Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 23 trang )

P

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Chức vụ:
Nhân viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Thắng
Thọ Xuân – Thanh Hoá
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện

THỌ XUÂN, THÁNG 5 NĂM 2017


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề


2.3. Các giải pháp
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thư viện
2.3.2. Xây dựng tổ cộng tác viên thư viện
2.3.3. Xây dựng tủ sách mini trên lớp học
2.3.4. Các hoạt động gắn liền với việc thu hút bạn đọc đến với thư viện
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
10
11
13
19
20
20
20



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là nơi
trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường”. Để nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường thì giáo viên cần phải có sách giáo khoa, sách
nghiệp vụ, sách tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng chuyên
môn để tìm tòi học tập, tích lũy nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân.Với
học sinh thì sách giáo khoa, sách bài tập dùng để học tập, làm bài tập theo
chương trình. Ngoài ra còn sử dụng các sách tham khảo về lĩnh vực học tập,
khoa học đời sống, hay kĩ năng sống để nghiên cứu, nâng cao kiến thức phát
triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội. Có thể nói
rằng: “Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ” và như Lê-nin đã từng nói: “Không có
sách thì không có tri thức”. Khi các em học sinh đến với thư viện đọc sách chính
là đã góp phần cho việc xây dựng thói quen tự giác học tập, sự ham học hỏi trau
dồi kiến thức tạo nên một nền tảng vững chắc cho tương lai của mình. Chính vì
vậy có thể nói tài liệu sách báo là một trong những người bạn thân thiết không
thể thiếu và vô cùng có ý nghĩa to lớn đối với giáo viên và học sinh.
Nhưng thực tế cho thấy hoạt động thư viện của nhiều trường THCS hiện
nay đang còn bị xem nhẹ. Điều đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Một là: Thư viện chưa thực sự được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy chi
bộ, Ban giám hiệu cũng như các ban ngành đoàn thể của nhà trường.
Hai là: Thư viện chưa hoạt động và phát huy hết khả năng, vai trò, chức
năng và nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy– học tập và giáo dục.
Ba là: Năng lực, trình độ chuyên môn của người cán bộ thư viện chưa
đồng đều, nhiều cán bộ thư viện đang còn là kiêm nhiệm hoặc chưa thực sự yêu
nghề, tâm huyết với nghề.
Từ những nguyên nhân ở trên dẫn đến các hoạt động của thư viện đang
còn mang tính chất hình thức chưa có chiều sâu, chưa lôi cuốn được sự quan tâm
của cán bộ giáo viên, nhân viên cũng như học sinh đến với thư viện. Dẫn đến vai
trò, chức năng của thư viện nhà trường trong hoạt động giáo dục sẽ không có

hiệu quả hoặc hiệu quả đem lại chưa cao.
Bản thân tôi là một người cán bộ thư viện trường THCS rất yêu nghề và
tâm huyết với nghề, trải qua hơn 9 năm công tác tôi đã nhận thức được rõ vai trò
của tài liệu sách báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày
càng tăng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh vì vậy tôi luôn
trăn trở suy nghĩ và tìm tòi đổi mới các hình thức hoạt động thư viện để có thể
lôi cuốn được bạn đọc đến với thư viện và sử dụng tài liệu của thư viện nhiều
hơn. Chính điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Vì vậy tôi chọn đề tài :“Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư
viện trong trường THCS”


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp thư viện nhà trường hoạt động có hiệu
quả và ngày càng tốt hơn, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy,
nghiên cứu của cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động công tác thư viện của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh
trường THCS Xuân Thắng- Thọ Xuân- Thanh Hóa.
- Thực tế hoạt động thư viện của thư viện trường THCS Xuân Thắng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp phân tích
- Thử nghiệm thực tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO đã đưa ra thì mục tiêu của Thư
viện trường học: “Là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Thư
viện trường học phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen, hứng thú trong việc đọc,
nghiên cứu, thói quen đến Thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. Tạo cơ hội để
người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức,

hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giản. Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng
nghiên cứu và thực hành trong đánh giá, xử lí thông tin không phụ thuộc vào
hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp
cộng đồng. Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực,
quốc gia, toàn cầu, và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng. Kinh
nghiệm và quan điểm ý tưởng”.
Với vị trí quan trọng của Thư viện trường học những năm qua, Đảng và
Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với
công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương
đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông.
Các Thư viện trường học có những nhiệm vụ sau:
1. Cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách tham khảo, sách nghiệp vụ và các loại tài liệu khác nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy, học tập của nhà trường.
2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong giáo viên và học sinh những sách
báo cần thiết phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo
dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện.
3. Tổ chức, thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt thư viện
thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu
nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách và đọc sách có hệ thống.


4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện công
cộng để khai thác, sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh
nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; huy động các nguồn
kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường cho vốn tài liệu và hoạt động thư viện.
Thư viện trường học không đơn thuần thực hiện chức năng là kho lưu trữ
sách báo mà nhiệm vụ hàng đầu của nó là “phục vụ hoạt động giảng dạy học tập,

đào tạo, nghiên cứu hóa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và quản
lý của nhà trường qua việc sử dụng, khai thác các tài liệu có trong thư viện (tài
liệu chép tay, in, chụp, tài liệu điện tử...)”. Tìm ra các giải pháp hiệu quả xây
dựng môi trường thư viện, xây dựng văn hóa đọc, phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc,
thu hút bạn đọc yêu mến sách và thường xuyên tìm đến thư viện như một địa chỉ
lý tưởng, nơi tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng như: tra cứu và đọc
sách, giới thiệu sách, tự học, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập, vui chơi
giải trí thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Để việc tổ chức các hoạt động của thư viện nhà trường thực sự có hiệu
quả thì người cán bộ thư viện phải có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư
cách tốt, có năng lực trong quản lý chuyên môn nghệp vụ thư viện trường học,
có khả năng tổ chức, quản lý, sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động, linh
hoạt trong cách nhìn nhận vấn đề, thường xuyên đổi mới cả về hình thức lẫn nội
dung, phương pháp và quan trọng nhất là yêu nghề và tâm huyết với nghề.
2.2. Thực trạng vấn đề.
a. Về phía cán bộ thư viện (CBTV)
+ Hiện nay đa số cán bộ thư viện trường học đã được đào tạo theo đúng
chuyên môn nghiệp vụ quản lý thư viện trường học nhưng khi về công tác tại
trường học họ phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác.
+ Chưa được hưởng chế độ phụ cấp độc hại 0,2.
+ Cán bộ giáo viên, nhân viên học sinh ( bạn đọc) nhiều khi chưa nhận
thấy được tầm quan trọng của thư viện đối với việc học tập và giảng dạy.
Từ những nguyên nhân trên có phần ảnh hưởng đến tâm lý của người cán bộ
thư viện, tâm huyết dành riêng cho hoạt động của thư viện có phần bị giảm sút.
b. Về phía cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh( bạn đọc)
Đối với cán bộ giáo viên( CBGV): Đặc thù của giáo viên THCS là mỗi
một giáo viên đảm nhiệm giảng dạy một bộ môn nên giáo viên chủ yếu chỉ tập
chung nghiên cứu chuyên môn của mình. Kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin thì đa phần thầy cô giáo đã thông qua mạng internet để
tìm hiểu những kiến thức mình cần tìm điều này dẫn đến việc giáo viên đến thư

viện nhà trường để nghiên cứu tra cứu tài liệu không còn được chú trọng . Hầu
hết cán bộ giáo viên chỉ đến mượn tài liệu của thư viện để giảng dạy vào đầu
năm học.
Đối với học sinh: Vẫn còn tồn tại nhiều học sinh chưa thực sự nhiệt tình
trong việc tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và các hoạt
động của thư viện nói riêng. Có rất nhiều lí do như: hoàn cảnh gia đình khó khăn
nên các em không có thời gian để tham gia hay do bản tính nhút nhát, rụt rè,


không có năng khiếu...Ngoài ra đã có sự tác động của công nghệ thông tin. Qua
internet các em có thể tìm thầy nhiều trò chơi đa dạng phong phú, hấp dẫn cuốn
hút khiến các em đam mê như Games, Chat, zalo các trò chơi điện tử... Bên cạnh
đó còn có một số do chưa nhận thực được tác dụng sâu sắc của việc tự đọc – tự
học, nghiên cứu tài liệu ở thư viện nên các em chưa hào hứng để tham gia.
Kết quả khảo sát
Tổng số bạn Số bạn đọc tham gia Số bạn đọc không thích
đọc(Học sinh
hoạt động của
tham gia hoạt động Thư
Năm học CBGV,NV)
Thư viện
viện
được khảo
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
sát
2014-2015
300

165
55%
135
45%
2015-2016
275
118
42,9%
157
57,1%
Qua khảo sát hai năm học 2014- 2015, 2015- 2016 tỉ lệ 45 % và 57,1 %
bạn đọc không thích đến thư viện mượn, đọc sách và tham gia các hoạt động thư
viện thì tôi thấy rằng hoạt động thư viện chưa thực sự hiệu quả lôi cuốn được
bạn đọc.
Là một người CBTV công tác trong trường THCS tôi đã xác đĩnh rõ ràng
nhiệm vụ của mình và luôn trăn trở làm thế nào để thư viện nhà trường phát huy
hết khả năng và vai trò của mình đổi mới các phương thức hoạt động thư viện
làm sao cho thư viện hoạt động thực sự có hiệu quả. Và sáng kiến kinh nghiệm“
Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường
THCS” đã được đưa ra vì những lý do trên.
2.3. Các giải pháp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện thì chúng ta cần phải giải
quyết một số vấn đề như sau:
- Xây dựng kế hoạch thư viện.
- Xây dựng tổ cộng tác viên thư viện.
- Xây dựng tủ sách mini trên lớp học.
- Các hoạt động gắn liền với việc thu hút bạn đọc đến với thư viện.
Cụ thể giải quyết của từng vấn đề
2.3.1. Xây dựng kế hoạch thư viện.
a. Kế hoạch hoạt động thư viện cho thời gian 10 tháng /năm học

Ngày từ đầu tháng 08 trước khi bắt đầu bước vào một năm học mới thì
người CBTV cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể hoạt động của thư viện . Trong
nội dung kế hoạch cần phải đưa ra mục đích, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp,
phương hướng phấn đầu cần đạt được của thư viện trong năm học đấy.
Khi
xây dựng nội dung của kế hoạch thì ta chú ý đến đặc điểm chung về tình hình
của nhà trường , những khó khăn- thuận lợi trong năm học đó và tổng số cán bộ
giáo viên, nhân viên và học sinh. Sau đó lên kế hoạch hoạt động cụ thể chi tiết
cho từng tháng xem thư viện cần phải giải quyết những vấn đề gì.
Cụ thể tôi xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện trong học kì I năm
học 2015-2016 như sau:


KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THƯ VIỆN
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015-2016
Căn cứ vào quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003
của Bộ giáo dục - Đào tạo về việc ban hành quy chế tiêu chuẩn Thư viện trường
phổ thông.
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân
Căn cứ vào tình hình thực tế kế hoạch nhà trường; thư viện trường THCS
Xuân Thắng xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2015 – 2016
1. Đặc điểm tình hình
1.
Về đội ngũ: hiện có 24 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó:
+ Ban giám hiệu
: 03
+ Giáo viên
: 18
+ Nhân viên

: 03
Tổng số học sinh: 276 HS
Số lớp: 8 lớp trong đó chia ra
+ Khối 6: 2 lớp
: 88 HS
+ Khối 7: 2 lớp
: 68 HS
+ Khối 8: 3 lớp
: 70 HS
+ Khối 9: 2 lớp
: 50 HS
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường.
- Nhân viên quản lý thư viện được đào tạo theo đúng chuyên môn nghiệp vụ.
b. Khó khăn:
- Do điều kiện về cơ sở vật chất đang còn thiếu. Vốn tài liệu tham khảo vẫn còn
hạn chế nên công tác quản lý thư viện và phục vụ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị của thư viện đã hư hỏng.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong việc đọc sách báo tại thư viện.
c. Mục tiêu của thư viện:
- Phục vụ, cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng yêu của giáo viên, học sinh.
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thư viện. Tạo cho học sinh hứng thú
đọc và rèn kĩ năng tự đọc- tự học- tự nghiên cứu.
d. Biện pháp khắc phục:
- Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng tháng theo chủ điểm.
- Chủ động tham mưu và đề xuất với hiệu trưởng mua thêm một số đầu sách
để bổ sung vào tủ sách nhà trường. Cho GV, HS mượn sách nhằm phục vụ cho
việc nghiên cứu giảng dạy và học tập để thư viện hoạt động có hiệu quả đạt từng
bước phát triển và hoàn thiện thư viện nhà trường theo hướng đạt chuẩn.
- Bản thân không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức

kĩ năng về nghiêp vụ thư viện, từng bước tiếp cận và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và CNTT để ứng dụng vào phần mềm quản lí thư viện
được tốt hơn.


2. Kế hoạch cụ thể
Tháng/
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Năm
- Thư viện chuẩn bị phục vụ năm học 2015-2016
- Xây dựng kế hoạch hoạt động Thư viện.
- Vệ sinh dọn dẹp kho sách
- Kiểm tra, bổ sung kho sách.
- Bổ sung các loại sổ sách trang thiết bị phục vụ công tác quản lí, nghiệp vụ.
- Làm dự trù kinh phí và tờ trình xây dựng thư viện
- Sắp xếp ổn định lại kho sách trong thư viện.
8
- Làm và phát thẻ thư viện cho học sinh toàn trường.
2015
- Tiến hành cho giáo viên, học sinh mượn sách giáo viên, giáo khoa
năm học 2015-2016
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho tuyên truyền sách nhân kỉ niệm Quốc
khánh 2-9.
- Làm sổ theo dõi học sinh đọc sách, báo thư viện.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
- Lên kế hoạch cho học sinh đọc sách theo khối/ tuần.
- Tuyên truyền, giới thiệu sách nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2/9.
- Hướng dẫn các khâu nghiệp vụ cơ bản cho các em biết cách tra cứu
mục lục trong thư viện và tìm sách chính xác, nhanh chóng hơn để
các em thực hiện đúng nội quy của thư viện.

- Tiếp tục cho học giáo viên, học sinh mượn sách giáo khoa, sách giáo
viên, sách tham khảo.
9
- Đặt mua sách về Biển, Đảo Việt Nam
2015
- Đặt báo Qúy IV năm 2015
- Phát động phong trào đọc sách trong toàn trường, hình thành văn
hóa đọc trong nhà trường.
- Chuẩn bị kế hoạch, chương trình giới thiệu sách chào mừng ngày
“Phụ nữ ViệtNam 20/10”.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
10
- Tiếp tục kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công
2015 tác thư viện” qua việc cập nhật các nội dung hoạt động thư viện lên trang
Web của trường. Cập nhật danh mục sách vào phần mềm thư viện.
- Tham mưu với nhà trường để bổ sung thêm truyện tranh.
- Lập kế hoạch cụ thể và chuẩn bị tài liệu giới thiệu sách chủ đề
“Thầy cô và mái trường thân yêu” nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo
Việt Nam20/11.
- Tiến hành làm biểu mẫu, hồ sơ nghiệp vụ thư viện.
- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu để giới thiệu sách “Sách mới theo chủ đề”
sách tham khảo bồi dưỡng nâng cao trong tháng.
- Học sinh tiếp tục mượn, trả sách thư viện theo khối/ tuần


11
2015

12
2015


- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
- Bổ sung sách cho tủ sách tham khảo theo quyết định của Bộ
GD&ĐT.
- Tiếp tục cho bạn đọc mượn và trả sách thư viện nhà trường.
- Trưng bày giới thiệu sách tại phòng đọc thư viện với chủ đề “Thầy
cô và mái trường thân yêu” chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam20/11.
- Biên soạn bài giới thiệu sách theo chủ đề “Sách mới”.
- Tăng cường phục vụ sách tham khảo cho đội tuyển học sinh giỏi của
trường.
- Tuyên truyền giới thiệu danh mục sách tham khảo.
- Lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu cho phong trào “Đọc sách tìm hiểu
về Quân đội nhân dân ViệtNamnhân dịp kỷ niệm ngày thành lập
Quân đội nhân dân ViệtNam22-12”.
- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.
- Tiến hành cho học sinh mượn, trả sách theo khối/tuần
- Xử lí kĩ thuật nghiệp vụ sách mới bổ sung.
- Tuyên truyền giới thiệu sách tham khảo mới bổ sung theo các chủ
đề như: KHTN, KHXH, Công nghệ thông tin, Khoa học – đời sống.
- Tiến hành tổ chức phong trào “Đọc sách tìm hiểu về Quân ðội nhân
dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam 22-12”.
-Tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ học sinh sách tham khảo nhằm
chuẩn bị tốt kiểm tra học kì I.
- Sơ kết phong trào đọc sách, hoạt động của thư viện trong học kì I.
- Kiểm kê thư viện trong học kì I.
- Hướng dẫn phối hợp với tổ cộng tác viên dọn dẹp, vệ sinh kho sách
và phòng đọc thư viện.
- Đặt báo quý I năm 2016

- Nhận và phát báo Thiếu niên dân tộc miền núi cho học sinh.

Ký duyệt của BGH nhà trường

Người xây dựng kế hoạch

- Những bổ sung trong quá trình thực hiện kế hoạch:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kết quả của việc xây dựng kế hoạch hoạt động:
Việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng trong hoạt động của thư viện. Xây
dựng kế hoạch giúp cho ta sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học hợp lý, chủ
động. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, nhiệm vụ của thư viện cần đạt được trong


năm học từ đó giúp cán bộ thư viện tiến hành công việc một cách thuận lợi dễ
dàng mang lại hiệu quả cao hơn.
Một điều ta cần lưu ý đó là khi xây dựng nội dung của kế hoạch hoạt động
thư viện thì ta cần phải dựa vào kế hoạch chỉ đạo hoạt động từng tháng của hiệu
trưởng nhà trường. Điều đó giúp cho các hoạt động của thư viện có thể phát huy
hết vai trò của mình trong công tác hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường.
b. Kế hoạch bổ sung tài liệu kho sách thư viện.
Kho tài liệu là một cơ sở vật chất trọng yếu của thư viện. Để có được một
kho tài liệu có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của bạn đọc về việc tra cứu, tìm
tài liệu trong quá trình giảng dạy và học tập thì ta phải thường xuyên bổ sung tài
liệu . Chính vì vậy ta cần phải lên kế hoạch bổ sung tài liệu để những tài liệu mà
ta vừa bổ sung đó mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hàng năm ngay từ đầu năm học CBTV đã lên kế hoạch bổ sung trong
năm học cho kho sách thư viện của mình. Ngoài viêc bổ sung những tài liệu đã

bị cũ, rách và bị mất trong năm học trước thì cần phải bổ sung những tài liệu
mới. Để lên kế hoạch bổ sung tài liệu có chất lượng tốt nhất và có nội dung phù
hợp với nội dung chương trình giảng dạy, học tập và đáp ứng nhu cầu của bạn
đọc tôi đã tiến hành những việc cụ thể như sau:
+ Tham khảo các danh mục tài liệu của các nhà xuất bản có uy tín như:
NXB Giáo dục, NXB Sư Phạm, NXB Lao Động, NXB Kim Đồng...Các tác giả
nổi tiếng của các lĩnh vực và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc .
+ Tham khảo lấy ý kiến của Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và
CBGV,NV trong hội đồng giáo dục nhà trường.
+ Lấy ý kiến của học sinh bằng việc phát phiếu hỏi điều tra nhu cầu hứng
thú đọc.
Mẫu phiếu điều tra, lấy ý kiến bạn đọc
( Bạn đọc hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng với ý kiến bạn)
Câu 1: Bạn đọc thuộc đối tượng khối lớp nào?
A. Khối 6
B. Khối 7
C. Khối 8
D. Khối 9
Câu 2: Bạn có thường xuyên đến Thư viện không?
A. Thường xuyên
B. Ít đến
C. Không
Câu 3: Bạn thường đọc loại tài liệu nào?
A. Sách tham khảo nâng cao B. Báo, tạp chí
C. Truyện đọc
Câu 4: Theo bạn Thư viện cần bổ sung thêm những loại tài liệu nào:
A. Sách giáo khoa
B. Sách tham khảo nâng cao
C. Báo, tạp chí
D. Truyện đọc

E. Sách pháp luật.
Khi đã có được nhu cầu về số lượng tài liệu cần bổ sung trong năm học
tôi sẽ lập bảng thông tin về tài liệu như sau:
Nhà
Nơi
Năm
Số
Tên tài
Tên
Giá
Ghi
STT
xuất
xuất
xuất
trang,
liệu
tác giả
tiền
chú
bản
bản
bản
số khổ



Sau đó lên kế hoạch bổ sung và trình lên ban giám hiệu nhà trường để Ban
giam hiệu xem xét và kí duyệt.
Về nguồn kinh phí bổ sung tài liệu

Tôi đã tham mưu với nhà trường trích một phần kinh phí từ ngân sách nhà
nước cấp cho nhà trường dành cho hoạt động của Thư viện. Bên cạnh đó tôi đã
tranh thủ sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm, Hội khuyến học.
Trong hai năm học thư viện trường tôi đã được đầu tư với tổng số tiền gần
12.753.000 đ (Mười hai triệu bảy trăm năm mươi ba nghìn đồng).
Ngoài việc bổ sung tài liệu bằng nguồn mua ở trên thì trong hai năm học
2014- 2015 và 2015- 2016 thư viện nhà trường của tôi đã phát động toàn bộ
CBGV, NV, học sinh trong nhà trường ủng hộ, quyên góp sách cho thư viện
bằng phong trào“ Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc hàng trăm cuốn sách
hay”. Đây thực sự là một phong trào thiết thực đối với việc bổ sung vốn tài liệu
cho thư viện, xây dựng kho tài liệu ngày càng phong phú hơn về thể loại nội
dung cũng như hình thức và số lượng thì được tăng lên đáng kể.
Để động viên và khích lệ CBGV, NV và học sinh nhiệt tình tích cực ủng
hộ tham gia phong trào quyên góp sách thì tôi đề xuất với ban lãnh đạo nhà
trường là sẽ khen thưởng cho những cá nhân tặng nhiều sách cho thư viện hay
có giá trị về mặt nội dung lẫn hình thức một món quà lưu niệm có ý nghĩa và
tuyên dương trước toàn trường.
Thông qua việc quyên góp sách cho thư viện nhà trường sẽ tạo cho học
sinh có ý thức cũng nhau chung sức đóng góp cho cộng đồng để tạo nên lợi ích
chung cho tất cả mọi người cùng được hưởng thụ.
Kết quả bổ sung như sau:
Từ nguồn mua
Sách tham
Sách nghiệp
Sách giáo
Sách thiếu nhi,
Năm học
khảo
vụ
khoa

truyện đọc
2014-2015
120
80
130
150
2015-2016
160
100
160
250
Tổng
280
180
290
400
Từ nguồn quyên góp ủng hộ
Sách tham
Sách nghiệp
Sách giáo
Sách thiếu nhi,
Năm học
khảo
vụ
khoa
truyện đọc
2014-2015
115
70
80

85
2015-2016
140
90
225
130
Tổng
255
180
305
215
Trong hai năm học thư viện trường chúng tôi đã bổ sung được như sau:
+ Sách tham khảo: 535 bản.
+ Sách nghiệp vụ: 360 bản.
+ Sách giáo khoa: 595 bản
+ Sách thiếu nhi, truyện tranh:615 bản


Với số lượng tài liệu được bổ sung trên đã góp phần rất lớn trong việc
gia tăng tài liệu kho sách thư viện nhà trường và có giá trị cả về chất lượng
lẫn số lượng.
2.3.2 Xây dựng tổ cộng tác viên thư viện.
Cộng tác viên Thư viện của nhà trường là những cán bộ giáo viên, học
sinh đang công tác và học tập tại trường. Cùng với cán bộ thư viện mang lại
những thông tin thiết thực về tài liệu, là cầu nối thu hút bạn đọc đến tìm tài liệu,
sách tham khảo và đọc sách báo tại thư viện nhà trường.
Để tổ cộng tác viên thư viện hoạt động có hiệu quả và tinh thần trách
nhiệm cao. Tôi đã tìm hiểu tham khảo và đề ra quy chế của tổ cộng tác viên thư
viện như sau:
Về yêu cầu với cộng tác viên: Là người có năng lực, có tinh thần trách

nhiệm, yêu thích công việc và muốn cống hiến cho sự thúc đẩy phát triển giáo
dục của nhà trường. Đồng thời luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ và thúc đẩy sự
phát triển của Thư viện.
Quyền lợi của cộng tác viện: Được cấp thẻ chứng nhận cộng tác viên của
Thư viện nhà trường. Được sử dụng tiện ích và nghiên cứu các tài liệu sách báo
mới nhất mà thư viện có. Cuối mỗi năm học vào dịp tổng kết nhà trường sẽ có
phần thưởng với cộng tác viên có đóng góp và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao.
Thành viên của đội cộng tác viên thư viện gồm có: Phó hiệu trưởng, cán
bộ thư viện, giáo viên chủ nhiệm của các lớp, giáo viên dạy Âm nhạc, Mỹ thuật,
Tổng phụ trách đội, Ban chấp hành đoàn thanh niên và mỗi lớp 03 học sinh ( có
năng lực thuyết trình, gương mẫu trong các hoạt động giáo dục của nhà trường).
+ Trong tổ cộng tác viên có Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý thư viện sẽ
hiểu rõ được hoạt động Thư viện. Từ đó nhìn nhận được những mặt thuận lợi để
duy trì và phát huy. Đồng thời khắc phục mặt khó khăn của thư viện và đưa ra
những ý kiến chỉ đạo phù hợp với đặc điểm tình hình của thư viện. Cùng với
CBTV tham mưu với hiệu trưởng nhà trường đưa chất lượng hoạt động thư viện
ngày càng tốt hơn.
+ Giáo viên mỹ thuật sẽ phát huy sở trường của mình hỗ cho cán bộ thư
viện trong việc trang trí thư viện làm sao cho hợp lí, đẹp mắt. Tạo không gian
nghệ thuật sáng tạo, gợi bầu không khí ấm áp, gần gũi cởi mở điều đó góp phần
thu hút bạn đọc đến thư viện nhiều hơn.
+ Giáo viên tổng phụ trách đội dạy môn Âm nhạc và Ban chấp hành đoàn
thanh niên sẽ giúp đỡ rất nhiều trong công tác tổ chức các hoạt động văn nghệ
xen kẽ trong các buổi tổ chức tuyên truyền sách báo thư viện.
+ Những em học sinh tiêu biểu, có khả năng thuyết trình sẽ là một trong
những thành viên quan trọng của tổ cộng tác viên thư viện. Chính các em sẽ là
người gần gũi với những bạn học sinh trong lớp, từ đó các em có thể tuyên
truyền giới thiệu trực tiếp các tài liệu có nội dung hay và hấp dẫn mà mình đã



được đọc tới các bạn học sinh lớp mình. Đồng thời năm bắt được nhu cầu tâm lý
cũng như thị hiếu đọc của bạn đọc. Sau đó báo cáo lại với CBTV. Từ những ý
kiến đó giúp cho CBTV có thể bổ sung các tài liệu phù hợp với nhu cầu, sở
thích của ban đọc.

Buổi sinh hoạt của tổ cộng tác viên Thư viện
Hoạt động của tổ cộng tác viên thư viện giúp cho hiệu quả tuyên truyền
giới thiệu tài liệu sách báo của thư viện được tốt hơn. Số lượng tài liệu được
luân chuyển một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Thành lập tổ cộng tác viên thư viện là một việc làm không thể thiếu
của hoạt động thư viện. Họat động của đội ngũ công tác viên sẽ là động lực thúc
đẩy sự phát triển đưa thư viện đi lên.
2.3.3 Xây dựng tủ sách mini trên lớp học.
“ Xây dựng và phát triển tủ sách lớp học là động lực giúp cho thư viện
trường phổ thông nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện của mình. Từng bước
khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động dạy và học ở trường phổ
thông.Hiệu quả hoạt động của tủ sách lớp học phụ thuộc rất lớn vào mức độ
tham gia của thư viện nhà trường. Để tủ sách thực sự hữu ích như mong muốn,
cần nhất là trình độ và tâm huyết của người cán bộ thư viện trường phổ thông”.
Do giờ ra chơi nghỉ giữa các tiết học là rất ngắn ( 5- 10 phút) nên nhiều
khi các em học sinh có nhu cầu tìm hiểu đọc sách không kịp mượn sách ở thư
viện nhà trường. Nhận ra điều đó nên hiện nay trường tôi đã xây dựng tủ sách
mini trên các lớp học. Để xây dựng tủ sách mini ở các lớp học tôi đã làm những
việc như sau:
+ Tham mưu với Ban giám hiệu xây dựng tủ sách mi ni ở các lớp. Lập kế
hoạch cụ thể và trình ban giám hiệu duyệt.
+ Xây dựng quyết định thành lập, quy chế hoạt động của tủ sách mini.
+ Hỗ trợ với nhà trường trong việc phát động quyên góp xây dựng tủ sách
lớp học.

Việc xây dựng tủ sách mini lớp học chủ yếu dưa trên việc tự nguyện
quyên góp của học sinh, giáo viên và sự tài trợ của phụ huynh học sinh. Ngoài ra
còn có tài liệu của thư viện nhà trường tổ chức đưa về tủ sách mi ni của các lớp
mượn định kỳ theo từng tuần.
.
Để tài liệu do phụ huynh học sinh tài trợ từ nguồn mua phù hợp với nhu
cầu bạn đọc tôi đã đưa ra cho các lớp tham khảo bảng danh mục của các nhà
xuất bản có uy tín để tìm mua như: Nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản Lao


động, nhà xuất bản Thanh niên, nhà xuất bản Kim Đồng. Đồng thời tìm hiểu các
tài liệu của các tác giả nổi tiếng như: Tác giả Vũ Hữu Bình, Nguyễn Thùy Chi,
Vũ Dương Thụy... Kèm theo đó là bản danh mục sách tham khảo do công ty
thiết bị Hồng Đức giới thiệu.
Các tài liệu bổ sung chủ yếu là sách tham khảo nâng cao các môn học, tài
liệu tham khảo về giáo dục giới tính, kĩ năng sống, tâm sinh lý học sinh, truyện
đọc, các vấn về văn hoá xã hội phù hợp trình độ lứu tuổi.
Việc xây dựng tủ sách Mini lớp học đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của
GVCN và các em học sinh các lớp. Sau một thời gian xây dựng trường THCS
Xuân Thắng chúng tôi đã tổ chức buổi chấm thi về trưng bày giới thiệu về “ Tủ
sách Mi ni” tại các lớp học.
Sau đây là một số hình ảnh của “Tủ sách Mini lớp học”

Tủ sách Mini lớp 7A

Tủ sách Mini lớp 6B

Tủ sách Mini 7B

Tủ sách Mini lớp 6A


Trưng bày sách và Tủ sách Mini của lớp 8A


Cán bộ thư viện đang hướng dẫn các em học sinh lớp 8B đọc sách

Tủ sách Mini lớp 9A
Tủ sách Mini lớp 9B
Sau khi xây dựng tủ sách mini ở các lớp học đã đem lại một số hiệu quả như:
+ Tài liệu phù hợp với nhu cầu thị hiếu của bạn đọc.
+ Học sinh có thể tiếp cận với tài liệu một cách thường xuyên và nhanh chóng.
+ Số lượng học sinh sử dụng tài liệu tăng lên đáng kể.
+ Số lượng và lượt tài liệu thư viện nhà trường được luân chuyển giữa
các lớp học nhiều.
+ Đồng thời tạo lập cho các em học sinh có ý thức bảo vệ của công, giữ
gìn tài sản chung của tập thể lớp, nhà trường.
2.3.4 Các hoạt động gắn liền với việc thu hút bạn đọc đến với thư viện:
2.3.4.1 Thời gian mở hoạt động thư viện
Ngay từ khi bắt đầu vào năm học mới tôi đã lập thời gian biểu như sau:
Thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 hàng
tuần (thứ 7 sắp sếp kho) Buổi sáng: Từ 7h đến 11h
Buổi chiều: Từ 2h đến 4h30phút.
Thời gian hoạt động phù hợp với nhu cầu của bạn đọc từ đó chủ động
trong việc sắp xếp thời gian đến với thư viện.
Bạn đọc có thể đến với thư viện bất kí lúc nào mà mình rảnh rỗi. Các em
học sinh có thể mượn sách về đọc tại lớp vào lúc 15 đầu giờ hoặc tranh thủ vào
giờ giải lao, buổi ngoại khóa hay các buổi trống giờ trống tiết như vậy các em
vừa được giải trí lại có thêm cả kiến thức mới.
Thời gian mở cửa thư viện như trên sẽ tạo cho bạn đọc có nhiều cơ hội
đến với thư viện. Không để thời gian rãnh rỗi trôi đi một cách lãng phí mà lại có

thể lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn.
2.3.4.2. Cách thức tổ chức phòng kho, phòng đọc.


Thư viện trường chúng tôi thì phòng kho, phòng đọc được tổ chức là
phòng đọc mở có nghĩa là hai phòng thông nhau bạn đọc có thể trực tiếp tiếp
xúc với tài liệu, tự tìm tài liệu theo ý thích của mình. Chính vì vậy ngay từ đầu
tôi đã có gắng sắp xếp kho sách làm sao cho thật khoa học, ngọn gàng, ngăn
nắp, thuận tiện cho bạn đọc tự mình không cần sự giúp đỡ của người CBTV mà
vẫn có thể tìm kiếm tài liệu mà mình cần một cách nhanh nhất.
- Các tài liệu được chia thành những nội dung sau :
1. Tài liệu tham khảo chung về đời sống văn hóa, lịch sử, an ninh xã hội,
sức khỏe...
2. Tài liệu, sách tham khảo nâng cao dành cho giáo viên và học sinh.
3. Sách nghiệp vụ dành cho giáo viên
4. Sách giáo khoa (sách giáo khoa của giáo viên và sách giáo khoa dùng chung)
5. Sách truyện (truyện tranh, truyện thiếu nhi dân tộc miền núi, truyện cổ tích)
6. Báo, tạp chí (Báo giáo dục, báo nhân dân, báo Thanh Hóa, Báo Thiếu
nhi dân tộc miền núi)
7. Tủ sách pháp luật.
- Cách sắp xếp:
Các tài liệu có nội dung khác nhau được sắp xếp ở các khu vực khác nhau.
Trên mỗi giá sách đó tôi sẽ ghi nhãn từng loại tài liệu và ở mỗi tầng của
giá sách thì sẽ ghi số đăng kí, xếp lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
+ Đối với cách tài liệu thuộc sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách truyện
thì sắp xếp theo tài liệu theo số đăng ký cá biệt. Có nghĩa là bắt đầu xếp cuốn
đầu tiên là số 01 cho đến hết tài liệu.
VD: Ở giá trên cùng sẽ có tài liệu bắt đầu tư số 01- 250, ở giá ngay phía dưới
sẽ ghi là từ 251- 500, giá tiếp theo là 501- 750, tiếp tục như vậy cho đến hết.
+ Đối với tài liệu là sách giáo khoa thì sắp xếp tài liệu theo từng khối, ở

mỗi khối thì phân chia theo từng môn học. Mỗi môn học bắt đầu từ số 01cho
đến hết môn . Sắp xếp theo trật tự như sau: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh
học,Công nghệ, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm
Nhạc và Mỹ thuật.
+ Đối với tài liệu là báo, tạp chí thì sắp sếp theo số báo và tháng ra. Tập
chung báo có cùng một số và trong một tháng thành từng tập, dãn nhãn ở gáy
cuốn kẹp bên ngoài. Làm như vậy ta có thể biết được cùng một số báo có bao
nhiêu bản và trong cùng một tháng thì có báo nhiêu số được ra.
Với việc tổ chức phòng kho được phân chia thành các khu vực khác nhau
rõ ràng như vậy thì bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu và tìm đọc tài liệu một cách
nhanh chóng nhất. Cùng từ việc được trực tiếp tiếp xúc với nguồn tài liệu thì
bạn đọc có thể định hướng được việc sẽ mượn tài liệu gì? Từ đó đưa ra quyết
định phù hợp.
Đối với CBTV thì thuận tiện trong quá tra cứu tìm tài liệu cho bạn đọc và
trình kiểm kê tài liệu.
2.3.4.3. Xây dựng bảng tra cứu tài liệu
a. Bảng tra danh mục


Để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất thực tế của thư viện nhà trường
thì tôi sử dụng bảng tra tài liệu bằng quyển tra danh mục. Với nội dung tài liệu
đã được phân loại thành 7 loại như trên thì tôi làm mỗi loại 2 quyển. Tổng cộng
14 quyển bảng tra danh mục.
Trong bảng tra danh mục gồm có: Tên tài liệu, tên tác giả (người chịu
trách nhiệm), nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang, số khổ, giá tiền
, khí hiệu phân loại, kí hiệu xếp giá.
Ưu điểm của việc dùng bảng tra danh mục:
+ Thuận tiện cho việc tra cứu, nhiều người có thể tra cứu các tài liệu khác
nhau cùng một lúc.
+ Qua kí hiệu phân loại, kí hiệu xếp giá của tài liệu khi bạn đọc gửi yêu

cầu mượn tài liệu cho CBTV thì CBTV có thể dễ dàng tìm thấy tài liệu một
cách nhanh chóng nhất.
+ Bảng tra danh mục không tốn kém diện tích đặt sử dụng. Đồng thời
cũng không tốn kém chi phí làm bảng tra.
b. Thư mục giới thiệu sách mới.
Trong năm học tôi phấn đấu làm hai bản Thư mục giới thiệu sách mới với
các tài liệu có các giá trị hay, nội dung phong phú, có chất lượng.Với nội dung
giới thiệu phong phú nhiều thể loại về sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách
truyện để bạn đọc tham khảo. Nội dung của bản thư mục có một phần giống với
danh mục bảng tra như :Tên tài liệu, tên tác giả( người chịu trách nhiệm), Nhà
xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản... nhưng có một phần quan trọng nhất là
tóm tắt nội dung của tác phẩm, tài liệu. Nội dung tóm tắt đó có thể trích lời nói
đầu của tác giả, nhà xuất bản, hay là những tóm tắt của người CBTV sau khi đọc
tài liệu.
Lợi ích của việc xây dựng bản Thư mục giới thiệu sách mới đó là:
+ Những tài liệu trong bản Thư mục giới thiệu sách chính là tài liệu mới
nhất mà thư viện nhập về nên nó có tính chất thời sự, cập nhật những thông tin
mới, những thay đổi phù hợp yêu cầu bổ sung về chuyên môn, nghiệp vụ của
bạn đọc.
+ Tài liệu giới thiệu đã được chắt lọc về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy
qua phần tóm tắt nội dung tài liệu tác phẩm bạn đọc đã phần nào biết được nội
dung của tài liệu viết về vấn đề gì, có liên quan đến vấn đề mình quan tâm hay
không? Để từ đó đưa ra quyết định nhanh nhất có nên đọc hay không mà không
cần phải tốn nhiều thời gian.
2.3.3.4 Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách.
Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền giới thiệu tài liệu sách báo là một
khâu quan trọng và không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự thu hút bạn đọc tìm
đến thư viện.
Để hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu sách báo phát huy được tối
đa hiệu quả và nắm bắt được sự quan tâm của bạn đọc tôi đã chuẩn bị thật kĩ cho

khâu lựa chọn tài liệu giới thiệu phù hợp với đối tượng bạn đọc và phân tích kĩ


nội dung trong tài liệu .
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên, học sinh là giảng
dạy và học tập thì tài liệu mà chúng ta cần giới thiệu phải phù hợp với nhiệm vụ
đó. Ngoài ra nhưng tài liệu sách báo đó cần phải mới và mang tính chất thời sự
có nội dung hay thì mới kích thích bạn đọc đến với thư viện để thỏa mãn nhu
cầu của mình.
VD: Đối với bạn đọc là học sinh đại trà thì tôi giới thiệu cho các em
những tài liệu như sách bổ trợ, sách bài tập, sác luyện tập, hướng dẫn giải để các
em có thể củng cố kiến thức....
Đối với bạn đọc là học sinh khá, giỏi thì tôi giới thiệu các tài liệu tham
khảo nâng cao phù hợp với chương trình học để các em mở rộng nâng cao kiến
thức như: Toán phát triển và nâng cao, Toán bồi dưỡng học sinh giỏi THCS, 199
bài và đoạn văn hay, tuyển chọn bài văn hay, ....
Đối với bạn đọc là CBGV, NV thì tôi giới thiệu những cuốn sách hay viết
về chuyên môn phù hợp với môn dạy của mình và những tài liệu đó có nội dung
đổi mới phương pháp dạy học, bám sát với phân phối chương trình của bộ giáo
dục đề ra như: Tài liệu tập huấn ứng phó với biến đổi khí hậu môn Công nghệ,
Địa lý... Hướng dẫn ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức hay là các Tài liệu dành
cho cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn...
Các hình thức tuyên truyền giới thiệu tài liệu sách báo mà tôi áp dụng đó
là: Điểm sách, Giới thiệu sách , Kể chuyện theo sách.
Điểm sách: Là giới thiệu sơ qua nguồn gốc xuất sứ của cuốn sách như:
Thông tin về tài liệu, tác giả, tác phẩm, nội dung tài liệu và một vài bình luận,
phê bình có thể mang tính chủ quan và phụ thuộc nhiều vào hiểu biết của người
điểm sách kèm theo đó là một vài nội dung khác tương tự nhưng không có trong
tài liệu đó.
Giới thiệu sách: Là giới thiệu các thông tin về tài liệu như: Tên tài liệu,

tên tác giả( người chịu trách nhiệm) nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản,
số khổ, giá tiền... Quan trọng của việc giới thiệu sách là tóm tắt nội dung của tài
liệu để bạn đọc biết được tài liệu đó phản ảnh về vấn đề gì, có giá trị hay không,
thực sự có cần thiết để đọc hay không.


Cán bộ Thư viện giới thiệu sách tới các em học sinh lớp 7A
Kể chuyện theo sách: Là dùng một số tác phẩm có trong nội dung của
cuốn sách ta sẽ kể lại câu chuyện ấy và loại tài liệu được áp dụng cho hình thức
này thì chủ yếu là các sách có cốt truyện như: Truyện đọc, các tài liệu viết về
Bác Hồ hay là các tấm gương người tốt việc tốt , điển hình tiên tiến trong ngành
giáo dục...
Thời gian tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách đó là vào 15 phút đầu giờ
của ngày thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần sáng thứ 2
và chương trình phát thanh măng mon của tổ chức Đoàn - Đội, ngoài ra với bạn
đọc là CBGV,NV thì tôi giới thiệu sách thông qua các buổi họp chuyên môn,
họp hội đồng giáo dục nhà trường.
+ Vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Tôi cùng với các em học sinh trong tổ
cộng tác viên thư viện đã đọc và lựa chọn ra những cuốn sách có nội dung hay
và hấp dẫn phù hợp với nhu cầu cũng như tâm sinh lý của các em để giới thiệu
cho các lớp với số lượng mỗi lần có thể từ 3- 5 cuốn. Sau khi giới thiệu có thể
để lại tại lớp cho các em học sinh trong lớp đó đọc và tham khảo.

Cán bộ Thư viện tuyên truyền và hướng dẫn các em học sinh đọc sách
+ Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: Tài liệu của buổi giới thiếu này chủ yếu
mang tính chất thời sự, thiết thực và thường gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng
ngày của các em học sinh và chủ đề từng tháng, từng tuần của nhà trường
như: Tài liệu về an toàn khi tham gia giao thông, Kĩ năng sống , Phòng chống
ma túy, Phòng và chữa một số bệnh thường gặp theo mùa.
..

+ Chương trình phát thanh măng non: Kết hợp với Đoàn đội của
nhà trường tôi cùng với một số em trong tổ công tác viên thư viện đã soạn ra
một số bài viết giới thiệu các sách hay và mới để các em đọc giới thiệu trong
buổi phát thanh măng non.


Giới thiệu sách qua chương trình phát thanh măng non của Đội
Trong tháng 08 năm 2014 qua buổi phát thanh măng non của nhà trường
tôi đã giới thiệu cuốn sách “100 Câu hỏi – đáp về Biển, Đảo dành cho tuổi trẻ
Việt Nam” chỉ với 20 phút phát thanh các em học sinh toàn trường đã có được
những hiểu biết cần thiết về biển đông và quần đảo Hoàng sa, Trường sa như:
Đặc điểm vị trí địa lí , tiềm năng về kinh tế như dầu, trữ lượng hải sản, năng
lượng biển, vai trò quan trọng của môi trường biển đối với đời sống xã hội, các
biện pháp bảo vệ, và đặc biệt là một tin mang tính chất thời sự đó là những tranh
chấp đang tồn tại trên biển đông , những công ước về luật biển năm 1982 ,
những quy định về nội thủy của Việt Nam, lập trường của Việt Nam trong việc
giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.... qua đó học sinh toàn trường
có thể biết được về chủ quyền biển đảo, kèm theo đó là sự hi sinh gian khổ của
các thể hệ cha anh, của các chiến sĩ và nhân dân đã và đang sống, chiến đấu ra
sức bảo vệ biển đảo quê hương. Từ đó khơi dậy cho các em lòng yêu quê hương
đất nước, nêu cao ý chí , ý thức trách nhiệm trong việc góp phần giữ gìn từng tấc
đất biển đảo quê hương.
Năm học 2014- 2015 Thư viện trường chúng tôi đã kết hợp với Công
đoàn nhà trường tổ chức cuộc thi dành cho tập thể CBGV, NV đó là “Mỗi người
tìm đọc và giới thiệu một cuốn sách hay ”
Mục đích của cuộc thi này là kêu gọi toàn toàn thể cán bộ giáo viên, nhân
viên nhà trường hãy tự tìm đọc một cuốn sách mà bản thân thấy hay và tâm đắc
nhất. Sau đó giới thiệu cho đồng nghiệp biết về giá trị nội dung mà tác giả cuốn
sách đó muốn truyền tải tới bạn đọc.
Để khuyến khích động viên tất cả thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà

trường tham gia tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu là sẽ trao phần thưởng cho những
người tìm được những tài liệu có giá trị và phù hợp về nội dung để giới thiệu.
Kết quả là 100% Cán bộ giáo viên, nhân viên tích cực tham gia hưởng
ứng nhiệt tình.Có nhiều cuốn sách hay và giá trị cả về mặt nội dung lẫn hình
thức được mượn của thư viện nhà trường và đặc biệt trong đó có cô giáo Lê Thị
Hương đạt giải nhất với cuốn sách “ Đắc nhân tâm”
Nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Thư viện trường THCS
chúng tôi tổ chức thành công buổi ngoại khóa tuyên truyền giới thiệu sách với chủ
đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Bác Hồ với Thanh
niên”. Những cuốn sách được đưa ra để giới thiệu như : Bác Hồ của chúng em do


tác giả Chu Trọng Huyến biên soạn. Cuốn sách“ Bác Hồ với mọi miền đất nước”
do tác giả Đinh Viết Ba sư tầm và biên soạn, cuốn sách “ Hình tượng Bác Hồ và
thiên nhiên con người Xứ Thanh” do tác giả là Họa Sĩ Hoàng Hoa Mai vẽ. Thông
qua buổi giới thiệu này chúng ta như được sống lại với những kỉ niệm xúc động
chứa chan tình thương yêu của Bác dành cho tất cả người con của dân tộc Việt
Nam. Bao giờ, ở đâu Bác cũng luôn dành cho các cháu nhỏ sự quan tâm chăm sóc
vô bờ bến. Cũng qua buổi giới thiệu sách này chúng ta lại càng tự hào về Bác kính
yêu và nguyện học tập theo tấm gương đạo đức của Người.

Những tài liệu nổi bật được Thư viện nhà trường giới thiệu

Buổi sinh hoạt tập thể ngoại khóa “ Bác Hồ với thanh niên”
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau 2 năm áp dụng một số giải pháp trên tôi đã thu được một một số kết
quả đáng kể. Số lượng bạn đọc đến với thư viện ngày càng tăng, vốn tài liệu của
thư viện ngày càng lớn. Cụ thể như sau:
Tổng số bạn đọc đến sử dụng tài liệu và tham gia nhiệt tình các hoạt
động của Thư viện

Tổng số bạn đọc (Học Số bạn đọc tham gia hoạt Số bạn đọc không thích tham
sinh CBGV,NV) được
động của Thư viện
gia hoạt động Thư viện
khảo sát
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
275
251
91.3 %
24
8.7%
Tổng số lượt bạn đọc và tổng lượt tài liệu được lưu thông của Thư viện
nhà trường cũng tăng lên đáng kể.
Tổng số lượt bạn đọc
Tổng số lượt tài liệu
Năm học
đến Thư viện
được lưu thông


2014-2015
2.500 (lượt bạn đọc)
7.567( lượt tài liệu)
2015-2016
4.561 (lượt bạn đọc)
9.463( lượt tài liệu)
Tổng số lượng tài liệu trong kho sách ngày một tăng

Sách tham
Sách nghiệp
Sách giáo
Sách thiếu nhi,
Năm học
khảo
vụ
khoa
truyện đọc
2014-2015
1200
600
800
500
2015-2016
1735
1000
1562
1115
Thư viện trường chúng tôi đang dần từng bước hoàn thiện và trên đà phát
triển tiến tới xây dựng thư viện đạt chuẩn. Bên cạnh đó các hoạt động của thư
viện đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Điều đó thể hiện
qua chất lượng đại trà được tăng lên rõ rệt, chất lượng mũi nhọn ngày càng được
giải cao. Nhà trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua
Hai tốt “ Dạy tốt- Học tốt”. Năm học 2014- 2015 trường THCS chúng tôi đã đạt
danh hiệu tập thể lao động tiên tiến đươc chủ tịch UBND huyện tặng giấy
khen và giám đốc sở tặng giấy khen. Năm học 2015- 2016 có 02 GVG cấp
huyện, 04 giải liên môn cấp huyện, 03 SKKN cấp huyện, 01 cấp tỉnh; 11 giải
văn hoá học sinh cấp huyện, trường được xếp thứ 22/ 41 trường trong huyện
và đang trên đà tiến tới xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016- 2020.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Hoạt động thư viện có vị trí quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà
trường, là một bộ phận không thể thiếu trong các nhà trường phổ thông : “ Là
trung tâm sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền phổ biến các kiến thức và lôi cuốn
quần chúng tham gia các hoạt động sáng tạo. Bằng phương tiện sách báo của
mình thư viện góp phần làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần
quyết định chất lượng, không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên
và mở rộng kiến thức, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,
tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy học. Đồng thời, thư viện tham
gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa
mới cho các thành viên nhà trường”...Để làm tốt được những vai trò ở trên thì
việc nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong trường THCS là một việc làm
cần thiết.
-Kiến nghị
Đối với UBND Tỉnh và Sở GD&ĐT: Quan tâm chỉ đạo các cơ quan quản
lý trực tiếp để cán bộ thư viện trường học chúng tôi được hưởng chế độ phụ cấp
độc hại 0,2.
Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức cuộc thi cán bộ thư viện giỏi để chúng
tôi có thể tích lỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Tổ chức cho các cán bộ thư
viện đi thăm, quan sát các thư viện trường học đã đạt thư viện chuẩn tiên tiến
của các trường phổ thông trong tỉnh để từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm của thư
viện trường bạn.


Đối với nhà trường: Nhà trường tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các
hoạt động của thư viện, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để quản lý tài liệu thư
viện, mua sắm thêm nhiều tài liệu có giá trị cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Xuân Thắng , ngày 25 tháng 5 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hường



×