Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
TT

1

2

3

NỘI DUNG

Trang

1. Mở đầu.

1

1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu .

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu .

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.


2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

4

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

15

3. Kết luận, kiến nghị.

16

3.1. Kết luận

16


3.2. Kiến nghị

17

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học là hoạt động đặc trưng của các nhà trường là con đường quan
trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường môn văn là bộ môn khoa học
xã hội rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là phân môn văn học. Văn học
giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu được quá khứ của dân
tộc, những cái hay cái đẹp. Trong sáng tác của nhà văn nó có tác dụng giáo dục
rất lớn, hướng các em tới chân - thiện - mĩ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm
tâm hồn các em thêm rung động, thêm yêu quý quê hương đất nước của mình.
Nếu trong dạy học mà không có văn học thì tâm hồn các em sẽ trở nên khô cằn,
mọi lẽ đúng sai sẽ không phân biệt nổi. Văn học có vị trí rất quan trọng đòi hỏi
người giáo viên dạy văn phải có phương pháp, lượng kiến thức như thế nào để
giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu nhất, đồng
thời qua những tác phẩm đã học phải để lại cho các em những ấn tượng cảm xúc
như thế nào? Đây là một câu hỏi khó mà bất cứ người giáo viên nào cũng có
những trăn trở, suy nghĩ.
Với bản thân tôi, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn
ngoài việc nắm vững kiến thức những môn mà nhà trường, tổ phân công thì
người giáo viên cũng phải có năng lực sư phạm nhất định, phải có phương pháp
dạy học theo phương pháp đổi mới của bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu biên
soạn và đề ra.. Đó là vấn đề suy nghĩ và cần thực hiện trong việc dạy phân môn
ngữ văn 8.
Môn Ngữ văn là kết hợp cả ba phân môn: Văn, tiếng việt, tập làm văn mỗi

phân môn sẽ vừa đảm bảo mục tiêu yêu cầu cụ thể của mình, vừa phải tìm ra
những yếu tố đồng quy, hoà hợp hỗ trợ cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung.
Trong thực tế đời sống kiểu văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng
rãi, đây là kiểu văn bản mà các em đã được làm quen ở bậc THCS. Tuy nhiên
đối với học sinh lớp 8 có nhiều em chưa biết xây dựng một văn bản, bài làm của
các em còn sơ sài, các em chưa hiểu đúng về thể loại nên khi làm bài còn lúng
túng, hiểu xa đề ...
Xuất phát từ tình hình thực tế vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm
giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh”, mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng và niềm say mê hứng thú của học sinh khi đến với môn ngữ văn
cấp THCS nói chung và đối với lớp 8 nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu
hơn về thể loại văn thuyết minh qua từng tác phẩm đã học. Mặt khác giúp học
sinh biết cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng khoa học, chính xác ... Rút ra
2


những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt
thông qua đề tài này giúp các em học sinh thêm yêu tiếng việt, yêu văn học, yêu
cuộc sống, yêu quê hương, đất nước mình hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu giúp các em học sinh lớp 8 hiểu một số kinh
nghiệm để làm tốt bài văn thuyết minh. Đồng thời các em biết phân biệt kiểu bài
văn thuyết minh với các kiểu bài văn khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu; điều tra khảo sát thực tế học sinh; nêu định nghĩa; giải thích;
nêu ví dụ; so sánh đối chiếu; thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn bản thuyết minh là thể loại mà học sinh lớp 8 được tiếp cận. Đây là
loại văn bản thông dụng trình bày về các sự vật hiện tượng, cách dùng cùng lý
do phát sinh, quy luật biến hoá, phát triển của sự vật, nhằm cung cấp tri thức cho
con người.
Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, phạm vi nào cũng cần đến
văn bản thuyết minh. Mua bất cứ một cái gì như: Máy tính, ti vi, máy bơm... đều
phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng,
cách bảo quản hay chúng ta mua một hộp bánh trên đó cũng ghi xuất xứ thành
phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng... đến một
danh lam thắng cảnh, cầm quyển sách bìa sau có thể là giới thiệu tóm tắt nội
dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện
lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, ... tất cả đều là
văn bản thuyết minh.
Như vậy trong đời sống hằng ngày không lúc nào ta thiếu được văn bản
thuyết minh. Loại văn bản này vốn không có gì xa lạ đối với học sinh, học sinh
chỉ cần nắm vững vấn đề, nắm vững kiến thức thì sẽ làm tốt. Nhưng nếu các em
không hiểu bài, không hiểu đúng thể loại, không biết chắt lọc các từ ngữ, các chi
tiết thì bài văn trở nên khô khan, dài dòng có thể lạc sang kiểu bài miêu tả. Do
đó khi dạy về thể loại văn bản thuyết minh thì giáo viên phải hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về thể loại đó. Các em phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi
tri thức.
Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học, đòi hỏi phải chính xác, khoa
học và từng bước làm quen với các kỹ năng tìm hiểu, tìm hiểu chung về văn bản,
tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết, một số phương
pháp, cách làm... sau khi tiếp cận các kỹ năng, giáo viên phải hướng dẫn cách
viết từng phần: mở bài, thân bài, kết bài phải luyện thành kỹ năng, nếu học sinh
không nắm vững các kỹ năng thì bài làm của các em sẽ không tốt.
3



Nhìn chung kết quả của bài làm văn thuyết minh là nói lên năng lực cảm
thụ thể loại của các em nếu biết kết hợp tốt cả tích hợp và sự tìm tòi nghiên cứu
thì bài làm của các em trở nên có hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
+ Đối với giáo viên
- Giáo viên được giảng dạy đúng chuyên môn, chuyên nghành của mình
nên có điều kiện để phát huy khả năng.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, giáo viên có điều kiện thuận lợi như
trực tiếp giảng dạy, trực tiếp khảo sát học sinh và thấy rõ những ưu điểm, nhược
điểm của học sinh trong quá trình học tập môn ngữ văn.
+ Đối với học sinh
Phần lớn các em đều học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, có ý thức trong học
tập và sự khám phá tri thức mới. Đặc biệt là môn ngữ văn.
b. Khó khăn
+ Đối với giáo viên
Bên cạnh những thuận lợi trong việc giảng dạy môn ngữ văn cũng như
việc dạy thể loại văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn 8 cũng gặp không
ít những khó khăn như:
Sau khi học xong thể loại văn bản thuyết minh đa phần học sinh nắm kiến
thức và thể loại còn rất hời hợt. Một số phương pháp các em hiểu còn lơ mơ, các
phần trong bài viết còn khô khan, không có sự đầu tư, sáng tạo trong khi viết. Vì
vậy kết quả không cao.
Văn bản thuyết minh đòi hỏi các em phải biết quan sát, điều tra, tích luỹ,
bài viết phải xác thực khoa học thì bài văn mới trở nên hấp dẫn, sinh động, đọc
bài chúng ta mới thấy hay và có sức lôi cuốn. Đặc biệt là thuyết minh về thể loại
văn học dường như các em chưa biết viết. Kiểu bài này rất khó buộc học sinh
phải nắm vững kiến thức thể loại. Song vốn từ của các em còn ít nên các em
ngại học văn, làm văn, vì vậy tôi đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến thực tiễn

trên.
Nguyên nhân dẫn đến thực tiễn: Đây là một thể loại tập làm văn hoàn toàn
mới và nâng cao đối với học sinh, do đó việc tiếp thu một phương pháp mới
bước đầu còn rất hạn chế. Làm văn ở bậc tiểu học còn đơn giản lên cấp hai các
em thực sự mới bắt đầu làm quen với cách học mới, hiểu môn học mới. Vì vậy
các em còn có sự lúng túng, các em dành thời gian cho việc ôn luyện còn quá ít,
chưa có thời gian thực hành nhiều, vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế ít có sự
sáng tạo trong việc dùng ngôn từ để biểu đạt nội dung. Trên đây là một số
nguyên nhân dẫn đến việc viết bài văn thể loại thuyết minh hiệu quả chưa cao.
4


+ Đối với học sinh
- Đa số các em học sinh đều là con em nông nghiệp, ngoài thời gian học
tập ở trường, các em ít có thời gian học ở nhà nên việc tiếp thu kiến thức còn
hạn chế, phải giúp gia đình làm những công việc của nhà nông.
- Nhiều em trên lớp chưa chú ý học tập, phụ huynh chưa thực sự quan tâm
đến con em, các em chưa chuẩn bị tốt yêu cầu của giáo viên nên ảnh hưởng rất
nhiều đến việc học tập.
- Một số em chưa tích cực, chưa chú ý trong học tập, chưa phát huy được
tính tự giác, sáng tạo của các em.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Giúp học sinh nắm vững nội dung thể loại của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời
sống, nhằm cung cấp tri cho con người, trong xã hội hiện đại ngày nay rất cần
đến văn bản thuyết minh để giúp con người mở rộng mọi hiểu biết và sống tốt
hơn. Khi dạy thể loại văn thuyết minh học sinh cần nắm vững lý thuyết về thể
loại văn thuyết minh từ đó mới vận dụng thực hành viết bài, để dạy học sinh biết
cách viết hay một bài văn thuyết minh giáo viên cần phải nghiên cứu một cách
đầy đủ, sâu sắc về đơn vị kiến thức, phải đọc những tài liệu liên quan về văn bản

thuyết minh để bản thân thực sự hiểu về thể loại đó, phải biến những kiến thức
trong sách vở thành kiến thức của bản thân, để không phụ thuộc vào sách giáo
khoa. Có như vậy giáo viên mới thực sự có phương pháp phù hợp với đơn vị
kiến thức, giáo viên phải truyền đạt trong một tiết dạy về kỹ năng làm bài. Khi
làm bài học sinh phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh
để nắm được bản chất, đặc trưng của nó tránh xa vào trình bày các biểu hiện
không tiêu biểu, không quan trọng, bài làm cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Trong bài văn thuyết minh cũng như các kiểu bài khác bố cục phải đầy đủ 3
phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Phần mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Phần thân bài: Trình bày các đặc điểm, cấu tạo , lợi ích… của đối tượng.
+ Phần kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Ở mỗi phần được cấu tạo bằng một đoạn văn hoặc nhiều đoạn văn. Thông
thường phần mở bài và kết bài được cấu tạo bởi một đoạn văn. Phần thân bài do
nhiều đoạn hợp thành. Một bài văn hay, các đoạn văn phải hoàn chỉnh về mặt
phương diện nội dung không những thế mà còn cả về hình thức (cách trình bày,
sự liên kết). Vì vậy rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh là yêu cầu cần thiết
trong giao tiếp.
b. Giúp học sinh nắm vững các bước làm bài văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh cũng như các kiểu văn bản khác gồm: Bốn bước
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
Trong quá trình làm bài tập làm văn đây là khâu quan trọng để tìm hiểu
đề, tìm ý cho bài văn không lạc đề, đủ ý. Trước hết giáo viên cho học sinh hiểu
5


được yêu cầu của đề bài là gì? Đối tượng thuyết minh? Đối tượng đó có đặc
điểm, cấu tạo, hình dáng …
Bước 2: Lập dàn ý.
Lập dàn ý là công việc cần thiết trong quá trình làm bài. Dàn ý là hệ thống

các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý, khoa học nhằm giải quyết được những yêu
cầu mà đề bài nêu ra. Khi làm bài văn dàn ý gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết
bài. Trong 3 phần quan trọng nhất là phần thân bài được chia thành các ý lớn, ý
nhỏ và sắp xếp theo trình tự hợp lý. Đồng thời lựa chọn các phương pháp thuyết
minh phù hợp.
Ví dụ: Khi làm dàn ý cho dạng bài: Thuyết minh về thứ đồ dùng ta có thể
lựa chọn và sắp xếp các ý theo đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng, các bảo quản, ý
nghĩa của đồ dùng đối với cuộc sống của con người.
Với dạng bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
chúng ta phải quan sát, tìm hiểu. Việc lập dàn ý, sắp xếp các ý thì theo trình tự
không gian, từ xa đến gần, những đặc điểm nổi bật của cảnh quan, cấu trúc …
Bước 3: Viết bài.
Từ kiến thức, nội dung sắp xếp ta sẽ viết bài theo từng phần của dàn ý bài
văn thuyết minh phải hợp lý, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Khi viết bài
văn cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh cùng các yếu tố miêu
tả, bình luận thì bài văn sẽ hấp dẫn và có sức thuyết phục cao hơn.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.
Sau khi bài viết đã hoàn chỉnh chúng ta đọc lại bài sửa những lỗi sai, có
cần bổ sung gì không.
Ví dụ:
- Khi dạy bài "Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh"
Trước hết giáo viên phải cho học sinh nhận thức rõ yêu cầu của đề bài, xác định
rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, cách làm giáo viên phải tìm một hướng đi
gọn, rõ, dễ hiểu nhất và không nhất thiết phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
- Khi dạy tiết lập dàn ý hay luyện nói, thì giáo viên phải chú ý đến các
đối tượng học sinh để chọn đề cho phù hợp.
* Khi dạy tiết "Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh"
Trong văn bản thuyết minh, đoạn văn cũng đóng vai trò quan trọng, là đơn
vị trực tiếp tạo nên văn bản, một văn bản có nhiều đoạn văn hợp thành. Đoạn
văn là một phần của văn bản. Mở đầu đoạn văn phải viết hoa, lùi vào một chữ.

Kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ
đề và câu chủ đề. Khi viết văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý
của đoạn văn khác. Như vậy mỗi đoạn văn thuyết minh cần trình bày chính xác,
cụ thể một phương diện, một khía cạnh, một đặc điểm nào đó….Đoạn văn
thuyết minh phải rõ ràng, chặt chẽ, có sử dụng phương thức miêu tả, biểu cảm,
tự sự, nghị luận….

6


Xét về cấu tạo, đoạn văn thuyết minh có một số mô hình sắp xếp thường
gặp như sau:
+ Tuân theo cấu tạo, thứ tự của sự vật (Thuyết minh một đồ dùng, một sản
phẩm, một vật loài vật, cây cối…
+ Tuân theo thứ tự nhận thức như: Từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào
trong, từ xa đến gần ( Thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh…)
+ Tuân theo thứ tự diễn biến sự việc trong khoảng những thời gian nhất
định
(Giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, một trò chơi…)
+ Tuân theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau( Thuyết
minh về danh lam thắng cảnh, một sản phẩm…) Trong thực tế vẫn có thể kết
hợp đan xen các trình tự sắp xếp ý với nhau. Chẳng hạn kết hợp giữa thứ tự nhận
thức với thứ tự chính phụ, kết hợp giữa thứ tự cấu tạo với thứ tự nhận thức…
Chính sự kết hợp naỳ sẽ góp phần tạo nên cách diễn đạt phong phú, sinh động
cho bài văn thuyết minh.
Ví dụ 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
( Đoạn văn kết hợp giữa thứ tự cấu tạo với thứ tự nhận thức)
Mở bài: Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một
huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là
niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò.

Kết bài: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn
với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được
nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy
vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường
này.
Ví dụ 2: Viết đoạn văn “Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam”
( Đoạn văn viết theo thứ tự chính phụ, cái chính nói trước, cái phụ nói sau...)
Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy
chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Không ai biết nón lá xuất hiện từ bao
giờ, chỉ biết rằng chiếc nón lá đã theo người phụ nữ xuyên suốt cả chiều dài lịch
sử. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ
Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón
không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá
dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn
chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công
dụng của nón lá rất nhiều: Che nắng, che mưa, làm quạt khi trời nóng và cả tạo
công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với
chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày
càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá.
7


* Sau đây là đoạn văn hay của học sinh:
Đoạn văn: Thuyết minh về chiếc bút bi.
Chiếc bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc và là người bạn thân thiết
đối với mỗi một học sinh, nó luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường học tập
đầy gian khó và cả mai sau, trong công việc thường ngày. Bút bi được cấu tạo
bao gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Chiếc vỏ bọc bên ngoài bút
thường có chất liệu làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại phủ sơn bóng để chứa
đựng ruột bên trong cũng làm cho cây bút đẹp hơn, dễ cầm nắm và sang trọng

hơn. Vỏ bút có hình ống trụ tròn dài khoảng 15 đến 23 cm, trên thân bút được
dán mác của nhà sản xuất và kích thước đầu ngòi,...Vỏ bút thường được sáng tạo
với nhiều kiểu dáng sao cho bắt mắt và thu hút người tiêu dùng nhất. Ở bộ phận
thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng nhất, đó là nơi chứa mực, có tác dụng
giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết trên giấy. Trong ruột bút, ở phần
đầu có một viên bi nhỏ, chúng lăn tròn đều khi chúng ta viết và có tác dụng điều
chỉnh lượng mực tiết ra vừa phải. Chúng thường được làm từ nhựa dẻo hoặc
bằng kim loại nhưng thường chúng làm bằng nhựa để đỡ nặng khi cầm viết.
Và để làm ra cây bút bi hoàn chỉnh chúng ta không thể thiếu những bộ
phận phụ như: lò xo (tạo lực đẩy), nút bấm (điều chỉnh ngòi bút lên hoặc
xuống), nắp gài (để kẹp vào vở hoặc cài vào áo dễ dàng). Với những bộ phận rất
tiện ích thì việc sử dụng chúng rất dễ dàng, chỉ cần vặn hoặc ấn nút trên để tạo
lực cho lò xo đẩy ngòi bút lên và viết, khi dùng xong, tránh khô mực hoặc tắc,
chúng ta ấn bút bi để đẩy ngòi bút lên. Cây bút bi trở thành một vật dụng không
thể thiếu đối với học sinh sinh viên, họ sử dụng ngày càng nhiều thì lượng bút
được sản xuất ra cũng nhiều không kém, nó được sản xuất số lượng lớn dựa vào
thị yếu của người tiêu dùng. Bút bi ngày nay đóng một vai trò vô cùng quan
trọng, nếu thiếu chúng, công việc sẽ trở nên bất tiện hơn đối với học sinh và
nhiều người có liên quan. Vì vậy chúng ta hãy biết giữ gìn, bảo quản và sử dụng
bút bi đúng cách nhất.
( Đoạn văn của em Đỗ Phạm Quý Nhi – Lớp 8A)

Học sinh viết bài

Học sinh đọc bài văn hay
8


c. Giúp học sinh nắm vững các phương pháp làm bài văn thuyết minh.
Phương pháp phải dựa vào cấu tạo của đối tượng phải biết phân chia đối

tượng thành các bộ phận, biết phân loại, sử dụng số liệu, biết so sánh đối chiếu,
nêu định nghĩa, giải thích... trong các phương pháp thuyết minh cụ thể thì chú ý
nhất là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. Định nghĩa phải xác định được
đối tượng thuộc vào loại sự vật hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật
của đối tượng trong loại sự vật hiện tượng đó. Đây là phương pháp mà học sinh
phải luyện tập nhiều để tránh những lỗi thường gặp như định nghĩa quá rộng,
quá hẹp, hay trùng lặp không làm người khác nhận thức được sự vật đó, như "
Thức ăn là lương thực ...", " Bão là một hình thức vận động của không khí ... "
- Phương pháp liệt kê là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại như "
Bài thông tin về trái đất năm 2000". Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn
vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh ,
cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng sói mòn ở các vùng đồi núi. Bao
bì ni lông vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng
ngập lụt, muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh….
- Phương pháp nêu ví dụ như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Ngày nay đi các
nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm
hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm( ở Bỉ,
từ năm 1987 vi phạm lần 1 phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
- Phương pháp nêu số liệu như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Tỉ lệ thanh thiếu
niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố ÂuMĩ.
- Phương pháp so sánh như " Bài ôn dịch thuốc lá ". Ôn dịch thuốc lá đe
dọa sức khỏe và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.
Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: Nếu giặc đánh như vũ bão
thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
- Phương pháp phân tích " bài ôn dịch thuốc lá ": Trong khói thuốc lá có
chất ô xít các- bon, chất này thấm vào máu bám chặt các hồng cầu không cho
chúng tiếp cận ô xi nữa sức khỏe của người nghiện ngày càng giảm sút. Chất hắc
ín gây ra ung thư như ung thư vòm họng, ung thư phổi. Chất ni cô tin của thuốc
lá làm các động mạch co thắt gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao,
tắc động mạch, nhồi máu cơ tim….

- Khi học sinh làm bài văn thuyết minh trước hết các em phải nắm kĩ dàn
ý của kiểu bài này. Học sinh phải biết kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, hết
mỗi tiết học giáo viên giao bài tập về nhà để học sinh thực hành và giáo viên
phải kiểm tra đánh giá. Với việc làm này giúp các em nắm một cách kỹ lưỡng
từng phần trong bài học.
Đặc biệt khi làm bài không được viết dài dòng lan man hầu như ra đề các
em không đọc kỹ, đề bài nên viết gì, có khi hiểu sai, viết tuỳ tiện, nghĩ gì viết
nấy, trình tự xắp xếp chưa hợp lí khoa học, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ lặp lộn xộn.
9


Vì thế giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách trình bày, xắp xếp bài làm của
mình như thế nào cho khoa học hợp lí, người đọc dễ hiểu, dễ hình dung.
Khi viết bài học sinh viết phần mở bài phải ngắn gọn, cô đúc, giàu tình
cảm, đảm bảo yêu cầu của đề.
Phần thân bài: Phải thuyết minh một cách cụ thể từng chi tiết như dùng từ,
đặt câu, xắp xếp thứ tự ...
Phần kết bài: Phần này cũng viết ngắn gọn nhưng mang tính tổng hợp cao
có như vậy bài văn mới trở nên có hiệu quả.
d. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài thuyết minh
Trong văn thuyết minh có nhiều dạng bài thuyết minh như:
- Thuyết minh về thứ đồ dùng: GV cần rèn cho HS kỹ năng quan sát,
học tập, tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách bảo quản một đồ dùng
nào đó (chẳng hạn thuyết minh cái bút bi, cái xe đạp, cái ti vi).
- Thuyết minh về một thể loại văn học:
Giáo viên cần rèn cho học sinh có những hiểu biết về các thể loại văn
học. Chẳng hạn khi thuyết minh về một thể thơ, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh quan sát số tiếng trong một câu thơ, số câu trong một bài và có những nhận
xét về niêm luật, vần đối, cách kết hợp bằng - trắc.
-Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

GV rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu, quan sát để nắm chắc một phương pháp,
cách làm. Yêu cầu khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự
làm ra sản phẩm và những yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm đó.
-Thuyết minh về danh lam thắng cảnh:
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh trước hết
chúng ta phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, ghi chép, tích
luỹ kiến thức…. Để có thể trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, chặt chẽ,
chính xác, rành mạch đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng đó, đối với bài
làm văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địa phương, học sinh có thể trực
tiếp tham quan, quan sát, giáo viên chọn một địa điểm nổi tiếng của quê mình
như: Sông, núi, đền, chùa....
Ví dụ “Thuyết minh về chùa Ngọc Châu Tự ’’ xã Cẩm Sơn – huyện
Cẩm Thủy
Khi thuyết minh về chùa Ngọc Châu Tự giáo viên hướng dẫn học sinh và
đến tận nơi quan sát, tìm hiểu, ghi chép, tích lũy kiến thông qua hình ảnh, điều
tra, nghiên cứu....Có như thế học sinh mới có vốn kiến thức để viết hay, viết tốt
về dạng bài thuyết minh này.
10


Học sinh quan sát cổng tam quan

Học sinh quan sát chính điện

Trước hết GV cho học sinh tìm hiểu theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Yêu cầu của đề bài: Thuyết minh
- Đối tượng: Chùa Ngọc Châu Tự
- Sắp xếp các ý thì theo trình tự không gian, từ xa đến gần, những đặc
điểm nổi bật của cảnh quan, cấu trúc, vị trí, hình dáng ...

Bước 2: Lập dàn ý.
Dàn ý là hệ thống các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý, khoa học nhằm
giải quyết được những yêu cầu mà đề bài nêu ra. Dàn ý gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh chùa Ngọc Châu Tự
- Thân bài:
+ Giới thiệu vị trí địa lí, xuất xứ (các thần thoại, truyền thuyết sự kiện
lịch sử gắn liền với di tích, thắng cảnh).
+ Đặc điểm nổi bật (Qui mô, cấu trúc, cảnh quan)
+ Vai trò, tầm quan trọng của di tích, thắng cảnh chùa Ngọc Châu Tự (về
lịch sử, văn hoá, du lịch…) đối với đời sống con người.
Trong phần thân bài cần lựa chọn các phương pháp thuyết minh, các biện
pháp nghệ thuật, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, bình luận...vận dụng các kiến
thức liên môn như: môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân thì bài văn
sẽ hấp dẫn và có sức thuyết phục cao hơn.
- Kết bài: ý nghĩa giáo dục của thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai
Bước 3: Viết bài.
Từ kiến thức, nội dung sắp xếp ta sẽ viết bài theo từng phần của dàn ý bài
văn thuyết minh phải hợp lý, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc.
11


* Bài viết:
Chùa Chặng tên chữ là “Ngọc Châu Tự ” hai chữ Ngọc Châu có nghĩa là
một ngôi chùa được dựng dưới chân vách núi như một viên Ngọc Châu lấp
lánh . Nằm dưới chân núi Chặng thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Thanh hóa cách đường Hồ Chí Minh 500m và cách trung tâm huyện Cẩm Thủy
3 km về phía Nam.
Từ xa xưa nơi đây được mệnh danh là nơi sơn thủy hữu tình có núi
Ngọc và dòng sông Mã uốn mình chảy qua bao bọc lấy cảnh chùa.Ngày
nay, đây là nơi du lịch phong phú và hấp dẫn, cùng với các điểm du lịch

như: Chùa Rồng (Cẩm Thạch), chùa Màu (Cẩm Vân), chùa Vọng (Cẩm
Giang) suối cá thần thuộc xã Cẩm Lương đã trở thành điểm nhấn thu hút
du khách đến tham quan.

( Cảnh Chùa Ngọc Châu Tự nhìn từ xa và gần)
Chùa Ngọc Châu Tự xây dựng từ thời Hậu Lê cách đây hơn 500 năm,
chùa nằm sát bờ Sông Mã và gắn liền với truyền thuyết “Quận chúa thác oan”.
Truyền thuyết kể rằng: Vua Lê Thái Tổ trên đường đi đánh giặc Minh bằng
đường thủy qua địa phận xã Cẩm Sơn huyện Cẩm Thủy bị giặc Minh vây hãm,
vua đã cho quân tạm lánh ở núi chặng. Đêm đó vua nằm mộng có tiếng người
nói vọng bên tai rằng: “Quận chúa còn thì đức vua băng hà, đức vua còn thì
quận chúa mất”.Tỉnh mộng nhà vua kể lại cho các quần thần nghe, mọi người ai
cũng cho đó là điềm báo bèn khuyên nhà vua thuận theo lẽ trời. Vừa lúc đó quận
công rút gươm giết quận chúa. Xác của quận chúa được thả dưới dòng sông ở
chân núi . Nhưng lạ thay qua một đêm xác vẫn trôi về chỗ cũ ngự trên phiếm
đá . Nhà vua vô cùng hoảng loạn cho rằng mình đã giết oan quận chúa và đã lập
đàn để giải oan. Sau khi đánh thắng giặc Minh khải hoàn trở về “ luận công
thưởng phạt” vua đã sắc phong xây dựng chùa ở chân núi xưa để tưởng nhớ
12


công chúa đã thác oan nơi này lấy tên là Ngọc Châu Tự. Hiện nay lăng mộ vẫn
còn bên trái vườn chùa nhìn từ ngoài vào.

Lăng mộ Quận Chúa

Cổng tam quan

Chùa Ngọc Châu là một trong những ngôi chùa độc đáo của xứ Thanh.
Bước vào cổng chùa là không khí trang nghiêm, không gian tĩnh mịch an lành.

Từ cổng tam quan qua một cây cầu nhỏ dẫn vào sân chùa chia làm ba cung
chính: Cung chính điện nằm đối diện với cổng chùa là cung thờ phật, bên tay
phải là cung thời mẫu, bên tay trái là thời gia tiên. Bên phải cách một khoảng
sân rộng đến nhà khách được thiết kế theo kiểu nhà sàn. Bên trái là tam đường
và nhà khách phía sau. Các hạng mục công trình chùa dường như tương đối
hoàn chỉnh. Từ xa du khách có một cảm giác chùa như một tòa lâu đài nguy nga
dưới chân núi .

Nhà sàn

Cung chính điện
13


Đến với thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở núi Chặng này, chùa nằm gọn
dưới chân núi già. Những phiếm đá màu xanh, xám trắng trên vách dựng đứng
đang phô mình chống trọi với thiên nhiên, phần còn lại được bao phủ là một
màu xanh của cây cối đa dạng chủng loại. Từ chính điện ta đi vào sâu phía trong
thông với hang đá phía bên kia núi, du khách ta còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
huyền bí của những hang động như: Hang Gió, Hang Chăn, Hang Bò, Hang
Đụn gắn liền với truyền thuyết của đồng bào nơi

Cảnh huyền bí trong hang

Bên trong chính điện

Các hang có cấu trúc thành một vòm lớn, nhỏ với nhiều nhũ đá có hình
thù kỳ thú riêng biệt, màu sắc khác nhau như rủ xuống lòng hang. Nhìn vào các
nhũ đá ta có thể thấy ngay như hình đó những đụn thóc, ông tiên, có những hình
thù như đang thách thức trí tưởng tượng của du khách. Phía sau điện thờ là

giếng trời nằm ở phía bên phải, nước trong vắt, mát lành không bao giờ cạn. Đi
qua một lối nhỏ uốn khúc sang điện Mẫu trong đó ta có cảm giác như đi trong
giữa bóng tối và ánh sáng. Khí hậu ở đây mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Cảnh
quan đó mang đến cho con người một cảm giác gần gũi với thiên nhiên, khám
phá những điều bí ẩn của thiên nhiên mang lại, làm cho ta có cảm giác thiền
tâm, tĩnh lòng khi cuộc sống luôn biến động.

14


Giếng trời trong hang

Điện thờ mẫu

Lễ hội truyền thống chùa Chặng, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy được
hình thành từ hàng trăm năm trước. Ngày nay là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng
đạo Phật của vùng núi phía Bắc tỉnh Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu tâm linh của
đồng bào các dân tộc miền núi. Vào ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng giêng âm
lịch hàng năm, du khách thập phương và người dân các huyện lân cận như
Thạch Thành, Bá thước, Cẩm Thủy... lại về chùa Ngọc Châu để vui xuân trẩy
hội. Tại lễ hội có nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống được tổ
chức như: lễ hội khấn bái thần linh, thần núi nghi lễ rước kiệu thần thánh, mẫu
Liễu Hạnh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt .

Lễ rước kiệu

Cồng chiêng bản sắc văn hóa dân tộc

Phần hội được tổ chức gồm có các trò chơi dân gian như: Đẩy gậy, ném
còn, cờ tuớng, cồng chiêng,văn nghệ các hoạt động thể thao bóng chuyền nam,

nữ, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, giải trí của nhân dân đã thu hút hàng chục
nghìn lượt khách tham dự.

15


Chơi bóng chuyền

Viết sớ cầu may

Chùa Ngọc Châu là một di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh có giá trị
văn hóa. Chúng ta luôn tự hào về quê hương mình, đồng thời tuyên truyền, bảo
vệ, trùng tu, nâng cấp, giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp để góp phần xây
dựng quê hương Cẩm Sơn Cẩm thủy nói riêng và Thanh hóa nói chung ngày
càng giàu đẹp văn minh.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.
Sau khi bài viết đã hoàn chỉnh chúng ta đọc lại bài sửa những lỗi sai, có
cần bổ sung gì không.
Sau mỗi phần dạy giáo viên đều phải có bài tập để học sinh về nhà tìm
hiểu, đặc biệt khi chấm bài giáo viên chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm để các
em thấy được chỗ sai và sữa chữa có như vậy sẽ tạo cho học sinh niềm tin, sự
hứng thú trong học môn ngữ văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong thời gian giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy thực trạng học và làm
bài của học sinh đã có sự thay đổi. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ, dù đứng trước
một đơn vị kiến thức nào, cũng phải phát huy hết trí tuệ, dồn hết tâm huyết, khả
năng, suy nghĩ tìm ra con đường truyền tải đến học sinh một cách ngắn gọn, dễ
hiểu, phù hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh. Do đó, với đề
tài này bản thân qua thực tế giảng dạy đã rút ra một số kinh nghiệm sau khi áp

dụng thấy được thực trạng và việc làm bài của học sinh có nhiều tiến bộ. Giúp
các em có ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và
bảo tồn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. Thông
qua đó mỗi bạn học sinh đều có thể trải nghiệm, tích lũy vận dụng kiến thức đã
học để làm tốt bài văn thuyết minh. Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học
tập của học sinh trong nhà trường ngày một tốt hơn.
16


Qua việc áp dụng việc dạy học phương pháp đổi mới theo tinh thần lấy
học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực của học sinh, bản thân tôi nhận
thấy: Để học sinh tiếp thu bài tốt và hăng say trong giờ học tập làm văn bên
cạnh việc chuẩn bị bài tốt của giáo viên thì việc chuẩn bị bài của học sinh cũng
góp phần tạo nên một giờ dạy - học tốt.
Để thực sự thấy được tác dụng của việc áp dụng này tôi đã tiến hành thực hiện
ở hai lớp: Lớp 8A, 8B trường THCS Cẩm Sơn năm học 2018-2019 như sau:
- Kết quả khảo sát ban đầu là :

Số
TT

Lớp

01
02

Xếp loại - Tỉ lệ

TS
HS


Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

8A

21

0

0

5

23.8

12


57.1

04

19.0

8B

23

0

0

0

15

65.2

08

34.7

- Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:
Sau khi áp dụng thể loại văn bản thuyết minh tôi nhận thấy thể hiện kết quả như sau:

Số
TT


Lớp

01
02

Xếp loại - Tỉ lệ

TS
HS

Giỏi

%

Khá

%

TB

%

Yếu

%

8A

21


3

14.2

10

47.6

8

38.0

0

0

8B

23

0

0

6

26.0

15


65.2

02

8.6

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua thời gian dạy trên lớp bản thân tôi đã áp dụng đối với học sinh lớp 8
trong phân môn tập làm văn, cụ thể là phần văn bản thuyết minh Tôi nhận thấy
việc học và làm bài của học sinh đã có nhiều tiến bộ. Là giáo viên tôi luôn thiết
nghĩ dù đứng trước một đơn vị kiến thức nào cũng phải huy động hết trí tuệ, dồn
hết tâm huyết khả năng, suy nghĩ tìm ra con đường truyền tải đến học sinh một
cách ngắn gọn dễ hiểu.
Ngoài ra giáo viên phải có phương pháp dạy phù hợp, nghĩa là trong quá
trình dạy tiết tập làm văn giáo viên phải chú ý đến các bước trong quá trình dạy
học. Đồng thời phải nắm được tâm lí học sinh và hiểu rõ từng đối tượng để có
thể phát huy tính sáng tạo của các em. Qua việc giảng dạy trên lớp, tôi thấy đa
số học sinh hiểu bài và hứng thú với tiết học, bài làm văn của học sinh đã có sự
thay đổi, từ đó các em sẽ yêu quý môn học hơn.
17


Học sinh hiểu bài, hứng thú học tập
3.2. Kiến nghị.
Xuất phát từ thực tế trên tôi có một số kiến nghị như sau: Nhà trường cần
bổ sung thêm tài liệu tham khảo và sách hướng dẫn cho giáo viên để tủ sách nhà
trường thêm phong phú hơn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên cũng
như học sinh có điều kiện tốt trong quá trình dạy - học.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân. Rất mong được sự góp ý
chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn
thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Lê Trọng San

Cẩm Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thủy

18


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1 và 2.
2. Để học tốt Ngữ văn 8 tập 1- tập 2.
3. Sách rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh ở THCS.
4. Truy cập mạng In-tơ-net, máy chụp ảnh.
5. Sách những bài làm văn mẫu 8.

6.Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn 8.
7. Sách thiết kế bài giảng ngữ văn 8.
8. Tư liệu tham khảo tại chùa Ngọc Châu Tự - Cẩm Sơn - Cẩm Thủy

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Cẩm Sơn

TT
1

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
( Nghành GD
cấp huyện/ tỉnh)

Một số giải pháp giúp học Phòng GD và
sinh yếu kém môn Ngữ ĐT Huyện Cẩm
văn 6 ở trường THCS
Thủy đánh giá
xếp loại.


Kết quả đánh
giá xếp loại
( A,B hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

Năm 2015

21


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch

22


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch

23


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT
Chủ tịch

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA


PHÒNG GD & ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8
LÀM TỐT BÀI VĂN THUYẾT MINH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2019
25


×