Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài tập làm văn văn tả cảnh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÚP HỌC SINH TIẾP THU KIẾN THỨC
VÀ CÓ KĨ NĂNG LÀM MỘT BÀI
TẬP LÀM VĂN – VĂN TẢ CẢNH LỚP 6

Người thực hiện: Lê Thị Yến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDT bán trú THCS
Trung Thượng
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019


PHẦN MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài


1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

4


2.4. Hiệu quả của sáng kiến

18

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí rất quan trọng. Nó
cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học, bồi dưỡng
cho các em những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, rèn luyện cho các em lối tư duy
khoa học, sự suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong học
tập. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, và đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh, giúp học sinh hướng tới việc học tập, chủ động chống lại thói quen học thụ
động. Các em chỉ thực sự nắm vững cái mà chính các em đã dành được bằng
hoạt động của bản thân mình trong đó các em đã phải có những cố gắng về trí
tuệ bởi: “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống
và sự phát triển tư duy của con người.

Môn Ngữ văn trong nhà trường cung cấp cho học sinh vốn tri thức thuộc
lĩnh vực xã hội.Vậy mà hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ việc học những
môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Các em không say mê yêu thích
học văn. Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòng
người. Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên - giáo viên Ngữ văn phải có
phương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt học văn, có kĩ năng
làm một bài văn ở mỗi thể loại.
Ở lớp 6, với phân môn Tập làm văn học sinh được làm quen với hai thể
loại cơ bản: Văn tự sự và văn miêu tả. Dù ở bậc tiểu học các em đã được học hai
thể loại này nhưng chỉ ở mức độ sơ giản, còn bậc THCS đòi hỏi mức độ cao
hơn: Cách diễn đạt ý, cách trình bày đoạn văn, cách dùng những từ ngữ, hình
ảnh giàu sức gợi hình gợi cảm. Chính vì vậy bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ dạy
môn Ngữ Văn lớp 6, tôi luôn trăn trở để tìm ra “Một số giải pháp giúp học sinh
tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn - văn tả cảnh ở
lớp 6”, đó cũng là đề tài mà tôi nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi sẽ giúp học sinh tiếp thu được kiến thức và có kĩ năng làm văn miêu
tả cảnh. Cụ thể:
- Biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài
văn tả cảnh.
- Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn miêu tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn trong
bài văn miêu tả cảnh cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ
năng làm một bài Tập làm văn - văn tả cảnh ở lớp 6” thì đối tượng mà tôi tập
trung nghiên cứu là phần Tập làm văn miêu tả tả cảnh trong chương trình Ngữ
văn lớp 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn chỉnh đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp cơ bản sau:

a. Phương pháp đọc tài liệu
1


Để hoàn thành sáng kiến này, tôi đã tham khảo tài liệu của các tác giả, các
nhà nghiên cứu nổi tiếng viết về lĩnh vực chuyên môn mà tôi nghiên cứu. Những
bài viết của họ đã cho tôi nhiều kinh nghiệm bổ ích, quý giá phục vụ cho việc
giảng dạy.
b. Dự giờ rút kinh nghiệm
- Bản thân tôi đã tích cực đi dự giờ để học hỏi phương pháp dạy học của
các đồng nghiệp, đặc biệt là các tiết đúng môn dạy.
c. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Để thực hiện được đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng học tập
môn văn của các em học sinh lớp 6, đặc biệt chú ý khảo sát tình hình học và làm
văn miêu tả ở các em.
d. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi
mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, vì sự bay bổng và
tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm
thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường để
rồi từ đó các em có thể nói ra, viết ra những điều mà các em đã học, đã cảm
nhận trong cuộc sống xung quanh thường ngày, tự các em tạo nên những tác
phẩm nghệ thuật của riêng mình có giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi
thầy cô giáo đang tìm những cách đi “nhẹ nhàng” nhất và có hiệu quả nhất cho

riêng mình.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng, chương trình
Ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen thì có nhiều
những khái niệm còn trừu tượng. Giữa học và làm là cả một thao tác, một
khoảng cách khó. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn,
sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,
thuyết phục lòng người. Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay
được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa
tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm nhận của các em còn đơn
giản bởi vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn. Do vậy, ở các em vốn
từ còn hạn chế về tư duy hình ảnh, cũng như sự sáng tạo nghệ thuật trong viết
văn…
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng vấn đề
Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy phần đa học sinh rất
yếu trong kĩ năng tạo lập văn bản: hành văn lẫn lộn, dùng từ tối nghĩa, câu văn
thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng. Đặc biệt học sinh lớp 6, các em bắt đầu bước vào
môi trường mới còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhiều em thiếu tự tin, cách tiếp cận phương
pháp học và làm bài còn rất khó khăn nên những bài làm văn đầu học kì I chất
lượng chưa cao. Thực tế đó là điều đáng lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao?
Vì sao học sinh gặp khó khăn trong việc tạo lập văn bản - cụ thể kiểu bài văn
miêu tả cảnh? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả
cho học sinh lớp 6 đó là điều mỗi giáo viên đứng lớp đều trăn trở.
Thực sự mà nói các em quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn
bản mẫu và tái tạo văn bản mẫu tương tự ở cấp Tiểu học, cho nên việc sáng tạo
văn bản nghệ thuật đối với các em là việc làm vô cùng khó khăn và không có
hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tài liệu văn học của các em học sinh thời nay
quả là ít ỏi, hầu như không có, bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện
tranh, đặc biệt là những dịch vụ Internet tràn lan cuốn hút bạn nhỏ. Điều đó
đương nhiên làm nghèo vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi

tiết học. Đặc biệt kết quả môn Ngữ văn bước đầu khảo sát của học sinh lớp 6
trong hai năm làm tôi vô cùng buồn và day dứt vì có tới hơn 40% học sinh xếp
loại học lực yếu, kém.
3


Mặt khác, học sinh Miền núi cũng có những trở ngại nói chung, vì đại đa
số các em thuộc diện dân tộc thiểu số (dân tộc Thái), nói Tiếng Việt còn chưa rõ,
vốn từ vô cùng nghèo nàn, rất hạn chế về ngôn ngữ diễn đạt, kỹ năng kém, thuộc
diện hộ nghèo, hộ được cấp ngân sách nhà nước, thậm chí không đủ tiền mua bộ
sách giáo khoa nói gì đến sách tham khảo. Hơn nữa, tư duy của các em trưởng
thành chậm vì “ngại” suy nghĩ, tư duy theo đường thẳng….tất cả đều là trở ngại
lớn trên con đường học văn.
Ví dụ 1: Tả cảnh nơi em sống: “Nhà em ở rất xa trường, có nhiều đá to,
xung quanh toàn cây là cây. Nhà em có chồng lúa gần nhà, rồi cũng có nhiều
cây dau rừng thôi vì không biết trồng dau em cũng không thích ăn dau….” (Lò
Văn Thọ)
Ví dụ 2: Tả cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời: “Buổi sáng
sớm hôm nay em đến trường thật sớm để làm trực nhật thì thấy sân trường cũng
có nhiều bạn cũng đi làm trực nhật. Làm xong sớm chúng em dủ nhau đi chơi,
nhìn xung quanh trường sạch lắm, có nhiều cây xanh to, cũng có nhiều cây xanh
con. Trường em mát lắm vì các bạn hay cho cây ăn nước no, các bồn hoa cũng
có nhiều hoa….” (Hà Thị Như)
Vâng! Lỗi chính tả, dùng từ lặp, diễn đạt câu tối nghĩa, dài….Khi ta đọc
văn của các em tôi thấy thương nhiều hơn giận. Vì lẽ đó năm học 2016 - 2017,
2017 - 2018 nhà trường phân công tôi giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Là giáo
viên dạy văn tôi luôn lấy cái “tâm” làm đầu, yêu thương học sinh, luôn hiểu
hoàn cảnh sống của các em, hiểu tâm lí trẻ thơ. Và điều cơ bản truyền thụ cho
các em những tri thức, kĩ năng của môn học, luôn tạo cho học sinh niềm say mê
học tập và yêu thích môn Ngữ văn. Bởi hiện nay đa phần học sinh rất “sợ” hoặc

“ngại” học văn, nhất là khi viết bài tạo lập văn bản. Chính vì thế, việc rèn luyện
kĩ năng làm văn cho học sinh còn là việc tháo gỡ vướng mắc, xóa đi những mặc
cảm “sợ”, “ngại” học văn của học sinh đầu cấp.
2. 2.2 Kết quả, hiệu quả thực trạng trên
Sau hai năm thực hiện khảo sát đối tượng học sinh, tôi đã thu nhận được
kết quả học tập như sau:
Yếu
Kém
SL % SL %
201624,
6
35
0
0.0
5 14.3 11 31,3 9
10 28,6
2017
2
201733.
0.0
6
36
0
6 16,7 10 27.8 12
8 22,1
2018
3
Qua bảng thống kê trên cho thấy kết quả học văn của học sinh là một vấn
đề đáng được quan tâm. Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ sẽ tìm mọi cách để
nâng cao chất lượng học sinh ở môn Ngữ Văn mà tôi đang phụ trách và tôi quyết

định rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 ngay đầu năm
học. Đây cũng là một việc làm thiết thực nên làm và thực hiện một cách triệt để
để có hiệu quả tốt nhất trong quá trình giảng dạy.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Năm

Lớp


số

Giỏi
SL %

Khá
SL %

TB
SL %

4


2. 3.1. Điều tra tập trung khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả
của học sinh lớp 6.
Giáo viên khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả của học sinh lớp 6
để nắm được thực tế học văn, viết văn của các em.
2.3.2. Giảng dạy cung cấp các tri thức về văn miêu tả
Để làm bài văn miêu tả tốt học sinh cần hiểu được những vấn đề sau:
2. 3.2.1. Một số vấn đề chung về văn miêu tả

“Văn miêu tả là một trong kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trong
cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương: Đây là loại văn bản có tác dụng
rất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc
quan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người. Với đặc trưng của mình,
những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêm phong
phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc
hơn”.
Các dạng bài văn miêu tả ở lớp 6.
- Tả cảnh: cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt.
- Tả người: tả chân dung và tả người trong một hoạt động cụ thể.
2.3.2.2. Một số kĩ năng cần có trong văn miêu tả
- Kĩ năng quan sát, ghi chép
Quan sát kết hợp với ghi chép là một việc làm thường xuyên. Nhưng
không rập khuôn, lúc nào cũng phải làm như lúc nào. Đối tượng của văn miêu tả
những sự vật, sự việc, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người.
Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ đa dạng, phức tạp và sống động
đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ. Tuy vậy không phải tự
nhiên mà ta hiểu và nắm được đặc trưng của từng sự việc, sự vật, con người để
miêu tả đúng bản chất của nó, vì vậy phải quan sát, ghi chép.
- Kĩ năng tưởng tượng
Có thể khẳng định rằng, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn sẽ
không hay được, dù là văn tả thực. Làm nghệ thuật nói chung và viết văn nói
riêng không thể chấp nhận kiểu sao chép vào bài văn nói y nguyên những điều
mà quan sát thấy, nếu như vậy thì bức tranh trong bài văn miêu tả sẽ quá trần
trụi, thiếu sức hấp dẫn.Vì vậy, cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung
những hình ảnh phù hợp làm cho bức tranh ấy trở nên phong phú và sinh động
hơn.
Không có tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng
được bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “Dế Mèn
phiêu lưu kí”. Không có tưởng tượng chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thể

viết được trang văn miêu tả thay đổi kì diệu màu nước trong biển “Biển đẹp”.
Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất có ý nghĩa. Nó không chỉ là yếu tố
tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho
người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp
để đoạn văn, bài văn hấp dẫn hơn.
Ví dụ: Em hãy miêu tả hàng cây phượng vĩ ở sân trường vào những ngày
hè.
5


Học sinh có thể liên tưởng, tưởng tượng “Hàng phượng vĩ đỏ rực như lửa
cháy gợi nhớ một thời hoa đỏ khát khao và hi vọng”. Hay có thể liên tưởng
“Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật
lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ, tươi mát, dịu dàng vào những buổi chiều
tắt nắng, xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong trẻo. Trên các đầu
cành nở bung những chùm hoa như lửa đỏ chói chang. Mỗi cánh hoa như cánh
bướm bay rập rờn trong gió”.
- Kĩ năng so sánh, nhân hóa
Trong miêu tả người ta thường hay so sánh. So sánh là hệ quả của quá
trình liên tưởng tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của
đối tượng ấy (từ màu sắc đến hình dáng, kích thước đến trạng thái) thường gợi
cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng
nào đấy. Chính sự liên tưởng so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và
đối tượng miêu tả hiện rõ nét hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên khi sử dụng
kĩ năng so sánh giáo viên cần lưu ý cho học sinh là phải biết sáng tạo, biết tìm
điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh quá cũ,
quá sáo mòn.
Giáo viên nhận thấy cũng như miêu tả hình ảnh “mặt trời” mà các nhà
văn, nhà thơ cũng đã sử dụng những so sánh khác nhau: Nhà thơ Huy Cận miêu
tả “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, Nguyễn Tuân miêu tả “Mặt trời nhú lên

dần dần, rồi lên cho kì hết tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên
nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm
bạc...” Giáo viên cần lưu ý cho học sinh dù có chọn hình ảnh nào so sánh (người
với người, người với vật hay người với cây, với hoa ...) cũng chú ý nét tương
đồng.
Trong miêu tả người ta hay nhân hóa, điều đó ai cũng biết, nhưng cần chú
ý người ta có thể nhân hóa theo nhiều cách : Nhân hóa để tả bên ngoài “con gà
trống bước đi như một ông tướng” , “nắm lá đầu cành xòe ra như một bàn tay”.
Nhân hóa để tả tâm trạng: “dòng sông chảy lặng lờ như đang mãi nhớ về một
con đò năm xưa”, “bông hoa chúm chím e lệ như một cô gái khi nghe một chàng
trai vừa khen mình đẹp”.
- Kĩ năng nhận xét
Viết văn miêu tả bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan cho
mình. Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi cá nhân là cách
biểu lộ thái độ tình cảm riêng của con người đối với đối tượng miêu tả. Nhà văn
Pháp viết “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa
giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì cây bạch dương nào
cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người
phải thấy ra mỗi người mỗi khác, không ai giống ai”. Không phải chỉ các nhà
văn mà ngay cả học sinh khi làm văn miêu tả cũng ý thức rõ điều này. Chúng ta
cần mở rộng thêm nữa: Thiên nhiên và con người xung quanh chúng ta luôn ở
trạng thái vận động không ngừng, vô cùng hấp dẫn và thú vị. Có thể nói rằng,
đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào thái độ, tình cảm
tâm trạng cũng như tình huống tiếp xúc của người viết. Đây chính là cơ sở tạo
6


nên dấu ấn chủ quan của người viết trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết
phải bộc lộ những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối
tượng miêu tả bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so

sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
Ví dụ: “Ôi! Biển Sầm Sơn thật là đẹp, một cảnh đẹp mà thiên nhiên ban
tặng cho con người”. Hay có nhà văn khi miêu tả trăng, sao lại được tưởng
tượng so sánh và cảm nhận “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao. Trăng là
cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời...”
Có được những lời văn miêu tả sống động và mới mẻ ấy chính là nhờ vào
kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét của người viết.
2. 3.3. Học sinh nắm phương pháp tả cảnh
Muốn tả cảnh học sinh cần phải:
- Xác định được đối tượng miêu tả
Đối tượng này thường là những cảnh vật gần gũi, những danh lam thắng
cảnh, những di tích lịch sử, cũng có thể là những cảnh sinh hoạt thường diễn ra
xung quanh chúng ta. Bởi vậy khi tả cần phải định rõ đối tượng tả cảnh là phong
cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt của con người để việc miêu tả được chính
xác, tập trung.
- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
Mỗi cảnh dù đó là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt đều có những nét
riêng. Bởi vậy việc quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng là
hết sức cần thiết. Chỉ khi chọn tả những nét đặc trưng của cảnh thì cảnh hiện lên
mới đúng là nó mà không phải là cảnh khác. Lúc đó việc miêu tả mới giúp cho
người đọc, người nghe hình dung một cách dễ dàng, cụ thể về cảnh được miêu tả
và không nhầm lẫn cảnh đó với cảnh khác.
Đối với học sinh lớp 6, các em đang quen với lối tư duy trực quan ở Tiểu
học. Vì thế, giáo viên cần vận dụng máy chiếu vào các tiết dạy văn tả cảnh để
minh họa những hình ảnh tiêu biểu về các đối tượng miêu tả. Từ đó, kích thích
sự tư duy cũng như tinh thần ham học văn miêu tả của các em.
Ví dụ: Tả cảnh quê em vào mùa gặt hái. Sau khi yêu cầu các em lựa
chọn các hình ảnh tiêu biểu (theo tưởng tượng của các em), giáo viên có thể
chiếu minh họa một vài hình ảnh tiêu biểu như sau:


7


8


Hoặc khi miêu tả hình ảnh một đầm sen quê em. Giáo viên có thể minh
họa một vài hình ảnh nổi bật để định hướng cho các em khi lựa chọn hình ảnh
cho bài làm như sau:

- Trình bày những điều quan sát theo trình tự hợp lí
Có thể miêu tả theo cách từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại.
Đây là miêu tả theo sự thay đổi về không gian. Học sinh cũng có thể trình bày
lần lượt theo trình tự thời gian. Cái gì thấy trước, xuất hiện trước sẽ được nói
trước, cái gì thấy sau, xuất hiện sau sẽ được nói sau. Hay cũng có thể trình bày
theo từng đặc điểm nổi bật của cảnh. Đặc điểm nào tiêu biểu nhất sẽ được nói
trước, còn đặc điểm nào không tiêu biểu thì nói sau. Việc chọn cách trình bày
nào là hợp lí tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Khi tả cảnh đầm sen quê em, học sinh có thể tả theo trình tự từ xa
đến gần, từ cảnh bao quát chung cả đầm sen đến tả cụ thể về đặc điểm lá sen,
hoa sen, nụ sen, ... Hay kết hợp tả theo trình tự thời gian, từ buổi sáng tinh mơ,
khi hạt sương còn đọng trên lá đến khi mặt trời lên, soi tỏ muôn nơi...
2. 3.4. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý
Bài văn tả cảnh thường có bố cục ba phần:
9


* Phần mở bài: Làm nhiệm vụ giới thiệu cảnh được tả. Có thể mở bài
theo lối giới thiệu trực tiếp hoặc cũng có thể mở bài theo lối gián tiếp.
* Phần thân bài: Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo một trình tự được

lựa chọn, có thể tả theo:
+ Trật tự không gian.
+ Trật tự thời gian.
+ Đặc điểm của cảnh.
* Phần kết bài. Phát biểu cảm nghĩ về cảnh được tả.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh khi tạo lập văn bản ở bất
cứ kiểu loại nào cũng đều bỏ qua lập dàn ý, các em cứ nghĩ gì viết nấy nên có
nhiều bài văn ý lộn xộn. Đặc biệt văn miêu tả các em diễn đạt lộn xộn giữa các
cảnh. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn hướng dẫn học sinh lập
dàn ý một cách triệt để, để học sinh có thói quen trước khi các em viết bài. Lập
dàn ý là khâu rất quan trọng để bài văn giữa các ý rõ ràng, mạch lạc.
2.3.5. Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả
2.3.5.1. Rèn cách dùng từ ngữ, hình ảnh
Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì phải chú ý nhiều tới hệ
thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái). Muốn làm nổi bật không
khí của cảnh thì dùng hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng các tiếng động).
Ví dụ: Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: Cuồn
cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm nhưng không phải lúc nào sóng cũng dùng được
tất cả các từ ấy mà phải sử dụng cho phù hợp như: Sóng biển lúc trời động dùng
từ “cuồn cuộn”, tiếng sóng biển trong đêm nghe xa dùng từ “rì rầm”. Hay tả cây
cối giáo viên có thể định hướng cho học sinh chọn những từ ngữ chỉ màu xanh
khác nhau: Xanh non , xanh rì, xanh um. Nhưng khi đi vào thực tế mỗi loại cây
sẽ có một màu xanh riêng không lẫn lộn: cây cối trong rừng rậm thì dùng từ
“xanh rì”, “xanh tốt”. Cây lúa đang thì con gái dùng từ “xanh mơn mởn”, “xanh
rờn”. Ngay cả âm thanh cũng khác nhau: Tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếng
mưa rào, giáo viên định hướng để học sinh xác định âm thanh để sử dụng từ ngữ
phù hợp.
Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn bản miêu tả
cũng không kém phần quan trọng. Việc tạo hình ảnh miêu tả thực hiện bằng
nhiều cách : hoặc bằng từ ngữ tượng hình, hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ,

nhân hóa, nhưng phải đúng chỗ, đúng lúc, hợp văn cảnh.
Ví dụ: Tả cảnh đêm trăng ở quê em. Học sinh có thể tạo hình ảnh như
sau:
“Từ phía chân trời, bóng trăng lấp ló tỏa ánh sáng non nớt , từ từ nhô lên
mái nhà và các khóm cây. Trăng tròn như cái đĩa, to, sáng. Càng lên cao trăng
như quả bóng treo lơ lửng trên bầu trời, tỏa ánh sáng dìu dịu như xóa mờ bóng
đêm. Ánh trăng len lỏi qua các vòm cây, kẽ lá, rọi xuống tạo nên một bức tranh
tuyệt đẹp”.
2.3.5.2. Rèn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh
Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối
tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết.
10


Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã
hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh :
- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh
chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
- Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ khoáng của bức
tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho
người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm
được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế tôi thấy học
sinh thường viết một cách cộc lốc cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho
phần tả bao quát. Nên dù không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo
ý như một công thức dễ nhớ cho học sinh:
+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái
quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn
cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn.
+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là
những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó.

Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng : Lời văn nhận xét, đánh giá
khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
sao cho cảnh được tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng... sát hợp
với yêu cầu của đề đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh.
* Một vài ví dụ cụ thể
Ví dụ: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu:
Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình
trong sắc thu vàng của chốn quê hương thanh bình, trù phú.
Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân:
Đứng giữa cánh đồng giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi!
quê hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm
áp, thanh bình đầy sức sống, ...
Những ý cốt yếu nhất của một bài văn miêu tả cảnh còn là cụ thể những
cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề
tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có có những điểm nổi bật gì? Như thế nào?)
Học sinh phần lớn thường xa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác
định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế
nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài
yêu cầu không. Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ
năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả.
Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì
nổi bật.
Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một
cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang
được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được
dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của mùa thu).
Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo
trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực.
11



Ví dụ: Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm,
hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già giang rộng, đọt lá non cao
vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau
tươi tốt cũng rất mang đặc trưng mùa thu: Cải sen làm dưa đang lên ngồng
đang trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu để
ra quả vắt mình sang thu; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương
vị màu sắc của thu.
Ví dụ: Thơm lựng chuối tiêu trứng quốc đốm vàng, những trái na mở mắt
nhìn nắng thu, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời thu...
Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho
nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được
luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp
các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo
được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả.
2. 3.5.3. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng
song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống
động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn
đạt như thế nào là điều mà tôi rất quan tâm.
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh, tôi thấy
đáng buồn là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường
sảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý ... như vậy để làm bài văn
của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có
cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học
sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, nên để học sinh tự làm sau khi
giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa
vào tâm lý lứa tuổi, tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân
tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của
các nhà văn.

Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“ ... Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. Ánh chiều vàng trải
lên cành lá, mái nhà, vườn cây một màu vàng ong nom đẹp lạ. Giàn bầu mậm
xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. ánh nắng chiều chiếu
xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt lọc qua một lượt hắt một màu xanh
ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh
um tùm, trông như chiếc ô khổng lồ. Đó là màu xanh no nắng, no gió và no thức
nuôi cây. Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa
ngọt lịm....”
Sau mỗi một vài đoạn văn như thế, giáo viên phân tích những hình ảnh
ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích
các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một
phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy và trò, nó cần phải mất một quá trình
có nhiều bước.
Sau khi tạo hướng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn
lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa
12


ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật
so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình gợi âm để tập diễn đạt .
Ví dụ:
- Hình ảnh cây đa: Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ, hứng
lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là
mái đình cổ kính quê em ...
- Hình ảnh không gian đồng cỏ: Dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may
cứng, nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông
cỏ may rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn
một điệu múa mềm mại nhịp nhàn. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may
rộng tìm kiếm sâu bọ và đâu đây tiếng chim cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn

trong không gian đồng quê mùa thu .
Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này tôi thường đặc biệt chú ý
đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt
luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Tôi
đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho
thật đa dạng phong phú gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ:
- Dòng sông quê em dưới đêm trăng mềm mại như một áng tóc trữ tình .
Không gian quê hương y như một chiếc chuông lớn vô cùng treo suốt mùa
thu.
Những lá sen già khum khum chẳng khác gì những chiếc thúng con đựng
đầy ắp nắng chiều thu.
- Cây cối rì rào, lao xao gió nồm nam, lá cây lay động, lấp lánh tựa ngàn
triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè .
- Trăng về khuya cứ ngỡ là con thuyền đang trôi trên dòng sông Ngân.
Với cách này tôi đã cho học sinh luyện trong nhiều tiết học để trở thành
thao tác thuần thục, nhuần nhuyễn, đồng thời cho học sinh kết hợp về tìm đọc tư
liệu sao cho có những lời văn miêu tả sống động gợi cảm nhất.
2.3.5.4. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý,
logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ
thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu? ... Chúng thường làm vào
kể lể, liệt kê cảnh một cáh tràn lan, không trội lên được những đặc trưng của
cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy người giáo
viên phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này.
Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết
thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát cụ thể. Bao
giờ câu đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Ví dụ khái quát cảnh
dòng sông: Dưới chân em là dòng sông hiền hoà chảy như một tấm lụa trải dài
xa tít.

Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến
xa theo tầm mắt. Ví dụ: “Về mùa này nước sông lưng chừng, trong xanh in bóng
mây trời sâu thẳm. Mái chèo khuấy động, lăn rung rinh cả những bóng cây tóc
tiên dưới đáy. Trên mặt sông điểm xuyến những lá trúc vàng bé tẻo teo như
13


những chiếc thuyền tí hon dập dềnh trên sóng nước bao la. Cá nước bơi từng
đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như những người bơi ếch. Những con sóng lăn
tăn như những con rắn vẩy vàng, vẩy bạc đang nô đùa. Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ
lóc bóc nghe thật vui tai. Trời chiều, trên sông những con thuyền hối hả cập
bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao
xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê ...”
Trong quá trình miêu tả tả cụ thể giáo viên lưu ý cho học sinh trình tự
miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét,
đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau lôgic
với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa, nhữnh câu đoạn cuối thường là những câu có ý
nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên giáo viên hướng cho
học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn. Cứ theo cách hướng
dẫn như trên giáo viên cho học sinh luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh.
2.3.5.5. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện cách viết mở bài, thân
bài, kết bài
- Mô hình bố cục bài văn miêu tả gồm ba phần
Từ dàn ý đại cương, giáo viên có thể ra bất kì đề nào thuộc về văn tả cảnh,
các em biết vận dụng vào một đề cụ thể cũng là một thao tác, một kĩ năng đòi
hỏi các em phải chọn trình tự miêu tả sao cho hợp lý. Trình tự thời gian nếu đề
ra có liên quan đến sự vận động thời gian; còn trình tự không gian (xa gần, bao
quát đến chi tiết...) có liên quan đến kích thước, tầm vóc. Có một số đề các em
phải linh hoạt kết hợp cả trình tự thời gian lẫn không gian...
Ví dụ đề sau đây, các em phải kết hợp cả thời gian, không gian :

Dàn bài đại cương
Từ dàn bài, xây dựng dàn ý chi tiết,
trình tự.
* Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả :
Cảnh gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với
cảnh, ấn tượng chung ?
* Thân bài: Tập trung tả cảnh vật
chi tiết theo một thứ tự hợp lý :
- Tả bao quát.
- Tả chi tiết :
+ Từ ngoài vào (vị trí quan sát,
cảnh...)
+ Đi vào bên trong (vị trí quan sát,
cảnh vật chính...)
+ Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc
mà em thường tiếp xúc (vị trí quan
sát, những cảnh chính...) Tập trung
tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự
hợp lý.

Dàn bài chi tiết cho một đề bất kì
Đề : Tả lại đêm trăng đẹp ở quê em.
* Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả : Đêm
trăng, ở quê nhà? Lý do tiếp xúc với đêm
trăng, ấn tượng chung ?
* Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết
theo
một thứ tự hợp lý :
- Tả bao quát : + Trước khi trăng lên ...
- Tả chi tiết: + Trăng vừa mới lên

(Cảnh vật, hình dáng, ánh sáng, cây
cối...)
+ Trăng lên cao (bầu trời, ánh sáng, sân
nhà...)
+ Đêm khuya (Cảnh vật, cây cối, âm
thanh...)

14


* Kết bài: Cảm nghĩ chung sau khi * Kết bài: Cảm nghĩ chung về đêm
tiếp xúc, bài học cho bản thân.
trăng, bài học cho bản thân.
- Luyện viết phần mở bài
Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài),
là phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc ấn tượng ban đầu về
bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài.
Đối với bài văn miêu tả, thông thường có hai cách mở bài: Trực tiếp và
gián tiếp.
Mở bài trực tiếp là cách mở bài giới thiệu ngay đối tượng định tả.
Ví dụ: Khi tả đêm trăng sáng, học sinh có thể mở bài trực tiếp như sau:
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng
em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Mở bài gián tiếp là cách mở bài không giới thiệu ngay vào đối tượng
định tả mà gợi mở vào đề bằng cách đưa ra:
- Một âm thanh
- Một câu nói (câu cảm, câu kể hoặc câu hỏi)
- Một sự so sánh, lựa chọn.
- Mẩu đối thoại
- Một đoạn thơ

- Một câu hát
- Một liên tưởng
- Một mẩu chuyện ….
Thông thường, học sinh thường vận dụng cách mở bài trực tiếp, ít vận
dụng cách mở bài gián tiếp do nó khó hơn. Đối với cách viết mở bài gián tiếp,
nếu viết khéo, mở bài sẽ rất sinh động, gợi cảm, hấp dẫn, gây hứng thú cho
người đọc. Nhưng nếu viết không khéo, mở bài sẽ lan man, vòng vèo, làm phân
tán sự chú ý của người đọc. Vì vậy, chúng ta cần giành nhiều thời gian hơn cho
việc rèn luyện cách mở bài gián tiếp để các em biết tạo “chất văn”, sự hấp dẫn
ngay từ phần đầu văn bản.
Ví dụ: Khi tả cảnh hoàng hôn trên biển, học sinh có thể mở bài gián
tiếp như sau:
- Gợi mở vào đề bằng một câu nói.
“Ôi ! Đẹp quá!” Tôi reo lên thích thú khi nhìn lên bầu trời thấy một
vầng trăng tròn trịa xuất hiện. Tôi yêu trăng lắm, nhưng yêu nhất là đêm trăng
trung thu.
- Gợi mở vào bài theo cách so sánh, lựa chọn.
“Nếu chúng ta là người yêu biển và luôn muốn tìm về với biển để thưởng
thức cảnh đẹp của biển trong sự hòa hợp với tâm hồn mình,chắc chắn sẽ không
phải là cảnh hừng đông, càng không phải là cảnh trưa hè được soãi mình trên
những ngọn sóng mà chính là cảnh hoàng hôn trên biển”.
- Luyện viết phần kết bài

15


Nếu như phần mở bài giống như một lời mời chào thân ái thì phần kết bài
giống như một cuộc tiễn đưa người khách vừa đến thăm “vườn văn” của mình.
Để tạo cho khách sự quyến luyến không muốn rời xa, cuộc tiễn đưa ấy phải thật
tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết phần kết bài, các em phải viết thật

cô đọng, ngắn gọn và súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc
lốc. Kết bài chính là kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân bài. Vì
vậy, cần khép bài một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người
đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã
kể trong bài văn của mình.
Lưu ý: Mỗi một câu văn khi đọc lên đều tạo ra những âm hưởng cao thấp
khác nhau, lúc trầm lúc bổng. Với câu cuối cùng, các em lên tìm cách diễn đạt
cho câu văn của mình trùng xuống, nếu không tìm được cách diễn đạt trùng
xuống thì phải tìm cách diễn đạt cho âm hưởng của nó lướt lên , tạo cho câu văn
có tiếng vọng, không nên để giọng văn ngang ngang khi kết bài. Nếu không làm
được điều đó, âm thanh sẽ bị cụt, gây mất thiện cảm với người đọc.
Ví dụ cho đoạn kết:
- Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi
dẫu có đi xa tận chân trời góc bể, trong tâm trí vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ
về cội nguồn, nhớ về những luỹ tre (Âm thanh bị cụt, chưa có tiếng vọng).
- Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi
dẫu có đi xa tận chân trời góc bể, trong tâm trí vẫn luôn nhớ về quê hương , nhớ
về cội nguồn, nhớ về những luỹ tre thân thuộc quê mình. (Thêm cụm từ này để
câu văn trùng xuống, tạo ra tiếng vọng).
- Tre gắn bó và đi vào cuộc sống của người dân quê tôi. Người làng tôi,
mỗi khi đi xa lâu ngày, hình bóng gợi nhớ quê hương nhiều nhất chính là luỹ tre
làng xanh mát yêu thương. (Cụm từ này làm câu văn lướt lên, tạo cho âm hưởng
kéo dài ra) (Tả hình ảnh cây tre).
Ta có thể dùng hai cách kết bài: Kết bài tự nhiên (Cho biết kết thúc, không
có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm xúc của mình,
liên tưởng và có thêm lời bình luận ).
Lưu ý: Ta có thể sử dụng lối viết theo kiểu đầu cuối tương ứng để viết
phần mở bài và kết bài.
Ví dụ: Hãy tả lại vẻ đẹp nơi em ở vào một mùa trong năm
Mở bài: “Các bạn thích mùa nào? Cái giá lạnh của mùa đông hay cái

ấm áp của mùa xuân? Cũng có thể các bạn lại thích mùa thu với sự mát lành
của nó. Riêng tôi, tôi lại thích cái nóng nực của mùa hè đấy các bạn ạ!”
Kết bài: “Các bạn thích cảnh đẹp của mùa nào? Có thể các bạn thích
cảnh giá lạnh của mùa đông, cảnh mát mẻ của mùa thu hoặc cảnh ấm áp của
mùa xuân. Riêng tôi, tôi vẫn thích mùa hè…”.
2.3.5.6. Sửa chữa một số lỗi thường gặp của học sinh trong bài làm
Một số lỗi của học sinh

GV hướng dẫn các em sửa chữa
16


1. Lỗi chính tả
- Màng sương, màng xương

- Uy nghuy, cây xanh được uống.
- Chăng chòn, sôn sao
2. Lỗi dùng từ sai
- Những tia nắng yếu ớt bắt đầu xuất
hiện đâm thủng qua màn sương.
- Mặt trăng tròn nhô lên còn lấp lửng
sau hàng cây.
3. Lỗi diễn đạt
- Khi đến cổng trường thì những giọt
sương trên nền của xanh da trời.
(không rõ ý, lủng củng)
- Cổng trường có hai chỗ ra vào, trên
cổng có tên trường và những lá cờ bay
trong gió.


- Màn sương (ghép từ “sương” với một
số từ khác : sương rơi, ...); xương sườn
(ghép từ “xương” với một số từ khác :
chổi xương, xương chân...chỉ ra nghĩa
chung của từ “xương”)
- Uy nghi (nghi thức, nghi lễ...)
- Cây si (danh từ), uốn (tạo dáng) ,
uống ( uống nước)
- Trăng tròn, xôn xao...
- Những tia nắng yếu ớt bắt đầu xuyên
qua làn sương mỏng.
- Lấp ló.
- Ngôi trường như chìm trong sương.
- Cổng trường uy nghi, đến sớm nên
em đi vào cổng phụ. Bên cạnh cổng có
những lá cờ chuối tung bay phất phới,
như vẫy chào chúng em một ngày mới
bắt đầu.

Thông thường bài văn miêu tả chỉ mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng,
còn kết bài chỉ nêu cảm nghĩ về cảnh mà mình miêu tả. Nếu như vậy đoạn văn
quá đơn điệu, dập khuôn. Thậm chí có một số em dùng “cái khuôn ấy để lắp
ghép cho tất cả các bài văn miêu tả cảnh khác nhau.
Ví dụ: Khi miêu tả một cây ăn quả thường các em hay đi theo cách mở
bài, kết bài như sau:
Mở bài: Trong vườn nhà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau.
Nhưng em thích nhất là cây hồng xiêm.
Kết bài: Em rất yêu khu vườn nhà em.
Hoặc: Em muốn chăm sóc cho khu vườn nhà em được tươi tốt hơn.
Từ thực tế trên giáo viên giúp học sinh biết sáng tạo viết những đoạn văn

mở bài tự nhiên mới mẻ, không gò bó áp đặt. Đoạn kết bài phải thể hiện những
suy nghĩ tình cảm riêng của mình.
Đối với phần thân bài học sinh rất lúng túng tách ý để chia đoạn nên các
em chỉ viết có một đoạn dài khiến bố cục không cân đối trong văn bản. Vì thế
giáo viên định hướng cho các em tách các ý ra thành các đoạn văn.
Ví dụ: Khi làm bài văn miêu tả cây cối trong vườn vào một thời điểm cụ
thể giáo viên có thể giúp học sinh chia thân bài thành một số đoạn văn ứng với
một số đối tượng miêu tả như sau:
Đoạn một: Tả một cây có đặc điểm tiêu biểu và gây ấn tượng nhất trong
vườn. Khi tả phải giới thiệu được vị trí miêu tả hình dáng, đặc điểm của thân lá,
17


rễ, hoa, quả, tầm quan trọng đối với con người, đối với các loại cây khác trong
vườn.
Đoạn hai: Tả loài cây cho hoa, cho hương, liệt kê một số loài hoa (hoa
lan, hoa huệ, hoa cúc...). Đồng thời miêu tả cụ thể vị trí, hình dáng, đặc điểm,
cấu tạo của từng loại cây (thân, lá, hoa , hương...)
Đoạn ba: Tả loài cây cho quả, liệt kê một số loài cây tiêu biểu (cam,
bưởi, na, ổi, xoài ...). Sau đó tập trung miêu tả quá trình ra hoa, kết trái, công
dụng từng loại cây.
Giáo viên lưu ý cho học sinh: Trong quá trình tả nên đặt đối tượng được tả
trong mối quan hệ với cảnh thiên nhiên như nắng, gió, chim chóc, ong bướm,
con người... để toàn cảnh khu vườn hiện ra sống động đẹp hơn.
Cuối cùng tôi cho học sinh viết bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên với hai
dạng đề. Giáo viên so sánh đối chiếu, đánh giá kĩ năng làm bài của học sinh ở
thể loại văn miêu tả.
Đề bài 1: Tả đêm trăng ở quê hương em.
Đề bài 2: Tả quang cảnh lớp học trong giờ Tập làm văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trong quá trình được rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả, học sinh nắm
được đặc điểm thể loại văn miêu tả: Xác định đối tượng miêu tả; biết chọn lọc
những hình ảnh tiêu biểu; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí; nhận xét đánh giá
đối tượng; các đoạn văn mạch lạc, cân đối. Khi ra những đề văn thuộc dạng văn
miêu tả các em cảm thấy tự tin, tâm lí thoải mái khi làm bài. Cụ thể một số đoạn
viết của các em như sau:
Đoạn viết của em Hà Thùy Linh khi tả về buổi bình minh quê em:
“Trời còn sớm và se lạnh, nhưng em đã thức dậy ra sân. Gió thoảng khẽ
lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong lung linh như những
viên ngọc. Cả làng em dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Phía đằng
đông mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn e ấp sau hàng bạch đàn tỏa ánh sáng lấp
lánh hình rẽ quạt xuống bản làng. Trên không từng đám mây trắng, xanh với
các hình thù kì lạ đang nhẹ nhàng trôi. Trong làng, mọi người đã thức dậy, khói
bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu
trời rồi lan tỏa vào không gian. Ngoài cánh đồng, lúa giờ đây đang thì con gái
như một tấm thảm xanh trải dài tận chân núi, sóng lúa nhấp nhô, rập rờn theo
làn gió sớm. Khi mặt trời lên cao tỏa ánh nắng xuống, làng quê bừng sáng lên
như một bức tranh thủy mặc. Em say sưa ngắm nhìn, hít thở không khí trong
lành tuyệt vời của buổi ban mai”.
Đoạn viết của em Lữ Thị Thanh Vân tả cảnh sân trường trước buổi
học:
“Trường của em đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào
học. Khi ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả cầu lửa khổng lồ, tỏa
ánh sáng xuống vạn vật thì đất trời như bừng tỉnh dậy sau một cơn ngái ngủ. Đó
cũng là thời điểm chúng em cắp sách đến trường.
18


Sân trường lúc này mới tấp nập, nhộn nhịp làm sao! Nhìn từ xa, các bạn
học sinh đến trường như một đàn bướm đủ màu sắc rập rờn bay lượn trong

nắng sớm. Hai cánh cổng mở trường đã mở ra từ lúc nào. Giữa sân trường,
những cây phượng, cây xà cừ còn đọng những hạt sương sớm lấp lánh như
những viên hồng ngọc giữa màu xanh lục của lá, ánh lên những tia sáng vui
mừng, nhảy nhót đón chào những người bạn thân quen của mình”.
Qua biện pháp dạy học trên, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em
được nâng lên rõ rệt nhất là cách dùng từ đặt câu, viết đoạn, trình bày một văn
bản.
Kết quả đạt được như sau:
Năm
20162017
20172018

Giỏi
SL
%

lớp


số

6

35

3

6

36


4

Khá
SL
%

TB
SL
%

8.5

15

15

43

2

5,5

0

11

16

44,4 15


42

1

3.0

0

43

Yếu
SL %

Kém
SL %

19


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Có thể nói, giáo viên đưa ra giải pháp để học sinh tiếp thu được kiến thức
và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn - văn miêu tả là vô cùng quan trọng đối
với học sinh lớp 6. Vì vậy, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
Hơn nữa, để đánh giá được học sinh giáo viên phải thường xuyên kiểm tra
bài của các em bằng nhiều hình thức: Có thể cho học sinh đọc trước lớp trong
giờ luyện tập, sau đó học sinh khác nhận xét, đánh giá. Giáo viên nhận xét và
cho điểm để khuyến khích các em. Cũng có thể cho học sinh làm vào vở luyện
làm bài Tập làm văn thêm ở nhà, giáo viên thu và chấm điểm. Điều quan trọng

là giáo viên luôn chú ý khen kịp thời đối với học sinh có ý thức học tập và chỉ ra
chỗ sai đối với học sinh học còn yếu ở môn học này .Vì thế nên đã gây được
hứng thú cho các em trong làm bài.
3.2. Kiến nghị
Đề nghị Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục cần phổ biến những SKKN hay,
hữu ích trong giảng dạy để giáo viên được học hỏi, áp dụng vào quá trình dạy
học cũng như trong công tác viết sáng kiến của mình được tốt hơn.
Với quá trình thực hiện kinh nghiệm của mình qua nhiều năm đứng lớp,
tôi tin rằng những gì tôi đã trình bày, đã viết chắc chắn sẽ đem đến sự chuyển
biến trong văn miêu tả cho các em. Trước mắt là đã phá bỏ được mặc cảm của
học sinh với môn văn trừu tượng là môn ngại viết, ngại nghĩ . Đã có một số em
sáng tạo được những tác phẩm “nho nhỏ”giá trị của mình trên các bài viết mà
các em lưu giữ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng
dạy. Thời gian nghiên cứu và thực hiện cũng chưa được nhiều. Vì vậy tôi rất
mong có sự tham gia đóng góp của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học, của
PGD & ĐT để SKKN của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trung Thượng, ngày 01 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan SKKN là của mình viết
không sao chép nội dung của người khác .
Xác nhận của thủ trưởng
Hiệu trưởng

Tác giả

20


Lê Thị Yến

Lê Tiến Hải

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả của nguyễn Trí.
2. Phương pháp dạy học Tiếng việt của PGS-TS Lê Phương Nga, Nguyễn
Trí.
3. Tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng Ngữ văn 6, NXB GD, 2009.
4. Một số vấn đề về phương pháp dạy- học Văn trong nhà trường,
NXBGD, 2001.
5. Hướng dẫn tập làm văn 6 - NXB giáo dục.
6. Kiến thức cơ bản ngữ văn 6 - NXB Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Một số kiến thức, kỹ năng và bài tập nâng cao ngữ văn 6 - NXB giáo
dục.
8. Những bài làm hay THCS lớp 6 - NXB Đại học sư phạm.
9. Sách giáo khoa ngữ văn 6 - NXB giáo dục.
10. Sách giáo viên ngữ văn 6 - NXB giáo dục.



×