1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải
có sự đổi mới ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Ngành giáo dục nói chung và môn
Ngữ Văn nói riêng cũng cần phải đổi mới toàn diện, đặc biệt là đổi mới về
phương pháp. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII và trong luật Giáo dục 1998, được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, trong Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học
rèn luyện kỹ năng vận dụng kến thức vào thực tiễn. Tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Từ việc học sinh thụ động tiếp thu tri thức như trước đây thì nay học sinh là
người chủ động tiếp thu tri thức và biết vận dụng sáng tạo những gì đã học được
trên ghế nhà trường vào đời sống góp phần phát triển xã hội. Để làm được điều
này không phải dễ dàng bởi nhiều năm trở lại đây có rất ít học sinh học môn Ngữ
Văn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải nói tới nguyên nhân quan
trọng đó là phương pháp giảng dạy. Bởi phương pháp giảng dạy có vai trò quan
trọng tới sự thành bại của một tiết học.
Văn học trung đại là một thời kì lớn trong lịch sử văn học nhân loại và văn
học Việt Nam, đồng thời cũng là một trong hai bộ phận lớn của văn học bên cạnh
văn học cổ đại và văn học hiện đại. Văn học viết trung đại Việt Nam là một thời kì
phát triển rất phong phú, kéo dài suốt mười thế kỷ( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XI
X và đã đạt được những thành tựu lớn. Qua các tác phẩm con người Việt Nam
được tái hiện hết sức cụ thể từ tâm hồn tư tưởng đến tính cách, hành động và cả
nỗi niềm riêng tư sâu kín. Dạy học văn bản trung đại Việt Nam để thấy được bản
sắc tâm hồn, văn hoá của con người Vịêt Nam trong thời kì lịch sử là mục tiêu
phấn đấu của các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS
(Trung học cơ sở).
Trong mấy năm gần đây, khi có cải cách môn ngữ văn, phần văn học trung đại
chiếm một tỉ lệ khá lớn, góp phần làm phong phú thêm kiến thức văn học và bồi
đắp tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh, làm cho các em thêm tự hào về quá
khứ của dân tộc và hiểu rõ hơn trách nhiệm đối với đất nước. Nhưng một thực tế
cho thấy, văn học trung đại hay nhưng rất khó. Khó cả đối với giáo viên lẫn học
sinh. Điều đó chứng minh rõ ở trường tôi, nhiều giáo viên dạy văn khi dạy đến
phần văn học trung đại thường lúng túng, luôn lo lắng, trăn trở trước một tiết dạy
văn học trung đại nhiều hơn so với một tác phẩm văn học hiện đại hay văn học
dân gian. Tuy vậy hiệu quả vẫn chưa cao, kết quả học sinh vẫn chưa cảm nhận
được giá trị thẩm mỹ của văn học trung đại, nhìn chung nhiều tác phẩm các em
học như đang cưỡi ngựa xem hoa. Chính vì vậy, mà việc dạy học phần văn học
1
trung đại Việt Nam trong nhà trường đang là một vấn đề đáng được quan tâm hơn.
Là một giáo viên đã nhiều năm vào nghề luôn trăn trở trước các tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam, tôi nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy
tác phẩm văn học trung đại. Với phạm vi đề tài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
vài sáng kiến của bản thân khi dạy tác phẩm văn học trung đại với đề tài:
“Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản:
“ Nước Đại Việt ta”( Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi – Ngữ văn 8,
tập 2.”
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm hướng tới thực hiện mục đích nghiên cứu sau:
- Bước đầu nghiên cứu những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phương pháp
dạy tác phẩm văn học trung đại.
- Xây dựng và đề xuất một số biện pháp, phương pháp dạy tác phẩm văn học
trung đại thông qua văn bản “ Nước Đại Việt ta”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy tác phẩm văn chương (phần trung đại) thông qua văn bản: “
Nước Đại Việt ta”( Trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi cho học sinh lớp 8
Trường THCS Quảng Hải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp khái quát, hiệu quả học tập của học sinh trước
hai cách soạn giáo án.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết văn học trung đại Việt Nam là những tác phẩm được sáng
tác từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là tinh hoa của dân tộc. Song không phải ai
đọc cũng hiểu ngay, bởi các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm - những
2
thứ chữ quen thuộc của cha ông ta xưa kia nhưng lại xa lạ với giáo viên và học
sinh hiện nay nên họ không hiểu hoặc không rõ.Sự ngăn cách của hàng rào ngôn
ngữ đã làm cho sự tiếp nhận càng khó khăn. Bởi văn học trung đại được các tác
phẩm sáng tác bằng chữ Hán, một thứ chữ vừa uyên bác, vừa rất hàm súc, nhưng
lại có sức chứa về mặt nội dung rất lớn( ý tại- ngôn ngoại).
Mặt khác, văn học trung đại là sản phẩm tinh thần của dân tộc, phản ánh tâm
hồn tư tưởng của dân tộc ta thời kỳ trung đại, là cách quan niệm về vũ trụ và cuộc
sống của con người với lí tưởng nhân sinh mà đến nay những lí tưởng ấy trở nên
xa lạ, khó hiểu hoặc khó chấp nhận với học sinh. Nói đến văn học trung đại, nhất
là thơ là nói đến cảm xúc, suy tư, tư tưởng của nhà thơ. Khi sáng tác các nhà thơ
trung đại một mặt tuân thủ theo những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành
công thức như loại thể, thi liệu văn học, phép đối, tính ước lệ, tượng trưng…Mặt
khác, trong quá trình sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, họ đã có những cách
tân, từng bước phá vỡ tính quy phạm để cho hồn thơ, tài thơ nở hoa kết trái một
cách tự nhiên hơn.
Phát hiện ra điều đó, tìm hiểu ra những mâu thuẫn thể hiện nội dung, hình thức
hay chỉ ra cái hay cái đẹp trong cách dùng điển tích, chỉ ra cái tình cái ý của văn
học trung đại là một việc làm khó khăn, thậm chí không thể làm được, nhất là đối
với học sinh lớp 8 khi tiếp xúc với các văn bản được sáng tác theo các thể loại
mang tính chức năng như “chiếu, hịch, cáo”. Điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải
tìm ra một giải pháp hợp lí để giúp học sinh hứng thú học các tác phẩm văn
chương trung đại.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
Hàng năm, giáo viên được bồi dưỡng thông qua các lớp chuyên đề bồi
dưỡng kiến thức lí luận văn học, lí luận dạy học cũng như kiến thức về môn Văn
do phòng giáo dục tổ chức. Vì thế giáo viên có điều kiện cơ hội để tìm hiểu những
nét riêng về thể loại văn học và phương pháp dạy cho từng văn bản phù hợp
với từng thể loại.
Trường có đội ngũ giáo viên hầu hết còn trẻ, đều tốt nghiệp đại học nên
được trang bị kiến thức hiện đại, toàn diện và có phương pháp dạy học mới, đáp
ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bên cạnh đó thì tài liệu học tập của học sinh và giáo viên cũng được trang bị đầy
đủ, cập nhật nhiều tác phẩm văn chương có tính nhân văn, có tính thẩm mĩ, có tác
dụng bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho học sinh nên tạo điều kiện cho giáo viên
dạy tốt, học sinh hứng học tập hơn.
2.2.2. Khó khăn
Rào cản đầu tiên đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại đó là vấn
đề ngôn ngữ. Việc dạy và học tác phẩm văn học viết trung đại trên văn bản gốc
(nhất là văn bản chữ Hán) là việc làm hiếm khi xảy ra. Cả giáo viên và học sinh
3
hầu như chỉ tiếp cận chúng thông qua các văn bản dịch nghĩa và dịch thơ. Rất ít
giáo viên có đủ trình độ chữ Hán nhất là tiếng Hán cổ hay chữ Nôm để có thể giúp
học sinh tiếp cận văn bản gốc. Học sinh cũng chỉ chú ý đến văn bản dịch. Do vậy,
việc hiểu sai hoặc hiểu chưa đầy đủ các lớp nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp
hình thức nghệ thuật của các tác phẩm cũng thường xuyên xảy ra.
Hơn nữa, rất nhiều tác phẩm văn học viết trung đại được dạy và học trong
chương trình và sách giáo khoa phổ thông là những văn bản “hành chức”, được
sáng tác theo các thể loại mang tính chức năng như chiếu, hịch, cáo, không phải là
văn chương mang tính hình tượng thuần tuý nên ít gây hứng thú đối với học sinh
ngày nay. Vì vậy, nhiều khi giảng bài thơ cổ giáo viên như thuyết minh cho một
vấn đề lịch sử. Giáo viên cũng không giảng được ý nghĩa của không gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật cũng như không hình thành cho học sinh quan niệm
nghệ thuật về con người của văn học trung đại, do đó chưa khai thác hết giá trị mà
tác phẩm gửi gắm, như chất anh hùng ca, chất sử thi, chất nhân văn cũng như “tấc
lòng” mà thi nhân gửi gắm vào câu thơ.
Ngoài ra, việc vận dụng các tri thức về sự phát triển của lịch sử xã hội góp
phần vào việc lí giải nội dung của các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp
nhiều khó khăn.
Khi dạy văn học trung đại, giáo viên dạy theo kinh nghiệm cũ, thầy nói trò
nghe, không phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Đó là những
khó khăn mà nhìn chung giáo viên dạy ngữ văn THCS nói chung và giáo viên ngữ
văn trường tôi nói riêng đang mắc phải.
Từ các cơ sở nêu trên, từ yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay,
một yêu cầu đặt ra cho giáo viên là làm sao cho giờ học ngữ văn phải thật sự là
một giờ văn, học sinh phải là “ Bạn đọc sáng tạo”, là người giữ vai trò tích cực và
trở thành trung tâm của quá trình học tập. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi người
giáo viên không chỉ có kinh nghiệm cảm thụ cá nhân mà còn phải có phương
pháp, biện pháp khoa học, phù hợp để thúc đẩy quá trình tiếp nhận và sự tự hoạt
động của học sinh. Chính vì vậy văn học trung đại đối với các em học sinh lại
càng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả giáo viên và học sinh, phải tìm ra phương
pháp, biện pháp cụ thể hoá hình thức học tập của học sinh.
Để hiểu rõ thực trạng dạy và học tác phẩm văn học trung đại ở THCS tôi đã tìm
hiểu HS lớp 8 của trường các năm học trước, qua các tiết dạy trên lớp theo phương
pháp cũ. Và để có kết quả cụ thể tôi tiến hành khảo sát 2 lớp 8A, 8B năm học 20142015.
Kết quả cụ thể cho thấy:
Lớp
Tổng Giỏi
Yếu- kém
Khá
TB
số
Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
Số
Tỉ
lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%)
8A
32
1
3,1
8
25
12
37,5
11
34,4
4
8B
34
2
5,9
9
26,5
13
38,2
12
35,3
Qua kết quả khảo sát và thực tế dạy học cho thấy:
Không khí lớp học trầm, buồn, học sinh ít phát biểu, nhiều học sinh còn tỏ ra mệt
mỏi trong tiết học. Tôi đã ra bài kiểm tra đánh giá chất lượng nắm bắt kiến thức
của học sinh qua tiết học, thì kết quả còn quá thấp. Từ đó, tôi luôn trăn trở để tìm
ra phương pháp mới khi dạy một tác phẩm văn học trung đại.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Những yêu cầu chung khi dạy tác phẩm văn chương trung đại ở THCS
Như chúng ta đã biết, văn học trung đại Việt Nam là những tác phẩm được
sáng tác từ thế kỉ X đến hết thế kỷ XIX, là tinh hoa của dân tộc. Song không phải
ai đọc cũng hiểu ngay, bởi các tác phẩm đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm những
thứ chữ quen thuộc của cha ông ta xưa kia nhưng lại xa lạ đối với giáo viên và
học sinh hiện nay nên họ không biết, không hiểu hoặc không rõ. Sự ngăn cách của
hàng rào ngôn ngữ đã làm cho sự tiếp nhận càng thêm khó khăn. Vì vậy yêu cầu
đầu tiên đối với giáo viên là phải bồi dưỡng vốn từ Hán và từ Hán Việt để từ đó
giáo viên dạy cho học sinh đúng hơn góp phần khắc phục khoảng cách về ngôn
ngữ.
Mặt khác, văn học trung đại là sản phẩm của tinh thần dân tộc. Phản ánh tâm
hồn, tư tưởng của dân tộc ta trong thời trung đại, là quan niệm về vũ trụ và cuộc
sống con người với lí tưởng nhân sinh mà đến nay những tư tưởng ấy trở nên xa
lạ, khó hiểu hoặc khó chấp nhận. Để hiểu được giá trị nội dung, giá trị thẩm mỹ
cuả từng tác phẩm văn học trung đại giáo viện cần giúp học sinh tái tạo lại được
không khí lịch sử để học sinh “sống” với quan niệm, tư tưởng, với lẽ sống của cha
ông ta gửi trong từng bài thơ. Muốn khắc phục được khoảng cách thẩm mĩ cho
học sinh khi học văn học trung đại cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các phương
pháp dạy học như đọc, cắt nghĩa và chú giải sâu, giảng bình, tạo tình huống có
vấn đề, tái tạo hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Trong đó, phương pháp giảng bình
đóng vai trò quan trọng nhất.
Nói đến văn học trung đại nhất là thơ là nói đến cảm xúc, suy tư, tư tưởng của
nhà thơ. Trong thơ trung đại có khi lại có sự mâu thuẫn giữa tư tưởng, thế giới
quan của nhà thơ với khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp, hoà đồng với cảm xúc
của nhà thơ trước cuộc sống, trước những vấn đề đặt ra của xã hội, con người. Đó
là mâu thuẫn giữa hiện thưc cuộc sống với ước vọng tâm huyết, là mâu thuẫn giữa
tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm biểu hiện trong các tác phẩm. Khi sáng
tác nhà thơ trung đại một mặt tuân thủ theo những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn,
đã thành công thức như loại thể, thi liệu văn học, phép đối, tính ước lệ, tượng
trưng...Mặt khác trong quá trình sáng tác, với cá tính sáng tạo của mình, họ đã có
những cách tân, từng bước phá vỡ tính quy phạm để cho hồn thơ, tài thơ đơm hoa
kết trái một cách tự nhiên hơn. Phát hiện ra điều đó, tìm ra được mâu thuẫn thể
hiện trong nội dung hình thức hay chỉ ra cái hay, cái đẹp trong cách dùng điển
5
tích, chỉ ra cái tình, cái ý của văn học trung đại là một việc làm khó khăn, thậm
chí không thể làm được đối với học sinh bậc THCS. Vì thế nhiệm vụ của giáo
viên dạy văn là phải giúp các em nắm được đặc trưng thi pháp văn học trung đại.
Một vấn đề khác đặt ra nữa là văn học trung đại sáng tác trong thời đại
phong kiến, một xã hội được gây dựng trên những nguyên tắc tôn ti trật tự tuyệt
đối phục tùng uy quyền của vua chúa, nghệ thuật cũng phải chịu theo quy định
của xã hội .Vì thế, văn học trung đại có một hệ thống thi pháp, một quan niệm
riêng về nghệ thuật , về con người, về không gian, về thời gian, kết cấu ngôn ngữ.
Song trên thực tế đây là vấn đề khó giảng nhất đối với giáo viên THCS và học
sinh bậc THCS. Chính điều này đã ngăn trở sự tiếp nhận của giáo viên và học
sinh,tạo ra một khoảng cách thẩm mỹ mà không hiểu nó sẽ không dễ gì vượt qua
được. Do đó, yêu cầu người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được bối cảnh lịch
sử mà tác phẩm ra đời để có thể tái hiện được bức tranh lịch sử được phản ánh
trong tác phẩm và khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh với tác phẩm,
giúp các em hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương và nâng tầm nhận thức cho các em
để từ đó giúp các em thêm yêu mến, quý trọng di sản mà cha ông để lại.
Như vậy, trong giảng dạy văn học trung đại ở bậc THCS, muốn nâng cao hiệu
quả giáo dục, nâng cao chất lượng giờ học và phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ hơn nữa cơ sở lí luận cũng
như khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tác phẩm văn chương.
Giảng tác phẩm văn học trung đại phải hiểu được đặc trưng thi pháp văn học trung
đại thì mới có cơ sở để hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả cũng như cách sử
dụng ngôn ngữ, dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học như đọc, cắt nghĩa
và chú giải sâu, bình giảng tạo tình huống có vấn đề, tái tạo hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm (như đã nói trên). Đó là điều đòi hỏi bất kì người giáo viên nào dạy ngữ
văn cũng phải làm được.
3.2. Một số phương pháp dạy tác phẩm văn chương trung đại
Phương pháp dạy học văn học trung đại nói riêng và tiết học văn chương nói
chung đều phải trả lời những câu hỏi: Dạy và học để làm gì? Dạy và học cái gì?
Dạy và học như thế nào? Nhưng để tiết dạy có hiệu quả chắc chắn có nhiều
phương pháp, song qua kinh nghiệm dạy của bản thân tôi nhận thấy một số biện
pháp dạy sau đây đã đem lại hiệu quả thiết thực cho tiết dạy, đặc biệt đã tạo không
khí lớp học sôi nổi hơn so với phương pháp dạy truyền thống. Cụ thể:
3.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm
Đọc là chiếc cầu nối tác giả với bạn đọc thông qua văn bản, do vậy việc đọc rất
quan trong, nó không thể là chỉ đọc cho đúng câu, đúng chữ mà trong quá trình
đọc phải có sự phân tích, bình giá tác phẩm, phát hiện ra những chi tiết nghệ thuật
độc đáo để đọc cho nổi nhạc sáng hình, đem lại hứng thú về cái đẹp cho người
nghe và giúp họ nhìn ra cái bề sâu, bề xa của tác phẩm. Đối với học sinh bậc
THCS đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng mọi tri thức về văn học, về lịch
6
sử về vốn sống để việc đọc được thành công và đạt hiệu quả cao. Giáo viên còn
phải huy động toàn bộ kinh nghiệm, vốn sống, vốn hiểu biết với nhu cầu, thị hiếu
thói quen và trình độ của học sinh để các em đọc và hiểu văn học trung đại, có
như vậy tiếp nhận mới sâu. Việc đọc còn giúp các em tìm ra mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức nghệ thuật, giữa cá tính sáng tạo với những đóng góp mới trong
tác phẩm. Đọc tác phẩm là hình thức hoạt động đặc thù của nhận thức văn học,
nhằm tạo sự hoà đồng giữa bạn đọc và tác giả, làm cho khoảng cách giữa khán giả
và độc giả được rút ngắn. Giọng đọc biến đổi theo những xúc động, rung cảm của
ngươi đọc, từ đó họ dần dần cảm nhận được chiều sâu tư tưởng tác phẩm và ý đồ
nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong đó. Nói đến đọc là nói đến sự nắm bắt nhạy
bén trước âm thanh, vần điệu, độ ngân vang dài của từ. Một số kiểu đọc văn học
trung đại như: Đọc đúng, đọc kĩ, đọc hay, đọc chéo, đọc có định hướng mục đich,
đọc diễn cảm.
Đối với tác phẩm hịch, hoặc cáo thì người đọc phải nắm được hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm. Đối với hịch thì ý đồ của người viết là nêu lên sự cấp bách, sự
nguy cấp của đất nước trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm và kêu gọi mọi
người phải thức tỉnh để cùng đứng lên đồng tâm đánh giặc cứu nước. Từ đó phải
có giọng đọc mạnh mẽ, hùng hồn, khúc chiết, phải làm âm vang lên từng chữ,
từng câu trong văn bản, phải thổi linh hồn vào các từ ngữ cho chúng sống dậy, đi
lại, tác động vào tình cảm, trí tuệ của người nghe….Giọng đọc phải vừa da diết,
căm thù, vừa khích lệ khiến người nghe hiểu rõ tình hình và cùng đồng cảm với
tác giả. Đọc cáo, từ việc nắm rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để đọc với giọng
lúc trang trọng, lúc hùng hồn, lúc trầm lắng, lúc hào sảng, lúc căm thù, uất nghẹn,
lúc say sưa, sảng khoái lúc trữ tình khiến người nghe như được sống lại trong
không khí lịch sử hào hùng của dân tộc…..
3.2.2. Dạy học văn học trung đại thông qua cắt nghĩa và chú giải
Cắt nghĩa là giải thích có suy nghĩ. Cắt nghĩa là để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
Thông qua việc cắt nghĩa các yếu tố, các hình ảnh, các từ, câu, các bộ
phận….trong chỉnh thể của mạch văn, làm cho chúng bộc lộ ý nghĩ riêng của từng
thành phần.
Nếu đọc văn không hiểu nghĩa của từ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn
bản thì các em cũng không thể tiếp nhận được ý đồ của tác giả. Quá trình cắt
nghĩa chính là làm cho ý nghĩa của từ của câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong
văn bản. Do đó đòi hỏi người cắt nghĩa phải có sự hiểu biết nhất định về phong
tục tập quán, nếp sống, văn hoá xã hội, lịch sử; có kinh nghiệm sống kinh nghiệm
thẩm mỹ thì mới có sự cắt nghĩa một cách chính xác. Việc cắt nghĩa bao gồm: cắt
nghĩa từ, cắt nghĩa câu, cắt nghĩa hình ảnh.
3.2.3. Dạy học VHTĐ thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi
Trong giờ giảng dạy văn không phải giáo viên chỉ đọc và giảng cho học sinh
ghi chép đầy đủ những kiến thức của mình mà giữa giáo viên và học sinh phải
7
trao đổi, đàm luận nhằm tạo ra bầu không khí văn chương và phát huy khả năng
tiếp nhận sáng tạo của học sinh. Việc đặt câu hỏi trong một giờ giảng văn do đó là
biện pháp không thể thiếu nhằm tạo ra sự băn khoăn, buộc học sinh phải tìm kiếm
cách giải quyết. Từ đó, các câu hỏi có khả năng tác động tích cực tới tư duy logíc
và tư duy thẩm mỹ của học sinh. Để sử dụng câu hỏi trong giảng văn có hiệu quả,
các câu hỏi thường có các đặc điểm sau:
- Câu hỏi phải hướng học sinh tập trung vào giá trị thẩm mỹ của tác phẩm là
vấn đề trung tâm, cơ bản, cốt lõi của mỗi tác phẩm. Trung tâm thẩm mỹ nó thường
thể hiện rõ ràng nội dung tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả, làm bật sáng tư
tưởng chủ đề tác phẩm.
- Câu hỏi phải hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cụ thể với những
vấn đề tổng hợp của tác phẩm như chủ đề, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm.
- Câu hỏi phải chứa đựng tính phức tạp, tính mâu thuẫn để học sinh từng bước
tìm ra chiều sâu của tác phẩm
- Câu hỏi phải có nhiệm vụ thu hút, lôi cuốn học sinh đáp ứng các nhu cầu và
có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiểu biết của các em, đồng thời phải tương
ứng với bản chất của văn chương, với lôgíc khoa học về văn học.
- Câu hỏi phải có sự cân đối giữa câu hỏi cụ thể và câu hỏi tổng hợp, gợi vấn
đề.
Trong một tiết học văn, giáo viên nên sử dụng nhiều loại câu hỏi từ thấp đến
cao, phân loại được học sinh; đồng thời tạo ra sự sinh động, tránh nhàm chán và
giúp học sinh tiếp cận được vấn đề từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, từ khái quát đến
cụ thể hoặc từ cụ thể đến khái quát. Tuy câu hỏi đa dạng, phong phú như vậy
nhưng chung quy lại có các loại câu hỏi sau:
+ Câu hỏi tái hiện: Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh nhớ lại những kiến
thức đã học để tiếp thu những kiến thức mới, để khái quát và hệ thống kiến thức.
+ Câu hỏi gợi mở: Đây là loại câu hỏi giúp học sinh từng bước phát hiện, phân
tích ,đánh giá từng bộ phận của tác phẩm. Câu hỏi gợi mở có thể dựa vào một số
vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp học sinh khơi sâu
năng lực cảm thụ ban đầu.
+ Câu hỏi phát hiện: Nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh trong quá
trình nghiên cứu tác phẩm.
+ Câu hỏi nêu vấn đề: Loại câu hỏi này tạo nên mâu thuẫn giữa những cái đã
biết với những cái chưa biết, giữa cái cũ với cái mới trong nhận thức của học
sinh, mâu thuẫn giữa nhận thức của học sinh với ý đồ nghệ thuật của tác giả, giữa
học sinh với nhau về một vấn đề trung tâm nào đó trong tác phẩm.
3.2.4. Dạy học VHTĐ thông qua bình giảng
Bình giảng là khâu quen thuộc của giáo viên trong giảng dạy văn chương là
phương pháp đặc thù của cảm thụ và truyền thụ thơ văn. Không có bình giảng thì
khó đạt hiệu quả cao.
8
Người bình giảng phải từ chỗ mình cảm thấy hay mà truyền thụ đến chỗ người
khác những rung động khám phá của mình để họ cùng cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của văn thơ, giúp họ thưởng thức tác phẩm một cách sâu sắc. Bình giảng
phải đi từ sự phân tích hình thức nghệ thuật đến nội dung, phải kết hợp linh hoạt
giảng với bình. Giảng phải chính xác gọn, rõ. Giảng là giới thiệu, thuyết minh,
giải thích, làm cho học sinh hiểu được văn bản một cách toàn vẹn với những điều
tinh tế, sâu sắc, hàm ẩn, nắm bắt được lớp lang mạch lạc của tác phẩm. Lời bình
sâu sắc sẽ làm cho giờ văn trên lớp tiết kiệm được thời gian mà lắng đọng, khêu
gợi trí tưởng tượng, sự xúc cảm của học sinh. Quá trình giảng văn là quá trình
giảng và bình để dẫn dắt học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương. Giảng thơ cổ là
phải làm rõ mạch cảm xúc, đặc điểm thi pháp cũng như cái “lí nghệ thuật”gửi vào
trong câu chữ của văn bản. Mục đích của giảng là để thấy cái hay, cái đẹp, cái
mới, do đó, tất yếu giảng phải gắn liền với bình. Bình là sự đánh giá, khen, chê
đối với giá trị của tác phẩm. Có giảng thì bình mới có sức thuyết phục.
3.3. Áp dụng phương pháp dạy học trên thông qua văn bản “ Nước Đại Việt ta”
(Trích Bình Ngô đại cáo)- Nguyễn Trãi- Ngữ văn 8, tập 2 cho học sinh lớp 8
Trường THCS Quảng Hải
Bước 1: HD học sinh tiếp cận văn bản:
+ Những hiểu biết về thể Cáo
+ Khái quát chung về tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
Bước 2: HD học sinh đọc- tìm hiểu chung :
+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
+ HD học sinh cách đọc văn bản thuộc thể cáo: Dựa vào hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm, HD học sinh phải đọc đúng giọng lúc hùng hồn, lúc
trầm lắng, lúc hào sảng, lúc say sưa, lúc trữ tình khiến cho người nghe như sống
lại trong không khí hào hùng lich sử dân tộc.
Bước 3: GV dùng phương pháp cắt nghĩa để giải thích nhan đề “ Bình Ngô đại
cáo” và tìm hiểu một số chú giải cần thiết trong văn bản, như: “nhân nghĩa”, ‘yên
dân”, “trừ bạo”, “ văn hiến”….
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi thông qua thiết kế bài giảng: GV có thể
vận dụng một số câu hỏi sau:
- Câu hỏi tái hiện: Chẳng hạn khi dạy phần tác giả. GV hỏi: Nêu hiểu biết của
em về tác giả Nguyễn Trãi qua phần đã học ở lớp 7( Bài ca Côn Sơn)?
- Câu hỏi gợi mở: Khi dạy phần“ tư tưởng nhân nghĩa và niềm tự hào dân tộc”
GV hỏi: Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào? Giải nghĩa
hai câu đầu?
- Câu hỏi phát hiện: Em hiểu “ văn hiến” nghĩa là gì?
- Câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao nói quan niệm về Độc lập dân tộc của Nguyễn
Trãi tiến bộ, toàn diện, sâu sắc hơn so với tư tưởng độc lập thời Lý qua văn bản
“Nam quốc sơn hà” l- ngữ văn 7?
9
Bước 5: GV vận dụng phương pháp bình giảng để khắc sâu nội dung, nâng cao
vấn đề.(Chẳng hạn Bình về tư tưởng nhân nghĩa. Bình về sự phát biểu một cách
toàn diện quan niệm tiến bộ của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc, về chân lí của
thời đại)
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết: 97- Nước Đại Việt ta
( Trích: Bình Ngô đại cáo)- Nguyễn Trãi
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức: - Sơ giản về thể cáo
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô đại cáo
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo
-Nhận thấy đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Thái độ: Học tập, rèn luyện, xác định giá trị của bản thân, trách nhiệm của bản
thân đối với đất nước, dân tộc.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Soạn giáo án đầy đủ.
- Chuẩn bị máy chiếu.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã được công bố đến nay ngót sáu thế kỷ. Đã
đi vào trái tim biết bao thế hệ con em đất Việt. ..kì diệu thay, đến thế kỉ XXI này
đọc đi, đọc lại “áng thiên cổ hùng văn” đó dù qua bản dịch, vẫn nhận thấy văn
chương sao mà mới lắm, xúc động lắm, hiện đại lắm và thiết thực bổ ích. Tiết học
ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu áng văn thiên cổ đó qua phần một
“Nước Đại Việt ta”: Cái áng văn đã khơi dậy cả một thời đại đấu tranh kiên cường,
bất khuất của dân tộc ta vì một nền nhân nghĩa chân chính của loài người….
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Đọc- tìm hiểu chung
Gv: Sử dụng (câu hỏi tái hiện): Hãy nêu 1. Tác giả
hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi? - Nguyễn Trãi là nhà yêu nước lớn,
( Chú ý phần lớp 7 các em đã được học anh hùng dân tộc, danh nhân văn
qua văn bản Bài ca Côn Sơn)
10
GV nhấn mạnh thêm vài nét cơ bản về hoá thế giới
Nguyễn Trãi.
- Ông có vai trò lớn trong cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm
lược
- Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn
Trãi bi kịch đều ở mức tột cùng.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
?Bình Ngô đại cáo ra đời trong bối cảnh
Viết năm 1428, trong không khí hào
lịch sử, xã hội như thế nào?
hùng, chiến thắng chống quân Minh
- Quân Minh xâm lược nước ta năm 1407 xâm lược.
- Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn.
Đến mùa đông 1427, nghĩa quân đã đập
tan 15 vạn quân tiếp viện của giặc Minh,
nước ta hoàn toàn được giải phóng, mở ra
một kỉ nguyên độc lập dân tộc.
+ Nhân sự kiện đó, đầu năm 1428, Lê Lợi
lên ngôi hoàng đế đặt tên hiệu là Thuận
Thiên và cử Nguyễn Trãi soạn bài Bình
Ngô đại cáo để tuyên bố cho toàn dân biết
cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã
b. Thể loại: Cáo
thắng lợi rực rỡ. Đồng thời khẳng định chủ
quyền độc lập dân tộc và tương lai đất - Cáo là một thể văn nghị luận cổ,
nước vì thế được coi là bản tuyên ngôn thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh
dùng để trình bày một chủ trương
độc lập.
hay công bố kết quả một sự nghiệp
?Văn bản được viết theo thể loại nào?
để mọi người cùng biết.
?Em hãy nêu thế nào là “ Cáo”? Đặc điểm
+ Mục đích:Trình bày chủ trương
chính của thể cáo trên các mặt:
hay công bố kết quả sự nghiệp
+ Mục đích
+ Lời văn: Thường viết theo lối
+ Lời văn
văn biền ngẫu
+ Tác giả?
+ Tác giả: Vua chúa hoặc thủ lĩnh
viết
c. Vị trí, phương thức biểu đạt và bố
cục.
11
- Vị trí: Thuộc phần đầu của tác
phẩm “ Bình Ngô đại cáo”
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
? Đoạn trích nằm vị trí nào của tác phẩm?
d. Bố cục: 3 phần
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản ->P1: Hai câu đầu-Nguyên lý nhân
nghĩa
này là gì? Vì sao em biết?
-> P2: Tám câu tiếp-Chân lí về sự
tồn tại độc lập có chủ quyền của dân
tộc Đại Việt.
->P3:Còn lại- Sức mạnh của nhân
?Theo em, đoạn trích này có thể chia bố nghĩa và sức mạnh của Độc lập dân
tộc.
cục mấy phần? ý chính của mỗi phần?
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận: Bố cục một bài
Cáo nói chung thường chia làm 4 phần.
+ Nhan đề: Bài cáo công bố cuộc
kháng chiến chống quân Minh kết
Bố cục:4 phần
thúc thắng lợi.
p1-> Nêu luận đề chính nghĩa
P2->Vạch trần tội ác của giặc
P3-> Kể lại quá trình kháng chiến
P4-> Tuyên bố chiến thắng
GV: dùng các câu hỏi phát hiện yêu cầu
học sinh trả lời.
? So với các thể loại đã học như: Chiếu,
Hịch thì Cáo có điểm gì giống và khác
nhau?
?Em hiểu “Bình Ngô đại cáo” nghĩa là gì?
*GV dùng phương pháp cắt nghĩa
- Bình -nghĩa là đánh dẹp.
- Ngô-được hiểu theo hai nghĩa
->là tên nước cũ thời Tam quốc(Trung
Quốc), Minh Thái Tổ Chu Nguyên
Chương dấy binh ở đất Giang Tô , lúc đầu
12
xưng là Ngô Quốc Công , do vậy quân nhà II. Đọc - hiểu đoạn trích
Minh được gọi là quân Ngô.
1. Nguyên lý nhân nghĩa
-> Đời Ngô thời Tam Quốc, bọn người + Nhân nghĩa: là mối quan hệ tốt
phương Bắc sang cai trị nước chúng ta rất đẹp giữa người với người, trên cơ sở
tàn ác. Từ đó dân ta gọi người phương Bắc tình thương và đạo lí.( theo quan
là Ngô với ý nghĩa khinh ghét.
niệm của Nho Giáo)
- Đại là rộng rãi
+ Nhân nghĩa(cốt lõi tư tưởng của
- Cáo là báo cho biết, ở đây chỉ lời vua Nguyễn Trãi):
trong tuyên cáo trước toàn dân
-yên dân, trừ bạo
Tóm lại: tên tác phẩm có nghĩa là “Bá cáo ->làm cho dân yên bình, hạnh phúc
rộng rãi với toàn dân về việc dẹp yên giặc
-> trừng trị kẻ có tội để cuộc sống
Ngô”
của dânđược yên ổn,thái bình…
=>Tuyên bố về sự nghiệp đánh tan giặc
Ngô ((Minh) xâm lược giành độc lập dân => dân ở đây là dân Đại Việt, kẻ bạo
tàn là giặc Minh xâm lược
tộc.
Như vậy, tư tưởng cốt lõi nhân
(GV- Dùng câu hỏi phát hiện)
nghĩa của Nguyễn Trãi là lo cho
H: Em hiểu nhân nghĩa là gì?
dân, vì dân; nhân nghĩa gắn liền với
HS trả lời
yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
(Dùng câu hỏi gợi mở)
?Đọc hai câu đầu cho em hiểu cốt lõi tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
( Thế nào là yên dân? thế nào là trừ bạo?
?Vậy dân mà tác giả muốn nói ở đây là
ai? Kẻ bạo ngược là kẻ nào?)
? Qua việc phân tích đó cho em hiểu quan
niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
GV: Nhận xét và nâng cao
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập, có
Nhân nghĩa vốn có nguồn gốc từ Nho chủ quyền của dân tộc Đại Việt
giáo, Khổng Tử nói đến chữ Nhân ,Mạnh - Các yếu tố căn bản:
Tử nói đến chữ Nghĩa. Hiểu theo Nho học
+ Văn hiến lâu đời(Vốn xưng nền
thì nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa
văn hiến đã lâu)
người với người dựa trên cơ sở tình
thương và đạo lí. Với Nguyễn Trãi, là một + Lãnh thổ riêng(Núi sông bờ cõi đã
trí thức Nho giáo, nhân nghĩa của Nguyễn chia)
13
Trãi cũng bao gồm những lẽ đó. Nhưng ở
bài Cáo. Nguyễn Trãi khai thác sâu khía
cạnh nội dung nhân nghĩa cho dân tộc.
Nhân nghĩa là phải yêu dân, phải gắn liền
với chống xâm lược, trừ bạo.
->Nhân nghĩa không chỉ trong quan hệ
giữa người với người mà còn trong quan
hệ dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung
mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân
nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
+ Phong tục riêng(Phong tục Bắc
Nam cũng khác)
+ Chủ quyền riêng(Mỗi bên xưng đế
một phương)
+ Lịch sử riêng(Tuy mạnh yếu..hào
kiệt đời nào cũng có)
- Đúng. Vì Nguyễn Trãi đã tiếp tục
dựa trên hai yếu tố “Lãnh thổ” và “
Chủ quyền” mà trong bài thơ của Lí
Thường Kiệt đã có, ngoài ra
GV bình về nguyên lí nhân nghĩa “lấy dân Nguyễn Trãi còn phát triển thêm ba
làm gốc” trong lịch sử dân tộc ta.
yếu tố: Văn hiến, phong tục, lịch sử.
Dùng câu hỏi gợi mở.
Như vậy, so với thời Lí, thì quan
?Nguyễn Trãi đã khẳng định Độc lập dân niệm về đất nước, dân tộc của
tộc dựa trên những yếu tố căn bản nào? Nguyễn Trãi tiến bộ hơn bởi tính
toàn diện và sâu sắc của nó.
Những lời thơ nào cho em biết đi
- Văn hiến: truyền thống văn hoá
lâu đời và tốt đẹp của dân tộc. Đây
là nhân tố cơ bản, là hạt nhân quyết
định sự tồn tại của một dân tộc.
- Xưng “Đế” khẳng định Đại Việt có
chủ quyền ngang hàng với phương
HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi nêu vấn
Bắc.
đề.
NT:- Sử dụng những từ ngữ có
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở
tính chất hiển nhiên, vốn có: từ
đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp
trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia…
nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “
Sông núi nước Nam” đã học lớp 7? Vì + Biện pháp so sánh: ta ngang hàng
với Trung Quốc…
sao?
+ Câu văn biền ngẫu
14
+ Giọng điệu: hào hùng…
=>khẳng định tư cách độc lập của
dân tộc; Khẳng định chủ quyền của
Đại Việt
3. Sức mạnh của nguyên lí nhân
?Vì sao khi khẳng định Độc lập dân tộc, nghĩa và chân lí độc lập dân tộc.
tác giả đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu?
- Ta chiến thắng kẻ thù.:
Em hiểu văn hiến là gì?
GV. Trong bất kì hoàn cảnh nào, văn hiến + Lưu Cung -> thất bại
cũng là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân
quyết định sự tồn tại của một dân tộc. Ta
từng nghe: “ Văn hoá là tinh hoa dân tộc.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.Đưa văn
hiến lên đầu và việc nhấn mạnh văn hiến
chính là sự có mặt của những người tài
giỏi. Đây là cách đập thẳng vào luận điệu
coi thường dân ta của thực dân phong kiến
phương Bắc. Từ đây chúng ta càng thấy tư
tưởng của Nguyễn Trãi là tiến bộ, là đi
trước thời đại. Đó cũng thể hiện tính sâu
sắc trong quan niệm về Độc lập DT có chủ
quyền của Nguyễn Trãi.
?Ngoài việc tiếp nối và phát triển các yếu
tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại độc lập
có chủ quyền của Lí Thường Kiệt thì
Nguyễn Trãi còn phát huy niềm tự hào dân
tộc thông qua cách xưng“ đế”. Điều đó
cho em hiểu thêm nội dung nào?
+ Triệu Tiết-> bại vong
+ Toa Đô-> bị bắt sống
+ Ô Mã -> bị giết tươi
-> các dẫn chứng có thật, sắp xếp
hợp lí linh hoạt, lập luận chặt chẽ
đầy sức thuyết phục chứng minh
cho sức mạnh của chính nghĩa đồng
thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Hai câu cuối là lời nhấn mạnh thêm
các chứng cứ lịch sử này là sự thật
không thể chối cãi và từ đó đề
khẳng định sức mạnh nhân nghĩa.
Đồng thời cũng nhắc nhở mọi người
tự hào về truyền thống vẻ vang của
nhân dân ta.
GV giảng về cách xưng “ Đế”,- Để tăng =>Bình Ngô đại cáo là bản tuyên
sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn độc ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc
lập, Nguyễn Trãi đã lập luận như thế
nào? Qua đó khẳng định điều gì?
GV: So với thơ thần của Lí Thường Kiệt,
quan niệm về độc lập, quốc gia, dân tộc
của Nguyễn Trãi có sự phát triển toàn
diện và sâu sắc hơn. Ngoài hai yếu tố: lãnh III/ Tổng kết:
15
thổ và chủ quyền, còn được bổ sung thêm
ba yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán,
lịch sử. Trong đó phương diện văn hiến là
yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định
vị thế dân tộc, điều mà phong kiến phương
bắc luôn phủ nhận
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
HS khái quát bằng sơ đồ tư duy
?Qua phần bạn đọc cho em thấy sức mạnh
nhân nghĩa đã giúp quân ta làm nên điều
gì? Dẫn chứng nào cho em biết điều đó?
- Em có nhận xét gì về các dẫn chứng đó?
Điều đó cho ta khẳng định thêm vấn đề
nào?
- Theo em, vấn đề cốt lõi để có được chiến
thắng vẻ vang của ta và sự thất bại thảm
hại của địch là gi?
( HS trao đổi nhóm) HS trả lời
GVnhận xét và nâng cao: ( Liên hệ tới bài
Sông núi nước Nam.)Tác giả cũng khẳng
định sức mạnh của chân lí chính nghĩa,
của độc lập dân tộc: kẻ xâm lược là giặc
bạo ngược( nghịch lỗ) làm trái lẽ phải,
phạm vào sách trời( thiện thư), cũng có
nghĩa là đi ngược lại với chân lí khách
quan, nhất định sẽ chuốc lấy sẽ chuốc lấy
thất bại hoàn toàn( thủ bại hư)
Gv cho HS đọc hai câu cuối dùng câu hỏi
gợi mở.
?Theo em hai câu cuối trong đoạn thơ
này giúp em hiểu thêm điều gì?
Gv chốt lại vấn đề: Như vậy tư tưởng của
Nguyễn Trãi đã được dân tộc ta luôn luôn
nêu cao xuyên suốt chặng đường lịch sửNó như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
đấu tranh chống giặc chống giặc ngoại
xâm của dân tộc.
?Em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật
16
toàn văn bản bằng sơ đồ tư duy?
Gv yêu cầu học sinh điền vào sơ đồ câm
bên về cách lập luận của băn bản.
GV: Là thế hệ trẻ tương lai của đất nước,
em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, để học tập theo tư tưởng
của Nguyễn Trãi?
-Em học tập được gì về cách lập luận của
tác giả Nguyễn Trãi?
VI. Vận dụng: HD học sinh về nhà viết đoạn văn chỉ ra sự tiếp nối và phát triển
của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta(Trên cơ sở so sánh với bài
Sông núi nước Nam)
4. Hiệu quả của sáng kiến
Cũng với tiết 97: “Nước Đại Việt ta” đối tương học sinh (về số lượng cũng
như chất lương giữa hai lớp 8A và 8B) tương đương nhau. Trong thời gian tôi dạy
một tiết học nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau. Đến năm 2014-2015 tôi đã thể
nghiệm tiết dạy 97 ở lớp 8A, 8B tôi nhận thấy không khí lớp học hoàn toàn khác
hẳn, các em hứng thú học hơn, tiết học sôi nổi hơn. Qua tiết học tôi cũng ra đề kiểm
tra đó(giống hệt với đề của lớp 8A, 8B năm 2014-2015), kết quả khả quan hơn.
17
Kết quả cụ thể cho thấy:
Lớp
Tổng Giỏi
số
Số
Tỉ
lượng lệ(%)
8A
32
3
9,4
8B
34
4
11,8
Khá
Số
lượng
11
11
TB
Tỉ
lệ(%)
34,4
32,3
Số
lượng
15
16
Tỉ
lệ(%)
46,8
47,1
Yếu- kém
Số
Tỉ
lượng lệ(%)
3
9,4
3
8,8
Như vậy, thông qua tiết học của hai lớp 8A,8B tôi nhận thấy dạy học theo
phương pháp mới đã bước đầu có hiệu quả, học sinh hứng thú học tập phần tác
phẩm văn học trung đại hơn. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày để đồng nghiệp tham
khảo và mong được sự góp ý để tiết học văn học trung đại Việt Nam có hiệu quả .
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận
Dạy học văn là một việc làm khó, nhưng lại có một ý nghĩa rất lớn giúp học
sinh hình thành nhân cách, hoàn thiện bản thân mình. Đặc biệt văn học trung đại
lại có vai trò giúp học sinh thấy được bản sắc tâm hồn, văn hoá của con người Việt
Nam trong trường kì lịch sử lại càng có ý nghĩa lớn lao hơn. Vì thế việc dạy học ra
sao, bằng phương pháp nào để giúp các em nắm vững, hiểu và yêu văn học trung
đại là một yêu cầu quan trọng luôn đặt ra cho những người trực tiếp giảng dạy văn
chương trong nhà trường. Bản thân là một giáo viên dạy ngữ văn luôn trăn trở, tìm
tòi trước các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam và đã rút ra được một số phương
pháp bước đầu thấy hiệu quả, xin mạnh dạn trình bày để đồng nghiệp tham khảo
góp ý để việc dạy học tác phẩm trung đại có hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị
- Cần bổ sung thêm tư liệu tham khảo về tác gia, tác phẩm văn học trung đại.
- Tăng thời lượng trong phân phối chương trình và SGK Ngữ văn THCS cho
nội dung văn học trung đại.
- Hiện nay chúng ta đang tổ chức dạy học theo SGK, tuy nhiên các câu hỏi cho
mỗi bài học trong SGK chỉ mang tính định hướng. Gv cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo
hệ thống câu hỏi, bài tập dạy học nhằm hướng HS đạt được kiến thức, kĩ năng của bài
học, không nên lệ thuộc một cách máy móc cứng nhắc.
Do thời gian, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chỉ xin nêu ra một vài
giải pháp để dạy học tác phẩm văn học trung đại ở THCS mà bản thân tôi nghiên
cứu, tích lũy được qua thực tế giảng dạy và trao đổi, học tập bạn đồng nghiệp ở
18
trường. Việc trình bày còn mang tính chủ quan của người viết nên chắc chắn có
nhiều vấn đề cần tranh luận. Hướng tới, nếu được phổ biến và mở rộng phạm vi
nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm của nhiều người thì đề tài sẽ hoàn chỉnh và có giá
trị khoa học cao hơn. Vậy tôi rất mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng
khoa học nhà trường, Hội đồng khoa học của Phòng Giáo dục - Đào tạo và quý
đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Quảng Xương, ngày 12 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Lời cam đoan:
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Lê Thị Vinh
19
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8,Tập 2-Nhà xuất bản Giáo Dục
2. Sách giáo viên Ngữ văn 8,Tập 2- Nhà xuất bản Giáo Dục
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng Môn Ngữ văn THCS. Tập2 - Nhà xuất
bản Giáo Dục Việt Nam.
4. Trần Đình sử. Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGiáo dục,
Hà Nội 1999.
5. Trần Nho Thìn. Văn học trung đại Việt Nam dươi góc nhìn văn hoá. NXB Giáo
Dục Hà Nội, 2002.
6. Lê Trí Viễn. Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội, 1996.
20
MỤC LỤC
CÁC PHẦN CHÍNH
TRANG
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích của đề tài
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng vấn đề
5
3. Những giải pháp
5
3.1. Những yêu cầu chung khi dạy tác phẩm văn chương trung đại
7
3.2. Một số phương pháp dạy tác phẩm văn chương trung đại
7
3.2.1. Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm.
8
3.2.2. Dạy học văn học trung đại thông qua cắt nghĩa và chú
giải.
8
3.2.3. Dạy học văn học trung đại thông qua xây dựng hệ thống
câu hỏi.
3.2.4. Dạy học tác phẩm văn học trung đại thông qua phương
pháp bình giảng.
9
3.3. Áp dụng phương pháp trên thông qua văn bản “ Nước Đại 10
Việt ta” trích Bình Ngô đại cáo –Nguyễn Trãi –Ngư văn 8, tập 2.
- Giáo án thể nghiệm.
18
4. Hiệu quả của sáng kiến
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1. Kết luận về vấn đề nghiên cứu
18
2. Kiến nghị
19
21
22