Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 28 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ
2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình,
cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên
gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ
nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được
thống kê.
Trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo
hành trẻ em , độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4
bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.
Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Tại Việt Nam, trước đây
trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 513.
Tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng có diễn biến phức tạp đã được
những người có trách nhiệm lên tiếng tại Hội thảo phòng chống tội phạm xâm
phạm tình dục trẻ em sáng 28-7-2017.Hội thảo do Tổng Cục Cảnh sát, Bộ
Công an tổ chức.Trẻ thành thị, nông thôn đều có thể bị xâm hại. Thống kê của
Tổng Cục Cảnh sát cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, trên cả nước ghi
nhận có 805 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xác định có 881 là thủ phạm.
Theo thống kê từ Bộ Công an, năm 2018 có 1.547 vụ xâm hại trẻ em
được phát hiện với 1.669 đối tượng, xâm hại 1.579 em, giảm 2,8% so với năm
2017. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so
với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em.
Trên thực tế giảng dạy đã cho thấy rằng học sinh THCS chưa có kiến
thức về phòng chống xâm hại tình dục và chưa có khả năng tự bảo vệ mình khi
gặp phải kẻ xấu.Vậy làm thế nào để giáo dục cho học sinh tự bảo vệ mình?
Đây là vấn đề không hề đơn giản nhưng lại rất cấp thiết trong thực tế hiện nay.
Hơn thế nữa tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn
với nhiều thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và có nhiều nỗi băn khoăn.
Vì thế việc “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục” là một việc
vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp các em có kiến thức về các hình


thức xâm hại tình dục và nguy cơ bị xâm hại tình dục đồng thời trang bị
cho các em biện pháp phòng tránh bị xâm hại.
Với kinh nghiệm qua nhiều năm dạy bộ môn Sinh học bậc THCS, để góp
phần với gia đình và các tổ chức của xã hội bảo vệ các em không bị xâm hại
tình dục tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình
dục đối với học sinh THCS”, để nghiên cứu với mong mỏi các em có kiến
thức để tự bảo vệ mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trang bị cho học sinh THCS kiến thức toàn diện về tuổi dậy thì , nguyên
nhân và biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS.
1


Phân loại các loại bài dạy trong chương trình sinh học có thể lồng ghép
“Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS”.
Nhằm định hướng cho HS hiểu và ý thức được các vấn đề về giới tính,biện
pháp phòng tránh bị xâm hại tình.
Đồng thời giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn sinh học.
Trang bị cho các em biết cách giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì, biết cách giữ
mối quan hệ bạn bè trong sáng.
Biết một số tri thức về quan hệ tình dục và hậu quả của có thai ở tuổi vị
thành niên.
Học sinh biết được các khái niệm: tuổi dậy thì, hiện tượng xuất tinh, hiện
tượng kinh nguyệt, thụ tinh và thụ thai, khái niệm xâm hại tình dục, các hình
thức xâm hại, đối tượng xâm hại, biện pháp phòng tránh bị xâm hại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh THCS – là giai đoạn mà có nhiều nguy cơ bị xâm hại tình
dục.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua các đợt tập huấn của Phòng giáo dục, hội thảo mở chuyên đề về việc

giáo dục kỹ năng sống và giáo dục giới tính cho học sinh thông qua dạy học
các bộ môn nói chung và bộ môn sinh học nói riêng ở trường THCS.
Qua tham khảo tài liệu liên quan đến giáo dục giới tính và nguy cơ bị
xâm hại tình dục đối với học sinh THCS.
Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, từ thực tế việc học bộ môn
Sinh học của học sinh.
Phương pháp thực tế tức là theo dõi sự thay đổi tâm sinh lí của chính học
sinh mình đang giảng dậy qua các năm.
Ngoài ra có thể tìm hiểu thêm thông tin và nhận các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản từ:
- Các sách tham khảo có từ thư viện trường học.
- Gia đình, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn .
- Cán bộ y tế của các cơ sở y tế , các cộng tác viên dân số và cán bộ đoàn
thể nơi bạn đang cư trú.
- Tại các trung tâm tư vấn và dịch vụ thân thiện cho vị thành niên tại địa
phương của bạn.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh
THCS” đây là một trong những nội dung đang được các cấp các ngành và
trường học rất quan, là xu hướng của xã hội hiện đại.
Bên cạnh đó khả năng đáp ứng của bộ môn sinh học THCS, đặc biệt sinh
học 8 đối với đề tài này là rất lớn, tin tưởng đội ngũ giáo viên của chúng ta có
2


thể thực hiện tốt việc giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học
sinh THCS.
Thực tế việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có Giáo dục cách
phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS” ở nước ta còn hạn chế

và gặp không ít khó khăn như: giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải
các nội dung bài dạy, phương tiện dạy học bộ môn sinh học ở nhiều nơi còn
thiếu và không đồng bộ. Trong thời gian qua nhiệm vụ này được xem là của
giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên phụ trách khác. Trong khi đó giáo viên
chủ nhiệm cả tuần cũng chỉ có một tiết sinh hoạt lớp. Thầy cô giáo chủ nhiệm
được giao phụ trách học sinh nhưng không có thời gian nắm tình hình của từng
em ...
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa đề tài : “Giáo dục cách phòng tránh
xâm hại tình dục đối với học sinh THCS” nhằm góp phần nhỏ bé vào công
cuộc phát triển toàn diện cho học sinh.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Khái quát về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bản thân tôi là giáo viên bộ môn sinh học đồng thời nhiều năm liền được
nhà trường phân công giảng dạy bộ môn sinh học 8, nên việc lồng ghép “Giáo
dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS” vào bộ môn
sinh có nhiều thuận lợi thu được nhiều thành quả quan trọng.
2.2.2. Thuận lợi - khó khăn.
Thuận lợi:
Bộ môn sinh học nói chung và đặc biệt là chương trình sinh học lớp 8
nghiên cứu về con người với các đặc điểm tiến hóa vượt trội so với các lớp
động vật khác, cơ thể con người thật gần gũi nhưng thật hết sức bí ẩn và thú vị
khi khám phá ra những điều bí ẩn chứa trong nó. Sinh học 8 cung cấp một số
kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể
người, qua đó giúp các em học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức đó vào thực
tế của mình đồng thời biết cách bảo vệ bản thân, tránh xa các tác động xấu ảnh
hưởng đến học tập và tương lai của các em. Việc lồng ghép “Giáo dục cách
phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS” cho học sinh thông
qua chương trình sinh học có rất nhiều thuận lợi, đem lại hiệu quả giáo dục
thiết thực.
Đây là vấn đề đang được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm.

Trang thiết bị, phục vụ cho công tác dạy học bộ môn sinh học từng bước
được đầu tư.
Đa số học sinh chăm ngoan, ham học và cầu tiến.
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Giáo viên dạy bộ môn sinh học tâm huyết, vững về tay nghề, có kiến
thức xã hội và kỹ năng sống chuẩn mực.

3


Đa số các em học sinh thường rất yêu thích bộ môn sinh học nhất là sinh
học 8 vì môn sinh học 8 cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo và chức
năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Qua đó giúp các em học sinh hiểu
và vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống, vào việc vệ sinh cơ thể, tránh xa
các tác động xấu ảnh hưởng đến bản thân. Nâng cao năng lực nhận thức và các
kỹ năng sống cần thiết khác.
Khó khăn:
Sự quan tâm đến phát triển giới tính chưa được phụ huynh quan tâm
đúng mức.
Học sinh còn ngại chưa dám chia sẻ với phụ huynh, giáo viên về các tình
huống mà mình gặp phải.
2.2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động thực trạng trên.
Giáo viên dạy bộ môn sinh vững về tay nghề, có kinh nghiệm về giáo
dục kỹ năng sống, tâm huyết, yêu ngành, yêu trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Trong chương trình sinh, nội dung xuyên suốt nói về cơ thể con người
thật gần gũi nhưng thật hết sức bí ẩn và thú vị, dễ lồng ghép “Giáo dục cách
phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS”, kích thích hứng thú
học tập cho học sinh.
Đây vẫn là vấn đề tế nhị khó nói nên đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, kiên
trì ngoài việc giảng dạy kiến thức cho các em, kết hợp lồng ghép “Giáo dục

cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS”.
Do đời sống và tính chất công việc của các bậc phụ huynh khác nhau nên
nhận thức của họ cũng không giống nhau còn hạn chế, nhiều gia đình chưa
quan tâm đến việc học, sự phát triển của con em và đặc biệt là chưa có sự sẻ
chia, định hướng, giáo dục các em về vấn đề giới tính.
2.2.4. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Nhiều bậc phụ huynh thường phớt lờ những câu chuyện của con trẻ về
việc thường xuyên bị người này sờ tay chân, nhìn vào ngực, trêu ghẹo... Đây là
một trong những rủi ro lớn đối với các con, các con dễ dẫn đến nhận thức hành
vi như vậy là bình thường và chấp nhận nó. Rủi ro lớn nhất bây giờ không do
đứa trẻ đó nữa mà hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, vào môi trường đứa trẻ
đó tiếp xúc và người định hướng cho đứa trẻ.
Theo các chuyên gia, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thường bước một
chân vào trong “cánh cửa”, bước đầu tiên sẽ là những ánh mắt, những cái động
chạm có thể là phi tính dục nhưng sau đó sẽ dẫn đến những hành động có chủ
đích rõ ràng hơn. Thực tế, những hành vi như trêu ghẹo, tán tỉnh trẻ em cũng
được xem là xâm hại.
Khi người lớn xem nhẹ các hành vi đó, coi đó là trêu ghẹo hoặc tán tỉnh
thì vô hình trung đứa trẻ chấp nhận một chuẩn mực là nó có thể làm điều đó
với những người khác.

4


Thực tế, trẻ em Việt Nam sau khi bị kẻ xấu xâm hại tình dục thường sợ
sệt không dám nói với cha mẹ hoặc người lớn để can thiệp vì thói quen, phong
tục và cách giáo dục trẻ.
Trẻ em lo sợ không dám nói với gia đình vì sợ cha mẹ mắng. Không có
sự đồng cảm từ cha mẹ, người thân nên trẻ thường giấu đi.
Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ em sợ sệt khi phải tâm sự với bố mẹ

những chuyện như vậy?
Một trong những nguyên nhân then chốt là việc bố mẹ ít nói chuyện,
chia sẻ với con nên con khó hòa nhập để nói ra. Bên cạnh đó những lời trách
mắng con sẽ hình thành tâm lý cho trẻ rằng đây là lỗi do chính bản thân trẻ tự
gây ra khiến trẻ không dám kể với bố mẹ.
Một lý do nữa là cách giáo dục chưa tới nơi của gia đình và nhà trường.
Hiện nay, chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa giáo dục giới tính và giáo dục
tình dục. Không ít ý kiến cho rằng không nên đưa giáo dục giới tính vào
chương trình giáo dục sớm vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Thực tế và kinh
nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy sự cần thiết phải giáo dục giới tính cho
học sinh, càng sớm càng tốt.
Giáo viên đã phân loại kiến thức giáo dục giới tính dựa vào nội dung bài
học, khả năng nhận thức của các em từ đó đưa ra những phương pháp dạy học
kết hợp lồng ghép giáo dục giới tính cụ thể cho từng lớp, từng bài có hiệu quả.
Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Khơi gợi được
tính thích khám phá, say mê nghiên cứu của các em.
2. 3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Nội dung “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục đối với học
sinh THCS”. được tích hợp trong các nội dung của các bài học đặc biệt là
chương sinh sản, nên các phương pháp “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại
tình dục đối với học sinh THCS”. cũng được tích hợp vào các phương pháp
giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu của “Giáo dục cách
phòng tránh xâm hại tình dục đối với học sinh THCS”. là không chỉ giúp cho
người học có kiến thức mà phải hình thành cho học sinh các kiến thức về giới
tính liên quan và dành sự quan tâm, gần gũi và thường xuyên chia sẻ với các
em để kịp thời uốn nắn các hành vi chưa đúng. Do đó không dừng lại ở
phương pháp dạy truyền thống mà cần kết hợp với việc sử dụng các phương
pháp tích cực, tổ chức trò chơi sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của
người học. Một số phương pháp “Giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình
dục đối với học sinh THCS”. có thể sử dụng là:

2.3.1. Phương pháp trần thuật.
Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật hiện tượng, truyền đạt các
kiến thức cụ thể.Để các em hiểu được các biện pháp phòng tránh bị xâm hại
tình dục trước hết các em phải hiểu được các khái niệm như:
2.3.1.1. Tuổi dậy thì:(hay còn gọi là TUỔI HOA)
- Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn.
5


- Cơ thể có những biến đổi bất ngờ
- Tính tình thay đổi, có nhiều băn khoăn.
- Rất tự hào vì biết mình đang lớn lên
- Dưới góc độ sinh học, Tuổi dậy thì là thời kì trưởng thành sinh dục,
nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở bạn gái được thể hiện ở sự có kinh
nguyệt lần đầu và ở bạn trai là sự phóng tinh lần đầu.
2.3.1.2. Các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ:
- Các dấu hiệu ở nam:
+ Tăng chiều cao, tăng cân
+ Ngực nở, cơ bắp phát triển
+ Vỡ giọng
+ Mọc râu, lông nách, lông mu.
+ Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển
+ Tinh trùng bắt đầu được sản sinh
+ Xuất tinh tự phát: dương vật trở nên cứng và xuất tinh
+ Tâm tính thay đổi do hóc môn
- Các dấu hiệu ở nữ:
+ Tăng chiều cao, tăng cân
+ Ngực phát triển, eo thon lại, hông nở ra
+ Mọc lông nách, lông mu
+ Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển

+ Bắt đầu có sự rụng trứng
+ Xuất hiện hành kinh
+ Tâm tính thay đổi do hóc môn
+ Bắt đầu nhận thức về giới tính
2.3.1.3. Xuất tinh:
Xuất tinh là hiện tượng tinh dịch (tinh trùng và dịch nhờn) từ trong hệ
sinh dục nam giới phóng ra ngoài. Bạn trai lớn lên đến một lúc nào đó có khả
năng này. Có nhiều bạn trai xuất tinh không có kích thích lúc ngủ gọi là mộng
tinh. Là hiện tượng bình thường ở nam giới, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở
nam.
2.3.1.4. Hiện tượng kinh nguyệt:
- Là hiện tượng chảy máu âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong ra khi
trứng không được thụ tinh.
- Chu kỳ kinh bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên cho đến trước ngày
hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
- Hiện tượng này chỉ có ở nữ và diễn ra theo chu kỳ từ 21 – 35 ngày/lần.
- Cho dù chu kỳ kinh dài hay ngắn sau khi trứng rụng 14 ngày thì sẽ đến
ngày hành kinh của chu kỳ tiếp theo.
2.3.1.5. Tình dục là gì?
- Tình dục là một mặt của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc và
hành vi giới tính của một con người.

6


- Tình dục có thể là biểu hiện cảm xúc và cũng có thể là những hoạt
động sinh lý.
- Tình dục là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống.
2.3.1.6. Thụ tinh –Thụ thai:
Nếu trứng gặp được tinh trùng trong ống dẫn trứng ( ở 1/3 phía ngoài),

sẽ xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia và bám vào lớp
niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn để làm tổ và phát triển thành thai gọi là
sự thụ thai.
2.3.1.7. Khái niệm xâm hại tình dục:
Xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một người hoặc một nhóm người:
- Lớn tuổi hơn, cao lớn hơn, khỏe mạnh hơn, khôn ngoan hơn, hiểu biết
hơn
- Sử dụng sức mạnh/quyền lực/tiền bạc, lợi dụng sự tôn trọng, lòng tin
& sự ngây thơ của trẻ
- Ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ tham gia vào hoạt động tình dục
2.3.1.8. Hậu quả của lạm dụng tình dục trẻ em
Trẻ em là đối tượng đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về
mặt thể chất và tâm sinh lý. Do đó, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến
những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em - nạn nhân trực tiếp mà còn gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội.
Bản thân trẻ phải gánh chịu những tổn thương về sức khỏe, tinh thần, đặc biệt
là ảnh hưởng tâm lý đến suốt cuộc đời của trẻ.
2.3.1.9. Các tổn thương về sức khỏe học sinh THCS.
Xâm hại tình dục ở trẻ em gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận
sinh dục: Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh
dục.
Các tổn thương thể chất khác: đau bụng, đau đầu, mất ngủ…
Những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể dẫn tới tử
vong, bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS. Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang
thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi (vì cơ thể các em
chưa phát triển hoàn chỉnh).
Ngoài ra, xâm hại tình dục trẻ em gây ra nhiều nguyên nhân dẫn đến
vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của
các em về sau.

2.3.1.10. Các tổn thương về tinh thần
Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình dục là tổn thương về tinh thần
và ảnh hưởng đến tương lai cuộc đời của đứa trẻ sau này.
Trẻ dễ bị mặc cảm và khó hòa nhập với xã hội.
Xâm hại tình dục như một sang chấn tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến tâm
lý của trẻ.
7


Nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo
giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ
xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại…).
Một phần do xấu hổ, một phần do bị kẻ lạm dụng đe dọa nên các em
không dám thổ lộ cùng ai.
Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Do
đó, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị
sốc về mặt tinh thần.
2.3.2. Phương pháp giảng giải.
Đây cũng là phương pháp dùng lời nói, thường sử dụng khi giải thích và
trình các vấn đề.
Ví dụ : GV đặt câu hỏi nguyên nhân của nạn xâm hại tình dục là gì?

* Do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc
điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ
vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.

* Do sự phân hóa giầu nghèo với những chênh lệch về điều kiện sống
trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh
chóng, những rạn vỡ trong gia đình và sự xói mòn những giá trị truyền thống

đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột ngày
càng tăng. Trẻ em bị xâm hại thường xảy ra nhiều ở phường có nhiều dân nhập
cư, phòng cho thuê, khu vực có đông người lao động nghèo và địa bàn vắng,
hay gần đây là gia tăng đối với vùng nông thôn, bên cạnh thiếu sự quan tâm
của cha mẹ. Số vụ xâm hại trẻ em được báo cáo đến cơ quan chức năng điều tra
thường được phát hiện chậm dẫn đến thu thập chứng cứ khó khăn, đối tượng
không nhận tội hoặc bỏ trốn.

* Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được
hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư
vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm
truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình... dẫn đến nhận
thức, trách nhiệm, năng lực Bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền,
đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người
chăm sóc trẻ còn thiếu hụt. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc
cha mẹ chưa được rộng rãi, thường xuyên.

* Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tuy có nhiệt tình
nhưng chế độ tiền lương của Nhà nước trả cho họ hiện tại vẫn chưa hợp lý.
Việc giải quyết đối với cán bộ không chuyên trách ở mức tương đương bậc 1
hệ trung cấp và không tăng lương theo niên hạn, đây là rào cản rất lớn cho
công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhiều cán bộ đã bỏ ngành ra làm kinh tế
riêng vì đồng lương đã không đủ nuôi sống gia đình họ. Điều này làm cho lực
lượng cán bộ không ổn định, yếu chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều vụ việc xâm
hại trẻ em xảy ra đã không xử lý được do thiếu kinh nghiệm giải quyết.
8


* Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự du nhập của lối
sống thực dụng, sa đọa từ các nước phương Tây; quá coi trọng giá trị đồng tiền,

tác động của phim ảnh bạo lực khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân... cũng dẫn
đến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Trẻ có
nguy cơ cao bị bỏ rơi, đi lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật và bị bạo
lực, xâm hại. Các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa đáp
ứng kịp sự thay đổi của xã hội...
Bên cạnh đó, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn
chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác
phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả
thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế
tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi
bạo lực cần xử lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này.
GV tiếp tục đặt câu hỏi vậy những ai có thể là đối tượng xâm hại
tình dục?
Theo các nghiên cứu về các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm
thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những người quen
biết (bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ…).
Trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục do người lạ mặt chỉ chiếm
khoảng 10%. Trong số này, những người bị mắc loạn dục với trẻ em chỉ chiếm
thiểu số.
Các chuyên gia nhận định, những người xâm hại tình dục trẻ em không
phải chỉ có “yêu râu xanh”, những thành phần hư hỏng mà ngay kể cả những
người có chức có quyền và 93% là người thân, quen với em bé. Bất kể ai đó
cũng có thể trở thành người xâm hại tình dục. Theo số liệu công bố của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội trong 5 năm (2011 – 2015), cả nước phát hiện
trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em, với gần 10.000 nạn nhân, tăng 258 nạn nhân so
với 5 năm trước đó. Số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 5.300 vụ (khoảng 65%)
và gia tăng xâm hại tình dục nam. Điều đáng nói là 93% nghi phạm trong các
vụ xâm phạm tình dục trẻ em lại là những người thân quen của nạn nhân và gia
đình như người quen của cha mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng,
bố đẻ…

Có những hình thức xâm hại tình dục nào?
- Ghi hình, quay video hành vi xâm hại trẻ
- Ép buộc trẻ xem hoặc tham gia các hoạt động tình dục
- Dụ dỗ trẻ QHTD hoặc lôi kéo trẻ vào các hành vi tình dục với trẻ khác
hoặc với người lớn
- Dùng lời lẽ dâm ô với trẻ
- Cố ý đụng chạm cơ thể, vuốt ve, sờ mó các vùng nhạy cảm
- Phơi bày bộ phận sinh dục cho trẻ xem
- Thủ dâm cho trẻ chứng kiến hoặc bắt trẻ thủ dâm

9


Hoặc trình bày về vấn đề xâm hại tình dục qua INTERNET là hình thức
xâm hại mới, rất nguy hiểm
Bao gồm:
- Like tất cả thông tin mà trẻ đăng
- Làm quen, kết bạn và tạo lòng tin
- Dùng lời lẽ ngọt ngào, thường xuyên khen ngợi, nói lời âu yếm
- Chat vẫn vơ rồi chuyển sang chat sex với trẻ
- Dụ trẻ xem hình ảnh khiêu dâm, khơi dậy sự tò mò ở trẻ về tình dục
- Cho trẻ xem web cam hình ảnh cơ quan sinh dục
- Cho trẻ xem ảnh “trẻ em QHTD với người lớn” để trẻ nghĩ đó là
chuyện bình thường, từ đó dụ dỗ trẻ tham gia
- Dụ trẻ cho xem hình ảnh các phần kín của cơ thể .
Vậy chúng ta phải làm gì để không bị xâm hại ?
* Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó. Việc tuyên truyền, phổ
biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình ngắn hạn, dài hạn cụ thể,

trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh
hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và
sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể các cấp... Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh
trong cộng đồng dân cư…

* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp
tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm, tự phòng ngừa các hoạt
động xâm hại tình dục và hỗ trợ tư vấn pháp lý khi cần thiết. Khi bị xâm hại
tình dục, nạn nhân và gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan Công an để
được hỗ trợ tư vấn, giải quyết, tránh để lọt tội phạm…

* Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân nhằm xây
dựng thiết chế gia đình bền vững. Để tránh những sự việc đau lòng do tội phạm
xâm hại tình dục gây nên, cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ
với con em mình để nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết. Bên cạnh
đó, khả năng nhận thức và tự bảo vệ của trẻ em còn nhiều hạn chế nên các em
chính là đối tượng có nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao nhất. Vì vậy,
cha mẹ cũng cần phải trang bi cho con cái biết cách thức phòng vệ trước những
đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại.

* Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn về bảo vệ trẻ em bị
xâm hại; thống nhất hoạt động phối hợp liên ngành để xác minh, điều tra, xử lý
từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trong đó quy định rõ các thủ tục, quy trình
và trách nhiệm phòng ngừa, phát hiện, tố giác, trợ giúp và giải quyết các
trường hợp trẻ em bị xâm hại của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
nhà trường, gia đình, cá nhân và trẻ em.

* Chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm
xâm hại tình dục trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt

10


chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm
trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm hại tình dục. Đồng
thời, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em kết hợp với công tác đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong thanh
thiếu niên, học sinh và vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại
tình dục trẻ em. Đối với người phạm tội cần xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng
pháp luật, kiên quyết đấu tranh không để lọt tội phạm. Tổ chức tốt các phiên
tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nhưng phải đảm bảo
thuần phong mỹ tục.
2.3.3. Phương pháp vấn đáp.
Trong phương pháp này GV đưa ra câu hỏi,đặt ra các tình huống có vấn
đề để HS trả lời, cũng có thể HS hỏi GV trả lời hoặc giữa HS và HS…
Ví dụ:
Tình huống 1: A là một nữ sinh THCS. A có người bạn trai học cùng
trường trêu chọc và có hành vi đụng chạm vào người khiến em rất khó chịu.
theo em A nên làm gì trong tình huống này?
Đáp:
+ Đứng ngay dậy
+ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục
+ Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
+ Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho
phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …Có
thể nhắc lại lần nữa, nếu thấy cần thiết
+ Bỏ đi ngay
Tình huống 2: Nam là học sinh lớp 6,một hôm trên đường đi học
về,đang đi trên vỉa hè thì có một người đàn ông rà xe theo Nam,bảo Nam lên
xe để ông ấy chở về, Nam thấy bất an lắm, vì Nam không quen ông ấy. Nam

phải xử trí như thế nào đây?
Đáp:
Trả lời dứt khoát: Nhà cháu ở gần đây,Mẹ cháu sắp đến đón cháu, Cháu
sẽ hét lên nếu ông vẫn làm phiền cháu!
Tình huống 3: C quen với người bạn trai qua mạng Chat. Những hôm
bố mẹ đi vắng, C thường kể cho bạn trai và hẹn bạn trai đến nhà. Khi đến,
người con trai đó thường mua nhiều quà cho C. Cho C xem phim đen, đến khi
C mang thai thì bố mẹ mới hay, còn người con trai đó thì trốn đi đâu mất.Ta rút
ra được bài học gì từ tình huống này?
Trả lời:
Không hẹn gặp bạn chát qua mạng
Không kể qua điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình .

11


Tình huống 4: Một bạn gái D đang học lớp 7, vì nhà xa nên em ở trọ
nhà người họ hàng, nhưng D thật khó hiểu vì bà chủ nhà thường rình xem D
tắm và hay ôm ấp D, làm D nổi cả gai ốc. Tình huống này có nguy cơ gì
không? D phải làm gì?
Đáp:
Nguy cơ bị xâm hại tình dục đồng tính
Phải thật kín đáo trong cách ăn mặc và nơi riêng tư.
2.3.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
Các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, băng hình, phim ảnh... Đó
là các phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy các kiến thức về giáo dục
cách phòng tránh bị xâm hại tình dục gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho
HS. Gv áp dụng để dậy phần để không bị xâm hại tình dục các em phải làm
những gì?
2.3.4.1. Không ở trong phòng riêng, ở nhà một mình với người khác giới


2.3.4.2. Không uống bia, rượu, sử dụng các chất kích thích

12


2.3.4.3. Cẩn trọng, coi chừng thuốc mê

13


2.3.4.4. Không nhận tiền,nhận quà
từ người mới quen

2.3.4.5. Không xem phim ảnh, sách báo có nội dung khiêu dâm
14


2.3.4.6. Không nhận lời đi chơi xa một mình với người mới quen và chưa
biết rõ

15


2.3.4.6. Không ăn mặc hở hang, khêu gợi

16


2.3.4.7. Đối với trẻ từ 3 đến 10 tuổi

phải thực hiện theo qui tắc năm ngón tay

17


Nói cho trẻ về các bộ phận sinh dục trên cơ thể
Việc giúp cho trẻ biết được chính xác từng bộ phận trên cơ thể sẽ giúp
cho trẻ hiểu vai trò quan trọng của từng vị trí.

2.3.5 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

18


Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (4-6 HS) được duy trì trong cả
buổi học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ
hoặc khác nhau. Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí để ghi chép các ý kiến
thảo luận và các bạn tích cực hoạt động, những bạn hoạt động có hiệu quả
trong buổi học .
Phương pháp này được áp dụng để dạy phần kỹ năng thoát thân và tự
vệ
Tình huống 1: Làm gì khi bị ai đó bất ngờ nắm tay?

Học sinh các nhóm thực hiện các thao tác tự vệ trong tình huống trên.

19


20



Tình huống 2: Làm gì khi bị ôm từ sau lưng?

21


Tình huống 3: Khi bị xâm hại trong thang máy các em phải làm gì?

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Nhờ giáo dục phòng tráng xâm hại tình dục thông qua bộ môn mà
học sinh nắm được những kỹ năng sống cơ bản. Trong từng tiết dạy nhờ giáo
dục, uốn nắn, động viên, nhắc nhở mà các em có được kỹ năng giao tiếp và
các hành động phòng tránh bị xâm hại . Cách xưng hô với bạn bè có cải thiện,
thân mật hơn. Mối quan hệ giữa thầy cô, bạn bè gần gũi hơn, thân thiết hơn. Kỹ
22


năng nói của các em cũng tiến bộ rõ nét. Các em không còn rụt rè, e ngại khi
học các vấn đề về giới tính hay cấu tạo cơ quan sinh dục nữa.
Hơn nữa các em đã biết giải thích những hiện tượng xảy ra chính trên
cơ thể mình, các em đã biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp, nhà cửa.
Không kì thị, xa lánh những người chẳng may bị bệnh HIV-AIDS.
Các em đã biết được những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể ở độ tuổi dậy
thì giúp các em không phải hốt hoảng lo sợ khi thấy mình có dấu hiệu thay đổi
bất thường. Từ đó các em biết cách rèn luyện thân thể, các em nữ biết cách giữ
vệ sinh kinh nguyệt, phòng tránh các bệnh phụ khoa. Giúp các em nhận thức rõ
về giới từ đó tránh được các điều đáng tiếc xảy ra ở tuổi vị thành niên.
Sau khi tiến hành dạy cho 200 học sinh khối 8 của nhà trường năm học
2017-2018 và tiến hành kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy :

Bài kiểm tra lần 1: Chưa tổ chức học
Nhận thức
Nhận thức
Chưa có nhận
tốt
bình thường
thức
S
H ĩ số
s khối
S
T
S
T
SL
T
8
L
L%
L
L%
L%
2
3
1
50
25
120
6
00

0
5%
%
5%
Bài kiểm tra lần 2: sau khi học
Nhận thức
Nhận thức
Chưa có nhận
tốt
bình thường
thức
S
H ĩ số
s khối
S
T
SL
T
SL
T
8
L
L%
L%
L%
2
8
4
10
50

20
1
00
0
0%
0
%
0%
Sau khi đạt được kết như trên trong năm học 2018-2019 tôi sẽ tiến
hành dạy các khối lớp 6 và khối lớp 7.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong
quá trình dạy môn sinh học . Đối với việc Giáo dục cách phòng tránh xâm
hại tình dục đối với học sinh THC chúng ta phải tiến hành thường xuyên, kết
hợp với theo dõi, kiểm tra, động viên, nhắc nhở. Do ý thức của mỗi em cũng
khác nhau nên không thể một sớm một chiều các em có được nhận thức và kỹ
năng ngay.
Do vậy ngoài việc tổ chức cho mỗi lớp học một buổi riêng, trong từng
tiết dạy tùy nội dung bài mà giáo viên lồng ghép giáo dục sao cho phù hợp,
23


tránh tình trạng ôm đồm lo xoáy vào giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình
dục mà quên đi truyền thụ nội dung chính của bài học.
Giáo viên giảng dạy thông qua bộ môn tìm biện pháp lồng ghép linh
hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả nhằm giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục
cho học sinh mà không ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học. Do đặc
trưng bộ môn nên việc thực hiện đề tài này mang tính khả thi. Sau gần hai năm
thực hiện các em học sinh có chuyển biến rõ rệt từ thái độ chuyển thành hình

vi, quan hệ bạn bè, nếp sống có văn hóa.
3.2.Kiến nghị
Đối với Giáo viên:
Để lồng ghép giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh
một cách có hiệu quả, người thầy phải thực sự kiên trì, nhẫn nại, lòng yêu
nghề, hết mình với học sinh sẵn sàng nghe sự chia sẻ của các em, có trách
nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.. chỉ
có điều đó mới thật sự giúp người thầy hoàn thành tốt công việc, đồng thời
giúp các em yêu thích hơn, tích cực hơn trong từng tiết học.
Cần có sự đồng thuận cao của giáo viên chủ nhiệm ,tổng phụ trách đội
và các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn cùng với phụ huynh học sinh.
Đối với nhà trường:
Tổ chức sinh hoạt tập thể nói về vấn đề giới tính và các tệ nạn các em có
thể gặp phải nếu không có kiến thức để tự bảo vệ mình.
Tăng cường công tác dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề
cấp tổ, cấp trường dạy minh họa chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh, nhằm
trao đổi kinh nghiệm nâng cao giáo dục cách phòng tránh xâm hại tình dục cho
các em thông qua bộ môn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 05 tháng 03 năm
NHÀ TRƯỜNG
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Xuân Vinh

24



MỤC LỤC
STT

Tên đề mục
1

Trang

Mở đầu

1

1.1
1.2

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

1
2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4


Phương pháp nghiên cứu

2

2

Nội dung

2

2.1

Cơ sở lí luận

2

2.2

Thực trạng của vấn đề

4

2.3

Giải pháp và tổ chức thực hiện

5

2.3.1


Phương pháp trần thuật

5

2.3.2

Phương pháp giảng giải

7

2.3.3

Phương pháp vấn đáp

10

2.3.4

Sử dụng các phương tiện trực quan

11

2.3.5

Phương pháp dạy học hợp tác trong
nhóm nhỏ
Hiệu quả của SKKN

15


2.4

19

3

Kết luận và kiến nghị

20

3.1

Kết luận

20

3.2

Kiến nghị

20

4

Tài liệu tham khảo

21

Mục lục


25


×