Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học biển và đại dương địa lý lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.56 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

1

Trang

1

1. Mở đầu

1

2

1.1.Lí do chọn đề tài

1

3

1.2.Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3.Đối tượng và thời gian nghiên cứu

2


5

1.4.Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

7

2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề

2

8

2.2. Thực trạng của vấn đề

3

9

2.2.1 Thuận lợi

3


10

2.2.2. Khó Khăn

4

11

2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn
đề

5

12

2.3.1. Xác định và tìm hiểu kiến thức tích hợp,
liên môn có liên quan đến bài hoc.

5

13

3.2.2. Tài liệu, học liệu:

6

14

3.2.3. Thiết bị dạy học cần thiết cho bài học:


6

15

3.3.4. Tiến trình trải nghiệm thực tế đề tài:

7

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

12

17

3. Kết luận, kiến nghị

14

18

3.1.Kết luận

14

19

3.2. Kiến nghị, đề xuất


15


1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục hiện nay đang đổi m ới đ ồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định h ướng phát tri ển
năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy h ọc phát tri ển năng l ực
học sinh đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến th ức vào gi ải quy ết
những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn bao
gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến th ức tổng
hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần ph ải tăng c ường
theo hướng tích hợp và liên môn.
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đ ức, lối sống; giáo
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đ ảo; giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn
giao thông…Còn dạy học liên môn là phải xác định các n ội dung ki ến th ức
liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học.
Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không ph ải học l ại
nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, v ừa gây
quá tải, nhàm chán vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng nh ư
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Hơn n ữa trong
quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên v ẫn th ường xuyên ph ải d ạy
những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có s ự am
hiểu những kiến thức liên môn đó một cách cơ bản. Trong th ực tế gi ảng
dạy bài: Biển và Đại Dương ( SGK Địa lí lớp 6 ) các năm học tr ước bản
thân vẫn phải sử dụng kiến thức các môn học liên quan để h ướng d ẫn học
sinh tìm hiểu bài. Tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ đơn giản và ch ưa hiểu

được bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó ch ưa ch ỉ rõ đ ơn vị kiến th ức đó
thuộc lĩnh vực nào.Từ đó việc vận dụng kiến thức vào giải quy ết các tình
huống thực tế cụ thể của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Qua vi ệc áp
dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho thấy học sinh hi ểu bài sâu
hơn và áp dụng để giải quyết các tình huống trong th ực tế tốt h ơn. Vì v ậy
việc đổi mới dạy học theo hướng tích hợp liên môn là tất y ếu.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình dạy h ọc môn địa lí
nói chung và chương trình địa lí lớp 6 nói riêng. Tôi thấy rất rõ tính ưu vi ệt
và hiệu quả của việc dạy học theo hướng tích h ợp, liên môn. Tính ưu vi ệt
của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, k ết quả tiếp nh ận
của học sinh trong từng bài học. Tiếp n ối nh ững kết qu ả tr ước đó tôi
mạnh dạn thực nghiệm đề tài: “ Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích
hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đ ại D ương - SGK
Địa lí lớp 6”
2


1.2.Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục hiện nay đang đổi mới đồng bộ ph ương pháp d ạy h ọc và
kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người h ọc trên
tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh đòi hỏi ph ải yêu
cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề th ực tiễn.
Khi giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận
dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn h ọc. T ừ đó vi ệc n ắm
kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn
nghiên cứu và thực nghiệm đề tài nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng d ạy
và học môn địa lí, giúp học sinh có những giờ học h ứng thú và bổ ích.
1.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiện cứu:

Kiến thức liên môn trong bài học: Biển và Đại Dương môn Địa lí l ớp 6
1.3.2. Thời gian nghiên cứu đề tài:
Học sinh khối 6 trường THCS Cẩm Vân năm học 2015 – 2016
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò ý ki ến
học sinh.
- Phương pháp thực tế: Trải nghiệm thực tế, thống kê.
- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá th ực trạng h ọc sinh đ ược tr ải
nghiệm và không được trải nghiệm đề tài.
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các
bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả vận dụng tích h ợp liên
môn trong dạy học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Theo từ điển Tiếng Việt: “ Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp” [9].
Theo từ điển giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực ho ặc vài lĩnh
vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.[10]
Trong dạy học các môn, tích hợp được hiểu là s ự k ết h ợp, t ổ h ợp các
nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành m ột “ môn h ọc”
mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nôi dung vốn có c ủa
môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã tr ở thành xu
3


thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà tr ường ph ổ thông và
trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan

điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích c ực v ề quá
trình học tập và quá trình dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích h ợp vào quá
trình dạy học là cần thiết.
Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục,
đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên c ần ph ải tuân
thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học đó là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với h ọc sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
địa lí

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc dạy tích hợp trong môn

đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc đ ảm bảo tính t ự
lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép
những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì nh ững kiến th ức cần tích
hợp chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học hay m ột ch ủ đ ề.
Giáo viên thường quan niệm một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích
hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1 Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học môn học Địa lí, tôi vẫn th ường xuyên dạy
những kiến thức có liên quan đến các môn học khác như: Lịch s ử, Giáo dục
công dân, Vật lí, sinh học.... Vì vậy bản thân cũng đã có s ự am hi ểu v ề
những kiến thức liên môn đó. Có thể nói lâu nay bản thân cũng đã dạy h ọc
tích hợp liên môn, nhưng chưa đi sâu và chưa có s ự kết h ợp m ột cách bài

bản.
+ Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được giáo viên đã và
đang đẩy mạnh rộng rãi.Vai trò của giáo viên không còn là người truy ền
thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt đ ộng h ọc
của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học, Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên
quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối h ợp, hỗ trợ nhau trong
dạy học.
4


+ Trong những năm qua bản thân cũng đã được trang bị thêm nhiều
kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích c ực: nh ư ph ương
pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật khăn trải bàn, bản đồ tư duy, d ạy học theo
dự án …Đó là tiền đề tốt để vận dụng dạy học theo h ướng tích h ợp liên
môn.
+ Hiện nay không gian “ Trường học kết n ối” r ất thu ận l ợi đ ể giáo
viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới trong dạy tích h ợp, liên môn.
+ Trường trung học cơ sở Cẩm Vân là trường chuẩn quốc gia nên c ơ
sở vật chất cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Bên cạnh đó đã đầu t ư
nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới ph ương
pháp dạy học hiện nay.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các b ộ
môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo
hướng “ mở ” vì vậy cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi tr ường thuận
lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
2.2.2. Khó Khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Với nhiều giáo viên, dạy học tích hợp liên môn là khái ni ệm m ới và
thật sự gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh kĩnh h ội ki ến

thức. Dạy học theo chủ đề liên môn giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn nh ững
kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Bên cạnh đó vấn đề tâm lý của giáo viên chủ yếu vẫn quen dạy
theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo
viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung ch ương trình, sách giáo
khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng th ời bổ sung,
cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung c ủa ph ương pháp d ạy
tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp l ại n ội dung
dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát tri ển năng l ực
học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đ ổi.
+ Mặt khác, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong nhà tr ường,
giáo viên cũng chưa thực sự tích cực tham gia xây d ựng các ch ủ đề d ạy h ọc,
xác định những năng lực có thể phát triển cho h ọc sinh trong m ỗi ch ủ đ ề,
biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong d ạy
học. Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh, t ổ
chức dạy học để dự giờ phân tích, rút kinh nghiệm.
+ Trong quá trình giảng dạy thực tế, bản thân nhận thấy rằng khi
dạy tích hợp, liên môn, không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà n ằm nhi ều
ở phương pháp dạy học. Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn đòi h ỏi
giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động dạy học tích c ực, t ự l ực
5


và sáng tạo cho học sinh. Mà các hoạt động ấy ph ải đ ược t ổ ch ức ở trong
lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng.Đặc bi ệt
cần quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến th ức vào gi ải
quyết những vấn đề thực tiễn.Vì vậy trong dạy học tích hợp liên môn giáo
viên cần sử dụng và phát huy tốt các phương pháp và kĩ thuật dạy h ọc tích
cực để tổ chức hoạt động học của học sinh.Bên cạnh đó giáo viên cần ph ải
trang bị thêm về mặt kiến thức về những chủ đề tích hợp, liên môn, nhất

là tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn vào giải quy ết các
tình huống thực tiễn.
- Đối với học sinh
+ Dạy học tích hợp, liên môn là khái niệm m ới mẻ đối v ới h ọc sinh,
lâu nay học sinh vẫn quen học tập kiến th ức theo lối đơn môn. Vì vậy, khi
giáo viên tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn cũng khi ến nhiều
học sinh bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình lĩnh hội kiến th ức đ ặc bi ệt là
những học sinh tiếp thu chậm.
Việc học tập theo hướng tích hợp liên môn yêu cầu học sinh ph ải
nắm vững kiến thức tổng hợp của nhiều môn học có liên quan, cũng có
những đơn vị kiến thức học sinh nắm chưa vững nên khó khăn trong vi ệc
giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Học tập theo hướng tích hợp liên môn yêu cầu học sinh ph ải h ọc tập
một cách chủ động theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn
một số học sinh chưa thật sự tích cực và tự giác trong học tập nên cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xác định và tìm hiểu kiến thức tích hợp,liên môn có liên quan
đến bài học.
Trong bài học: “ Biển và Đại Dương” giáo viên và học sinh cần s ử
dụng các kiến thức tích hợp, liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong bài học cụ thể như sau:
* Kiến thức vật lí: Nguyên nhân sinh ra thủy triều.
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
Giáo viên nắm vững hiên tượng thủy triều là do sức hút của M ặt
Trăng và một phần từ Mặt Trời lên Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo
nên hiện tượng nước lên( triều lên), nước rút( triều xuống)vào nh ững
khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Lực đó gọi là l ực h ấp d ẫn.
Trái đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt
trăng và Mặt trời cùng nằm về một phía so với Trái đất, và m ức tri ều phía

đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Thủy triều có nhiều loại, ph ổ biến
nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng
(24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn và 2 lần n ước ròng. Biên đ ộ c ủa 2 l ần
6


nước lớn và 2 lần nước ròng gần như nhau. Khoảng th ời gian gi ữa 2 l ần
nước lớn liên tiếp và nước ròng liên tiếp là bằng nhau Hàng ngày, có 2 l ần
thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện
muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. B ởi mỗi ngày, M ặt trăng
phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đ ất nên
Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ. Biên đ ộ c ủa
thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất
khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các bi ển kín và nh ỏ thì ít
hơn: khoảng 30cm, nhưng có các cửa sông và eo biển có th ể lên t ới 17m.
Như vậy, thủy triều không phải là một hiện tượng siêu nhiên mà nó
có cơ sở khoa học về quy trình mực nước giao động lúc lên lúc xu ống theo
chu kỳ của tự nhiên. Điều này đã giải thích cho h ọc sinh th ấy đ ược nguyên
nhân sâu xa của hiện tượng thủy triều lên xuống là gì.

* Kiến thức lịch sử:
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương,
phần thủy triều
Giáo viên cho HS tìm hiểu nhân dân ta đã vận dụng nh ững hiểu bi ết
về quy luật lên xuống của thủy triều để đánh bại quân xâm lược bảo vệ tổ
quốc. Đó là các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô
Quyền đánh đuổi quân Nam Hán; Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
năm 981; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Quốc
Tuấn.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với đ ời sống, s ản xu ất c ủa
con người trên Trái Đất và vì sao phải bảo vệ n ước bi ển và đ ại d ương kh ỏi
bị ô nhiễm.
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương và hậu quả
- Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm n ước biển và đ ại d ương;
phản đối hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
* Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
Giáo dục cho học sinh biết có thể khai thác các vận động c ủa n ước
biển như sóng và thủy triều để tạo ra năng lượng sạch thay thế năng
7


lượng truyền thống.Từ đó giúp chúng ta sử dụng nguồn năng lượng m ột
cách hiệu quả giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Học sinh có kĩ năng nhận biết những dấu hiệu khi s ắp x ảy ra sóng
thần để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
3.2.2. Tài liệu, học liệu:
- Sách giáo khoa Vật lí lớp 6,7,8 NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6,7 NXB Giáo dục.
THCS
THCS

- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Đ ịa lí
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến th ức kỹ năng môn Vật lí
3.2.3. Thiết bị dạy học cần thiết cho bài học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Bản đồ các dòng biển trong Đại Dương thế giới

- Tranh, ảnh về thủy triều, sóng biển....

3.3.4. Tiến trình trải nghiệm thực tế đề tài:
Tuần : 30- Tiết : 30

Ngày soạn: 2/04/2016
Ngày dạy: 04/04/2016
BÀI 24. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nắm được
- Độ muối của nước biển và đại dương ; nguyên nhân làm cho độ muối
của các biển và đại dương không giống nhau.
- Biết được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương là:
sóng, thủy triều, dòng biển và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với sự sống, sản xuất của con
người trên Trái Đất và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô
nhiễm.
- Giáo dục môi trường: Biết nguyên nhân làm ô nhiễm nước biển,
đại dương và các hậu quả.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí h ậu:
8


Biết giá trị của năng lượng sóng, thuỷ triều thay thế năng lượng
truyền thống.
2.
3.

Kĩ năng: Nhận biêt hiện tượng ô nhiễm nước biển và đại dương qua

tranh ảnh và thực tế.
Thái độ: Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại
dương; phản đối các hoạt động làm ô nhiễm nước biển và đ ại
dương.

4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự
học...
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực s ử
dụng bản đồ, năng lực sử dụng hình ảnh...
II. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT:
- Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh về thủy triều, sóng
biển…
- Học sinh:Tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm các tranh ảnh về vận động của
nước biển và đại dương.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.
2.

Ổn định tổ chức ( 1’ )
Kiểm tra bài cũ.( 4’ )

? Sông và Hồ khác nhau như thế nào?
? Thế nào là Hệ thống Sông, lưu vực Sông?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề:( 1’)
Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại dương chiếm ph ần quan tr ọng
nhất
(71% diện tích bề mặt Trái Đất ). Trong thủy quyển chủ yếu là n ước mặn
(97% toàn bộ khối nước ). Các biển và nhất là các đại dương lưu thông v ới

nhau, nhưng vẫn mang những đặc tính khác nhau. Vậy biển và đ ại d ương
có những đặc điểm gì và có các hình th ức vận đ ộng nào ? Đó là n ội dung
bài học hôm nay.
b. Triển khai bài dạy.
Nội dung tích
Hoạt động của thầy và trò
hợp liên môn
Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối
của biển (10’)
GV: Treo Bản đồ tự nhiên thế giới.
9

Kiến thức
cơ bản
1. Độ muối
của
nước
biển và Đại


GV: Các Biển và Đại dương có thông
với nhau không?
HS: Lên bảng chứng minh trên bản
đồ 4 đại dương thông với nhau.
GV Tại sao nước Biển lại mặn, Độ
muối do đâu mà có?
GV: Giải thích: Độ muối 35‰ có
nghĩa là cứ 1000g nước biển có chứa
35g muối.
GV Tại sao Biển và Đại dương đều

thông với nhau nhưng độ muối lại
khác nhau
HS: ( Mật độ các sông đổ ra biển
nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay
nhỏ)
GV: Tại sao nước Biển ở các vùng Chí
tuyến như biển Hồng Hải lại mặn
hơn các vùng khác?
HS: ( Đây là vùng khí áp cao nên khi
bốc hơi lên bị gió mang đi )
GV: Độ mặn trung bình của biển
nước ta là bao nhiêu? Vì sao biển
nước ta có độ mặn thấp?
GV: Em hãy tìm trên bản đồ thế giới
các biển: Ban Tích, Hồng Hải.
HS: Chỉ trên bản đồ
Hoạt động 2:Tìm hiểu các vận
động của nước biển và đại dương
( 24’)
*Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm
thoại, phát vấn, trực quan/ đặt
câu hỏi
* HĐ cặp/cả lớp
HS Quan sát H.61 SGK trang 73.
GV: Sóng là gì?
GV: Nguyên nhân tạo ra sóng?
Yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK.
GV: Em hãy cho biết nguyên nhân sinh
ra sóng thần?
GV: Sức phá hoại của sóng thần như

thế nào?
* Tích hợp giáo
10

dương.
- Các Biển và
Đại
dương
đều thông với
nhau.
- Độ muối TB
của
nước
Biển là 35‰
- Độ muối là
do nước sông
hòa tan các
loại muối từ
đất đá trong
lục địa đưa ra.
Độ muối của
các biển và
đ ại
dương
không giống
nhau
tùy
thuộc
vào
nguồn nước

sông đổ vào
nhiều hay ít
và độ bốc hơi
lớn hay nhỏ.
2. Sự vân
động
của
nước Biển và
Đại dương.

a. Sóng:
+ Là hình
thức dao động
tại chỗ của
nước biển và
đại dương
+
Nguyên
nhân sinh ra


dục ứng phó với
biến đổi khí
hậu.

sóng biển chủ
yếu là gió.
Động
đất
ngầm

dưới
đáy biển sinh
ra sóng thần.

- Học sinh có kĩ
năng nhận biết
những dấu hiệu
khi sắp xảy ra
sóng thần để có
biện pháp phòng
GV: Là quốc gia ven biển, sóng thần có
tránh hiệu quả.
thể xảy ra ở vùng ven biển nước ta
- HS biết chia sẻ không?
những khó khăn HS trả lời, GV cung cấp: Khả năng
và thiệt hại do sóng thần ở nước ta là không lớn
sóng thần gây ra nhưng thực sự tiềm ẩn khả năng
đối với nhân dân này. Vì vậy chúng ta cần làm tốt công
thường xảy ra tác dự báo và có kĩ năng phòng tránh
thảm họa sóng hiệu quả.
thần.
GV: Các em có biết dấu hiệu khi xắp có
sóng thần là gì không?
GV cung cấp thêm: Dấu hiệu nhận
biết sóng thần là cảm thấy đất rung
nhẹ ở dưới chân khi đứng trên bờ.
Sau đó nước biển sủi bọt, một thời
gian sau nước biển đột ngột rút raxa
bờ. Cuối cùng một bức tường nước
khổng lồ sẽ đột ngột tến nhanh vào

bờ, tàn phá tất cả những gì chúng đi
qua.
b. Thủy triều.
HS: Quan sát H62 và H63 SGK trang
74
GV: Nhận xét sự thay đổi của ngấn
nước Biển ven bờ?

* Tích hợp kiến
thức vật lí:
Học sinh vận
dụng kiến thức
11


liên môn vật lí để
giải thích hiên
tượng thủy triều
là do sức hút của
Mặt Trăng và một
phần từ Mặt Trời
lên Trái Đất trong
khi Trái Đất quay
đã tạo nên hiện
tượng
nước
lên( triều lên),
nước rút ( triều
xuống) vào những
khoảng thời gian

nhất định trong
một ngày. Lực đó
gọi là lực hấp
dẫn.

GV: Hiện tượng nước biển lúc dâng
cao, lúc lùi xa hạ thấp gọi là gì?
HS: Gọi là hiện tượng thủy triều.
GV: Vậy thủy triều là gì:
GV: Thủy triều có mấy loại?
HS (- Bán Nhật triều: Mỗi ngày thủy
triều lên xuống 2 lần.
- Nhật triều: mỗi ngày thủy triều lên
xuống đều đặn một lần.
- Thủy triều không đều: Có ngày một
lần, có ngày 2 lần )
GV: Nguyên nhân sinh ra Thủy triều?
HS: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt
Trời lên Trái Đất.
GV. Mặt Trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời
rất nhiều nhưng do ở gần Trái đất
hơn nên sức hút mạnh hơn.Lực đó
gọi là lực hấp dẫn

Thủy triều
có nhiều loại, phổ
biến nhất là bán
nhật triều. Bán
nhật triều là hiện
tượng trong một

ngày trăng (24 giờ
50 phút) có 2 lần
nước lớn và 2 lần GV: Bằng kiến thức lịch sử em hãy
nước ròng.
cho biết nhân dân ta đã nắm được
quy luật lên xuống của thủy triều để
* Kiến thức lịch
chiến thắng giặc ngoại xâm như thế
sử:
nào?
Giáo viên cho HS HS:Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
tìm hiểu nhân dân của Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam
ta đã vận dụng Hán; Kháng chiến chống Tống của
những hiểu biết Lê Hoàn năm 981; Kháng chiến
về quy luật lên chống quân Nguyên Mông năm 1288
xuống của thủy của Trần Quốc Tuấn.
triều để đánh bại
quân xâm lược GV: Bổ xung: Việc nghiên cứu và nắm
bảo vệ tổ quốc. quy luật lên xuống cuả Thủy triều
Đó là các trận còn phục vụ cho các ngành hàng hải,
chiến thắng Bạch đánh cá, sản xuất muối...
12

- Là
tượng
Biển
xuống
chu kì.

hiện

nước
lên
theo

- Nguyên nhân
là do sức hút
của Mặt Trăng
và 1 phần Mặt
Trời làm cho
nước
biển
vận động lên
xuống.


Đằng năm 938
của Ngô Quyền
đánh đuổi quân
Nam Hán; Kháng
chiến chống Tống
của Lê Hoàn năm
981; Kháng chiến
chống
quân
Nguyên
Mông
năm 1228 của
Trần Quốc Tuấn. GV: Ngày nay chúng ta còn khai thác
vận động của sóng biển và thủy
* Tích hợp giáo triều để tạo ra nguồn năng lượng

dục sử dụng thân thiện với môi trường ( than
năng lượng tiết xanh ), giúp giảm thiểu biến đổi khí
kiệm và hiệu hậu.
quả, ứng phó với
biến đổi khí
hậu.
Giáo dục cho học
sinh biết có thể
khai thác các vận
động của nước
biển như sóng và
thủy triều để tạo
ra năng lượng HS: Quan sát H.64 trang 75
sạch thay thế
năng
lượng
truyền thống. Từ
đó giúp chúng ta
sử dụng nguồn
năng lượng một
cách hiệu quả
giúp giảm thiểu
biến đổi khí hậu.

3. Dòng biển.

GV giải thích: Mũi tên màu đỏ: Dòng
- Là hiện
Biển nóng
tượng chuyển

Mũi tên màu xanh: Dòng Biển lạnh
động của lớp
GV: Vậy dòng biển là gì?
nước
biển
trên mặt, tạo
thành
các
13


* Tích hợp giáo
dục bảo vệ môi
trường:
- Biết vai trò của
biển và đại dương
đối với đời sống,
sản xuất của con
người trên Trái
Đất và vì sao phải
bảo vệ nước biển
và đại dương khỏi
bị ô nhiễm
- Biết nguyên
nhân gây ô nhiễm
nước biển và đại
dương và hậu quả
- Có ý thức bảo
vệ, không làm ô
nhiễm nước biển

14

GV: Nguyên nhân sinh ra các Dòng
Biển?
GV: Quan sát H.64: Em hãy đọc tên
các dòng biển nóng, lạnh và cho
nhận xét về sự phân bố các dòng
biển nói trên?
GV. Nhận xét, bổ sung, kết luận:
- Dòng Biển nóng chảy từ xích đạo
lên vùng vĩ độ cao.
- Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao
về vùng vĩ độ thấp
GV. Gợi ý HS trả lời vai trò của các
dòng Biển?
( Điều hòa khí hậu, giao thông, đánh
bắt hải sản )
GV: ? Chúng ta vừa nghiên cứu về đặc
điểm của biển và đại dương, thấy
được vai trò của chúng trong đời
sống , song hiện nay hiện tượng ô
nhiễm biển đang ở mức báo động
vậy theo em nguyên nhân hiện tượng
này là gì ?
HS: Chất thải từ các nhà máy đổ
ra.Hiện tượng đắm tàu và tràn dầu
của tàu chở dầu.Ý thức của người
dân chưa tốt trong bảo vệ môi
trường biển. Chất thải nông
nghiệp…

GV: Muốn bảo vệ môi trường biển
chúng ta cần phải làm gì?
HS: Chúng ta cần có ý thức bảo vệ,
không làm ô nhiễm nước biển và đại
dương; phản đối hành vi làm ô
nhiễm nước biển và đại dương; bảo
vệ sự đa dạng sinh học của biển...

dòng
chảy
trong biển và
đại dương.
- Nguyên nhân
sinh ra các
dòng biển chủ
yếu là các loại
gió
thổi
thường xuyên
trên Trái Đất
như
Tín
phong, gió Tây
ôn đới…
- Các Dòng
Biển có ảnh
hưởng rất
lớn tới khí
h ậu
các

vùng
ven
Biển

chúng chảy
qua.


và đại dương;
phản đối hành vi
làm ô nhiễm nước
biển

đại
dương.
IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết ( 4’)
GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức cơ bản của bài học thông qua bản đồ
tư duy.

2. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học bài và làm bài tập cuối bài SGK trang 76.
- Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị trước bài 25 " Thực hành ": Tìm hiểu về h ướng ch ảy c ủa
các dòng biển và ảnh hưởng của các dòng biển nơi nó ch ảy qua.
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
........................................................................


15


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Kết quả học tập môn Địa lý lớp 6 ở trường THCS Cẩm Vân, C ẩm
Thủy qua việc áp dụng đề tài“ Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp,
liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đại Dương - Đ ịa lí l ớp
6”, tôi thấy đã thu được kết quả tốt, khả quan: Qua thực tế dạy học, tôi
thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết m ột vấn đề
nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thi ết, h ữu ích. Đi ều đó
đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình d ạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ ch ức, h ướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn h ọc
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Khi thực hiện tiết dạy tích hợp các kiến th ức liên quan đến bài h ọc
thì học sinh đã rất hào hứng, phấn khởi và tự các em đã có thêm nh ững
cảm nhận, những hiểu biết mà bản thân tự khám phá về bài học.
Khi tích hợp với các kiến thức liên môn, học sinh cảm th ấy bài h ọc
thú vị hơn. Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích h ợp ki ến th ức liên
môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp h ọc sinh hi ểu
rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. T ừ đó giúp h ọc sinh
thêm yêu quý môn học địa lí, hăng hái học tập và cho kết quả cao h ơn.
Trong thực tế tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến th ức
của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt h ơn, hi ểu rõ h ơn, sâu
hơn những vấn đề đặt ra. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá
nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. T ừ đó v ận dụng
kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Kết quả qua bài kiểm tra giáo viên tự tổ chức cho học sinh ở lớp 6A
và 6B năm học2015 - 2016. Không thử nghiệm dạy và thử nghiệm dạy“

Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp, liên môn để nâng cao hi ệu
quả bài học: Biển và Đại Dương - Địa lí lớp 6”.
Kết quả cụ thể như sau:


Kết quả lớp 6B năm học: 2015 - 2016 không qua th ử nghi ệm.
Kết quả đạt được
Tổng
số học
sinh

41
16

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Số
lượng

%

Số
lượng


%

Số
lượng

%

Số
lượn
g

%

5

12.2

10

24.4

23

56.1

3

7.3



• Kết quả lớp 6A năm học: 2015 - 2016thử nghiệm dạy học tích hợp
liên môn.
Kết quả đạt được
Tổng
số học
sinh

43

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu, kém

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng


%

Số
lượn
g

12

27.9

22

51.2

9

20.9

0

%

0

Từ kết quả trên cho thấy đề tài “ Kinh nghiệm vận dụng dạy học
tích hợp, liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đ ại D ương Địa lí lớp 6”,đã giúp học sinh tích cực, chủ động trong h ọc tập, tạo h ứng
thú, tránh sự nhàm chán. Khả năng áp dụng kiến thức đã h ọc của h ọc sinh
vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.Từ đó chất lượng học tập của h ọc sinh l ớp
6A cao hơn hẳn so với học sinh lớp 6B năm học 2015– 2016.Đi ều này cho
thấy tính hiệu quả của đề tài là hoàn toàn có cơ sở th ực tiễn.

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1.Kết luận
Việc áp dụng kiến thức liên môn trong dạy học là m ột xu h ướng t ất
yếu của giáo dục hiện nay, nó thể hiện rõ định h ướng “ Đ ổi m ới căn b ản
toàn diện giáo dục” theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/T Ư của Đảng. Tích
hợp trong giáo dục được thể hiện ở việc xây dựng chương trình dạy h ọc và
được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến th ức trong
một môn học hoặc gữa các môn học thành một nội dung thống nh ất.Vi ệc
dạy học theo hướng tích hợp liên môn sẽ giúp giáo viên có t ầm hi ểu bi ết
sâu rộng về kiến thức cần truyền tải cho học sinh, giúp giáo viên đào t ạo
ra những học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào th ực tế m ột cách
sinh động.
- Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài h ọc sẽ t ạo
hứng thú cho các em để các em vừa hiểu được nội dung bài h ọc l ại v ừa
hiểu thêm những kiến thức của các môn học khác, đồng thời có th ể v ận
dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong th ực ti ễn, t ừ đó các
em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt. Phương pháp dạy học tích hợp,
liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết v ận dụng h ợp lý, ng ười giáo
viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn v ới h ọc sinh.
- Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi thấy vận dụng nguyên
tắc liên môn trong dạy học địa lí theo phương pháp tích h ợp đã kích thích
hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em lĩnh hội bài t ốt nh ằm nâng
cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp v ới các
17


hình thức dạy học tích cực khác sẽ làm học sinh thêm yêu thích môn Đ ịa lí,
truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với truyền thống dân tộc, t ừ đó có
ý thức hơn trong học tập và rèn luyện.
-Từ kết quả thực nghiệm đề tài“ Kinh nghiệm vận dụng dạy học

tích hợp, liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đ ại D ương Địa lí lớp 6”, qua kiểm tra đánh giá thực tế kết quả học tập của h ọc sinh
cho thấy tính hiệu quả của đề tài là hoàn toàn có cơ s ở th ực tiễn và có khả
năng áp dụng tốt trong quá trình giảng dạy môn Địa lí, trên c ơ sở đó có th ể
áp dụng tương tự cho nhiều bài học khác.
Với nội dung nghiên cứu và đưa vào áp dụng c ụ th ể sáng ki ến kinh
nghiệm trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm cụ th ể nh ư
sau :
- Nâng cao hiểu biết của mình về đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”. Nắm vững các chỉ đạo
của ngành giáo dục trong công tác dạy và học.Tích c ực tham gia các l ớp
chuyên đề, tự học bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo d ục.
- Việc xây dựng chủ đề tích hợp cần thực hiện theo nguyên t ắc:
Hướng đến mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo d ục môn
học; Đảm bảo tích hợp nội dung phương pháp dạy học. Nội dung ch ủ đ ề
học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn học đ ể phát hi ện và gi ải
quyết vấn đề một cách chủ động và sáng tạo với tinh th ần h ợp tác. G ắn
với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, h ứng thú h ọc t ập
cho học sinh, phù hợp với năng lực hiện có của học sinh.Ngoài ra còn phù
hợp với điều kiện của nhà trường.
- Giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thi ết
kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới ph ương pháp d ạy h ọc theo
hướng “lấy học sinh làm trung tâm”.
- Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên môn có liên quan để cùng h ợp tác
với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài h ọc. Làm tốt công tác đ ầu
tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu t ổ ch ức,
hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri th ức; mặt khác sẽ tránh
được sự lúng túng, bị động khi học sinh chất vấn v ề nh ững thông tin liên
quan.
- Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy và kĩ thuật dạy h ọc tích c ực.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1. Về phía nhà trường:
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đã đáp ứng đủ, song
vẫn còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là các phòng h ọc bộ môn và các trang
thiết bị công nghệ thông tin, truyền thông phục vụ cho việc dạy học. Vì
18


vậy nhà trường tiếp tục tham mưu với chính quy ền đ ịa ph ương b ổ sung c ơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ưng nhu c ầu ngày càng cao c ủa
sự nghiệp giáo dục.
3.2.2. Về phía Phòng giáo dục và Sở giáo dục:
- “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước và toàn ngành giáo dục.Trong khi đó, người tr ực tiếp gi ảng
dạy và thực hiện là giáo viên.Vì vậy công tác tập huấn chuyên đề đ ể giáo
viên nắm vững định hướng và cách thức thực hiện cần phải được quan tâm
hàng đầu.Các đợt tập huấn cần được thực hiện đảm bảo thời gian và ch ất
lượng.Nếu có những chuyên đề khó cần mời những chuyên viên cao c ấp v ề
trực tiếp truyền tải cho giáo viên cơ sở.Bên cạnh đó cần nâng cao công tác
tuyên truyền đến chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh đ ể hỗ
trợ tích cực cho nhà trường trong nhiệm vụ giảng dạy.
- Đề nghị PGD&SGD hàng năm tổng hợp các sáng kiến kinh nghi ệm
được xếp giải cao biên soạn lại và phổ biến về các cơ sở tr ường h ọc đ ể
giáo viên tham khảo và vận dụng nhằm tăng tính khả thi của các đ ề tài
nghiên cứu.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài
“ Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp, liên môn để nâng cao hi ệu
quả bài học: Biển và Đại Dương - Địa lí lớp 6”. Rất mong nhận được ý
kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa h ọc nhà tr ường
cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn ch ỉnh và áp dụng có

hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Phạm Hồng Quân

19

Cẩm Vân, ngày 20 tháng 03 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lý Xuân Quý


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Địa lí lớp 6 NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Địa lí lớp 6 NXB Giáo dục.
3. Sách thiết kế bài giảng địa lí 6 – Nhà xuất bản ĐH quốc gia HN
4. Sách giáo khoa vật lí lớp 6,7,8 NXB Giáo dục.
5. Sách giáo khoa lich sử lớp 6,7 NXB Giáo dục.
6. Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm 2015:. “Sử dụng tích hợp kiến thức
liên môn để nâng cao hiệu quả bài học : Sự vân động tự quay quanh trục của Trái
Đất và các hệ quả”
7- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến th ức kỹ năng môn Đ ịa lí THCS
8- Các công văn, tài liệu hướng dẫn của các cấp quản lí thông qua m ạng
Internet, trường học trực tuyến.
9. Từ điển Tiếng Việt.
10. Từ điển giáo dục học


20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO H ƠN X ẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lý Xuân Quý
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THCS Cẩm Vân

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

1.

"Nâng cao kĩ năng vẽ biểu đồ - Phòng
hình tròn cho học sinh lớp 9". giáo dục

2.

“Sử dụng tích hợp kiến thức
liên môn để nâng cao hiệu
quả bài học : Sự vân động tự

quay quanh trục của Trái Đất
và các hệ quả”

21

- Sở giáo
dục và đào
tạo

Kết
quả
Năm học
đánh
đánh giá
giá xếp
xếp loại
loại
B
2012-2013

C

2014-2015


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH CẤP TRƯỜNG
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

.............
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
.............
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
.............
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
............. .....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
........................... .......................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
......................................... .........................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
....................................................... ...........................................................................................................
...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................
22


...................................................................................................................................................................
....................................................................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
............. .....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
........................... .......................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
......................................... .........................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
....................................................... ...........................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
.....................................................................

23




×