Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động cho học sinh trường PTDTNT THCS quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của SKKN...............................................................................
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN..........................................
3. Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ ......................................................................
Thứ hai: Phối hợp với gia đình..................................................................
Thứ ba: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục......................................
Thứ tư: Thực hiện các cuộc vận................................................................
Thứ năm: Thực hiện đầy đủ chế độ cho học sinh ................................
Thứ sáu: Xác định vai trò trách nhiệm....................................................
Thứ bảy: Tổ chức tăng gia, trồng trọt.....................................................
Thứ tám: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm .................................
Thứ chín: Phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học............................
Thứ mười: Tổ chức các cuộc thi ..............................................................
Thứ mười một: Tổ chức các buổi sinh hoạt ..........................................
Thứ mười hai: Quản lý tốt các hoạt động giáo dục.............................
Thứ mười ba: Tổ chức các câu lạc bộ .......................................................
Thứ mười bốn: Xây dựng thư viện ..........................................................
Thứ mười lăm: Quan tâm, động viên học sinh ....................................
Thứ mười sáu: Tăng cường giáo dục nâng cao ....................................
Thứ mười bảy: Tăng cường, nâng trách nhiệm của bảo vệ…………
Thứ mười tám: Bổ sung, tu sữa kịp thời cơ sở vật chất……………..
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường................................................................................


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.................................................................................................
2. Kiến nghị..............................................................................................
2.1. Đối với nhà trường.....................................................................................
2.2. Đối với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo..........................
2.3. Đối với chính quyền địa phương. ..........................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................

Trang
1
1
1
1
1
6
7
8
8
9
9
10
10
10
11
11
12
13
13
13
14

14
15
15
16
16
17
17
17
18
19


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay mô hình trường PTDTNT, PTDTBT trên địa bàn huyện Quan
Hóa có xu hướng tăng lên, như PTDTNT THCS Quan Hóa, THCS Hồi Xuân,
PTDTBT THCS Thanh Xuân, PTDTBT THCS Nam Động, PTDTBT THCS Phú
Sơn,... nên kinh nghiệm tổ chức tốt công tác quản lý học sinh, xây dựng kế
hoạch cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học tập, chấp hành tốt nề nếp
cho học sinh là rất cần thiết; để gây hứng thú học tập, rèn luyện ý thức tự học
nâng cao dần chất lượng giáo dục là vấn đề không chỉ đặt ra đối với các trường
PTDTNT, PTDTBT mà còn cho tất cả các nhà trường trong toàn huyện Quan
Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung.
Với vai trò là giáo viên đứng lớp, kiêm Phó Trưởng Ban quản lý Ký túc xá,
tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không chấp
hành các nội quy, quy định của nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục còn thấp.
Đối với các trường PTDTNT, PTDTBT thì vai trò của nhà trường là rất
lớn, bởi vì phần đa thời gian học sinh sống, học tập và sinh hoạt tại nhà trường.
Từ những nguyên nhân trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Một số kinh
nghiệm trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động cho học sinh trường

PTDTNT THCS Quan Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm, hoạt động tăng cường quản lý đối
với học sinh của trường PTDTNT THCS Quan Hóa nhằm góp phần nâng cao
chất lượng dạy - học, quản lý nề nếp sinh hoạt Ký túc xá của nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh trường PTDTNT THCS Quan
Hóa; công tác quản lý học sinh của nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu từ thực trạng, khảo sát thực tế, thu thập thông
tin, chụp ảnh,... đối với học sinh, cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà
trường. Phân tích, tổng hợp, so sánh từ các kênh thông tin trên.
- Điều tra khảo sát học sinh, nhân dân, cán bộ địa bàn nơi học sinh cư trú.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trường PTDTNT THCS Quan Hóa là trường chuyên biệt dành cho học
sinh các dân tộc thiểu số của huyện. Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn cán
bộ có năng lực, có trình độ cho địa phương.
Năm học 2018-2019, tổng số học sinh toàn trường là 246 được chia thành
8 lớp. Ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các
dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, H.Mông (chiếm 93,5%), trong đó có nhiều
em từ các xã cách xa trường hơn 50km như: Trung Sơn, Trung Thành, Hiền
Kiệt…đến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu,
nhiều thói quen trong sinh hoạt thiếu văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn
trong cuộc sống, khả năng tự phục vụ bản thân,...
2


Nhằm trang bị cho các em học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT trong

huyện kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cá nhân tôi nhận thấy đề tài này là
rất thiết thực với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh đặc
biệt là đối với Phòng Giáo dục huyện Quan Hóa và các tổ chức xã hội khác.
Tôi tập trung vào 5 nhóm giải pháp:
+ Tổ chức và quản lý học sinh ở nội trú;
+ Giáo dục học sinh nội trú;
+ Tổ chức và hướng dẫn học sinh nội trú tự học;
+ Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú;
+ Tổ chức đời sống tinh thần cho học sinh nội trú.
Kế hoạch hoạt động của Ban quản lý Ký túc xá năm học 2018-2019
Thời
gian

Tháng
8/2018

Tháng
9/2018

Người phụ
trách
- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới, (kiểm tra - BQLKTX,
chất lượng bàn ghế của học sinh, giáo viên) qua đó đề xuất bảo vệ
với nhà trường sửa chữa, mua mới các tài sản bị hư hỏng,
mất mát.
- Đ/c T.Tuấn,
- Kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt lại các hệ thống điện, đèn, Linh, Hòa
quạt, vòi nước,...
Bố trí chỗ ở nội trú cho học sinh
- BQLKTX

- Đón học sinh khối 7, 8, 9 về trường
- BQLKTX,
- Lên kế hoạch lao động đầu năm
GVCN
- 3 bảo vệ
Duy trì an ninh trật tự nội trú
- GV trực
- Đ/c T.Tuấn
Phát học phẩm và các vật dụng sinh hoạt nội trú cho học
phối hợp với
sinh khối 7, 8, 9.
văn thư
- Tổ chức công tác trực tự quản;
- BQLKTX,
- Hoàn thiện sổ sách của Ban quản lý Ký túc xá;
bảo
vệ,
- Đón học sinh khối 6;
GVCN khối 6
- Bàn giao phòng ở nội trú cho giáo viên quản lý phòng.
Tổ chức cho học sinh học nội quy; cho học sinh khối 6 lập - BQLKTX,
kế hoạch tự học, kỹ năng gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân, Đoàn
đội,
giặt quần áo, rửa bát,...
GVCN khối 6
Chụp ảnh thẻ cho học sinh
- Đc Linh
- Đc Linh,
Lập kế hoạch tổng vệ sinh, vệ sinh khu vực, chăm sóc làm đẹp
T.Hòa

cảnh quan; chuẩn bị lễ khai giảng và đón học sinh khối 6.
- Đoàn đội
Hoàn tất việc làm thẻ học sinh trước khai giảng
- Đc Linh
- Đc Điệp,
Phối hợp tổ chức tập huấn phòng cháy, chữa cháy
T.Tuấn
Phối hợp tổ chức tập huấn phòng chống dịch bệnh học đường - Đc Thanh
Duy trì an ninh trật tự nội trú và nhà trường, duy trì điểm - 3 bảo vệ
danh học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
T.Hòa
Nội dung công việc

3


Thời
gian

Nội dung công việc

Người phụ
trách

- Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
- Họp các trưởng phòng ở

Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở - Đoàn đội,
GV trực ban
trường
- Tổ chức ngoại khóa cho học sinh nội trú
- Đoàn đội
- Sinh hoạt câu lạc bộ
- BQLKTX
- BQLKTX,
Hội thảo công tác tự học, tự rèn luyện
GVCN
- Đoàn đội,
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN
- Đoàn đội
Tổ chức nói chuyện về giới tính, kỹ năng sống,...
- Công đoàn
- BQLKTX
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Điệp
- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn

Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
T.Hòa
Tháng Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh khối 9 tham
- BQLKTX
10/2018 quan học tập, trải nghiệm sáng tạo
Họp Phụ huynh học sinh toàn trường và Phụ huynh Ký túc xá - Đc Thảo
- Tổ chức ngoại khóa.
- BQLKTX
- Tổ chức nói chuyện về giới tính, kỹ năng sống,...
- Đoàn đội
- Sinh hoạt câu lạc bộ
- Công đoàn
- Họp các trưởng phòng ở
- Đc P.Tuấn
Đến thăm gia đình của học sinh theo cụm xã
- BQLKTX
Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở - Đoàn đội
trường
- Đoàn đội,
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN
Tháng Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
11/2018 học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Điệp

- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
- Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
- Thi phòng ở sạch đẹp học kỳ I
- Đoàn đội
- Họp các trưởng phòng ở

4


Thời
gian

Nội dung công việc
Sinh hoạt câu lạc bộ
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở
trường
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn

Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan,

chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
Tháng - Phối hợp tổ chức ngoại khóa phòng chống HIV-AIDS
12/2018 - Họp các trưởng phòng ở
- Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh khối 8 tham
quan học tập, trải nghiệm sáng tạo
- Sinh hoạt câu lạc bộ
Kiểm kê cơ sở vật chất nội trú
Tổ chức ăn và vui Tết Dương lịch, cho học sinh lên nhà
nghỉ lễ Tết Dương lịch
Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở
trường

Người phụ
trách
- Đoàn đội
- Đc Linh,
T.Hòa
- Đoàn đội
- GV trực ban
- Đoàn đội,
GVCN
- 3 bảo vệ
- GV trực
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Điệp
- Đc Thảo,
Thanh
- Đc P.Tuấn
- Đc Linh,

T.Hòa
- Đc P.Tuấn
- Đoàn đội
- BQLKTX
- Đoàn đội
- Đc P.Tuấn
- BQLKTX
- Đoàn đội
- Đoàn đội

- Đoàn đội,
GVCN
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Điệp
- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
- Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
- Họp các trưởng phòng ở
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
T.Hòa
Phối hợp tổ chức tuyên tuyền về truyền thống học sinh - - Đoàn đội

sinh viên Việt Nam
- BQLKTX
Sinh hoạt câu lạc bộ
- Đoàn đội
Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở - Đoàn đội
trường
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện

Tháng
01-02
/2019

5


Thời
gian

Tháng
3/2019

Tháng
4/2019

Tháng
5/2019

Người phụ
trách
- Đoàn đội,

Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN
Tổ chức cho học sinh hoạt động vui xuân; sắp xếp học sinh - Đoàn đội
lên nhà nghỉ tết, bàn giao học sinh cho địa phương; ổn định - BQLKTX
nề nếp, an ninh trật tự trước và sau nghỉ tết.
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Điệp
- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
- Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
- Thi phòng ở sạch đẹp học kỳ II
- Đoàn đội
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
T.Hòa
- Họp các trưởng phòng ở
- Đc P.Tuấn
Sinh hoạt câu lạc bộ
- Đoàn đội
- Đoàn đội,
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN

Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở trường - Đoàn đội
- Đoàn đội
Tổ chức “Hội xuân sắc màu dân tộc”
- BQLKTX
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
- Đc T.Tuấn,
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
Điệp
- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
- Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
- Họp các trưởng phòng ở
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...
T.Hòa
Sinh hoạt câu lạc bộ
- Đoàn đội
- Đoàn đội,
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN
Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ ở
- Đoàn đội
trường
Phối hợp với nhà trường tổ chức cho học sinh hoạt động - Đc Thảo,

trải nghiệm
Thanh
Duy trì an ninh trật tự trong nhà trường, duy trì điểm danh - 3 bảo vệ
học sinh sau 22 giờ hằng đêm.
- GV trực
Duy trì quản lý tốt giờ học tự quản.
- GV trực ban
Kiểm tra nề nếp, trực nhật, vệ sinh,...
- Đc T.Tuấn,
Nội dung công việc

6


Thời
gian

Tháng
6/2019

Người phụ
trách
Điệp
- Đc Thảo,
Kiểm tra tình hình ăn uống của học sinh, nhà ăn
Thanh
Kiểm tra cơ sở vật chất nội trú, phòng học
- Đc P.Tuấn
Lập kế hoạch lao động vệ sinh khu vực, làm đẹp cảnh quan, - Đc Linh,
chăm sóc vườn rau, vườn thuốc nam,...

T.Hòa
- Đoàn đội,
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ huyện
GVCN
- Tổ chức các hoạt động cho học sinh trong hai ngày nghỉ - Đoàn đội,
ở trường
trực ban
- Họp các trưởng phòng ở
- Đc P.Tuấn
Sinh hoạt câu lạc bộ
- Đoàn đội,
Tổ chức gặp mặt và cho học sinh đi thăm quan học hỏi.
- BQLKTX
Kiểm kê, niêm phong cơ sở vật chất và phòng ở, nội trú
- 3 bảo vệ
Tổ chức cho học sinh khối 6, 7, 8 lên nhà nghỉ hè, bàn giao - Đc T.Tuấn,
cho Bí thư đoàn xã
Điệp, GVCN
Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự, nề nếp nội
- Đc P.Tuấn
trú, kiểm tra giám sát các hoạt động sinh hoạt của học sinh
- 3 bảo vệ
khối 9 ở lại ôn tập thi tốt nghiệp THCS.
Duy trì hoạt động kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự, nề nếp
- 3 bảo vệ
nội trú, kiểm tra giám sát các hoạt động sinh hoạt của học
- GV trực
sinh khối 9 ở lại ôn tập thi vào THPT.
- Trực tăng cường trong các ngày học sinh thi tốt nghiệp - Đc Điệp
THPT quốc gia

- Tổ Hành
- Trực bảo vệ và vệ sinh trường
chính
Nội dung công việc

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc
giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo
đức ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế
cho thấy, xã hội hiện nay đã có nhiều biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh
giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng ,
…với lối sống ích kỉ, thực dụng, thờ ơ,…đang diễn ra hằng ngày. Bên cạnh
những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu
cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều thế hệ học sinh.
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và
đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là trên các phương tiện truyền thông đã
đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh
nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo,... tuy nhiên đáng sợ là
thái độ thờ ơ, vô cảm của nhiều người. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan
hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, hiện nay ngày càng đông học sinh chưa có thái độ, nhận thức
đúng đắn, không thực sự hứng thú với việc học tập; chưa tìm được phương pháp
học tập phù hợp; thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để đóng
7


góp vào việc học tập hay các hoạt động; không thực sự tự tin vào năng lực, trình
độ của mình, cho rằng mình không có khả năng tự học, tự nghiên cứu,...
Học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa có ưu điểm là đa số các em

ngoan, lễ phép. Những học sinh ở Kí túc xá đều biết tự lập, tự sắp xếp cuộc sống
bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường.
Tuy nhiên, trong môi trường sinh hoạt tập thể, một số học sinh bộc lộ
những khuyết điểm đáng lo ngại. Cụ thể:
Một số em chưa xác định đúng đắn, còn lẫn lộn giữa phong tục tập quán với
hủ tục. Do đó, mặc dù được thầy cô và nhà trường định hướng vẫn vi phạm nội quy.
Còn hiện tượng học sinh chơi điện tử bằng nhiều hình thức.
Dùng điện thoại di động trong khu Ký túc xá, trong khuôn viên nhà trường.
Học sinh ăn quà và nợ quán còn nhiều.
Học sinh chưa được trang bị kỹ năng trong cuộc sống như: Về giới tính,
kĩ năng lao động, giáo dục hướng nghiệp,...
Học sinh không được giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc;
không có sân chơi, các trò chơi dân gian, dân tộc; không được học chữ viết,
nhạc cụ của dân tộc mình,...
Hệ thống khuôn viên trong nhà trường rộng nhưng còn để bỏ hoang.
Học sinh thường xa vào các trò chơi vô bổ, không có nơi để học tập, vui
chơi, đọc truyện,... hay tham gia vào các cuộc thi trí tuệ bổ ích khác.
Còn nhiều học sinh trúng tuyển vào trường nhưng việc đọc, viết hay bảng
cửu chương còn chưa thuộc.
Nhà trường, Ban quản lý Ký túc xá, Đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm chưa nắm
bắt được tâm tư, tình cảm của học sinh, đặc biệt nhiều học sinh có hoàn cảnh khó
khăn, cha mẹ ly hôn,…dẫn đến nhiều học sinh có tư tưởng chuyển về địa phương.
Các vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới nề nếp, chất lượng giáo dục và
uy tín của nhà trường. Điều quan trọng hơn, nếu không kịp thời chấn chỉnh,
ngăn chặn sẽ có nguy cơ lây lan trong cộng đồng và khi đó, đạo đức của một số
học sinh sẽ lệch hướng, không hợp quy chuẩn xã hội. Như vậy, nhiệm vụ dạy
chữ, dạy người của nhà trường sẽ không đạt được như mong muốn. Ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng mọi mặt của nhà trường. Đề tài này tôi đưa ra nhằm góp
phần đưa nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Các hoạt động ngoài giờ trong trường PTDTNT THCS Quan Hóa, gồm:

- Hoạt động học sinh tự học;
- Hoạt động văn hóa văn nghệ;
- Hoạt động Thể dục thể thao, tham quan, du lịch;
- Hoạt động lao động tăng gia sản xuất, lao động vệ sinh, chăm sóc vườn
hoa, cây cảnh tại trường;
- Hoạt động Giao lưu văn hóa, bảo vệ môi trường.
3. Các kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Thứ nhất: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường

8


Ở bất kỳ thời đại nào, người thầy luôn là tấm gương cho học sinh noi
theo. Vì vậy, để giáo dục các em, người làm công tác lãnh đạo, quản lý nhà
trường phải hội đủ 3 yếu tố: Tài - Tâm - Tầm.
Đó chính là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững, có năng lực quản lý,
lãnh đạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có tình cảm để thấu hiểu công việc và chia
sẻ khó khăn với cấp dưới, với học sinh; nói đi đôi với làm, không khoe khoang,
không dối trá; tâm huyết, yêu thương học sinh như “con” của mình; đoàn kết
gắn bó với đồng nghiệp, nhân dân; xây dựng được đội ngũ vững mạnh; làm việc
có kế hoạch dài hơi, có tổ chức chỉ đạo, có kiểm tra, giám sát,...luôn có hướng đi
mới, để thu về hiệu quả cao nhất trong mọi công việc.
Cần phải thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và
học” được Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động
từ năm học 2016-2017. Mục đích của phong trào là khơi dậy tinh thần đổi mới,
sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy,
giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học.
Ngay từ đầu năm nhà trường kiện toàn Ban quản lý Ký túc xá gồm các
thầy cô chủ nhiệm, giáo viên quản lý phòng và đại diện học sinh, do 01 đồng chí

Phó hiệu trưởng chỉ đạo, hoạt động có lịch cụ thể; đã lắp điện thoại bàn ở phòng
quản lý Ký túc xá để học sinh thuận lợi khi liên lạc về gia đình; lắp Camera các
khu vực nhạy cảm để quản lý tốt hơn học sinh Ký túc xá; thành lập tổ tư vấn tâm
lý học sinh, tổ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối lớp lớn; thành lập đội
xung kích do 01 cán bộ giáo viên điều hành,...
Thứ hai: Phối hợp với gia đình và xã hội, tham mưu với cấp trên
Gia đình luôn là nền tảng của sự hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi con người. Vì vậy, muốn giáo dục học sinh có nhân cách tốt, nhà trường
phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, địa phương nơi học sinh cư trú, địa phương
nơi nhà trường đóng và với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
Với chính quyền, địa phương: Di chuyển quát nét, quản lý tốt các đối
tượng học sinh trọ quanh khu vực trường, tuyên truyền để nhà dân không mở loa
to; bàn giao học sinh mỗi khi nghỉ Hè, nghỉ Tết cho Ban chấp hành Đoàn xã.
Tham mưu để tổ chức các hoạt động trong nhà trường như: Các cuộc thi,
học tiếng dân tộc ngoài giờ, học kèn, các nhạc cụ dân tộc.
Với gia đình: Đến thăm gia đình của học sinh theo cụm xã, thường xuyên
liên lạc để nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, sở thích, sở trường (hoặc
qua kênh thông tin từ học sinh cùng bản, xã,...)
Thứ ba: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là cả
tinh thần. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để
thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho
nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mỹ, lao động,...góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường. Huy động thật tốt
các nguồn lực từ doanh nghiệp, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội khác,...

9


Tham mưu, tạo điều kiện để Hội cha mẹ học sinh thể hiện sự quan tâm của

mình đối với con em mình bằng cách mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất trong
phòng nội trú, khu vực nội trú học sinh và bếp ăn của nhà trường; giáo viên trực
ban và Ban quản lý Ký túc xá thường xuyên kiểm tra và sữa chữa kịp thời. Nên
phòng nội trú luôn thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp, được lau chùi thường xuyên.
Cùng Hội cha mẹ học sinh mua sắm bàn ghế nhà ăn, bổ sung các vật dụng
trong nhà ăn định kỳ; khu vực nhà ăn cho học sinh được thiết kế sạch sẽ, an
toàn, đảm bảo các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Thứ tư: Thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, của cấp trên
Các cuộc vận động trong những năm học qua mà nhà trường đã và đang
thực hiện, gồm: Việc thực hiện các nội dung về “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội
dung, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, câu lạc bộ bóng rổ
học đường; giáo dục phòng chống Ma túy, HIV/AIDS, chống ô nhiễm môi
trường, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt,...
Tuyên truyền để học sinh nắm được tinh thần đổi mới của chương trình
giáo dục phổ thông mới.
Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp thân thiện với học sinh nhà trường;
thu gom và phân loại rác.
Vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn
đội tổ chức cho học sinh đi viếng và chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ huyện.
Hằng tuần, hằng tháng, học kỳ, năm học Ban quản lý Ký túc xá đề xuất
với Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường khen thưởng những tập thể, cá
nhân học sinh có thành tích trong các mặt hoạt động về nề nếp nội trú.
Ngoài việc thực hiện nội quy trong nhà ăn, trước mỗi bữa ăn học sinh hô theo
tiếng kẻng khẩu hiệu: “Con mời các thầy các cô mời cơm, tôi mời các bạn mời cơm”
Nếu học sinh vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường, của Ban quản
lý Ký túc xá lần đầu thì được nhắc nhở, lần thứ hai trở đi sẽ bị đề nghị một trong
các hình thức kỷ luật sau:
- Thu nhặt giấy, rác, lau chùi, tổng dọn vệ sinh phòng ở;

- Lau chùi nhà ăn;
- Dọn nhà vệ sinh;
- Trừ điểm thi đua của lớp (tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ);
- Lao động 01 tuần theo sự phân công và giám sát của giáo viên trực ban,
giáo viên chủ nhiêm, Ban quản lý Ký túc xá;
- Đền tiền (gấp đôi giá trị thiệt hại) kết hợp với một trong các hình thức
trên nếu làm hư hỏng cơ sở vật chất nhà trường;
- Chịu kỷ luật theo quyết định của Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường.
Thứ năm: Thực hiện đầy đủ các chế độ cho học sinh trường PTDTNT
Theo thông tư 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 quy định
cho học sinh trường PTDTNT.
Ngoài ra hằng năm đã tổ chức cho những học sinh có thành tích trong học
tập, thi học sinh giỏi các môn Văn hóa hay Thể dục thể thao đi thăm quan học
10


hỏi ở các trường trong huyện, tỉnh; thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử: Giao lưu với trường PTDTNT THCS Lang Chánh, thăm thủy điện Trung
Sơn, Hang Co Phường, Khu di tích lịch sử Lam Kinh,...
Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường và Ban quản lý Ký túc xá đã thống
nhất và đề xuất với Ban Dân tộc của HĐND tỉnh tăng trang cấp hiện vật ban đầu
cho học sinh lên 02 lần/4 năm học. Đối với học sinh học gửi thì mức thưởng
bằng ½ chế độ của các bạn có học bổng.
Thứ sáu: Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác tham
mưu với lãnh đạo về công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe học sinh
trong nhà trường
Trước tình hình nguy cơ dịch bệnh và các nguy cơ tiềm ẩn của xã hội tác
động, đe dọa sức khỏe học sinh nội trú hằng ngày, gây ảnh hưởng lớn tới chất
lượng giáo dục của nhà trường, trong những năm qua công tác quản lý và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được lãnh đạo

nhà trường hết sức quan tâm.
Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh, hướng dẫn giáo
dục nề nếp vệ sinh, ăn ở hằng ngày, hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ
sinh, chăm lo khám chữa bệnh khi ốm đau bệnh tật, những công việc này là một
phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, giáo dục và rèn luyện học sinh ở
trường nội trú.
Trong trường hợp học sinh đau, ốm nặng thì nhân viên y tế, giáo viên trực
ban phải đem học sinh vào Bệnh viên đa khoa huyện Quan Hóa đồng thời liên
lạc với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với Trung tâm y tế thị trấn,
Trung tâm y tế huyện; hợp đồng y tế ngay từ đầu năm, yêu cầu là có bằng cấp
về y tế học đường; có kiểm tra, giám sát thường xuyên; yêu cầu học sinh tham
gia bảo hiểm y tế 100%; xây dựng tủ thuốc và các vật dụng liên quan,…
Thứ bảy: Tổ chức tăng gia trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo và trồng và
chăm sóc vườn thuốc nam của trường
Nhà trường đất rộng, khuôn viên còn nhiều, nên đã tổ chức lao động, tăng
gia sản xuất để hướng nghiệp cho học sinh và cải thiện bữa ăn hằng ngày, cũng qua
đó để học sinh hiểu được giá trị công sức, thành quả của lao động, đồng thời tạo
cho học sinh sự đoàn kết, thương yêu, gắn bó nhau và yêu mến trường lớp hơn.
Tích cực hướng dẫn và tăng gia cùng học sinh để cải thiện đời sống vật
chất, tận dụng đất đai, nguồn nhân lực, rèn kỹ năng lao động cho học sinh.
Hướng dẫn, giao cho học sinh các lớp trồng và quản lý vườn thuốc nam
quanh khu vực nhà đa chức năng và khu nhà học bộ môn, sau nhà hiệu bộ.
Giao cho các lớp các khu vực ở vườn hoa để trồng, chăm sóc.
Hưởng ứng Tết trồng cây hằng năm nhà trường chỉ đạo Đoàn đội lên kế
hoạch trồng cây đầu năm nhằm hạn chế bớt tiếng ồn, bụi từ đường 15A và khu
Chợ “cóc” trước trường. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh trồng các loại cây
ăn quả như: Bưởi, Mít, Cam.
Khu vực quanh nhà ăn của nhà trường, Ban quản lý Ký túc xá thả gà để ăn
thức ăn thừa của học sinh. Giao cho bảo vệ, lớp trực nuôi lợn, hằng năm có lợn

11


để cho học sinh ăn Tết, có nhân thịt khi gói bánh chưng. Tổ chức thu gom giấy
lộn, chai lọ sau khi đã phân loại rác bán để gây quỹ,...
Thứ tám: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm
Là giáo viên sát sao nhất với học sinh, thực hiện các tiết dạy Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp,...là người chịu trách nhiệm trước nhà
trường việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Nắm bắt toàn bộ hoạt động
của học sinh báo với nhà trường các trường hợp đặc biệt.
Giáo viên chủ nhiêm lớp là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người
tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn
tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Là người có thể
thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học; xây dựng tập thể học sinh thành một
khối đoàn kết; tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp; giữ vai trò chủ
đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.
Đối với học sinh cấp THCS thì đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi
trưởng thành. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con
đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân trưởng thành. Do đó làm tốt công tác
chủ nhiệm, chọn cử các thầy cô có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, gần
gũi, động viên, chia sẻ cùng các em, thì trường PTDTNT THCS Quan Hóa mới
có thể nâng cao chất lượng giáo dục mọi mặt.
Cùng giáo viên trực và quản lý phòng hướng dẫn gấp chăn màn, rửa bát,…
cho học sinh mới vào đầu cấp. Tổ chức Hội thảo công tác chủ nhiệm để chia sẻ
những kinh nghiệm, ý tưởng hay mới trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.
Tổ chức đến thăm gia đình học sinh ở địa bàn 6 cụm xã:
1) Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn;
2) Phú Thanh, Phú Lệ, Phú Sơn;
3) Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân;
4) Hiền Kiệt, Hiền Chung, Thiên Phủ;

5) Nam Tiến, Nam Động, Nam Xuân;
6) Thị Trấn, Xuân Phú, Phú Nghiêm.
Thứ chín: Phát động tốt cuộc thi do ngành phát động: Nghiên cứu khoa
học kỹ thuật; Dạy học tích hợp, liên môn, các cuộc thi về lịch sử,...
Cuộc thi được tổ chức thường niên, nhằm khuyến khích học sinh tham gia tìm
hiểu nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vận dụng các kiến thức trên lớp vào
thực tiễn cuộc sống; đồng thời tạo ra một sân chơi hữu ích cho học sinh có cơ hội trải
nghiệm, sáng tạo, giao lưu, trao đổi các kiến thức về khoa học với bạn bè, thầy cô.
Cũng từ sân chơi này, học sinh có cơ hội định hướng tương lai cho bản thân.
Về mặt xã hội, học sinh có cơ hội gắn kết, tiếp cận môi trường doanh
nghiệp, địa phương là cơ hội để các em có sản phẩm sáng tạo giúp ích cho xã hội.
Nhà trường khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy - học theo phương châm "Học đi đôi với hành".
12


Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy - học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công
tác giáo dục.
Thứ mười: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu, Hội xuân sắc màu dân tộc, tổ
chức ăn và vui Tết Dương lịch
Giáo dục các em qua các hội thi, qua vui chơi giải trí sẽ giúp các em lĩnh
hội điều chúng ta cần giáo dục một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chính vì vậy,
trong 04 năm học gần đây Chuyên môn nhà trường phối hợp với Đoàn, chỉ đạo
Đội lập kế hoạch tổ chức Cuộc thi Hội xuân sắc màu dân tộc, Tết dương lịch,...
Nhằm giáo dục tinh thần đoàn kết, gìn giữ phát huy bản sắc tốt đẹp các dân
tộc trong tập thể học sinh nhà trường, với mục đích giáo dục thế hệ trẻ: Giỏi về trí

tuệ, mạnh mẽ về tinh thần, thể chất; phong phú về tâm hồn; luôn biết tự tôn, tự
hào dân tộc; đồng thời phải biết lựa chọn để giao lưu tinh hoa văn hóa giữa các
dân tộc mà không đánh mất bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình qua các trò chơi dân
gian dân tộc, như: Tó Lẹ, Cà Kheo, Bịt mắt bắt Vịt, Ném Còn,... cùng nhau nấu
ăn, đốt lửa trại, thi văn nghệ trang phục dân tộc, cùng nhau ăn cơm tập thể,...
Cuộc thi có sự trợ giúp của các thầy cô và phụ huynh học sinh trong nhà
trường đã đem đến nhiều điều mới mẻ, hứng khởi cho các em học sinh. Cuộc thi
cũng đã nhận được sự quan tâm động viên của các cấp ngành địa phương, tạo
được sự chú ý và đồng thuận rộng rãi trong nhân dân huyện nhà.
Thứ mười một: Tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyên ngoại khóa, giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh
Bên cạnh sự uốn nắn, chỉ bảo của giáo viên chủ nhiêm, giáo viên đứng
lớp, Ban giám hiệu nhà trường, Ban quản lý Ký túc xá đã định hướng, truyền
kinh nghiệm sống của thế hệ đi trước cho các em dưới nhiều hình thức, như qua
buổi chào cờ, qua sinh hoạt ký túc xá,…Tổ chức cho học sinh toàn trường học
nội quy ngay từ đầu năm và định kỳ 01 lần/kỳ.
Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với
năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, như:
làm nghề ở các xưởng đũa, chế biến luồng, trồng luồng, các loại cây ăn quả,...
Năm học 2018-2019, lãnh đạo nhà trường và Công đoàn, Ban quản lý Ký
túc xá, phụ huynh, cá nhân thành đạt đã đi ra từ mái trường, cựu chiến binh,...
nói chuyện cùng học sinh. Qua buổi nói chuyện, các em hiểu thêm về đạo lý làm
người, về truyền thống tốt đẹp của cha ông, về mỹ tục và hủ tục, về học đòi với
gìn giữ, về tâm sinh lý giới tính, tác hại của trò chơi điện tử tới học tập,…Dần
dần từng chút giúp các em gạn đục khơi trong, biết lựa chọn cái hay cái đẹp để
hoàn thiện bản thân, sau này vững vàng trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Qua đó năm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh nhà trường được tốt hơn.
Trong các buổi nói chuyện đã lấy các gương của các cựu học sinh nhà trường
PTDTNT THCS Quan Hóa thành đạt trong công tác như: Thầy Phạm Anh Toàn, anh
Hà Văn Ca, thầy Lương Văn Thường, thầy Hà Văn Hùng, cô Đỗ Thị Hồng Liên, chị

Đặng Hà Ngọc Mai, anh Hà Văn Khiêu và nhiều tấm gương khác nữa.
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận
học sinh thiếu tính tự tin, sống cô lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với
13


gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống xuống cấp, đắm chìm
trong thế giới ảo của Internet… gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội.
Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Do vậy, nhà trường đã tổ
chức các buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 8, 9
với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân,
khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống phức tạp, muôn hình muôn vẻ của cuộc sống.
Thứ mười hai: Quản lý tốt Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong
nhà trường
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và
hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu
biết mới, mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội;
giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về
truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, địa phương, đất nước; giúp học sinh
có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế,
hợp tác, hoà bình, hữu nghị, bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hoá gia đình,
vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề pháp luật,...
Ở trường PTDTNT THCS Quan Hóa, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp do giáo viên chủ nhiêm phụ trách vào các tiết sinh hoạt lớp các tuần chẵn
trong năm học, có kế hoạch do Tổng phụ trách đội duyệt tại Phòng giáo dục.
Qua hoạt động này tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú, các thầy cô
giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng nhiều phương pháp đổi mới làm cho tiết học sôi
nổi, hăng say hơn. Bao gồm các hoạt động như: múa hát sân trường, dạy nhảy,

các hoạt động tập thể, thăm quan thiên nhiên,...
Thứ mười ba: Tổ chức các câu lạc bộ trong nhà trường
Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện
thêm một số kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành,...
Thông qua các câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải
trí lành mạnh, thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng
những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau
dồi để phát triển một cách toàn diện.
Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt
nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.
Trường PTDTNT THCS Quan Hóa đã tổ chức các câu lạc bộ em yêu Toán
học, Văn học, Tiếng anh, các câu lạc bộ Thể dục thể thao như: cầu lông, bóng đá,
cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, bóng rổ, vẽ tranh,…
Với nguồn kinh phí trích từ quỹ Khuyến học nhà trường để khen thưởng
cho học sinh 2 tuần/1 lần trao trước cờ, bằng các quyển sách tham khảo, truyện,
vở, bút,… có đóng dấu của nhà trường.
Thứ mười bốn: Xây dựng thư viện trường PTDTNT THCS Quan Hóa
tiến tới thư viện đạt chuẩn quốc gia
14


Để hình thành văn hóa đọc cho học sinh, thế hệ chỉ quen với điện thoại,
máy tính, đòi hỏi hoạt động thư viện phải hiện đại, thân thiện, gần gũi hơn.
Nhà trường đã xây dựng thư viện xanh ngay tại sân trường nhằm thu hút
học sinh đọc sách một cách thuận tiện, thân thiện.
Với kinh phí từ quỹ Hội cha mẹ học sinh và từ quỹ Khuyến học nhà
trường đã xây dựng các tủ sách đặt ngoài trời, thiết kế và bố trí khu vực ghế
ngồi, nơi đọc để mỗi giờ ra chơi, học sinh không còn phải chen lấn nhau trong
thư viện mà có thể tìm cho mình một nơi mát mẻ dưới gốc cây để đọc sách.

Huy động nguồn sách, truyện từ các gia đình giáo viên trong trường hoặc
nguồn sách báo cũ. Báo do trường đặt, tài liệu được nhà nước cấp.
Để tránh nhàm chán, hằng tuần, cán bộ thư viện đều tiến hành luân
chuyển sách, truyện để cho học sinh có điều kiện được đọc nhiều quyển sách,
truyện hơn, có đăng ký mượn và trả do nhân viên văn thư đảm nhận
Thứ mười lăm: Quan tâm, động viên gần gũi học sinh thường xuyên
Học sinh trường PTDTNT vốn ở xa gia đình nên coi cán bộ, giáo viên
nhân viên như người cha, người mẹ thứ hai của mình, khi các em thiếu thốn tình
cảm, ốm đau,...rất cần các thầy cô đến động viên, chia sẻ, chăm sóc,... đặc biệt là
học sinh đầu cấp. Hiện nay nhà trường có 15/32 cán bộ giáo viên là người dân
tộc thiểu số, ngoài ra còn 07 thầy cô có chứng chỉ tiếng dân tộc Thái, Mông,
Mường nên việc động viên và gần gũi các em tương đối thuận lợi, nhiều em cảm
thấy các thầy cô như cha, mẹ của mình ở nhà.
Nhiều cán bộ, giáo viên đã đến phòng cùng học sinh trực nhật, cho học
sinh những món ăn nhỏ như: quả cà muối, dưa muối, nước mắm,...để học sinh
thấy được tình cảm của người cha, mẹ thứ hai của mình.
Động viên đến các em có hoàn cảnh khó khăn, trao cho các em những
món quả nho nhỏ đầy ý nghĩa.
Trong các giờ sinh hoạt, chào cờ đến động viên, nhắc nhở, trao đổi với
các em để năm bắt tâm tư nguyện vọng của các em trong hai ngày nghỉ, làm cho
học sinh yên tâm và thoải mái tâm lý trước khi bắt đầu vào tuần học mới.
Tổ chức sinh nhật cho học sinh hằng tháng, em nào có sinh nhật vào tháng
đó thì giáo viên chủ nhiêm tổ chức chung cho các em.
Thứ mười sáu: Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự
học và thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh
Nhận thức được hoạt động tự học, hiểu rõ vai trò quyết định của nó đối với
việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp học sinh thực sự tự giác, tích cực, tự
lực và tìm kiếm các phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp nhất với bản thân. Tăng
cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thường xuyên thúc đẩy
hoạt động tự học của học sinh bằng nhiều biện pháp thích hợp sẽ giúp duy trì hứng

thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập đã định.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học trường PTDTNT THCS Quan Hóa đã
tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể học sinh trong các buổi sinh hoạt
lớp, sinh hoạt dưới cờ, tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...về vai trò,
trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc tự học, tự rèn luyện, mục đích để học
15


sinh tự xây dựng cho mình một kế hoạch tự học thích hợp. Đồng thời phối hợp
với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt hoạt động này.
Nhà trường cho học sinh tự học vào các buổi chiều thứ 4, 5, 6 và các buổi
tối thứ 2, 3, 4, 5, chủ nhật; còn tối thứ 6, 7 cho học sinh xem thời sự.
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến trong các thầy cô về phương pháp tự học môn
của mình phụ trách sau đó tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận trong học sinh về
phương pháp tự học (đặc biệt là những học sinh có thành tích cao trong học tập).
Thứ mười bảy: Tăng cường, nâng trách nhiệm của bảo vệ
Ngay từ đầu năm nhà trường đã hợp đồng 3 bảo vệ, đảm bảo quyền lợi
cho các bảo vệ như là nhân viên khác, chia ca để đảm bảo có thời gian nghỉ
ngơi, đồng thời cũng ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ như:
Làm việc 24/24 giờ trong tuần.
Yêu cầu lập sổ theo dõi chính xác tài sản nhà trường.
Quản lí tốt các chìa khóa các phòng ở, nhà học, nhà bộ môn,...
Thường xuyên kiểm kê tài sản,
Quản lý học sinh trong các giờ chính khóa, tự học.
Trông giữ xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và của khách
Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu vực nhà trường.
Ngăn chặn người ngoài vào trường khi không có yêu cầu công tác; giám
sát, kiểm tra người mang tài sản của trường ra khỏi cơ quan.
Chịu trách nhiệm sữa chữa bàn ghế, cơ sở vật chất nhỏ.
Thứ mười tám: Bổ sung, tu sữa kịp thời cơ sở vật chất Nhà trường, Ký túc xá

Để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng từ bữa ăn, giấc ngủ
của học sinh. Hằng năm nhà trường đã bổ sung, tu sữa kịp thời cơ sở vật chất.
Thành lập Ban lao động có nhiệm vụ phân công lao động cho học sinh toàn
trường, sữa chữa nhỏ. Qua bảo vệ, giáo viên trực ban Nhà trường gia cố kịp thời
các khu vực hư hỏng, như: Tường rào, điện, nước,...vì coi đây là công việc
thường xuyên, liên tục.
Hơn 30 năm qua, với sự đi lên từng bước vững chắc của mình, trường
PTDTNT THCS Quan Hóa đã khẳng định được vị thế của một ngôi trường đặc
thù của ngành Giáo dục và đào tạo huyện Quan Hóa. Dù còn những khó khăn
thử thách nhất định nhưng được sự quan tâm, đầu tư, giúp đỡ của các cấp, các
ngành, sự ủng hộ hết lòng của các bậc Cha mẹ học sinh, sự đồng thuận của nhân
dân cùng với sự chỉ đạo khoa học, sáng tạo của Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu,
sự vươn lên không ngừng của cán bộ giáo viên và các thế hệ học sinh, nhà
trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Một ngôi trường khang trang, đầy hoa thơm, cây xanh và bóng mát cùng
với các điều kiện về cơ sở vật chất đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu giảng dạy,
học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi cũng như tham gia các hoạt động xã hội
khác của thầy - trò nhà trường. Với khẩu hiệu: “Tất cả vì học sinh các dân tộc
thân yêu”, tập thể cán bộ giáo viên đã có nhận thức quan trọng trong tư duy để
giữ thương hiệu nhà trường đạt chuẩn Văn hóa cấp tỉnh và trường đạt chuẩn
mức độ 3 về Kiểm định chất lượng giáo dục. Bởi tính chất đặc thù của ngôi
trường là nội trú nên công việc của cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà
16


trường cũng thể hiện rõ tính đặc thù đó, không chỉ đơn thuần dạy kiến thức giáo dục đạo đức mà là: nuôi - dạy, chăm sóc - bảo vệ cho từng bữa ăn - giấc
ngủ của các em. Nơi đây đã thực sự trở thành “Ngôi nhà chung” của các em.
Từ “Ngôi nhà” này, bao nhiêu thế hệ học sinh đã trưởng thành là bấy
nhiêu thành tích của các em góp phần làm rạng danh nhà trường. Hằng năm, tỉ lệ
đỗ tốt nghiệp THCS đạt 100%, học sinh thi vào lớp 10 PTDTNT THPT tỉnh,

PTDTNT THPT Ngọc Lặc, liên tục xếp thứ nhất trên tổng số 17 trường THCS
toàn huyện. Nhiều lượt học sinh đạt các giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi
cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh các môn học cơ bản, nhà trường còn chú trọng bồi
dưỡng và đưa học sinh vào các hoạt động toàn diện: Tham gia và đạt giải cao
trong các cuộc thi văn nghệ, thể thao, kiến thức liên môn, chỉ huy Đội,... cùng đó
là các hoạt động từ thiện, học tập ngoại khóa, thực tế,... nhằm hoàn thiện dần
tâm lí và tính cách lứa tuổi cho các em.
Trong sự trưởng thành đó của nhà trường có sự trưởng thành về chuyên
môn của đội ngũ giáo viên với các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp (huyện,
tỉnh),... Với môi trường xanh - sạch - đẹp, vệ sinh và an ninh trật tự tốt đã tạo
nên một mô hình giáo dục hoàn thiện, mẫu mực của địa phương cả về hoạt động
dạy - học - quản lý nội trú và văn hóa xã hội khác. Bởi vậy, số lượng các giải các
cấp về các môn văn hóa, thể dục thể thao,… của học sinh luôn đứng ở tốp đầu
các khóa học của huyện Quan Hóa.
Điều quan trọng và đáng tự hào hơn nữa là các thế hệ học sinh lớn lên từ
mái trường PTDTNT THCS Quan Hóa đã trở thành những công nhân - cán bộ giáo viên - chiến sĩ,... đang phục vụ chính quê hương cũng như đang tung cánh
đi muôn phương của đất nước. Đó cũng chính là những phần thưởng quý giá,
nguồn cổ vũ lớn lao đối với đội ngũ những người làm nhiệm vụ nuôi - dạy chăm sóc và bảo vệ học sinh nơi mái trường thân yêu này.
Với những cơ sở và nền tảng tốt đẹp trong quá trình hình thành và phát
triển cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nhà trường đã, đang
và sẽ tiếp tục truyền thống Dạy tốt - Học tốt, ra sức thi đua vươn tới những đỉnh
cao hơn của sự thành công, xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân các dân tộc
huyện Quan Hóa.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua hai năm học được áp dụng đề tài vào trong quá trình tham mưu, chỉ đạo,
quản lý đối với công tác học sinh nội trú, tôi thấy có những chuyển biến đáng kể:
- Nề nếp kỷ cương được thiết lập lại, đi vào quy củ. Các kế hoạch quản lý,
chỉ đạo công tác nội trú được triển khai và thực hiện một cách hiệu quả.
- Chất lượng học tập, ý thức đạo đức của học sinh nội trú được cải thiện
theo hướng tích cực. Các em đã ý thức hơn trong học tập, hiện tượng không

chuyên cần đã giảm nhiều.
- Học sinh được giáo dục và hình thành các kỹ năng sống một cách phù
hợp, các em biết tự giác chăm sóc bản thân, biết chia sẻ và tự tin hơn trong giao
tiếp với bạn bè, thầy cô.
- Chất lượng đại trà, chất lượng thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp
huyện, tỉnh tăng lên đáng khích lệ, cụ thể trong năm học 2018-2019:
17


Cấp huyện: 51 giải (xếp thứ nhì toàn đoàn)
Cấp tỉnh: 03 giải, trong đó môn Giáo dục công dân 02 giải Ba; môn Địa lý
01 giải KK (chỉ duy nhất mình trường đạt thành tích cấp tỉnh)
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện SKKN tôi nhận thức được rằng:
Quản lý, chỉ đạo công tác học sinh nội trú, xây dựng kế hoạch hiệu quả là một
hoạt động đa dạng và phong phú, gắn liền với quản lý hoạt động dạy - học và
các hoạt động khác, bổ sung cho nhau để tạo nên một kết quả tổng hợp nhằm
hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ năm học.
Qua đề tài này tôi xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý,
chỉ đạo công tác nội trú như sau:
- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trang
thiết bị cho khu nội trú, tạo không gian vui chơi cho học sinh.
- Cần có kế hoạch quản lý, chỉ đạo chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình thực
tiễn của nhà trường song phải đảm bảo tính phù hợp với sự chỉ đạo của các cấp; đảm
bảo sự linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, từng địa phương.
- “Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm
lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương".
- Phát huy tính tích cực của việc tự quản của học sinh, phát huy vai trò
của học sinh được bầu làm trưởng phòng, đội xung kích, đội cờ đỏ, đội an toàn

giao thông.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, nhiệm
vụ; Ban giám hiệu cần có những quyết định kịp thời nhằm chấn chỉnh, điều
chỉnh hoạt động của công tác nội trú.
- Ban quản lý Ký túc xá cần hoạt động nhiệt tình, sát sao, phân công nhiệm
vụ cụ thể từng thành viên, có chế độ bồi dưỡng thêm cho Ban quản lý Ký túc xá.
- Công tác trực tăng cường cần duy trì kể cả ngày nghỉ, phải chấm công
và có khen thưởng, động viên với cá nhân làm tốt, phê bình đối với cá nhân
không hoàn thành nhiệm vụ. Đưa vào làm tiêu chí xét thi đua cuối năm.
Với đề tài này bản thân nhận định khả năng ứng dụng SKKN vào thực tế
nhà trường và địa phương là rất cao, đề tài phù hợp với phần lớn các trường
PTDTNT, PTDTBT hiện nay của huyện Quan Hóa, có thể mở rộng phạm vi
nghiên cứu của SKKN này cho các trường, các huyện có mô hình PTDTNT,
PTDTBT trong tỉnh Thanh Hóa.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường
Tham mưu với cấp trên để tu sữa, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu
hoạt động của học sinh theo tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia và trường đạt
Kiểm định chất lượng cấp độ 3. Phối hợp với TTGDTX huyện dạy nghề phổ
thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
2.2. Đối với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo

18


- Tu bổ hệ thống nhà nội trú và các công trình phục vụ liên quan để đảm bảo
nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, tổ chức các hoạt động cho học sinh của nhà trường. (như
cần có phòng riêng cho phụ huynh đến thăm con, nhà truyền thống,... ).
- Cần tổ chức “Hội nghị Diên Hồng về chất lượng giáo dục Quan Hóa”
trong toàn huyện qua đó lấy ý kiến của các bậc cao niên, lão thành, cán bộ quản

lý, giáo viên, học sinh và quần chúng nhân dân để nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của huyện nhà.
- Tổ chức để cán bộ giáo viên các nhà trường PTDTNT, PTDTBT tham
quan học hỏi các mô hình quản lý nội trú điển hình trong, ngoài tỉnh; tổ chức các
hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý học sinh nội trú giữa các trường có học
sinh nội trú, bán trú.
- Cần triển khai, áp dụng các đề tài sáng kiến hay, thiết thực đến toàn thể
trường học trong huyện.
- Quan tâm hơn đến các nhà trường, thường xuyên tham dự các hoạt động
để nhân rộng mô hình.
2.3. Đối với chính quyền địa phương
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục.
- Kết hợp các ban ngành đoàn thể trong thị trấn về công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân đảm bảo an ninh khu vực nhà trường.
- Giải quyết nhanh, hiệu quả các quán Net, quán games, chợ “cóc” trong
khu vực nhà trường đóng.
- Đầu tư cơ sở vật chất để giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị
của mình.
Đề tài cần được nghiên cứu, bổ sung để có thể áp dụng rộng rãi cho công
tác quản lý tại đơn vị khác nhau trong huyện Quan Hóa.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà qua 02 năm thực hiện tại nhà trường
mà tôi đã đúc rút, tham mưu, tổ chức và thực hiện có hiệu quả trong quá trình
quản lý học sinh trường PTDTNT THCS Quan Hóa. Chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế mong các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và góp ý.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Hóa, ngày 01 tháng 6 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Phạm Văn Tuấn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 08 của Ban chấp hành đảng bộ huyện quan hóa khóa XXII về
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020; định hướng đến
năm 2025;
2. Kế hoạch hành động số 77 của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết
số 08 của Ban chấp hành đảng bộ huyện;
3. Thông tư liên tịch số: 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5
năm 2009, hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ
thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc;
4. Thông tư số: 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2016, ban
hành quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú;
5. Chỉ thị số: 05-CT/TW của bộ chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2016 về
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
6. Chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013;
7. Công văn số: 71/PGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2016 về việc hướng dẫn
triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học
năm học 2016-2017;
8. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Trang Wikipedia tiếng việt
- Website phonggiaoducqh

- Nguồn: PTDTNT THCS Quan Hóa – mạng giáo dục Việt Nam,
- Nguồn: www.baomoi.com.

20


21



×