Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số kinh nghiệm tự làm dụng cụ thí nghiệm để gây hứng thú cho học sinh trường THCS cao thịnh trong giờ vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 18 trang )

Mục lục
Trang
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
17
3. Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
19

1




1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như ta đã biết việc nâng cao chất lượng học tập ở môn vật lí mà giáo viên
trực tiếp giảng dạy là việc làm thường xuyên, cần thiết, là mục tiêu chính của
giáo dục hiện nay. Phương pháp truyền đạt kiến thức kĩ năng chủ yếu phát huy
tính tự lực, tích cực của học sinh. Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm gần
như chiếm chủ yếu, nên việc hình thành kiến thức - kĩ năng cho học sinh khi dạy
đa số là xuất phát từ thực nghiệm. Thí nghiệm chính học sinh tự làm, tự phân
tích... rút ra kết luận.
Làm các thí nghiệm vật lý có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận
thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học,
vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên
trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh
tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết
bị và đo lường các đại lượng,..., các em có thể nhanh chóng làm quen với những
dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Đặc biệt, việc thực hiện các thí nghiệm vật lý là rất phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo điều kiện rèn
luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong thực hành,
cần thiết cho việc học tập vật lý ở các cấp học trên.
Vì vậy trong chương trình vật lý THCS bên cạnh các thí nghiệm cần làm
để xây dựng kiến thức mới thực hành thí nghiệm vật lý là một hoạt động quan
trọng trong việc đào tạo, giáo dục, phát triển các năng lực tư duy, năng lực hành
động của học sinh. Nhất là đối với những học sinh có hứng thú, năng khiếu và
yêu thích môn vật lý, muốn tham gia các nhóm ngoại khóa, lớp tự nguyện, lớp
chuyên hoặc thi học sinh giỏi thì thực hành thí nghiệm càng có vai trò đặc biệt
quan trọng.Do đó đồ dùng dạy học vật lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình
dạy thực nghiệm của giáo viên.

Trong các bài dạy có thí nghiệm vật lý, giáo viên muốn phát huy hết hiệu
quả giờ dạy thì hiện tượng xảy ra đúng, kết quả thí nghiệm chính xác và thời
gian tiến hành thí nghiệm suôn sẻ là cực kì quan trọng. Do đó thành công hay
không thành công đều phụ thuộc vào việc tổ chức thí nghiệm. Nhiều thí nghiệm
buộc giáo viên phải tiến hành cho học sinh cả lớp quan sát ở mức độ hoàn thiện
tốt nhất, mà hiện nay phòng thí nghiệm chưa có.
Xuất phát từ thực tế hiện nay với đồ dùng hiện có ảnh hưởng đến chất
lượng giờ dạy của giáo viên, hoặc nhiều đồ dùng khi triển khai nó làm cho tiết
học xấu đi hoặc không đạt mục tiêu mong muốn. Thể hiện:
- Một số thí nghiệm khi giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhóm thì
kết quả sai lệch so với lý thuyết, đang tiến hành thí nghiệm thì không vận hành
được.
- Kĩ năng của học sinh còn hạn chế khi lắp ráp thí nghiệm nên dẫn đến hư
hỏng, giáo viên phải tốn nhiều thời gian để trợ giúp, nhiều thời gian sửa chữa.
- Nhiều khi thí nghiệm kết quả các nhóm lại không đồng nhất.
- Nhiều đồ dùng kồng kềnh, quá nhiều thao tác lắp ráp tốn thời gian,
không đảm bảo đồng bộ khi nghiên cứu hiện tượng xảy ra.
2


- Khi triển khai và khai thác kiến thức thì học sinh không được lưu giữ
được, buộc giáo viên phải dựng lại thí nghiệm để khai thác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học là
về khoa học của bộ môn mà giờ dạy cần đạt:
- Hiện tượng vật lý diễn ra học sinh quan sát rõ ràng, kết quả có độ chính
xác cao.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp đều quan sát được.
- Tái hiện được thí nghiệm, tăng tính thuyết phục và điều chỉnh những thí
nghiệm sai từ phía học sinh.

-Tạo hứng thú cho học sinh tham gia học vật lý, tạo đam mê sáng tạo của
học sinh. Sự đam mê và hứng thú đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn.
Việc cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học với ý nghĩa nữa là khắc phục được
một số nhược điểm của đồ dùng dạy học hiện có và đồ dùng chưa có. Đáp ứng
yêu cầu:
- Lắp ráp đơn giản, dễ dàng, thời gian lắp đặt ngắn.
- Độ bền cơ học cao, thí nghiệm khó sai lệch khi di chuyển hoặc chuyển
dạy từ tiết này sang tiết khác.
- Tiết kiệm thời gian, nhờ đó mà giáo viên dễ thực hiện hết giáo án bài
dạy và hiệu quả tiết dạy tốt hơn.
- Mọi thí nghiệm học sinh đều tham gia và làm có hiệu quả.
- Dụng cụ thí nghiệm được chế tạo là những dụng cụ đơn gian, dễ kiếm,
dễ chế tạo nên giáo viên và học sinh có thể tự tay chế tạo.
- Thí nghiệm có hình thức gọn nhẹ, đơn giản, dễ lắp ráp, dễ sử dụng nên
có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để tạo cho các em hứng thú trong học tập môn vật lý cần phải thay đổi
phương pháp dạy và học, lấy học sinh là chủ đạo, sử dụng thí nghiệm trực quan
để thuyết phục từ đó kiến thức đó sẽ được học sinh ghi nhớ rất lâu trong đầu và
áp dụng tốt trong thực tiễn.
Nhưng một số thiết bị do bộ giáo dục cấp có một số hạn chế như cồng
kềnh khó di chuyển, thời gian lắp đặt và thu dọn lâu, độ chính xác chưa cao ....
Chính vì những hạn chế trên trong quá trình giảng dạy mà bản thân tôi gặp phải,
nên tôi đã tiến hành sáng tạo và cải tiến một số đồ dùng dạy học. Với mục đích
là khắc phục các nhược điểm và đạt được các mục tiêu tốt nhất của một tiết dạy
tổ chức truyền đạt kiến thức – kĩ năng vật lý cho học sinh bằng thí nghiệm vật
lý. Qua đó tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học vật lý. Chính vì thế, tôi chọn
đề tài
Một số kinh nghiệm tự làm dụng cụ thí nghiệm để gây hứng thú cho học sinh

trường THCS Cao Thịnh trong giờ vật lý làm đề tài để viết sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Tôi đã dành thời gian đọc tài liệu, nghiên cứu thực tế việc ôn luyện đội
tuyển của bản thân và của một số đồng nghiệp; qua sự tìm tòi thử nghiệm, được
3


sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu những chuyên đề và
với kiến thức sau những năm ở trường sư phạm. Tôi đã sử dụng một số phương
pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn lý thuyết
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Vai trò của Thí nghiệm tự làm trong giảng dạy vật lí ở trường THCS.
Vật lí học là một bộ môn khoa học có tính ứng dụng rất cao trong cuộc
sống. Chính vì vậy mà thí nghiệm vật lí nói chung và thí nghiệm vật lí tự làm
nói riêng có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và học
tập vật lí. Đó là:
Thí nghiệm tự làm giúp giáo viên tổ chức các hoạt động học tập tập thể,
rèn luyện cho học sinh cách làm việc cộng đồng.
Thí nghiệm tự làm kích thích Học sinh hoạt động ngoài giờ học.
Thí nghiệm tự làm rèn luyện cho học sinh có thói quen vận dụng kiến
thức để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày.
Thí nghiệm tự làm phục vụ các về tinh thần của cuộc sống.
Thí nghiệm tự làm rèn luyện cho học sinh vượt khó.
Thí nghiệm tự làm rèn luyện cho học sinh ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi
trường.

Thí nghiệm tự làm giúp giáo viên có đồ dùng dạy học để xây dựng các mô
hình dạy và học tích cực.
Thí nghiệm giúp học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng cơ bản, các
thói quen của việc học tập vật lí mọi lúc, mọi nơi.
Thí nghiệm tự làm tạo tình huống có vấn đề.
Thí nghiệm tự làm giúp cho học sinh có điều kiện thu thập thông tin, xử lí
thông tin.
Thí nghiệm tự làm khiến học sinh chủ động nêu lên những thắc mắc, câu
hỏi, các suy nghĩ của mình.
Các tiêu chuẩn của dụng cụ thí nghiệm vật lí tự làm:
Các dụng cụ thí nghiệm vật lí tự làm phải thể hiện rõ các hiện tượng vật lí
cần quan sát.
Sơ đồ lắp đặt dễ thực hiện, tháo lắp nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Việc bố trí, tiến hành thí nghiệm ở lớp đơn giản, không tốn nhiều thời
gian, không gây nguy hiểm cho cá nhân người làm và những người xung quanh.
Ngoài tính đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm tìm, cần phải chú ý đến các nguyên
liệu là sản phẩm công nghiệp rẻ tiền hiện đang thâm nhập cuộc sống để HS
không bị tách rời khỏi cuộc sống hiện đại, đồng thời thấy được mối liên hệ giữa
vật lí và sản xuật .
Dễ vận chuyển, an toàn trong sử dụng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
+ Thực tại: Những đồ dùng thí nghiệm hiện có còn tồn tại nhiều nhược
điểm, chính vì những nhược điểm mà dẫn đến tiết dạy của giáo viên không đạt
4


được mục tiêu, hiệu quả giờ dạy thấp. Về mặt khoa học mà kết quả TN không
chính xác là không thành công. Về yếu tố thời gian không thể giành quá nhiều
cho thí nghiệm.Vì tiết dạy chỉ có 45 phút, ngoài thí nghiệm mà phải còn tổ chức
thu thập kết quả, phân tích kết quả, tổng hợp kết quả, rút ra kết luận hay một

định luật vật lý .... Do đó đòi hỏi thí nghiệm phải tiến hành nhanh và chính xác.
+ Cơ sở để tôi tiến hành chọn giải pháp cải tiến và sáng tạo kĩ thuật này là
do kinh nghiệm bản thân tôi trong quá trình giảng dạy thực tế. Bốn vấn đề lớn
nhất trong khi dạy thực nghiệm mà mỗi giáo viên phải làm được là: Tổ chức học
sinh lắp ráp thí nghiệm nhanh chóng đơn giản, kết quả thí nghiệm phải chính
xác, thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn, hiện tượng quan sát được trong thí
nghiệm phải rõ ràng.
+ Đồ dùng cải tiến và sáng tạo đều dựa trên nội dung cơ bản của bài dạy
và nội dung thí nghiệm cần tiến hành theo SGK.
+ Thực tế nghiên cứu cải tiến và sáng tạo này xuất phát từ đam mê và
kinh nghiệm nảy sinh trong qúa trình giảng dạy bộ môn vật lý. Với ý tưởng làm
để phục vụ tiết dạy của bản thân khi đứng lớp giảng dạy có hiệu quả nhất.
Hưởng ứng tích cực phong trào đổi mới dạy hoc của Bộ GD&ĐT theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú và sáng tạo của học sinh. Tôi
nhận thấy hiệu quả tích cực từ thí nghiệm tự làm trong việc dạy học vật lí ở
trường THCS giúp phát huy cao tính tích cực, chủ động, hứng thú và sáng tạo
của học sinh trong học tập vật lí.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hình thức sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tự làm trong hoạt động vật lý ở
trường THCS
Các dụng cụ thí nghiệm có thể sử dung dưới nhiều hình thưc đa dạng và
phong phú ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học
-Đặt vấn đề
-Hình thành kiến thức mới
-Củng cố vận dụng
-Bài tập về nhà
Và cũng có thể kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh
-Sử dụng trong chương trình ngoại khoá, trên lớp hoặc ở nhà
Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm tự làm có thể giao cho từng học sinh,
hoặc nhóm ở nhà

Cùng với nội dung kiến thức vật lý, giáo viên có thẻ tiến hành thí nghiệm
trên lớp với dụng cụ sẵn có ở phòng thí nghiệm của trường. Học sinh tiến hành
lại với các dụng cụ thí nghiệm tự làm để nghiên cứu sâu hơn kiến thức
Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
+ Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các bộ đồ dùng thí nghiệm hiện có của
nhà trường do Bộ GD – ĐT cấp phát có hiệu quả sử dụng không tốt, kết quả thí
nghiệm không chính xác, độ bền cơ học không cao, bộ thí nghiệm kồng kềnh, đồ
dùng tốn nhiều thời gian lắp đặt hay những đồ dùng lắp đặt khó khăn ... Trên cơ
sở đó tìm cách thay thế và cải tiến phù hợp.
+ Đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức học sinh làm thí
nghiệm, làm thí nghiệm biểu diễn mà cải tiến và sáng tạo.Việc cải tiến và sáng
5


tạo đều dựa trên những nhược điểm của bộ đồ dùng hiện có mà khắc phục hoặc
thay thế.
+ Chọn lọc những đồ dùng thanh lý còn chất lượng và tận dụng những
kinh nghiệm để sáng tạo bộ đồ dùng mới. Tận dụng gỗ hay mêca là vật liệu rẻ
tiền và có rất nhiều trong thực tế.
Đồ dùng này tôi làm và thực nghiệm giảng dạy trên lớp trong nhiều năm,
và hôm nay tôi tổng hợp để viết nên đề tài này.
Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm tự làm đơn giản
Tiết 12- Bài 11- ĐỘ CAO CỦA ÂM
-Mục đích thí nghiệm 3
-Học sinh biết được dao động nhanh thì có tần số lớn, âm phát ra cao.
Dao động chậm, tần số nhỏ, âm phát ra thấp
Nhược điểm của thiết bị do bộ giáo dục cấp.
Thiết bị do bộ giáo dục cấp có một số hạn chế sau:
Thiết bị cồng kềnh khó di chuyển và lắp ráp lâu


Sau thời gian sử dụng động cơ và giá đựng pin rẩt nhanh hư ( bị rỉ )

6


Phải sử dụng máy biến thế chạy điện để thay pin, rất phức tạp khi lắp đặt
và sử dụng trên lớp vì ổ điện ở xa bàn học sinh, gây mất an toàn với học sinh,
thời gian lắp đặt và thu dọn lâu.

Công suất động cơ nhỏ nên âm thanh phát ra bé nên học sinh khó phân
biệt được các âm thanh do nó phát ra
Học sinh chú ý nhiều vào động cơ điện hơn là tập chung nghe âm thanh
phát ra
7


Thiết bị cải tiến thay thế có công dụng tương đường( khi quay chậm âm phát ra
chầm, khi quay nhanh âm phát ra bổng) được làm từ vật liệu rẻ tiền ,rể tìm trong
thực tế chế tạo đơn giản, rể lắp đặt và di chuyển.

8


Chuẩn bị dụng cụ và cách làm:
+ Chuẩn bị: 2 Lá dừa tươi, 1 Dây chun, 1Dao , 1 kéo, 1 ghim đinh.

+ Các bước tiến hành làm như sau:
Bước 1. Rọc lá dừa, tách lá dừa ra khỏi cuống.

Bước 2.Cắt lá dừa dài khoảng 40 cm và gấp đôi lại.


9


Bước 3.Dùng dây thun cố định một đầu.

Bước 4.Dùng cuống lá dừa dài khoảng 30 cm làm thân

10


Bước 5.Dùng cuống dừa làm dây buộc

11


Bước 6:Dùng ghim đinh cố định một đầu

Bước 7:Hoàn thiện sản phẩm

12


Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm 3 bài Độ cao của âm trang 32 sgk vật lý 7
Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm làm thí nghiệm như sau:
Cầm dụng cụ và quay theo chiều kim đồng hồ, ban đầu quay chậm nghe
âm thanh phát ra, sau đó quay nhanh và nghe âm thanh phát ra, từ đó trả lời câu
hỏi

13



14


C4:Khi quay chậm, hai lá dừa dao động………. âm phát ra…….
Khi quay nhanh, hai lá dừa dao động………. âm phát ra…….
C7: Giáo viên yêu cầu học sinh quay trong hai trường hợp, tay cầm dài và
tay cầm ngắn, thì trường hợp nào âm phát ra cao hơn?
Một số hình ảnh các nhóm làm thí nghiệm bằng dụng cụ tự làm ở trường
THCS Cao Thịnh năm học 2017-2018

15


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
-Qua hai năm học 2017-2018;2018-2019 giáo viên và học sinh đã tiến
hành tự làm dụng cụ thí nghiệm bài này , tiến hành hành thí nghiệm, trên lớp, ở
nhà.Kết quả tuy chưa cao nhưng học sinh đã có hứng thú hơn đối với môn học,
say mê nắm chắc kiến thức hơn. Đặc biệt hứng thú với kết quả do mình tạo ra.
Do đó công việc này còn phải tiếp tục nghiên cứu, triển khai tạo phong trào
trong cá năm tiếp theo
Số
Chất lượng đại trà cuối
Năm
Áp dụng
lượng Loại giỏi
Loại khá Loại TB
Loại yếu

Lớp
học
đề tài
học
SL
%
SL %
SL %
SL %
sinh
5
21
10 42
9
37
2017- Chưa áp 7A 24
2018
dụng
7B 25
4
16
9
36
10
40
2
8
10
38
12 46

4
16
0
2018- Đã áp 7A 26
2019
dụng
7B 24
8
33
11 46
5
21
0
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sản phẩm cải tiến và sáng tạo được tập thể giáo viên trong trường cũng
như một số trường bạn đánh giá là một sản phẩm thể hiện được tính cải tiến,
tính sáng tạo, có chất lượng và có tính khả thi cao, có nhiều ưu điểm và khắc
phục được những nhược điểm. Thể hiện ở chỗ:
- Hiện tượng quan sát rõ ràng, kết quả thí nghiệm có độ chính xác cao.
- Thí nghiệm sáng tạo đảm bảo mặt khoa học, nhưng đối với học sinh thì
thuận lợi là lắp ráp đơn giản, dễ dàng quan sát, thời gian lắp đặt ngắn.
- Vật liêu dể kiếm, rẻ tiền, học sinh có thể tự làm ở nhà.
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp quan sát
hiện tượng rõ ràng và mọi học sinh đều quan sát được.
- Gây hứng thú cho học sinh hoặc khơi dậy óc sáng tạo của học sinh.
Sản phẩm này có thể phổ biến rộng rãi để giáo giáo viên và học sinh
cóthể làm mà thay thế những đồ dùng hiện có trong phòng thí nghiệm.
Trên cơ sở này thì mọi giáo viên giảng dạy vật lý đều làm được hoặc có
thể cải tiến và sáng tạo một số đồ dùng khác theo hướng khác tích cực hơn và tốt

hơn.
Mọi giáo viên có thể làm tài liệu tham khảo để có ý tưởng cải tiến và sáng
tạo. Sự sáng tạo không ngừng để nâng dần chất lượng của đồ dùng để đạt được
mục tiêu giờ dạy: hiện tượng đúng khoa học, hiện tượng rõ ràng, kết quả chính
xác cao, dễ làm, dễ lắp ráp, thời gian hoàn thành thí nghiệm ngắn.
3.2. Kiến nghị
Nhiều đồ dùng kém chất lượng hoặc đồ dùng dạy học đắt tiền mà hiệu quả
sử dụng thấp thì trong phạm vi nghiên cứu của SKKN có thể thay thế được.
Một số thí nghiệm có thể thu nhỏ về thể tích để sản xuất đồng bộ cho
giảng dạy môn vật lý, đáp ứng việc học theo nhóm và giảng dạy theo nhóm của
giáo viên.
16


Cải tiến và sáng tạo này có thể nhân rộng và phổ biến cho mọi giáo viên
có thể tìm hiểu tham gia góp ý hoàn thiện, tạo thành bộ đồ dùng dạy học chung
có hiệu quả và có chất lượng .
Triển khai trãi nghiệm cải tiến và sáng tạo này để kiểm tra thực tế và lợi
ích của giải pháp./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Cao Thịnh, ngày 20/04/2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Lê Duy Hưng

17



Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa vật lý 7 – Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo viên vật lý 7 – Nhà xuất bản giáo dục
Tìm hiểu trên mạng Internet.

18



×