nội lực, sẽ xuất
hiện từ động đất. Vậy học sinh có thể đặt những câu hỏi gì cho từ động đất. Một số
câu hỏi phù hợp với nội dung bài học như:
“ Cái gì được đo bằng độ Richte”?, Cái gì gây ra những trận sóng thần”
“Cái gì gây ra hiện tượng rung chuyển các lớp đất đá gần mặt đất, rung lắc, sập nhà
cửa, cầu cống...”?
Và như vậy các ô tiếp theo, kiến thức cũng được làm sáng tỏ bằng việc đặt câu
hỏi là gì
* Trò chơi: Nói thật nhiều trong một phút
Trò chơi này được chơi theo đội, số thành viên trong mỗi đội có thể từ 5-8
người. Mỗi đội sẽ được nhận một danh sách có hàng loạt các từ, các từ này đều có
liên quan đến một chủ đề nhất định. Mỗi đội sẽ cử một người lên nhận danh sách
( những thành viên khác trong đội sẽ không biết các từ trong danh sách đó). Trong

thời gian một phút, nhiệm vụ của người cầm danh sách này là phải diễn đạt làm sao
để các thành viên trong đội nói đúng càng nhiều các từ trong danh sách này càng
tốt. Lưu ý người cầm danh sách được phép nói bất kì điều gì về các từ đó, nhưng
không được dùng bất kì từ nào có tên trong danh trong danh sách của chủ đề đó để
gợi ý. Sau một phút đội nào nói được nhiều từ nhất sẽ là đội thắng.
10


Ví dụ: Khi ôn tập về chủ đề đặc điểm dân cư nước ta, (Địa lí 9) giáo viên có thể
lên danh sách các từ về chủ đề đó như sau
Danh sách nói thật
nhiều trong một phút
Chủ đề:Dân cư- Đội 1
Số dân
Mật độ dân số
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
Dưới độ tuổi lao động
Dân số trẻ
Danh sách nói thật
nhiều trong một phút
Chủ đề:Dân cư- Đội 2
Dân số già
Cơ cấu dân số
Tỉ số giới tính
Bùng nổ dân số
Trong độ tuổi lao động

Danh sách nói thật
nhiều trong một phút
Chủ đề:Dân cư- Đội 3

Trên độ tuổi lao động
Dân số phụ thuộc
Phân bố dân cư
Tháp dân số
Cơ cấu dân số vàng

Chẳng hạn khi đội 1 muốn gợi ý cho đồng đội nói được từ dân số, học sinh có
thể nói: Cái gì của nước ta đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á và thứ
14 thế giới. Như vậy đồng đội trả lời được ngay đó là số dân
Muốn gợi ý từ mật độ dân số, học sinh có thể hỏi, “cái gì được tính bằng đơn vị
người/ km2” Và với cách thức tương tự để gọi đúng các từ tiếp theo mà không
phạm luật.
b.Tạo cơ hội cho học sinh nói về mình.
Phần lớn mọi người đều muốn được nói về mình và những điều mình quan tâm.
Một thủ thuật đơn giản để thu hút học sinh tham gia và làm tăng mức nhiệt huyết
của họ là tạo ra các tình huống cho phép họ nói về những điều mình quan tâm. Đây
là cách để kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh đến đâu, nhưng quan
trọng hơn, chúng cho phép học sinh thảo luận điều gì đó về sở thích cá nhân và đây
cũng là cơ hội để giáo viên tìm hiểu về các cá nhân học sinh, từ đó tạo ra sự gần gũi
giữa giáo viên và học sinh
Ví dụ: Sau bài 15: “ Thương mại và du lịch” ( Địa lí 9)
Giáo viên sẽ đặt câu hỏi: “ Bạn nào muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch?” Sẽ
có khoảng 4- 5 cánh ta giơ lên. Sau đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh đóng vai
là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho du khách về cảnh đẹp địa phương.
Đối với Lang Chánh thì học sinh có thể chọn thác Ma Hao, chùa Mèo, hoặc bất kì
địa danh nào đẹp để giới thiệu cho du khách
c. Cung cấp thông tin khác thường
Thông tin khác thường là hình thức của sự khuyết thông tin. Mặc dù những
thông tin này ít có giá trị thực tế, song chúng có xu hướng thu hút sự chú ý của
11



người khác. Giáo viên có thể cung cấp một cách hệ thống những thông tin thú vị
liên quan tới chủ đề trong một bài dạy
Ví dụ: Khi dạy bài 1: “Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất” (Địa lí 6)
Giáo viên có thể cung cấp một số thông tin như:
- Trái Đất là hành tinh duy nhất không được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp
- Vệ nữ ( sao Kim) là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời quay quanh trục theo
chiều từ Đông sang Tây, ngược lại so với chiều quay của tất cả các hành tinh khác.
- Mất 8 phút thì ánh sáng Mặt Trời mới tới được Trái Đất
Tất nhiên giáo viên phải lựa chọn thời điểm phù hợp trong bài giảng để đưa ra
những thông tin thú vị đó và giáo viên không phải là người duy nhất có thể cung
cấp những thông tin khác thường. Học sinh cũng có thể được đề nghị đem lại
những thông tin thú vị về chủ đề của tiết học hoặc bài học. Vào đầu mỗi tiết học,
thời gian có thể được dành cho học sinh kể về những thông tin mà họ tìm được.
Nếu học sinh đã được phân về các nhóm, trách nhiệm đem lại thông tin thú vị có
thể luân chuyển giữa các nhóm theo từng tuần.
d. Sử dụng giọng điệu và cử chỉ trong quá trình lên lớp
Nếu một giáo viên lên lớp giảng dạy trong suốt một tiết học mà giọng giảng cứ
đều đều, không có những đoạn xuống giọng hay lên giọng nhấn mạnh, cử chỉ đơn
giản chỉ di chuyển từ bàn giáo viên ra bục giảng để ghi chép, thì ôi thôi tiết học đó
chắc chắn đang ru ngủ cho học sinh (bản thân tôi đã từng được trải nghiệm cảm
giác này khi là học sinh)
Khi giảng giáo viên nên thể hiện sự sôi nổi và nhiệt tình đối với nội dung. Một
sự trình bày sôi nổi sẽ bắt đầu với một phát biểu định hướng về tầm quan trọng của
thông điệp
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ (hình tròn chẳng hạn), giáo viên có
thể nói: “ Cô sẽ chỉ cho các em thấy làm thế nào để chia tỉ lệ biểu đồ một cách
chính xác nhất- bây giờ các em hãy tập trung để hiểu được những bước này nhé.”
Sau đó nội dung sẽ được trình bày bằng các thủ thuật đã biết, bằng cả dùng lời và

không dùng lời. Một sự trình bày rõ ràng từng bước một, trong đó các từ then chốt
được nhấn mạnh, những đoạn lên giọng, xuống giọng bất thường hoặc những cử
chỉ đôi chút cường điệu nhằm thu hút sự tập trung vào các thuật ngữ then chốt hoặc
các bước của trình tự. Quan sát chăm chú tất cả học sinh sau mỗi bước để phát
hiện dấu hiệu của sự hiểu và chưa hiểu, để bất kỳ học sinh nào có thắc mắc thì hỏi
ngay, hoặc chính giáo viên có thể hỏi lại học sinh xem các em còn chưa rõ ở bước
nào để làm sáng tỏ hơn bước đó cho học sinh.
e. Một chút hài hước để giảm căng thẳng
Một giáo viên có óc hài hước, cũng thường là những giáo viên xử lí các tình
huống sư phạm rất khéo léo, làm học sinh như được giải tỏa những căng thẳng, mệt
mỏi đang bủa vây và sẽ lôi kéo được học sinh trở lại với bài học một cách nhẹ
nhàng thoải mái, chứ không phải trở lại bài học với cảm giác bó buộc, nặng nề
Ví dụ: Khi tôi dạy Địa lí lớp 9, có một học sinh nam nằm ngủ trong lớp, lớp thì
tương đối ồn (có lẻ do tiết 5 nên tinh thần các em có phần uể oải), tôi liền đứng ra
giữa bục giảng đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng sau đó nói: “Các bạn trật tự nào,
kẻo làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn A” cả lớp nhìn về phía em A và phá lên
12


cười, làm cho A tỉnh giấc. Sau đó tôi nói tiếp: “ Thôi đằng nào cũng tỉnh giấc rồi,
có tìm lại giấc mơ cũng hơi khó, chi bằng xuống rửa mặt cho tỉnh hẳn rồi lên học
tiếp nhé”. Vậy là học sinh A xuống rửa mặt, còn lớp thì tỏ ra thích thú với cách xử
lí của tôi.
Tất nhiên không phải tình huống nào cũng xử lí bằng những chi tiết khôi hài
được, nhưng nên nắm được tâm lí người học để đưa ra những cách xử lí đúng đắn,
trong đó có cả cách xử lí khôi hài dí dỏm.
III. Minh họa một tiết dạy cụ thể.
Trong tiết dạy minh họa này tôi đã vận dụng một số kinh nghiệm được nêu ở
trên. Máy chiếu được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần quan
trọng vào thành công bài dạy, mọi hình ảnh, câu hỏi, bài tập,các thông tin mở

rộng đều được trình chiếu qua giáo án Powerpoint .
Bài 17-Tiết 19: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. Mục tiêu bài học :
1.1. Kiến thức:
- Củng cố hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng
đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những
thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh, các biện pháp khắc
phục và triển vọng phát triển của vùng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự
phát triển của vùng.
1.2.Kĩ năng:
- Xác định được trên lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Sử dụng Công nghệ thông tin để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân
cư và xã hội của vùng.
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin, lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, bảng
thống kê và bài viết về đặc điểm tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Khai thác ATLAT để phân tích đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết sẻ chia và giúp đỡ những người có hoàn cảnh
khó khăn, lòng tự hào dân tộc, giáo dục chủ quyền biển đảo, tinh thần hợp tác quốc
tế, bảo vệ di sản, chủ động ứng phó với thiên tai.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xử lí thông tin, phân tích so sánh.
- Giao tiếp
- Phát triển năng lực của học sinh: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ, tính toán, truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin, đặt câu hỏi

và trả lời.
3. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học :
-Nêu vấn đề.
13


-Thảo luận nhóm.
- So sánh, trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Dạy học theo dự án.
4. Chuẩn bị của thầy và trò:
4.1. Giáo viên : Tư liệu dạy học: tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu , vi
deo về một số cảnh quan thiên nhiên của vùng, một số địa danh trong chiến khu
Việt Bắc. Loa kết nối với máy tính. Tài liệu tham khảo: sách giáo khoa Địa lí 6,8,9;
sách giáo khoa Lịch sử 6, 9; sách giáo khoa Ngữ Văn 12; sách giáo khoa Giáo dục
công dân 7,9; sách giáo khoa Hóa học 9; sách bảo vệ môi trường, tài liệu tập huấn
sử dụng di sản trong dạy học .
4.2. Học sinh
- Sử dụng Công nghệ thông tin khai thác kiến thức, thuyết trình vấn đề được giao.
5. Tiến trình dạy học:
5.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
5.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen bài học.
5.3. Bài mới:
Vào bài: Cho HS xem một đoạn video về cảnh quan thiên nhiên đồng thời cũng
là những địa danh nổi tiếng của vùng như : Vịnh Hạ Long, Sa Pa, cao nguyên đá
Đồng Văn, dãy Hoàng Liên Sơn, chiến khu Việt Bắc....
GV : Hình ảnh chúng ta vừa xem đều là những địa danh nổi tiếng của Việt Nam,
thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, một trong 7 vùng kinh tế của nước ta.
Qua đoạn băng vừa xem các em có thể thấy Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình
chủ yếu là đồi núi, thế nhưng thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, quyến rũ. Đây còn là

cái nôi của cách mạng Việt Nam. Thiên nhiên và con người nơi đây còn có những
đặc điểm gì, đó là nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
chính
Hoạt động 1:(làm việc cá nhân)
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
I. Vị trí địa lí
- GV cho học sinh quan sát lược đồ 7 vùng kinh tế của nước ta , kể và giới hạn
tên và xác định vị trí các vùng trên lược đồ
lãnh thổ
*Vị trí: Nằm ở
phía bắc đất
nước
- Phía bắc giáp
Trung Quốc
- Phía tây giáp
Lào
-Phía nam giáp
Lược đồ các vùng kinh tế Việt Nam
Đồng
bằng
Sau đó yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK nêu khái quát sông Hồng, Bắc
về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (gồm những tỉnh nào, diện Trung Bộ
tích và dân số bao nhiêu ?)
-Phía đông nam
14


- GV cho học sinh quan sát lược đồ ( hình 17.1) kết hợp thông tin giáp biển (vịnh

SGK xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Trung du Bắc Bộ)
và miền núi Bắc Bộ
* Diện tích lãnh
thổ
chiếm
30,7% diện tích
cả nước
* Ý nghĩa của
vị trí địa lí
+ Có vị trí
chiến lược về
an ninh và quốc
phòng.
Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- HS trả lời:
+ Có điều kiện
+ Phía bắc giáp: Trung Quốc
giao lưu kinh
+ Phía tây giáp: Lào
tế, xã hội với
+ Phía nam giáp: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ
các nước trong
+ Phía đông nam giáp: biển ( vịnh Bắc Bộ)
khu vực và các
+ Diện tích lãnh thổ chiếm 30,7% cả nước
vùng trong cả
- GV hỏi: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
nước.
- HS trả lời
+ Phát triển

- GV chốt kiến thức: TDMNBB là vùng có diện tích lớn nhất trong kinh tế cả trên
7 vùng kinh tế, ngoài phần đất liền còn có các đảo và quần đảo đất liền và kinh
trong vịnh Bắc Bộ, cũng là vùng có đường biên giới dài nhất, giáp tế biển
Lào, duy nhất giáp Trung Quốc, giáp Đồng bằng sông Hồng và
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, giáp Bắc Trung Bộ, giáp vịnh
Bắc Bộ
Thuận lợi giao lưu kinh tế -xã hội với Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, đồng thời là cầu nối giữa nước ta với các tỉnh phía nam
Trung Quốc và vùng Thượng Lào
Vùng biển giàu tiềm năng để phát triển giao thông, du lịch, đánh
bắt nuôi trồng hải sản . Đây còn là vùng có ý nghĩa lớn đối với an
ninh quốc phòng.
. - GV tích hợp Địa lí 8- bài 23: “ Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh
thổ Việt Nam” để dẫn dắt vào mục 2:
Trung du và miền núi Băc Bộ là vùng nằm ở vĩ độ cao nhất cả
nước, với điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú-huyện Đồng Văn- tỉnh Hà
Giang vĩ độ 23023‘ B. Vị trí đó đã tạo ra một số khác biệt về điều
kiện tự nhiên của vùng. Vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của vùng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu phần II
Hoạt động 2:( Làm việc theo nhóm)
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
II. Điều kiện
- Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho các nhóm về nhà chuẩn tự nhiên và tài
bị
nguyên thiên
+ Nhóm 1: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên.
15


nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng

+ Nhóm 2: So sánh điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của hai
tiểu vùng Đông Bắc và Tấy Bắc
+ Nhóm 3: Một số giải pháp để khắc phục nhũng khó khăn về điều
kiện tự nhiên của vùng.
Các nhóm sẽ cần tích hợp kiến thức địa lí 8-các bài 23, 26, 29,31,
32,34, 36, 37, 41, 42 .Giáo dục công dân lớp 7- bài 1, để giải
quyết vấn đề được giao
Nhóm 1:
- Thuận lợi : Khoáng sản, khí hậu, đất đai, tài nguyên nước,vùng
biển, tài nguyên du lịch tự nhiên, địa hình vùng trung du .
- Khó khăn: Địa hình,thời tiết, khoáng sản (có trữ lượng điều kiện
khai thác, môi trường
* Một số hình ảnh về những khó khăn của vùng:

Băng tuyết

Lũ quét và sạt lỡ đất

Nhóm 2:
Tiểu vùng

Điều
kiện
tự
nhiên

Tây Bắc

Đông Bắc


Địa
hình
Khí
hậu
Tài
nguyên

Thế mạnh
kinh tế
*Hình ảnh nổi bật về thế mạnh kinh tế của hai tiểu vùng:
Thủy điện Sơn La ở Tây Bắc

Khai thác than ở Đông Bắc

1. Đặc điểm:
-Địa hình:
+ Tây Bắc:
núi cao và bị
cắt xẻ mạnh
+ Đông Bắc:
núi trung bình
và núi thấp
+ Vùng
Trung Du: đồi
bát úp xen kẽ
những
cánh
đồng
thung
lũng

bằng
phẳng.
-Khí
hậu:
Nhiệt đới ẩm,
có mùa đông
lạnh.
-Tài
nguyên
thiên nhiên:
+ Nhiều loại
khoáng sản có
nhiều ở Đông
Bắc
(than,
apatít, thiếc, sắt
...).
+ Trữ
năng
thủy điện dồi
dào ở Tây Bắc
2.
Những
thuận lợi và
khó khăn:
-Thuận lợi: tài
nguyên
thiên
nhiên
phong

phú tạo điều
kiện để phát
triển kinh tế đa
ngành
- Khó khăn: Địa
hình bị chia cắt,
thời tiết diễn
16


Nhóm 3:
Một số giải pháp khắc phục :
- Đẩy mạnh trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,
- Xây dựng hồ chứa nước.
- Khai thác và sử dụng hợp lí các loại tài nguyên
- Triển khai mô hình kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp
- Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, hạn chế và tiến tới
chấm dứt tình trạng đốt rừng làm nương rẫy….
- Chủ động ứng phó với thiên tai đặc biệt là các hiện tượng sương
muối, băng giá…
*Hình ảnh giải pháp khắc phục khó khăn về tự nhiên
Trồng rừng

biến
thất
thường, khoáng
sản

trữ
lượng nhỏ và

điều kiện khai
thác phức tạp,
xói mòn đất, lũ
quét...

Che chắn cho gia súc khi nhiệt độ thấp

* GV chốt lại kiến thức sau khi các nhóm đã báo cáo
đồng thời tích hợp Địa lí 6 – bài 18“ Thời tiết, khí hậu và nhiệt
độ không khí” . Địa lí 8 -bài 31 “ Đặc điểm khí hậu Việt Nam” để
mở rộng cho học sinh biết ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn và
các dãy núi hình cánh cung ở Đông Bắc đến khí hậu của hai tiểu
vùng Đông Bắc và Tây Bắc .Cũng như ảnh hưởng của độ cao địa
hình đến khí hậu Sa Pa - Cho HS xem một số hình ảnh thiên nhiên
của vùng
Vùng núiTây Bắc

Sa Pa

Vùng núi Đông Bắc

Vịnh Hạ Long

- GV tích hợp môn Hóa học 9- bài 2 “ Một số ôxít quan trọng ”:
tích hợp giáo dục di sản, giáo dục bảo tồn thiên nhiên :
Như vậy thiên nhiên đã ban tặng cho vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ nhiều cảnh quan hùng vĩ, nhiều tài nguyên quý giá. Một số
17



cảnh quan đó đã trở thành những di sản của thế giới (vịnh Hạ Long,
cao nguyên đá Đồng Văn) Để có được những cảnh đẹp đó phải trải
qua thời gian hàng triệu năm,Ví dụ như việc tạo nên các hang động
Cacxtơ ở Vịnh Hạ Long. GV phân tích quá trình hình thành địa
hình cax-tơ và viết phương trình phản ứng hóa học:
H2O + CO2 → H2CO3
CaCO3 → Ca2+ + CO32–
CO32– + H2CO3 → 2 HCO3–
CaCO3 + H2CO3 → Ca2+ + 2 HCO3–
Canxi cacbonat bị hòa tan bởi nước chứa axít nhẹ có thể tích tụ lại
ở bất kỳ chỗ nào. Trong các hang, các nhũ đá và các măng đá được
hình thành nhờ sự tích tụ của canxi cacbonat và các khoáng chất bị
hòa tan khác khi nước nhỏ giọt từ phía trên xuống.
Vì thế chúng ta cần bảo tồn và phát huy những giá trị của những di
sản tự nhiên đó
-GV tích hợp vấn đề biển – đảo: Nhắc đến việc Trung Quốc vạch
ra đường lưỡi bò trên biển Đông thực hiện âm mưu độc chiếm biển
Đông
- GV hỏi: là một học sinh các em phải làm gì để bảo vệ biển đảo
quê hương?
- HS: học tập tốt, có những hiểu biết về lịch sử và luật biển quốc tế
để bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia...
Hoạt động 3. ( Làm việc cá nhân)
III. Đặc điểm dân cư xã hội.
* GV cho học sinh nghiên cứu thông tin SGK sau đó hỏi:
-Đây là địa bàn cư trú của những dân tộc nào? Sự phân bố các dân
tộc ra sao ?
HS cần tích hợp cả kiến thức Địa lí 9 -bài 1 “ Cộng đồng các
dân tộc Việt Nam”, bài 3: “ Phân bố dân cư và các loại hình
quần cư” để trả lời các câu hỏi này:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của trên 30 dân tộc
như Kinh, Mường, Thái, Tày, Mông, Dao…
+ Trong phân bố dân cư: Người kinh phân bố ở hầu hết các địa
phương. Phân bố các dân tộc ít người có sự khác biệt theo độ cao
và hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng.
Người Dao

Người Mông

III. Đặc điểm
dân cư, xã hội.
1. Đặc điểm
Là địa bàn cư
trú của nhiều
dân
tộc
ít
người
(Dao,
Tày,
Nùng,
Mường…),
người
Việt
(Kinh) cư trú ở
hầu hết các địa
phương

Hình ảnh một số dân tộc của vùng TDMNBB


18


- Hỏi: Đồng bào các dân tộc có thế mạnh gì trong sản xuất?
-HS trả lời: Có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp
sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng
cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt
- GV tích hợp môn Lịch sử 6- bài 12. Lịch sử 9 - bài 22, bài
23,bài 25, bài 27. Vùng đất và con người nơi đây đã có những
đóng góp rất lớn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Hỏi: Vậy em nào có thể cho cô biết nhà nước phong kiến đầu tiên
của nước ta tên gì và được đặt tại đâu
-HS trả lời: Các vua Hùng đã đặt nhà nước phong kiến Văn Lang
đầu tiên tại Phong Châu- Phú Thọ
-GV:Giáo viên liên hệ đến cuộc kháng chiến chống Pháp đã diễn ra
ác liệt như thế nào ở nơi đây và chiến thắng lẫy lừng trong chiến
dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Kết thúc cuộc chiến chống Pháp
trường kì của dân tộc.

1

2 . Những
thuận lợi và
khó khăn.
-Thuận lợi:
+ Có kinh
nghiệm trong
sản xuất
+ Đa dạng về
văn hóa

- Khó khăn:
+ Trình độ văn
hóa, kĩ thuật
của người lao
động còn hạn
chế
+ Đời sống
người dân còn
nhiều khó khăn
song từng bước
được cải thiện.

2

Một số hình ảnh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp
1. Lán Nà Lừa
2. Bác Hồ và các đồng chi lãnh đạo tại chiến khu Việt Bắc

- Tích hợp văn học- âm nhạc: Nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc
ngợi ca vùng đất này.
-Hỏi : Em nào có thể kể một số tác phẩm văn học, âm nhạc viết về nơi
đây
- HS trả lời: Tác giả, tác phẩm: Tố Hữu ( Việt Bắc), Tây Tiến ( Quang
Dũng)….., tiếng hát giữa rừng Pác Bó ( Nguyễn Tài Tuệ).

-GV Với những đóng góp to lớn như thế cho lịch sử dân tộc vậy
nhưng đời sống của nhân nhân trong vùng còn rất nhiều khó khăn
- Tích hợp môn Toán cho HS khai thác kiến thức từ bảng 17.2
(SGK) Rút ra được sự chênh lệch về một số tiêu chí dân cư xã hội
giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc và so với cả nước

Từ đó rút ra kết luận trình độ phát triển dân cư xã hội ở Đông Bắc
cao hơn Tây Bắc
Trình độ phát triển dân cư xã hội của toàn vùng còn thấp so với
trung bình cả nước
- GV tích hợp - Giáo dục công dân lớp 9 – Bài 7 “ Kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” :
19


- Hỏi: Vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế
nào để hỗ trợ sự phát triển của đồng bào các dân tộc nơi đây?
-HS trả lời:
- Hỏi : ( liên hệ thực tế) Là một học sinh em có thể làm gì để giúp
đỡ các bạn nhỏ người dân tộc thiểu số còn nhiều thiệt thòi, ngay tại
địa phương ?
- HS trả lời :
- GV chốt lại nội dung mục III
5. 4. Củng cố:
- GV chốt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
- HS trơi trò: “ Nói thật nhiều trong một phút”
Độc lập - Tự do - Hạnh
Đội 1
Đội 2
phúcội 3
Chủ đề: Điều kiện tự
Chủ đề: Tài nguyên thiên
Chủ đề: Dân cư, xã hội
nhiên TDMNBB
nhiên TDMNBB
Địa hình

Khoáng sản
Dân tộc
Khí hậu
Rừng
Tây Bắc
Sông ngòi
Biển
Đông Bắc
Đất
Du lịch
Tỉ lệ hộ nghèo
5. 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài 18: “ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( tiếp theo)”
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thời gian vận dụng các phương pháp trên, kết quả to lớn nhất mà tôi nhận
được chính là sự yêu thích của học sinh đối với môn Địa lí. Các tiết học, học sinh
rất hào hứng hợp tác với giáo viên trong việc khám phá tri thức mới.
Lần điều tra mới đây về sự hứng thú đối với việc học môn Địa lí của học sinh 4
lớp, kết quả như sau: ( tống số học sinh gần cuối năm giảm 2 học sinh so với đầu
năm)
Bình
Lớp
Số học sinh
Rất thích
Thích
Không thích
thường
6
25

8/25
12/25
5/25
0/25
7
23
8/23
9/23
4/23
2/23
8
23
7/23
11/23
5/23
0/23
9
27
7/27
12/27
7/27
1/27
Tổng số
98
30
44
21
3
Tỉ lệ
100%

30,6%
44,9%
21,4%
3,1%
Như vậy, so với kết quả khảo sát đầu năm học, số học sinh tỏ ra hứng thú với môn
học đã tăng lên rất nhiều, số học sinh không thích vẫn còn nhưng không đáng kể.
Tinh thần học tập trên lớp, cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực
Có phát biểu
Không phát
Lớp
Số học sinh
Phát biểu nhiều
nhưng không
biểu
nhiều
20


6
25
7/25
14/25
4/25
7
23
6/23
12/23
5/23
8
23

7/23
13/23
3/23
9
27
6/27
14/27
7/27
Tổng số
98
26
53
19
Tỉ lệ
100%
26,5%
54,1%
19,4%
Nhiều học sinh có nguyện vọng được ôn luyện để tham gia đội tuyển học sinh giỏi
môn Địa lí. Cùng với đó là chất lượng học sinh đại trà và mũi nhọn cũng được nâng
cao.
Những kết quả trên đây là động lực để tôi tiếp tục trau dồi học hỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, không ngừng đổi mới để tìm ra nhiều phương pháp hay hơn, đem
đến cho học sinh những giờ học thú vị bổ ích. Những giờ học đó không chỉ đem
đến cho các em tri thức khoa học mà còn dạy các em những ứng xử nhân văn trong
cuộc sống.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Để mỗi tiết học có được sự thành công thì cần rất nhiều yếu tố, nhưng quan
trọng nhất vẫn là người thầy.

Khi bắt gặp những ánh mắt thờ ơ, những cái ngáp dài ngao ngán của học sinh
trong giờ học thì người thầy phải xem xét lại phương pháp của mình . Những trăn
trở đó sẽ giúp giáo viên tìm ra được phương pháp thích hợp dành cho đối tượng học
sinh của mình. Bản thân tôi cũng đã có những trăn trở đó và sự thay đổi nhỏ trong
phương pháp đã giúp tôi đem tri thức đến với học sinh dễ dàng hơn.
Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ được đồng nghiệp gần xa đón
nhận và có những đóng góp chân thành để tìm ra nhiều phương pháp hay hơn
trong quá trình giảng dạy.
II. Kiến nghị.
Việc đổi mới phương pháp dạy học thường gắn liền với việc nâng cấp cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhưng thực tế cơ sở vật chất, các trang
thiết bị, đồ dùng dạy học của nhiều trường hết sức thiếu thốn, đặc biệt đối với
những trường vùng khó, ở một huyện nghèo như Lang Chánh tình hình còn khó
khăn hơn rất nhiều. Vì vậy tôi có kiến nghị, các cấp lãnh đạo, nên hỗ trợ kinh phí
để các nhà trường mua sắm thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng cơ sở vật
chất… nhằm phục vụ cho sự nghiệp giáo dục huyện Lang Chánh ngày một tốt hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trí Nang, ngày 12 tháng 4 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

21


Vũ Thị Kim Thoa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK và SGV Địa lí 6,7,8,9- Nguyễn Dược (tổng chủ biên)-NXBGD Việt
Nam,2005
2. Đổi mới PPDH Địa lí ở trường THCS- Nguyến Đức Vũ, Phạm Thị Sen-NXBGD
Việt Nam ,2005
3. Sách bồi dưỡng sinh viên cao đẳng sư phạm và GV THCS về đổi mới chương
trình và SGK môn Địa lí- Phạm Thị Sen-NXB GD Việt Nam
4. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Địa lí- Nguyễn Hải Châu,
Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ-NXBGD Việt Nam
5. Sổ tay thuật ngữ Địa lí- Nguyễn Dược, Trung Hải- NXBGD Việt Nam
6. Đa trí tuệ trong lớp học- Người dịch Lê Quang Long-NXBGD Việt Nam, 2011
7. Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả- Người dịch Lê Văn Canh, 2011
8. Nguồn tài liệu từ wetsibe: google.com.vn
9. Từ điển tiếng Việt- chủ biên GS Hoàng Phê- NXB Hồng Đức
22


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:

1

II. Mục đích nghiên cứu

1

III. Đối tượng nghiên cứu

1


IV.Phương pháp nghiên cứu

1

B.PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận và thực tiễn

2

1. Cơ sở lí luận

2

2. Cơ sở thực tiễn

3

II. Các giải pháp để giải quyết vấn đề

3

1. Mở bài

4

1.1. Mở bài bằng cách cho học sinh xem video

4

1.2. Mở bài bằng cách đặt câu hỏi từ chính nội dung bài học


5

1.3. Mở bài bằng phương pháp động não

5

1.4. Mở bài bằng cách sử dụng kiến thức liên môn

5

2. Trong quá trình truyền tải nội dung bài học

6

2.1. Chọn kiến thức cơ bản của bài học

6
23


2.2. Sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp, để làm nổi bật các kiến thức trong
hệ thống bài học

6

2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình truyền tải nội dung bài học

7


a. Tích hợp kiến thức môn Văn

7

b. Tích hợp kiến thức môn Toán

8

c. Tích hợp kiến thức môn Hóa

8

d. Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử

9

e. Tích hợp kiến thức môn Sinh học

9

2.4. Một số thủ thuật khác thu hút sự chú ý của học sinh

10

a. Sử dụng trò chơi để khai thác kiến thức trọng tâm

10

b. Tạo cơ hội cho học sinh nói về mình


11

c. Cung cấp thông tin khác thường

12

d. Sử dụng giọng điệu và cử chỉ trong quá trình lên lớp

12

e. Một chút hài hước để giảm căng thẳng
III. Minh họa một tiết dạy cụ thể
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II Kiến nghị

13
13
21
22
22
22

24



×