Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN phương pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài biểu đồ địa lí lớp 9 ở trường THCS ngọc khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.57 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Phần
1

Nội dung

Trang
2

1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

2
3
3
3
3
3


4

2.2.1
2.2.2
2.3

Về giáo viên
Về học sinh
Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
“Biểu đồ” là gì?
Các dạng bài tập biểu đồ và cách lựa chọn thích hợp
Nội dung cụ thể từng loại bài tập biểu đồ.
Biều đồ hình cột

4
4
5

2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.3.
1
2.3.3.
2
2.3.3.
3
2.3.3.
4

2.3.3.
5
2.4

MỞ ĐẦU

Biểu đồ tròn

5
5
6
6-8
8-11

Biểu đồ đường

11-13

Biểu đồ miền

13-14

Các dạng bài tập

14-17

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 17-18
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luân
18
3.2
Kiến nghị
3.2.1 Đối với học sinh
18
18
3.2.2 Đối với giáo viên bộ môn
19
3.2.3 Đối với nhà trường
19
3.2.4 Đối với phòng giáo dục

1


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Địa lí là một bộ môn khoa học với lượng kiến thức rộng bao gồm Khoa học tự
nhiên và Khoa học xã hội là môn khoa học xuất phát từ thực tế và trở về phục vụ
cho đời sống khoa học và đời sống xã hội vì vậy trong quá trình biên soạn ngoài
phần kiến thức lí thuyết thì trong bộ môn còn được thể hiện kiến thức Địa lí thông
qua các bài thực hành được thể hiện cụ thể qua các bảng số liệu các bài tập, sơ đồ ,
biểu đồ...Vì vậy rèn luyện các kỹ năng làm các dạng bài tập biểu đồ là một yêu cầu
rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí đặc biệt là đối với các em học sinh khối
lớp 9 càng quan trọng hơn nữa, bởi ở lớp 9 không chỉ đòi hỏi các em làm các bước
cơ bản mà đòi hỏi các em phải hình thành được kỹ năng Địa lí thuần thục để từ đó

học tốt bộ môn Địa lí.
Trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 9 hiện hành gồm có 52 tiết học,
thì trong đó đã có tới 11 tiết thực hành; trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có 13 bài
tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài học của học sinh, trong
phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Như vậy chúng ta thấy được môn Địa
lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến
thức lí thuyết, mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng địa lí cần thiết, đặc
biệt như kỹ năng tính toán xử lí bảng số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích các
nguyên nhân dựa vào biểu đồ và bảng số liệu... Bởi thông qua biểu đồ các em sẽ
thấy được các mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, từ đó giải thích được
và thấy được tình hình, xu hướng phát triển hoặc không phát triển của các đối
tượng §ịa lí. Hoặc từ các bảng số liệu, các biểu đồ mà các em vừa sử lí, phân tích,
nhận xét sẽ cho các em những hiểu biết mới những kiến thức mới từ đó các em sẽ
học tập ngày một tốt hơn và đặc biệt hơn nữa là sẽ tạo ra những con người có tri
thức mới, năng động sáng tạo, nhạy bén, sử dụng tốt kiến thức Địa lí của mình vào
các tình huống mới và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng
ngày và nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội đang sinh sống và sự phát triển
của thế giới.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tại trường THCS Ngọc Khê
bản thân tôi nhận thấy, với nhiều em học sinh lớp 9 của trường trong đó có cả học
sinh khá, giỏi khi làm các bài thực hành, các bài tập liên quan đến kĩ năng biểu đồ
thì đa số các em còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn dẫn tới em không làm được
hoặc không chịu tìm tòi để làm các bài tập liên quan đến biểu đồ... Đứng trước
thực trạng đó là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em bản thân tôi luôn trăn trở
mong muốn các em học sinh đặc biệt là các em học sinh khối lớp 9 phải có một kỹ
năng Địa lí thật vững để trong học tập các em có thể và sẽ làm tốt các bài tập là
dạng bài biểu đồ, các bài tập có liên quan đến kỹ năng làm các bài tập biểu đồ từ
2



đó hình thành một kỹ nằn địa lí một cách thuần thục giúp các em học tập tốt và
ngày càng yêu thích bộ môn Địa lí.
Như vậy với mong muốn tìm tòi thêm ngững giải pháp nhằm góp phần ngày
một nâng cao hơn nữa về chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đó là lí do
tôi thực hiện đề tài:
“Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài biểu đồ Địa lí lớp 9 ở
trường THCS Ngọc Khê” Nhằm giáo dục toàn diện kiến thức lí thuyết và kỹ năng
làm các dạng bài biểu đồ cho học sinh, khắc phục những khó khăn trên và góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số phương pháp nhằm giải quyết vấn đề
cụ thể mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học với các tiết học bài học
Địa lí 9 cụ thể.
1.2.Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Rèn luện các kỹ năng làm các dạng bài tập biểu đồ trong sách giáo khoa địa lí
lớp 9 nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có những biện pháp để nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập, đặc biệt tạo cho các em sự hứng thú trong
họ tập, yêu thích, say mê, tìm tòi những điều thú vị từ môn Địa lí từ việc yêu thích
bộ môn sẽ giúp các em học tập ngày một tốt hơn đó củng cố, nâng cao việc rèn
luyện kỹ năng làm các dạng bài biểu đồ cho học sinh góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn Địa lí trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các bài thực hành, các dạng bài tập biểu đồ trong
sách giáo khoa địa lí lớp 9 và các đề kiểm tra 45 phút, bài thi học kỳ, bộ đề thi học
sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh qua các năm.
- Khách thể nghiên cứu: 90 em học sinh lớp 9 - Trường THCS Ngọc Khê –
Ngọc Lặc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng làm các dạng
bài tập biểu đồ của học sinh trong giờ học.

- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn
yếu - kém khi thực hành kỹ năng làm các dạng biểu đồ.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài
kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả các bài tập về kỹ năng vẽ biểu đồ
của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh
vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự nghiệp phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy và học nói chung và dạy học địa lí nói

3


riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các
nhà quản lý giáo dục và xã hội.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" điều đó đã thể hiện trong các nghị quyết TW;
nghị quyết TW 4 khóa VII đã chỉ rõ " Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp
học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động động sản xuất, thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương
pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề"
Môn Địa lí có khả năng cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức phong
phú về mặt tự nhiên, về kinh tế - xã hội và những kĩ năng , kĩ xảo. Môn Địa lí cung
cấp cho học sinh những kiến thức về khoa học tự nhiên, dân cư, chế độ xã hội và các
hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái đất. Môn Địa lí
Cũng trang bị cho học sinh một số kĩ năng kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến
thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu,
quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, số liệu thống kê để các có thể vân dụng trong

thực tiễn...
Đối với môn Địa lý lớp 9 hiện hành có những kiến thức cơ bản về địa lí dân
cư, địa lí các nghành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ bao gồm 7 vùng về tự nhiên,
kinh tế xã hội của nước ta và địa lí địa phương nơi các em đang sinh sống và học
tập. Bộ môn Địa lí 9 góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học,
giúp các em có kiến thức về tkhoa học tự nhiên và khoa học xã hội từ đó vận dụng
những kiến thức mình đã học vào trong thực tiễn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
và có những ứng xử phù hợp với những yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.
Trong dạy học nói chung và giảng dạy bộ môn địa lí nói riềng mỗi một môn
học đều có những phương pháp đặc trưng riêng của bộ môn mình nhưng trong đó
không thể thiếu được phương ph¸p dạy học theo định hướng tÝch cực hóa hoạt
động học tập của học sinh từ phương pháp này các em sẽ tự mình được tìm tòi, tư
duy sáng tạo để bài học đạt kết quả cao. Vì vậy để hình thành được kĩ năng địa lí
cho các em học sinh đó chính là các bảng số liệu thống kê, các bài tập biểu đồ. Từ
các dạng biểu đồ, lược đồ đó được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm
tòi khám phá khai thác và lĩnh hội kiến thức, các em có thể nhận xét, giải thích,
chứng minh..của các sự vật hiện tượng địa lí, tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa các
sự vật và hiện tượng đó với nhau từ đó rút ra được những tri thức mới. Tuy nhiên
để đạt được kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải có các phương pháp rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng nhận biết, nhận xét biểu đồ, từ đó hình thành cho các em có
được những kĩ năng địa lí một cách tốt nhất.
Từ những vấn đề nêu trên bản thân tôi nhận thấy trong quá trình dạy học Địa
lí việc rèn các kỹ năng cho học sinh làm các bài tập biểu đồ là vô cùng cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về giáo viên.

4


Thông qua thực tiễn dạy học, qua tìm hiểu một số giáo viên dạy địa lí ở các

bạn đồng nghiệp và một số trường trong cụm chuyên môn cho thấy hầu hết các
giáo viên đều thấy rằng việc hình thành kĩ năng cho học sinh thực sự chưa được
chú trọng đúng mức do thực tiễn vẫn còn có tình trạng giáo viên phải dạy chéo
môn học chưa thực sự hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp phù hợp với
đặc trưng từng bộ môn, cũng có giáo viên dạy đúng chuyên môn của mình nhưng
chưa thật sự chú trọng trong việc hình thành kĩ năng địa lí cho học sinh nên trong
quá trình giảng dạy thường không giành nhiều thời gian cho các bài kĩ năng, hoặc
thậm trí có những giáo viên còn xác định sai cách vẽ biểu đồ hoặc sử lí số liệu dẫn
tới việc lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện giờ dạy trên lớp làm cho
giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán. Đặc biệt là các tiết thực hành có các bài tập về
vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc
chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho học sinh làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn
kịp thời.
2.2.2. Về học sinh.
Trên thực tế giảng dạy, phần lớn học sinh lớp 9 còn bản thân tôi nhận thấy đa số
các em học sinh lúng túng trong cách xứ lí số liệu, chọn biểu đồ không đúng; vẽ
các dạng biểu đồ chưa khao học, đa số các em không có hứng thú và thậm trí các
em cho biết là thường bỏ qua các bài tập biểu đồ, một số em thì cho rằng đó là các
bài tập biểu đồ chỉ giành cho đối tượng học sinh giỏi. Kết quả khảo sát về nội dung
làm các bài tập biểu đồ về vẽ và nhận xét biểu đồ thường đạt kết quả thấp cụ thể:
* Kết quả khảo sát học tập của học sinh trường THCS Ngọc Khê
trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Khối
lớp

Tổng số
học sinh

Giỏi


Khá

Trung
bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

9A1

45

2


4,4

11

24,4

27

60,1

5

11,1

9A2

45

3

6,6

9

20

25

55,7


8

17,7

Như vậy, việc rèn luyện những kỹ năng làm các dạng bài tập biểu đồ địa lý là
rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu
kiến thức một tốt hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. “Biểu đồ” là gì?
- Biểu đồ là một hình vẽ, cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát
triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghệ qua các năm, dân số
qua các năm, mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng
lương thực giữa các vừng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (ví dụ như
cơ cấu của nền kinh tế......).
- Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được
dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là
5


phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ sau đó căn cứ vào
chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất để vẽ.
2.3.2. Các dạng bài tập biểu đồ và cách lựa chọn thích hợp.
a.Các dạng bài tập biểu đồ cơ bản trong sách giáo khôa địa lí 9: Biểu đồ
cột, biểu đồ cột chồng, biểu đồ kết hợp. biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền.
b.Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp:
* Khi nào vẽ biểu đồ cột?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột hay vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, tình hình
phát triển của một hay một số đối tượng địa lí hoặc để so sánh độ lớn của các đối
tượng.
- Đề bài thường có các từ: Tình hình, sự phát triển, so sánh( sản lượng, số

lượng, khối lượng, diện tích..)
- Một số dạng biểu đồ thường gặp gồm: Biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột chồng,
biểu đồ nhóm cột, biểu đồ thanh ngang.
* Khi nào vẽ biểu đồ tròn?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn hay biểu đồ cơ cấu, tỉ lệ các thánh phần
trong 1-3 mốc thời gian. Biểu đồ tròn có thể vừa thể hiện quy mô, vừa thể hiện cơ
cấu đối tượng.
- Dấu hiệu nhận biết: đề bài thường có từ: Cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ..
* Khi nào vẽ biểu đồ đường?
- Vẽ biểu đồ đường khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường hay biểu đồ thể hiện
sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian
- Đề bài thường có các cụm từ: Tốc độ phát triển, tăng trưởng, biến động, phát
triển..
- Các loại biểu đồ dạng đường gồm: đường theo giá trị tuyệt đối, và đường
theo giá trị tương đối.
* Khi nào vẽ biểu đồ miền?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ miền hay biểu đồ cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ của
các thành phần đại lượng qua 4 mốc thời gian trở lên.
Lưu ý khi vẽ biểu đồ là: Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ
khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là:
- Biểu đồ gồm đơn vị, năm, tên biểu đồ, bảng chú giải.
- Biểu đồ phải có tính mỹ quan và đảm bảo chính xác.
-Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểu đồ
tròn, cột ... thì chúng ta theo thứ tự các bước để thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu
cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho
phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
2.3.3. Nội dung cụ thể từng loại bài tập biểu đồ.
Đối với mỗi bài tập biểu đồ khi hướng dẫn cho học sinh giáo viên cần lần lượt
thực hiện các nội dung sau:
2.3.3.1. Biểu đồ cột: là dạng biểu đồ mà học sinh đã được học ở các lớp dưới.

*. Biểu đồ cột đơn

6


- Ý nghĩa: So sánh các đại lượng, động thái theo thời gian của một đối tượng địa lí.
VD: Tình hình dân số qua một số năm, thu nhập bình quân đầu người một số nước
Đông Nam Á.
- Cách vẽ:
+ Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đơn vị thời gian nếu có) hoặc biểu hiện các
đối tượng
+ Trục dọc: Chỉ số lượng (cần ghi chú đầu trục: biểu hiện đơn vị)
+ Chọn gốc toạ độ
+ Vẽ các cột theo số liệu: Bề rộng các cột bằng nhau, giá trị ghi trên đầu cột, không
nối đỉnh cột
- Lưu ý: Các biểu đồ cột đơn biểu hiện các đối tượng khác nhau có thể vẽ cạnh
nhau để dễ so sánh (cần làm kí hiệu khác nhau).
Ví dụ: So sánh diện tích cây công nghiệp và cây lương thực qua một số năm.
*. Biểu đồ cột chồng
- Ý nghĩa:
+ Vẽ theo giá trị tuyệt đối: Thể hiện quy mô và các thành phần của tổng thể
+ Vẽ theo giá trị tương đối: Thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian,
không gian
- Cách vẽ:
+ Vẽ hệ thống trục: Như trường hợp biểu đồ cột đơn
+ Vẽ chồng nối tiếp giá trị các thành phần của tổng thể trên một cột (theo thời gian,
không gian)
Ví dụ: Sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2002 phân theo vùng
*. Biểu đồ thanh ngang
- Ý nghĩa: Để so sánh các đại lượng

- Cách vẽ: Đây là dạng biểu đồ cột được vẽ trên hệ thống trục ngược với biểu đồ
cột đơn:
+ Trục ngang: Biểu hiện giá trị
+ Trục dọc: Biểu hiện các đối tượng vùng so sánh
Ví dụ: Tỉ lệ thất nghiệp các vùng.
* Yêu cầu chung:
- Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox, oy vuông góc với nhau: ox biểu thị đơn vị,
oy biểu thị năm hoặc vùng miền.....
- Tên biểu đồ
- Bảng chú giải.
Cụ thể: Ví dụ: Dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá
trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vïng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền
núi Bắc Bộ
(đơn vị: tỉ đồng).
Năm
1995
2000
2002
Tiểu vùng
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
7



Cách vẽ:
Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu)
-Vẽ hệ trục tọa độ:
+ Trục tung đơn vị ( tỉ dồng)
+ Trục hoành: (năm)
Bước 2: Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 , 2002.
Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Bước 3: Viết tên biểu đồ; Lập bảng chú giải
BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIỮA HAI
TIỂU VÙNG ĐÔNG BẮC VÀ TÂY BẮC
GIAI ĐOẠN NĂM 1995 - 2000
TØ ®ång
14301.3

14000
12000

10657.7

10000
8000
6000

6179.2

4000
2000

Chó thÝch: §«ng B¾c

320.5

0

T©y1995
B¾c

541.1

696.2

2000

2002

N¨m

Nhận xét : Khi nhận xét GV cần cho HS nhận xét về sự biến động về số liệu
của cả hai vùng trước bằng các câu hỏi: tăng hay giảm?, tăng giảm nhanh hay
chậm? Có vừa tăng lại vừa giảm không? Sau đó mới cho HS so sánh sự khác nhau
giữa hai vùng bằng cách quan sát biểu đồ và bảng số liệu, tính toán để có được
nhận xét cụ thể (hơn kém nhau bao nhiêu lần), có thể hỏi thêm về nguyên nhân dẫn
đến sự khác nhau đó để củng cố kiến thức cũ. Cụ thể:
- Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và
Tây Bắc đều liên tục tăng , tÝnh ®Õn n¨m 2002.
+ Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995.
+ Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc lu«n cao hơn giá trị
sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc.
+ Năm 1995 gấp 19,3. Năm 2000 gấp 19,7 lần. Năm 2002 gấp 20,5 lần

8


Kết luận: Biều đồ cột là dạng biểu đồ dễ vẽ và dễ hiểu. Thông qua biều đồ cột
học sinh có thề nhận xét các đối tượng, yếu tố địa lý một cách trực quan nhất,
nhận xét và so sánh dễ dàng hơn bảng số liệu.
2.3.3.2.Biểu đồ tròn
- Ý nghĩa: So sánh các thành phần trong một cơ cấu (tính theo %). Hai hay nhiều
biểu đồ tròn so sánh quy mô, sự thay đổi tỉ trọng các thành phần trong cơ cấu theo
thời gian (hoặc không gian)
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp qua 2 năm 1989, 1993 hoặc biểu đồ cơ cấu giá trị
sản xuất ngành trồng trọt
- Cách vẽ: Một vòng tròn biểu hiện 100%. Bắt đầu vẽ đường bán kính thẳng đứng.
Vẽ các thành phần theo đúng tỉ lệ (1% tương ứng 3.60) theo thứ tự đề bài và chiều kim
đồng hồ. Ghi chú: Giải thích các kí hiệu đã vẽ, ghi số liệu ngay trên hình vẽ.
- Lưu ý: Khi vẽ từ 2 vòng tròn trở lên, cần chú ý vẽ độ lớn các vòng tròn theo giá
trị so sánh (quy mô, cơ cấu)
Cụ thề:
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng
của nước ta năm 2010 và năm 2014
( Đơn vị: Triệu USD)
Năm
2010
2014
Nhóm hàng
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
22402,9
66546,2
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

33336,9
57983,8
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
16460,3
25687,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014, Nhà xuất bản thống kê năm 2015)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân
theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014.
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.
Bước 1: GV yêu cầu, hướng dẫn học sinh sử lí số liệu
- Xử lí số liệu:
Bảng số liệu cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta
năm 2010 và năm 2014
(Đơn vị: %)

2010 2014
m Nhóm hàng
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
31,0
44,3
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
46,2
38,6
nghiệp
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
22,8
17,1
Tổng số
100,0 100,0
9



Bước 2: Tính bán kính đường tròn theo công thức:
R2  R1

n

- Tính qui mô và bán kính:
So sánh qui mô
So sánh bán kính
Bước 3 : Vẽ biểu đồ

2010
1,0
1,0

2014
2,08
1,44

Đối với biểu đồ cho bán kính trước để vẽ được chính xác giáo viên nên hướng
dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ đường bán kính trước ( một đường độ
dài 20mm, một đường dài 28mm). Sau đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của
đường bán kính rồi quay ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cách
đo bán kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi quay thường
compa không được độ chính xác như ta kẻ bán kính trước.
+ Biểu đồ tròn. Có thể tham khảo biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước
ta năm 2010 và năm 2014


+ Yêu cầu: Chính xác, khoa học, có tên biểu đồ, năm, chú giải, số liệu ghi trên
biểu đồ…
*Nhận xÐt:
- Đây là những mặt hàng chính trong xuất khẩu của nước ta hiện nay.
- Tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng (dẫn chứng).
+ Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng ở nước ta đều tăng nhanh, tuy nhiên có sự
khác nhau.
∙ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng (gấp 2,97 lần); Hàng công nghiệp
nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (1,74 lần); Hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng (1,56
lần).
10


∙ Tăng nhanh nhất là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng nông, lâm,
thuỷ sản tăng chậm nhất.
- Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng ở nước ta có sự thay đổi.
+ Năm 2010 tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ
trọng cao nhất; thấp nhất là tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Năm 2014 tỉ
trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm cao nhất; thấp nhất vẫn là tỉ
trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng; tỉ trọng hàng công
nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và hàng nông, lâm, thủy sản giảm (dẫn chứng).
Kết luận:
Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa lý lớp 9
THCS và THPT, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ tròn
học sinh nhận xét các đối tượng đia lý nhanh và chính xác, thấy được sự thay đổi
các đối tượng địa lý như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu sử dụng
lao động, độ che phủ rừng... qua các năm.
2.3.3.3.Biểu đồ đường
- Ý nghĩa: Cần trình bày sự thay đổi giá trị của một đại lượng theo thời gian hoặc

thể hiện tốc độ tăng trưởng
- Cách vẽ: Vẽ hệ thống trục. Xác định toạ độ từng điểm một - Nối các điểm lại. Có
thể vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ thống trục:
+ Trục dọc: Chỉ số lượng (số liệu đơn vị cần chính xác)
+ Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đúng tỉ lệ thời gian)
(Nếu các đối tượng cùng đại lượng: Vẽ cùng đơn vị trên trục tung. Nếu các đối tượng
đo bằng các đại lượng khác nhau: Vẽ hai đồ thị: Dùng hai trục tung biểu hiện hai đơn
vị khác nhau, mỗi đồ thị ứng một trục. Vẽ nhiều đồ thị: Cần chuyển các đại lượng về
giá trị tương đối. Lấy năm gốc bằng 100%, tìm chỉ số phát triển của các năm còn lại.
Dựa vào số liệu vừa tìm được để vẽ.
- Lưu ý: Ghi giá trị trên các điểm xác định
* Biểu đồ kết hợp: cột và đường
- Ý nghĩa: Thể hiện hai đối tượng khác nhau
Ví dụ: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hoặc biến động diện tích và sản lượng của
một số loại cây
- Cách vẽ: Kết hợp cách vẽ cột và đường
- Lưu ý:
+ Trên trục ngang độ dài các vạch chia phải tương ứng tỉ lệ với các khoảng cách
thời gian.
+ Khi vẽ biểu đồ cột, điểm chia khoảng cách thời gian là ở giữa của cột
Ví dụ: Sản lượng than, dầu mỏ, điện nước ta và thu nhập du lịch…
Cụ thể:
VD: Cho bảng số liệu
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( lấy năm 1990 = 100%)

11


Năm
1990


1995

2000

2002

Trâu

2854,1

2962,8

2897,2

2814,1



3116,9

3638,9

4127,9

4062,9

Lợn

12260,5


16306,4

20193,8

23169,5

Gia cầm

407,4

142,1

196,1

233,3

Gia súc, gia cầm

a) Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các
năm trên cùng một trục hệ tọa độ.
b) Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng?
a) Giáo viên hướng dẫn học sinh tính:
số liệu năm sau
chỉ số tăng trưởng =

100%
số liệu năm gốc

Bảng chỉ số tăng trưởng (%)

Năm
1999
1995
Gia súc, gia cầm

2000

2002

Trâu

100

103,8

101,5

89,6



100

116,7

132,4

130,4

Lợn


100

133,0

164,7

189,2

Gia cầm

100

132,3

182,6

217,2

- Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ trục hệ tọa độ ox, oy chia tỉ lệ, năm
Bước 2: Dựa vào bảng chỉ số tăng trưởng vẽ lần lượt các chỉ tiêu lấy năm gốc
1990. Kẻ đường chì mờ thẳng các năm song song với trục tung sau đó dựa vào
bảng số liệu đánh dấu các điểm và nối lại.
Bước 3: Dùng kí hiệu cho bốn đường và lập bảng chú giải hoàn thành biểu
*Nhận xÐt: Để nhận xét được GV yêu cầu HS dựa vào biểu đồ và bảng số
liệu để rút ra kết luận đối với từng loại, từ đó dựa vào kiến thức đã có và vốn hiểu
biết để giải thích .Từ năm 1990 – 2002
+ §àn trâu không tăng ( Giảm 39700 con tương đương với 10,4%).
+ Đàn bò tăng đáng kể

12


+ §àn lơn tăng mạnh ( tăng 10900 nghìn con)
+ Gia cầm tăng nhanh nhất 125900 nghìn con.
*Giải thích :
- Lợn và gia cầm là nguồn cung cấp thịch chủ yếu:
+ Do nhu cầu thịt, trứng tăng nhanh
+ Do giải quyết tốt thức ăn cho chăn nuôi
+ Hình thức chăn nuôi đa dạng, theo hình thức công nghiệp ở hộ gia đình.
- Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu không tăng do cơ giới hoá trong nông nghiệp nên
nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp giảm xuống, song đàn bò được chú ý để cung
cấp thịt, sữa
Kết luận: Biểu đồ đường là dạng biểu đồ được áp dụng nhiều trong môn địa
lý phần kinh tế và thực tế cuộc sống. Vì vậy mỗi học sinh cần có kỹ năng vẽ biểu
đồ này. Dựa vào biểu đồ học sinh nhìn thấy rất rõ sự tăng trưởng hay giảm sút các
yếu tố địa lý.
2.3.3.4. Biểu đồ miền.
Biểu đồ miền là dạng biểu đồ mới đối với giáo viên và học sinh chính vì vậy
việc truyền đạt của giáo viên và nhận thức của học sinh gặp khó khăn. Để hoàn
thành tốt giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ biểu đồ phù hợp chính xác. Dạng
biểu đồ này nếu học sinh vẽ theo năm thì không chính xác mà phải vẽ lần lượt theo
từng chỉ tiêu.
- Biểu đồ có hình chữ nhật:
- Chiều dài: năm
- Chiều rộng: % ( 100%)
- Bảng chú giải
- Tên biều đồ
Cụ thể: Vì dụ cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta theo giá thực tế phân theo

thành phần kinh tế giai đoạn từ 2005 - 2012
(Đơn vị:
tỉ đồng)
Kinh tế
Kinh tế
Khu vực có vốn
Năm
Tổng số
Nhà nước ngoài Nhà
đầu tư nước ngoài
nước
2005
988 540,0
246 334,0
309 087,6
433 118,4
2007
1 466 480,1
291 041,5
520 073,5
655 365,1
2010
2 963 499,7
567 108,0 1 150 867,3
1 245 524,4
2012
4 506 757,0
763 118,1 1 616 178,3
2 127 460,6
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất

công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.
2. Dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét cần thiết.

13


Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào vẽ biểu đồ cơ câu bằng biểu đồ miền:
Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi
số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm.
- Cách vẽ:
- Xử lí số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta theo giá thực tế
phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %)
Kinh tế Kinh tế
Tổng số
Nhà
ngoài Nhà
nước
nước
100
24,9
31,3
100
19,9
35,4
100
19,2
38,8
100
16,9
35,9


Năm
2005
2007
2010
2012
- Vẽ biểu đồ miền cơ cấu

Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
43,8
44,7
42,0
47,2

%

năm
2005

2007

2010

2012

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005 - 2012
*Nhận xét

- Công nghiệp nước ta phát triển nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp nước ta tăng
liên tục, tốc độ tăng khác nhau từ năm 2005 - 2012:
+ Tổng tăng gấp 4,6 lần, tăng thêm 3518217 tỉ đồng
+ Tăng nhanh nhất là công nghiệp ngoài nhà nước tăng gấp 5,2 lần (dẫn chứng)
+ Tiếp đến công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4,9 lần (dẫn chứng)
+ Chậm nhất là công nghiệp nhà nước tăng gấp 3,1 lần (dẫn chứng)
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong công nghiệp đang có sự chuyển dịch
+ Công nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và đang có xu hướng giảm (dẫn
chứng)
+ Công nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao và có xu hướng tăng (dẫn
chứng)
14


+ Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có
biến động (dẫn chứng)
Kết luận: Biểu đồ miền là dạng biểu đồ khá trừu tượng đối với học sinh
nhưng biểu đồ này thể hiện được cơ cấu qua nhiều năm và tỉ trọng từng khu vực rất
rõ theo từng miền.
2.3.3.5. Các dạng bài tập.
* CÁC BÀI TẬP:
Bài tập 1: Cho bảng số liệu:
Dân số Việt Nam giai đoạn 1921 - 2006 ( đơn vị: triệu người)
Năm
1921 1931 1941 1951 1955 1965 1975 1979 1989 1999 2005 2006
Số dân 15.6 17.7 20.9 23.1 25.1
35
47.6 52.5 64.4 76.6 83.1
84
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi dân số VN giai đoạn 1921 - 2006.

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu:
Sản lượng dầu thô qua một số năm ( đơn vị: nghìn tấn)
Năm
1986
1988
1990
1992
1995 1998 2000 2002 2005
Sản lượng
40
688
2700
5500
7700 1250 16291 16863 18519
0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng dầu thô khai thác ở nước
ta giai đoạn 1986 đến 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005 ( đơn vị: nghìn ha)
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005

Cây CN hàng năm
210.1 371.7 600.7
542
716.7 778.1
861.5
Cây CN lâu năm
172.8
256
470
657.3 902.3 1451.3 1633.6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công
nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1975 đến 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Bài tập 4: Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 - 2005 ( đơn vị: tỉ
USD)
Năm
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2005
Giá trị xuất khẩu
2.4
2.5
4.1
7.3
9.4

14.5
32.4
Giá trị nhập khẩu
2.8
2.6
5.8
11.1
11.5
15.6
36.8
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập
khẩu nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
Bài tập 5: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
15


Diện tích (nghìn ha)
6403
6560
6760
7360
7666
Sản lượng ( nghìn tấn)

19225
22800
24960
29150
32530
a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng
suất lúa.
c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
Bài tập 6: Cho bảng số liệu:
Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm.
Năm
1982
1986
1990
1995
1998
2002
Số dân(triệu người)
56.2
61.2
66
72
75.5
79.7
Sản lượng lúa( triệu tấn)
14.4
16
19.2
25

29.1
34.4
a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm ( kg/người/năm)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản
lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm.
c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
Bài tập 7: Cho bảng số liệu về tình hình dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
DS (triệu
77653. 78685. 79272. 80902. 82031. 83106. 84155. 85195
người)
4
8
4
4
7
3
8
Tỉ lệ
1.36
1.35
1.32

1.47
1.40
1.31
1.26
1.23
GTDS (%)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình dân số VN giai đoạn 2000 - 2007.
b. Nhận xét và giải thích.
Bài tập 8: Cho bảng số liệu về quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Năm
1990
1995
2000
2003
2005
Số dân thành thị(triệu người)
12.9
14.9
18.8
20.9
22.3
Tỉ lệ dân cư thành thị (%)
19.5
20.8
24.2
25.8
26.9
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta gđ 1990-2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
Bài tập 9: Cho bảng số liệu:

Tình hình hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005
Năm
1991
1995
1997
1998
2000
2005
Khách nội địa (Triệu lượt khách)
1.5
5.5
8.5
9.6
11.2
16
Khách quốc tế(Triệu lượt khách)
0.3
1.4
1.7
1.5
2.1
3.5
Doanh thu từ DL (nghìn tỉ đồng)
0.8
8
10
14
17
3.03
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005

b. Nhận xét và giải thích hoạt động du lịch nước ta từ 1991 đến 2005
Bài tập 10: Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta
( giá so sánh năm 1994) (đơn vị: tỉ đồng)
Thành phần kinh tế
1995
2005
Nhà nước
51990
249085
Ngoài nhá nước
25451
308854
Khu vực có vấn đầu tư nước ngoài
25933
433110
16


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần
kinh tế nước ta năm 1995 và 2005.
b. Nhận xét và giải thích.
Bài tập 11: Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm 2005 ( đơn vị: nghìn ha)
Cả nước
TDNMBB
Tây Nguyên
Cây CN lâu năm
1633.6
91

634.3
Cà phê
497.4
3.3
445.4
Chè
122.5
80
27
Cao su
482.7
109.4
Cây khác
531
7.7
52.5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện qui mô và cơ diện tích cây công nghiệp lâu năm của
cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên năm 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự giống nhau và khác nhau về sản xuất cây công nghiệp của
2 vùng này.
Bài tập 12: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sản lượng thịt các loại năm 1990, 2000, 2005. ( đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng
Thịt trâu
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
1990
1412.3

49.3
70.1
1080
212.9
2000
1853.2
48.4
93.8
1418.1
292.9
2005
2812.2
59.8
142.2
2288.3
321.9
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các loại năm 1990, 2000, 2005.
b. Phân tích sự PT của ngành chăn nuôi và sự thay đổi cơ cấu sản xuất chăn nuôi.
Bài tập 13: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng ( %)
Năm
1986
1990
1995
2000
2005
Nông - lâm - ngư
49.6
45.6
32.6

29.1
25.1
Công nghiệp - xây dựng
25.1
22.7
25.4
27.5
29.9
Dịch vụ
29.0
31.7
42.0
43.4
45.0
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở
Đồng Bằng Sông Hồng giai đoạn 1986 – 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự sự chuyển dịch đó.
Bài tập 14: Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 1975 - 2005 ( đơn vị: nghìn ha)
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây CN hàng năm 210.1 371.7 600.7
542
716.7 778.1

861.5
Cây CN lâu năm
172.8
256
470
657.3 902.3 1451.3 1633.6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp
hàng năm và cây công nghiệp lâu năm nước ta giai đoạn 1975 đến 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17


Như vậy với phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận biết, vẽ và nhận xét các
dạng biểu đồ cho học sinh lớp 9 như đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã nhận thấy
trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi đã tạo được rèn luyện được kỹ năng làm các
dạng bài biểu đò cho học sinh một cách hiệu quả cao nhất cá em không còn lúng
túng trong việc chọn lựa kiểu biểu đồ cũng như nhận xét và đánh giá. Trong các
giờ thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự giác thực hiện các yêu
cầu của nôi dung bài thực hành một cách thành thạo. Các giờ học bộ môn địa lí trở
nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh tích cực thích thú hơn trong học tập.
Đại bộ phận học sinh cuối năm học đã có những kỹ năng cơ bản về nhận biết, vẽ
và nhận xét biểu đồ về bất kì một yêu cầu nào liên quan đến kĩ năng đó tỉ lệ học
sinh khá giỏi tăng lên . Kết quả kiểm tra kĩ năng làm các dạng bài tập biểu đồ đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ so với ban đầu đặc biệt số học sinh thành thạo kỹ năng
biểu đồ tăng lên rõ rệt.
* KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGỌC
KHÊ SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:


KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Khối lớp

Tổng số
học sinh

Giỏi

Trung
bình

Khá

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS


%

9A1

45

4

8,9

15

33,3

25

55,6

1

2,2

9A2

45

5

11,1


12

26,6

27

60,1

1

2,2

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luân.
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy dạy địa lý không chỉ
cung cấp kiến thức cơ bản mà phải biết rèn luyện cho học sinh những kĩ năng đánh
giá, nhận xét vấn đề thông qua bảng số liệu và hình ảnh trực quan trên cơ sở phối
hợp, sử dụng nhiều phương pháp, nhiều con đường để cho học sinh tìm tòi, khám
phá kiến thức. Từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi thấy việc rèn luyện cho học
sinh làm các kỹ năng biểu đồ trong đó có các bước nhận biết, tính toán xử lí các
bảng số liệu, vẽ và nhận xét biểu đồ thực sự rất cần thiết và không thể thiếu trong
quá trình giảng dạy địa lý, đặc biệt là khi giảng dạy địa lí 9 là học sinh cuối cấp với
lượng kiến thức nhiều và sâu để từ đó các em có đươc kĩ năng vẽ và nhận xét biểu
đồ là một trong những yêu cầu góp phần nâng cao chất lượng học tập từ đó gây
18


hứng thú trong học tập và tạo cho học thêm yêu bộ môn địa lí. Để đạt được hiệu
quả cao trong quá trình dạy và học mỗi người giáo viên luôn không ngừng học hỏi
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ có những kiến thức vững vàng để kết quả dạy và

học ngày càng cao hơn.
Hướng mở rộng và phát triển tiếp của đề tài: Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và
bổ xung cho những thiếu sót, hoàn thiện hơn những ưu điểm mà đề tài đã đạt được
trong thời gian qua và có hướng mở rộng phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
ở tất cả các khối lớp trong chương trình Địa lí THCS rất mong được sự ủng hộ và
hỗ trợ của chuyên môn nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với học sinh.
- Để có được kỹ năng làm các dạng bài tập biểu đồ thì trước tiên học sinh
phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học tập đầy đủ
- Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá
kết quả của nhau.
3.2.2. Đối với giáo viên bộ môn.
- Có những phương pháp dạy học phù hợp: hướng dẫn các bước, các thao tác
sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Trong các giờ thực hành có các bài tập biểu đồ phải thường xuyên quan sát,
hướng dẫn sửa chữa các lỗi sai của học sinh.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi
dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện kỹ
năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
3.2.3.Đối với nhà trường.
- Tăng cường mua sắm, đầu tư đầu đủ các thiết bị dạy học.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự
tiến bộ của học sinh.
3.2.4. Đối với Phòng Giáo dục.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện kỹ năng làm các
dạng bài tập biểu đồ cho học sinh.
Xác nhận của đơn vị cơ quan


Ngọc khê, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết không sao

chép của ai

NGƯỜI THỰC HIỆN
19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC
HÀ THỊ CHINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM CÁC DẠNG BÀI
BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS NGỌC KHÊ

Người thực hiện: Hà Thị Chinh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Ngọc Khê
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2019

20




×