Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 15 trang )

MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

TRANG
1
Lí do chọn đề tài


1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
NỘI DUNG
3
Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
3
Quan niệm về kĩ năng sống
3
Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống
3
Thực tạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
Cơ sở thực tiễn
4
Kết quả khảo sát thực trạng
5
Các giải pháp thực hiện
6
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động
6
ngoài giờ lên lớp
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học
10

Hiệu quả của SKKN với các hoạt động giáo dục
12
Đối với phụ huynh
12
Đối với học sinh
12
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
13
Kiến nghị
14

1


MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời
đại ngày nay.Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn
giản là tất cả những điềucần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với
những thay đổi diễn ra hằng ngàytrong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình
thành theo một quá trình, hình thành một cáchtự nhiên qua những va chạm,
những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có.Có nhiều nhóm kĩ
năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhómkĩ năng
quản lí bản thân...Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi
con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm rất quan
trọng.
Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,

sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng và độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.” [1]
- Căn cứ Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật giáo dục ngày 25/11/2009[2]
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng 8 (khóa XI) "Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"[3]
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức
cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng
lực thực tiễn và năng lực thực tiễn.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường nước ta đang phát triển mạnh mẽ
kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và
hành động của học sinh cộng với sự thiếu sự quan tâm, chăm sóc động viên,
giáo dục từ gia đình nên nhiều trẻ em còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức,
lối sống. Đặc biệt kỹ năng sống còn kém chưa biết ứng xử với lối sống có văn
hóa, chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chưa phân
biệt điều hay, lẽ phải và các sai phạm của mình. Ít chịu tu dưỡng rèn luyện, sống
buông thả theo những thị hiếu tầm thường. Nhiều em có điều kiện kinh tế, dù
nhận thức được nhưng do thiếu
ý chí phấn đấu vươn lên tự buông thả mình và trượt dài trên con đường dẫn tới
vi phạm pháp luật.
Độ tuổi học sinh THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc,
không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ. Sự phát triể của tự ý
thức đòi hỏi các em học sinh luôn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để
trở thành cá thể độc lập. Nhưng giữa những mong muốn mang tính chủ quan, cá
nhân và những thách thức cuộc sông đôi lúc không có sự tương ứng nên các em
rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hình thức như lì lợm, lạnh
nhạt, bất hợp tác, thậm chí còn tỏ ra bất cần đời.

2


Tại huyện Quảng Xương sau hai năm thực hiện đề án: “ Xây dựng trường
học gắn với thực tiền và giáo dục kĩ năng sống” [3]bước đầu đã đem lại được
những hiệu quả bước đầu hết sức quan trọng. Tại trường THCS Quảng Hòa
chúng tôi là một trong hai trường THCS được huyện nhà chỉ đạo thực hiện thí
điểm tất cả các nội dung của đề án. Xuất phát từ tình hình thực tế tại trường và
những việc đã làm bản thân tôi đã đúc rút được một một số kinh nghiệm. Đó là
lí do tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhận thức rõđược vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong Nhà
trường bản thân tôi là một giáo viên dạy học Sinh học được Nhà trường giao
nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, tôi
luôn trăn trở, tích cực tìm tòiđể làm thế nào lồng ghép,tích hợp việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng sinh học một cách có hiệu quả
nhất mà không làm nặng thêm nội dung bài học, không gượng ép. Trong khuôn
khổ củađề tài này tôi chỉ xin giới thiệu một số kinh nghiệm của bản thân đã làm
và đúc kết lại được thành kinh nghiệm để góp phần hình thành kỹ năng lao
động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày của học sinh THCS nói chung và học sinh trường THCS Quảng
Hòa nói riêng.
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ hướng vào việc giáo dục kỹ năng
sống cần thiết thường gặp trong cuộc sông hàng ngày của học sinh THCS sau
đây:Giới thiệu kĩ năng sống cần thiết đối với học sinh THCS.
- Giáo dục kĩ năng trồng trọt
- Giáo dục kĩ năng chăn nuôi
- Kĩ năng phòng chống xâm hại và bạo lực
- Kĩ năng thuyết trình

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống thông qua một số môn học
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục các kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, các kỹ năng sống cần thiết
cho học sinh THCS tại trường THCS Quảng Hòa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Dùng phiếu điều tra để phân tích tổng hợp số liệu thu được.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm này được phát triển lên từ sáng kiến kinh nghiệm
mà tôi đã thực cách đây 4 năm tại trường THCS Quảng Long. Sáng kiến kinh
nghiệm trước đây của tôi chỉ bó hẹp trong phạm vi tích hợp việc giáo dục kĩ
năng sống vào một môn học cụ thể còn ở sáng kiến kinh nghiệm này cũng với
nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng phạm vi áp dụng của nó
3


rộng hơn nó được thực hiện không phải thông qua các môn học mà cả trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
2.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS). Theo tổ chức y tế
thế giới WHO: “ KNS là khả năng có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân
có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức hàng ngày”.
Theo quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF): “ KNS là cách tiếp cận giúp
thay đổi và hình thành hành vi mới cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về

tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kĩ năng”.
Theo tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hợp quốc (UNESCO),
KNS gắn với bốn trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết: Gồm các kĩ năng tư duy, tư duy phê phán, tu duy sáng tạo,
ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả......
+ Học làm người: Gồm các kĩ năng: Ứng phó với căng thẳng, kiểm soát
cảm xúc, tự nhận thức, tự tin....
+ Học để sống với người khác: Gồm các kĩ năng như: Giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm thể hiện sự cảm thông chia
se.
+ Học để làm: Gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: Kĩ
năng thực hành – vận dụng, kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiêm...
Từ những quan niệm trên cho thấy KNS gồm một loạt các kĩ năng cụ thể,
cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng
tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác KNS là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp những người khác và với xã hội khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.1.2. Tầm quan trong của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ hành vi và thói quen tích cực lành mạnh.Người có kĩ năng sống phù hợp
sẽ luôn vững vàng trước khó khăn thử thách biết ứng xử giải quyết vấn đề một
cách tích cực yêu đời hơn và làm chủ cuộc sống của chính mình và thành công
hơn trong cuộc sống. Mặt khác kĩ năng sống còn góp phần thức đẩy sự phát triển
của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
Thế hệ trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẽ
quyết định sự phát triển của đất nước. Mặt khác lứa tuổi học sinh là lứa tuổi
đang hình thành nhân cách, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu
hiểu biết sâu sắc về xã hội còn thiếu kinh nghiệm sống dễ bị lôi kéo, kích động.
Vì vậy việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện

hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội.
2. 2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng sống đây là một trong nội dung của phong trào xây
dựng: “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4


Giáo dục kĩ năng được ngành Giáo dục Huyện Quảng Xương xác định đây
là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành. Chính vì vậy bắt đầu từ năm học
2017 – 2018 Phòng giáo dục và Đào tạo Quảng Xương và Ủy ban nhân dân
huyện Quảng Xương triển khai thực hiện đề án: “Xây dựng trường học gắn với
thực tiễn và giáo dục kĩ năng sống”.
Tuy nhiên trên thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có kĩ
năng sống ở nước ta còn hạn chế. Các trường THCS nói chung còn quan niệm
dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kĩ năng ứng xử trong các
mối quan hệ ( với con người, với môi trường thiên nhiên,….). Hơn nữa, giáo
viên bộ môn với 45 phút còn phải lo chuyển tải đầy đủ các nội dung bài dạy.
Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của giáo viên chủ nhiệm. Trong
khi đó giáo viên chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô
giáo chủ nhiệm được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình
hình của từng em.
Nhiều ý kiến cho rằng đó là một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và
đào tạo học sinh. Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục
toàn diện cho học sinh.
+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết
trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục…
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời
sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và
chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả

năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình
còn hạn chế…
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong
đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông;
cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội;
phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại …
+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại
gia đình, nhà trường, thôn, phố…
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như:
kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định
hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...
+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết
trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục…
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời
sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và
chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả
năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình
còn hạn chế…
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong
đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông;
cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội;
phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại …
5


+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại
gia đình, nhà trường, thôn, phố…
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như:
kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định
hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...

+ Một bộ phận học sinh còn thụ động trong giao tiếp; khả năng nói, thuyết
trình trước tập thể, trước đám đông chưa tự tin, thiếu tính thuyết phục…
+ Nhiều học sinh chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn đời
sống và lao động; còn lúng túng trong các thao tác kỹ thuật; ít hiểu biết trồng và
chăm sóc một số loại cây, chăm sóc vật nuôi thông thường ở địa phương; khả
năng sắp xếp, sửa chữa, bảo dưỡng các vật dụng thông thường trong gia đình
còn hạn chế…
+ Việc vận dụng kiến thức để phòng, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra trong
đời sống còn hạn chế, như: Đuối nước, cháy, nổ, ngộ độc, tham gia giao thông;
cách phòng tránh một số tai nạn thương tích khi ở nhà, ở trường, ngoài xã hội;
phòng chống bạo lực, phòng chống bị xâm hại …
+ Chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, ngay cả tại
gia đình, nhà trường, thôn, phố…
+ Ngoài ra, nhiều học sinh còn thiếu một số kỹ năng hoặc chưa sâu, như:
kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, kỹ năng định
hướng nghề nghiệp, lập nghiệp...
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
Qua khảo sát học sinh, cụ thể là học sinh tại trường THCS Quảng Hòa tôi
thấy:
Kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phòng chống
xâm hại và bạo lực , kĩ năng bảo vệ môi trường, kĩ năng phụ giúp các công việc
gia đình, kĩ năng tự nhận thức, kỹ năng kiểm soát bản thân, kĩ năng hợp tác, kỹ
năng thuyết trình…. còn rất mơ hồ, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình
tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.Hầu hết các em học sinh khi được hỏi
đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về kĩ năng sống ngay trong
giai đoạn THCS.
Khối Sĩ
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8

Điểm 9-10
số SL
TL
SL TL(%) SL TL(%) SL
TL(%)
6
60 30 50.0%
17 %
13
%
0
0
7
60 32 53.3%
12
20.0% 16
%
0
0
8
52 26 50.00% 19
36.5%
7
13.4%
0
0
9
68 32 47.05% 20
29.4% 16 23.5%
0

0
Trước thực trạng trên, và xuất phát từ tình hình thực tế tại trường THCS
Quảng Hòa trong quá trình giảng dạy và thực hiện đề án đã rút ra một số kinh
nghiệm và đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng trên, tôi xin được
mạnh dạn chia sẽ những kinh nghiệm ít ỏi của mình với các bạn đồng nghiệp mà
bản thân đã áp dụng và thấy có hiệu quả trong công tác dạy học và giáo dục.

6


2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận giáo dục quan trọng ở nhà
trường THCS. Đó là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn văn hóa ở
trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp
gắn lý thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động góp phần hình thành tình cảm niềm tin đúng đắn ở học sinh.
Năm học vừa qua thực hiện chỉ đạo của Ngành giáo dục Quảng Xương về
thực hiện đề án: “Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kĩ năng
sống” nhà trường chúng tôi rất coi trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng nhiều nội dung và hình
thức tổ chức thực hiện khác nhau: Giáo dục thông qua các hoạt động gắn với
thực tiễn: Giáo dục kĩ năng trồng trọt và chăn nuôi cho học sinh, giáo dục kĩ
năng sông cho học sinh thông qua các diễn đàn, giáo dục thông qua các buổi
sinh hoạt tập thể, các cuộc thi đua….
Trên cơ sở thực hiện các nội dung hướng dẫn của đề án Ban giám hiệu nhà
trường đã thành lập ban chỉ đạoBGH nhà trường đã khẩn trương thành lập ban
chỉ đạo đề án, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung chương trình để đi vào
thực hiện.

Nhà trường cũng đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi học tập các mô hình;
đồng thời mời những người có kinh nghiệm về trường để hướng dẫn, phổ biến
kinh nghiệm thực tế….
Theo đó, BGH nhà trường tiến hành triển khai tổ chức thực hiện các nội
dung của đề án. Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn sinh học được nhà trường
giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện mô hình: Nuôi chim bồ
câu Pháp và trồng rau trong nhà lưới. Qua việc thực hiện các mô hình này để
giáo dục kĩ năng trồng trọt và kỹ năng chăn nuôi cho học sinh. Cụ thể là:
2.3.1.1 Giáo dục kỹ năng chăn nuôi:
Thông qua việc thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Chim được nuôi
nhốt hoàn toàn trong diện tích chuồng trại là 20 m². Trên cơ sở vận dụng lí
thuyết vào thực tiễn nhà trường đã phân công các học sinh lớp 7 – là học sinh
khối lớp đã được học và tìm hiểu về chim bồ câu thông qua bộ môn sinh học.
Qua đó giúp các em học sinh biết vận dụng kiến thức đã học ở bộ môn áp dụng
vào thực tế giúp các em yêu thêm thích bộ môn hơn.
Để thực hiện thành công nhà trường phân công cho giáo viên dạy bộ môn
sinh học trực tiếp hướng dẫn các em về nhà tìm hiểu về:Cách nuôi và chăm sóc
chim bồ câu trên các phương tiện thông tin đại chúng hay chính tại các gia đình
các em có nuôi chim bồ câu hay ở địa phương có nuôi chim bồ câu.
( Bài tìm hiểu về kĩ thuật nuôi chim bồ câu của 1 em học sinh lớp 7)
Trên cơ sở kiến thức mà các em đã tìm hiểu được về kỹ thuật chăm sóc
chim bồ câu các em được các thầy cô giáo hướng dẫn kĩ thuật nuôi và chăm sóc
chim bồ câu: Cho chim ăn, vệ sinh chuống trại, theo dõi sức khỏe của chim,
phòng chống bệnh cho chim……
7


HS Trường THCS Quảng Hòa chăm sóc chim bồ câu
2.3.1.2. Giáo dục kĩ năng trồng trọt
Bên cạnh đó, nhà trường còn Giáo dục kỹ năng trồng trọt cho HS: Thông

qua việc thực hiện mô hình trồng rau trong nhà lưới, với diện tích đất làm vườn
rau là 120 m². Các em học sinh khối 6,8,9 được nhà trường phân công trồng và
chăm sóc rau. Mỗi lớp HS được giao trồng 3 luống rau trên diện tích đất khoảng
20 m.
Trước khi tiến hành trồng rau giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu
lựa chọn các loại rau phù hợp với thời vụ theo hướng dẫn của giáo viên:
- Một là: Tìm hiểu tên loại rau
- Hai là: Thời vụ gieo trồng:
- Ba là: Đất trồng.
( yêu cầu về đất trồng với các loại rau đa số là đất phù sa, tơi xốp, đát cát
pha, đất hữu hoai mục không thích họp với các loại đất phèn. Độ pH thích hợp là
5.5 – 6.5)
- Bốn là: Kĩ thuật làm đất và cải tạo đất:
+ Xới xáo làm cho đất tơi xốp, bón vôi lót 7 – 10 ngày trước khi gieo
trồng.
+ Lên luống (Mùa mưa lên luống cao hơn mùa khô)
+ Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai.
- Năm là: Gieo hạt
- Sáu là: Chăm sóc:
+ Tưới nước đảm bảo độ ẩm thích hợp cho hạt đã gieo nảy mầm
+ Nhỏ cỏ
+ Bón phân thúc:
+ Phòng trừ sâu bệnh hại rau.
( Các thao tác này cần thực hiện thường xuyên và đan xen với nhau và phù
hợp với từng loại rau khác nhau).
- Bảy là: Thu hoạch.
Sau đó tập thể lớp cùng với GVCN thông nhất lựa chọn các loại rau trồng
phù hợp với thời vụ. Tất cả các em học sinh trong lớp đều phải về nhà tìm hiểu
kỹ thuật trồng các loại ra đó để biết cách vận dụng vào thực tế.
8



Sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc các em tiến hành mua giống
rau, làm đất, lên luống và trồng rau và chăm sóc rau theo đúng quy trình kỹ
thuật đã được học.
Sau khi rau đã được trồng các lớp phân công các em học sinh chăm sóc
vườn rau của lớp mình. Sau mỗi giờ học căng thẳng các em học sinh lại được
hòa mình với thiên nhiên. Hình ảnh những luống rau non xanh mơn mởn đang
được các em thu hoạch thật chan chứa niềm vui chính là thành quả sau một thời
gian vun trồng, chăm bón miệt mài, sáng tạo của các em.
Sau mỗi giờ học, các em lại tranh thủ lên luống, xới đất. Các em trồng rau,
chăm bón, bắt sâu và tưới nước cho cây. Bên trên các luống rau là những chậu
hoa được sắp xếp ngay ngắn trên giá góp phần làm cho khu vực trồng rau càng
đẹp hơn, sinh động và mát mắt hơn. Hình ảnh những luống rau non xanh mơn
mởn đang được các em thu hoạch thật chan chứa niềm vui chính là thành quả
sau một thời gian vun trồng, chăm bón miệt mài, sáng tạo của các em.
Không những thế, tại những khoảng đất trống trong khu vực sân trường,
các em HS còn sáng tạo đem gieo những hạt giống hoa cánh bướm để không bao
lâu có được những khóm hoa rung rinh khoe sắc thắm. Trên nền xanh mướt của
cỏ cây, giờ đây sân trường còn được tô điểm bởi rất nhiều sắc vàng, tím, đỏ của
hoa lá vô cùng sinh động.

HS thực hành kĩ năng trồng trọt trong nhà lưới
- Sau khi tham gia mô hình này, mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức vào cuộc
sống, có kĩ năng cơ bản trong lao động nói chung và trong hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi nói riêng, đồng thời rèn luyện các kĩ năng sống (kĩ năng xây dựng kế
hoạch, kĩ năng giao tiếp,kĩ năng hợp tác, kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng tự
bảo vệ, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp...)
- Học sinh có ý thức rèn luyện bản thân, yêu lao động sản xuất, biết trân
trọng và bảo vệ thành quả lao động của bản thân, của bố mẹ, người thân và của

toàn xã hội.
- Có ý thức sản xuất và sử dụng thực phẩm an toàn, ý thức bảo vệ cây
xanh, vật nuôi và môi trường sống, biết bảo vệ bản thân trong lao động...
2.3.1.3. Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em.
Hiện nay tình trạng bạo lực và xâm hại trẻ em đang diễn ra ngày càng
nhiều, chính vì vậy việc trang bị cho các em học sinh các kiến thức để biết cách
phòng chống bạo lực và xâm hại là vô cùng quan trọng. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc này năm học vừa qua trường chúng tôi đã được Tỉnh Đoàn
Thanh Hóa lựa chọn là đơn vị để triển khai diễn đàn: “Phòng chống bạo lực và
xâm hại trẻ em”. Tại diễn đàn các em được trang bị các kiến thức về các biện
pháp phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em. Từ đó giúp các em biết cách
phòng vệ cho bản thân mình và những người xung quanh.
9


- Các em được cung cấp tổng đài 111 chuyên tiếp nhận tố cáo những vụ
việc bạo lực và xâm hại trẻ em.
Các em được giới thiệu về quy tắc 4 vòng tròn từ đó biết cách phòng chống
xâm hại

2.3.1.3. Giáo dục kĩ năng sống gắn với việc xây dựng và bảo vệ môi trường
sinh thái
Bảo vệ môi trường là việc làm mà hiện nay toàn câu đang quan tâm. Chính vì
vậy để môi trường sống của chúng ta được trong lành thì việc giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho các em học sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường là
một việc làm vô cùng quan trọng. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường
đã giao cho Đội Thiếu niên giáo dục ý thức bảo bảo vệ môi trường cho các em
học sinh thông qua những hoạt động cụ thể:
- Học sinh tham gia các hoạt động trong giờ học, hoạt động tập thể như:
giữ gìn vệ sinh chung, giũ gìn sách vở đồ dùng học tập, thuyết trình về các vấn

đề liên quan đến môi trường…
- Tổ chức các hoạt động giáo dục về môi trường, giáo viên giới thiệu
tranh ảnh, băng, đĩa hình cùng với học sinh sưu tầm, tự chụp, ghi, vẽ lại những
hiện tượng gây ô nhiễm môi trường mà các em tự quan sát được hoặc thông qua
phản ánh.
- Học sinh tham gia chăm sóc cây xanh, thu dọn vệ sinh, cắt cỏ trong khu
vực nhà trường...; điều tra, khảo sát tình hình MT ở nhà trường, địa phương và
viết báo cáo.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sân chơi bộ môn, hội
thi, hội thảo với các nội dung bảo vệ môi trường.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, học tập tại các khu bảo tồn
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh…
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trườngtại địa
phương, cộng đồng thông qua các tổ chức bảo vệ môi trường.

10


Các hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh trường THCS Quảng Hòa
Như vậy thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các em học sinh phát
huy vai trò chủ thể hoạt động giáo dục,, nâng cao tính tích cực chủ động sáng
tạo trong hoạt động, hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần quan trọng vào sự
hình thành vào phát triển nhân cách cho các em. Qua thực tế tại trường tôi nhận
thấy hiệu quả rõ rệt của việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:Giúp các em học sinh mở rộng nâng ca hiểu
biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh
nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Thông qua các hoat động ngoài giờ lên
lớp giúp các em học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học. Rèn
cho các em học sinh cac skix nagw sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh
THCS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kĩ năng tổ chức quản lí và tham

gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của các hoạt động. Bồi dương
thái độ tự giác trong các hoạt động tập thể.
2.3.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học
2.3.2.1. Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn sinh học
Môn sinh học – là bộ môn có khả năng tích hợp nhiều nội dung liên quan đến
việc giáo dục các kĩ năng sống cho các em học sinh trong nhà trường THCS,
giúp học sinh nhận thức được đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật và
cở thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Trong xã hội hiện đại, khi môi trường sống của con người đang phải chịu những
tác động xấu do chính con người gây ra thì môn sinh học ngày càng đóng một
vai trò đáng kể vào sự hiểu biết tổng hợp và toàn diện những vấn đề bức xúc
xuất phát từ mối quan hệ căng thẳng giữa tự nhiên và xã hội. Môn sinh học cung
cấp cho học sinh những phương pháp và cách thức tư duygiúp các em có những
hiểu biết, nhận thức ngày càng mở rộng về môi trường sống phức tap hình thành
kĩ năng hành độngtrong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường
và có được thái độ đúng đắn trước vẫn đề môi trường. Với đặc trưng của bộ môn
sinh học hoàn toàn có khả năng tham gia có hiệu quả cho học sinh THCS.
+ Môn sinh học lớp 6: Môn sinh học 6 cung cấp cho các em học sinh các kiến
thức về cấu tạo và chức năng sinh lý của thực vật. Qua đó giúp các em học sinh
thấy được vai trò của cây xanh từ đó giáo dục các em ý thức trồng, chăm sóc và
bảo vệ cây xanh

11


Hoạt động trồng cây xanh bảo vệ môi trường
+ Môn sinh học lớp 7: Môn sinh học 7 cung cấp cho các em kiến thức về thế
giới động vật đa dạng và phong phúc. Qua đó giúp các em yêu thích môn học có
lòng yêu động vật từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật có ích và tiêu diệt các
loài động vật gây hại góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe của con người.

+ Môn sinh học lớp 8: Cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết khoa học
về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Từ đó giáo dục các
em có các kĩ năng sống cần thiết: có biện pháp bảo vệ cơ thể, biết vệ sinh cá
nhân, biết phòng chống các bệnh tật, rèn luyện thân thể, bảo vệ tăng cường sức
khỏe, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả học tập góp phần hình thành con
người lao động linh hoạt, năng động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.

Các nguyên nhân gây ra tật cận thị ở trẻ em
+ Môn sinh học lớp 9: Cung cấp cho các học sinh các kiến thức về môi trường
sinh thái, mối quan hệ giữa con người với môi trường từ đó giáo dục các em kĩ
năng bảo vệ môi trường sinh thái.

Hình ảnh học sinh làm vệ sinh đường làng ngõ xóm
12


Thông qua bộ môn sinh học giúp học sinh suy nghĩ tích cực, tự tin, dần hình
thành kĩ năng quyết định và lựa chon đúng đắn.
2.3.3.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn giáo dục công dân
Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng đặc biệt trong vệc thực
hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh,
là một môn học có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Môn giáo dụccông dân ở trường THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một
hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với
công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, qua đó, học sinh được trang bị những
phương thức xử lí cần thiết có đạo đức có văn hóa, phù hợp với những quy định
của pháp luật, giúp học sinh biết sống hòa nhập trong đời sống xã hội hiện đại
với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong
tương lai.

Bản thân nhiệm vụ của môn giáo dục công dân đã chứa đựng những yếu tố của
giáo dục kĩ năng sống
Ngoài ra còn có nhiều môn học có thể tích hợp việc giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh: Môn ngữ văn, môn địa lý, môn lịch sử…. Tùy nội dung của từng bài
các giáo viên ộ môn có thể lồng ghép các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
mà sinh không làm nặng thêm chương trình
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi triển khai sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Quảng Hòa
trong năm vừa qua đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ
2.4.1. Đối với học sinh
- Sau khi các em được trang bị nhiều kĩ năng cần thiết phục vụ cho cuộc
sống hàng ngày:
+ Kĩ năng trồng và chăm sóc cây xanh kĩ năng chăn nuôi chăm sóc các loài
động vật quen thuộc. Từ đó giúp các em học sinh yêu thích lao động và biết quý
trọng thành quả lao động có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng
+ Các em có kĩ năng thuyết trình trước đám đông, tự tin nói lên tâm tư
nguyện vọng của bản thân mình, kĩ năng phòng chống bạo lực và xâm hại, kĩ
năng bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Các em học sinh biết kĩ năng phụ giúp các công việc gia đình phù hợp
với lứa tuổi học sinh.
+ Các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình, ở khu dân cư và
ở trường học, tham gia thu gom rác thải, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, bảo
vệ và chăm sóc cây xanh….
+ Học sinh còn hình thành được các kĩ năng phục vụ có hiệu quả cho việc
học tập: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng hoạt động nhóm,
kĩ năng giao tiếp kĩ năng ra quyết định, kĩ năng viết báo cáo thu hoạch….
2.4.2. Đối với phụ huynh
Qua điều tra lấy phiếu thăm dò, phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến từ các bậc
phụ huynh học sinh trên địa bàn tôi nhận thấy bản thân các bậc phụ huynh rất
hài lòng và thấy rõ được sự tiến bộ của con em mình: Các em đã có kĩ năng tự

nhận thức được vai trò của việc học tập và rèn luyện của bản thân từ đó các em
chăm học hơn biết vâng lời bố mẹ đồng thời biết phụ giúp bố mẹ những công
13


việc gia đình, biết chăm sóc bản thân và có nhiều kĩ năng sống cần thiết trong
cuộc sống hàng ngày.
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,
thực hiện tốt nội dung của đề án:“ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và
giáo dục kĩ năng sống”.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình
thực hiện đề án. Đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chúng ta phải
tiến hành thường xuyên, kết hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở.
Do trình độ của học sinh không đồng đều, ý thức của mỗi em cũng khác nhau
nên không thể một sớm một chiều các em thay đổi được. Do vậy, trong từng nội
dung hoạt động ngoài giờ lên lớp, từng tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống sao cho phù hợp. tránh tình trạng ôm đồm lo
xoáy vào giáo dục kĩ năng sống mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài
học.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta không có tham vọng thực hiện
giáo dục tất cả các kĩ năng sống.
Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh hoạt, nhẹ
nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà không ảnh hưởng
đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc trưng bộ môn nên việc thực hiện đề
tài này mang tính khả thi. Sau hai năm thực hiện đề án các em học sinh có
chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình vi, nếp sống có văn hóa.
Đây là một đề tài bản thân tôi đúc rút trong quá trình thực hiện đề ánnên
chưa được trọn vẹn rất mong được các thầy cô và đồng nghiệp cùng chia sẻ
đóng góp để việc giáo dục các kĩ năng sống hiệu quả cao hơn, góp phần thực

hiện tốt nhiệm vụ của ngành giáo dục đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến
đóng góp quí báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Từ đấy có thể thấy rằng KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần
thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kỹ năng tự
quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống,
học tập và làm việc hiệu quả…Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản
thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và xã hội,
khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. KNS được hình thành
thông qua quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài
xã hội. Chính vì thế, KNS vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội, chịu ảnh
hưởng của gia đình, cộng đồng và dân tộc.
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, và giáo viên làm Tổng phụ trách
đội cần tích cực trau dồi và rèn luyện các KNS cho bản thân, vì hơn ai hết chính
sự tự tin và khả năng giải quyết khéo léo mọi tình huống xảy ra trong thực tế
giảng dạy và cuộc sống của giáo viên chính là những bài học tự nhiên và có hiệu
quả nhất đối với học sinh. “Mỗi giáo viên phải thực sự là tấm gương đạo đức, tự
học và sáng tạo”
- Nhà trường cần đầu tư thêm các tài liệu về giáo dục KNS như tranh vẽ,
sách báo viết về giáo dục kĩ năng sống.
14


- Cần có những giải pháp để tuyên truyền trong học sinh và phụ huynh về
tầm quan trong của việc giáo dục KNS để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng
giáo dục.
- Đối với phòng giáo dục: Cần nhân rộng duy trì và nhân rộng đề án ở tất cả
các trường học để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp huyện dạy minh họa chuyên đề kĩ năng sống

cho học sinh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình thực hiện
đề tàinhằm góp phân nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học, hướng
tới mục tiêu dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Quá trình viết
báo cáo chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự góp ý từ các cấp quản lí, các thầy cô giáo để đưa sáng kiến kinh nghiệm vào
ứng dụng rộng rãi trong các trường THCS.
Xác nhận của hiệu trưởng

Quảng Xương, ngày 17 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiêm của bản thân tôi viết, không sao chép
của người khác
Người viết SKKN
Đinh Thị Hạnh

15



×