Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 7 thông qua việc dạy học tích hợp trong tiết ôn tập đại số chương III thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.02 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
TT
I

II

III

Tên đề mục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5.Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2



3
3
4
17

19
19

0


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK
giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường
bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu
đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “Tích hợp, liên
mơn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Theo đó việc giảng dạy bộ mơn
Tốn bậc THCS cũng đang dần đáp ứng được tinh thần Nghị quyết 29 nêu trên.
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa
các mơn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một mơn học
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó địi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ mơn mình giảng dạy mà cịn cần
phải khơng ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em
giải quyết các tình huống,các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất.

Q trình dạy học tích cực chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu,
tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm
như vậy tơi nghĩ đó là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt
hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của
UNESCO gồm 4 trụ cột đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình”
Do vậy, người làm cơng tác giảng dạy khơng thể khơng tìm cách tự thay
đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học
mới.Vì vậy việc dạy học theo quan điểm tích hợp là một việc làm rất cần thiết
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Chương trình tốn rất rộng và đa dạng, các em được lĩnh hội nhiều kiến
thức.Trong đó tốn thống kê một phần rất quan trọng vì có nhiều ứng dụng thực
tế.Học sinh học tốt chương này sẽ là cơ sở trong việc hình thành kỹ thuật hay
nghệ thuật của việc rút ra thông tin từ dữ liệu quan sát, nhằm giải quyết các bài
toán từ thực tế cuộc sống. Việc rút ra thơng tin đó có thể là kiểm định một giả
thiết khoa học, ước lượng một đại lượng chưa biết hay dự đoán một sự kiện
trong tương lai. Chính vì thế, việc giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức
của các môn khoa học khác để giải được dạng toán này là một nhiệm vụ rất cần
thiết đối với giáo viên, và đó là một trong những vấn đề đáng được đặt lên hàng
đầu trong công tác giảng dạy.Vì những lí do đó nên trong sáng kiến kinh
nghiệm này tơi mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 7 trong tiết ôn tập Đại số Chương III -Thống kê”
2. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế q trình dạy học tơi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn
học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một mơn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó địi hỏi người giáo viên bộ mơn khơng chỉ nắm chắc môn
1


mình dạy mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ

chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vỉ vậy, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm
này nhằm mục đích là:
- Giáo dục tích hợp kiến thức các mơn học vào để giải quyết các vấn đề
trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong
mơn học đó
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,
sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì khơng chỉ có giáo viên là
người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào q trình tiếp nhận kiến thức, từ
đó phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên
tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là
khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể
nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Làm cho q trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học tập với cuộc
sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau
này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
- Trong q trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học
khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết
đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng
môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thơng tin càng đa dạng, phong
phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ
được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với
một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong
chương III- Thống kê – thuộc phân môn Đại số lớp 7, tích hợp các kiến thức về

các bộ mơn: Sinh học- Ngữ văn- Giáo dục công dân- Âm nhạc- Mĩ thuật để
lồng ghép, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua nội
dung bài tốn. Qua đó, giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, hệ thống kiến thức
trong chương, thu thập thông tin, phân tích thơng tin, làm bài tập thực hành, liên
hệ thực tế. Giúp các em học sinh khối 7 trường THCS Phú Lộc có hứng thú và
lịng say mê học tập bộ mơn Tốn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tôi đã sử dụng những
phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phân tích tổng hợp
2


- Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp liên môn yêu cầu giáo
viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc
thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác
những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân mơn, các bài
học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho
học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn
học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên mơn.

Theo phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân
Thành gửi tới VietNam.net ngày 25/5/2015 thì: “Dạy học tích hợp có nghĩa là
đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học các mơn học
như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ
quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng...
Cịn dạy học liên mơn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến
thức liên mơn nhưng có một mơn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong
chương trình của mơn đó và không dạy lại ở các môn khác.”
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên mơn cao hơn thì sẽ tách ra
thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp,
song song với q trình dạy học các bộ mơn liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"?
“Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một mơn học nào đó cịn
chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều mơn học.Về
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì khơng có gì khác biệt. Đối với
một chủ đề, dù đơn mơn hay liên mơn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng
kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng
trong các môn học khác.”
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì khơng có phân biệt giữa dạy học
một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên mơn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải
tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt
động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở
nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Như vậy, khi vận dụng kiến thức
liên mơn trong dạy Tốn, mục đích là tạo sự hiểu biết sâu rộng, tạo cảm hứng
cho người dạy trong quá trình thiết kế bài học và giảng bài, giúp đổi mới

phương pháp dạy học; tạo sự hứng thú cho học sinh, tăng cường tính tích cực,
3


chủ động sáng tạo,làm dày them kinh nghiệm và kĩ năng sống cho học sinh, nhờ
đó nâng cao hiệu quả dạy học trong các môn học, đặc biệt là môn toán.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Đối với học sinh
Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT, nên giai đoạn này
đặc biệt là thế hệ học sinh THCS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi
mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. Những khó khăn chủ yếu cần giải
quyết và khắc phục là:
Thứ nhất: Các em học sinh lớp 7 đang dần tiếp cận với kiến thức chương
trình bậc THCS nên đơi khi còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với phương pháp dạy học, hình
thức kiểm tra, đánh giá ...mà giáo viên đề ra.
Thứ hai: Đối với bộ mơn Tốn, đây là là lần đầu tiên các em tiếp cận với
cách học bài có liên quan đến nhiều vấn đề như :Vật Lý, Sinh học,Lịch sử,
GDCD, Mĩ thuật, Tin học… các tình huống liên quan thực tế mang tính giáo
dục kĩ năng sống. Học sinh bước đầu làm quen với sự thay đổi về nội dung
học: các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng,
phong phú sâu sắc hơn, địi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học.
Thứ ba: Số học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của
mình cịn ít, số học sinh rụt rè, ngại nói trước tập thể cịn nhiều, trình độ tự tổng
hợp, vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong bài học là hoàn
toàn mới mẻ.
Thứ tư: Khả năng nắm kiến thức mới của các em còn chậm. Kỹ năng vận
dụng lý thuyết vào bài tập của các em còn hạn chế.
Thứ năm: Kĩ năng sống của học sinh về hôn nhân, về môi trường, về các
hiện tượng tự nhiên thường gặp hiện nay còn rất yếu đặc biệt là học sinh vùng
nông thôn. Bởi vậy việc lồng ghép chương trình giáo dục kĩ năng sống trong

quá trình dạy học là một việc làm rất thiết thực và cần thiết đối với tất cả những
người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên đứng lớp.
2.2. Đối với giáo viên
Việc hiểu rõ bản chất của dạy học tích hợp còn hạn chế.
Hạn chế trong việc huy động các kiến thức thuộc các môn học khác. (Kiến
thức Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Tin học...)
Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo
chủ đề tích hợp, liên mơn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội
dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc
hậu. Đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của
phương pháp dạy tích hợp, liên mơn cũng u cầu giáo viên phải xây dựng cấu
trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có
cảm giác ngại thay đổi.
Đơi khi, giáo viên đã có ý thức đưa kiến thức liên mơn trong bài giảng,
song lại khiên cưỡng gò ép, thiếu hiệu quả. Nhiều khi quá lạm dụng biến giờ
dạy toán thành giờ dạy tổng hợp các kiến thức của các môn khoa học khác...
Sử dụng các kiến thức liên môn trong giờ dạy một cách chung chung, mơ
hồ, khơng có căn cứ cụ thể... Môi trường " Trường học kết nối” rất thuận lợi để
4


giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên mơn nhưng chưa được phổ biến,
thường xuyên.
Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin , truyền thông) phục vụ cho việc
dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế.
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng kế hoạch
Giải pháp 1: Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề

cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,
mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện
trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục
đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ mơn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp
thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung
khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học
sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống
trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước
tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Giáo viên cần đảm
bảo các nguyên tắc sau:
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải phù hợp với đặc
trưng của mơn Tốn; phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo tính cân đối vừa
sức, có tính khoa học, tính sáng tạo cao. Tránh sự lạm dụng các kiến thức của
môn học khác...
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội
dung và cấu trúc đặc thù nhưng khơng gị ép vào một khn mẫu cứng nhắc mà
cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tịi sáng tạo trong các phương án tiếp
nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn
phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân
tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri
thức bộ mơn mình dạy với các bộ môn khác.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên mơn theo quan điểm tích hợp phải
chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức
hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân mơn
vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri
thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân mơn mà cịn chiếm lĩnh tri thức và phát
triển năng lực tích hợp.
Giáo án cần trả lời rõ các câu hỏi: Tích hợp với mơn nào? Tích hợp nội
dung gì? Tích hợp ở đâu? Tích hợp như thế nào và bằng phương pháp gì?

Các bước để soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn:
Bước 1: Xác định mục đich yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng của tiết
dạy.
Bước 2: Chuẩn bị tài liệu và học liệu phục vụ cho soạn giảng
Cụ thể, khi nghiên cứu đề tài này, tôi cần chuẩn bị như sau:
Máy tính kết nối mạng Internet, máy chiếu projector
5


Các video và slides trình chiếu hình ảnh về các hình ảnh có liên quan đến
nội dung bài học và nội dung lồng ghép
Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm powerpoint, movie marker...để soạn
giảng
Phiếu học tập của học sinh, tranh ảnh học sinh vẽ theo chủ đề
Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN
SGK, SGV Toán 7 tập 2
Bài tập trắc nghiệm, phiếu học tập của học sinh
SGK các môn: vật Lý 7,Tin học 8, Âm nhạc 8, GDCD 6, 9 và Sinh học 9
Tài liệu sách báo; tạp chí, ...có liên quan đến nội dung thống kê
Bước 3: Xác định rõ bài, mục của tiết dạy cần sử dụng các kiến thức liên
môn.
Bước 4: Xác định địa chỉ của kiến thức liên mơn:
Kiến thức thuộc Mơn gì? Lớp mấy? Bài nào? Mục nào? ...
Lựa chọn những câu, đoạn chứa kiến thức phù hợp, dự kiến phương pháp
tích hợp.
Tìm kiếm hình ảnh, tranh ảnh trên mạng Internet phục vụ cho bài dạy
Bước 5: Soạn giáo án và hình ảnh trình chiếu.
Soạn thảo văn bản
Soạn giáo án trình chiếu
Giải pháp 2: Tổ chức giờ dạy trên lớp

Vận dụng các kiến thức liên mơn khi các kiến thức cơ bản đã được hình
thành.Cách này giúp học sinh nắm sâu và hiểu rộng hơn các kiến thức mà bài
học cung cấp đồng thời giúp cho tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các bài tập và các tình huống trong thực tế:
Từ kiến thức tiếp thu được trong bài học, các em có thể tự tìm tịi các kiến
thức liên mơn phù hợp để giải quyết các bài tập nhằm củng cố và khắc sâu kiến
thức vừa học.
3.2. Giáo án minh họa
ĐẠI SỐ- TIẾT 49.
ƠN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Mơn Tốn 7: Hiểu được dấu hiệu điều tra, bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng
hoặc biểu đồ cột tương ứng. (dùng trong thực tế đời sống) và nêu được tác dụng
của biểu đồ.
Môn Vật lý 7: Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc chống ô nhiễm tiếng ồn
trong cuộc sống ( bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn)
Môn Sinh 8, 9: Nắm được những kiến thức sơ lược sức khỏe, sinh sản vị
thành niên (Chương XI - sinh học 8).
Nắm được di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình (Bài 30 Di truyền học với con người).
Biết được những ảnh hưởng của dân số với môi trường (Chương III - Con
người dân số và môi trường)
6


Môn GDCD 9: Biết quy định của pháp luật nước ta về hơn nhân, chúng ta
phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình u và hơn nhân khơng vi
phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. (Bài 12 - Quyền và nghĩa vụ của

công dân trong hôn nhân, Bài 10 - Lí tưởng sống của thanh niên)
Mơn GDCD 6: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về an tồn
giao thơng. (Bài 14 - An tồn giao thơng).
Mơn Ngữ văn 8: Biết sự bùng nổ dân số ảnh hưởng chất lượng cuộc sống,
biết tảo hôn ảnh hưởng chất lượng giống nòi, khả năng phát triển thể chất và trí
tuệ.
Mơn Âm nhạc: Lời ru buồn, Lá riêu bông....
Môn Mĩ thuật: Biết vẽ, phối màu khoa học, có tính thẩm mĩ
2. Kỹ năng
Mơn Tốn 7: Biết thu thập số liệu thống kê ban đầu để lập bảng tần số, vẽ
biểu đồ. Từ biểu đồ học sinh có thể phân tích được số liệu, đưa ra nhận xét cơ
bản về vấn đề được điều tra.
Vẽ được biểu đồ đoạn thẳng. Biết cách dựng biểu đồ hình cột tương ứng
với biểu đồ đoạn thẳng.
Môn Vật lý 7: Tăng cường kĩ năng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc
sống( bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn)
Môn Sinh 9: Rèn kỹ năng hiểu biết về giới tính, từ đó có thể tự bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Từ đó tránh tình trạng hơn nhân cận huyết ở
đồng bào các dân tộc miền núi.
Môn GDCD 9: Trang bị kiến thức cơ bản luật về hơn nhân gia đình, sống
có lí tưởng và trách nhiệm với bản thân và người xung quanh.
Môn GDCD 6: Rèn kĩ năng cơ bản về văn hóa tham gia giao thơng.
Mơn Ngữ văn 8: Qua bài trang bị học sinh kĩ năng đọc hiểu, cảm nhận
phân tích giúp các em có hiểu biết về sự gia tăng dân số có qua hệ đến cuộc
sống, sự phát triển kinh tế của đất nước, quốc gia.
Môn Âm nhạc: Qua bài hát giúp học sinh hình dung cuộc sống cách đơn
giản nhất mà các em chưa trải qua.
Mơn Mĩ thuật: Phối màu khoa học, có tính thẩm mĩ
3.Thái độ
Giáo dục cho học sinh về dân số, giới tính, sức khỏe, sinh sản vị thành

niên, hơn nhân cận huyết.
Giáo dục cho học sinh về trình độ dân trí, nhân lực lao động, sự phát triển
kinh tế, luật hôn nhân gia đình, luật an tồn giao thơng, ....
Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường sống, sống có trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
* Tài liệu dạy học: SGK, SGV Toán 7, Vật lý 7, GDCD 6, 9, Ngữ văn 8.
Tranh ảnh...
Tư liệu thống kê dân số.
Tư liệu tai nạn giao thông.
* Phương tiện thực hiện.
Phấn mầu, phấn trắng, thước thẳng, bảng viết.
Máy chiếu projector, loa.
7


III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong q trình ơn tập)
2. Tổ chức ơn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
I, LÝ THUYẾT
GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết của chương thông qua sơ đồ tư duy

Bài tập 1: Độ to của âm thanh (đêxiben)
được đo trong một số thời gian nhất định
trong một ngày ở một khu dân cư được ghi
lại như sau:
40 60 80 100 20 40 80 60
60 20 60 80 40 80 60 40
60 80 60 40 100 60 60 100

80 60 20 80 40 80 100 60
a) Dấu hiệu là gì? Số giá trị của dấu
hiệu?
b) Lập bảng tần số
c) Tính X và tìm M0
GV: Em đã biết Đêxiben là đơn vị đo âm
thanh và biết được các mức độ đo âm thanh
an toàn. Ta sẽ giải bài toán trên để biết khu
dân cư trên có phải chịu ơ nhiểm tiếng ồn
khơng ?
GV gọi 3 HS lên bảng
HS 1: Trả lời câu hỏi.
HS 2: lập bảng tần số.
HS 3: Tính số trung bình cộng, tìm mốt.

Bài tập 1:
Giải:
a.Dấu hiệu là độ to của âm thanh
(đêxiben) được đo trong một số
thời gian nhất định trong một ngày
ở một khu dân cư.
-Số giá trị của dấu hiệu là 32.
- Lập bảng tần số:
Giá
trị(x)
Tần
số(n)

20


40

60

80

100

3

6

11

8

4

N=
32

8


X

GV: Nhận xét về độ to âm thanh trung bình
của khu dân cư trên.
GV: Hãy nêu một số tác hại của ô nhiễm
tiếng ồn đến con người và các cách làm

giảm tiếng ồn.
GV: Chiếu một số hình ảnh ơ nhiễm tiếng
ồn trong thời kì đơ thị hóa

20.3  40.6  60.11  80.8  100.4
 62,5
32

M0 = 60
Nhận xét: Tiếng ồn trung bình
hằng ngày ở khu dân cư trên là trên
60dB
Tác hại về ô nhiễm tiếng ồn:
-Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức
khỏe
-Làm giảm năng suất làm việc và
kết quả học tập

Một số hình ảnh về ơ nhiễm tiếng ồn

GV: Bản thân em đã làm gì để chống ơ
nhiễm tiếng ồn?

Bài tập 2: Kết quả điều tra về số cặp vợ

chồng tảo hôn trong một xã A được cho
trong bảng sau:

2 1 0 2 3 1 2 2 2
2

2 2 1 3 1 2 1 4 2
1
3 3 2 0 2 3 2 2 4
2
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Từ đó lập bảng tần
số ?
b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng?
c) Từ biểu đồ đưa ra nhận xét về tình trạng
tảo hơn ở xã A?
? Đọc bài tốn?
? Bài tốn cho biết gì, u cầu gì?
GV: Từ kết quả phân tích trên yêu cầu HS
lên bảng
? Nhận xét bài của bạn.
GV: Chốt lại các kiến thức cơ bản để giải

- Để làm giảm tiếng ồn cần: trồng
cây xung quanh khu có thể bị ơ
nhiễm tiếng ồn, làm cửa bằng các
vật liệu cách âm như xốp,gỗ,
kính….Treo biển báo tại những nơi
gần trường học, bệnh viện,
xây dựng tường bê tông với đường
cao tốc. Làm tường nhà bằng xốp,
làm tường phủ dạ…
- Bản thân HS cần:tham gia và
tuyên truyền cho những người
xung quanh trồng cây để giảm
tiếng ồn , nên bịt tai khi cảm thấy
nơi mình sống và làm việc thường

xảy ra tiếng ồn….

9


bài tập 2( Dấu hiệu, cách lập bảng tần số,
nhận xét bảng tần số, các bước vẽ biểu đồ
đoạn thẳng)
GV: Cho học sinh quan sát ảnh thể hiện tảo
hôn
Hỏi: theo em những cặp vợ chồng trong ảnh
đã đủ tuổi kết hơn chưa?
Một số hình ảnh thể hiện sự tảo hơn
Bài tập 2
Giải:
GV: Khi học sinh trả lời được tuổi cô dâu, a) Dấu hiệu: số cặp vợ chồng tảo
chú rể q trẻ khơng đủ tuổi thì u cầu học hơn trong một xã A.
sinh tìm hiểu luật hơn nhân qua môn học
Bảng tần số
giáo dục công nhân.
Giá
0 1 2 3 4
Hỏi: Theo em hiểu “Tảo hôn” (kết hôn
trị (x)
sớm) là gì?
Tần
2 6 15 5 2 N = 30
số (n)
Hỏi: Theo quy định của luật hơn nhân gia
đình thì người bao nhiêu thì có quyền kết

hơn?

b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

GV: Cho học sinh qua sát một số hình ảnh
sau và trả lời tảo hơn để lại những hậu quả
gì?
c) Nhận xét về tình trạng tảo hơn ở
xã A:
- Tỉ lệ tảo hơn ở xã A cao.

Một số hình ảnh về cuộc sống của những
gia đình tảo hơn
GV; Khi học sinh trả lời được hậu quả của
nạn tảo hơn thì hướng dẫn học sinh tìm hiểu
sức khỏe sinh sản vị thành niên qua mơn
học sinh học các em được tìm hiểu kĩ hơn ở
lớp trên. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu gia
tăng nhanh số lượng dân số ảnh hưởng cơ
cấu ngành nghề, việc làm tìm hiểu sâu hơn
qua mơn địa. Tìm hiểu dân số tăng ảnh

- Tảo hơn là tình trạng hôn nhân
được xác lập giữa các cặp vợ
chồng mà trong đó một trong hai
người hoặc cả hai người chưa đủ
tuổi kết hôn
- Theo Điều 9 của Luật Hôn nhân
10



hưởng chủ chương chính sách pháp luật,
tính nghiêm minh của pháp luật qua mơn
giáo dục cơng nhân.
GV: Tình trạng tảo hôn ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, sức khỏe mẹ và con, suy
thối giống nịi, chất lượng dân số thấp sẽ
tạo ra vịng xoắn đói nghèo
Hỏi: Vấn nạn tảo hơn bị lên án qua ca khúc,
tác phẩm nào?
GV: Cung cấp ca khúc lời ru buồn của nhạc
sĩ Trần Tiến, câu ca dao: “Lấy chồng từ
thửa mười ba…….. năm con cùng chàng”
hay bài tốn dân số các em được học
chương trình văn 8
Bài tập 3
Số trẻ bị dị tật của một hộ gia đình kết hơn
cận huyết của xã B được cho bảng sau:
0 2 3 2 1 2 1 2 2 2
1 2 0 1 2 2 2 1 2 3
2 3 2 2 2 2 2 2 2 2
Hãy lập bảng tần số
Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng
? Bài tốn cho gì, u cầu gì ?
? Có mấy cách lập bảng tần số, đó là cách
nào?
? Vẽ biểu đồ đoạn thẳng gồm bước nào?
? Hãy thực hiện
? Nhận xét bài của bạn
GV: Nhận xét chốt lại cách lập bảng tần số

(lưu ý đếm số các giá trị) cách vẽ biểu đồ
đoạn thẳng.
GV: Hôn nhân cận huyết thống là tình
trạng kết hơn giữa những người có cùng
dịng máu trực hệ và/hoặc giữa những
người có quan hệ huyết thống (bên nội va
̀/hoặc bên ngoại) trong phạm vi ba đời.
Hỏi: Ở địa phương em tình trạng kết hơn
cận huyết có xảy ra khơng?
(GV: cho hs lấy 1 số ví dụ ở địa phương
hoặc em đã từng biết qua các kênh thơng
tin)

và Gia đình quy định tuổi kết hơn:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên). Nếu người nam giới
hoặc nữ giới kết hôn sớm hơn tuổi
này được coi là tảo hôn
- Nạn tảo hôn để lại những hậu quả
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của cả nam và nữ
+ Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
bình thường của thai nhi
+ Làm gia tăng nguy cơ mâu thuẫn
và đổ vỡ gia đình.
+ Làm mất cơ hội học tập và có
việc làm.
+ Là nguyên nhân làm gia tăng
nhanh số lượng dân số.
+ Trẻ em sinh ra tỷ lệ suy dinh

dưỡng cao chậm phát triển.
+ Gây mất tính cơng bằng và
nghiêm minh của pháp luật.
+ Ảnh hưởng đến chủ trương,
chính sách của Nhà nước.
+ Gia tăng gánh nặng về y tế, giáo
dục và các dịch vụ xã hội.

11


GV: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh
hậu quả của kết hôn cận huyết và trả lời kết
hôn cận huyết để lại những hậu quả gì?
Một số hình ảnh hậu quả của kết hôn
Bài tập 3
Giải:
cận huyết
a.Bảng tần số.
Hỏi: Để giảm tình trạng hơn nhân cận huyết Giá
0 1
2
thống, chúng ta cần làm gì?
trị (x)
Tần
2 5 20
số (n)

3
3


N= 30

b) Vẽ biểu đồ.

GV: Những hậu quả trên hoàn toàn có thể
khắc phục nếu người dân hiểu biết, và có
nhận thức đúng đắn. Nhận thức được tình
hình và hậu quả nghiêm trọng của việc kết
hôn gần và tảo hôn ở một số xã vùng cao
vùng xa hiện nay, đồng thời cũng ý thức
được vai trò trách nhiệm của việc phòng
chống kết hôn cận huyết và tảo hôn là
không của riêng một cơ quan ban ngành
nào. Chúng ta nói không tảo hôn và kết hôn
cận
- Hôn nhân cận huyết gây ra hậu
quả như:
- Trẻ sinh ra từ cặp vợ chồng hôn
nhân cận huyết dễ có nguy cơ mắc
các bệnh di truyền như: Tan máu
bẩm sinh, bại não, các dị tật….
- Làm gia tăng tỷ lệ nghèo (tốn tiền
chữa bệnh tật do con mắc bệnh
12


hiểm nghèo)
- Gây thối hóa, suy giảm, thối
hóa chất lượng giống nòi của một

dân tộc.
- Suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh
tật.

* Để giảm tình trạng hơn nhận cận
huyết thống, chúng ta cần:
- Phát triển kinh tế, xã hội vùng
cao để nâng cao nhận thức của
người dân,
- Tạo điều kiện giao lưu giữa các
dân tộc, đặc biệt là thanh thiếu
niên.
- Tuyên truyền, phổ biến bằng
nhiều hình thức về Luật hơn nhân
và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu,
vùng xa, vùng có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
của người dân về hậu quả xã hội và
những bệnh tật của trẻ em sinh ra
từ HNCHT.
- Tích cực kêu gọi gia đình, dịng
họ khơng ủng hộ, khuyến khích
hành vi kết hơn cận huyết thống.
- Chung tay cùng chính quyền địa
phương giám sát thực hiện “Luật
hơn nhân và gia đình.”
Bài tập 4: Theo báo cáo của các cơ sở y tế trên toàn quốc, từ 7h ngày 2/2 đến 7h
ngày 10/2, trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, cả nước ta xảy ra 276 vụ tai nạn giao
thông làm 183 người chết và 241 người bị thương. Số người bị thương và người

chết được Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia thống kê trong bảng sau:
Ngày
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số người tử vong
21
17
24 15 19 15 23 26 22
Số người bị thương
11
37
26 13 23 40 39 33 19
a. Hãy vẽ biểu đồ hình chữ nhật biểu diễn tình trạng trên
13


b. Qua biểu đồ, em hãy nêu một số nhận xét của em về tình trạng giao thơng
trong những ngày tết
Giải
a. Vẽ biểu đồ

GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình chữ
nhật( dạng kép)

Hỏi: Dựa vào biểu đồ, em hãy rút ra
một số nhận xét về tình trạng trên?

b. Nhận xét: Tuy có 9 ngày tết nhưng
đã có tới 183 người tử vong, số người
bị thương là 241 người.
- Ngày có người tử vong cao nhất là
ngày 9/2( tức ngày mùng 5 tết), ngày
có tổng số người tử vong và bị thương
cao nhất là ngày 8/2 ( tức là ngày
mùng 4 tết)
- Số ngày bị tai nạn nhiều nhất chủ
yếu tập trung trong các ngày từ mùng 2
đến mùng 4 Tết.
- Để giảm thiểu tai nạn giao thông, bản
thân em cần:
Hỏi: Bản thân em phải làm gì để giảm
+ Có ý thức trách nhiệm, đảm bảo thực
thiểu tai nạn giao thông đặc biệt là trong hiện đúng luật khi tham gia giao thông
những ngày tết?
như đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất
lượng, đi đúng phần đường làn đường
quy định, không lạng lách, đánh võng
trên đường
+ Đồng thời tuyên truyền để các bạn
khác có ý thức trách nhiệm hơn thấy
được những tác hại khi khơng tham gia
đúng luật an tồn giao thông.
Hỏi: Sau khi học xong chương này, em
* Ý nghĩa của thống kê trong cuộc

hãy cho biết ý nghĩa Thống kê trong
sống: Khoa học thống kê cùng với các
thực tiễn cuộc sống?
mơn khoa học khác cho ta biết:
- Tình hình các hoạt động
14


- Diễn biến các hiện tượng
Từ đó dự đốn các khả năng có thể xảy
ra góp phần phục vụ lợi ích con người
ngày càng tốt hơn.
3. Củng cố
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh rút ra nội dung kiến thức trong chương
* Dấu hiệu điều tra (Vấn đề hay hiện tượng người điều tra quan tâm tìm
hiểu)
* Cách lập bảng tần số.
+ Lập theo bảng ngang.
- Dòng thứ nhất: Giá trị (x)
- Dòng thứ hai: Tần số (n)
+ Lập theo bảng dọc.
- Cột thứ nhất: Giá trị (x)
- Cột thứ hai: Tần số (n)
* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Kẻ hệ trục toạ độ vng góc, trục nằm ngang biểu diễn giá trị (x), trục
thẳng đứng biểu diễn tần số (n).
- Dựa vào bảng tần số biểu diễn giá trị (x) và tần số (n).
* Từ biểu đồ có thể nhận xét chi tiết cụ thể về tình hình thực tế (nhiều
nhất, ít nhất, giá trị trung bình)
* Từ bảng điều tra ban đầu ta lập được bảng tần số, vẽ biểu đồ và ngược

lại từ biểu đồ ta lập bảng điều tra ban đầu, bảng tần số.
4.Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc cách lập bảng tần số, cách vẽ biểu đồ
- Vận dụng các kiến thức bài học vào thức tế, là tuyên truyền viên tích cực.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.

15


Dạy học tích hợp trong giờ Đại số lớp 7, bước đầu đã khắc phục những
khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải (như đã nêu ở phần trên) và đã thu
lại những kết quả cụ thể như sau:
2.4.1.Đối với học sinh
Đề tài đã phát huy tính tính cực cho học sinh trong học tập mơn Tốn:
- Việc dạy học tích hợp có tính thực tiễn cao nên sinh động, hấp dẫn đối
với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Ở đó, các em được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các
tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Học sinh
hiểu bài, nắm vững kiến thức trọng tâm và biết vận dụng tốt kiến thức vừa học.
- Học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình , khơng
cịn tình trạng HS rụt rè, ngại nói trước tập thể. Kĩ năng tự tổng hợp, vận dụng
các kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề trong bài học là hoàn toàn mới mẻ.
Học sinh được tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân; thúc
đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường, đồng thời góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn
để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng tốn thống kê vào thực tế. Học
sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ mơn nhất là các bộ môn tự nhiên

ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở” nên cũng
tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư
duy sáng tạo.
- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong
quá trình học tập (kiến thức sức khỏe sinh sản, giới tính, hơn nhân và gia đình,
từ đó có thể tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân....). Tham gia giao
thơng có văn hóa từ đó giảm tỉ lệ tai nạn giao thông…). Bảo vệ môi trường,
sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh....
- Giúp các em tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, sức khỏe sinh sản vị
thành niên, tránh tình trạng hôn nhân cận huyết ở đồng bào các dân tộc.
- Qua đó giáo dục cho các em nhận thức được ý nghĩa vai trò của giáo dục
mở ra cánh cửa tri thức, giúp các em có hiểu biết về văn hóa, xã hội từ đó sống
và làm việc theo hiến pháp và pháp luật nước Việt Nam.
- Xác định được động cơ học tập cho bản thân, sống có lí tưởng và có ích
cho xã hội. Các em có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng, bảo vệ quê
hương thông qua các hành động hàng ngày.
- Biết giữ gìn, chăm sóc tốt cho mơi trường sống của bản thân, gia đình,
người xung quanh.
- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen giữ gìn, bảo
vệ mơi trường.
- Đề tài cịn là một tư liệu để các bạn đồng nghiệp trong tổ tham khảo, có
thể là một trong những gợi ý giúp các giáo viên khác áp dụng vào bộ mơn mình
giảng dạy.Từ những thành cơng bước đầu, đề tài này cũng góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy trong nhà trường
* Kết quả khảo sát: Trong năm học 2018-2019 tôi đã tiến hành dạy thực
nghiệm ở lớp 7A, cịn lớp 7B là lớp khơng áp dụng đề tài (Lớp đối chứng). Với
16


trình độ năng lực của 2 lớp là tương đương nhau, sau khi dạy xong tôi đã tiến

hành khảo sát ở cả hai lớp với cùng một nội dung khảo sát. Kết quả tơi thu được
rất khả quan, nằm ngồi sự mong đợi:

Lớp

SS
HS

7A (Lớp thực nghiệm)
7B (Lớp đối chứng)

34
34

Các mức độ tiếp cận mơn Tốn
Hứng
Bình
Khơng
Hiểu bài
thú
thường
thích
SL TL SL TL SL TL SL TL
33 97,1 34 100 0
0
0
0
19 55,9 0
0
16 47,1 18 52,9


2.4.2.Đối với giáo viên
Ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến
thức thuộc các mơn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể
khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường
xun phải dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy
đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo
viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra,
định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy,
giáo viên các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp,
hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích hợp đã khuyến khích giáo viên
sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến
nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn, góp phần đổi mới hình thức tổ chức
dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy
học; tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên bộ môn trong
nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị.

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
17


Dạy học tích hợp, liên mơn xuất phát từ u cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong
thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi người dạy khơng chỉ nắm chắc

mơn mình dạy mà cịn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác
để có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt
ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với phương pháp mới này đòi hỏi các
em phải biết tổng hợp, huy động kiến thức ở nhiều môn học khác nhau để giải
quyết các vấn đề đặt ra, cũng nhờ vậy mà học sinh sẽ hiểu rộng hơn, sâu hơn và
nắm chắc kiến thức hơn. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp cho học sinh phát
huy sự tư duy, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong học tập, cũng như ứng
dụng vào thực tế đời sống, bởi học theo hình thức này thầy trị không chỉ dạy và
học trên lý thuyết mà bắt buộc phải dạy và học trên thực tiễn, từ thực tiễn và
gắn với thực tiễn…
Vấn đề là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy
học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề;
biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học;
thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy
học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đây chính là xu thế dạy học mới của
những năm học tới.
2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên bộ môn
+ Cần nắm vững nguyên tắc của việc vận dụng kiến thức liên môn khi thiết
kế bài dạy (như trên đã trình bày).
+ Hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, nội dung nghĩa của từng kiến thức của bộ
mơn tích hợp. Chọn lọc kĩ và sử dụng có hiệu quả trong q trình giảng dạy
tránh sa đà, lạm dụng biến giờ dạy Toán thành bài cung cấp kiến thức tổng hợp.
+ Tích cực tham gia dạy học tích hợp có hiệu quả trong q trình giảng
dạy. Rèn kĩ năng tích hợp, ghi chép thơng tin, diễn đạt phù hợp, sử dụng chính
xác ngơn ngữ bộ môn.
* Đối với tổ chuyên môn và nhà trường
+ Tăng cường dự giờ góp ý với các tiết dạy tích hợp liên môn.
+ Xây dựng những giờ dạy báo cáo có sử dụng nhiều phương pháp, kĩ
thuật dạy học hiện đại

+ Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cập nhật thông tin tích lũy chun mơn,
nghiệp vụ, tích cực sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”...
+ Xây dựng ngân hàng tài liệu phục vụ bài giảng.
Qua thực tế dạy và học, tơi thiết nghĩ, dạy học tích hợp trong mơn Tốn
đã tạo sự hiểu biết sâu rộng, đem lại cảm hứng cho người dạy trong quá trình
thiết kế giáo án và giảng bài; giúp đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Từ đó, giúp các em u thích bộ mơn
Tốn hơn, tăng khả năng tư duy, ghi nhớ thơng hiểu, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn cuộc sống; đồng thời học sinh, đặc biệt là học sinh khối 7 cũng được
rèn luyện những kĩ năng học tập và kĩ năng sống cần thiết cho bản thân.
18


Kinh nghiệm này được đúc kết từ thực tế giảng dạy của bản thân, do đó
khơng thể tránh khỏi những hạn chế. Tơi rất mong nhận được những đóng góp
q báu của đồng nghiệp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 09 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hào

19




×