Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản cuộc chia tay của những con búp bê đối với học sinh lớp 7b trường THCS phú nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.09 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm


3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2.1. Thực trạng

4

2.2.2. Kết quả của thực trạng

5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1. Tích hợp liên môn để chuẩn bị bài

5

2.3.2. Tích hợp liên môn để giới thiệu bài

6

2.3.3. Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chung

6


2.3.4. Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chi tiết

7

2.3.5. Tích hợp liên môn để dạy phần tổng kết

7

2.3.6. Tích hợp liên môn để dạy phần luyện tập, củng cố

8

2.3.7. Tích hợp liên môn để hướng dẫn học sinh học ở nhà

8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

3.1. Kết luận

19

3.2. Kiến nghị


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thực tiễn quá trình dạy - học ở trường THCS, chúng ta dễ dàng
nhận thấy kiến thức giữa các môn học không chỉ tồn tại đơn lẻ, độc lập mà còn
có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Vì vậy, trong quá trình dạy - học, giáo viên và
học sinh cần phải tích hợp kiến thức xã hội và kiến thức liên môn các môn học
với nhau để làm sáng tỏ hơn kiến thức bài học nhằm giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, tạo được hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế
giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung và ngay tại trường THCS
Phú Nhuận nói riêng có không ít giáo viên trực tiếp giảng dạy với quan điểm chỉ
cần dạy bộ môn một cách đơn lẻ, chưa chú trọng đến việc tích hợp các môn học
khác để nâng cao hiệu quả bộ môn này.
Yêu cầu của thực tế xã hội ngay nay đòi hỏi sản phẩm của giáo dục
không phải là đào tạo ra những con người có kiến thức chuyên sâu thiên lệch về
một bộ môn nào đó mà phải là những con người hiểu biết toàn diện, có đầy đủ
kiến thức về các lĩnh vực, có kĩ năng sống tốt, biết vận dụng kiến thức vào để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống. Chính vì thế việc tích hợp hiểu
biết xã hội và kiến thức liên môn của các môn học để giảng dạy cho học sinh mà
không làm mất đi đặc trưng riêng của từng bộ môn và cũng không làm lệch lạc
mục tiêu môn học là một vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó đổi mới phương pháp
dạy học đang là một xu thế toàn cầu, mang tích cấp thiết của tất cả nền giáo dục
trên thế giới, trong đó có giáo dục Việt Nam, mà tích hợp nhiều môn học và hiểu

biết xã hội vào giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn cũng là một phương pháp dạy
học mới của bộ môn giúp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
THCS, tôi rất băn khoăn làm thế nào để tích hợp nhiều môn học và hiểu biết xã
hội vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng lớp,
từng đối tượng học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh nhưng lại không làm
mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên tôi đã quyết định chọn và
thực hiện đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả giảng
dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đối với học sinh lớp 7B
trường THCS Phú Nhuận.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Để có giờ dạy văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người
giáo viên phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và điều hành giờ học. Mỗi
giáo viên chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn
rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công, tạo được hứng thú cho học
sinh. Để làm được điều đó cần có một sự cố gắng rất lớn. Trước hết chính giáo
viên phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được hứng thú từ
đó các em mới có những hoạt động tích cực, sáng tạo trong mỗi giờ học. Từ
những điều trăn trở ấy, tôi mong muốn mỗi giờ học Ngữ văn của mình sẽ đem
lại hứng thú thực sự cho học sinh và đặc biệt là sẽ từng bước nâng cao chất
lượng của bộ môn, nâng cao hiệu quả dạy học ngay từ việc giảng dạy văn bản
2


“Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) trong chương trình Ngữ
văn lớp 7 đối với học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận năm học 2017 –
2018. Đó cũng chính là mục đích tôi đề ra khi nghiên cứu đề tài: Tích hợp kiến
thức liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Cuộc chia tay của
những con búp bê” đối với học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành nghiên cứu,
tổng kết về việc tích hợp các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh,
Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học và hiểu biết về xã hội cùng các năng sống để nâng
cao hiệu quả khi giảng dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” cho
học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài trên tôi đã vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, so sánh.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lí số liệu.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi.
Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trọng tâm của việc đổi mới
phương pháp dạy học là dạy tích cực – học tích cực. Dạy tích cực – học tích cực
là giáo viên phải biết tổ chức, thiết kế một cách linh hoạt các hoạt động học tập
nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực, chủ động sáng tạo trong quá
trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Có thể nói, xuất phát từ việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động sáng tạo, phát
triển năng lực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm. Chính vì vậy mà theo
quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên
tắc chủ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa
chọn phương pháp dạy học”. Và theo ông Nguyễn Xuân Thành, phó Vụ trưởng
Vụ Giáo dục trung học, thì dạy học tích hợp liên môn là phương pháp để nâng
cao hiệu quả giáo dục và cũng là phương pháp học tập đỉnh cao, đáp ứng mục
tiêu của đổi mới giáo dục là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.

Vậy, dạy học tích hợp liên môn là gì? Dạy học tích hợp liên môn là một
phương pháp dạy học. Trong đó, dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội
dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp
giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về
biên giới, biển, đảo; giáo dục môi trường, an toàn giao thông... Còn, dạy học
3


liên môn là sử dụng kiến thức, kĩ năng của hai hay nhiều môn học để dạy một
bài học nào đó. Như vậy dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học
mới đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm những hiểu
biết xã hội và kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan đến bài dạy
của mình.
Về phía học sinh, đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham
gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ
và tình cảm đúng đắn. Đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định cho mỗi
người giáo viên phải tập trung rèn luyện cho học sinh của mình những kĩ năng
sống cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản
thân, kĩ năng ứng phó với những biến động, kĩ năng sáng tạo...
Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 7 nói riêng,
có đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai
đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát
triển ở mức độ cao, trong đó hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm
nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ
văn. Việc tò mò thích thú môn Ngữ văn không phải là khoảng cách xa đối với
các em. Ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá là một ưu điểm điển hình
của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rụt
rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một vấn đề khó. Vậy làm
thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn
thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?

Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học
rất gần gũi với nhiều môn học khác và với mọi người. Những kiến thức, kĩ năng
từ các môn học khác và từ thực tế cuộc sống sẽ giúp cho giờ văn không chỉ là
giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu của cuộc
sống con người từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn.
Để có giờ văn như thế thì đổi mới phương pháp dạy – học là rất quan trọng đòi
hỏi người giáo viên phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng.
Sử dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng một số môn học khác cùng hiểu biết xã hội
và kĩ năng sống là một trong những phương pháp mới có thể đưa vào quá trình
dạy – học Ngữ văn THCS nói chung, Ngữ văn lớp 7 nói riêng và đặc biệt là khi
dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng:
Giáo dục nói chung, việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng trong thời gian
gần đây thực sự đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các bậc phụ
huynh học sinh. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu và tổ chuyên môn trường THCS
Phú Nhuận đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ về việc đổi mới phương pháp dạy – học;
các phương tiện dạy học hiện đại được đưa vào phục vụ quá trình dạy học; hệ
thống các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – trong đó có việc sử dụng
tích hợp các môn học và kĩ năng sống cùng hiểu biết xã hội vào dạy học – đã
được các cấp lãnh đạo tập huấn kịp thời cho giáo viên góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng dạy học.
4


Tuy nhiên, một số giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn vẫn còn thói quen
truyền thụ kiến thức một chiều, đơn lẻ chỉ nhằm mục đích đảm bảo kiến thức, kĩ
năng cơ bản của riêng bộ môn Ngữ văn. Hơn nữa việc tìm hiểu thêm về những
bộ môn khác cũng như tìm hiểu về các kĩ năng sống và kiến thức xã hội là một
công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian. Vì vậy nếu ai không kiên trì, tâm huyết

thực sự thì sẽ không thể làm được.
Bên cạnh đó, về phía học sinh, có nhiều em không hứng thú học tập đối
với bộ môn Ngữ văn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi học môn Ngữ văn
các em chỉ nhằm mục đích đối phó với các kì thi hoặc chỉ muốn tiếp thu được
những kiến thức, kĩ năng cơ bản của bộ môn. Hơn nữa các em lại học tập các
môn học trong nhà trường một cách độc lập, không có tư duy tích hợp, không
thấy hết được mối quan hệ giữa các bộ môn với nhau nên chất lượng bộ môn
chưa thực sự đạt được như mong muốn của các nhà trường nói riêng, của ngành
nói chung.
Bản thân là một giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn
cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn lớp 7, trong đó có văn bản “Cuộc chia
tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), nói riêng tôi nhận thấy nếu không
thay đổi được quan điểm dạy và học nói trên, không khắc phục được những thực
trạng ấy thì hiệu quả thực sự của bộ môn cũng như của việc dạy học văn bản
“Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) sẽ không thể đạt được.
2.2.2. Kết quả của thực trạng:
Trước khi áp dụng phương pháp dạy học này với đối tượng là học sinh lớp
7B, để có cơ sở kiểm chứng hiệu quả của nó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường THCS Phú Nhuận, tôi đã tiến hành dạy văn bản “Cuộc chia tay của
những con búp bê” tại lớp 7A (cùng trường) nhưng không sử dụng phương pháp
tích hợp. Sau khi dạy xong tôi đã khảo sát kết quả học tập của các em học sinh
lớp 7A bằng phiếu học tập (phiếu học tập được giới thiệu ở phần phụ lục)
Kết quả cụ thể là:
Lớp
7A

Tổng số
học sinh
43


Điểm 9 - 10
SL
%
0

Điểm 7 - 8
SL
%
02
4.7%

Điểm 5 - 6
SL
%
21 48.8%

Điểm dưới 5
SL
%
20 46.5%

Từ kết quả trên, tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên
môn ở bài dạy này đối với học sinh lớp 7B với mong muốn nâng cao chất lượng
giảng dạy để cải thiện phần nào thực trạng trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng một số giải
pháp vào từng hoạt động của bài dạy, cụ thể sau:
2.3.1. Tích hợp liên môn để chuẩn bị bài:
Muốn có một giờ dạy đạt hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần phải quan
tâm đến ngay từ bước chuẩn bị bài. Với tiết dạy bài “Cuộc chia tay của những

con búp bê” theo phương pháp tích hợp liên môn tôi cũng đã đã bắt đầu từ bước
này.
5


Trong quá trình chuẩn bị bài dạy, tôi đã:
- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của tiết dạy.
- Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được tôi đã xác định các
môn học và kĩ năng sống có thể tích hợp với bài dạy, đó là môn: Âm nhạc, Mĩ
thuật, GDCD, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, hiểu biết xã hội và kĩ năng sống.
- Áp dụng kiến, thức kĩ năng môn Tin học để soạn, thiết kế bài giảng.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách: ngoài việc tìm hiểu nội
dung bài học, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu các em còn cần sưu tầm thêm
một số bài hát, bài thơ, truyện ngắn… về đề tài gia đình và tìm hiểu thêm những
bộ môn như Âm nhạc, GDCD, Tiếng Anh, Mĩ thuật cùng với các kiến thức xã
hội cần thiết phục vụ cho bài học.
2.3.2. Tích hợp liên môn để giới thiệu bài:
Giới thiệu bài là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình dạy
học. Bởi vì đây là bước người giáo viên sẽ dùng để tạo tâm thế cho giờ dạy và
cũng từ hoạt động này sẽ có thể định hướng cho các em về nội dung cơ bản của
bài học. Từ đó giúp các em có hứng thú và chuẩn bị cho bài học một cách tốt
nhất. Hiểu được vài trò của hoạt động này như vậy nên khi dạy bài “Cuộc chia
tay của những con búp bê” tôi đã tích hợp liên môn các môn học ngay từ lúc
giới thiệu bài. Ở hoạt động này tôi đã tích hợp với bộ môn Âm nhạc khi mở đầu
tiết học bằng một đoạn trong bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ, bộ
môn Ngữ văn với một số bài thơ, bài ca dao về đề tài gia đình; bộ môn Giáo dục
công dân với nội dung về quyền trẻ em và những hiểu biết thực tế về thực trạng
của gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay.
Cụ thể là:
Giáo viên mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ và giới thiệu:

Gia đình là nguồn cảm hứng bất tận của văn học và âm nhạc. Nghe bài hát của
Ngọc Lễ, có lẽ không ai trong chúng ta lại không cảm thấy ấm lòng vì ánh sáng
của những ngọn nến lung linh lan tỏa từ gia đình trong bài hát ấy. Rồi mỗi khi
ta đọc ngân nga những bài ca dao, những câu thơ về đề tài gia đình, ta cũng sẽ
thấy thật vui với niềm vui của một gia đình hạnh phúc. Nhưng không phải ai
trong chúng ta cũng may mắn có được một gia đình như thế. Thực tế xã hội
ngày nay cho thấy có biết bao gia đình đã, đang và sẽ tan vỡ vì rất nhiều lí do
khác nhau. Nhưng dù vì bất kì lí do gì thì hậu quả đáng buồn nhất của những
cuộc chia tay như thế đều do những đứa con phải gánh chịu. Để thấy rõ hơn
được điều này, từ đó mỗi người sẽ cảm nhận cho riêng mình một bài học thấm
thía về gia đình và những quyền trẻ em đáng được hưởng, chúng ta hãy cũng
nhau tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả
Khánh Hoài.
2.3.3. Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chung:
Tìm hiểu chung là một trong những hoạt động giúp học sinh nắm bắt được
những kiến thức cơ bản liên quan đến trọng tâm của bài. Nhưng nhiều giáo viên
có vẻ xem nhẹ phần này nên không “đầu tư” vào nó. Tuy nhiên với bản thân, để
có thể nâng cao hiệu quả khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi
đã thực sự lưu tâm đến việc tích hợp kiến thức, kĩ năng của bài khác trong môn
Ngữ văn và của môn Tin học để dạy phần này. (Xem hình ảnh ở phần phụ lục)
6


Cụ thể là:
- Khi giới thiệu về tác giả Khánh Hoài, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh
những thông tin cơ bản về tác giả, tôi đã tích hợp môn Tin học để trình chiếu
cho học sinh hình ảnh của Khánh Hoài và quê hương Thái Bình. Rồi bằng sự
hiểu biết về miền quê Thái Bình, tôi đã bổ sung thêm thông tin về quê hương
ông để bài dạy thêm sinh động và học sinh cũng có thêm những kiến thức phong
phú.

- Khi dạy về thể loại, phương thức biểu đạt và ngôi kể, bên cạnh việc cho học
sinh nhận diện được những điều đó trong tác phẩm, tôi đã tích hợp kiến thức về
những đơn vị này trong phân môn Tập làm văn để giúp các em học sinh củng cố
vững chắc hơn những kiến thức đã học và thấy rõ được tác dụng của các yếu tố
ấy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
2.3.4. Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chi tiết:
Tìm hiểu chi tiết là một hoạt động trọng tâm của bài dạy. Vì vậy, khi dạy
đến phần này ngoài những đơn vị kiến thức và kĩ năng cần đạt được của bài tôi
đã chủ động tích hợp liên môn như Tin học, Mĩ thuật, Ngữ văn cùng với kĩ năng
và hiểu biết về cuộc sống để giảng dạy phần này nhằm giúp các em hiểu sâu sắc
hơn nội dung bài học và rèn luyện cho các em một số kĩ năng sống cần thiết.
(Xem hình ảnh ở phần phụ lục)
Cụ thể:
- Tôi tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật để sử dụng một số tranh minh cho các
nội dung bài dạy và sẽ tích hợp môn Tin học để trình chiếu các tranh ấy làm cho
bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.
- Tôi tích hợp với bài “Mẹ hiền dạy con” ở chương trình Ngữ văn lớp 6 để cho
học sinh hiểu sâu sắc hơn rằng môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến việc
hình thành nhân cách con người và giúp các cùng với bài học này rèn cho mình
kĩ năng ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh sống.
- Bên cạnh đó, cũng trong phần này tôi đã tích hợp với môn GDCD, một số kĩ
năng sống và những hiểu biết xã hội để rèn luyện cho các em sự nhạy cảm, lòng
đồng cảm, xót thương, thái độ biết trân trọng với những người thân xung quanh
mình và những người có hoàn cảnh thiếu may mắn.
2.3.5. Tích hợp liên để dạy phần tổng kết:
Tổng kết là phần giúp học sinh khái quát lại những nội dung cơ bản của
bài để các em nắm vững, hiểu sâu bài hơn. Với yêu cầu ấy, ngoài kiến thức, kĩ
năng của bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi đã tích hợp liên môn với
các môn Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tin học; với tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh và một số Luật về trẻ em để nâng cao hơn hiệu quả dạy học phần này.

(Xem hình ảnh ở phần phụ lục)
Cụ thể:
- Tôi đã tích hợp môn Giáo dục công dân và một số Điều Luật để giảng cho học
về quyền trẻ em. Từ đó các em hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung của văn bản.
- Tôi đã tích hợp với môn Tiếng Anh về chủ đề gia đình, môn Tin học để trình
chiếu các hình ảnh cho các em thấy một số hoạt động cụ thể nhằm củng cố, gia
tăng tình cảm gia đình từ đó giảm bớt nguy cơ gia đình bị đổ vỡ.
7


- Tôi đã tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu đối với thiếu niên, nhi
đồng của Bác, từ đó nhắc nhở về thái độ và những việc làm nhằm đảm bảo
quyền được yêu thương, chăm sóc của các em thiếu niên, nhi đồng đặc biệt là
với các em nhỏ gặp hoàn cảnh thiếu may mắn.
2.3.6. Tích hợp liên môn để dạy phần luyện tập, củng cố:
Phần luyện tập, củng cố là một giúp các em học sinh khắc sâu hơn nội
dung bài học vì vậy khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”, ngoài
những câu hỏi về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài tôi còn tích hợp liên môn
với môn Âm nhạc để vừa giúp các em thoải mái hơn ở cuối tiết học vừa củng cố
lại được bài.
Cụ thể:
Sau khi tổ chức cho các em thảo luận nhóm để củng cố bài, tôi đã cho các
em nghe bài hát “Lời ru chia đôi” của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh.
2.3.7. Tích hợp liên môn để hướng dẫn học sinh học ở nhà:
Học ở nhà là một hoạt động quan trọng sau mỗi bài học trên lớp. Hoạt
động này vừa giúp học sinh tái hiện lại, củng cố thêm vừa hiểu sâu sắc hơn nội
dung bài học trên lớp. Cuối bài học về văn bản “Cuộc chia tay của những con
búp bê” tôi đã tích hợp liên môn thêm môn Mĩ thuật, Tiếng Anh, Ngữ văn hướng
dẫn các em học sinh thực hiện một số nhiệm vụ ở nhà. (Xem hình ảnh ở phần
phụ lục)

Cụ thể:
- Tích hợp môn Mĩ thuật để vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung kiến thức được học
trong bài, vẽ một số bức tranh về đề tài gia đình.
- Tích hợp môn Tiếng Anh để viết một đoạn văn về gia đình với những mơ ước
của em.
- Tích hợp môn Ngữ văn để các em có thể tìm đọc thêm một số truyện ngắn về
gia đình và quyền trẻ em.
Ngoài những tiết học về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
được giới thiệu ở trên, trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình
tôi còn sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào một số tiết học khác
nữa. Với tất cả những tiết học có sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy tính
hiệu quả cho giờ dạy đã được nâng lên.
GIÁO ÁN THỰC HIỆN
Tiết 5, 6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÊ
(Khánh Hoài)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức :
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong
truyện
- Tình cảm anh em ruột thịt, thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa
trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
8


- Phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu văn bản truyện. Đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp tâm trạng của
các nhân vật.
- Kể lại và tóm tắt truyện.
3. Thái độ:

- Bồi đắp lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình.
- Biết thông cảm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh.
4. Kĩ năng sống được giáo dục :
- Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của
bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật và giá trị nội dung,
nghệ thuật của văn bản.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân về lòng nhân ái, tình thương
và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình.
- Kĩ năng ứng phó với những biến động, nguy cơ đổ vỡ của gia đình.
- Giáo dục lối tư duy sáng tạo, giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, giải quyết
vấn đề , trình bày suy nghĩ của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh, tư liệu văn học, sơ đồ, phiếu học tập,
giấy A0…
- Học sinh: Sưu tầm những tranh ảnh, tác phẩm âm nhạc, sưu tầm ca dao, thơ về
gia đình; vẽ tranh ảnh và viết bài luận bằng tiếng Anh về đề tài gia đình,… có
liên quan đến đề tài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khởi động:
- Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nền nếp lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc văn bản “Mẹ tôi” của Ét - môn - đô đê A - mi – xi, em thấy người
bố có thái độ như thế nào đối với En-ri-cô?
+ Qua văn bản “Mẹ tôi”, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài: (Tích hợp liên môn các môn Ngữ
văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân và hiểu biết xã hội)
Giáo viên mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ và giới thiệu:
Gia đình là nguồn cảm hứng bất tận của văn học và âm nhạc. Nghe bài hát của
Ngọc Lễ, có lẽ không ai trong chúng ta lại không cảm thấy ấm lòng vì ánh sáng
của những ngọn nến lung linh lan tỏa từ gia đình trong bài hát ấy. Rồi mỗi khi ta

đọc ngân nga những bài ca dao, những câu thơ về đề tài gia đình, ta cũng sẽ thấy
thật vui với niềm vui của một gia đình hạnh phúc. Nhưng không phải ai trong
chúng ta cũng may mắn có được một gia dình như thế. Thực tế xã hội ngày nay
cho thấy có biết bao gia đình đã, đang và sẽ tan vỡ vì rất nhiều lí do khác nhau.
Nhưng dù vì bất kì lí do gì thì hậu quả đáng buồn nhất của những cuộc chia tay
như thế đều do những đứa con phải gánh chịu. Để thấy rõ hơn được điều này, từ
đó mỗi người sẽ cảm nhận cho riêng mình một bài học thấm thía về gia đình và
những quyền trẻ em đáng được hưởng, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu văn bản
“Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài.
9


Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1
GV gọi HS giới thiệu về tác giả.
GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác qua
máy chiếu. (GV chiếu chân dung nhà
văn Khánh Hoài và hình ảnh quê hương
Thái Bình)

Tác giả Khánh Hoài

Quê hương Thái Bình
Nêu những tác phẩm tiêu biểu của tác
giả mà em biết?
- HS trả lời
Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm?
- HS trả lời
GV hướng dẫn hs đọc, chú ý giọng

buồn, thể hiện những cung bậc cảm xúc
phù hợp. (KT đọc hợp tác)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
từ theo sgk.
Tác phẩm thuộc kiểu văn bản gì?
- HS trả lời

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Bút danh khác là Bảo Châu
- Tên khai sinh : Đỗ Văn Xuyền
- Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937
- Quê: Xã Đông Kinh, Đông Hưng,
Thái Bình. Hiện ở thành phố Việt
Trì.
- Ông từng dạy học, làm hiệu
trưởng. Là Hội viên hội nhà văn
Việt Nam năm 1981. Từ năm 1988
đến nay: Chi hội trưởng chi hội Văn
nghệ Việt Trì; trưởng ban văn hóa xã hội và phó chủ nhiệm thường
trực Ủy ban bảo vệ , chăm sóc trẻ
em thành phố Việt Trì.
- Từng đạt nhiều giải thưởng về văn
học.

- Tác phẩm chính: " Trận chung
kết" - Truyện dài 1975; "Những
chuyện bất ngờ" - Truyện vừa năm
1978; "Cuộc chia tay của những

con búp bê " - truyện 1992,...
2. Tác phẩm:
a) Hoàn cảnh ra đời: Truyện đạt
giải Nhì cuộc thi thơ - văn viết về
quyền trẻ em do Viện Khoa học
Giáo dục và tổ chức cứu trợ trẻ em
Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức
năm 1992.
b) Đọc - hiểu từ khó:
- Đọc.
- Chú thích từ.
c) Thể loại, phương thức biểu đạt,
ngôi kể:
- Văn nhật dụng đề cập tới vấn đề
quyền trẻ em.
10


Văn bản này thuộc thể loại gì? Viết với
phương thức biểu đạt nào?
- HS trả lời, GV giảng thêm
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Em hãy cho biết tác dụng của việc sử
dụng ngôi kể này? (Tích hợp liên môn
với kiến thức lớp 6)
Em hãy tóm tắt lại những chi tiết chính
của truyện và chia bố cục?
- HS trả lời

- Thể loại: Truyện ngắn: tự sự kết

hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất
số ít.

d) Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "hiếu thảo như
vậy": Hai anh em chia búp bê.
- Phần 2: Tiếp đến "trùm lên cảnh
vật": Thủy chia tay lớp học.
- Phần 3: Còn lại: Hai anh em chia
tay nhau.
II. Tìm hiểu chi tiết:
Hoạt động 2
1. Cuộc chia của những con búp
Bức tranh trong SGK minh họa cho bê:
sự việc nào? (GV chiếu tranh )

-> hai anh em Thành và Thủy rất thân
thiết với nhau và cùng chơi chung
những món đồ chơi yêu thích .
Búp bê có ý nghĩa ra sao trong cuộc
sống của anh em Thành và Thủy?
- HS trả lời
Vì sao 2 anh em phải chia búp bê?
- HS trả lời

- Búp bê là những thứ đồ chơi gắn
liền với tuổi thơ, với những kỉ niệm
không thể quên của cả hai anh em.
- Bố mẹ li hôn, anh em phải chia

tay nhau, búp bê cũng phải chia đôi
theo lệnh của mẹ.
Thành và Thủy có tâm trạng và thái độ - Thành và Thủy: Kinh hoàng, sợ
như thế nào khi người mẹ ra lệnh như hãi, đau đớn, run lên bần bật, khóc
vậy? Tìm các chi tiết cho thấy tâm trạng nức nở suốt đêm. .
và thái độ ấy?
- HS trả lời
- GV nhấn mạnh: Cặp mắt đen của em
lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi lúc
này đã sưng mọng lên vì khóc nhiều,...
11


Tôi cứ phải cắn chặt môi để không bật
ra tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ
tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai
tay áo"
Vì sao cả hai lại có tâm trạng và thái
độ như thế?
- HS trả lời
Tìm những chi tiết cho thấy Thành và
Thủy rất mực yêu thương nhau.
- HS tìm, GV nhắc lại qua đoạn văn:
"Sáng dậy... vừa đi vừa trò chuyện".
(GV nhấn mạnh các chi tiết:
- Thành và Thủy ngồi lặng bên gốc cây
hồng xiêm, Thủy đặt tay lên vai anh,
anh vuốt tóc em.
- Chi tiết em Thủy vá áo cho anh.
- Thành chiều nào cũng đón em đi học

về.
- Hai anh em cứ nhùng nhằng không
muốn chia đồ chơi)
Lời nói và hành động của Thủy khi
thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và
Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn?
Tâm trạng Thủy ra sao khi quyết định
như vậy? (Em thoáng vui vẻ lên một
chút nhưng lại xịu ngay xuống vì thấy bố
vẫn chưa về)
Chi tiết này gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS tự bộc lộ, GV bổ sung thêm:
Đây là chi tiết khiến người đọc
thương cảm trước tấm lòng đầy vị tha,
nhân hậu, trong sáng của Thủy. Em
biết thương anh, thương luôn cả
những con búp bê phải rơi vào cảnh
ngộ như vậy. Là trẻ con mà em còn
giàu tình cảm yêu thương, nhân hậu ,
vị tha thế, còn những người lớn ia,
những bậc làm cha, làm mẹ kia thật
nhẫn tâm vô cảm biết nhường nào.
Cuối cùng chúng đã chọn cách giải
quyết như thế nào?
- HS trả lời
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi
miêu tả cuộc chia tay của những đồ chơi
này? Cho biết tác dụng của nghệ thuật

- Hai anh em luôn gần gũi, yêu

thương, chia sẻ và quan tâm đến
nhau. Chúng không hề muốn phải
xa nhau nhưng lại không được ở
cùng nhau nữa. Lúc chia đồ chơi
cũng chính là lúc hai anh em phải xa
nhau.

- Thủy không muốn chia rẽ hai con
búp bê nên giận giữ " tru tréo lên"
với anh " sao anh ác thế " khi thấy
anh để hai con búp bê ra hai phía.
Nhưng khi anh quyết định cho Thủy
hết đồ chơi thì Thủy lại sợ không có
ai gác đêm cho anh ngủ.

- Cách giải quyết của hai anh em:
Thủy quyết định để lại con Em Nhỏ
để nó được ở cạnh con Vệ Sĩ, để
chúng không bao giờ chia cắt.
- Nghệ thuật: Kể chuyện xen miêu
tả và biểu cảm khắc họa tâm trạng
của hai anh em rõ nét, cảm động,
12


ấy?
GV nhấn mạnh cảnh vật đối lập với
tâm trạng hai anh em: bông hoa, lũ
chim, tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện của
những người qua đường,..."Cảnh vật

cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao
tai họa giáng xuống đầu anh em tôi thế
này " => Mọi sự sống xung quanh vẫn
diễn ra bình thường, trôi chảy như
thường nhật càng khắc sâu thêm hoàn
cảnh bất thường, trớ trêu, đáng thương
của hai đứa trẻ. Chi tiết còn có ý phản
ánh sự lạnh lùng, vô cảm thiếu lắng
nghe, quan tâm sẻ chia của con người,
tình đời trước những mảnh đời bất
hạnh. Dường như con người trong xã
hội này đang sống lạnh lùng với nhau
ngay từ trong gia đình như bố mẹ
Thành và Thủy ).
Hình ảnh hai con búp bê mang ý nghĩa
gì?
Vì sao Thành và Thủy không thể đem
chia búp bê được?

thể hiện sâu sắc nội dung và ý nghĩa
của truyện.

-> Búp bê là hình ảnh của hai anh
em Thành và Thủy, gắn với hình
ảnh gia đình xum họp, đầm ấm, yêu
thương. Chia đồ chơi là chia rẽ
chúng cũng chính là chia rẽ hai anh
em và chia cắt gia đình.
Điều đó gợi lên trong lòng em suy => Cuộc chia tay của những con
nghĩ gì? (KT động não)

búp bê cũng chính là cuộc chia tay
- HS trả lời theo cảm nhận riêng
của Thành và Thủy.
GV chốt: Búp bê là hình ảnh những
đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ
em. Chúng như những đứa trẻ hồn
nhiên, vô tư, trong sáng, gợi lên trong
người đọc lòng trắc ẩn. Thương xót
anh em Thành, Thủy bao nhiêu thì
trách sự vô trách nhiệm và ích kỉ của
cha mẹ chúng bấy nhiêu.
GV tích hợp liên môn với các môn
Âm nhạc, Ngữ văn, Giáo dục công dân
về các bài hát : "Lời ru chia đôi",
"Dấu chấm hỏi"; các câu ca dao, bài
thơ về tình cảm gia đình; Quyền trẻ em
để HS hiểu rõ hơn về nỗi đau của sự
chia tay (máy chiếu)
- GV liên hệ thêm để nhắc các em kĩ
năng nhạy cảm trước những biến cố
13


tan vỡ của hạnh phúc gia đình (Giáo
dục các em biết quan sát, lắng nghe và
qua tâm đến biểu hiện của những
người thân trong gia đình để có dự cảm
đúng, có tâm lí ứng phó chủ động,
lường trước phần nào sự bất ngờ, đau
khổ)

Hết tiết 5. GVchuyển tiết 6:
Nếu ở tiết trước các em đã thấy chứng kiến cảnh chia tay của ngững con
búp bê đầy nước mắt thì ở tiết này là những cuộc chia tay khiến chúng ta
phải nghẹn ngào, đau xót.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Cuộc chia tay tiếp theo diễn ra ở đâu, trong 2. Cuộc chia tay với lớp học:
hoàn cảnh nào? (GV chiếu hình ảnh)

- Thủy: khóc thút thít: em rất
Khi đến trường Thủy đã có hành động gì? buồn vì sắp phải chia xa mãi mãi
Tại sao Thủy lại như vậy?
mái trường và không biết bao giờ
- HS trả lời
được gặp lại bạn bè, thầy cô; hơn
thế Thủy không còn được đi học
nữa.
Khi ấy cô giáo và các bạn có những hành - Cô giáo và các bạn:
động gì?
+ Cô tặng quà, các bạn mạnh
dạn dời khỏi chỗ đến bên Thủy.
+ Cô giáo tái mặt, nước mắt
giàn dụa, còn các bạn khóc thút
thít mỗi lúc một to hơn khi biết
Những hành động của cô giáo và các bạn em không được đến trường nữa.
cho thấy điều gì?
-> Sự đồng cảm, xót thương
- HS trả lời.
cho Thủy của cô giáo và các bạn.
Chi tiết cô giáo tặng quà cho Thủy và cách

đón nhận của Thủy càng nhấn mạnh điều
gì?
14


(Thủy đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn
không dám nhận vì em sau khi về quê sẽ
không còn được đi học mà phải đi bán hoa
quả để kiếm sống).
Em có nhận xét gì cách kể chuyện của tác
giả?

- Nghệ thuật: Tự sự đan xen với
miêu tả và biểu cảm, đưa những
hình ảnh của thiên để khắc họa
sâu tâm trạng bên trong nhân vật
sắc nét. Sự miêu tả cảnh vật làm
tăng nỗi bơ vơ, lạc lõng của nhân
vật.
Em có cảm xúc gì về cuộc chia tay của =>Cuộc chia tay nghẹn ngào,
Thủy với cô giáo và các bạn trong lớp?
xúc động, đầy thương xót.
- HS nêu cảm nhận.
GV tích hợp kiến thức về môi trường
sống: Môi trường sống thay đổi dẫn đến
hoàn cảnh, số phận, tương lai con người
thay đổi như thế nào?
HS phát biểu theo cảm nhận, GV liên
hệ thêm với bài: "Mẹ hiền dạy con" (lớp
6) để thấy môi trường sống có ảnh hưởng

rất lớn đối với sự hình thành và phát
triển của con người, đặc biệt là trẻ em.
(Rồi đây Thành và Thủy cũng phải thích
nghi với môi sống mới dẫu chẳng dễ dàng
gì)
Khi ra khỏi trường Thành cảm nhận được
điều gì?
- HS cảm nhận, GV nhấn mạnh:
Thành "kinh ngạc thấy mọi người vẫn
đi lại bình thường, nắng vẫn vàng ươm
trùm lên cảnh vật". Thành cảm nhận được
sự bất hạnh của hai anh em, cảm nhận được sự cô đơn của mình trong dòng chảy
cuộc đời, sự vô tâm của người lớn. Trong
đó, còn có cả sự tuyệt vọng vô định không
biết đi đâu, về đâu của em.
Tại sao Thành lại có cảm nhận như vậy?
HS thảo luận, cho ý kiến, GV chốt:
Thành đang trong tâm trạng ngổn ngang,
đau buồn, hơn nữa em vừa chứng kiến cảnh
chia tay đầy nước mắt giữa Thủy với cô
giáo và các bạn. Vì thế trong suy nghĩ chủ
quan của em, thế giới cuộc đời này như tan
vỡ tất cả.
3. Cuộc chia tay của hai anh
Sự kiện nào diễn ra khi Thành và Thủy về em:
đến nhà? (GV trình chiếu hình ảnh minh - Xe tải, chuẩn bị cho sự ra đi
15


họa)


GV gọi HS đọc đoạn cuối: "vừa về tới
nhà" đến hết truyện.
Mặc dù đã biết trước nhưng chúng vẫn
cảm thấy như thế nào?
- HS trả lời.
Hình ảnh của Thủy hiện ra trong giờ phút
chia xa ấy ra sao?
- HS trả lời
Còn cảm xúc của Thành như thế nào?
- HS trả lời
Qua những chi tiết ấy em cảm nhận rõ
điều gì?
- HS trả lời

Hoạt động 3
Truyện ngắn này đã thể hiện giá trị nội
dung gì? (KT trình bày một phút)
Theo em, từ câu chuyện đau xót và cảm
động trên chúng ta có thể rút ra những bài
học gì? (KT động não)
- HS trả lời, GV nhấn mạnh:
GV tích hợp liên môn với môn GDCD
để giảng cho HS về quyền được cả cha và
mẹ chăm sóc, yêu thương; quyền được
sống trong một gia đình hạnh phúc;
quyền được đi học của trẻ em và trách
nhiệm của những người làm cha, làm mẹ.
- Vai tò quan trọng của gia đình đối với sự
phát triển của trẻ thơ.

- Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ đối với
con cái.

của Thủy và hai anh em sắp phải
chia tay.

- Tâm trạng của hai anh em:
Cuộc chia tay đột ngột quá:
+ Thủy như người mất hồn,
mặt tái xanh như tàu lá, khóc nức
lên...
+ Thành mếu máo đứng như
người chôn chân xuống đất,
không tin là sự thật.
=> Cuộc chia tay cảm động đáng
thương, qua đó như lời nhắn nhủ
mọi người hãy vì hạnh phúc của
tuổi thơ để đừng bao giờ có
những cuộc chia tay đau lòng
như thế xảy ra.
III. Tổng kết:
1. Giá trị nội dung:
- Truyện kể về cuộc chia tay đau
đớn, đầy cảm động của hai anh
em Thành và Thủy.
- Bài học:
+ Tổ ấm gia đình có vai trò
quan trong trong sự phát triển
của trẻ thơ.
+ Nhắc nhở về vai trò và trách

nhiệm của cha mẹ đối với con
cái, trách nhiệm của mọi người
trong việc giữ gìn hạnh phúc gia
đình.
+ Nêu cao quyền quyền sống
hạnh phúc; được cha mẹ chăm
sóc, yêu thương; được đến
trường; được vui chơi, học hành
16


- Đảm bảo quyền sống hạnh phúc cho trẻ của trẻ em.
em.
- Đảm bảo trẻ em phải được đến trường,
được vui chơi, học hành.
GV tích hợp liên môn với môn Tiếng
Anh: Với một số bài học về chủ đề gia
đình trong chương trình Tiếng Anh các
em đã được tìm hiểu về gia đình và các
hoạt động thường ngày của gia đình như
cùng nhau sum họp vào những buổi tối
cuối tuần, cùng nhau đi picnic và cùng
thể hiện tình yêu thương với nhau…
Chính những hoạt động đó sẽ góp phần
tạo nên hạnh phúc gia đình, củng cố thêm
sự gắn kết giữa các thành viên trong gia
đình. Từ đó sẽ giảm bớt nguy cơ tan vỡ
gia đình. (GV vừa giảng tích hợp vừa giới
thiệu tranh)


17


GV tích hợp nhấn mạnh thêm về học
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh với lời dạy của Người:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
Tích hợp với một số quyền cơ bản của
trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Hiến pháp năm 2013 (máy chiếu).
- Thứ nhất, quyền được khai sinh và có
quốc tịch
- Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi
dưỡng
- Thứ ba, quyền được sống chung với cha
mẹ
- Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ
tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh
dự
- Thứ năm, quyền được chăm sóc sức
khỏe
- Thứ sáu, quyền được học tập
- Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí
hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục,
thể thao, du lịch…
2. Giá trị nghệ thuật:
Hãy nêu những giá trị đặc sắc về nghệ - Nhan đề hay đã gợi lên được ý

thuật của văn bản? (KT trình bày một phút) nghĩa, nội dung tư tưởng của tác
phẩm.
- Kể chuyện đan xen miêu tả và
biểu cảm.
- Tình huống truyện bất ngờ,
cảm động.
- Ngôi kể thứ nhất - người anh gây sự chú ý, cảm động.
3. Luyện tập, củng cố:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi (KT chia nhóm): (máy
chiếu)
18


+ Nhóm 1: Hãy chỉ ra những chi tiết trong tác phẩm làm cho em xúc động
nhất?
+ Nhóm 2: Cảm xúc của em khi đọc đến cảnh hai anh em Thành và Thủy
phải chia tay nhau?
+ Nhóm 3: Theo em, có những cách nào để tránh được nỗi đau chia tay của
Thành và Thủy?
- GV phát phiếu học tập cho học sinh, HS làm phiếu học tập (phiếu được giới
thiệu trong phần phụ lục)
- GV cho học sinh nghe bài hát "Lời ru chia đôi" của Trương Ngọc Ninh (Tích
hợp liên môn môn Âm nhạc)
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: (Tích hợp liên môn các môn Ngữ văn, Mĩ
thuật, Tiếng Anh)
- Hoàn thiện sơ đồ tư duy về các nội dung kiến thức đã được học trong bài.
- Hãy vẽ tranh về đề tài liên quan đến nội dung của văn bản.
- Viết một đoạn văn bằng tiếng Anh về gia đình với những ước mơ của em.
- Đóng vai nhân vật người anh, hãy kể tiếp về tâm trạng của Thành sau khi chia
tay mẹ và em, trở về nhà đợi bố.

- Đọc thêm những truyện ngắn viết về gia đình và quyền trẻ em.
- Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên đây là một số giải pháp tôi đã áp dụng trong quá trình thực hiện đề
tài: Tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản
“Cuộc chia tay của những con búp bê” đối với học sinh lớp 7B trường
THCS Phú Nhuận. Để đánh giá hiệu quả của đề tài, sau khi áp dụng tôi đã tiến
hành kiểm tra học sinh lớp 7B bằng chính những câu hỏi trong phiếu học tập đã
kiểm tra học sinh lớp 7A.
Kết quả cụ thể đạt được như sau:
Lớp
7B

Tổng số
học sinh
39

Điểm 9 - 10
SL
%
10
25.6

Điểm 7 - 8
SL
%
20 51.3%

Điểm 5 - 6
SL

%
9
23.1%

Điểm dưới 5
SL
%
0

Qua kết quả nêu trên cùng với kết quả các bài thảo luận nhóm trong giờ
học cũng như những sản phẩm các em học sinh lớp 7B làm được sau giờ học đã
chứng tỏ rằng: Sau khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp thì chất lượng
dạy học của bài học nói riêng và của bộ môn nói chung đã được nâng lên. Đây là
một tín hiệu đáng mừng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, cho các đồng nghiệp
và cho trường THCS Phú Nhuận.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Có thể nói, dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học không
thể thiếu được trong quá trình dạy - học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS hiện
nay. Chính phương pháp này vừa đáp ứng đúng yêu cầu về việc đổi mới phương
19


pháp dạy học vừa góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học
của bộ môn. Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã thấy rõ được điều ấy.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với Phòng giáo dục: Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề về một số
phương pháp này để giáo viên có cơ hội thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cho
nhau.
- Đối với nhà trường: Tiếp tục nhắc nhở, động viên giáo viên tích cực đổi mới

phương pháp dạy học. Bổ sung thêm trang thiết bị để phục vụ cho việc đổi mới
này.
- Đối với đồng nghiệp: Tích cực nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học
tích hợp vào các tiết dạy để tạo hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao chất
lượng dạy học của bộ môn..
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng
góp của các quý thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài của được hoàn thiện
và có thể ứng dụng rộng rãi trên thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 01 tháng 04 năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Vũ Thị Dung

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn – tập 1, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2010
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2010
3. Sách giáo viên Ngữ văn 7 – tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011
4. Sách giáo khoá Ngữ văn 7 – tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
5. Một số bài viết tham khảo trên Internet.


21


22



×