Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU: ……………………………………........……………
1. Lí do chọn đề tài ………………………………......…………
2. Mục đích nghiên cứu................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................
5. Những điểm mới trong SKKN................................................
II. NỘI DUNG:…………………………….....….......……
1. Cơ sở lí luận của vấn đề ………………………………………
2. Thực trạng của vấn đề................................................................
3. Các giải pháp thực hiện ……………………….….......………
3.1. Giúp HS tìm hiểu đề bằng cách đánh dấu từ ngữ.................
3.2. Giúp HS lập dàn ý bằng cách diễn đạt theo kiểu các câu
trần thuật (khẳng định hay phủ định) ……….........………
3.3. Giúp HS viết đoạn văn và liên kết đoạn văn bằng những
từ, cụm từ.
4.Hiệu quả của SKKN....................................................................
III. KẾT LUẬN: ……………………………………….......…..............
1. Kết luận...............................................................................
2. Kiến nghị …………………………………….......…………
Tài liệu tham khảo ___________________________________

1
1
1
1
2
2
2
2
3


3
3
4
8
13
14
14
14
16

1


I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây với những thay đổi trong cách nhìn nhận của một bộ
phận HS và phụ huynh đang xem nhẹ việc học bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là học
sinh rất ngại phải viết văn mà trong đó kiểu bài văn thuyết minh là tương đối
khó với các em, nhiều em còn chưa biết cách viết hay hoặc có em còn chưa viết
đúng.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn mong muốn học trò
của mình làm được những bài văn không chỉ đúng yêu cầu đề mà còn phải hay,
hình thức trình bày đúng quy cách …đồng thời rèn cho học sinh một số kĩ năng:
kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết các đoạn văn, kĩ năng liên kết các đoạn văn để
thành một bài văn mạch lạc. Trong đó kĩ năng viết các loại đoạn văn mà đặc biệt
là rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh cho học
sinh lớp 8 là một nội dung quan trọng đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải
có sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết về kiến thức sâu rộng và có phương pháp giảng
dạy phù hợp theo tinh thần đổi mới.
Hiện tại có rất nhiều tài liệu viết về phương pháp dạy kiểu bài thuyết minh

nhưng để học sinh nhận định đề cũng như tìm ý, lập dàn ý cho từng kiểu bài một
cách nhanh nhất, dễ nhớ, đúng trọng tâm thì còn ít tài liệu nói đến.
Xuất phát từ lý do trên, cùng với thực tế là giáo viên đang trực tiếp giảng
dạy các đối tượng học sinh lớp 8 (trong đó có cả các em học khá, giỏi và các em
học yếu). Bản thân tôi đã trăn trở tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào thực tế
giảng dạy kiểu bài trên tại trường THCS Hoằng Đạo bước đầu đã có những
chuyển biến song còn chậm. Chính vì vậy ở năm học tiếp theo 2017-2018 tôi đã
tiếp tục nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm khi dạy kiểu bài này ở Trường THCS
Nhữ Bá Sỹ- TT Bút Sơn với cùng đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8
làm tốt bài văn thuyết minh ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh và dễ để tạo
lập văn bản trong khi làm bài viết. Đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu sâu hơn
về các vấn đề: Tìm hiểu đề nhanh, lập dàn ý ngắn gọn, cách viết đoạn văn, liên
kết đoạn văn trong bài văn thuyết minh, từ đó hình thành cho mình kĩ năng để
góp phần làm tốt bài văn. Ngoài ra với mục đích trao đổi với đồng nghiệp để
cùng nhau bổ sung những thiếu sót trong quá trình hướng dẫn các em làm bài.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề “ Một số biện
pháp giúp các em lớp 8 viết tốt bài văn thuyết minh” qua 4 nội dung sau:
- Giúp học sinh nhận diện đề văn thuyết minh bằng cách đánh dấu từ
ngữ.
- Giúp học sinh tìm ý cho đề văn thuyết minh bằng việc đặt ra các câu
hỏi: tại sao? vì sao? như thế nào? là gì?
- Giúp học sinh lập dàn ý từng kiểu bài bằng kiểu câu trần thuật hoặc
khẳng định.
2


- Giúp học sinh biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ,

cụm từ liên kết.
Qua việc nghiên cứu tôi đã cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp
các em viết đúng và hay bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tập hợp, phân loại, xử lý các tài
liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
4.2.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: thông qua dự giờ, thao giảng,
sử dụng phiếu trắc nghiệm.
4.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.4.Phương pháp thực nghiệm: Dạy thể nghiệm thực tế.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Để giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tôi đã nghiên cứu cách
phát hiện đề bằng việc đánh dấu các từ ngữ quan trọng; giúp học sinh lập dàn ý
bằng các kiểu câu trần thuật và câu khẳng định. Qua hai năm vận dụng vào dạy
học từ năm 2015-2016 đến 2017-2018 bản thân tôi thấy để giúp các em viết
hoàn chỉnh bài thì cần bổ sung một số kiến thức cho phần tìm ý và liên kết đoạn
trong bài văn thuyết minh cụ thể như sau:
- Giúp học sinh tìm ý cho đề văn thuyết minh bằng việc đặt ra các câu
hỏi: tại sao? vì sao? như thế nào? là gì?
- Giúp học sinh biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ,
cụm từ liên kết.
- Giúp các em lập dàn ý từng kiểu bài cụ thể từ đó các em nắm vững
các bước làm bài, thuận tiện cho việc viết bài.
II. NỘI DUNG:
1.Cơ sở lí luận:
Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường
nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp các
phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn
bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan
trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức,

trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác
trong cuộc sống lao động.Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng
viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính
vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm
vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung
và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập
làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức,
tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận thuyết minh là kiểu
bài khó trong phần Tập làm văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục
tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản
(nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị
3


luận, ... Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với
vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết. Một số em còn chưa
biết trình bày đoạn văn, bài văn thì sơ sài, ý không sâu.
Từ những cơ sở thực tiễn như đã nêu tôi tiến hành nghiên cứu và mạnh
dạn đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh, đây
cũng chính là đối tượng học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy trong năm học
2017-2018.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Về phía người giáo viên: Trước đây khi dạy kiểu bài văn thuyết minh
cho các em, tôi có dạy các bước tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn Thuyết minh
nhưng chưa sâu, học sinh chưa biết cách tìm ý và lập dàn ý đúng trọng tâm và
thật nhanh để viết bài. Đặc biệt là thời gian dành cho hướng dẫn viết dàn ý còn ít
dẫn đến việc viết bài khó khăn, viết không đủ ý, viết chưa hay…
- Về phía học sinh: Đa số các em ngại viết văn nói chung và lười viết dàn
ý trước khi làm bài, không có kĩ năng làm kiểu bài thuyết minh. Thêm vào đó,

nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài
nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng ,dễ dẫn đến sai đề, thiếu kiến thức,
bài viết sơ sài…
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Giúp HS nhận diện đề văn thuyết minh bằng cách đánh dấu từ
ngữ.
3.1.a.Tìm hiểu đề
Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm
hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là
bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình
thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến
bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên
bài văn thường không có điểm cao.
Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh
tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực
hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề
trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước
khi viết bài.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học
sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề).
Lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có
gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của
đề:
- Xác định kiểu bài.
- Xác định nội dung của đề bài.
- Xác định giới hạn của đề bài.
4



Tìm hiểu một số đề cụ thể:
Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
Đề 2: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Đề 3: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Đề 4: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Đề 5: Thuyết minh về quyến sách giáo khoa Ngữ văn 8 ,tập một.
Đề 6: Thuyết minh về một món ăn dân tộc.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các
yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: Thuyết minh về danh làm thắng cảnh, thuyết minh về một
phương pháp, cách làm hay thuyết minh về vấn đề môi trường, …
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác định
giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài
cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề…
- Kiểu bài của mỗi đề là gì?
- Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp?
- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào?
Sau khi hướng dẫn các em thực hiện xong giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh cách lập dàn ý.
3.1.b.Tìm ý:
Đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các
ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác
định trong đề bài.
Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa
gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như
thế nào?).
VD: Thuyết minh về chiếc xe đạp.
Đặt câu hỏi:

+ Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
+ Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
+ Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào.
+ Cách sử dụng nó ra sao?
+ Cách bảo quản nó ra sao?
+ Em có suy nghĩ gì về nó?
3.2. Giúp HS lập dàn ý từng kiểu bài bằng cách diễn đạt theo kiểu các
câu trần thuật (khẳng định hay phủ định).
Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại
chính sau đây:
- Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
5


Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, các em học
sinh cần nắm được những vấn đề chính cụ thể sau đây:
- Bước 1:
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc
điểm cơ bản của đối tượng.
- Bước 2: Dàn bài cụ thể cho từng kiểu bài
Kiểu 1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây.
Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng
thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải
làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách

sử dụng, cách bảo quản,... Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật
dụng, các em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân
mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết
minh.
Những đề văn minh họa :
VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt.
VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài: ( Sử dụng kiểu câu trần thuật cho phần mở bài)
Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới
thiệu khái quát về tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày
như thế nào...)
II. Thân bài
- Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi của đồ dùng đó.
- Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng:
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
+ Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.
+ Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gia.
+ Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách thức sử dụng.
+ Bảo quản.
Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có
sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):
+ Trình tự không gian (Trong - Ngoài, Xa - Gần, Trên – Dưới....)
+ Trình tự thời gian (Trước - Sau. Sớm - Muộn,...)
III. Kết bài
- Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
- Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.
Kiểu 2. Thuyết minh về một thể loại văn học

Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn
học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy,
6


để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn
tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,... Những khái niệm này người học sẽ
được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách
tham kháo, mạng in-tơ-nét,...để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho
mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh.
Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn
những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là
lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.
Những đề văn minh họa:
VD1: Thuyết minh về một tập truyện.
VD 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã
học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
II.Thân bài
- Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
- Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.
- Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào:
bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp...
III. Kết bài
Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội
dung, tư tưởng của tác phẩm.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phấm (tên gọi, nội dung khái quát).
II. Thân bài
+ Tác giả
- Tên gọi, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân.
- Quá trình sáng tác văn học.
- Tác phẩm tiêu biểu.
- Những đóng góp cho nền văn học.
+ Tác phẩm
- Sự ra đời của tác phẩm trong hoàn cảnh nào.
- Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về tác giả, tác phẩm.
- Khẳng định lại giá trị. ý nghĩa của tác giả, tác phẩm trong nền văn học,
nghệ thuật.
Kiểu 3. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người
khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món
đồ chơi...Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách
làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh,
7


cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra
sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó.
Những đề văn minh hoạ:
VD1: Giới thiệu bánh tôm Hồ Tây.
VD 2: Giới thiệu món chả cá.
VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao.
VD 4: Thuyết minh về món trứng đúc thịt.
VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm.

VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.
II. Thân bài
- Nguyên liệu chuẩn bị.
- Các bước tiến hành chế biến:
+ Sơ chế nguyên vật liệu.
+ Làm chín thức ăn.
+ Bày trí món ăn.
+ Yêu cầu thành phẩm.
+ Cách thưởng thức món ăn.
III. Kết bài
- Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.
- Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.
Kiểu 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc
những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học
cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu,
bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có
thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là
di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện
lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó
là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có
được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều
có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải
dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần
chính xác và biểu cảm.
Những đề văn minh họa:
VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

VD 2: Giới thiệu danh thắng Hương Sơn
VD 3: Giới thiệu Hồ Tây.
VD 4: Thuyết minh về chùa Một Cột
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi
tiếng.
8


II. Thân bài
- Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.
- Kết cấu, hình dạng của danh thắng.
- Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.
- Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..
III. Kết bài
- Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa
phương.
- Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.
Các em có thể lập dàn ý chi tiết để trình bày thì các luận điểm sẽ được
tiếp tục phát triển thành các luận cứ, các lí lẽ... Nội dung dàn ý là sự tóm tắt
ngắn gọn các luận điểm, luận cứ theo trật tự trên dưới, trước sau, theo quan hệ
bao hàm hoặc kế cận. Ta nên diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật hay khẳng
định. Cũng có thể diễn đạt nội dung của dàn ý chi tiết bằng một hệ thống các
câu hỏi nhỏ theo một trật tự nhất định. Để phân biệt rành mạch các ý lớn, ý nhỏ
ta thường dùng cách xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần
về phía tay phải của trang và được ký hiệu tuần tự bằng chữ số La Mã
( I,II,II,IV...), chữ cái in ( A,B,C...), chữ số Ả rập (1,2,3...), rồi đến các con chữ
nhỏ (a,b,c...), nếu còn chi tiết hơn nữa thì có dấu gạch đầu dòng(+) (-)...
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

Để viết tốt bài thuyết minh giáo viên cần cung cấp đầy đủ các phương pháp
thuyết minh cho các em: Có 6 phương pháp thuyết minh.
* Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
* Phương pháp liệt kê.
* Phương pháp nêu ví dụ.
* Phương pháp dùng số liệu (con số)
* Phương pháp so sánh
* Phương pháp phân loại, phân tích.
3.3. Giúp HS biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ
liên kết .
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một
trong những điều kiện để có một bài văn hay.Học sinh cần nắm vững các bước
sau:
- Nắm cấu trúc thông thường của một đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn,
kết thúc đoạn.
- Nắm các phương pháp thuyết minh để sử dụng một phương pháp hoặc
kết hợp các phương pháp thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh:
- Sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh theo một trình tự nhất định.
Trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học cách xây dựng đoạn
văn ở tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản, trong đó học sinh đã nắm
được kiến thức về hình thức và nội dung của đoạn văn. Trên cơ sở bài này, các
em đã có kiến thức về cách xây dựng đoạn văn. Từ đó tôi thường xuyên cho học
sinh luyện tập nhận diện đoạn văn cũng như viết đoạn văn ở trên lớp và ở nhà.
Sau khi học xong tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản và tiết 54
luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng giáo viên cho học sinh làm bài tập
9


nhn din on vn. õy l bc giỳp hc sinh nhn bit cng nh khc sõu
kin thc v on vn.T ú cú th ỏp dng vo vit on vn thuyt minh.

Ti tit 16 Liờn kt on vn trong vn bn
Liờn kt on bng cỏc t, cm t nh: vỡ vy, do ú, bi th, tuy vy,
nu vy, vy m, th thỡ, vi li, v li... hoc nhng t hp t cú ni dung ch
quan h liờn kt nh: ngha l, trờn õy, tip theo, nhỡn chung, túm li, mt l,
ngc li...
Cú th núi vic luyn vit on vn thuyt minh l rt cn thit, hc sinh
vit tt on vn thuyt minh cú ngha l hc sinh a nm c nhng yờu cu
ca on vn, vit tt on vn - ú l mt trong nhng tin hc sinh lm
tt cỏc kiu vn bn khỏc.
Cú th núi rng vit c mt bi vn ỳng v hay l rt khú, bi
ngoi vic cú kin thc vng vng nú cũn ũi hi ngi vit phi vn dng
nhiu k nng khỏc nhau. Nhỡn chung cỏc k nng ú cỏc em a c hc nhng
do c im la tui, cng nh thi gian thc hnh cũn hn ch nờn ngi giỏo
viờn phi cú bin phỏp giỳp cỏc em thnh tho nhng k nng ú mi mong cỏc
em vn dng tt c.
p dng vo mt tit dy c th:
Bi 13 Tit 51.
VN THUYT MINH
V CCH LM BI VN THUYT MINH
I MC TIấU CN T
1. Kin thc
- vn thuyt minh.
- Yờu cu cn t khi lm mt bi vn thuyt minh.
- Cỏch quan sỏt, tớch lu tri thc v vn dng cỏc phng phỏp lm bi
vn thuyt minh.
2. K nng:
- Xỏc nh yờu cu ca mt vn thuyt minh.
- Quan sỏt nm c c im, cu to, nguyờn lớ vn hnh, cụng
dng.ca i tng cn thuyt minh.
- Tỡm ý, lp dn ý, to lp mt vn bn thuyt minh.

3/. Thái độ:
- Thấy đợc văn thuyết minh rất thông dụng, cách làm
bài không khó, chỉ yêu cầu HS rèn luyện kĩ năng quan sát,
biết tích luỹ.
II- PHNG PHP K THUT DY HC:
Phõn tớch ngụn ng, nờu vn , i thoi, k thut ng nao.
III- CHUN B:
- Giỏo viờn: Nghiờn cu ti liu liờn quan n ni dung bi ging , bng ph.
- Hc sinh: Son bi theo hng dn ca giỏo viờn.
IV- TIN HNH HOT NG:
1. n nh lp
2. Kim tra bai c:
Trỡnh by phng phỏp thuyt minh c bn ?
10


Văn bản " Ôn dịch, thuốc lá " sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để làm văn bản thuyết minh ta cần thực hiện theo quy trình
như thế nào ? Tiết học này chúng ta đi vào tìm hiểu điều đó.
* Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài
văn thuyết minh
1. Đề văn thuyết minh
GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu các
a. Đọc các đề:
đề văn SGK
- Đề a : Con người

- Chỉ ra những từ cần chú ý, gạch chân - Đề b: Tập truyện .
những từ ngữ ấy?
- Đề c,d,e,g : Đồ vật .
- Xác định kiểu bài?
- Đề h : Di tích, thắng cảnh .
- Xác định nội dung đề bài?
- Xác định giới hạn của đề?
- Đề i : Con vật .
- Đối tượng thuyết minh là gì?
- Đề k : Thực vật .
- Đề l : Món ăn .
- Đề m : Lễ tết .
- Đề n : Đồ chơi .
b. Nhận xét:
Phạm vi thể hiện các đề văn trên?
- Các đề văn thể hiện phạm vi thuyết
minh rất rộng lớn
Tiếp cận đề văn thuyết minh trên ta hiểu- Tiếp cận đề ta hiểu: đối tượng
được điều gì ?
thuyết minh, phạm vi tri thức cần sử
dụng để thuyết minh về đối tượng ấy
Đề văn thuyết minh thể hiện yêu cầu gì ? * Ghi nhớ : SGK
GV yêu cầu HS đọc văn bản " Xe đạp " ở2. Cách làm bài văn thuyết minh
SGK và tìm hiểu .
a. Bài đọc : Văn bản : " Xe đạp "
Chỉ ra bố cục bài văn ?
b. Nhận xét :
- Văn bản thuyết minh về chiếc xe
đạp
*Bố cục : 3 phần

+ Mở bài : Từ đầu .........nhờ sức
người. Giới thiệu chiếc xe đạp
Xác định phương pháp thuyết minh+Thân bài: Tiếp .......tay cầm .
trong bài ?
Thuyết minh chi tiết về chiếc xe
đạp.
+ Kết bài : Còn lại. Vai trò của
chiếc xe đạp trong hiện tại và
Để thuyết minh được vấn đề người viết tương lai
cần phải làm gì ?
- Phương pháp thuyết minh: phân
HS rút ra cách làm bài văn thuyết minh? tích, giải thích, liệt kê
11


- Sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng
Để làm văn bản thuyết minh cần qua(cấu tạo, các chế vận hành, vai trò
những thao tác nào ? ( Tìm hiểu đề, tìmcủa xe đạp .....)
ý, lập dàn ý, viết bài)
- Các ý thuyết minh trình bày hợp
GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 1lí, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
như hướng dẫn BT2 . HS thực hiện theo * Ghi nhớ : (SGK)
nhóm:
II. Luyện tập.
viết phần mở bài của đề. Sau đó đại diện BT1: Giới thiệu chiếc nón lá
nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, Việt Nam
GV bổ sung .
* Mở bài :Cùng với chiếc áo dài
- Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi (là gì? thế tím chiếc nón là mỏng manh với
nào? tại sao? ra sao?)

nhưng bài thơ trữ tình , những
- Chiếc nón có ý nghĩa và tầm quan trong hình ảnh danh lam , thắng cảnh ẩn
như thế nào?
hiện trong
- Được làm bằng những nguyên liệu gì? vành nón đã trở thành vẻ đẹp đặc
- Sử dụng ra sao?
trưng của Huế . Nón bài thơ cùng
với tà áo dài của thiếu nữ Huế
- HS lập dàn ý cho phần thân bài.
luôn làm say lòng du khách bốn
phương .
( Xác định các luận điểm, luận cứ?)
* Thân bài
Gv cho HS vận dụng các câu văn khẳng +Luận điểm 1:Nguồn gốc chiếc
định cho phần trình bày luận điểm.
nón lá.
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu
đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc
nón lá đã được chạm khắc trên trống
đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào
Từ luận điểm trên em hãy chọn luận cứ Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm
làm sáng tỏ?
trước công nguyên.
+Luận điểm 2: Nguyên vật liệu,
cách làm.
- Luận cứ 1:Chọn lá, sấy lá, ủi lá:
Để làm được một chiếc nón lá
đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ
Từ luận cứ trên em hãy chọn dẫn chứng khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến
để làm sáng tỏ?

độ tinh xảo trong từng đường kim
mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc
lá cọ.
Dẫn chứng 1:Lá dừa.
Để có được lá dừa làm nón phải
mua từ trong Nam. Lá chuyển về
chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời
gian cũng như màu sắc phải chọn
lọc, phân loại lá và đem xử lí qua
lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu
nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn
12


Cách chuốc vành, lên khung lá, xếp nón
như thế nào?

Cách chằm nón ra sao?

Chiếc nón có công dụng đối với những
ai? Em có dùng đến nón không?
Nón còn mang đậm vẻ đẹp của người
phụ nữ Việt Nam?

Trước những tác dụng to lớn như vậy
chúng ta cần cách bảo quản nón như thế
nào?

không thể tinh xảo và đẹp bằng nón
làm bằng lá cọ.

Dẫn chứng 2:Lá cọ.
làm nón bằng lá cọ phải công
phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá
phải xanh, màu lá phải trắng xanh.
Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ
càng và cắt với cùng độ dài là 50cm
(lá cọ).
-Luận cứ 2:Chuốc vành, lên
khung lá, xếp nón.
Với cây mác sắt, người thợ làm
nón (thường là đàn ông làm ở khâu
này) chuốt từng nan tre sao cho tròn
đều và có đường kính rất nhỏ,
thường chỉ nhỉnh hơn đường kính
que tăm một chút. Sau đó uốn
những nan tre này thành những
vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy
từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần
16 nan tre uốn thành vòng tròn này
đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái
khung bằng gỗ có hình chóp.
- Luận cứ 3: Chằm nón.
Sau khi xếp lá cho đều và ngay
ngắn lên vành, người ta bắt đầu
chằm nón. Nón được chằm bằng sợi
nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có
màu trắng trong suốt. Các lá nón
không được xộc xệch, đường kim
mũi chỉ phải đều tăm tắp.
+Luận điểm 3:Công dụng.

Chiếc nón lá không chỉ là vật
dụng thiết thân, người bạn thủy
chung với người lao động dùng để
đội đầu che mưa, che nắng khi ra
đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi
những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay
gắt mà còn là vật làm duyên, tăng
nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi
tan trường, hình ảnh những cô nữ
sinh với tà áo trăng tinh khôi,
nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là
lúm đồng tiền làm duyên đã làm say
lòng, là cảm hứng nghệ thuật của
13


bao văn nhân, nghệ sĩ, là nét duyên
dáng của người Việt Nam...
Viết phần kết bài?
+ Luận điểm 4: Bảo quản.
Muốn nón lá được bền lâu chỉ
nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa.
Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng
râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm
cong vành, lá nón giòn và ố vàng
-Sau khi trình bày được dàn ý HS về nhà làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm
viết bài hoàn chỉnh.
tuổi thọ của nón.
* Kết bài: Nhận định về chiếc nón


- Chiếc nón lá là biểu tượng của
phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm
truyền thống và phổ biến trên khắp
mọi miền đất nước.
- Nhiều người Việt xa nước, nơi
đất khách quê người trông thấy hình
ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê
hương đang hiện ra trước mắt.
V. Củng cố:
- Quy trình làm văn bản thuyết minh ?
- Đề văn thuyết minh thể hiện yêu cầu gì ?
VI.Dặn dò:
- Học bài, hoàn thành bài luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương( Phần Văn).
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
So sánh kết quả thử nghiệm:
- Kết quả KS đầu năm:
Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS lớp 8B (là lớp có nhiều em
học yếu và trung bình )khi chưa áp dụng SKKN
Lớp 8B
Tổng
số

Giỏi
SL

24

0


Khá
%

SL

%

06

25.0

Trung bình
SL
%
10

41.7

Lớp 8C ( lớp có nhiều học sinh học khá giỏi)
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
số
SL
%
SL
%
SL
%

45

10

22.3

24

53.3

11

24.4

Yếu-kém
SL
%
8

33.3

Yếu-kém
SL
%
0

- Kết quả khảo sát cuối năm (sau khi áp dụng SKKN trên):
14



Qua áp dụng sáng kiến vào dạy lớp 8B (Lớp chiếm đa số HS trung bình
và một số HS yếu) so với lớp 8C ( Lớp có nhiều HS khá, giỏi ) không được áp
dụng thì kết quả kiểm tra chất lượng sau bài dạy như sau:
Lớp 8B (Lớp chiếm đa số HS trung bình và một số HS yếu) đã được áp
dụng:
Tổng
số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

24

4

16.7

13

54.2


Trung bình
SL
%
7

29.1

Yếu-kém
SL
%
0

Lớp 8C ( Lớp có nhiều HS khá, giỏi ) nhưng chưa được áp dụng:
Tổng
số

Giỏi

Khá

SL

%

SL

%

24


12

26.7

25

55.6

Trung bình
SL
%
8

17.7

Yếu
SL

%

0

Như vậy so với chất lượng ban đầu thì sau khi tôi áp dụng sáng kiến vào
giảng dạy đã đem lại kết quả tương đối tốt. Tỉ lệ HS đạt điểm bài thi của hai lớp
gần như tương đương. Đồng thời so với những năm trước thì chất lượng năm
học này đã có bước chuyển biến đáng kể cụ thể giảm tối đa hoc sinh yếu kém
với kiểu bài văn thuyết minh.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo

viên phải luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và
trình độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi
làm công tác dạy học.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn thuyết minh
trong chương trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá
trình dạy thời gian qua.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chất
lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt
yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên.
Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao
đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến
đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học cấp
huyện, để từ đó tôi rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Kiến nghị:
* Về phía tổ chuyên môn: Cần đưa các dạng bài viết Tập làm văn vào các
buổi sinh hoạt tổ để cùng nhau thảo luận rút ra phương pháp hướng dẫn cho HS
làm bài tốt nhất, đặc biệt đưa phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh vào thể
nghiệm tại trường.
* Về phía PGD huyện:
15


Tôi kính mong các đồng chí phụ trách chuyên môn cần tiếp tục bổ sung
thêm các buổi sinh hoạt chuyên môn, bàn sâu về cách dạy các kiểu bài Tập làm
văn trong chương trình Ngữ văn nói chung và kiểu bài văn thuyết minh trong
chương trình Ngữ văn 8 nói riêng. Đặc biệt cho phép tôi được phát huy sáng
kiến của mình trong quá trình giảng dạy và trao đổi cùng các đồng nghiệp trong
huyện để tôi tiếp tục rút kinh nghiệm trong giờ dạy.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ KHXH trường
THCS Nhữ Bá Sỹ- TT Bút Sơn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến

kinh nghiệm này.
Xác nhận
của thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Trọng Hoan

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Dung

16


Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS.
2. Tài liệu giáo dục học.
3. Sách giáo khoa lớp 8.
4. Sách giáo viên và thiết kế bài giảng lớp 8.
5. Các bài văn mẫu lớp 8 THCS.
6. Các dạng bài tập làm văn lớp 8.
7. Ngữ văn 8 nâng cao.

17




×