Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí chi hội chữ thập đỏ ở trường THCS trần mai ninh1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
Ở TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH

Người thực hiện: Hoàng Anh Tuấn
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HOÁ NĂM 2018
0


MỤC LỤC
Nội dung
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


1. Tình hình nhà trường
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
III. Các giải pháp đã sử dụng
1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch và tham mưu
2. Biện pháp tuyên truyền.
3. Biện pháp thu hút hội viên tham gia
4. Nhóm biện pháp tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành
đoàn thể và gia đình “mạnh thường quân”
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá

Trang
1
2
2
2
2
2
4
4
4
4
5
5
5
6

6
8
8
10
16
16
16
18

1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tổ chức Chi hội Chữ Thập Đỏ trong nhà trường luôn luôn giữ một vị trí
quan trọng nhằm góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục
lối sống và hình thành nhân cách cho các em học sinh. Các em biết chia sẻ niềm
vui, nỗi buồn với người khác, các em biết tìm sự đồng cảm trong cuộc sống và
từ đó cái thiện dần dần được hiện hữu ở từng các em. Đúng thế trong nhà
trường, mỗi học sinh ngoài việc học tập, lĩnh hội những kiến thức do thầy cô
giáo truyền đạt trên bục giảng mà các em còn phải hòa mình vào các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi học ngoại khóa, các hoạt động
mang tính giáo dục truyền thống như: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn, giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da
cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động
của Chi hội chữ thập đỏ ...
Quả thật là “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi chúng ta đều có
một cuộc sống riêng, một tiếng nói riêng, một số phận khác nhau bởi nó xuất
phát từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau vì nhiều lí do: lí do hoàn cảnh gia
đình khó khăn về kinh tế, vì phong tục cổ hủ của một số dân tộc thiểu số lấy vợ

chồng sớm, có rất nhiều mảnh đời nhỏ bé chịu ảnh hưởng của chất độc da cam,
bị khuyết tật bẩm sinh, bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, có em bố mẹ bỏ nhau ở với
ông bà, chú dì cô bác, có em bố mẹ đi nơi xa làm kinh tế mới nên sự quan tâm
của gia đình chưa nhiều. Chính vì thế các em cần phải có sự quan tâm giúp đỡ
nhiều hơn nữa của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội và đặc
biệt hơn đó là sự đồng cảm và giúp đỡ của các bạn học sinh trong lớp, trong
trường có cuộc sống khá giả hơn...
Xuất phát từ thực tế trên và để thực hiện tốt các cuộc vận động lớn mang
tính nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đồng thời giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các em
học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trong học tập nên tôi
chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập
đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh” nhằm phát huy vai trò của Chi hội chữ
Thập đỏ trong nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của
Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh, đề xuất nghiên cứu, xây
dựng một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động của Chi hội Chữ Thập Đỏ
ở trường THCS Trần Mai Ninh để giúp đỡ các em học sinh khuyết tật, học sinh
bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
trong cuộc sống và học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh. Biện
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội Chữ Thập Đỏ ở
trường THCS Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
2



Nghiên cứu tài liệu, Luật hoạt động và nguyên tắc, Chị thị, Nghị quyết, đề
cương tuyên truyền liên quan đến Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.
Phương pháp trò chuyện, tổ chức tuyên truyền.
Phương pháp quan sát, tổng kết, rút kinh nghiệm.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Vai trò và ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ nói chung và Chi hội Chữ thập đỏ
nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, động viên, cổ vũ khơi dậy trong mỗi cán bộ,
hội viên, thanh thiếu niên nhi đồng, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng
lớp nhân dân về chặng đường vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam từ ngày
23/11/1946 đến nay, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp Hội đối với
hoạt động nhân đạo trong thời kỳ mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và
phong trào Chữ thập đỏ nhằm tạo ý thức đoàn kết, phát huy truyền thống nhân ái
của dân tộc Việt Nam.
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người hội viên Chữ thập đỏ
phải thật sự vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ, không nên thiên về hình
thức, tránh thái độ ban ơn”; phát triển hội viên gắn với thực hiện cuộc vận
động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, mỗi hội viên
chọn và đăng ký một việc làm phù hợp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động và xây dựng hội viên đủ số lượng và chất lượng. ..
Để phát huy truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc Việt Nam Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động nhân đạo. Hoạt động nhân đạo là chủ
trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước để xây dựng một xã hội Dân
giàu – Nước mạnh – Xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Đúng vậy trong
những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn giúp
đỡ người nghèo, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ vươn

lên trong cuộc sống. Đặc biệt là cuộc vận động lớn học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: mỗi tập thể cá nhân gắn với một địa
chỉ nhân đạo để góp phần làm vơi đi nỗi khó nhọc cho những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn trong cuộc sống, đây cũng là thể hiện một nghĩa cử cao đẹp của
con người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương
thân” góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của mỗi chúng ta.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
1. Tình hình nhà trường.
Trường THCS Trần Mai Ninh tiền thân là trường Năng Khiếu Thành Phố
Thanh Hoá được thành lập tháng 10 năm 1994. Qua 24 năm xây dựng và phát
triển, trường THCS Trần Mai Ninh đã bồi dưỡng tạo nguồn không ít học sinh
giỏi cho trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá và các trường chuyên
của bộ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người và sự phát triển của quê
hương đất nước. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động là một
tập thể đoàn kết, thống nhất, đồng thuận vươn lên, có nhiều giáo viên giỏi, giáo
viên cốt cán của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố và của Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, có nhiều học sinh giỏi các cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý
có năng lực quản lý và chuyên môn giỏi, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên
môn khá vững vàng, nhiệt tình trong công tác.
Chi hội chữ thập đỏ trường THCS Trần Mai Ninh năm học 2017 – 2018.
Số hội viên hiện nay 69; tổng số hội viên tán trợ 1499; Đội thanh thiếu niên
xung kích có 33 em hoạt động có hiệu quả.
4


Các hội viên trong chi hội nhiệt tình trong mọi hoạt động, giàu lòng nhân
ái, luôn giúp đỡ mọi người.
2. Thuận lợi.
Chi hội Chữ thập đỏ của trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các

cấp lãnh đạo thành phố, Hội Chữ thập đỏ thành phố Thanh Hóa…
Chi hội Chữ thập đỏ luôn được sự quan tâm của Đảng bộ Nhà trường, của
Ban giám hiệu Nhà trường, của các cấp ban ngành đoàn thể đặc biệt là sự quan
tâm ủng hộ của các gia đình mạnh thường quân sẵn sàng giúp đỡ khi chi hội cần.
Trường THCS Trần Mai Ninh đóng trên địa bàn Phường Lam Sơn thành
phố Thanh Hóa đời sống nhân dân tương đối ổn định, học sinh được tuyển chọn
trên toàn thành phố, bố mẹ quan tâm đến học tập của con em mình; Các em học
sinh ngoan, nhiệt tình, luôn đi đầu trong các phong trào; Đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp nhiệt tình; Chi hội luôn được sự quan tâm của phụ huynh học sinh,
tạo điều kiện và hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho hội phát triển.
3. Khó khăn.
Chi hội chữ thập đỏ trong nhà trường là một tổ chức nhỏ lẻ, kinh phí, quỹ
hoạt động của Hội thì hầu như không có, tổ chức hoạt động mang tính tự phát,
tự nguyện là phần nhiều.
Bởi vì rất nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao và các hoạt động khác… nên thời gian dành cho hoạt động của chi
hội Chữ thập đỏ cũng bị hạn chế.
Thời gian các em học sinh dành cho hoạt động khác nhiều hơn, nhiều em
còn thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể...
Một số giáo viên chủ nhiệm chưa đi sâu nắm bắt thực tế hoàn cảnh gia đình
khó khăn, túng thiếu của học sinh để có ý kiến đề xuất, quan tâm giúp đỡ.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG.
Trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hoá trong nhiều năm qua
đã không ngừng phấn đấu xây dựng để trở thành trung tâm chất lượng cao, thành
nơi ươm mầm tài năng của thành phố và của tỉnh Thanh Hoá. Ban giám hiệu nhà
trường qua nhiều thế hệ đã không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp quản lí
nâng cao chất lượng dạy và học. Cùng với các thành tích về hoạt động dạy và
học, Chi hội Chữ thập đỏ của trường cũng đạt được những thành tích đáng kể.
Tuy đã gặt hái được nhiều thành tích, song so với tiềm lực, tiềm năng của nhà
trường, so với yêu cầu bức thiết của cuộc sống thì đội ngũ cán bộ quản lý, cán

bộ giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường cần phải cố gắng
nhiều hơn nữa.
Bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng đồng thời kiêm nhiệm Chi hội trưởng Chi
Hội Chữ thập đỏ của trường nên trong công việc chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Mối quan hệ giữa Chi hội trưởng với Ban giám hiệu, với các ban ngành đoàn
thể, các quý bậc phụ huynh và toàn thể học sinh gần gũi, thân thiện hơn… Bản
thân tôi đã nhiều năm làm công tác phong trào nên phần nào có chút kinh
nghiệm, chịu khó học hỏi, làm việc khoa học, có hiệu quả cao.
Là người cán bộ quản lí trong trường học, tôi nhận thức sâu sắc về tầm
quan trọng hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ. Chính vì lẽ đó, cùng với các
đồng chí trong Ban giám hiệu, tôi đã không ngừng trăn trở suy nghĩ để tìm ra
5


các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội Chữ
thập đỏ một cách có hiệu quả.
Nhằm tiếp tục nâng cao công tác Chữ thập đỏ trong trường học, đẩy mạnh
các hoạt động hướng thiện góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách, rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học
sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn nữa để phần nào làm vơi
đi sự thiệt thòi của các em. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch và tham mưu.
Ngay từ đầu năm học tôi trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp nắm bắt đầy
đủ tình hình thực tế của các lớp sau đó lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng
tháng, từng học kỳ, từng hành động. Sau đó xin ý kiến chỉ đạo của Đảng bộ, Ban
giám hiệu nhà trường và tiến hành kiện toàn lại ngay ban chấp hành của Chi hội
để thay mặt Chi Hội điều hành mọi nền nếp của Hội.
Cụ thể là: Triệu tập cuộc họp, mời toàn thể các hội viên trong Chi hội họp
phiên đầu tiên của Chi hội mình. Thông qua buổi họp này thông báo đến toàn

thể hội viên về thực trạng của Hội hiện nay, thông qua phương hướng hoạt động
Hội trong năm học, thông qua các danh sách, các hộ gia đình, các em học sinh
nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh khuyết tật, các
em học sinh mắc bệnh hiểm nghèo, các em học sinh bị nhiễm chất độc màu da
cam, hoàn cảnh gia đình của các em với toàn thể hội viên để thảo luận và nắm
bắt học sinh có hoàn cảnh, từ đó Chi hội có trách nhiệm đi thực tế đến gia đình
các em hỏi thăm, động viên rồi sau đó chia ra các hoạt động cụ thể theo từng
tháng ví dụ: Tháng 9 Chi hội tập trung vào phong trào “Ba đủ”, “Hũ gạo tình
thương”, “Áo trắng tặng bạn”…bằng cách vận động quyên góp từ các cơ quan
ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các gia đình mạnh thường quân
trong nhà trường, hội viên của chi hội và toàn thể học sinh trong trường quan
tâm ủng hộ, giúp đỡ.
Sau khi được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, với danh nghĩa là Phó
Hiệu trưởng, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường tôi luôn bám sát kế
hoạch của Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố, của Hội Chữ thập đỏ thành phố
về “Phong trào 3 đủ” giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc
màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau đó tôi lập kế
hoạch xin ý kiến của Ban giám hiệu, thông qua buổi họp hội đồng hàng tháng
nhằm thăm dò ý kiến, tìm sự đồng tình của đội ngũ giáo viên, nhân viên và
người lao động từ đó vận động giáo viên và học sinh ai có quần áo cũ còn tốt,
giầy dép, cặp, bút thước, áo lạnh cũ của con em mình mang đến chi hội để tìm
địa chỉ thích hợp giúp đỡ kịp thời.
2. Biện pháp tuyên truyền.
Bản thân tôi giành nhiều thời gian tìm hiểu các văn bản, các tài liệu hướng
dẫn về hoạt động của Chi hội, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ban ngành
phát động, nắm bắt tình hình của Chi hội để triển khai.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền các hoạt động của Hội, các tấm gương người
tốt việc tốt tiêu biểu trong các buổi chào cờ, các buổi hoạt động ngoại khóa
nhằm thu hút “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Vòng tay
6



bè bạn”, phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Vì bạn nghèo”, phát huy tinh
thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để các bạn có hoàn cảnh
khó khăn vươn lên trong học tập.
Tôi xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, của Chi Hội chữ thập đỏ
Thành phố lập kế hoạch về công tác tuyên truyền hoạt động hội, tranh thủ thời
gian lúc đầu buổi học, lúc ra chơi, trong những giờ chào cờ đầu tuần, trong các
buổi sinh hoạt đội. Chi hội chuẩn bị tài liệu để tuyên truyền chủ trương, Nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Luật hoạt
động Chữ thập đỏ, Luật nhân đạo quốc tế, Điều lệ Hội, phong trào Chữ thập đỏ,
ý nghĩa và việc làm này như thế nào. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ giáo
viên, nhân viên, người lao động, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm nâng cao
nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hội, của công dân Việt Nam.
Tuyên truyền về truyền thống tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách, lá
rách ít đùm lá rách nhiều”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” để các em
hiểu được nghĩa cử cao đẹp của công việc mình làm, giúp các em hiểu thêm về
truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Kêu gọi toàn thể hội viên, các em học sinh trong toàn trường hãy bớt một
phần chi tiêu, tận dụng những quần áo cũ, các đồ dùng học tập giúp đỡ các bạn
học sinh đang còn gặp khó khăn.
Bám sát vào kế hoạch, lời kêu gọi của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam,
Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Thanh Hóa về việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai, bão lũ do các cơn bão gây ra và lời kêu gọi ủng hộ những người bị
khuyết tật, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, các người bị nhiễm chất độc
màu da cam nhằm tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể hội viên và các em học
sinh tích cực hưởng ứng, giúp đỡ một cách kịp thời…
Nhân dịp họp phụ huynh đầu năm Chi hội tham mưu với Hiệu trưởng, với
các thầy cô giáo chủ nhiệm lồng ghép tuyên truyền kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ,
sự chia sẻ, cảm thông của phụ huynh để mỗi lần phát động nhờ vào phụ huynh

sẽ có kết quả như ý muốn.
Tuyên truyền để khẳng định sự cần thiết phải thành lập Chi hội Chữ thập
đỏ, nhằm tập hợp các tổ chức xã hội tham gia hoạt động từ thiện để giảm bớt
phần nào khó khăn trong cuộc sống cho các gia đình đang còn gặp khó khăn.
Làm tốt công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường nhằm động viên khích lệ
các em góp phần thúc đẩy phong trào học tập đạt kết quả cao, phát huy nội lực
để phối hợp với các tổ chức trong xã hội hướng vào nhà trường.
Phối hợp với Đảng bộ, các Chi bộ, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên,
Đội thiếu niên trong nhà trường tuyên truyền và giáo dục lòng nhân ái trong tuổi
trẻ học đường, thành lập đội “Thiếu niên xung kích Chữ thập đỏ”.
Phối kết hợp với nhân viên y tế của nhà trường thường xuyên tuyên truyền
phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi
trường; đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí
phục vụ học sinh.
Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, người
lao động và học sinh những địa chỉ cần giúp đỡ như:
+ Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó.
7


+ Giúp các bạn tật nguyền và mồ côi.
+ Giúp người già không nơi nương tựa.
+ Giúp các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam.
+ Giúp đỡ bạn mắc phải bệnh hiểm nghèo…
3. Biện pháp thu hút hội viên tham gia.
Củng cố, kiện toàn Ban chấp hành Chi hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng uỷ viên.
Chi Hội cho các em học sinh nói lên những suy nghĩ của mình khi các em
làm việc tốt trước cuộc họp, trước giờ chào cờ, hoặc sau khi lễ trao quà kết thúc,
hoặc cho các em được nhận quà nói lên suy nghĩ của mình (có sự định hướng

của Chi hội), để các em nói lên niềm vui và hạnh phúc khi làm việc thiện…
nhằm thu hút đông đảo học sinh lắng nghe.
Mỗi lần Chi hội tổ chức thăm hỏi thực tế gia đình học sinh hoặc đến nhà
tặng quà, Chi hội tham mưu với lãnh đạo nhà trường điều động một số Hội viên
cùng các em học sinh các lớp cùng đi, để các em được chứng kiến việc làm đó,
hiểu nó thì mới thu hút được các em tự nguyện tham gia…
Chi hội thường xuyên tuyên truyền công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường
không chỉ có cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và các em học sinh
mà còn có cả Hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong
xã hội và những người có lòng hảo tâm với nhà trường đều có thể tham gia và có
sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của nhà trường để làm tốt công
tác Hội.
Chi hội tổ chức thu - chi rõ ràng, cụ thể, có hồ sơ đầy đủ, có sự chứng kiến
của mọi người, khen thưởng động viên kịp thời với các tập thể, cá nhân có tấm
lòng hảo tâm, có nhiệt huyết với công việc. Hàng tháng báo cáo, tổng hợp về
nhà trường và Chi Hội Chữ thập đỏ thành phố.
Đây là hoạt động hết sức tế nhị, khéo léo, mang tính động viên, nhắc nhở,
chứ không mang tính chê bai, khiển trách… nên cần đi sâu tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng và sở thích của các em học sinh, gặp gỡ phụ huynh cho con em
tham gia vào hoạt động này để chia sẻ, động viên tìm sự đồng cảm…tránh làm
mất thời gian học tập và sinh hoạt của học sinh là hội viên, tuyệt đối không làm
ảnh hưởng việc học tập của các em.
Chi hội khoanh vùng cho các hội viên trong chi Hội theo dõi làm việc tại
chỗ ở của mình để thuận tiện hiểu được hoàn cảnh và giúp đỡ kịp thời, không
phân công chồng chéo, thiếu khoa học sẽ làm hội viên tham gia lúng túng tự ti…
Từ đó thu hút được nhiều hội viên tham gia.
4. Nhóm biện pháp tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể
và gia đình “mạnh thường quân”.
Ban chấp hành Chi hội gặp gỡ trao đổi, nêu ra những ý kiến cần được chỉ
đạo, tham mưu giúp đỡ, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học

sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kêu gọi sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở
địa phương ví dụ như: Muốn tổ chức tốt “Ngày hội vui đón Tết Trung Thu” cho
học sinh toàn trường thì đòi hỏi phải có kinh phí tiền triệu, nếu như chỉ chi trong
quỹ Hội không thì hoạt động khác sẽ bị ngừng lại bởi không còn kinh phí. Chính
vì lẽ đó mà cần phải tham mưu với các ban ngành đoàn thể trong trường, các gia
8


đình mạnh thường quân hỗ trợ thêm để làm tốt việc này. Trong nhiều năm qua
tôi đã huy động sự ủng hộ và tổ chức thành công “Hũ gạo tình thương”, phong
trào “Vòng tay bè bạn”, “ Ngày hội vui đón Tết Trung Thu”, … cho toàn thể học
sinh của trường. Tôi lên kế hoạch và chương trình cụ thể, xin ý kiến chỉ đạo của
Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường. Các ngày hội diễn ra vui vẻ được ban
ngành đoàn thể khen ngợi, báo đài truyền thanh đưa tin…
Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong học sinh, cán bộ
giáo viên, công nhân viên và người lao động trong trường vận động quyên góp
kịp thời cho những em có hoàn cảnh quá khó khăn. Bản thân các thầy cô giáo,
công nhân viên và người lao động trong chi hội có ý thức trách nhiệm trong việc
tham gia đóng hội phí đầy đủ và đều đặn, tích cực tham gia hưởng ứng trong các
đợt vận động quyên góp giúp các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Hàng năm
Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường luôn có nhiều hình thức để phát động
các phong trào giúp bạn nghèo vượt khó.
Cùng với Hội cha mẹ học sinh trong nhà trường vận động các cơ quan đơn
vị, Hội, đoàn thể và các phụ huynh có những hỗ trợ, ủng hộ tích cực cho quỹ
khuyến học của nhà trường trong từng năm học để hoạt động của chi hội ngày
càng có hiệu quả cao. Chủ động gây quỹ hội nhằm tuyên dương khen thưởng
các em học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, trợ cấp học bổng cho
những học sinh nghèo học khá, giỏi. Cải tạo điều kiện dạy và học trong nhà
trường; hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tham mưu với Thành Hội, Hội đồng đội
thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố

quan tâm giúp đỡ, tặng quà, bánh kẹo, đồ dùng học tập, xe đạp cho học sinh
nghèo học giỏi, vượt khó v.v…
Qua các mối quan hệ, liên hệ, tìm kiếm các gia đình “mạnh thường quân”
trong thành phố, trong trường giúp đỡ, ủng hộ có hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao công tác Chi hội Chữ thập đỏ ở
trường THCS Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa. Bên cạnh đó, điều kiện để
thực hiện các biện pháp là:
Căn cứ vào kế hoạch và sự chỉ đạo sát sao của Hội chữ thập đỏ thành phố,
hội đồng Đội thành phố Thanh Hóa, sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu
nhà trường.
Giành nhiều thời gian, tâm huyết hơn nữa cho hoạt động Chi hội.
Lập kế hoạch xuyên suốt cho từng tuần, tháng, học kỳ, năm học.
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Thành hội tổ chức hàng năm.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu với lãnh
đạo, vân động mọi người giúp đỡ để Chi hội có vị thế trong nhà trường.
Chi hội trưởng cùng với Ban chấp hành Chi hội nắm bắt đầy đủ tình hình
thực tế của trường, nhìn thấy rõ các mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được và
chưa làm được để từ đó có biện pháp khắc phục.
Tổ chức tập huấn xem phim tài liệu về những hoạt động tình nghĩa, những
tấm lòng hảo tâm, những hoàn cảnh đáng thương trong cuộc sống nhằm tìm thấy
sự đồng cảm của các thành viên trong Chi Hội.
Tạo mối quan hệ hài hòa, thân thiện nhiều hơn nữa giữa Chi Hội với anh
chị phụ trách và toàn thể các em học sinh trong nhà trường.
9


Biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với các em học sinh nhiệt tình trong
hoạt động Chi Hội.
Nâng cao ý thức phê và tự phê bình, có như vậy mới dám mạnh dạn đúc rút
kinh nghiệm và sửa sai.

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác
quản lí Chi hội chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh” và kết quả đạt
được tôi nhận thấy một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội
như sau:
Phải có kế hoạch cụ thể và tham mưu kịp thời với Đảng ủy và Ban giám
hiệu nhà trường.
Tuyên truyền sâu rộng, mang tính thường xuyên, liên tục để tìm sự đồng
cảm và thu hút mọi người hành động.
Tạo sự đồng thuận cao giữ lãnh đạo nhà trường, các ban ngành đoàn thể và
với toàn thể học sinh trong liên đội.
Mở lớp tập huấn, xem phim tài liệu, thời sự thường xuyên để tích lũy kinh
nghiệm. Áp dụng lời dạy của Bác “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Vì thế phải tế nhị, nhẹ nhàng, không gây phiền nhiễu, áp lực đến các hội viên và
toàn thể mọi người.
Làm việc công minh, trung thực, rõ ràng, trách nhiệm và đánh giá rút kinh
nghiệm kịp thời
Người làm công tác quản lý nói chung, người làm hoạt động phong trào nói
riêng cần phải có năng lực quản lý nhất định, ngoài sự hiểu biết cao thì cần phải
có kế hoạch làm việc khoa học, hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ...
Nắm bắt đầy đủ các thông tin, các kế hoạch hoạt động một cách chắc chắn
để khi thực hiện sẽ không lúng túng.
Cần có sự kết hợp nhiều yếu tố để làm tốt nhiệm vụ, dù là làm việc lớn hay
việc nhỏ.
Đào tạo hội viên thường xuyên để tạo nguồn cho các năm tiếp theo.

10


Một số hình ảnh hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ

trường THCS Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa.
Nhà trường luôn chú ý giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài vị trí thứ
nhất về các cuộc thi văn hóa toàn thành phố, học sinh trường THCS Trần Mai
Ninh luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài
giờ lên lớp, các hoạt động thiện nguyện.

11


Tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu về cụm di tích lịch sử
Nam Ngạn và đảm nhận chăm sóc Chùa Mật Đa và đền thờ Chu Văn Lương
Qua các buổi tham gia tìm hiểu và chăm sóc Di tích lịch sử văn hóa, các
em càng hiểu biết, yêu mến tự hào và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn phát
huy những giá trị di tích lịch sử trên mảnh đất xứ Thanh.
12


Nhờ làm tốt công tác dân vận nên thu hút sự đồng thuận, quan tâm giúp
đỡ, chia sẻ của các bậc phụ huynh. Các hoạt động thiện nguyện này đặc biệt có
sức lan tỏa mạnh. Hoạt động thiện nguyện được các lớp tổ chức với các chương
trình “Chia khó vùng cao”, “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Tết của chia sẻ”, …
với giá trị hàng năm trên 150 triệu đồng.

Thầy cô giáo, Phụ huynh và Học sinh giao lưu, chia khó
tại trường THCS Cẩm Yên, Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
13


14



Tặng quà cho học sinh trường THCS Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa
15


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong các năm học gần đây Chi Hội chữ thập đỏ trường THCS Trần Mai
Ninh đã thực hiện đầy đủ các hoạt động trọng tâm của Hội, Chi Hội đã bám sát
vào chương trình hoạt động trong suốt năm học, đặc biệt là bám sát vào các cuộc
vận động lớn của Chi hội Chữ thập đỏ Thành phố, của ngành giáo dục và của
Hội Đồng Đội thành phố Thanh Hóa triển khai về. Tham gia tích cực các hoạt
động lớn do Chi Hội Chữ thập đỏ Thành phố tổ chức. Chi Hội đã nhận thấy giá
trị thực tiễn của từng hoạt động của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà
trường tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, vì vậy tập thể cán bộ giáo
viên, nhân viên, người lao động nhiệt tình và tâm huyết hơn, làm việc hài hòa có
hiệu quả, các em học sinh luôn luôn hưởng ứng, tham gia tích cực mọi phong
trào đạt hiệu quả cao. Không khí hoạt động thi đua trong nhà trường sôi nổi hẳn
lên, các em tham gia nhiều về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ bạn
nghèo, tham gia ủng hộ thiên tai, bão lụt, ủng hộ trẻ em khuyết tật, người bị
nhiễm chất độc màu da cam ngày càng đạt kết quả cao…
Hoạt động Chi Hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh là một chỗ
dựa tinh thần, thân thiện và ấm áp nhất cho các em học sinh có hoàn cảnh khó
khăn… Chi hội tăng cường hơn nữa về việc gắn với Hội viên một địa chỉ nhân
đạo sẽ tích cực góp phần vào việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, đúng với lời kêu gọi “Ngành ngành làm việc thiện - nhà nhà làm việc
thiện - người người làm việc thiện” thì chắc chắn sẽ xoa dịu nỗi đau phần nào
trong xã hội và cũng là để tiếp nối truyền thống quý báu từ ngàn đời nay của dân
tộc Việt Nam “Hiền lành - chịu khó - cao thượng và đầy chất nhân văn”.
2. Kiến nghị.

* Đối với Chi hội Chữ thập đỏ thành phố Thanh Hóa.
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, gửi tài liệu về các Chi hội
nghiên cứu để có phương hướng cho Chi hội Chữ thập đỏ các trường hoạt động
chính xác, hiệu quả.
Công tác khen thưởng, động viên kịp thời để khích lệ hoạt động Chi hội
Chữ thập đỏ trường học.
* Đối với UBND thành phố, Phòng GD&ĐT thành phố.
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đối với các phong trào Chữ
thập đỏ trường học.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền trên thông tin đại chúng, qua các báo, đài
phát thanh và truyền hình của thành phố và tỉnh về các hoạt động của Chi hội
cho nhân dân biết.
* Đối với phụ huynh học sinh.
Tích cực ủng hộ nhiều hơn nữa cho hoạt động Chi Hội.
Tạo điều kiện tốt nhất để con em tham gia một cách thoái mái và tự
nguyện.
* Đối với Nhà trường.
Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện hơn nữa
để Chi Hội hoạt động.
Chi Hội trường các hoạt động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
16


cần duy trì liên tục, phải mang đúng ý nghĩa nhân đạo, phải đẩy mạnh tuyên
truyền để mọi thành viên tự nguyện tham gia.
Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt cụ thể đối tượng học sinh, thăm hỏi gia
đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên hơn, Đảng viên, cán bộ giáo
viên, nhân viên, người lao động luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường,
làm gương sáng cho học sinh noi theo.
* Đối với học sinh.

Học sinh phải có tinh thần trách nhiệm với gia đình, bản thân và xã hội,
biết vượt qua khó khăn để học tập tốt và trau dồi rèn luyện nhân cách.
Tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, vận động bạn bè làm tốt
mọi hoạt động của Chi hội phát động.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song đề tài không thể tránh thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để đề
tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 3 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người viết

Hoàng Anh Tuấn

17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng, trường THCS Trần Mai Ninh

TT
1
2

3
4

5

6

7

Tên đề tài SKKN
Một số cách giải các bài toán
về phương trình bậc hai.
Một số cách giải các bài toán
về phương trình bậc hai.
Một số cách giải các bài toán
về phương trình bậc hai.
Một vài kinh nghiệm trong
việc chỉ đạo nâng cao chất
lượng chuyên môn ở trường
THCS Trần Mai Ninh
Một vài kinh nghiệm trong
việc chỉ đạo nâng cao chất
lượng chuyên môn ở trường
THCS Trần Mai Ninh
Ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý và
dạy học ở trường THCS Trần
Mai ninh
Một số giải pháp giáo dục
đạo đức học sinh ở trường

THCS Trần Mai Ninh Thành
phố Thanh Hóa

Cấp đánh
Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở, xếp loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp tỉnh

C

2011 - 2012

Cấp TP

A

2012 - 2013

Cấp TP

A


2013 - 2014

Cấp TP

A

2014 - 2015

Cấp tỉnh

B

2014 - 2015

Cấp TP

B

2015 - 2016

Cấp TP

A

2016 - 2017

18




×