Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: tổ chức buổi tập huấn về bảo vệ môi trường làng nghề với thông điệp “ Hóa chất là kẻ thù của chúng ta “

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.57 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên

: Ngô Anh Tú

Lớp

: ĐH4QM2

Mã số sinh viên

: 1411100591

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang


Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC


CHO CỘNG ĐỒNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Hà Nội - 2017


Mục lục
1.Phân tích tình hình
2.Đối tượng tham gia tập huấn
3.Mục tiêu
4. Kế hoạch, nôi dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1. Kế hoạch
4.2. Nội dung chương trình
4.3. Nội dung bài giảng
5. Kinh phí
5.1. Nguồn kinh phí
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí
5.3. Tổng kinh phí thực hiện
Phụ lục


1. Phân tích tình hình
Việc sử dụng hóa chất trong các ngành công nghiệp, các khâu sản xuất, các xí nghiệp,
nhà xưởng, xí nghiệp may, sản xuất lương thực thực phẩm đã dần quen thuộc đối với
người dân Việt. Đặc diểm ngành công nghiệp hóa chất là đa dạng về sản phẩm phục
vụ cho tất cả ngành nghề kỹ thuật, chế biến, công nghiệp… Công nghiệp hóa chất
đóng vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế của một nước.
Nhu cầu về hóa chất ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của kinh tế. Những
ngành hóa chất sử dụng nhiều hóa chất như ngành công nghiệp dệt, nhuộm, công
nghiệp thực phẩm, in ấn… Từ đó, đã dẫn đến gia tăng lượng chất thải và phát sinh

nhiều chất độc hại. Trong những năm qua, nhiều sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất đã
xảy ra. Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng
Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày 06/07/2000
tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết (theo “hiện trạng môi
trường Việt Nam năm 2000”, báo cáo của Bộ KHCN&MT trình Quốc hội khoá X).
Nói đến ô nhiễm môi trường trong sử dụng hóa chất thì phải kể đến các làng nhề ở
nước ta. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nước ta có khoảng 2.800
làng nghề trong đó có 240 làng nghề truyền thống, có đến 90% trong tổng số các làng
nghề vi phạm pháp luật về môi trường.
Đặc biệt phải kể đến một số làng nghề lụa hiện nay ở Việt Nam, là một trong những
làng nghề gây ô nhiễm môi trường trong số các làng nghề. Cả nước hiện nay có
khoảng 173 làng nghề dệt nhuộm, chiếm 10% tổng số làng nghề. Các làng nghề dệt
nhuộm tập trung nhiều ở phía Bắc, chiếm khoảng 80% số làng nghề dệt nhuộm. Sơn
Là và Hà Tây cũ là hai tỉnh có số làng nghề dệt nhuộm nhiều nhất. Đặc trưng ô nhiễm
cơ bản nhất của các làng nghề dệt nhuộm là ô nhiễm môi trường nước. Nguyên nhấn
chính là do sản xuất có sử dụng nhiều nước, hóa chất, thuốc nhuộm nên thành phần
nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như các tập chất tự nhiên, dầu, sáp, hợp chất
chứa nitơ, pectin ( trong nấu tẩy) ), các hóa chất ( hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl…),
các loại thuốc nhuộm và hóa chất ( hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl…), các loại thuốc
nhuộm, chất tẩy giặt. Lượng thuốc nhộm và hóa chất sử dụng thải ra ngoài cùng với
nước thải chiếm khoảng 30-40%.


Phường Vạn Phúc thuộc Quận Hà Đông là một làng lụa nổi tiếng ở nước ta. Vấn đề ô
nhiễm môi trường nước tại đây đang đạt ngưỡng báo động do việc sử dụng hóa chất
trong tẩy nhuộm lụa. Nước thải dịch nhuộm sau các công đoạn sản xuất không qua xử
lý đổ thẳng ra cống rãnh và xả xuống sông Nhuệ gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước
mặt và nước ngầm. Vào mùa hè, mùi hôi thối, hắc của nước thải bốc lên nồng nặc từ
các mương dẫn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh.


2. Đối tượng tham gia tập huấn
Đối tượng truyền thông
+Các hộ gia đình kinh doanh buôn bán lụa
+Các hộ sản xuất lụa
+Cán bộ làm công tác môi trường tại phường và các bộ bộ trong bộ máy tổ chức
+Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên
Dân tộc: 100% dân tộc Kinh
Tôn giáo: Không
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
3. Mục tiêu
_Mục tiêu về kiến thức.
+ Nắm rõ tác hại của hóa chất đối với con người và môi trường.
+Có thể xây dựng một buổi tập huấn cho người dân trong làng về bảo vệ môi trường.
+Có các biệp pháp để giảm thiểu các tác hại của hóa chất .
+Nắm rõ hiện trạng môi trường tại địa phương.
_Mục tiêu về kỹ năng:
 Đối với người dân và các hộ sản xuất
+ 80% các hộ thay đổi phương pháp tẩy, nhuộm lụa thân thiện với môi trường.
+Truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường với mọi người xung quanh.
+Ngăn chặn các hành vi xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường.


+Xây dựng được các biệp pháp xử lý hóa chất sau khi tẩy nhuộm.
 Đối với cán bộ:
+Nâng cao công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường đến người dân.
+Toàn bộ cán bộ tại địa phương có thêm kiến thức về vận hành, sửa chữa về các công
trình, biến pháp xử lý nước thải và nắm bắt rõ quy trình thực hiện.
_ Mục tiêu về thái độ, tư tưởng:
 Đối với các cơ sở làm việc tẩy và nhuộm lụa: Toàn bộ các cơ sở thay đổi cách
nhìn nhận về hóa chất trong tẩy nhuộm lụa, từ đó có các hành động tích cực bảo

vệ môi trường xung quanh.

 Đối với các cán bộ: Có hành động kiên quyết, răn đe các hộ sản xuất gây ô
nhiễm môi trường, tuyên dương các hộ sản xuất có hành động bảo vệ môi
trường.
4. Kế hoạch, nôi dung chương trình, nội dung bài giảng
4.1. Kế hoạch
-Thời gian tổ chức: Ngày 6/5/2017 và 7/5/2017
+Buổi sáng từ 7h30 đến 11h30
+Buổi chiều từ 13h30 đến 17h30
-Số lượng người tham gia: 3 lớp mỗi lớp 50 người( tổng là 150 người tham gia)
-Địa điểm: Nhà văn hóa phường Vạn Phúc quận Hà Đông

STT

Đối tượng

Thời gian

Số học viên

Địa điểm tổ
chức

Đối

Lớp 1: Đồng chí Chủ

Sáng thứ bảy,


50

Nhà văn hóa

tịch UBND phường,

ngày

phườn

phó chủ tịch UBND,

06/05/2017

g Vạn

cán bộ trong bộ máy tổ

Phúc

chức UBND Phường

quận

Vạn phúc




Đông

Đối

Lớp 2: Hội phụ nữ, Hội

Sáng chủ nhật.

50

Nhà văn hóa

nông dân, Đoàn

ngày

phườn

thanh niên

07/05/2

g Vạn

017

Phúc
quận

Đông

Lớp 3: Các hộ gia đình


Chiều chủ nhật, 50

Nhà văn hóa

kinh doanh

ngày

phườn

buôn bán lụa,

07/05/2

g Vạn

Các hộ sản xuất

017

Phúc

lụa

quận

Đông

4.2. Nội dung tập huấn


STT
1

Thời gian

Nội dung

7h30 – 8h00 (sáng)
13h30



Phát tài liệu, ổn định

Đơn vị thực hiện
Trợ giảng

14h00 chỗ ngồi

(chiều)
2

8h00 – 8h15(sáng)

Tuyên bố lí do, giới

Trợ giảng

14h00 – 14h15(chiều) thiệu đại biểu

3

4

8h15 – 9h30(sáng)

Chuyên đề 1: Tổng

Giảng viên trường

14h15 – 15h30(chiều) quan về hóa chất

ĐHTNMT Hà Nội

9h30 – 9h45(sáng)

Trợ giảng

Nghỉ giải lao, uống


15h30 – 15h45(chiều) nước
5

6

7

9h45 – 10h45(sáng)


Chuyên đề 2: Hóa

Giảng viên trường

15h45 – 16h45(chiều) chất với làng nghề

ĐHTNMT Hà Nội

10h45 – 11h15(sáng)

Giảng viên trường

Nghe ý kiến và giải

16h45 – 17h15(chiều) đáp thắc mắc

ĐHTNMT Hà Nội

11h15 – 11h30(sáng)

Giảng viên trường

Tổng kết bài giảng,

17h15 – 17h30(chiều) kết thúc buổi tập
huấn

ĐHTNMT Hà Nội

4.3. Nội dung bài giảng

4.3.1. Chuyên đề 1: Tổng quan về hóa chất
_Giảng viện: Tiến sĩ Lê Thị Hải Lê
_ Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
_Nội dung chuyên đề:
+ Giới thiệu về hóa chất.
+ Các loại hóa chất tiêu biểu trong công nghiệp dệt nhuộm
+Tác hại của hóa chất đối với hệ sinh thái và con người
4.3.2. Chuyên đề 2: Hóa chất với làng nghề Vạn phúc
_Giảng viện: Tiến Lê Thị Hải Lê
_ Đơn vị công tác: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
_Nội dung chuyên đề:
+ Hiện trạng môi trường làng nghề Vạn phúc.
+ Tình trạng xử lý hóa chất trong sản xuất lụa và xử lý hóa chất sau khi xử dụng.
+Ảnh hưởng xấu của hóa chất đối với môi trường và xã hội.
+ Mô hình xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường.
+ Một số phương pháp thay thế hóa chất trong tẩy, nhuộm lụa vẫn đạt hiểu quả cao.


(Nội dung chi tiết trong tài liệu/phụ lục đính kèm)
5. Kinh phí
5.1. Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
Quận Hà Đông.
5.2. Cơ sở lập dự toán kinh phí
+Thông tư 139/2010/TT-BTC: Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí
từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Thông tư số 123/2009/TT-BTC: Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương
trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào
tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
+ Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT - BTC -BTNMT Về việc Hướng dẫn việc quản lý

kinh phí sự nhiệp môi trường.
+ Thông tư 14/2014/TTLT-BTC-BTP: Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
+ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bố dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước.
+ Thông tư 166/2015/TT - BTC Quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện dự án đào tạo ngắn hạn về an toàn, an ninh thông tin trong nước thuộc đề án đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
+ Thông tư 02/2017/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn quản lí kinh phí sự nghiệp bảo vệ
môi trường.
5.3. Tổng kinh phí thực hiện
_Tổng kinh phí thực hiện: 12,400,000 đồng
_Tổng kinh phí bằng chữ: mười hai triệu bốn trăm nghìn đồng
(kinh phí chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm)


Phụ lục
Phụ lục 1: Kinh phí

STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá


Thành tiền

I

Xây dựng đề cương

đề cương

1

1,000,000

1,000,000

II

Biên soạn tài liệu

1

2
III

Chuyên đề 1: Tổng quan về
hóa chất
Chuyên đề 2: Hóa chất với
làng nghề vạn phúc
Giảng dạy


2,500,000
Chuyên đề

1

1,000,000

1,000,000

Chuyên đề

1

1,500,000

1,500,000
1,800,000

Ghi
chú


1

2

Chuyên đề 1: Tổng quan về
hóa chất
Chuyên đề 2: Hóa chất với
làng nghề vạn phúc


Buổi

3

300,000

900,000

Buổi

3

300,000

900,000

IV

Tổ chức lớp học

1

Thuê hội trường

ngày

2

450,000


900,000

2

Thuê thiết bị giảng dạy

ngày

2

300,000

600,000

3

pano lớp học( băng rôn)

cái

1

500,000

500,000

4

Nước uống


người/ngày

150

5,000

750,000

5

Photo tài liệu

quyển/người

150

25,000

3,750,000

V

Chi phí khác

1
2

Hoạt động di chuyển của
giảng viên

Chi phí khác:bút dạ, giấy..

6,500,000

600,000
Chuyến

2

150,000

300,000

lớp

3

100,000

300,000

Tổng cộng (I + II + III + IV + V) = 12,400,000
Số tiền viết bằng chữ: mười hai triệu bốn trăm nghìn
Phụ lục 2: Chuyên đề
Chuyên đề: Nâng cao nhận thức của người dân về hóa chất và biệp pháp khắc
phục
2.1. Tính cấp thiết của chương trình tập huấn
Môi trường là nền tảng của sự sống. Cuộc sống muốn phát triển thì đồng nghĩa môi
trường cũng phải phát triển song song. Cuộc sống của con người phát triển mạnh
nhưng những hoạt động của họ gây ra ô nhiễm môi trường thì họ chỉ đạt được mục tiêu

về kinh tế còn về tinh thần và thể chất sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
Làng lụa Vạn Phúc cũng vậy, nền kinh tế nơi đây đang ngày càng phát triển do hoạt
động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến lụa. Đánh đổi với sự phát triển kinh tế đó là
tình trạng môi trường đang xấu đi càng ngày nghiêm trọng. Nguyên nhân chinh là do


sử dụng hóa chất trong tẩy nhuộm lụa mà không muốn bỏ chi phí xử lý chúng mà xả
thẳng ra môi trường.
Từ thực tại trên, Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc kết hợp với Phòng Tài nguyên và
Môi trường quận Hà Đông tổ chức buổi tập huấn về bảo vệ môi trường làng nghề với
sự hướng dẫn từ giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Buổi
tập huấn với thông điệp “ Hóa chất là kẻ thù của chúng ta “

2.2. Thực trạng tại địa phương
Tại làng lụa Vạn Phúc, tình trạng môi trường đang ở mức nghiêm trọng. Tình trạng ô
nhiễm môi trường nước đang ngày càng trầm trọng. Không chỉ môi trường nước mà
môi trường không khí, đất và cả nguồm nước ngầm cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng từ hóa chất trong tẩy, nhuộm lụa. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường mà hóa chất còn gây ra nhiều bệnh đối với người dân trong làng.
2.3. Nội dung chuyên đề
2.3.1. Nội dung chuyên đề 1
Chuyên đề 1: Tổng quan về hóa chất
1. Giới thiệu về hóa chất.
Trong hóa học, hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học
không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương
pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái
khí, lỏng, rắn và plasma.
Hóa chất công nghiệp là tất cả những sản phẩm ra đời từ ngành công nghiệp hóa chất.
Hóa chất công nghiệp liên quan đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Hóa
chất mà người dân dùng để tẩy, nhộm lụa là hóa chất công nghiệp đặc dung. Hóa chất

đặc dụng bao gồm các loại hóa chất để bảo vệ cây trồng , các loại sơn và mực in, màu
(thuốc nhuộm và bột màu) và các loại hóa chất được sử dụng bởi các ngành công
nghiệp khác nhau như dệt may, giấy và kỹ thuật.
2. Các loại hóa chất tiêu biểu trong công nghiệp dệt nhuộm


+Oxy già H2O2: Oxy già ở áp suất thường chịu nhiệt sẽ phân hủy thành nước và O2,
trong dung dịch H2O của H2O2 có một ít axit thì dung dịch ổn định .kim loại làm
dung dịch H2O2 không ổn định sẽ giải phóng ra oxy.Ứng dung: để tẩy tráng
sợi,giấy.khử trùng,khử mùi.làm chất oxy hóa trong công đoạn nhuộm.
+ Javen NaClO: Quá trình tẩy trắng bằng NaClO rất phức tạp tùy thuộc vào trị số pH
của môi trường mà tác nhân tẩy sẽ thay đổi. Trong môi trường kiềm cho hoạt động
mãnh liệt hơn (oxy hóa mãnh liệt),vì thu thêm điện tử để về trạng thái ổn định, NaClO
dùng chủ lực để tẩy trắng,hoặc phá màu.
Ở môi trường acid hay kiềm đều có tác dụng tẩy trắng,nhưng ở môi trường acid thoát
ra khí CL2 rất độc nên người ta thường tẩy ở môi trường kiềm PH= 9÷11;
Điều quan trọng nhất khi tẩy trắng với NaClO ở môi trường kiềm hay acid đều có
thêm phản ứng phụ phá hủy xơ, nhất là ở môi trường trung tính PH=7 thì phản ứng
phá hủy xơ càng mạnh hơn (tẩy màu nên chú ý).
+ Axit axetic CH3COOH (Giấm công nghiệp): CH3COOH có vị chua gắt, có tính an
gia, khi nhiệt đọ ở gần điểm sôi 88oC thì bốc ngọn lửa màu lam nhạt và cháy.
Axit Axetic rất ổn định với chất oxy hóa. CH3COOH rất dễ hổn hợp với nước,tương
đối ôn hòa và hầu như không có tác dụng làm bục sợi bông.
Ứng dụng: dùng để trung hòa (chỉnh pH), phối hợp với một số muối kim loại để tăng
độ bền màu cho phẩm nhuộm trực tiếp
+ Axit Oxalic(COOH2): Axit oxalic có tính độc (lượng làm chết người =5g) khi
lỡ nuốt phải Axit oxalic cần phải giải độc bằng cách dùng thuốc có thành phần Ca và
Mg –> tạo thành muối oxalate không tan
Ứng dụng: do khả năng làm mất màu thuốc tím nên được xem như một chất khử oxy
trong phản ứng oxy hóa khử tẩy màu bằng thuốc tím.dùng để tẩy sét dính trên vải

Do Axit Oxalic dễ làm hư xơ sợi nên sau khi sử dụng phải xả thật sạch.
+ Soda sodium cabonat: Ứng dụng:
Làm mềm nước,(làm mất tính chất nước cứng) dùng làm trợ chất cho một số phẩm
nhuộm như: trực tiếp, lưu huỳnh, hoàn nguyên.
Dùng làm chất gắn màu cho một số phẩm nhuộm hoạt tính.tẩy các vết dơ, ố,dầu. Làm
trợ chất nấu vải bông. Phối hợp với xà phòng làm chất nhũ hóa nấu len,tơ tằm; cùng
với xà phòng làm chất tẩy rửa.


+Xút: Xút dễ hòa tan trong nước, khi hòa tan tỏa ra nhiệt độ cao.dung dịch có tính
kiềm mạnh, có cảm giác nhờn và vị đắng.(không được cho tiếp xúc với gia vì sẽ gây ra
các vết bỏng nghiêm trọng.) làm tan hoàn toàn các loại xơ động vật như long cừu,vải
lụa.trung hòa axit tạo thành muối và nước
Ứng dụng: Với nồng độ thấp, xút dùng để rũ hồ, nấu vải, giặt.dùng để nấu luyện vải
bông, để khử tạp chất và xà phòng hóa dầu mở trên vải.tạo dung dịch kiềm cao trong
dung dịch tẩy màu.tẩy giặt sau nhuộm.làm dung môi trong thuốc nhuộm hoàn nguyên.
3. Tác hại của hóa chất đối với hệ sinh thái và con người
_Đối với hệ sinh thái: Hoá chất có tác động rất lớn đến môi trường, từ biến đổi khí hậu
đến huỷ hại các loài sinh vật và làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Đồng thời
nó là nguyên nhân khiến hàng loạt sinh vật bị chết.
_Đối với con người: Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể người có thể
phân loại theo các nhóm sau đây:
+Kích thích gây khó chịu: làm cho tình trạng phần cơ thểtiếp xúc với hóa chất bị xấu
đi. Các phần của cơ thể thường bị tác động này là da, mắt và đường hô hấp.
Với da, chúng có thể làm biến đổi các lớp bảo vệ trên da làm cho da bị khô, xù xì và
xót. Tình trạng này gọi là viêm da.
Với mắt, Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây khó chịu nhẹ, tạm thời tới thương tật lâu
dài. Mức độ tác hại tới mắt phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất. Các hóa chất
ảnh hưởng tới mất thường là axit, kiềm và các dung môi.
Với đường hô hấp, các chất hòa tan như: amoniac, fomandehơit, sunfur, axít và kiềm ở

dạng mù sưng, khí hoặc hơi khơi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây
ra cảm giác bỏng rát. Một vài chất kích thích như sunfua đioxít, clo và bụi than... tác
động dọc theo đường thở gây ra viêm phế quản, đôi khơi gây tổn thương trầm trọng
đường thở và mô phổi.
+Gây dị ứng: Dị ứng có thể xảy ra khơi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người
lao động khơi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên,
ngay cả với lượng nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị
ứng.
+Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan cơ thể: Tiếp xúc lâu dài với các dung môi sẽ
dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu và buồn nôn; nặng hơn sẽ là rối


loạn vận động, liệt và suy tri giác. Tiếp xúc với hecxan, mangan và chì sẽ làm tổn
thương hệ thần kinh ngoại vi, để lại hậu quả liệt rủ cổ tay. Tiếp xúc với các hợp chất có
photphat hữu cơ như parathơion có thể gây suy giảm hệ thần kinh; còn với cacbon
đisunphua có thể dẫn đến rối loạn tâm thần...
+Ung thư: Khơi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do của
tế bào, dẫn đến khối u - ung thư. Các khối u này sẽ xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc
với hóa chất. Các chất như asen, amiăng, crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)... có
thể gây ung thư phổi. Bụi gỗ và bụi da, niken crom, dầu isopropyl có thể gây ung thư
mũi và xoang. Ung thư bàng quang do tiếp xúc với benziđin, 2-naphtylamin và bụi da.
Ung thư da do tiếp xúc với asen, sản phẩm dầu mỏ và nhựa than. Ung thư gan có thể
do tiếp xúc vinyl clorua đơn thể, trong khi ung thư tủy xương là do benzen.
+Ảnh hưởng tới thế hệ tương lai: Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột
biến gen tạo những biến đổi không mong muốn trong các thế hệ tương lai nhưng các
trường hợp này hiếm khi xảy ra.
2.3.2. Nội dung chuyên đề 2
Chuyên đề 2: Hóa chất với làng nghề
1. Hiện trạng môi trường làng nghề Vạn phúc
a. Hiện trạng môi trường nước

Lượng nước thải dùng trong các khâu dệt, tẩy ,nhuộm lụa khá lớn. Trung bình một
hộ làng nghề dệt dùng đến gần 3m3/ngày, bao gồm nước thải nhuộm, nước thải giặt và
các nước thải khác.
Bảng: Chất lượng môi trường nước thải do các hộ dệt nhuộm thải ra

Các chỉ tiêu

pH

Rắn lơ lửng

DO

COD

BOD

Nguồn thải

9,15

123

1,19

11421

5680

TCVN


5,5-9

100

-

80

50

5945-2010
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Qua bảng trên, có thể thấy hàm lượng BOD, COD cao hơn rất nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép. Do hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh không có các công trình xử lý


nước thải nên nước thải được xả thằng ra môi trường, chảy vào sông Nhuệ gây ô
nhiễm lớn.
Nguồn nước thải không được xử lý xả ra môi trường cũng gây ra hậu quả lớn đến
nguồn nước ngầm. Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã về đây tổ
chức những cuộc xét nghiệm, kết quả cho thấy mẫu nước ngầm của địa phương này bị
nhiễm quá nhiều các thành phần hóa chất. Trong đó nhiều nhất là các chất như
N2CO3, CH3COOH, H2S, Na2S. Tất cả các thành phần này đã nhiễm xuống nguồn
nước của bà con, ló do chính cũng chỉ do quá trình sản xuất lụa, đặc biệt là khâu tẩy và
nhuộm lụa.
Các nguồn nước mặt đều bị ô nhiễm. Lượng nước thải do không qua xử lý đổ trực tiếp
vào sông Nhuệ làm chết sinh vật dưới nước, tác động xấu đến sinh hoạt và sức khỏe
người dân. Đoạn sông Nhuệ qua địa bàn Phường Vạn Phúc có nồng độ COD, BOD,
coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Bảng: Chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Đông

TT

Vị trí lấy mẫu

Chỉ tiêu chất lượng nước mặt
pH

COD

BOD5

Rắn lơ

mg/l

mg/l

lửng

NO3-

mg/l
1

Sông Nhuệ( gần trạm bơm La Khê)

6.45


154

90

150

24

2

Ngã ba sồng Đáy và sông Nhuệ

6.1

189

120

124

18

3

Nước ao làng nghề Đa Sỹ

8.2

53


30

181

14

4

Nước ao làng nghề Vạn Phúc

7.42

79

31

120

16

5

Hồ Văn Quán

140

92

110


17

>35

<25

80

15

TCVN 5942-1195(cột B)

5.5-9

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
b. Hiện trạng môi trường không khí
Công đoạn dệt. nhuộm cũng phát sinh tiếng ồn và khí thải gây tác động xấu đến môi
trường bên cạnh nước thải.


Về ô nhiễm tiếng ồn: phát sinh chủ yếu từ các máy dệt lụa và tiếng ồn từ máy cán, dập
dao kéo từ làng nghề Đa Sỹ. Còn đối với các chỉ tiểu NO2,SO2 và bụi lơ lửng đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005). Các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn tiêu
chuân cho phép.
Bảng: Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Đông

TT

Tên làng
nghề


Chỉ tiêu chất lượng không khí
Bụi lơ

CO

CO2

NO

SO2

Hơi

NO2

lửng

(mg/m3)

(mg/m3)

(mg/m3)

(mg/m3)

xăng

(mg/m3)


3.56

30.42

1437.4

0.7342

3.246

0.647

1.86

5.23

31.24

1237.9

0.489

2.479

0.045

1.83

3.82


9.75

722.8

0.0037

1.21

0.052

1.42

3.34

21.56

986.46

0.416

1.476

0.0023

1.954

4.56

10.25


699.56

0.0123

0.86

0.046

1.23

0.3

30

-

-

0.35

-

0.2

(mg/m3)
1

Dệt nhuộm
Dương Nội


2

Dệt nhuộm
Vạn phúc

3

Làng rèn Đa
Sỹ

4

Làng nghề
Phú Lãm

5

Dệt nhuộm
La Khê
TCVN
5937-2005

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
Từ các số liệu trên, ta có thể thấy chất lượng môi trường nước đang bị ảnh hưởng vô
cùng nghiêm trọng, theo chiều hướng tiêu cực. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng
hóa chất trong công đoạn tẩy, nhuộm lụa. Tình trạng này ngày một gia tăng do thuốc
tẩy nhuộm có giá thành giẻ, dễ mua và sử dụng hơn các nguyên liệu tự nhiên. Trong
khí đó, lụa được tẩy, nhuộm từ hóa chất cũng có chất lượng rất tốt. Nếu không có các
biệp pháp từ các cơ quan chức năng thì việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lụa vẫn
ngày một gia tăng.

c.Hiên trạng môi trường đất


Chất thải rắn là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và hoat động
sản xuất. Cùng với sự phát triển của làng nghề là sự phát sinh một lượng chất thải lớn.
Hầu hết các chất thải này đều đổ vào nguồn nước (sông, kênh, mương,…) đất canh tác
để dự phòng. Điều này làm thay đổi thành phần lý hóa của đất, ảnh hưởng đến chất
lượng đất. Các chất thải chứa các hóa chất tẩy nhuộm làm chất lượng đất suy thoái
nghiêm trọng.
Từ đó, ta có thể thấy vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề được người dân
quan tâm nhất và gây nhiều bức xúc. Nguyên nhân chính cũng là do sự phát triển
nhanh chóng của làng nghề dệt, lụa, nhu cầu sử dụng hóa chất đang ngày càng tăng để
đáp ứng nhu cầu kinh tế mà trong khi đó hầu hết các hộ sản xuất đều không có công
trình xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Tình trạng ô nhiễm này vẫn sẽ kéo
dài nếu không có biệp pháp xử lý của các cơ quan chức năng.
2. Tình trạng xử lý hóa chất trong sản xuất lụa và xử lý hóa chất sau khi xử dụng của
làng nghề.
Cả làng Vạn Phúc có trên 700 hộ gia đình tham gia sản xuất lụa. trong đó có hơn 22
cơ sở làm công việc nhuộm và tẩy rửa lụa. Người dân sử dụng thuốc nhuộm axit,
thuốc nhuộm lưu huỳnh( đá, Na2S )
Theo ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc thì mỗi ngày
các cơ sở sản xuất của Vạn Phúc cho ra đời từ 4.000-5.000m lụa, tương đương với
400kg lụa. Trong khi đó cứ mỗi kg lụa thành phẩm phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa, số
hóa chất được đưa vào phục vụ cho quá trình nhuộm tạo màu cho lụa luôn chiếm một
tỷ lệ cao, cứ 10kg lụa phải mất tới 300g hóa chất nhuộm. Tất cả khi sử dụng xong đều
được thải trực tiếp ra môi trường, hoàn toàn không qua khâu xử lý chất thải. Đa phần
tất cả các hộ là công việc nhuộm và tẩy rửa lụa đều không có các công trình xử lý
nước thải để xử lý hóa chất sau khi tẩy nhuộm cũng như nước thải.
Theo số liệu Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc đưa ra thì mỗi năm các cơ sở của địa
phương này sản xuất khoảng trừng trên 2 triệu mét khối lụa, tương đương với hàng

trăm ngàn kg lụa. Để tẩy và làm màu cho toàn bộ số lụa này phải dùng tới hàng trăm
kg các loại hóa chất.
Bên cạnh những cơ sở xản xuất lụa trong làng Vạn Phúc thì hai đơn vị khác là Công
ty Cổ phần Len Hà Đông và Nhà máy Dệt Hà Đông cũng đang ngày ngày tham gia


vào quá trình hủy hoại môi trường nơi đây. Toàn bộ số nước thải của hai đơn vị này
cũng không qua xử lý trực tiếp đổ vào kênh thoát nước của làng Vạn Phúc và dẫn
thẳng ra sông Nhuệ.
Bảng dưới đây cho ta thấy chất ô nhiễm có trong các giai đoạn tẩy nhuộm lụa chung của các
hộ sản xuất lụa và đặc tính nước thải của chúng.

Công đoạn

Chất ô nhiễm trong nước thải

Đặc tính của nước thải

Hồ sợi, rũ

Tinh bột, glucose, polyvinyl, acol…

BOD cao

Nấu tẩy

NaOH, chất sáp, soda, silicat

pH và BOD cao


Tẩy trắng

Hypoclorit, cá hợp chất chứa Clo, axit,

Độ kiềm cao, chiếm gần

tạp chất…

10% lượng BOD thải ra

NaOH, tạp chất…

Độ kiềm cao, nồng độ

hồ

Làm bóng

BOD thấp
Nhuộm

Thuốc nhuộm, axit axetic, muối kim loại

TSS cao, Độ màu cao

In

Chất màu, tinh bột, dầu muối kim loại,

Độ màu cao, BOD cao


axit…
Hoàn tất

Tinh bột, mỡ động vật, muối

Kiềm nhẹ, BOD thấp

Bảng: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải
Nguồn: Hội Hóa học Việt nam
3. Ảnh hưởng xấu của hóa chất đối với môi trường và xã hội.
Đối với môi trường:
Chất lượng nước ngầm: Theo kết quả xét nghiệm của Khoa Hóa học, trường Đại học
Khoa học tự nhiên, cho thấy mẫu nước ngầm của địa phương này bị nhiễm quá nhiều
các thành phần hóa chất. Trong đó nhiều nhất là các chất như N2CO3, CH3COOH,
H2S, Na2S. Tất cả các thành phần này đã nhiễm xuống nguồn nước ăn của bà con, căn
nguyên chính cũng chỉ do quá trình sản xuất lụa, đặc biệt là khâu tẩy và nhuộm lụa.
Nguồn nước mặt tại làng Vạn phúc đang bị ô nhiễm nặng. Các kênh, mương, và đoạn
sông Nhuệ chảy qua đây nước chuyển sang màu đen đặc. Nồng độ các chất ô nhiễm
đều vượt cá quy chuẩn cho phép. Các loại sinh vật trên cạn như cây cỏ và dưới nước


như tôm, cua, cá đều không thể tồn tại. Nguyên nhân chính cũng là do nước thải chưa
qua xử lý xả trực tiếp ra ngoài môi trường.
Thành phần lý hóa của đất bị thay đổi do các chất ô nhiễm từ hoạt động tẩy, nhuộm
lụa làm cho năng suất nuôi trồng cây giảm.
Đối với con người:
Tại làng nghề, người dân luôn phải tiếp xúc với tiếng ồn, bụi bông và hóa chất nhiều
nên hay mắc các bệnh về thần kinh, viêm xoang, viêm họng, đau mắt… Ngoài những
người mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, mắt, viêm mũi, viêm xoang thì những

người mắc phải các căn bệnh và tử vong do ung thư mà Trạm Y tế của địa phương biết
tới thì trong vài năm trở lại đây khá cao. Trong năm 2007 đã có cả gần chục ca tử vong
do mắc phải căn bệnh này. Phần lớn những người chết tuổi trung bình từ 32-40, chiếm
tới 60% số ca tử vong của Vạn Phúc.
Đối với hoạt động kinh doanh sản xuất:
Nguồn nước phục phụ cho nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng về chất lượng và cả
số lượng. Hầu hết nguồn nước mặt trên địa bàn phường đều bị ô nhiễm nghiêm trọng
không thể phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra nhiều khó khăn trong công
đoạn sản xuất. Do cả nguồn nước ngầm cũng đang trong tình trạng xấu nên người dân
phải tìm nguồn nước mới.

4. Mô hình xử lý nước thải không gây ô nhiễm môi trường.
MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM THEO PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
KẾT HỢP KEO TỤ TẠO BÔNG
Nước thải dệt
nhuộm

Bể tuyền nổi
áp lực

Nguồn tiếp
nhận

Bể tiếp nhận

Bể keo tụ- tạo
bông

Giàn mưa


Bể chứa trung
gian

Phèn,Polymee,
Acid

Bể Aerotank

Bể lắng

Sân phơi bùn


Sơ đồ công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Công nghệ xử lý: Nước thải được tập trung vào Bể tiếp nhận, từ đó được đưa qua giàn
mưa kết hợp thông gió cưỡng bức để làm giảm nhiệt độ nước thải đầu vào, khống chế
nhiệt độ nước thải trước khi vào Bể sinh học hiếu khí trong khoảng từ 30-35°C. Nước
thải sau khi được loại bỏ một phần COD nhờ vi sinh vật hiếu khí được đưa vào Bể keo
tụ-tạo bông để tiếp tục thực hiện quá trình xử lý hóa lý. Bùn phát sinh từ quá trình xử
lý hóa lý được tách ra khỏi nước bằng phương pháp tuyển nổi áp lực. Nước sau xử lý
hóa lý đạt tiêu chuẩn môi trường được đưa vào nguồn tiếp nhận.
Hiệu quả: Mô hình xử lý nước thải dệt nhuộm theo phương pháp sinh học kết hợp keo
tụ tạo bông đạt hiệu quả vượt trội của công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ-tạo
bông trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm. Hiệu quả xử lý COD: ≥90%, hiệu quả xử
lý chất rắn lơ lửng: ≥ 80%
Nhược điểm:
+ Khi quá liều lượng phèn nhôm thì hiện tượng keo tụ bị phá hủy làm nước đục trở lại
+Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng thường
hạn chế.
+Có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải sau xử lý là loại có độc tính với sinh vật.

+ Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí
sản xuất tăng.
5. Phương pháp thay thế hóa chất trong tẩy, nhuộm lụa vẫn đạt hiểu quả cao.
Giới thiệu phương án thay thế hóa chất trong tẩy nhuộm lụa của tiến sĩ Hoàng Thị
Lĩnh.

Trong dự án Thay thế chất nhuộm hóa học bằng chất màu tự nhiên - Phương pháp sản
xuất sạch và hiệu quả hơn (từ năm 2012 - 2013), Công ty Trách nhiệm hữu hạn dệt
nhuộm Trung Thư - Hưng Yên đã phối hợp với Tiến sĩ Hoàng Thị Lĩnh - Giảng viên


Đại học Bách Khoa Hà Nội và Công ty trách nhiệm hữu hạn GoldenDolphin thực hiện
nghiên cứu chất nhuộm màu tự nhiên thay thế chất nhuộm hóa học.

Tiến sĩ Hoàng Thị Lĩnh đã phát hiện trong thiên nhiên có sẵn các nguồn nguyên liệu
làm chất nhuộm( lá bàng, lá tre, lá thiên lý, lá xà cừ, lá găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá
chè, lá hồng xiêm, vỏ cây xà cừ...) để nhuộm vải sợi bông, lanh và vải tơ tằm. Bằng
phương pháp thủ công: nấu lá lên để lấy dung dịch màu trong lá rồi nhúng vải vào
nhuộm. Trong dung dịch màu có bổ sung một số chất làm tăng khả năng lên màu, đều
màu, bền màu và tạo ra các ánh màu, gam màu khác nhau.

Theo thời gian, Tiến Lĩnh đã phát triển được ý tưởng về công nghệ, vừa tách dịch
màu, vừa nhuộm vải trên thiết bị công nghiệp với số lượng lớn. Nguyên liệu sau khi
thu gom được đưa vào bộ phận phụ trợ bên cạnh máy nhuộm để chiết dung dịch màu.
Sau đó, dung dịch được đưa trực tiếp vào máy nhuộm để nhuộm vải như phương pháp
nhuộm thông thường.
Vải, sợi nhuộm bằng chất màu tự nhiên có mùi thơm dễ chịu, đảm bảo các chỉ tiêu
sinh thái như không azo, không formaldehyt (là các chất gây ung thư và dị ứng da, mà
hầu hết các sản phẩm dệt, nhuộm không đăng ký tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường
thường dùng), bền màu với mồ hôi...Các sản phầm này an toàn với người sử dụng và

có giá trị kinh tế cao hơn so với sử dụng hóa chất tẩy nhuộm.
2.4. Kiến nghị
_Đối với cán bộ quản lý
 Chính quyền hỗ trợ đầu tư về việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho làng
nghề.
 Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về các công nghệ mới, các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân về
trách nhiệm bảo vệ môi trường.
 Xử lý mạnh tay đối với các hộ gây ô nhiễm môi trường.
 Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.


 Cử cán bộ chuyên môn về quản lý môi trường về quản lý môi trường tại cơ sở,
đồng thời cử cán bộ về kiểm tra hệ thống xử lý nước thải và hướng dẫn vận
hành hệ thống.
 Truyền đại nội dung của buổi tập huấn với những người dân chưa được tiếp
xúc.
_Đối với các cơ sở sản xuất
 Thực hiện đúng, đủ các nội dung về cam kết bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật và các thỏa thuận trong hương ước, quy ước của địa phương (nếu
có).
 Tiếp nhận và vận hành đúng quy định các hạng mục công trình xử lý chất thải
nếu được bàn giao.
 Đóng đầy đủ các loại thuế phí bảo vệ môi trường.
 Áp dụng các bài học từ buổi tập huấn tới cuộc sống.

2.5. Tài liệu tham khảo
+Mô hình thí nghiệm và hệ thống xử lý nước thải của Công ty Dệt nhuộm Xuân
Hương phường 15 quận 11 thành phố Hồ Chí Minh

+Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Đông
+Chuyên đề Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm
Vạn Phúc - Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây – Phan Thị Quỳnh Lê
+ />+ />+ />

×